Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả tập huấn sử dụng bút tiêm insulin trên người bệnh đái tháo đường típ 2 được điều trị ngoại trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CHU THỊ LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TẬP HUẤN SỬ DỤNG BÚT TIÊM
INSULIN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐƯỢC
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
zcc

.

M

U


.

II


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CHU THỊ LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TẬP HUẤN SỬ DỤNG BÚT TIÊM
INSULIN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI THANH TRÚC
GS. SARA JARRETT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.

M

U


.


I

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết qủa nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Chu Thị Loan

.


.

II

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................... IX
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4
1.1. Đái tháo đường .......................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 4
1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường ...................................................................... 4
1.1.3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường ............................................................... 5
1.1.4. Phân loại đái tháo đường ........................................................................ 5
1.1.5. Điều trị đái tháo đường típ 2 .................................................................. 6

1.2. Insulin ........................................................................................................ 6
1.2.1. Phân loại theo cơ chế tác dụng ............................................................... 6
1.2.2. Tác dụng không mong muốn khi điều trị insulin ................................... 8
1.2.3. Bút tiêm insulin ...................................................................................... 8
1.3. Hạ đường huyết ....................................................................................... 13
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................... 13
1.3.2. Phân độ hạ đường huyết ....................................................................... 13
1.3.3. Điều trị và phòng ngừa ......................................................................... 14
1.4. Những nghiên cứu trước đây về bút tiêm insulin .................................... 15
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................. 15
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 16
1.5. Ứng dụng học thuyết điều dưỡng ............................................................ 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 21
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 21
2.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 21
.


.

III

2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................... 21
2.5. Kỹ thuật chọn mẫu.................................................................................. 23
2.6. Tiêu chí chọn mẫu .................................................................................. 23
2.6.1. Tiêu chí đưa vào ................................................................................... 23
2.6.2. Tiêu chí loại ra...................................................................................... 23
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23
2.8. Công cụ thu thập số liệu ......................................................................... 26

2.9. Định nghĩa biến số .................................................................................. 26
2.9.1. Biến số về đặc điểm của người bệnh .................................................... 26
2.9.2. Biến số về kiến thức về hạ đường huyết .............................................. 28
2.9.3. Biến số về kiến thức sử dụng bút tiêm insulin ..................................... 29
2.9.4. Biến số thực hành của người bệnh về kỹ thuật sử dụng bút tiêm
insulin………………………………………………………………………. 32
2.10. Kiểm soát sai lệch.................................................................................. 32
2.11. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ............................................. 32
2.11.1. Xử lý số liệu ....................................................................................... 32
2.11.2. Phân tích số liệu.................................................................................. 33
2.11.3. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 33
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................. 35
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .................................................. 36
3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh đái tháo đường...................... 36
3.1.2. Thông tin về sức khỏe .......................................................................... 37
3.1.3. Dịch vụ tư vấn người bệnh đã được nhận ............................................ 38
3.2. Kiến thức về hạ đường huyết và sử dụng bút tiêm insulin trước khi được
can thiệp.......................................................................................................... 39
3.2.1. Kiến thức về hạ đường huyết trước khi được can thiệp ....................... 39

.


.

IV

3.2.3. Thực hành của người bệnh về kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin trước khi
được can thiệp................................................................................................. 43

3.3. Kiến thức và thực hành về việc sử dụng bút tiêm insulin ở người bệnh đái
tháo đường trước và sau can thiệp .................................................................. 45
3.3.1. Kiến thức về hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường theo thời
gian…………………… ................................................................................. 45
3.3.2. Kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin ở người bệnh đái tháo đường theo
thời gian .......................................................................................................... 47
3.3.3. Thực hành về kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin ở người bệnh đái tháo
đường theo thời gian ....................................................................................... 50
3.4. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kiến thức và thực hành sử dụng bút
tiêm insulin của người bệnh đtđ ..................................................................... 52
3.4.1. Mối liên quan giữa kiến thức về hạ đường huyết theo thời gian với các
đặc điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và dịch vụ được tư vấn của người
bệnh đái tháo đường ....................................................................................... 52
3.4.2. Mối liên quan giữa kiến thức về bút tiêm insulin theo thời gian với các
đặc điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và dịch vụ được tư vấn của người
bệnh đái tháo đường ....................................................................................... 55
3.4.3. Mối liên quan thực hành về bút tiêm insulin theo thời gian với các đặc
điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và dịch vụ được tư vấn của người bệnh
đái tháo đường .............................................................. ……………………..58
3.5. Kết quả phân tích đa biến ....................................................................... 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 64
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ................................................. 64
4.1.1. Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh đái tháo đường...................... 64
4.1.2. Thông tin về sức khỏe .......................................................................... 65
4.1.3. Dịch vụ tư vấn người bệnh đã được nhận ............................................ 66
4.2. Kiến thức về hạ đường huyết.................................................................. 67
.


