Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu bào chế gel nhũ tương dầu trong nước chứa acid kojic 1%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG
DẦU TRONG NƯỚC CHỨA ACID KOJIC 1%

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Công Phi

Tp. Hồ Chí Minh, 09/2018


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG
DẦU TRONG NƯỚC CHỨA ACID KOJIC 1%

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài


Tp. Hồ Chí Minh, 09/2018


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
STT

Họ và tên

Đơn vị

1

Nguyễn Công Phi

Khoa Dược,
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
2.1. TỔNG QUAN VỀ GEL CÓ CẤU TRÚC NHŨ TƯƠNG ..................................2
2.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................2
2.1.2. Phân loại ............................................................................................................2
2.1.3. Yêu cầu chất lượng ...........................................................................................2
2.1.4. Ưu nhược điểm của dạng bào chế gel có cấu trúc nhũ tương ...........................2

2.2. TỔNG QUAN VỀ ACID KOJIC.........................................................................3
2.2.1. Công thức ..........................................................................................................3
2.2.2. Tính chất lý hóa .................................................................................................3
2.2.3. Tác dụng ............................................................................................................4
2.2.4. Cơ chế ...............................................................................................................4
2.2.5. Định lượng acid kojic ........................................................................................4
2.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ TÁ DƯỢC TẠO GEL CARBOMER ...................5
2.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC .......................6
2.4.1. Cảm quan ..........................................................................................................6
2.4.2. pH ......................................................................................................................6
2.4.3. Độ dàn mỏng .....................................................................................................6
2.4.4. Kích thước tiểu phân .........................................................................................7
2.4.5. Khả năng khuếch tán hoạt chất qua màng.........................................................7
2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ACID KOJIC ..............................................................8
2.5.1. Các nghiên cứu ..................................................................................................8
2.5.2. Các chế phẩm ....................................................................................................9
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................11


3.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ ................................................11
3.1.1. Nguyên vật liệu ...............................................................................................11
3.1.2. Trang thiết bị ...................................................................................................12
3.2. NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÀO CHẾ
GEL CHỨA ACID KOJIC 1% DÙNG TRÊN DA ..................................................12
3.2.1. Công thức đề nghị ...........................................................................................12
3.2.2. Xây dựng quy trình bào chế ............................................................................13
3.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC. ...................................................15
3.3.1. Cảm quan ........................................................................................................15
3.3.2. Xác định độ dàn mỏng ....................................................................................15
3.3.3. pH ....................................................................................................................15

3.3.4. Kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân ..................................16
3.3.5. Khả năng khuếch tán hoạt chất qua màng.......................................................16
3.4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN GEL NHŨ TƯƠNG CHỨA ACID KOJIC 1% .17
3.5. THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACID KOJIC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS..................................................................................17
3.5.1. Xác định tính đặc hiệu (tính chọn lọc) ............................................................17
3.5.2. Xác định tính tuyến tính ..................................................................................17
3.5.3. Xác định độ lặp lại (độ chính xác) ..................................................................18
3.5.4. Xác định độ đúng ............................................................................................19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................20
4.1. KẾT QUẢ VỀ SỰ LỰA CHỌN CÔNG THỨC GEL NHŨ TƯƠNG DẦU
TRONG NƯỚC CHỨA 1% ACID KOJIC ..............................................................20
4.1.1. Khảo sát công thức ..........................................................................................20
4.1.2. Cơng thức lựa chọn .........................................................................................34
4.1.3. Quy trình điều chế cơng thức lựa chọn ...........................................................34
4.2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN GEL CHỨA ACID KOJIC 1% ..........................35
4.2.1. Kết quả đánh giá của 3 lô ................................................................................35
4.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn .......................................................................................36
4.3. THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACID KOJIC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS..................................................................................39


i

4.3.1. Xác định tính đặc hiệu (tính chọn lọc) ............................................................39
4.3.2. Xác định tính tuyến tính ..................................................................................42
4.3.3. Xác định độ lặp lại (độ chính xác) ..................................................................43
4.3.4. Xác định độ đúng ............................................................................................44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................45
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................45

