Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất dầu nành tinh luyện năng suất 32 tấn hạt khô ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA
*

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT DẦU NÀNH TINH
LUYỆN NĂNG SUẤT 32 TẤN HẠT KHÔ/NGÀY

SVTH: PHAN THỊ OANH

Đà Nẵng – Năm 2017


TÓM TẮT

Sản phẩm dầu nành tinh luyện là sản phẩm đã xuất hiện lâu trên thị trường và là
một sản phẩm thực phẩm không thể thiết trong cuộc sống hàng ngày. Xây dựng nhà máy
sả xuất dầu nành tinh luyện giúp da dạng hóa sản phẩm đối với thị trường trong nước,
bên cạnh đó giải quyết được vấn đề thừa lao động hiện nay. Vì vậy tơi thiết kế nhà máy
sản xuất dầu nành tinh luyện với năng suất 32 tấn hạt khô/ngày tại huyện Định Quán
tỉnh Đồng Nai.
Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích 6608,56 m2, kích thước (L x
W = 95 × 69,5) m gồm có phân xưởng sản xuất chính 1 tầng và nhiều cơng trình phụ
khác như: Kho thành phẩm, khu nhà ăn, khu hành chính, kho nhiên liệu…
Nội dung đồ án gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật
- Chương 2: Tổng quan nguyên liệu
- Chương 3: Chọn và thuyết minh quy trình cơng nghệ
- Chương 4: Tính cân bằng vật chất
- Chương 5: Tính và chọn thiết bị


- Chương 6: Tính nhiệt
- Chương 7: Tính tổ chức và xây dựng nhà máy
- Chương 8: Tính hơi – nước – nhiên liệu
- Chương 9: Kiểm tra công nghệ sản xuất dầu thực vật
- Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: PHAN THỊ OANH
Lớp: 12H2
Khoa: HĨA

Số thẻ sinh viên: 107120147
Ngành: CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM

1. Tên đề tài đồ án:
Thiết kế nhà máy sản xuất DẦU NÀNH TINH LUYỆN năng suất 32 tấn hạt khơ/ngày
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Nguyên liệu: hạt khô độ ẩm 14%.
- Năng suất: 32 tấn hạt khô/ngày.
- Hàm lượng nhân: 92% so với lượng quả.
- Hàm lượng dầu của nhân: 22% so với hàm lượng chất khô.
- Độ ẩm bột nghiền: 12%.
- Độ ẩm bột sau chưng: 14%.
- Độ ẩm của bột sau khi sấy lần 1: 6%.
- Độ ẩm của bột sau khi sấy lần 2: 9%.

- Hàm lượng dầu trong khô dầu 1: 18%.
- Độ ẩm của dầu sau khi sấy: 0,2%.
- Độ ẩm của dầu sau khi ép: 1%.
- Chỉ số acid của dầu thô: 8 mg KOH/l.
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:
- Mở đầu
- Chương 1: Lập luận kinh tế
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Chọn và thuyết minh quy trình cơng nghệ
- Chương 4: Tính cân bằng vật chất
- Chương 5: Tính và chọn thiết bị
- Chương 6: Tính cân bằng nhiệt
- Chương 7: Tính tổ chức xây dựng
- Chương 8: Tính hơi – nước – nhiên liệu
- Chương 9: Kiểm tra công nghệ sản xuất dầu thực vật
- Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
5. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):


- Bản vẽ dây chuyền công nghệ sản xuất (Ao)
- Bản vẽ mặt bằng phân xưởng sản xuất chính (Ao)
- Bản vẽ mặt cắt phân xưởng sản xuất chính (Ao)
- Bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy (Ao)
- Bản vẽ đường ống Hơi – Nước (Ao)
6. Họ tên người hướng dẫn: TS.NGUYỄN THỊ TRÚC LOAN
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
8. Ngày hoàn thành đồ án:


19 / 1 /2017
9 / 5 /2017

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 5 năm 2017
Trưởng Bộ môn

PGS.TS.ĐẶNG MINH NHẬT

Người hướng dẫn

TS.NGUYỄN THỊ TRÚC LOAN


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân cơng của khoa Hóa, bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, trường Đại Học
Bách Khoa Đà Nẵng và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Trúc Loan
tôi đã thực hiện đề tài “ Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32
tấn hạt khơ/ngày”.
Để hồn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cơ giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại
Học Bách Khoa Đà Nẵng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Trúc Loan đã tận
tình chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện tốt đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
kiến thực hạn hẹp, hạn hẹp về kiến thức thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để đề tài được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

PHAN THỊ OANH

i


CAM ĐOAN
Trong thời gian gần 3 tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp vừa qua, dưới sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Trúc Loan cùng với sự tìm hiểu, tham khảo các giáo
trình, trang web được ghi ở mục “Tài liệu tham khảo” tơi đã hồn thành đồ án này.
Tôi xin cam đoan số liệu kết quả trình bày trong bài báo cáo này là trung thực.