.


V

4.2.1. Kiến thức về hạ đường huyết của người bệnh trước tập huấn.............. 67
4.2.2. Sự thay đổi kiến thức của người bệnh về hạ đường huyết trước và sau tập
huấn………. ................................................................................................... 69
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kiến thức về hạ đường huyết của
người bệnh ...................................................................................................... 70
4.3. Kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin.................................................... 71
4.3.1. Kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin của người bệnh trước tập huấn 71
4.3.2. Sự thay đổi kiến thức của người bệnh về sử dụng bút tiêm insulin trước
và sau tập huấn ............................................................................................... 73
4.3.3. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kiến thức của người bệnh về sử dụng
bút tiêm insulin ............................................................................................... 75
4.4. Thực hành sử dụng bút tiêm insulin ....................................................... 75
4.4.1. Thực hành sử dụng bút tiêm insulin của người bệnh trước tập huấn ... 75
4.4.2. Sự thay đổi thực hành sử dụng bút tiêm insulin của người bệnh trước và
sau tập h .......................................................................................................... 76
4.4.3. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi thực hành sử dụng bút tiêm insulin
của người bệnh ............................................................................................... 79
4.5. Điểm mới, điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài................................. 79
4.5.1. Điểm mới .............................................................................................. 79
4.5.2. Điểm mạnh ........................................................................................... 80
4.5.3. Điểm hạn chế ........................................................................................ 80
4.5.4. Ứng dụng của đề tài.............................................................................. 81
KẾT LUẬN ................................................................................................... 82
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

VI

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADA: American Diabetes Association – Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
ĐTĐ: Đái tháo đường
IDF: Liên đoàn đái tháo đường thế giới
NB: Người bệnh

.


.

VII

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh ĐTĐ (n=80)

36

Bảng 3.2: Thông tin về sức khỏe ở người bệnh ĐTĐ (n=80)

37


Bảng 3.3: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ phân bố theo dịch vụ tư vấn người

38

bệnh đã được nhận (n=80)
Bảng 3.4: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có kiến thức đúng về hạ đường huyết

39

trước khi được can thiệp (n=80)
Bảng 3.5: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có kiến thức đúng sử dụng bút tiêm

41

insulin trước khi được can thiệp (n=80)
Bảng 3.6: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ thực hành đúng kỹ thuật sử dụng bút

43

tiêm insulin trước khi được can thiệp (n=80)
Bảng 3.7: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có kiến thức đúng về hạ đường huyết

45

theo thời gian (n=80)
Bảng 3.8: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có kiến thức đúng về sử dụng bút

47

tiêm insulin theo thời gian (n=80)

Bảng 3.9: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ có thực hành đúng về kỹ thuật sử

50

dụng bút tiêm insulin theo thời gian (n=80)
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức về hạ đường huyết với các

52

đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh ĐTĐ (n=80)
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức về hạ đường huyết với các

53

thông tin về sức khỏe của người bệnh ĐTĐ (n=80)
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa kiến thức về hạ đường huyết với các

54

dịch vụ tư vấn người bệnh ĐTĐ đã được nhận (n=80)
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin
theo thời gian với các đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh ĐTĐ
(n=80)

.

55


.