5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................45
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................46


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
D/N: Dầu trong nước.
KA: Acid kojic.
HPLC: Sắc kí lỏng hiệu năng cao.
NF: Dược điển Mỹ.
N/D: Nước trong dầu.
PA: Hóa chất tinh khiết.
Ph. Eur: Dược điển Châu Âu.
TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở.
UHPLC: Sắc kí lỏng siêu hiệu năng.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục các nguyên vật liệu sử dụng. ..................................................11
Bảng 3.2. Danh mục các thiết bị sử dụng. ................................................................12
Bảng 3.3. Các thành phần trong công thức đề nghị. .................................................13
Bảng 3.4. Các dung dịch xác định tính tuyến tính. ...................................................18
Bảng 4.5. Thành phần các cơng thức khảo sát lần 1 CT1 đến CT5 .........................20
Bảng 4.6. Thành phần các công thức khảo sát lần 1 CT6 đến CT10 .......................21
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá về cảm quan của các công thức CT1 đến CT10 ..........22
Bảng 4.8. Thành phần các công thức khảo sát đợt 2 CT11 đến CT16. ....................23
Bảng 4.9. Đánh giá về cảm quan các công thức 11 đến 16. .....................................23
Bảng 4.10. Kết quả đo độ dàn mỏng của các công thức 11, 14, 16..........................24
Bảng 4.11. Kết quả đo pH của các công thức 11, 14, 16..........................................24
Bảng 4.12. Kết quả đo phân bố kích thước tiểu phân của các công thức 11, 14, 16.
...................................................................................................................................25

Bảng 4.13. Đánh giá về cảm quan đối với từng loại cánh khuấy. ............................26
Bảng 4.14. Kết quả đo độ dàn mỏng CT6 với CK1, CK2 với thời gian khuấy tương ứng.
...................................................................................................................................27
Bảng 4.15. Kết quả đo phân bố kích thước tiểu phân của CT16 với hai loại cánh
khuấy và thời gian khuấy trộn khác nhau tương ứng. ...............................................28
Bảng 4.16. Thành phần các công thức khảo sát đợt 5 từ CT23 đến CT26. ..............29
Bảng 4.17. Thành phần các công thức khảo sát đợt 5 từ CT27 đến CT30. ..............30
Bảng 4.18. Đánh giá về cảm quan các công thức 23 đến 30. ...................................30
Bảng 4.19. Kết quả đo độ dàn mỏng của các công thức 25, 26, 29 và 30. ...............31
Bảng 4.20. Kết quả đo pH của các công thức 25, 26, 29 và 30. ...............................31
Bảng 4.21. Kết quả phân bố kích thước tiểu phân của cơng thức 25, 26, 29 và 30. 32


Bảng 4.22. Phần trăm hoạt chất khuếch tán qua màng theo thời gian của các công
thức 25, 26, 29 và 30. ................................................................................................33
Bảng 4.23. Kết quả đánh giá 3 lô về cảm quan. .......................................................35
Bảng 4.24. Kết quả đánh giá 3 lô về độ dàn mỏng. ..................................................35
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá 3 lô về pH. ..................................................................36
Bảng 4.26. Kết quả đánh giá 3 lơ về phân bố kích thước tiểu phân. ........................36
Bảng 4.27. Kết quả khảo sát tính tuyến tính .............................................................43
Bảng 4.28. Kết quả khảo sát độ lặp lại (độ chính xác). ............................................44
Bảng 4.29. Kết quả khảo sát độ đúng. ......................................................................44


i

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Carbomer ở dạng acid (a) và dạng muối (b)...............................................6
Hình 2.2. Tế bào khuếch tán .......................................................................................8
Hình 2.3. UNITONE 4 của Isis Pharma ...................................................................10