Sinh viên
PHAN THỊ OANH

ii


MỤC LỤC
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................
LỜI NHẬN XÉT CỦA BAN PHẢN BIỆN ...............................................................
TÓM TẮT ...................................................................................................................
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ...........................................................................
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................i
CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ........................................................... vii
Chương 1:

LẬP LUẬN KINH TẾ ...................................................................... 2


1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 2
1.2. Vùng nguyên liệu ............................................................................................... 2
1.3. Hợp tác hóa ........................................................................................................ 3
1.4. Nguồn cung cấp điện ......................................................................................... 3
1.5. Nguồn cung cấp hơi ........................................................................................... 3
1.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu ................................................................................ 3
1.7. Cung cấp nước và xử lý ..................................................................................... 4
1.8. Thoát nước ......................................................................................................... 4
1.9. Nguồn nhân lực .................................................................................................. 4
1.10. Giao thông vận tải ............................................................................................ 5
Chương 2:

TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM .................... 6

2.1. Tổng quan về nguyên liệu .................................................................................. 6
2.2 Tổng quan về sản phẩm .................................................................................... 11
2.3. Các q trình chính trong q trình thu dầu thơ .............................................. 15
2.4. Các q trình chính trong q trình tinh luyện ................................................ 20
Chương 3:

CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ...... 24

3.1 Lý do chọn quy trình cơng nghệ ....................................................................... 24
3.2. Công nghệ thu dầu thô ..................................................................................... 24

iii


3.3. Công nghệ tinh luyện dầu ................................................................................ 29
Chương 4:


CÂN BẰNG VẬT LIỆU ................................................................. 34

4.1. Lập biểu đồ sản xuất ........................................................................................ 34
4.2. Tính cân bằng vật liệu ...................................................................................... 34
4.2.1. Q trình thu dầu thơ .................................................................................... 34
4.2.2. Q trình tinh luyện dầu ............................................................................... 39
Chương 5:

TÍNH TỐN VÀ CHỌN THIẾT BỊ .............................................. 45

5.1. Xylo chứa nguyên liệu ..................................................................................... 45
5.2. Máy làm sạch nguyên liệu ............................................................................... 45
5.3. Máy nghiền búa................................................................................................ 45
5.4. Thiết bị chưng sấy ............................................................................................ 46
5.5. Máy ép sơ bộ .................................................................................................... 47
5.6. Máy nghiền búa................................................................................................ 47
5.7. Máy nghiền trục ............................................................................................... 48
5.8. Bể chứa dầu sau khi ép .................................................................................... 48
5.9. Thiết bị trích ly dầu .......................................................................................... 49
5.10. Thiết chưng cất dung môi .............................................................................. 49
5.11. Thiết bị lắng ................................................................................................... 49
5.12. Xitec chứa dầu sau lắng ................................................................................. 50
5.13. Thiết bị gia nhiệt ............................................................................................ 50
5.14. Thiết bị chứa dầu sau gia nhiệt ...................................................................... 52
5.15. Thiết bị lọc ..................................................................................................... 53
5.16. Dung tích xylo chứa khơ dầu II ..................................................................... 53
5.17. Thiết bị thủy hóa, trung hịa ........................................................................... 54
5.18. Thiết bị rửa sấy .............................................................................................. 56
5.19. Thiết bị tẩy màu ............................................................................................. 57

5.20. Thiết bị khử mùi............................................................................................. 58
5.21. Xitec chứa dầu sau khử mùi........................................................................... 59
5.22. Máy chiết rót .................................................................................................. 59
iv


5.23. Thùng chứa .................................................................................................... 59
5.24. Các thiết bị vận chuyển .................................................................................. 62
Chương 6:

TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ............................................................ 65