VIII

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin

56

theo thời gian với các thông tin về sức khỏe của người bệnh ĐTĐ
(n=80)
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin

57

theo thời gian với các dịch vụ tư vấn người bệnh ĐTĐ đã được nhận
(n=80)
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin theo

58

thời gian với các đặc điểm dân số - xã hội của người bệnh ĐTĐ
(n=80)
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin theo

59

thời gian với các thông tin về sức khỏe của người bệnh ĐTĐ (n=80)
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin theo

60


thời gian với các dịch vụ tư vấn người bệnh ĐTĐ đã được nhận
(n=80)
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa kiến thức về hạ đường huyết theo thời

61

gian với các đặc điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và dịch vụ
được tư vấn của người bệnh ĐTĐ
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng bút tiêm insulin theo

62

thời gian với các đặc điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và dịch
vụ được tư vấn của người bệnh ĐTĐ
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa thực hành sử dụng bút tiêm insulin
theo thời gian với các đặc điểm dân số - xã hội, thông tin sức khỏe và
dịch vụ được tư vấn của người bệnh ĐTĐ

.

63


.

IX

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Cấu tạo bút tiêm insulin


9

Hình 1.2: Một số vị trí tiêm insulin

10

Sơ đồ 1.1: Ứng dụng học thuyết Pender vào nghiên cứu

19

Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn trong nghiên cứu

24

Biểu đồ 3.1: Tổng điểm kiến thức về hạ đường huyết của người bệnh

40

ĐTĐ trước khi được can thiệp (n=80)
Biểu đồ 3.2: Tổng điểm kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin của

42

người bệnh ĐTĐ trước khi được can thiệp (n=80)
Biểu đồ 3.3: Tổng điểm thực hành kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin
của người bệnh ĐTĐ trước khi được can thiệp (n=80)

.


44


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành mối quan
tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF) năm
2017, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bị bệnh ĐTĐ và con số này dự kiến
sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Đáng chú ý, có tới 70% người Việt Nam
mắc bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán [6], [15]. Người bệnh thường khơng có
triệu chứng ở giai đoạn đầu và thường được phát hiện khi đã có các biến chứng.
Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân của khoảng 5 triệu ca tử vong trong năm 2015 và
tiêu tốn 1.197 tỷ USD trên toàn thế giới [20]. Năm 2017, IDF ước tính 12% chi
phí cho y tế của tồn thế giới được chi cho ĐTĐ (727 tỷ USD) [5]. Để giảm
các gánh nặng này, bệnh ĐTĐ cần được kiểm soát tốt.
Trong điều trị ĐTĐ, bên cạnh việc thay đổi lối sống hợp lý và sử dụng thuốc
điều trị đường uống, rất nhiều người bệnh cần sử dụng insulin để kiểm soát
đường huyết hiệu quả. Trên thị trường có nhiều loại insulin khác nhau, chỉ định
cho những người bệnh với tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế khác nhau,
trong đó dạng bút tiêm insulin được sử dụng rộng rãi vì sự tiện lợi, chính xác
và an tồn. Có nhiều bằng chứng cho thấy tiêm insulin đúng kỹ thuật là rất quan
trọng để tối ưu hóa hiệu quả của trị liệu. Mặc dù kiểm soát glucose tốt sẽ giảm
nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần
đây cho thấy có rất ít người bệnh có thể hiểu được vấn đề này. Nhiều sai sót
trong sử dụng bút tiêm insulin được báo cáo trong đó tỷ lệ người bệnh sử dụng
bút tiêm insulin đúng cách chỉ khoảng 40,5% [8]. Sử dụng bút tiêm insulin
không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc do đó làm tăng thời gian và

chi phí điều trị. Đồng thời, có thể gây ra một số phản ứng có hại của thuốc như:
tần suất hạ đường huyết cao hơn, ngứa, đau tại chỗ tiêm, loạn dưỡng mỡ [24],
[52], [57].

.


.

