Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.81 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, thông tin tài chính ngày càng
đóng vai trị quan trọng. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán độc lập đã ra đời và trở thành
bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Trên BCTC của
các doanh nghiệp, HTK thường là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh
xoay quanh HTK rất phong phú, phức tạp. Về phía các cơng ty kiểm toán, kết luận kiểm
tra chất lượng hồ sơ của VACPA qua các năm chỉ ra nhiều sai phạm trong việc thực hiện
kiểm toán khoản mục HTK. Các sai phạm xảy ra đối với HTK có ảnh hưởng tới rất nhiều
chỉ tiêu khác nhau trên BCTC của doanh nghiệp. Điều này đã dấy lên những nghi ngại
của các đối tượng quan tâm đến BCTC về việc liệu quy trình kiểm tốn BCTC của các
cơng ty kiểm tốn trong đó có quy trình kiểm tốn khoản mục HTK đã được thiết kế và
áp dụng một cách đầy đủ, thích hợp bởi các KTV hay chưa?
Tại Cơng ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC, số lượng khách hàng đa dạng thuộc
nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó nhóm khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp thương mại chiếm tỷ trọng đáng kể. Do đó, khoản mục HTK và quy trình kiểm
tốn khoản mục HTK thường quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả và chất lượng cuộc
kiểm toán BCTC. Với những rủi ro nêu trên, kiểm toán khoản mục HTK cần được quan
tâm nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán cũng như ý kiến kiểm toán được phù hợp
và xác thực hơn. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
trong quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính tại Cơng ty TNHH Hãng kiểm tốn AASC”.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Tác giả đã được tiếp xúc với các cơng
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả về kiểm toán khoản mục HTK. Nhìn chung,
các đề tài nghiên cứu của các tác giả đều có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và
thực tiễn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong tất cả các cơng trình nghiên cứu của các tác
giả viết về kiểm tốn khoản mục HTK trong quy trình kiểm tốn BCTC thì chưa có cơng
trình nào nghiên cứu tại AASC. Chính vì vậy, luận văn nhằm đánh giá và đề xuất giải pháp
hồn thiện kiểm tốn khoản mục HTK tại AASC.


Từ mục đích nghiên cứu là đánh giá, hồn thiện kiểm tốn khoản mục HTK trong
quy trình kiểm tốn BCTC của AASC, luận văn hướng tới các mục tiêu cụ thể như: phân


tích, hệ thống hóa lý luận về kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC; xây dựng cơ sở
đánh giá kiểm tốn khoản mục HTK trong quy trình kiểm tốn BCTC; khảo sát, đánh giá
thực trạng quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại AASC; làm rõ các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán HTK, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xem
nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực; đề xuất các giải pháp
giảm thiểu những nhân tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực nhằm nâng cao chất
lượng kiểm tốn khoản mục HTK nói riêng và hoạt động kiểm tốn nói chung.
Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phỏng vấn một số lãnh đạo chủ
chốt và KTV tại AASC, sử dụng các phiếu điều tra chuyên môn được thiết kế dưới dạng
bảng câu hỏi dạng đóng với nội dung theo vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập gồm có các giấy tờ làm việc của các KTV, các file kiểm toán mẫu, một số sổ sách
của khách hàng. Ngồi ra, Tác giả tìm hiểu những nguồn tài liệu thu thập từ internet, các
bài báo, phát biểu, nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến đề tài kiểm toán HTK, một số
bài nghiên cứu luận văn cùng đề tài.
Đề tài nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn hạn chế, chưa đầy đủ, các bất cập trong
q trình kiểm tốn khoản mục HTK trong quy trình kiểm tốn BCTC, từ đó đưa ra các
giải pháp phù hợp và hữu hiệu để nâng cao chất lượng kiểm toán khoản mục HTK nói
riêng và hoạt động kiểm tốn nói chung.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của
luận văn gồm 04 chương
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho
Chương 3: Phân tích thực trạng chương trình kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho
tại Cơng ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
Chương 4: Thảo luận về kết quản nghiên cứu, các giải pháp và kết luận.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG
TỒN KHO