Hình 2.4. MELA-D serum của La Roche-Posay ......................................................10
Hình 3.5. Sơ đồ bào chế gel chứa 1% acid kojic. .....................................................14
Hình 4.6. Đồ thị phân bố kích thước tiểu phân của CT16........................................25
Hình 4.7. Đồ thị phân bố kích thước tiểu phân khi dùng CK1 với thời gian 4 phút.
...................................................................................................................................28
Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn khả năng khuếch tán hoạt chất qua màng của các công
thức 25, 26, 29 và 30. Mỗi mẫu được lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. .........32
Hình 4.9. Phổ hấp thu của mẫu chuẩn. .....................................................................39
Hình 4.10. Phổ hấp thu của mẫu thử. .......................................................................40
Hình 4.11. Phổ hấp thu của mẫu tự tạo. ...................................................................40
Hình 4.12. Phổ hấp thu của mẫu placebo. ................................................................41
Hình 4.13. Phổ hấp thu của mẫu trắng. ....................................................................41
Hình 4.14. Đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thu và nồng độ. .........43


i


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tăng sắc tố da (nám, tàn nhang, đốm lão hóa, …) là một tình trạng phổ biến,
tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng tác động rất nhiều về mặt tâm
lý. Có rất nhiều phương thức điều trị tình trạng này, chủ yếu được chia thành hai
nhóm: nhóm các tác nhân hóa học (hydroquinon, arbutin, acid kojic, acid ascorbic và
các dẫn xuất, …) và nhóm các phương thức trị liệu vật lý (liệu pháp lạnh với nitơ
lỏng, phẫu thuật laser, lột da hóa học, mài da bề mặt, v.v…). Trong số các phương
thức trên, can thiệp bằng các tác nhân hóa học vẫn giữ vai trò chủ chốt trong điều trị
các rối loạn tăng sắc tố da cũng như ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm để làm trắng
da [3].
Một làn da trắng mịn là tiêu chuẩn của vẻ đẹp truyền thống Á Đơng. Vì thế, nhu cầu
về các sản phẩm trắng da là khá lớn, đặc biệt ở thị trường châu Á. Ngày nay, khi công

nghệ phát triển, những sản phẩm làm trắng da càng dễ tiếp cận người dùng hơn. Tuy
nhiên, tính an tồn và hiệu quả của các sản phẩm này không phải luôn đi đôi với
những lời quảng cáo của các nhà sản xuất, nhất là đối với các sản phẩm không rõ
nguồn gốc hiện đang tràn lan trên thị trường Việt Nam như hiện nay.
Xuất phát từ mong muốn tìm được cơng thức cho một sản phẩm làm trắng da dựa
trên các bằng chứng khoa học nhằm đảm bảo tính an tồn, hiệu quả khi sử dụng đồng
thời xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở rõ ràng để thuận tiện trong vấn đề kiểm tra, kiểm
soát chất lượng chế phẩm, thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế gel cấu trúc nhũ
tương dầu trong nước chứa acid kojic 1% dùng trên da” với mục tiêu nghiên cứu
công thức và quy trình bào chế gel chứa 1% acid kojic.Đề tài được thực hiện với các
nội dung:
- Nghiên cứu cơng thức và xây dựng quy trình bào chế gel chứa 1% acid kojic
bao gồm các thành phần: pha dầu, pha nước, chất diện hoạt, chất tạo gel và
chất bảo quản.
- Xây dựng tiêu chuẩn gel chứa acid kojic 1%.


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ GEL CĨ CẤU TRÚC NHŨ TƯƠNG
2.1.1. Định nghĩa
Gel bơi da là những chế phẩm thể chất mềm, sử dụng tá dược tạo gel thích hợp [1].

2.1.2. Phân loại
Gel thân dầu (oleogels): Trong thành phần sử dụng tá dược tạo gel, bao gồm dầu
parafin phối hợp với các tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phịng nhơm,
hoặc xà phịng kẽm.
Gel thân nước (hydrogels): Trong thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen
glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysaccarid (tinh bột, tinh bột biến tính, acid
alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polymer của acid acrylic (carbomer,
carbomer copolymer, carbomer interpolymer, methyl acrylat) và các chất vô cơ

(magnesi - nhôm silicat) [1].