2

Bệnh viện Quận 11 là một bệnh viện tuyến quận, nơi đăng ký khám chữa
bệnh ban đầu trong đó nhiều người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được chỉ định
sử dụng bút tiêm insulin. Nếu người bệnh khơng có kiến thức tốt và thực hành
đúng kỹ thuật này thì đường huyết sẽ khơng được kiểm sốt và có nhiều biến
chứng xảy ra. Tuy nhiên, tại đây người bệnh ít có cơ hội được hướng dẫn, tập
huấn đầy đủ và mức độ hiểu biết, thực hành của người bệnh cũng chưa được
khảo sát, đánh giá. Do đó, việc xác định kiến thức và thực hành tốt về việc sử
dụng bút tiêm insulin của người bệnh là rất cần thiết, từ đó xây dựng chương
trình tập huấn phù hợp và hiệu quả cho người bệnh. Chính vì thế mục tiêu của
nghiên cứu này là nhằm khảo sát mức độ kiến thức, thực hành tốt của người
bệnh ĐTĐ trong việc sử dụng bút tiêm insulin và đánh giá hiệu quả của chương
trình tập huấn nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị
bệnh ĐTĐ tại bệnh viện.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chương trình tập huấn (hướng dẫn cá nhân và phát tờ rơi) cho người bệnh
ĐTĐ típ 2 về việc sử dụng bút tiêm insulin có hiệu quả như thế nào và có hay
khơng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tập huấn?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU



Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá hiệu quả tập huấn người bệnh ĐTĐ típ 2 sử dụng bút tiêm insulin
được điều trị ngoại trú.


Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng và thực hành tốt trước tập
huấn.
2. Xác định sự thay đổi tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng và thực hành
tốt sau tập huấn.

.


.

3

3. Xác định các yếu tố liên quan sự thay đổi kiến thức và thực hành sau
tập huấn.

.


.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Bộ Y tế đưa ra định nghĩa về đái tháo đường trong phần hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 năm 2017 [2], định nghĩa này tương tự như
của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) [45] đưa ra: bệnh đái tháo đường
là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết
do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng
glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc
biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa
Kỳ - ADA) [45] dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL

(hay 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm
từ 8 -14 giờ), hoặc:
b. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp

glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL
(hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose,
hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó người
bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày
c. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở


.


.

5

phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d. Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức

glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn
đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.
Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc
đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.1.3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose - IFG): glucose huyết
tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc:
- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): glucose huyết
tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường
uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc:
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn
đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn

của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes).
1.1.4. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt
đối).
Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin).

.


.

6

Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.
1.1.5. Điều trị đái tháo đường típ 2
Theo Quyết định số ố 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế,
điều trị đái tháo đường típ 2 cụ thể như sau [2]:
Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực,
dinh dưỡng và thay đổi lối sống.
Điều trị đái tháo đường bằng thuốc bao gồm các nhóm thuốc hạ glucose
huyết đường uống và thuốc dạng tiêm khơng thuộc nhóm insulin, insulin.
Điều trị các bệnh phối hợp và các biến chứng nếu có theo hướng dẫn chun
mơn của các bệnh và biến chứng đó.
1.2. INSULIN
Bên cạnh người bệnh típ 1 bắt buộc phải dùng insulin để duy trì chuyển hóa

glucose bình thường, người bệnh típ 2 sau một thời gian dài mắc bệnh khi có
triệu chứng thiếu insulin hoặc khơng kiểm soát được glucose huyết dù đã ăn
uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn cũng phải
chuyển sang dùng insulin ngoại sinh hoàn toàn. Thêm vào đó những chỉ định
dùng insulin sớm ở người bệnh ĐTĐ típ 2 khi mới chẩn đốn nếu glucose huyết
tăng rất cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose huyết, sau đó sẽ dùng
các loại thuốc điều trị tăng glucose huyết khác. Điều đó cho thấy insulin vẫn là
thuốc điều trị ĐTĐ quan trọng nhất, cả ở ĐTĐ típ 1 và típ 2.
1.2.1. Phân loại theo cơ chế tác dụng
1.2.1.1. Insulin tác dụng nhanh, ngắn

.


.

