Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Kỹ năng ứng phó với stress của sinh viên y khoa và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 45 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA SINH VIÊN Y KHOA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Mã số: <Mã số đề tài>

Chủ nhiệm đề tài: TS. HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH

Tp. Hồ Chí Minh, 02/2019

.


.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS


CỦA SINH VIÊN Y KHOA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Mã số: <Mã số đề tài>

Chủ nhiệm đề tài

HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH

Tp. Hồ Chí Minh, 02/2019
.


.

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh
2. Chanuantong Tanasugarn

.


.

MỤC LỤC
Danh mục bảng, biểu, chữ viết tắt ...................................................................................... i
Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và cơng nghệ cấp trường .......................... 1
Nội dung chính .................................................................................................................. 2
Mở đầu – Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5
Phương pháp – đối tượng nghiên cứu................................................................................ 8

Kết quả nghiên cứu .......................................................................................................... 11
Bàn luận ........................................................................................................................... 17
Kết luận – Kiến nghị ................................................................................................................... 19

Tài liệu tham khảo

.


.

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................... 9
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và tình trạng sức khỏe tâm thần ..................... 11
Bảng 2. Tính đờng nhất và ma trận tương quan giữa các cấu phần của thang đo CSI dùng
xác định các chiến lược ứng phó với stress mà sinh viên y khoa đã áp dụng ................. 12
Bảng 3. Các yếu tố có liên quan đến chiến lược ứng phó với Stress ở sinh viên y khoa 14
Bảng 4. Mơ hình phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến chiến lược ứng phó với các
tình huống gây căng thẳng ở sinh viên y khoa ................................................................ 15

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RLTT: Rối loạn tâm thần
SKTT: Sức khỏe tâm thần
WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới
WHO-5: World Health Organization Well-being index: Thang đo sự khỏe mạnh về tâm
thần của tổ chức y tế thế giới, gồm 5 câu hỏi

.



.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN Y KHOA & CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN

- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH
- Điện thoại: 0909592426

Email:

- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM. GDSK&TLYH
- Thời gian thực hiện: 1 năm

2. Mục tiêu:
 Xác định tình trạng sức khỏe tâm thần và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe tâm thần của sinh viên y khoa
 Xác định các chiến lược mà sinh viên hiện sử dụng để ứng phó với các tình huống
gây stress
 Xác định mối liên quan giữa các kỹ năng ứng phó với stress và tình trạng sức khỏe
tâm thần của sv y khoa

1
.



.

3. Nội dung chính:
Sự sảng khoái về mặt tâm thần (mental well-being) được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa
là “tình trạng thoải mái mà trong đó, cá nhân biết được năng lực bản thân, có khả năng ứng
phó với những yếu tố gâycăng thẳng trong đời sống hàng ngày,làm việc hiệu quả và đóng
góp cho cộng đồng” (1). Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu người mắc các
rối loạn về tâm thần (RLTT) và điều này đóng góp không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật cho
toàn xã hội (2). Có thể nói, ngày nay người ta sống lâu hơn nhưng không có nghĩa là họ
sống một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh. Cải thiện sức khỏe tâm thần (SKTT) là mụctiêu
toàn cầu, điều nàymanglại những lợi ích đáng kểcho sức khỏe củangười dân và nâng cao
chất lượng cuộc sống không chỉ cho cá nhân mà cho toàn xã hội. Trong vài thập kỷ gần
đây, tỉ lệ sinh viên gặp các vấn đề liên quan đến SKTT ngày càng tang và điều này đã tạo
nên một thách thức mới cho những người làm công tác y tế công cộng, những người thực
sự quan tâm đến việc tạo ra những đáp ứng kịp thời để giải quyết tình trạng này (9-12).
Sinh viên trải nghiệm nhiều mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm trong suốt thời gian học
tại trường đại học. Có vẻ như sinh viên ngày nay phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong
quá khứ bởi nhiều lý do chẳng hạn như áp lực về thành tích học tập tốt, ít cơ hội việc làm,
cạnh tranh cao, kỳ vọng nghề nghiệp cao và chưa được chuẩn bị tốt cho cuộc sống độc lập
(13-20). So với các chương trình đào tạo khác, đào tạo y khoa có thể được xem là một trong
những quá trình đạo tạo khó khăn và nhiều áp lực nhất. Và do vậy, sinh viên ykhoathường
rất căng thẳng trong suốt thời gianhọc vàđiều này dễ dẫn đến việc mắc các RLTT, thậm
chí là tự tử (14, 21-29). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc các RLTT trong sinh viên
y khoa cao hơn sinh viên các chuyên ngành khác và cao hơn dân số chung (30-32). Y văn
cho thấy tỉ lệ mắc các RLTT ở sinh viên y khoa tại Mỹ và Châu Âu là 8-15%, ở các nước
Trung Đông là 45-67%, tại các khu vực khác là 21-38% (2, 14, 24, 30, 33-35). Tránhné
vấn đề, suy nghĩ tiêu cực, không tham gia các hoạt động xã hội, cảm giác tự ti, v.v. đều có
lien quan đến trầm cảm, lo âu và SKTT kém (36-38). Ngược lại, những cảm xúc tích cực,

kỹ năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập , sự tự tin, các hỗ trợ về
mặt xã hội và việc bày tỏ/giải tỏa cảm xúc sẽ giúp làm giảm lo âu, trầm cảm và tác động
2
.