2.1.3. Yêu cầu chất lượng
Phải là hỗn hợp đồng nhất.
Thể chất mềm, mịn màng, không tan chảy ở nhiệt độ thường, dễ bám thành lớp mỏng
khi bôi lên da.
Khơng gây kích ứng, dị ứng đối với da dùng sử dụng trong thời gian dài.
Bền vững (về lý, hóa và vi sinh) trong quá trình bảo quản.
Gây được hiệu quả cao đúng với mục đích và yêu cầu khi thiết kế công thức.
Không gây bẩn quần áo, dễ rửa sạch bằng nước và xà phòng [1].

2.1.4. Ưu nhược điểm của dạng bào chế gel có cấu trúc nhũ tương
Ưu điểm
Tránh được sự chuyển hóa qua gan lần đầu và các bất lợi khác do thay đổi pH, hoạt
tính enzym, tốc độ làm rỗng dạ dày, v.v… so với các dạng bào chế dùng đường uống,
tiêm, đặt dưới lưỡi…


Cảm quan đẹp, mềm mịn, dễ lấy, ít nhờn rít, dễ tán ra trên da, dễ rửa, thân thiện với
môi trường.
Thuận tiện về mặt bào chế đối với hoạt chất sơ nước.
Tăng khả năng giải phóng hoạt chất, đặc biệt là đối với các hoạt chất sơ nước, ngay
cả khi bào chế dạng gel nhũ tương N/D.
Giải phóng hoạt chất nhanh hơn so với các dạng bào chế truyền thống như kem, thuốc
mỡ.
Ổn định hơn so với các dạng bào chế dùng ngồi khác như bột, kem, thuốc mỡ
Có khả năng chứa được một lượng lớn hoạt chất.
Đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.
Nhược điểm
Có thể gây kích ứng da và viêm da tiếp xúc do hoạt chất hoặc tá dược [22].


2.2. TỔNG QUAN VỀ ACID KOJIC
Kojic acid (5-hydroxy-2-(hydroxymethyl)-4-pyron) là một trong những thành phần
làm trắng da phổ biến nhất được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm [11]. Kojic
acid được phân lập lần đầu tiên năm 1907 từ nấm Aspergillus oryae [4]. Acid kojic
rất kém bền. Nhiều chế phẩm trên thị trường sử dụng dạng este kojic dipalmitat thay
cho acid kojic, tuy nhiên hiệu quả của sự thay thế này chưa được chứng minh [Murad
alam]. Acid kojic ức chế sự hình thành sắc tố da, nên có tác dụng làm trắng da, tác
dụng này đã được chứng minh trên in vitro [6] [16] [17] [27] và in vivo [9] [18] [19].

2.2.1. Công thức
Công thức phân tử: C6H6O4.
Phân tử lượng: 142,11.

2.2.2. Tính chất lý hóa
Điểm chảy: 152 °C - 154 °C [28].


pKa: 7,90 - 8,03
Tính tan: Tan trong nước, ethanol, aceton; ít tan trong ether, ethyl acetat, chloroform,
pyridin; không tan trong benzen [35]

2.2.3. Tác dụng
Nhiều nghiên cứu cho thấy kojic acid cho hiệu quả tương đương hydroquinon, chất
được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tăng
sắc tố da [13] [25].