6.1. Cơng đoạn chưng sấy ....................................................................................... 65
6.2. Công đoạn lắng ................................................................................................ 72
6.3. Công đoạn gia nhiệt ......................................................................................... 73
6.4. Cơng đoạn thủy hóa ......................................................................................... 74
6.5. Cơng đoạn trung hịa ........................................................................................ 76
6.6. Cơng đoạn rửa sấy ........................................................................................... 78
6.7. Công đoạn tẩy màu .......................................................................................... 81
6.8. Công đoạn khử mùi .......................................................................................... 82
Chương 7:

TÍNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ...................................................... 84

7.1. Tổ chức của nhà máy ....................................................................................... 84
7.2. Tính xây dựng .................................................................................................. 86
7.3. Tính khu đất xây dựng nhà máy ...................................................................... 92
Chương 8:

TÍNH HƠI – NƯỚC – NHIÊN LIỆU ............................................. 94


8.1. Tính hơi và nồi hơi........................................................................................... 94
8.2. Tính lượng nước............................................................................................... 94
8.3. Tính nhiên liệu ................................................................................................. 96
Chương 9:

KIỂM TRA CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT ......... 97

9.1. Kiểm tra đầu vào nguyên liệu .......................................................................... 97
9.2. Kiểm tra trong quá trình sản xuất .................................................................... 97
9.3. Phân tích chất lượng thành phẩm................................................................... 100
9.3.8. Xác định hàm lượng nước và chất bốc hơi ................................................. 102
9.4. Sản phẩm ........................................................................................................ 103
Chương 10:

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CƠNG NGHIỆP.......... 104

10.1. An tồn lao động .......................................................................................... 104
10.2. Vệ sinh công nghiệp..................................................................................... 105
10.3. Cung cấp nước ............................................................................................. 106
v


10.4. Xử lí nước thải ............................................................................................. 106
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 119

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Hình 2.1 Hạt đỗ tương ..............................................................................................6
Hình 2.2 Một số sản phẩm từ đậu tương...................................................................8
Hình 2.3 Dầu nành Symply .....................................................................................12
Hình 2.4 Dầu nành Meizan .....................................................................................12
Hình 2.5 Dầu nành Tường An ................................................................................12
Hình 2.6 Dầu nành Marvela ....................................................................................12
Hình 2.7 Sản lượng dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam 2005 - 2025 .................13
Hình 2.8 Tiêu thụ dầu thực vật ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2025.......................13
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ thu dầu thô [4, tr42]. ....................................................25
Hình 3.2 Cấu tạo máy làm sạch ..............................................................................26
Hình 3.3 Cấu tạo máy nghiền búa..........................................................................26
Hình 3.4 Cấu tạo nồi chưng sấy ..............................................................................27
Hình 3.5 Trục cán ...................................................................................................28
Hình 3.6 Thiết bị trích ly.........................................................................................28
Hình 3.7 Thiết bị lọc ống chùm ..............................................................................29
Hình 3.8 Thiết bị chưng cất kiệt .............................................................................29
Hình 3.9 Thiết bị chưng cất sơ bộ ...........................................................................29
Hình 3.10 Sơ đồ cơng nghệ q trình tinh luyện dầu .............................................30
Hình 3.11 Quy trình đóng chai ...............................................................................33
Hình 5.1 Xylo chứa .................................................................................................45
Hình 5.2 Máy làm sạch ...........................................................................................45
Hình 5.3 Máy nghiền búa........................................................................................46
Hình 5.4 Nồi chưng sấy ..........................................................................................46
Hình 5.5 Máy RAV - 300 .......................................................................................47
Hình 5.6 Máy nghiền cán ........................................................................................48
Hình 5.7 Bể chứa dầu sau ép ..................................................................................48
Hình 5.8 Thiết bị trích ly.........................................................................................49
Hình 5.9 Thiết bị chưng cất sơ bộ ...........................................................................49