.

tốt đến sức khỏe thể chất và tâm thần (36, 37, 39, 40).Có thể nói rằng, kỹ năng ứng phó với
stress đối với sinh viên y khoa là một vấn đề rất đáng quan tâm vì đây sẽ là nguồn nhân lực
y tế trong tương lai của đất nước, những người phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho toàn
dân

4. Kết quả chính đạt được
Tỉ lệ sinh viên y có các dấu hiệu trầm cảm, lo âu và căng thẳng lần lượt là 51.6%, 70.3%
và 49.9%. Đối mặt để giải quyết vấn đề là chiến lược ứng phó được nhiều sinh viên lựa
chọn nhất trong 8 kiểu chiến lược; kế đến là chiến lược tái cấu trúc nhận thức về vấn đề/tác
nhân gây stress. Những sinh viên có rối loạn tâm thần thì thường có khuynh hướng tự phê
phán bản thân và ít khi chọn những chiến lược ứng phó mang tính tích cực như việc chia
sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè hoặc cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề. Những sinh
viên sống với gia đình thường ít bày tỏ cảm xúc hơn so với những đối tượng đang sống
cùng bạn bè trong thời gian học (Coef=-0.20 95% CI -0.32 – -0.08, p=0.002). Tình trạng
stress có mối liên quan với những suy nghĩ có tính mơ mộng của sinh viên, những sinh
viên có dấu hiệu stress thì thường chọn chiến lược mơ mộng (Coef=0.35, 95% CI 0.33 –
0.49, p=0.001), tự phê phán (Coef=0.30, 95% CI 0.11 – 0.49, p=.002) và thậm chí là rút
lui khỏi các hoạt động xã hội (Coef=0.35, 95% CI 0.19 – 0.52, p<0.001).

5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
Các nghiên cứu trên thế giới đã chothấy các can thiệp trong bốicảnh trường học có thể giúp
cung cấp môi trường lành mạnh hỗ trợ thúc đẩy cảm xúc tích cực, nâng cao sự sảng khoái

về mặt tâm thần và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ cũng như việc tự tử trong sinh viên (2,
13, 20, 41, 42). Có nhiều chương trình can thiệp đã được triển khai tại các nước phương
Tây, ví dụ như chương trình can thiệp tại đại học Y khoa Vanderbilt, chương trình phối
hợp phòng chống tự sát, chương trình Nâng cao sức khỏe tâm thần (mô hình Cornell), mô
3
.


.

hình trường đại học “healthy” tại UK, v.v. (43-47). Những chương trình này đã tác động
rất tốt đến tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên. Tuy nhiên, ở các quốc gia Châu Á,
trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chưa có những hoạt động can thiệp nào được triển khai
tại các trường ĐH, đặc biệt là trường Y. Đề tài hy vọng cung cấp những thông tin cần thiết
để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp cho đối tượng đặc biệt này.

4
.


.

MỞ ĐẦU; TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
Ở TRONG VÀ NGỒI NƯỚC; TÍNH CẤP THIẾT; MỤC TIÊU
Y văn cho thấy rằng, hiện tại, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng, người
ta chú trọng đến việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tâm thần hơn là quan tâm
đến việc nghiên cứu, can thiệp nâng cao khía cạnh tích cực của SKTT. Có rất ít nghiên cứu
được thực hiện ở mức độ dự phòng, bảo vệ SKTT ở dân số chung, những người không
hoặc chưa mắc các vấn đề RLTT. Nhiều nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng có 3 lĩnh vực
cần được quan tâm để đạt được trạng thái sảng khoái về tâm thần. Đó là: (1) Cảm xúc tích

cực (vd như cảm nhận về sự hài lòng với cuộc sống, cảm giác hạnh phúc, cảm giác vui vẻ,
an bình); (2) Tâm lý tích cực (vd như tự tin, cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới, sự
lạc quan, hy vọng, sống có mục đích, có những mối quan hệ lành mạnh); (3) Sự sảng
khoái/tích cực về mặt xã hội (vd như sự chấp nhận xã hội, niềm tin vào cuộc sống và con
người, sự hữu ích đối với xã hội và cộng đồng). Muốn đạt được điều này,đòi hỏi cá nhân
cần có kỹ năng quản lý stress tốt để duy trì các cảm xúc tích cực và củng cố các mối quan
hệ xã hội, đẩy lùi các yếu tố gây stress.

Tại Copenhagen, khi bàn về những nguyên tắc chính trong Nâng cao sức khỏe, WHO nhấn
mạnh rằng chúng ta cần quan tâm đến dân số chung hơn là chỉ dành sự quan tâm cho nhóm
dân số nguy cơ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người, thay vì chỉ tập trung
nghiên cứu hoặc can thiệp trên nhóm có các RLTT, chúng ta cần tập trung xây dựng các
chương trình can thiệp nhằm tăng cường và đẩy mạnh khía cạnh tích cực của SKTT. Nâng
cao sức khỏe tâm thần được WHO cho là “việc tạo ra những điều kiện và môi trường sống
tốt giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe tâm thần của người dân và cho phép người dân thích nghi
và duy trì cuộc sống lành mạnh”(57). Khi đề cập đến việc nâng cao sức khỏe tâm thần
(mental health promotion) có nghĩa là đề cập đến khía cạnh tích cực của SKTT. Giáo dục
y khoa từ lâu đã được xem là một chương trình đào tạo đầy áp lực đối với sinh viên y khoa.
Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống được Dyrbye và đồng nghiệp thực hiện (31), kết
quả phân tích cho thấy tình trạng căng thẳng, lo âu và kiệt sức của sinh viên y tại Mỹ và
5
.


.

Canada rất cao so với dân số chung có độ tuổi tương ứng. Những yếu tố khác chẳng hạn
như làm việc quá sức và mối quan tâm đến thành tích học tập được xem là những yếu tố
đóng góp vào tình trạng này.
Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 trên 330 sinh viên y khoa tại trường Y