2.2.4. Cơ chế
Tương tự như các chất làm trắng da hydroquinon và arbutin, acid kojic có tác dụng
ức chế enzym tyrosinase do tạo phức với ngun tố đồng [11]. Ngồi ra kojic acid

cịn ức chế sự hỗ biến dopachrom thành 5,6-dihydroindol-2-carboxy acid [26] [32].
Các nghiên cứu mới hơn trong những năm gần đây cho thấy acid kojic cịn có tác
động làm giảm sắc tố da không liên quan đến sự ức chế enzym tyrosinase [7]. Ngồi
ra, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng acid kojic đóng vai trị cảm ứng làm tăng sản xuất
IL-6 và IL-8 trong các tế bào melanocyte/keratinocyte nằm ở lớp nền biểu bì, trong
đó IL-6 có tác động ức chế trực tiếp quá trình hình thành sắc tố da melanin ở các tế
bào này [8].

2.2.5. Định lượng acid kojic
Có nhiều nghiên cứu về phương pháp định lượng acid kojic đã được tiến hành trong
những năm qua như định lượng acid kojic bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng
cao (HPLC) [20][21][37], sắc kí lỏng siêu hiệu năng (UHPLC) [10], sắc kí cặp ion
[33], điện di mao quản [38], v.v…Trong số đó Roberto Pontarolo và các cộng sự đã
phát triển phương pháp định lượng acid kojic bằng phương pháp quang phổ UV - Vis.
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, ít tốn kém, tiện lợi và mang lại hiệu quả
cao.


Kojic acid có khả năng phản ứng tạo phức với ion nhôm trong môi trường acid. Phản
ứng xảy ra chủ yếu do liên kết phối trí được tạo thành giữa ion nhơm với nhóm
hydroxy enol và nhóm carbonyl trên phân tử acid kojic. Phức chất tạo thành có bước
sóng hấp thu cực đại tại 305 nm. Định lượng acid kojic được tiến hành thông qua
phép đo quang phổ UV-Vis của phức chất nhơm - acid kojic tại bước sóng 305 nm.
Phương pháp này được áp dụng để định lượng acid kojic trong cả nguyên liệu và
thành phẩm [29].

2.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ TÁ DƯỢC TẠO GEL CARBOMER

Carbomer là polymer tổng hợp cao phân tử của acid acrylic liên kết chéo với allyl
sucrose (Carbopol 934) hoặc allyl ete của pentaerythritol (Carbopol 940), trong phân

tử chứa từ 52% đến 68% nhóm acid carboxylic (COOH).
Carbomer ở dạng rắn là các phân tử có tính acid cuộn chặt vào nhau (Hình 2.1.a). Khi
phân tán trong nước, các phân tử bắt đầu hydrat hóa và tháo cuộn một phần. Cách
phổ biến nhất để đạt được độ nhớt tối đa là chuyển đổi carbomer có tính acid thành


dạng muối (Hình 2.1.b) bằng cách trung hịa carbomer bằng các base phổ biến như
natri hydroxyd (NaOH) hay triethanolamin (TEA).

Liên kết dọc

(a)

(b)

Hình 2.1. Carbomer ở dạng acid (a) và dạng muối (b).

Carbomer được sử dụng phổ biến trong các chế phẩm dạng lỏng và dạng bán rắn, bao
gồm các loại kem, gel, lotion và thuốc mỡ, sử dụng trong nhãn khoa, tại chỗ, trực
tràng và âm đạo. Nồng độ carbomer được sử dụng từ 0,5 - 5%. Carbomer cũng có thể
tạo gel với dung môi cồn, glycerin, propylen glycol. Dung dịch trong nước 0,5 - 1%
(đã được trung hịa) có độ nhớt từ 3000 - 6000 cps [1] [30].

2.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC
2.4.1. Cảm quan
Chế phẩm phải đạt yêu cầu về thể chất: mềm, mịn màng, độ đặc vừa phải, đồng nhất;
không tan chảy ở nhiệt độ thường, dễ bám thành lớp mỏng khi bơi lên da, v.v… [1].

2.4.2. pH
Chế phẩm phải có pH phù hợp với pH tự nhiên của da, khoảng 4,0 đến 6,5 [23].