7

Insulin người (regular insulin) là loại tinh thể insulin zinc hòa tan, tác dụng
30 phút sau khi tiêm dưới da, và kéo dài 5-7 giờ với liều thường dùng, liều càng
cao thời gian tác dụng càng kéo dài. Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn. Sau
khi tiêm dưới da, thuốc đạt đỉnh tác dụng sau 1 giờ. Ngoài ra thời gian kéo dài
tác dụng khoảng 4 giờ, không thay đổi theo liều dùng. Do tác dụng nhanh của
insulin analog, người bệnh cần lưu ý có đủ lượng carbohydrat trong phần đầu
của bữa ăn [2].
1.2.1.2. Insulin tác dụng trung bình, trung gian
NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin): thuốc có tác
dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin zinc hòa tan với 1 phần protamine
zinc insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt đầu tác dụng sau 2-4 giờ, đỉnh tác
dụng sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần

một ngày để đạt hiệu quả kéo dài [2].
1.2.1.3. Insulin tác dụng chậm, kéo dài
Insulin glargine: là dung dịch trong, pH acid. Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ lắng
đọng thành các phân tử nhỏ được phóng thích từ từ vào máu. Thuốc kéo dài tác
dụng 24 giờ, khơng có đỉnh cao rõ rệt trong máu, khi tiêm 1 lần trong ngày sẽ
tạo một nồng độ insulin nền. Thuốc không được trộn lẫn với human insulin.
Insulin analog detemir: Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ và có thể tiêm dưới
da 1-2 lần/ngày để tạo nồng độ insulin nền. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có
thai.
Insulin degludec: là insulin analog. Thời gian bán hủy của thuốc là 25 giờ.
Thuốc bắt đầu tác dụng 30-90 phút sau khi tiêm dưới da và kéo dài tác dụng
hơn 42 giờ [2].
1.2.1.4. Insulin trộn, hỗn hợp
Insulin trộn sẵn gồm 2 loại tác dụng nhanh và tác dụng dài trong một lọ hoặc
một bút tiêm. Thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, insulin tác dụng nhanh để chuyển

.


.

8

hóa carbohydrat trong bữa ăn và insulin tác dụng dài để tạo nồng độ insulin nền
giữa các bữa ăn [2].
1.2.2. Tác dụng không mong muốn khi điều trị insulin
Khi điều trị bằng insulin, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không
mong muốn như hạ đường huyết với triệu chứng báo hiệu sớm thường nhẹ và
thậm chí bị che giấu hồn tồn khi dùng insulin người. Ngồi ra cịn có thể gặp
phải các phản ứng tại chỗ như bầm tím, chảy máu, dị ứng ban đỏ, ngứa chỗ

tiêm, loạn dưỡng mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí).
Hiếm gặp hơn là phản ứng tồn thân như nổi mề đay, phản ứng phản vệ, phù
mạch, hạ kali huyết hoặc teo mỡ tại chỗ tiêm dưới da (thường hay gặp hơn khi
dùng thuốc insulin thông thường) [2], [3].
1.2.3. Bút tiêm insulin
1.2.3.1. Cấu tạo
Bút tiêm insulin cấu tạo gồm ba phần chính: thân bút, nắp bút và kim tiêm.
Thân bút là một ống dài hình trụ, phần đầu là màng cao su cùng đường ray
xoắn để gắn kim. Phần giữa là một buồng 3ml chứa 300 đơn vị insulin kèm
vạch chỉ liều và vạch chỉ mức để quan sát lượng insulin còn lại trong bút. Phần
cuối là núm bấm vặn xốy để bơm thuốc, trên núm có các vạch chia độ để chọn
liều insulin. Đặc biệt, núm tiêm này có thể vặn xi và ngược để tăng hoặc giảm
liều tránh trường hợp chọn sai liều cho người bệnh.
Nắp bút tiêm có cấu tạo tương tự nắp bút máy thông thường, tránh ánh sáng
mặt trời chiếu trực tiếp với insulin trong buồng chứa và bảo quản đầu bút tiêm
sau mỗi lần sử dụng.
Phần kim tiêm không gắn liền với bút và chỉ được gắn với bút khi sử dụng.
Kim tiêm chỉ sử dụng một lần và phải hủy đúng quy định. Kim tiêm gồm bốn
phần: nắp lớn bên ngoài, nắp nhỏ bên trong, kim và miếng bảo vệ. Kim là phần
chính dẫn thuốc từ bút vào cơ thể, ba bộ phận còn lại nắp lớn, nắp nhỏ và miếng

.


.

9

bảo vệ là các bộ phận đảm bảo an toàn cho người bệnh và tránh lây nhiễm trong
quá trình sử dụng và hủy kim.