Vanderbilt (30), các nhà nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ trầm cảm và lo âu trong sinh viên y
khoa Vanderbilt cao hơn nhóm sinh viên ko học chuyên ngành y khoa. Tỉ lệ trầm cảm nhẹ
ở đối tượng này là 11.6%, 9% trầm cảm ở mức trung bình và 3% mắc trầm cảm nghiêm
trọng. Có khoảng 21.4% đến 22.7% nam sinh viên và 38.7%–40.5% nữ sinh viên y khoa
có những rối loạn lo âu nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng cho thấy nữ sinh viên có khuynh
hướng lo âu và trầm cảm nhiều hơn nhóm nam sinh. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các
hoạt động vận động thể lực và tôn giáo có mối quan hệ tuyến tính với việc làm giảm tỉ lệ
trầm cảm và lo âu.
Một nghiên cứu trực tuyến trên 1222 sinh viên y khoa tại Anh vừa mới tiến hành năm 2015
cho thấy hầu hết những sinh viên y khoa cảm thấy họ ko được trường học hỗ trợ đúng mức.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 30% đối tượng tham gia nghiên cứu tuyên bố rằng họ đã
trải nghiệm việc mắc các RLTT trong thời gian học và đã phải điều trị hồi phục. Cũng
trong nhóm này,80% nghĩ rằng mức độ hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên là kém hoặc
trung bình. Có khoảng 15% đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết họ đã nghĩ đến việc tự
sát một vài lần trong suốt quá trình học.
Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác được tiến hành tại VN trong năm 2011, tác
giả Duong Anh Vuong và đồng nghiệp báo cáo rằng các vấn đề liên quan đến SKTT chưa
được nghiên cứu đồng đều. Ở VN, mặc dù đã bắt đầu có nhiều các nghiên cứu hơn tìm hiểu
về vấn đề SKTT, thế nhưng hầu hết đều lệch theo hướng tìm hiểu những khía cạnh liên
quan đến bệnh, đến các rối loạn; rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về khía cạnh tích cực của
SKTT, rất ít nghiên cứu tìm hiểu xem cần làm gì nâng cao cảm xúc tích cực, để ngăn không
cho RLTT xảy ra ngay từ giai đoạn sớm (58).
6
.


.

Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2009 trên sinh viên Y tế công cộng và điều dưỡng tại
Đại học Y Dược Tp.HCM, Quynh HHN và Dunne báo cáo rằng nữ sinh viên có khuynh

hướng lo âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn so với nam sinh (48, 59). Các yếu tố liên
quan đến gia đình tác động đến mức độ trầm cảm của nam sinh trong khi các yếu tố lien
quan đến trường học lại lien quan chặt chẽ đến mức độ trầm cảm ở nữ sinh viên. Mức độ
hạnh phúc và hy vọng của nam sinh viên bị tác động nhiều bởi các yếu tố lien quan đến
trường học hơn là các yếu tố lien quan đến gia đình và xã hội (48). Nghiên cứu theo dõi 1
năm sau đó cho thấy tỉ lệ sinh viên mắc các RLTT là 58.47% và có sự khác biệt thực sự
giữa tỉ lệ này giữa sv các năm (49). Riêng đối với sinh viên y khoa, một nghiên cứu cắt
ngang thực hiện năm 2012 tại Đại học Y Dược Huế cho thấy cứ 6 sinh viên thì sẽ có 1 em
có các triệu chứng của trầm cảm hoặc lo âu. 10.5% từng có ý nghĩ tự sát, 4.5& đã lên từng
lên kế hoạch tự sát và 1.5% báo cáo đã toan tự sát (51).
Trong năm 2008, tác giả Dinh Do Quyen và Tasanapradit Prida báo cáo có 39.6% sinh viên
y khoa mắc trầm cảm. Khi gặp khó khăn, 54.1% sinh viên cho rằng họ đã trò chuyện, chia
sẻ với bạn bè, 24.2% chia sẻ với cha mẹ, 19.1% tự giải quyết, 13.1% cầu nguyện, và 8%
lựa chọn du lịch hoặc các biện pháp khác (60). Những yếu tố nội tại, môi trường học tập
và môi trường xung quan là những yếu tố tác động đến tình trạng căng thẳng trong sinh
viên. Ngoài ra, hoạt động thể lực, quá tải trong học tập, nơi cư trú và sự hài lòng về các
mối quan hệ với cha mẹ và bạn bè cũng đã tác động không nhỏ đến các RLTT của sinh
viên y khoa.
Một nghiên cứu vừa ấn bản trong năm 2013 của tác giả Trần Quỳnh Anh và cộng sự đã
báo cáo có tới 23% sinh viên y khoa mắc trầm cảm ở mức nhẹ và trung bình, 20.2% mắc
trầm cảm ở mức độ nặng, 8.7% báo cáo từng có ý định tự sát, và 3.9% báo cáo đã từng lên
kế hoạch tự sát (52). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy xung đột trong gia đình, thất tình
hoặc một mối quan hệ đổ vỡ cũng liên quan chặt chẽ với những RLTT. Sinh viên năm nhất
và sinh viên dân tộc thiểu số có mức độ trầm cảm và lo âu cao hơn các đối tượng khác.

7
.


.


Khác với kết quả từ nghiên cứu của Mỹ, yếu tố tôn giáo ko liên quan đến các biểu hiện
trầm cảm và lo âu của sinh viên y khoa VN.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tình trạng sức khỏe tâm thần và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe
tâm thần của sinh viên y khoa
2. Xác định các chiến lược mà sinh viên hiện sử dụng để ứng phó với các tình huống gây
stress
3. Xác định mối liên quan giữa các kỹ năng ứng phó với stress và tình trạng sức khỏe tâm
thần của sv y khoa

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
 Dân số mục tiêu: Sinh viên y khoa tại các trường Y Việt Nam
 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên y khoa Đại học y dược Tp.HCM và Đại học Y
Dược Cần Thơ
 Cỡ mẫu: 411 SV Y đa khoa, hệ chính quy khóa 2016 được chọn vào nghiên cứu
sau kết quả sàng lọc trên tổng số 1018 sinh viên của cả 2 trường.
 Mẫu được chọn dựa trên kết quả sàng lọc tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên
Y khoa tại trường ĐH Y Dược Tp.HCM và ĐH Y Dược Cần Thơ (xem sơ đồ kỹ
thuật chọn mẫu phía dưới)

8
.


.

Đại học Y Dược TP. HCM

374/404 SV năm 1 (92.5%)

BCH sàng lọc
(DASS-21 và WHO-5)

Nhóm BT
(n=164)

Pre-test
1 Học kỳ
(5 tháng)
Post-test

Nhóm có điểm
SKTT thấp
(n=210)

Đại học Y Dược Cần Thơ
644/668 SV năm 1 (96.4%)

BCH sàng lọc
(DASS-21 và WHO-5)

Nhóm có điểm
SKTT thấp
(n=419)

Nhóm can thiệp
(n=210)


Nhóm chứng
(n=210)

Nhóm can thiệp
(n=210)

Nhóm chứng
(n=210)

Nhóm can thiệp
(n=201), 95.7%

Nhóm chứng
(n=210), 100%

Nhóm BT
(n=225)

Sơ đồ 1. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

9
.