2.4.3. Độ dàn mỏng
Việc xác định thể chất của các dạng bào chế bán rắn là rất cần thiết. Trước kia người
ta chỉ đánh giá thể chất bằng cảm quan. Ngày nay đã có nhiều phương pháp dụng cụ
để kiểm tra thể chất như đo độ xuyên sâu, đo độ dàn mỏng, đo độ dính, đo khả năng
chảy ra khỏi ống tuýp…


Độ dàn mỏng của thuốc mỡ được biểu thị bằng diện tích tản ra của một lượng thuốc
mỡ nhất định khi cho tác dụng lên nó những trọng lượng khác nhau.
Dụng cụ dùng là giãn kế [2].

2.4.4. Kích thước tiểu phân
Sự đánh giá kích thước tiểu phân là cần thiết đối với các dạng bào chế cấu trúc nhũ
tương. Các thơng số khi đo kích thước tiểu phân phản ánh được mức độ hiệu quả của
q trình nhũ hóa cũng như các thay đổi về độ bền của chế phẩm trong q trình bảo
quản. Kích thước tiểu phân và sự phân bố kích thước tiểu phân có thể đo đạc trực tiếp
thơng qua kính hiển vi điện tử. Tuy nhiên phương pháp này địi hỏi nhiều thời gian,
cơng sức và trình độ kỹ thuật cơng nghệ nhất định, do đó phương pháp này chủ yếu
được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của các phương pháp khác. Ngày nay,
phương pháp tán xạ ánh sáng được sử dụng rộng rãi trong xác định kích thước và
phân bố kích thước tiểu phân. Các đo lường phân bố kích thước tiểu phân dựa trên
nguyên tắc đo độ tán xạ của một hoặc một số bước sóng ánh sáng khi nó truyền qua
cuvet chứa một lượng mẫu được pha loãng nhất định. Phương pháp này được đánh
giá là hiệu quả, nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi [15].

2.4.5. Khả năng khuếch tán hoạt chất qua màng
Khả năng giải phóng hoạt chất ra khỏi tá dược là một trong những yếu tố quyết định
mức độ và tốc độ hấp thu hoạt chất qua da. Để đánh giá khả năng giải phóng dược
chất ra khỏi các tá dược khác nhau, người ta thường sử dụng phương pháp khuếch

tán qua gel hoặc qua màng. Trong đó, phương pháp khuếch tán qua màng được áp
dụng rộng rãi với nhiều hoạt chất và có thể sử dụng để đánh giá một cách khá định
lượng mức độ và tốc độ giải phóng hoạt chất ra khỏi các hệ tá dược khác nhau. Trên
cơ sở đó có thể tiếp tục nghiên cứu in vivo và thiết kết được các cơng thức có tác
dụng điều trị đúng với mục tiêu mong muốn.
Màng dùng cho phương pháp này có thể là màng nhân tạo (Celphan, dẫn chất
cellulose, silicon…), màng tự nhiên (da động vật để nguyên hoặc đã loại bớt lớp sừng
như da chuột nhắt, chuột cống, da thỏ…).


Môi trường khuếch tán thường là: Nước cất, dung dịch đệm, cũng có khi là dung mơi
hoặc hỗn hợp dung mơi.

Hình 2.2. Tế bào khuếch tán

Để xác định lượng hoạt chất giải phóng được trong từng khoảng thời gian có thể dùng
phương pháp quang phổ hoặc sắc kí lỏng hiệu năng cao. Từ các thơng số đo đạc và
tính tốn, vẽ đồ thị biểu diễn sự tương qua giữa lượng dược chất giải phóng theo thời
gian đồng thời có thể tính được hằng số tốc độ giải phóng dược chất [2].