Khái quát kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm tốn báo cáo tài chính
Kiểm tốn BCTC là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu
thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC được kiểm toán nhằm kiểm tra
và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của BCTC được kiểm toán với các tiêu chuẩn,
chuẩn mực đã được thiết lập.
Với kiểm tốn BCTC, có hai cách cơ bản để phân chia nội dung kiểm toán, gồm
phân chia theo khoản mục hoặc phân chia theo chu trình. Dù tiếp cận kiểm tốn theo
khoản mục hay theo chu trình, cuối cùng KTV vẫn phải đưa ra ý kiến nhận xét tổng qt,
tồn bộ về BCTC được kiểm tốn. Nhưng do các nghiệp vụ ảnh hưởng và kết nối số dư
trong mỗi chu trình, giữa các chu trình lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên kiểm toán
theo chu trình sẽ khoa học hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với kiểm tốn theo khoản mục.
Kiểm tốn khoản mục HTK có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm toán các khoản mục
khác trên BCTC. KTV khi thực hiện kiểm toán thường kết hợp rà soát đồng thời các
nhóm tài khoản trên BCTC như: HTK, Giá vốn hàng bán và phải trả người bán. Điều này
giúp việc tổ chức triển khai kiểm toán hiệu quả, giảm thiểu việc trùng lặp cơng việc.
Đặc điểm chung về kiểm tốn hàng tồn kho trong kiểm tốn báo cáo tài chính
HTK là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu,
cơng cụ, dụng cụ để sử dụng trong q trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Đối với nhiều doanh nghiệp, HTK giữ vai trò trung gian trong q trình chuyển
hóa các nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh doanh. Trong đó, HTK có quan hệ mật
thiết với chu trình mua hàng – thanh tốn và bán hàng – thu tiền. Do đó, đối với phần lớn
các doanh nghiệp, HTK luôn được đánh giá là khoản mục trọng yếu và có rủi ro tiềm
tàng cao.
Một số sai phạm thường gặp ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp như:
(i) Hạch tốn khơng đúng kỳ: Đơn vị ghi nhận hàng nhập kho/xuất bán ngay tại
thời điểm hạch toán hóa đơn mua vào/bán ra mặc dù tại thời điểm đó hàng hóa cịn đang


đi đường thực tế chưa nhập kho hoặc chưa xuất bán cho khách hàng. Hoặc ngược lại, thủ

kho đã làm thủ tục nhập/xuất kho nhưng kế toán chưa hạch toán vào sổ sách do chậm
luân chuyển chứng từ.
(ii) Hàng nhận giữ hộ nhưng lại được theo dõi và hạch toán như HTK của đơn vị.
(iii) Tính tốn giá trị HTK khơng chính xác: Đơn vị có thể sử dụng phương pháp
tính giá HTK khơng phù hợp hoặc khơng nhất qn. Tính tốn giá trị hàng xuất kho,
thành phẩm nhập kho hoặc trích lập dự phịng khơng chính xác.
(iv) Khoản mục HTK khơng được phân loại và trình bày đúng đắn trên BCTC.
Ý thức được những rủi ro tiềm ẩn này, KTV khi thực hiện kiểm tốn sẽ có thêm
những định hình ban đầu nhằm giảm thiểu sai sót/rủi ro, làm cơ sở đưa ra ý kiến trung
thực và hợp lý nhất về BCTC của doanh nghiệp.
Mục đích kiểm tốn khoản mục HTK: nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp liên
quan đến khoản mục HTK. Qua đó, KTV có đầy đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính
trung thực, hợp lý của khoản mục HTK cũng như thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu có liên
quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm tốn các khoản mục khác.
Một cuộc kiểm toán BCTC do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện bao gồm ba
giai đoạn là:
Giai đoạn 1: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV tiến
hành thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, tìm hiểu hệ
thống kiểm sốt nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, đánh giá về trọng yếu và rủi ro, Xây
dựng kế hoạch kiểm toán.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đây là q trình triển khai kế hoạch
kiểm tốn tổng qt và chương trình kiểm tốn nhằm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực,
hợp lý và hợp pháp của khoản mục HTK trên cơ sở các bằng chứng có hiệu lực và đầy
đủ. Các thử nghiệm được áp dụng trong giai đoạn này gồm có thử nghiệm kiểm sốt và
thử nghiệm cơ bản. Nếu rủi ro kiểm soát liên quan đến HTK được đánh giá là cao, KTV
sẽ bỏ qua thử nghiệm kiểm sốt và tiến hành thực hiện ln các thử nghiệm cơ bản. Thử
nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư.


Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán. KTV tiến hành xem xét và đánh giá lại các bằng

chứng thu thập được, đưa ra ý kiến xác nhận về tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng
như việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành trên Báo cáo kiểm toán. Sau
khi cuộc kiểm toán kết thúc, KTV vẫn phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện có thể
xảy ra sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán đối với BCTC.
Đánh giá kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm tốn báo
cáo tài chính
Để đánh giá kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, Tác giả đã xây dựng bộ tiêu
chuẩn đánh giá trên ba nội dung chính là thiết kế chương trình kiểm tốn, thực hiện
chương trình kiểm tốn và kết thúc kiểm tốn khoản mục.
Tiêu chí đánh giá việc thiết kế chương trình kiểm tốn khoản mục gồm có: tính
tn thủ trong thiết kế một chương trình kiểm tốn; sự phù hợp giữa thủ tục kiểm toán
với mục tiêu kiểm toán đã xác lập; mức độ đầy đủ của thiết kế thủ tục kiểm tốn tương
ứng với mục tiêu; tính logic trong thiết kế các thủ tục kiểm toán trong quan hệ với những
thủ tục kiểm tốn các khoản mục khác có liên quan; sự linh hoạt trong thiết kế chương
trình kiểm tốn; mức độ cập nhật trong thiết kế thủ tục kiểm tốn trong điều kiện kiểm
tốn thay đổi.
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện chương trình kiểm tốn khoản mục gồm có: tính
tn thủ chương trình kiểm tốn đã xây dựng; việc thực hiện kiểm toán phối hợp với
những phần hành kiểm tốn; tính khoa học trong thực hiện các thủ tục kiểm toán; sự linh
hoạt trong thực hiện kiểm toán trong bối cảnh đặc biệt, phát hiện dấu hiệu gian lận, sự bất
hợp tác; kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm tốn.
Tiêu chí đánh giá việc kết thúc kiểm tốn khoản mục gồm có: đánh giá những phát
hiện kiểm tốn trong quan hệ với mục tiêu đã xác định; mức độ đầy đủ của bằng chứng;
chất lượng của bằng chứng trong quan hệ với nguồn thu thập.
Dựa trên các tiêu chí này, Tác giả sẽ đánh giá kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho
của Công ty AASC.


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN
MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY AASC
Cơng ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC (gọi tắt là AASC), đổi tên từ Công ty
TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế tốn và Kiểm tốn (AASC) là Thành viên HLB
Quốc tế tại Việt Nam. Hãng Kiểm toán AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên
và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm tốn, Kế tốn, Tư vấn Tài
chính, Tư vấn thuế và xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt
tại trung tâm của Thủ đô Hà Nội, hai chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hạ Long, với
hơn 400 nhân viên chun nghiệp.
Về quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính tại AASC: phương pháp luận kiểm tốn
là phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro. Việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục
để xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt q trình kiểm tốn. Chu trình của một cuộc
kiểm tốn được chia thành 03 giai đoạn: (i) Kế hoạch kiểm toán (ii) Thực hiện kiểm toán;
và (iii) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Chương trình kiểm tốn khoản mục HTK của Cơng ty AASC được thiết kế tn
thủ với quy trình kiểm tốn BCTC của Công ty AASC và các chuẩn mực kiểm tốn có
liên quan.
Để mơ tả thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục HTK tại AASC, tác giả lấy ví
dụ thực tế kiểm tốn tại Cơng ty đối với 03 khách hàng cụ thể gồm: Công ty SX (SX) –
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, Công ty TM (TM) – hoạt động trong lĩnh vực thương
mại và Công ty BDS (BDS) – hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của Cơng ty AASC
Thiết kế chương trình kiểm tốn:Về cơ bản, chương trình kiểm tốn khoản mục
HTK tại Cơng ty kiểm tốn AASC đã tn thủ đầy đủ các u cầu cần có của một chương
trình kiểm tốn. Tuy nhiên, chương trình kiểm tốn khoản mục HTK cịn chưa thực sự
linh hoạt đối với các loại hình khách hàng khác nhau.
Thực hiện chương trình kiểm tốn: KTV đã tuân thủ đầy đủ việc thực hiện theo
chương trình kiểm tốn đã thiết kế, thơng qua việc KTV áp dụng nhất quán phương pháp


kiểm tốn dựa trên đánh giá rủi ro, tìm hiểu và xác định trước tiên những rủi ro phát sinh

trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Kết thúc kiểm toán: Những phát hiện của KTV trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
là phù hợp với mục tiêu đã xác định, dựa trên những bằng chứng đầy đủ và thích hợp. Bất
kỳ kết luận kiểm toán nào đều được KTV tham chiếu chi tiết và chính xác đến tài liệu
chứng minh cụ thể, giúp bộ phận sốt xét có thể dễ dàng kiểm soát và đánh giá.
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG
TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CƠNG TY AASC THỰC HIỆN
Những ưu điểm của quy trình kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho trong kiểm
tốn báo cáo tài chính do AASC thực hiện
Thứ nhất, chương trình kiểm tốn khoản mục HTK tn theo phương pháp kiểm
toán dựa trên đánh giá rủi ro về hoạt động của khách hàng.Đây là cách tiếp cận hiệu quả,
vì rủi ro trong hoạt động của khách hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến việc
đánh giá rủi ro phát hiện, rủi ro kiểm soát; bảo đảm khi kiểm soát được các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh chính là giảm thiểu các yếu tố dẫn đến những sai sót trọng yếu trên
BCTC.
Thứ hai, chương trình kiểm toán được thiết kế chi tiết, đầy đủ và rõ ràng. Qua
từng năm, chương trình kiểm tốn được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp với các
thay đổi trong chuẩn mực kiểm toán và chế độ kế toán.
Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành trong q trình kiểm tốn.
Khi tiến hành kiểm tốn, các KTV có sự phối hợp với nhau để giảm thiểu khối lượng
công việc và tránh sự trùng lặp với các phần việc đã làm. Q trình lập kế hoạch được
Cơng ty thực hiện chu đáo sao cho thích hợp và thống nhất, đồng thời phải có sự liên
hệ giữa các phần hành với nhau nhằm giảm thiểu chi phí cho khách hàng.
Thứ tư, quá trình làm việc khoa học và tổ chức ghi chép hiệu quả. Tại AASC,
công việc này là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện, thông qua việc các giấy tờ làm việc được


tham chiếu rõ ràng. Việc tham chiếu trình bày ngay trên giấy tờ làm việc giúp các bộ

phận đọc báo cáo, soát xét dễ dàng hiểu về các nội dung trình bày và các phát hiện của
KTV.
Thứ năm, kiểm sốt chất lượng được thực hiện chặt chẽ. Tại AASC, hồ sơ kiểm
toán được các cấp kiểm tra, soát xét kỹ càng nhằm bảo đảm mọi sai sót đều được giảm
thiểu và đánh giá đầy đủ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Thứ sáu, thái độ, tinh thần làm việc của các KTV và mức độ tuân thủ. Các KTV có
tinh thần làm việc tích cực, thận trong nghề nghiệp cao. Đồng thời khi khảo sát thực tế,
các hồ sơ đánh giá và khảo sát đều cho thấy mức độ tuân thủ cao của KTV/trợ lý trong
việc thực hiện kiểm toán khoản mục HTK. Các phát hiện trên hồ sơ được ghi nhận, xem
xét, đánh giá và phản ảnh đầy đủ trên Báo cáo kiểm toán.
Thứ bảy, sử dụng bảng câu hỏi trong việc tìm hiểu về hệ thống HTK của khách
hàng.Việc sử dụng bảng câu hỏi như vậy giúp KTV định lượng được các đánh giá về hệ
thống KSNB; cập nhật các thay đổi của chế độ, chính sách có ảnh hưởng đến kế tốn;
nhận diện được các sai sót có thể xảy ra đối với chu trình HTK.
Những nhược điểm của quy trình kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho trong
kiểm tốn báo cáo tài chính do AASC thực hiện
Thứ nhất, chương trình kiểm tốn hiện đang được thiết kế cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp, chưa thể hiện được những yếu tố rất đặc thù do ngành nghề kinh doanh
của khách hàng. Trong trường hợp KTV chưa có kinh nghiệm, chương trình kiểm tốn
hướng dẫn khơng đầy đủ có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực hiện kiểm toán.
Thứ hai, về cách thức tiếp cận đối tượng kiểm toán theo khoản mục hơn là theo
chu trình. Khi thực hiện kiểm tốn khoản mục HTK, KTV phải thực hiện kiểm tốn ln
cả q trình mua hàng của khách hàng, điều này có thể thực hiện riêng ởchu trình “mua
hàng và thanh tốn”. Điều này dẫn đến người làm phần hành HTK sẽ phải quan tâm đến
nhiều tài khoản và việc thực hiện kiểm toán sẽ vất vả hơn.
Thứ ba, về việc sử dụng thủ tục phân tích chưa triệt để mà chủ yếu tập trung vào
các thủ tục phân tích dựa trên số liệu do kế tốn cung cấp.Việc sử dụng các thơng tin phi
tài chính hỗ trợ cho các thủ tục phân tích chưa được áp dụng rộng rãi.