.

 Địa điểm nghiên cứu: Đại học Y Dược Tp.HCM và Tp.Cần Thơ
 Tiêu chuẩn chọn vào: SV Y đa khoa, hệ chính quy khóa 2016 có điểm số sàng lọc
theo thang đo WHO-5 dưới 13 hoặc có câu trả lời là 0 hoặc 1 ở bất kỳ câu hỏi nào
trong thang đo trên.

 Tiêu chuẩn loại ra: các bảng hỏi trả lời thiếu 30% các câu hỏi quan trọng
 Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi tự điền với các thang đo đã được chuẩn hóa
 Sai lệch thông tin: đối tượng nghiên cứu được thông tin rõ về mục tiêu nghiên cứu
và hướng dẫn cách trả lời. Bộ câu hỏi sau khi hoàn tất được bỏ vào phong bì và nộp
lại cho nhóm nghiên cứu để đảm bảo tính bảo mật, tạo cảm giác thoải mái cho đối
tượng khi trả lời bộ câu hỏi.
 Quản lý và phân tích số liệu: Mọi thơng tin cá nhân của người tham gia đều được
mã hóa và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Đối tượng tham gia được yêu cầu
ký vào thư chấp thuận nếu đồng ý tham gia nghiên cứu và có thể rút khỏi nghiên
cứu ở bất kỳ thời điểm nào. Ngồi ra, đối tượng đờng ý tham gia nghiên cứu sẽ được
tham dự các hoạt động huấn luyện cần thiết, ví dụ như kỹ năng quản lý thời gian,
kỹ năng quản lý và đáp ứng với stress,… Bên cạnh đó, trong suốt thời gian diễn ra
nghiên cứu, đối tượng cũng được cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề chăm
sóc SKTT.
 Vấn đề y đức: đề tài đã được Hội đồng Y đức của Đại học Y Dược Tp.HCM và của
Đại học Mahidol, Thái Lan

10
.


.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
Kết quả ở bảng 1 cho thấy hơn nửa đối tượng tham gia nghiên cứu là nam (57.7%). Gần
2/3 đối tượng không theo tôn giáo nào (72.5%); hiện đang sống cùng bạn bè (79.3%). Đối
tượng tham gia nghiên cứu báo cáo đã nhận được hỗ trợ xã hội ở mức trung bình trở lên
(66.2%) và hầu hết cảm thấy hài lòng với những hỗ trợ đã nhận được (94.4%). Kết quả

phân tích cho thấy tỉ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở sinh viên y khoa lần lượt là 51.6%,
70.3% và 49.9%. Dựa trên thang đo WHO-5, kết quả phân tích cho thấy có 63.7% sinh viên y khoa
cảm thấy không hạnh phúc (poor mental well-being).

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và tình trạng sức khỏe tâm thần
Đặc điểm

Chung
n (%)

Giới tính
Nam
237 (57.7)
Nữ
174 (42.3)
Tơn giáo

113 (27.5)
Khơng
298 (72.5)
Sống cùng
Gia đình
77 (18.7)
Bạn bè
326 (79.3)
Khác
8 (2.0)
Tình trạng hơn nhân của cha mẹ
Đang sống chung
378 (92.0)

Khác
33 (8.0)
Nhận được hỗ trợ xã hội
Thấp
139 (33.8)
Trung bình
221 (53.8)
Cao
51 (12.4)
Hài lịng về hỗ trợ xã hội

388 (94.4)
Khơng
23 (5.6)
a

Khơng hạnh phúc
n=262 (63.7%)
n (%)
pa

Trầm cảm
n=212 (51.6%)
n (%)
pa

Lo âu
n=289 (70.3%)
n (%)
pa


Căng thẳng
n=205 (49.9%)
n (%)
pa

146 (61.6) 0.291
116 (66.7)

117 (49.4) 0.294
95 (54.6)

167 (70.5) 0.939
122 (70.1)

108 (45.6) 0.041
97 (55.7)

184 (61.7) 0.170
78 (69.0)

151 (50.7) 0.549
61 (54.0)

207 (69.5) 0.539
82 (72.6)

143 (48.0) 0.213
62 (54.9)


52 (67.5) 0.574
204 (62.6)
6 (75.0)

43 (55.8) 0.697b
165 (50.6)
4 (50.0)

55 (71.4) 0.167
226 (69.3)
8 (100.0)

40 (51.9) 0.336b
159 (48.8)
6 (75.0)

240 (63.5) 0.716
22 (66.7)

191 (50.5) 0.148
21 (63.6)

262 (69.3) 0.132
27 (81.8)

183 (48.4) 0.044
22 (66.7)

91 (65.5) <0.001 104 (74.8) 0.191
98 (44.3)

147 (66.5)
23 (45.1)
38 (74.5)

82 (59.0) 0.031
100 (45.2)
23 (45.1)

105 (75.5) <0.001
131 (59.3)
26 (51.0)
242 (62.4) 0.017
20 (87.0)

194 (50.0) 0.008
18 (78.3)

268 (69.1) 0.023
21 (91.3)

186 (47.9) 0.001
19 (82.6)

All p values were calculated using Chi-squared tests unless otherwise indicated; bFisher’s exact tests

11
.


.


2. Các chiến lược mà sinh viên hiện sử dụng để ứng phó với các tình huống gây
stress
Bảng 2 mơ tả tính nhất quán nội tại và ma trận tương quan giữa các cấu phần của thang đo
chiến lược ứng phó với stress (CSI). Có thể thấy rõ thang đó CSI có tính đồng nhất tốt với
chỉ số Cronbach alpha dao động từ 0,67 đến 0,87.