2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ACID KOJIC
2.5.1. Các nghiên cứu
(1997) Igaki T. và cộng sự đã thực hiện các thử nghiệm và đưa ra các khuyến cáo
nhằm nâng cao tính bền của acid kojic và các dẫn xuất khi dùng trong bào chế: điều
chỉnh giá trị HLB của hỗn hợp chất diện hoạt khơng q 12 và nên có ít nhất một chất
diện hoạt thuộc nhóm khơng ion hóa; dạng bào chế thích hợp là nhũ tương dầu trong
nước hoặc nước trong dầu và nên thực hiện việc gel hóa để cải thiện về mặt cảm quan
khi sử dụng, nhất là đối với nhũ tương loại nước trong dầu [31] .
(2010) Draelos Z. D. và các cộng sự đã tiến hành đánh giá, so sánh hiệu quả làm
trắng da của công thức nghiên cứu chứa acid kojic, chiết xuất Emblica officinalis và

acid glycolic với công thức chứa 4% hydroquinon. Kết quả cho thấy công thức nghiên


cứu cho hiệu quả tương đương và có thể được dùng thay thế cho công thức chứa 4%
hydroquinon trong điều trị các rối loạn sắc tố da ở mức độ nhẹ đến trung bình [12].
(2010) Nhóm chun gia xét duyệt thành phần mỹ phẩm (The Cosmetic Ingredient
Review Expert Panel - CIREP) đã kết luận: tính nhạy cảm của da và hiệu quả trắng
da sẽ không được thể hiện khi dùng acid kojic ở nồng độ thấp hơn 1%, do đó, acid
kojic được coi là thành phần an toàn khi sử dng n mc nng ny [5].
(2013) Gonỗalez v cỏc cộng sự đã nghiên cứu sự vận chuyển qua da của hệ nano
mang acid kojic để điều trị lão hóa da. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ nano, điển
hình là hệ tinh thể lỏng (liquid crystalline systems-LCSs) có ảnh hưởng đến sự thấm
qua da, tăng hoạt tính của acid kojic và khơng gây độc tính tế bào [14].
(2014) Montra Srisayam và các cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng phổ hồng ngoại biến
đổi Fourier để mô tả sự biến đổi của các phân tử sinh học trong các tế bào sắc tố bị
ung thư ở người được điều trị bằng sesamol và acid kojic. Nhóm nghiên cứu đã kết
luận: Cả sesamol và acid kojic cho thấy tác động tương tự trên sự ức chế tổng hợp
melanin [24].
(2014) Với mục đích nâng cao hơn nữa khả năng ức chế enzym tyrosinase của acid
kojic, nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Sungkyunkwan, Hàn quốc đã nghiên cứu
tổng hợp các dẫn xuất của acid kojic chứa các liên kết thioether và ester đồng thời
đánh giá hoạt tính ức chế tyrosinase của các dẫn xuất này [36].

2.5.2. Các chế phẩm
Kojic acid là thành phần phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da ở châu Á. Acid
kojic không được sử dụng đơn trị trong điều trị nám da. Thông thường, acid kojic
thường được sử dụng kết hợp với các thành phần có tác động làm trắng da khác như
arbutin, acid ascorbic và dẫn xuất, chiết xuất trà xanh, chiết xuất rễ cam thảo, v.v…
Bên dưới là hình minh họa hai chế phẩm trong thành phần có chứa acid kojic (hiện
chưa được chính thức phân phối trên thị trường Việt Nam).



0

Hình 2.3. UNITONE 4 của Isis Pharma

Hình 2.4. MELA-D serum của La Roche-Posay


1

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ
3.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 3.1. Danh mục các nguyên vật liệu sử dụng.

Tiêu chuẩn

Nguồn gốc

Acid kojic

TCCS

Trung Quốc

Dầu parafin

PA


Mỹ

Acid oleic

PA

Đức

Isopropyl myristat

PA

Đức

Cetostearyl alcol

TCCS

Trung Quốc

Acid stearic

TCCS

Trung Quốc

Propylen glycol

TCCS


Trung Quốc

Glycerol

TCCS

Trung Quốc

Nipagin M

TCCS

Trung Quốc

Polysorbat 80

TCCS

Trung Quốc

Sorbitan monooleat

TCCS

Trung Quốc

Carbopol 940

TCCS


Trung Quốc

Hydroxy propyl methyl cellulose

NF 32

Mỹ

Aerosil 200

Ph. Eur.