Thứ tư, về việc sử dụng bảng câu hỏi trong tìm hiểu hệ thống KSNB của khách
hàng.Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng được thiết kế trước đối
với các câu hỏi đóng cho tồn bộ các khách hàngnên bản thân các câu hỏi chưa đầy đủ và
chưa bao quát.
Thứ năm, về thủ tục đánh giá giá trị và dự phòng giảm giá HTK. Do các thông tin
về giá trị thị trường của nguyên vật liệu, hàng hóa tại Việt Nam cịn khó khăn khi thu
thập, thiếu các nguồn so sánh đủ tin cậy để đánh giá về việc suy giảm giá trị HTK nên
việc trích lập dự phịng giảm giá là khó khăn khi thực hiện. Ngoài ra, áp lực thời gian
cũng là một yếu tố khiến việc đưa ra các bằng chứng thuyết phục làm căn cứ trích lập dự
phịng giảm giá là khó khăn. Kết quả là, KTV không thể thu thập được bằng chứng đáng
tin cậy về việc suy giảm giá trị HTK.
Thứ sáu, về ứng dụng phần mềm kiểm toán và phần mềm chọn mẫu kiểm toán.
Hiện tại, AASC chưa triển khai rộng rãi phần mềm kiểm tốn cho tồn bộ cơng ty, mà
chủ yếu vẫn thực hiện kiểm tốn thủ cơng trên các mẫu biểu Excel.Ngồi ra, phần mềm
chọn mẫu kiểm tốn cũng chưa được áp dụng ở quy mơ tồn cơng ty mà chỉ sử dụng ở
một số phịng kiểm tốn, dưới dạng file cơng cụ trên Excel. Phần lớn các trường hợp
khác, KTV sẽ là người lựa chọn mẫu trên cơ sở xét đoán chủ quan dựa trên kinh nghiệm.
Thứ bảy, việc sử dụng nhân sự khi chứng kiến kiểm kê. Áp lực về nhân sự tham
gia chứng kiến kiểm kê tại ngày cuối năm là rất lớn. Do đó, trong một số cuộc kiểm kê
của khách hàng, nhân viên kiểm toán tham gia chứng kiến kiểm kê là các thực tập sinh,
những người chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong việc kiểm kê và kiểm toán.
Mặc dù trước khi tham gia quan sát kiểm kê tại công ty khách hàng, các thực tập sinh đều
được tập huấn về quy trình kiểm kê cách thức và nguyên tắc thực hiện các thủ tục quan sát
kiểm kê; nhưng do hạn chế về kinh nghiệm, hiệu quả công việc của các thực tập sinh chưa
cao. Điều này dẫn tới, các KTV có thể đã khơng nhận diện được những rủi ro tiềm tàng
trong hoạt động của khách hàng, rủi ro gian lận, và có thể thiếu hụt các bằng chứng về
tính hiện hữu của HTK.
Thứ tám, về tuân thủ quy trình kiểm tốn khoản mục, một số hồ sơ kiểm tốn cịn
sa đà vào việc kiểm tra chi tiết, chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo như quy