Hình 1.1: Cấu tạo bút tiêm insulin
1.2.3.2. Vị trí tiêm
Insulin nên được tiêm dưới da. Các vùng có thể tiêm an tồn là đùi, bụng,
cánh tay và mơng. Mỗi vùng khác nhau sẽ có tốc độ hấp thụ thuốc khác nhau.
Vùng bụng đưa insulin vào máu nhanh nhất, sau đó đến vùng cánh tay, vùng
đùi và mơng theo thứ tự là hai vị trí đưa insulin vào máu chậm nhất. Những
vùng sẹo, u cục, rối loạn dưỡng mỡ thường hấp thụ chậm insulin. Góc tiêm
cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu insulin. Tùy theo lớp mỡ ở vùng
tiêm của người bệnh dày hay mỏng và độ dài của kim tiêm mà có góc độ tiêm khác
nhau. Xoay vịng một cách có hệ thống các vị trí tiêm là thao tác rất quan trọng
bởi vì nó giúp tối ưu hóa hấp thu insulin, giảm nguy cơ rối loạn dưỡng mỡ.
Xoay vịng vị trí tiêm được định nghĩa là lựa chọn một vị trí mới trên da cho
mỗi lần tiêm một cách có hệ thống, đảm bảo các mũi tiêm không lặp lại gây tổn
thương vùng mô tiêm, đồng thời đảm bảo sự hấp thu insulin ổn định. Xoay

.


.

10

vòng tiêm cần đảm bảo ba yếu tố: luân phiên và nhất qn giữa các điểm tiêm,
xoay vịng vị trí tiêm cách ít nhất 1cm so với vị trí cũ, thay đổi vị trí tiêm [40].
Vùng trên
ngồi cánh
tay

Vùng

mơng
Vùng
quanh
rốn
Cách
rốn ≥
4cm
Vùng trên
ngồi đùi

Hình 1.2 Một số vị trí tiêm insulin
1.2.3.3. Thời điểm tiêm
Thời điểm tiêm insulin với bữa ăn rất quan trọng trong kiểm sốt đường
huyết vì vậy người bệnh cần tn thủ lời khuyên của bác sĩ về thời điểm tiêm.
Insulin tác dụng ngắn nên dùng 30 phút trước bữa ăn vì loại này có thời gian
khởi phát chậm. Trong khi đó, insulin tác dụng nhanh có thể tiêm trước hoặc
ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, insulin tác dụng kéo dài nên được tiêm vào một
thời điểm cố định mỗi ngày và không cần liên quan đến bữa ăn [3].
1.2.3.4. Bảo quản
Insulin là một loại thuốc điều trị đái tháo đường dạng tiêm rất phổ biến,
nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản và lưu trữ loại thuốc này đúng
cách, do đó dễ làm ảnh hưởng tới tác dụng và khiến thuốc mất hiệu lực. Theo
khuyến cáo của nhà sản xuất, các khuyến nghị trong nước và trên thế giới, đối
với insulin chưa được sử dụng và cần bảo quản trong thời gian dài thì việc làm

.


.