Đức

Nhôm clorid

PA

Mỹ

Natri hydroxyd

TCCS

Trung Quốc

Acid nitric

TCCS


Trung Quốc

Tên nguyên liệu


2

3.1.2. Trang thiết bị
Bảng 3.2. Danh mục các thiết bị sử dụng.

Tên thiết bị

Mã số

Nguồn gốc

Cân kĩ thuật

Satorius TE412

Đức

Cân phân tích

Satorius CPA224S

Đức

Máy đo pH


CyberScan pH 510

Hàn Quốc

Máy siêu âm

Elma T840 DH

Đức

Máy khuấy từ

MIX 6 2Mag

Đức

Máy khuấy

Wisestir HS-120A

Máy lắc xoáy

Top-mix 94323

Đức

Máy quang phổ UV Vis

Shimadzu UV-1601


Nhật

Máy đo kích thước tiểu phân

Malvern Mastersizer
3000E

Anh

Tế bào khuếch tán

Labfine

Màng lọc cellulose acetat

M047-CA045

Hàn Quốc

Hàn Quốc
Hồng Kông

3.2. NGHIÊN CỨU CƠNG THỨC VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÀO
CHẾ GEL CHỨA ACID KOJIC 1% DÙNG TRÊN DA
3.2.1. Công thức đề nghị


3

Bảng 3.3. Các thành phần trong công thức đề nghị.


Thành phần
Hoạt chất

Nguyên liệu

Tỉ lệ trong công thức (%)

Acid kojic

1

Mineral oil
Pha dầu

Isopropyl myristat (IPM)

5 - 20

Acid oleic
Tween 80
Chất diện hoạt

10 - 20
Span 80
Carbopol 940

0,45 - 1,35

Chất tạo gel

HPMC
Chất bảo quản

Pha nước

Nipagin M

0,5 - 1,5
0,05

Propypen glycol

10 - 20

Glycerin

0 - 10

Nước cất

vđ. 100

3.2.2. Xây dựng quy trình bào chế
Quy trình chung
Ngâm tá dược tạo gel trong nước tạo hỗn hợp gel sánh.
Hòa tan nipagin M trong hỗn hợp propylen glycol và glycerin, phân tán tiếp acid kojic
vào, khuấy bằng máy khuấy từ đến tan hoàn toàn (hỗn hợp A).
Thêm tá dược tạo gel vào hỗn hợp A, khuấy đều.
Cho từ từ dung dịch natri hydroxyd vào, khuấy đều (hỗn hợp B).
Cho chất diện hoạt và dầu vào hỗn hợp B, khuấy trộn liên tục đến đồng nhất.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, sau đó tiến hành các thử nghiệm.


4

Khảo sát sự khuấy trộn
Khảo sát trên 3 loại cánh khuấy: cánh khuấy chân vịt, cánh khuấy mái chèo bản và
cánh khuấy chữ U
Khảo sát thời gian khuấy: 4, 6, 8, 10 phút
Tốc độ khuấy: Tốc độ 1 (khoảng 200 vòng/phút), tốc độ 2 (khoảng 400 vòng/phút).
Sơ đồ bào chế
Nipagin M +
Propylen glycol + Glycerin
+ Acid kojic

Chất tạo gel + Nước cất

Khuấy bằng máy khuấy
từ đến tan hoàn toàn

Dung dịch

Ngâm 24h ở nhiệt độ phòng

Hỗn hợp sánh

Khuấy đều

Hỗn hợp A


Dung dịch NaOH

Khuấy đều

Hỗn hợp B

Pha dầu, chất diện hoạt

Khuấy bằng máy khuấy
đến đồng nhất

Gel acid kojic 1%
Để ổn định 24h ở
nhiệt độ phịng

Tiến hành thử nghiệm
Hình 3.5. Sơ đồ bào chế gel chứa 1% acid kojic.


×