trình kiểm tốn u cầu. Việc này thường xảy ra với các khách hàng ít rủi ro, hoặc các
khách hàng khơng có lợi ích đại chúng.
Các giải pháp đề xuất nhằm hồn thiện quy trình
Về cách thức tiếp cận đối tượng kiểm tốn: AASC có thể nghiên cứu và dần
chuyển sang kiểm toán theo chu kỳ và thiết kế lại chương trình kiểm tốn sao cho phù
hợp. Cơng ty có thể phân chia đối tượng kiểm toán thành các chu trình như: chu trình
mua hàng và thanh tốn, chu trình bán hàng – thu tiền, chu trình tiền lương và nhân viên,
chu trình HTK và giá vốn hàng bán…
Sử dụng ứng dụng tin học trong kiểm toán:để nâng cao hiệu quả kiểm toán, AASC
cần đẩy mạnh triển khai việc sử dụng phần mềm kiểm tốn trong hoạt động của mình.
Cơng ty có thể tiếp tục đầu tư và sử dụng phần mềm Caseware (hiện đang thử nghiệm),
hoặc mua sắm các phần mềm hiện có trên thị trường.
Về áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn: để nhằm tăng
cường hiệu quả khi vận dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm tốn khoản mục
HTK, KTV có thể sử dụng thêm các thơng tin khác như so sánh giữa các số liệu của công
ty với số liệu bình qn ngành hoặc của các cơng ty cùng ngành. KTV có thể kết hợp
giữa các thơng tin phi tài chính và các thơng tin tài chính để giúp KTV kiểm tra được tính
hợp lý của các khoản mục cần thiết.
Về việc sử dụng bảng câu hỏi trong tìm hiểu hệ thống HTK: Cơng ty nên thiết kế
thêm các câu hỏi mang tính đặc thù cho từng loại hình doanh nghiệp khách hàng. Ngồi
ra, cần kết hợp sử dụng các câu hỏi mở, thay vì việc chỉ đưa ra các câu hỏi đóng khiến
khả năng đánh giá thơng tin tiếp nhận được bị hạn chế.
Xem xét việc ước tính và phân bổ thời gian kiểm tốn hợp lý: Cơng ty cần xem xét
lại việc ước tính thời gian kiểm toán và phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp, bảo đảm
tn thủ theo quy trình kiểm tốn.
Về việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho: KTV có thể gia tăng hiểu biết
về HTK thơng qua q trình quan sát kiểm kê tại khách hàng. KTV cần chú ý quan sát
những loại HTK cũ kỹ, bẩn, rách nát… để phỏng vấn khách hàng về tình trạng sử dụng
cũng như kế hoạch xử lý của khách hàng để có phương án trích lập dự phịng giảm giá



phù hợp. Trong trường hợp HTK phức tạp, giá trị lớn, việc đánh giá tình trạng sử dụng
của HTK có nhiều rủi ro thì KTV cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
Phát triển các bản tin nội bộ về các sai phạm trong kiểm toán và gian lận: nâng cao
ý thức và tuyên truyền nhận biết đối với KTV và các nhân viên trực tiếp thực hiệnvề các
sai phạm thường gặp phải, đã phát hiện trên thị trường kiểm toán và các trường hợp gian
lận (từ phía khách hàng). Mức độ truyền thông càng chi tiết và kịp thời, các KTV càng có
thêm thơng tin và những định hướng nhằm phịng chắn các rủi ro tương tự có thể gặp
phải.
Điều kiện thực hiện các giải pháp
Đội ngũ nhân viên đảm bảo về chất không chỉ hướng tới hiệu quả cao của cuộc
kiểm tốn mà cịn tn thủ các Chuẩn mực kiểm tốn và Chế độ khác có liên quan. Cơng
ty nên có những biện pháp tăng thêm số lượng nhân viên cả về trợ lý kiểm toán và KTV
để tránh nguy cơ thiếu hụt nhân lực trong mùa kiểm toán.
Trang bị đầy đủ các điều kiện làm việc là một yếu tố giúp cho cơng việc được
hồn thành tốt hơn. Một trong số đó là đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng phần mềm kiểm
tốn trong cơng việc. Ngồi ra, Cơng ty có thể trang bị thêm máy scan cầm tay cho từng
cuộc kiểm toán để việc thu thập bằng chứng kiểm tốn được nhanh chóng và thuận tiện.
Nếu có đủ năng lực về tài chính và chun mơn và nhân sự, Cơng ty có thể th
chun gia tư vấn trong trường hợp HTK của khách hàng quá phức tạp, địi hỏi phải có
kinh nghiệm chun mơn/chun sâu trong việc đánh giá giá trị, tình trạng sử dụng…
nhằm trợ giúp cho cơng tác kiểm tốn chính.
Để thực hiện cơng việc xuất sắc và chất lượng, KTV phải luôn luôn trau dồi kiến
thức, kinh nghiệm và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp…
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Đóng góp về lý luận:Đề tài đã nghiên cứu có hệ thống các lý luận cơ bản về HTK
ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC và kiểm tốn khoản mục HTK trong kiểm tốn BCTC.
Đóng góp về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đã góp phần để nhìn nhận rõ hơn quy
trình kiểm tốn khoản mục HTK trong thực tế. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp

nhằm cải thiện quy trình kiểm toán hiện tại.


Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, chi phí và khả năng tiếp cận nên đề tài này mới chỉ khảo sát
nghiên cứu thực trạng kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC một số loại hình doanh
nghiệp, nên tính khái qt và đại diện có thể còn chưa cao.



×