Bảng 2. Tính đồng nhất và ma trận tương quan giữa các cấu phần của thang đo CSI dùng
xác định các chiến lược ứng phó với stress mà sinh viên y khoa đã áp dụng
Các chiến lược ứng phó với

Correlation coefficient

M (SD)

Alpha

1. Giải quyết vấn đề

3.7 (0.6)

0.81

1

2. Tái cấu trúc nhận thức

3.6 (0.6)

0.79


0.62***
***

0.64***

1

stress mà sinh viên sử dụng

1

2

3

4

5

3.1 (0.5)

0.73

0.50

4. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội

3.1 (0.7)


0.84

0.31***

0.43***

0.51***

1

5. Tránh né vấn đề

2.9 (0.6)

0.67

0.14***

0.39***

0.55***

0.34***

0.81

0.19

***


0.25

***

***

***

0.06

0.18

***

0.05

0.15**

3.3 (0.7)

7. Tự phê bình

3.0 (0.8)

0.87

0.25

8. Rút lui khỏi các hoạt


2.8 (0.8)

0.83

0.15**

7

8

1

3. Bộc lộ cảm xúc

6. Mơ mộng

6

0.15

**

0.10

1
0.51***

1

***


0.52***

1

-0.30*** 0.37***

0.38***

0.59***

-0.06

0.30

1

động XH
*** < 0.001; ** < 0.01; * < 0.05

Bảng 3 cho thấy những sinh viên nhận được nhiều sự hỗ trợ xã hội thì thường áp dụng 4
chiến lược có khuynh hướng tích cực bao gồm giải quyết vấn đề, tái cấu trúc lại nhận thức
cá nhân về vấn đề, bộc lộ cảm xúc với người thân/bạn bè và tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội.
Những sinh viên có các dấu hiệu rối loạn trầm cảm ít áp dụng các chiến lược có tính tích
cực trên hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về việc áp dụng chiến lược giải quyết vấn
đề giữa những sinh viên có và không có dấu hiện lo âu và căng thẳng. đối với các chiến
lược còn lại, kết quả phân tích cho thấy chỉ những sinh viên có mức độ hỗ trợ xã hội thấp
thì có khuynh hướng chọn rút lui khỏi các hoạt động xã hội. Những sinh viên có dấu hiệu
rối loạn tâm thần thì có khung hướng mơ mộng, tự phê phán nản thân và thu mình, rút lui
khỏi các hoạt động xã hội.

12
.


.

Bảng 4 mô tả kết quả của mô hình đa biến các yếu tố liên quan đến chiến lược ứng phó với
căng thẳng. việc cảm thấy không hạnh phúc (Poor mental well-being) và có các dấu hiệu
của trầm cảm tương quan nghịch với điểm số của toàn bộ 4 chiến lược ứng phó có tính tích
cực bao gồm việc đối mặt để giải quyết vấn đề, phân tích/nhận định lại vấn đề để tìm giải
pháp, chia sẻ cảm xúc với người khác và tìm kiếm sự hỗ trợ. Những sinh viên sống với gia
đình lại thường ít chia sẻ cảm xúc của mình khi gặp khó khăn hơn so với những sinh viên
sống với bạn bè (-0.20, 95% CI -0.32 − -0.08, p = 0.002).
Sinh viên sống với gia đình ít né tránh vấn đề (Coef = -0.20, 95% CI -0.35 − -0.06, p =
0.005). Những sinh viên có dấu hiệu căng thẳng thì thường có khuynh hướng mơ mộng,
ước rằng tình huống gây căng thẳng không xảy ra (Coef = 0.35, 95% CI 0.33 – 0.49, p =
0.001), hoặc tự trách mình (Coef = 0.30, 95% CI 0.11 – 0.49, p = 0.002) và thậm chí là thu
mình, rút lui khỏi các hoạt động xã hội (Coef = 0.36, 95% CI 0.20 – 0.53, p<0.001). Việc
tự phê phán bản thân cũng thường thấy ở những sinh viên có dấu hiệu trầm cảm và lo âu.
Những nữ sinh viên nếu đã nhận được sự trợ giúp từ xã hội thì thường ít có khuynh hướng
thu mình trước các hoạt động xã hội.

3. Xác định mối liên quan giữa các kỹ năng ứng phó với stress và tình trạng sức
khỏe tâm thần của sv y khoa

13
.


.


Bảng 3: Các yếu tố có liên quan đến chiến lược ứng phó với Stress ở sinh viên y khoa
Các yếu tố

Cognitive
Restructuring
M (SD)
p

Express
Emotions
M (SD)
p

M (SD)

0.088

3.6 (0.6) 0.988
3.6 (0.6)

3.1 (0.5) 0.484
3.1 (0.5)

3.1 (0.8) 0.630
3.1 (0.7)

2.9 (0.6)
2.9 (0.6)


0.680

3.6 (0.6) 0.333
3.6 (0.6)

3.2 (0.6) 0.205
3.1 (0.5)

3.0 (0.8) 0.220
3.1 (0.7)

0.060

3.4 (0.6) 0.072
3.6 (0.6)
3.5 (0.7)

2.9 (0.5) 0.003
3.2 (0.5)
3.1 (0.8)

0.499

3.6 (0.6) 0.627
3.5 (0.7)

0.041

0.309


Problem Solving

M (SD)
Giới
Nam
3.7 (0.6)
Nữ
3.6 (0.6)
Tôn giáo

3.6 (0.6)
Khơng
3.7 (0.6)
Sống cùng
Gia đình
3.5 (0.6)
3.7 (0.6)
Bạn bè
3.6 (0.7)
Khác
Tình trạng hôn nhân của cha
mẹ
Sống chung
3.7 (0.6)
Khác
3.6 (0.7)
Nhận được hỗ trợ XH
3.6 (0.6)
Thấp
3.7 (0.6)

Trung bình
3.8 (0.5)
Cao
Hài lịng về hỗ trợ XH
3.7 (0.6)