11

lạnh ở nhiệt độ từ 2oC - 8oC được cho là tốt nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, dù
được bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhưng nếu để insulin bị đơng đá sẽ bị mất tác
dụng và khơng cịn khả năng kiểm soát đường huyết. Đối với insulin đang được
sử dụng hoặc sẽ được sử dụng ngay thì hồn tồn có thể lưu trữ ở nhiệt độ
phịng (< 30oC). Thậm chí, đây cịn được cho là điều tốt nhất, vì khi tiêm insulin
được bảo quản quá lạnh, nó có thể khiến việc tiêm trở nên đau đớn hơn và gây
ra một số kích ứng cục bộ ở xung quanh khu vực tiêm. Ngoài ra, việc bảo quản
bút tiêm insulin đang sử dụng ở nhiệt độ phịng cịn tránh được khơng khí lọt
vào buồng tiêm do sự giãn nở vì nhiệt của insulin trong buồng tiêm khi thay
đổi nhiệt độ. Trong trường hợp đi du lịch thì cần bảo quản insulin trong thùng
đá, túi xách hoặc thùng chứa thích hợp khi nhiệt độ bên ngồi q 30oC.
Lưu ý, khơng nên để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, luôn
kiểm tra ngày hết hạn sử dụng và hãy bỏ insulin nếu đã mở nắp trên 1 tháng.
Insulin không được tiếp tục sử dụng nếu màu sắc trong suốt của insulin bị ngả
sang màu vàng, đục hoặc hết hạn sử dụng. Insulin bi đ̣ ông cứng hay tiếp xúc
với nhiệt độ cao, có các mảnh đóng cặn trong bút và khơng thể hịa tan dù đã
lắc đều thì cần phải loại bỏ [55], [59].
1.2.3.5. Kỹ thuật sử dụng bút tiêm insulin
Mặc dù trên thị trường có nhiều loại bút tiêm insulin khác nhau, với cấu tạo
và cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, nhưng kỹ
thuật tiêm insulin vẫn bao gồm một số bước chính [48]:
Bước 1: Trước khi tiêm
Rửa tay, sát trùng da trước khi tiêm. Nếu bút tiêm đang bảo quản lạnh cần
ổn định nhiệt độ bút, để insulin trở về nhiệt độ phòng rồi mới sử dụng để tránh
đau buốt, tổn thương vùng da khi tiêm.
Bước 2: Chuẩn bị bút

.



.

12

Kiểm tra nhãn bút để đảm bảo dùng đúng loại insulin và bút vẫn còn hạn sử
dụng, tháo nắp bút tiêm. Tiếp theo, kiểm tra hình thức cảm quan của insulin,
nếu phát hiện insulin vẩn đục, có dị vật hoặc màu sắc lạ cần thay bút khác. Sau
đó, lăn trịn bút tiêm giữa 2 lòng bàn tay tới lui 10 lần, lắc bút tiêm lên xuống
10 lần để đồng nhất insulin (nếu là insulin dạng hỗn dịch). Kiểm tra insulin có
màu đục đều chưa, nếu chưa thì lặp lại các bước vừa nêu trên.
Bước 3: Gắn kim
Sát khuẩn mạc cao su rồi bỏ miếng niêm bảo vệ ở nắp kim bên ngoài, vặn
kim thẳng và chặt vào bút tiêm. Lưu ý, ln dùng kim mới có niêm bảo vệ cho
mỗi lần tiêm để tránh lây nhiễm và tắc kim. Tháo nắp lớn bên ngoài và giữ lại.
Tháo nắp nhỏ bên trong rồi bỏ đi.
Bước 4: Kiểm tra dòng chảy
Xoay nút chọn liều tiêm 2 đơn vị. Hướng kim lên trên, gõ nhẹ đầu ống thuốc
vài lần để khơng khí trong ống di chuyển lên phía trên. Vẫn giữ thẳng bút, ấn
nút bấm liều tiêm hết cỡ đến khi màn hình chỉ liều hiển thị 0. Kiểm tra dịng
chảy hồn thành khi có giọt insulin xuất hiện từ đỉnh kim tiêm. Nếu khơng có
giọt insulin thì thay kim và lặp lại q trình này khơng q 6 lần. Nếu giọt
insulin vẫn khơng xuất hiện thì bút tiêm đã bị hư và phải sử dụng một bút tiêm
mới. Luôn luôn kiểm tra dòng chảy trước mỗi lần tiêm để đảm bảo bút và kim
hoạt động bình thường, đồng thời loại bỏ bọt khi ra khỏi buồng tiêm.
Bước 5: Chọn liều tiêm
Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm theo chỉ định của bác
sĩ.Không ấn nút tiêm trong khi vặn liều vì sẽ đẩy insulin trào ra. Nếu chọn quá
liều, có thể chỉnh liều bằng cách xoay ngược lại.

Bước 6: Tiêm thuốc
Chích kim vào da. Ấn nút bấm liều tiêm xuống hết cỡ đến khi số 0 nằm ngang
với vạch chỉ liều. Giữ nguyên kim ít nhất 6 giây trước khi rút ra.

.


.