3.5 (0.7)
Khơng
Cảm thấy khơng hạnh phúc

3.6 (0.6)
Khơng
3.8 (0.5)
Dấu hiệu trầm cảm

3.6 (0.6)
Khơng
3.8 (0.5)
Dấu hiệu lo âu

3.6 (0.6)
Khơng
3.7 (0.6)
Dấu hiệu căng
thẳng

3.6 (0.6)
Không
3.7 (0.5)


p

Social Support
p

Problem
Avoidance
M (SD)
p

Wishful Thinking

Self-Criticism

Social
Withdrawal
M (SD)
p

M (SD)

p

M (SD)

p

0.856

3.3 (0.7)

3.3 (0.7)

0.387

3.0 (0.9)
2.9 (0.9)

0.290

2.9 (0.8)
2.7 (0.8)

0.040

2.9 (0.6)
2.8 (0.6)

0.291

3.3 (0.7)
3.3 (0.7)

0.913

2.9 (0.8)
3.0 (0.9)

0.661

2.9 (0.8)

2.8 (0.8)

0.128

3.0 (0.8) 0.117
3.1 (0.7)
3.3 (0.5)

2.7 (0.6)
2.9 (0.6)
2.9 (0.7)

0.008

3.2 (0.7)
3.3 (0.7)
3.1 (0.7)

0.415

2.9 (0.8)
3.0 (0.9)
3.2 (0.7)

0.495

2.8 (0.7)
2.8 (0.8)
3.0 (0.8)


0.975

3.1 (0.5) 0.304
3.0 (0.5)

3.1 (0.7) 0.097
2.9 (2.8)

2.9 (0.6)
2.7 (0.6)

0.212

3.3 (0.7)
3.2 (0.7)

0.374

3.0 (0.8)
3.0 (0.9)

0.690

2.8 (0.8)
3.0 (0.8)

0.220

3.5 (0.7) 0.002
3.6 (0.5)

3.7 (0.5)

3.1 (0.5) 0.082
3.1 (0.5)
3.2 (0.5)

2.8 (0.8) <0.001 2.8 (0.6)
3.2 (0.7)
2.8 (0.6)
3.5 (0.5)
3.0 (0.6)

0.121

3.3 (0.8)
3.3 (0.7)
3.4 (0.7)

0.502

3.1 (0.9)
2.9 (0.9)
3.0 (0.8)

0.304

3.1 (0.8) <0.001
2.7 (0.8)
2.7 (0.6)


3.6 (0.6) 0.088
3.4 (0.6)

3.1 (0.5) 0.076
2.9 (0.5)

3.1 (0.7) <0.001 2.9 (0.6)
2.6 (0.7)
2.8 (0.5)

0.509

3.3 (0.7)
3.5 (0.8)

0.101

3.0 (0.9)
3.1 (0.7)

0.441

2.8 (0.8) <0.001
3.4 (0.7)

<0.001 3.4 (0.6) <0.001 3.0 (0.5) <0.001 2.9 (0.7) <0.001 2.8 (0.5)
3.8 (0.5)
3.3 (0.5)
3.5 (0.7)
2.9 (0.7)


0.076

3.3 (0.8)
3.2 (0.7)

0.318

3.0 (0.9)
2.9 (0.8)

0.035

2.9 (0.7) <0.001
2.6 (0.8)

<0.001 3.4 (0.6) <0.001 3.0 (0.5) 0.009
3.7 (0.5)
3.2 (0.5)

2.9 (0.8) <0.001 2.9 (0.6)
3.3 (0.7)
2.9 (0.6)

0.832

3.4 (0.8) <0.001 3.3 (0.9) <0.001 3.1 (0.7) <0.001
3.1 (0.7)
2.7 (0.7)
2.5 (0.7)


0.106

3.5 (0.6) <0.001 3.1 (0.5) 0.011
3.7 (0.6)
3.2 (0.5)

3.0 (0.7) 0.001
3.3 (0.8)

2.9 (0.6)
2.8 (0.6)

0.630

3.4 (0.7) <0.001 3.1 (0.8) <0.001 2.9 (0.8) <0.001
3.1 (0.7)
2.6 (0.7)
2.5 (0.7)

0.197

3.5 (0.6) <0.001 3.0 (0.5) 0.002
3.7 (0.5)
3.2 (0.5)

2.9 (0.8) <0.001 2.9 (0.6)
3.3 (0.7)
2.9 (0.6)


0.804

3.5 (0.7) <0.001 3.3 (0.9) <0.001 3.1 (0.8) <0.001
3.1 (0.7)
2.7 (0.7)
2.5 (0.7)

14
.


.

Bảng 4: Mô hình phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến chiến lược ứng phó với các tình huống gây căng thẳng ở sinh viên y khoa

Factor

Giới
Nam
Nữ
Tôn giáo

Khơng
Sống cùng
Gia đình
Bạn bè
Khác

Problem Solving
Coef

p
(95% CI)

Cognitive Restructuring
Coef
p
(95% CI)

Problem Avoidance

Wishful Thinking

Self-Criticism

Coef
(95% CI)

p

Coef
(95% CI)

p

Coef
(95% CI)

p

Social Withdrawal

Coef
(95% CI)
Ref
-0.19
-0.33 − -0.05

p

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

---

---

---

---

---

---

---

---

---

---

---

---

---

---


---

---

--

--

--

--

0.002

--

--

--

--

--

--

---

--


--

---

--

--

-0.20
-0.32 − -0.08
Ref
-0.05
-0.40 – 0.30

--

--

--

--

--

--

0.973

--


--

--

--

--

--

---

---

--

--

--

--

Hài lịng về hỗ trợ XH
--Có
--Khơng
Cảm thấy khơng hạnh phúc
-0.18

0.005
-0.30 − -0.06

Ref

Khơng
Dấu hiệu trầm cảm
-0.18

Khơng
Dấu hiệu lo âu

Social Support
Coef
p
(95% CI)

--

Tình trạng hôn nhân của cha mẹ
--Sống chung
--Khác
Nhận được hỗ trợ XH
--Thấp
Trung bình
--Cao

Express Emotions
Coef
p
(95% CI)

-0.30 − -0.06

Ref

0.003

--

--

---

---

--

--

0.775

--

--

---

---

---

---


---

---

---

---

---

---

--

--

Ref
0.27
0.13 - 0.42
0.50
0.29 – 0.72

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

--

-0.19
-0.30 − -0.07
Ref

<0.001

0.001

Ref

0.01
-0.40 – 0.42

--

-0.28
-0.40 − -0.17
Ref

-0.21
-0.35 − -0.06 0.005

-0.24
-0.34 − -0.13
Ref
-0.13

-0.24 − -0.03
Ref

<0.001

0.010

Ref
-0.24
-0.40 − -0.09
-0.26
-0.49 − -0.03

0.002

<0.001

--

--

--

--

--

--

<0.001


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

<0.001

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

-0.45
-0.60 − -0.31
Ref
-0.24
-0.38 − -0.10
Ref

0.001

0.31
0.12 – 0.50
Ref

0.001

0.30
0.14 – 0.47


15
.

0.007

0.024

<0.001


.

Factor



Problem Solving
Coef
p
(95% CI)

Cognitive Restructuring
Coef
p
(95% CI)

Express Emotions
Coef
p

(95% CI)

Social Support
Coef
p
(95% CI)

Problem Avoidance
Coef
(95% CI)

p

Wishful Thinking
Coef
(95% CI)

p

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

-Khơng
Dấu hiệu căng thẳng

--

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--

--


--

--

--

--

--

--

--

--

Khơng

--

0.35
0.22 – 0.49
Ref

<0.001

Self-Criticism
Coef
(95% CI)
0.25

0.06 – 0.45
Ref
0.30
0.11 – 0.49
Ref

p
0.012

0.002

Social Withdrawal
Coef
(95% CI)

p

--

--

--

--

0.36
0.20 – 0.53
Ref

Note: Only significant factors in final stepwise linear regression model were presented


16
.

<0.001


.

BÀN LUẬN
Kết quả cho thấy ở sinh viên y khoa tại 2 trong số các trường Đại học y lớn nhất Việt Nam
có mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng từ trung bình đến cao. Đối mặt để giải quyết vấn
đề là chiến lược đối phó với căng thẳng được nhiều sinh viên lựa chọn, tiếp theo là tái cấu
trúc nhận thức. Ngược lại, các chiến lược rút lui khỏi xã hội và né tránh vấn đề không phổ
biến ở các sinh viên y khoa. Khi đối mặt với các yếu tố gây căng thẳng, sinh viên y khoa
tại Việt Nam đã sử dụng các chiến lược đối phó tích cực (nghĩa là giải quyết vấn đề, tái cấu
trúc nhận thức, bày tỏ cảm xúc, hỗ trợ xã hội) hơn là các chiến lược đối phó thụ động (nghĩa
là suy nghĩ mơ mộng, tự phê bình, rút lui xã hội). Phát hiện này tương tự như các nghiên
cứu trước đây ở Nepal và Malaysia (50, 51) khi sinh viên y khoa áp dụng các nỗ lực cụ thể
tích cực để đối phó với các tình huống căng thẳng như hỗ trợ về tâm linh - tôn giáo, hoạt
động thể lực tích cực, lên kế hoạch ứng phó, chấp nhận và tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt cảm
xúc. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên sinh viên y khoa Brazil (52) cho thấy những sinh viên
thường xuyên bị căng thẳng đã sử dụng nhiều chiến lược để né tránh hơn so với sinh viên
không bị căng thẳng. Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt trong triết lý giáo dục và
các vấn đề văn hóa - tâm lý xã hội giữa các quốc gia (53).
Nghiên cứu cũng cho thấy các vấn đề về tâm thần và sự lựa chọn chiến lược đối phó của
sinh viên bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố tâm lý xã hội bao gồm thiếu dịch vụ hỗ trợ
sinh viên, thiếu phương tiện cho các hoạt động ngoại khóa và giáo dục, kỳ vọng cao của
phụ huynh, việc thiết lập mục tiêu cá nhân, kết quả học tập, động lực nghề nghiệp và những
lo lắng về công việc (42). Ở Việt Nam, mọi người có xu hướng chú ý nhiều hơn đến thành

tích học tập của bản thân và người khác; và vì vậy, thay vì học để tăng kiến thức tùy thuộc
vào khả năng học tập của họ, nhiều sinh viên được mong đợi sẽ đứng đầu trong lĩnh vực
của họ. Chính điều này làm cho sinh viên cảm thấy rất áp lực về thành tích học tập. Việc
có kết quả học tập thấp đôi khi khiến họ cảm thấy mất mặt, đặc biệt là với những sinh viên
y khoa được cho là thông minh và ưu tú trong học tập. Điều này phần nào giúp lý giải
những phát hiện trong nghiên cứu này khi kết quả phân tích cho thấy những sinh viên sống
17
.


.

với các thành viên trong gia đình thường ít chia sẻ cảm xúc với gia đình mỗi khi họ gặp
khó khăn, căng thẳng. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây giữa các sinh
viên y khoa nói riêng và trên nhóm cộng đờng nói chung (54, 55). Các ng̀n hỡ trợ khác
ngồi gia đình, ví dụ như hỗ trợ xã hội có thể là một lựa chọn tốt để giúp học sinh xử lý
các tình huống khó khăn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy đối với những sinh viên nhận
được nhiều hỗ trợ xã hội hoặc cảm thấy hài lòng với hỗ trợ xã hội có nhiều khả năng chọn
các chiến lược đối phó tích cực để đối phó với căng thẳng(50, 56-60).
Kết quả từ nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chiến lược đối phó với khó khăn của sinh
viên y khoa Việt Nam bị ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực bởi tình trạng sức khỏe tâm thần của
chính họ. Những người bị rối loạn tâm thần có nhiều khả năng sử dụng các chiến lược đối
phó tiêu cực như tự phê bình và ít có khả năng chọn các chiến lược đối phó tích cực như
thể hiện cảm xúc hoặc giải quyết vấn đề. Điều này, càng lúc sẽ càng làm tình trạng sức
khỏe tâm thần của họ xấu đi. Y văn cho thấy mức độ rối loạn tâm thần có khuynh hướng
gia tăng ở các sinh viên y khoa ở Việt Nam và nhiều quốc gia (7, 17, 26-30, 49). Như vậy,
nếu chỉ giải quyết các rối loạn tâm thần một cách đối phó, cục bộ có thể là không giúp giải
quyết triệt để tình trạng này. Căn nguyên của vấn đề nằm ở việc hướng dẫn và hỗ trợ sinh
viên để họ có thể chọn các chiến lược ứng phó phù hợp. Điều này cần được tính toán và
hoạch định kỹ lưỡng và nên triển khai ở giai đoạn sớm. Can thiệp nên tập trung vào việc