13

Bước 7: Tháo kim
Đưa kim vào trong nắp lớn, vặn tháo kim ra. Để tránh nguy cơ bị kim tiêm
đâm phải, không bao giờ đậy kim bằng nắp trong. Vứt bỏ kim sau mỗi lần tiêm
để tránh nhiễm khuẩn và lây nhiễm. Đậy nắp bút tiêm và bảo quản nơi thoáng
mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ < 300C. Khơng bảo quản bút có gắn kim
trên đó, để ngăn khơng khí khơng lọt vào buồng chứa insulin gây rị rỉ, sai liều
khi tiêm.
1.3. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới 3,9
mmol/l (< 70 mg/dl) [17].
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Người bệnh cảm thấy mệt đột ngột, cảm giác run rẩy, đói cồn cào khơng giải
thích được, có thể chóng mặt, nhìn mờ, đau đầu, lo âu, tay chân nặng nề, yếu.
Mức độ nặng hơn có thể có da xanh tái, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, lo
âu, hốt hoảng hoặc kích động, loạn thần. Nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang,
có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất, tăng huyết áp tâm thu, có thể có
cơn đau thắt ngực hoặc cảm giác nặng ngực.
Hôn mê hạ đường huyết là giai đoạn nặng của hạ đường huyết có thể xuất
hiện đột ngột khơng có dấu hiệu báo trước. Hơn mê thường xuất hiện nối tiếp

các triệu chứng hạ đường huyết khi không được điều trị kịp thời. Thường là
hôn mê yên lặng và sâu [16], [17].
1.3.2. Phân độ hạ đường huyết
- Độ 1: Đường huyết < 70 mg/dl (3,9 mmol/l) và đường huyết ≥ 54 mg/dl (3,0

mmol/l).
- Độ 2: Đường huyết < 54 mg/dl (3,0 mmol/l).
- Độ 3: Khi người bệnh có một sự kiện nghiêm trọng được đặc trưng bởi sự

thay đổi tình trạng thể chất và / hoặc tinh thần cần có sự trợ giúp [17].

.


.

14

1.3.3. Điều trị và phòng ngừa
Cách chắc chắn duy nhất để biết liệu có đang bị hạ đường huyết hay khơng
là kiểm tra lượng đường trong máu, nếu có thể. Nếu người bệnh đang gặp phải
các triệu chứng nghi ngờ và khơng thể kiểm tra lượng đường trong máu vì bất
kỳ lý do nào thì hãy điều trị hạ đường huyết ngay [17].
Điều trị hạ đường huyết theo "Quy tắc 15-15"
Quy tắc 15-15, có 15 gram carbohydrate để tăng lượng đường trong máu và
kiểm tra lượng đường trong máu sau 15 phút. Nếu đường trong máu vẫn còn
dưới 70 mg/dl thì cần có một khẩu phần khác. Lặp lại các bước này cho đến khi
lượng đường trong máu ít nhất là 70 mg/dl. Khi lượng đường trong máu trở lại
bình thường, hãy ăn một bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ để đảm bảo đường huyết
không bị hạ trở lại [46], [49]. Glucose nguyên chất là phương pháp điều trị

được ưa thích, nhưng bất kỳ dạng carbohydrate nào có chứa glucose sẽ làm
tăng đường huyết. Chất béo được thêm vào có thể chậm lại và sau đó kéo dài
phản ứng đường huyết cấp tính. Trong bệnh ĐTĐ típ 2, protein ăn vào có thể
làm tăng phản ứng insulin mà khơng làm tăng nồng độ glucose huyết tương
[33]. Do đó, các nguồn carbohydrate giàu protein không nên được sử dụng để
điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết [17].
Phòng ngừa hạ đường huyết
Các biện pháp giúp người bệnh phòng ngừa hạ đường huyết bao gồm: tuân
thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc, bao gồm
insulin và các thuốc uống điều trị ĐTĐ khác. Nên kiểm tra đường huyết đều
đặn, ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là ngay khi thức dậy vào buổi sáng và
trước khi ăn. Nên ghi chép lại chỉ số, ghi chú rõ ngày giờ và kết quả kiểm tra
đường huyết. Ăn đúng giờ, đủ bữa, đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn chính
và phụ cân bằng nhau để tránh bị hạ đường huyết xa bữa ăn. Người bệnh cần
tránh tiêu thụ thức uống và thực phẩm chứa hàm lượng caffeine cao, bao gồm

.


×