hướng dẫn sinh viên y khoa cách đối phó với tác nhân gây căng thẳng hoặc cách sống với
căng thẳng trong thời gian đào tạo tại trường y (42). Can thiệp như vậy có thể giúp các cá
nhân vượt qua những căng thẳng ban đầu và do đó có thể góp phần ngăn ngừa các rối loạn
tâm thần.
Đây là nghiên cứu này đầu tiên tìm hiểu về các chiến lược đối phó với căng thẳng trên sinh
viên y khoa và thấy rằng sinh viên y khoa đã chọn các phương pháp tích cực để đối phó
với căng thẳng. Có thể do sinh viên y khoa ít nhiều có nhận thức tốt hơn về các vấn đề sức
khỏe bao gồm sức khỏe tâm thần và căng thẳng hơn so với sinh viên các ngành ngoài y tế.
Vì vậy, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu tương tự nên được tiến hành trên đối tượng
18
.


.

sinh viên tại một số trường đại học ở Việt Nam để hiểu rõ hơn liệu sinh viên có chiến lược
phù hợp hay không; từ đó cung cấp những hoạt động can thiệp nhằm hỗ trợ kịp lúc để cải
thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy những
hỗ trợ từ gia đình có thể không đủ để giúp sinh viên y khoa đối phó với những vấn đề nảy
sinh trong quá trình học tập và thậm chí là các rối loạn tâm thần. Ngược lại, các hỗ trợ xã
hội đóng vai trò là nhân tố chính bảo vệ, giúp sinh viên lựa chọn các chiến lược phù hợp
khi họ bị căng thẳng và do đó nên được ưu tiên trong các can thiệp liên quan đến căng
thẳng và sức khỏe tâm thần.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sinh viên y khoa phải đối mặt với rất nhiều yếu tố gây căng thẳng, không chi trong học tập
mà còn trong đời sống sinh viên. Điều này khiến họ loay hoay tìm kiếm những chiến lược
ứung phó phù hợp để vượt qua. Tuy nhiên, hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại các
trường y tham gia trong nghiên cứu, cũng như hầu hết các trường đào tạo y khoa tại Việt
Nam gần như chỉ dừng ở mức cung cấp hỗ trợ tài chính – thông qua các học bổng khuyến
học và hỗ trợ chỗ ở - thông qua việc cung cấp số lượng chỗ ở nhất định cho sinh viên tại

ký túc xá. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như các dịch vụ tư vấn
tâm lý, hỗ trợ xã hội còn rất manh nha và mang tính đối phó. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhu cầu cấp bách của việc cung cấp các hoạt động hỗ trợ về mặt sức khỏe tâm thần cho
sinh viên y khoa để họ có thể vượt qua những năm đào tạo vốn đã rất nhiều áp lực. Việc
xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp ngắn và dài hạn, bao gồm các khóa huấn
luyện kỹ năng quản lý stress, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề và các
hoạt động tư vấn – hỗ trợ tâm lý để ngăn ngừa việc tiến triển thành các dạng tâm thần bệnh
lý ở giai đoạn sớm là hết sức cần thiết và cấp bách. Ngoài ra, việc cải thiện mạng lưới hỗ
trợ sinh viên hiện có tại các trường cũng cần được chú trọng và nâng cấp.

19
.


.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lazarus RS. Stress and Emotion: A New Synthesis. New York: Springer
Publishing Company; 1999.
2.
Rana R, Smith E, Wlaking J. Degrees of disturbance: The new agenda.
Leicestershire: British Association for Counselling; 1999.
3.
Stanley N, Manthorpe J. Students’ mental health needs: Problems and
responses. London: Jessica Kingsley; 2002.
4.
Melo-Carrillo A, Van Oudenhove L, Lopez-Avila A. Depressive symptoms
among Mexican medical students: High prevalence and the effect of a group
psychoeducation intervention. Journal of Affective Disorders. 2012;136(3):1098103.

5.
Khawaja NG, Bryden KJ. The development and psychometric investigation
of the university student depression inventory. Journal of Affective Disorders.
2006;96(1?2):21-9.
6.
Piqueras JA, Kuhne W, Vera-Villarroel P, van Straten A, Cuijpers P.
Happiness and health behaviours in Chilean college students: a cross-sectional
survey. BMC public health. 2011;11:443.
7.
Aktekin M, Karaman T, Senol Y, Erdem S, Erengin H, M. A. Anxiety,
depression and stressful life events among medical students: a prospective study in
Antalya, Turkey. Med Educ. 2001;35:12-7.
8.
Arehart-Treichel J. Mental illness on rise on college campuses. Psychiatr
News. 2002;37(6):6-38.
9.
Ball S, Bax A. Self-care in medical education: effectiveness of healthhabits
interventions for first-year medical students. Acad Med. 2002;77:911-7.
10. Bramness JG, Fixdal TC, Vaglum P. Effect of medical school stress on the
mental health of medical students in early and late clinical curriculum. Acta
Psychiatr Scand. 1991;84:340-5.
11. Buchman B, Sallis J, Criqui M, Dimsdale J, Kaplan RJ. Physical activity,
physical fitness, and psychological characteristics of medical students. Psychosom
Res. 1991;35(2-3):197-208.
12. Carson. A, Dias S, Johnston A, al. e. Mental health in medical students: a
case control study using the 60 item General Health Questionnaire. J Behav Med.
2000;45:115-6.
13. Christine Hanlon. State of mind - Addressing mental health issues on
university campuses. Canada: University Manager; 2012.
14. Firth J. Levels and sources of stress in medical students. Br Med J (Clin Res

Ed). 1986;292:1177-80.

20
.


×