Hình 5.10 Thiết bị chưng cất kiệt ...........................................................................49
Hình 5.11 Thiết bị lắng ...........................................................................................50
Hình 5.12 Xitec chứa dầu sau lắng .........................................................................50
Hình 5.13 Thiết bị gia nhiệt ....................................................................................51
Hình 5.14 Bồn chứa dầu [15] ..................................................................................53

vii


Hình 5.15 Thiết bị lọc khung bản [16]....................................................................53
Hình 5.16 Xylo chứa khơ dầu II .............................................................................54
Hình 5.17 Thiết bị thủy hóa, trung hịa [17] ...........................................................56
Hình 5.18 Thiết bị rửa sấy ......................................................................................56
Hình 5.19 Thiết bị tẩy màu [17] .............................................................................57
Hình 5.20 Kích thước thiết bị tẩy màu ...................................................................58
Hình 5.21 Thiết bị khử mùi [17] .............................................................................58
Hình 5.22 Xitec chứa dầu sau khử mùi...................................................................59
Hình 5.23 Dây chuyền rửa, chiết rót và đóng nắp chai tự động[18] ......................59
Hình 5.24 Thùng chứa nước nóng thủy hóa[19].....................................................60
Hình 5.25 Thùng chứa acid .....................................................................................60
Hình 5.26 Thùng chứa NaOH .................................................................................60
Hình 5.27 Thùng chứa nước muối ..........................................................................61
Hình 5.28 Thùng chứa đất và than ..........................................................................61
Hình 5.29 Gàu tải ....................................................................................................62
Hình 5.30 Băng tải ..................................................................................................63
Hình 7.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức nhà máy ..............................................................84

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của đỗ tương ............................................................7
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn các chất chống oxy hóa.........................................................14
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn các chất hỗ trợ chống oxy hóa ..............................................15

Bảng 4.1 Biểu đồ thời gian sản xuất trong năm ......................................................34
Bảng 4.2 Các thông số kĩ thuật ban đầu .................................................................35
Bảng 4.3 Phần trăm hao hụt tính theo phần trăm khối lượng .................................35
Bảng 4.4 Ước lượng hao hụt trong quá trình tinh luyện dầu % ..............................39
Bảng 4.5 Bảng tổng kết công đoạn chiết chai.........................................................42
Bảng 4.6 Bảng tổng kết cân bằng vật cất quá trình sản xuất dầu tinh luyện ..........42
Bảng 4.7 Bảng tổng kết nguyên liệu phụ ................................................................44
Bảng 5.1 Bảng thông số kĩ thuật xylo chứa ............................................................45
Bảng 5.2 Bảng thông số kĩ thuật máy làm sạch ......................................................46
Bảng 5.3 Thông số kĩ thuật máy nghiền búa ..........................................................46
Bảng 5.4 Thông số kĩ thuật nồi chưng sấy .............................................................47
Bảng 5.5 Thông số kĩ thuật máy ép EP - 75 ...........................................................47
Bảng 5.6 Thông số kĩ thuật máy nghiền búa RAV .................................................47

viii


Bảng 5.7 Thông số kỹ thuật trục cán ......................................................................48
Bảng 5.8 Thơng số thiết bị trích ly .........................................................................49
Bảng 5.9 Thơng số kĩ thuật thiết bị chưng cất sơ bộ ..............................................49
Bảng 5.10 Thông số kĩ thuật thiết bị chưng cất kiệt ...............................................49
Bảng 5.11 Thông số xitec chứa dầu ........................................................................50
Bảng 5.12 Thông số thiết bị chứa dầu ....................................................................52
Bảng 5.13 Thông số kĩ thuật máy lọc khung bản ...................................................53
Bảng 5.14 Thơng số q trình thủy hóa, trung hịa.................................................55
Bảng 5.15 Thơng số q trình tẩy màu ...................................................................57
Bảng 5.16 Thông số xitec chứa dầu sau khử mùi ...................................................59
Bảng 5.17 Thông số kĩ thuật thùng chứa nước .......................................................60
Bảng 5.18 Thông số kĩ thuật thùng chứa acid ........................................................60
Bảng 5.19 Thông số kĩ thuật thùng chứa NaOH.....................................................60

Bảng 5.20 Thông số kĩ thuật thùng chứa nước muối ..............................................61
Bảng 5.21 Thông số kĩ thuật bơm sử dụng trong quá trình sản xuất ......................62
Bảng 5.22 Thông số kĩ thuật gàu tải [2,tr7-8] .........................................................62
Bảng 5.23 Thông số kĩ thuật băng tải[2,tr7] ...........................................................63
Bảng 5.24 Thơng số kĩ thuật vít tải [2,tr9-10] ........................................................63
Bảng 5.25 Bảng tổng kết thiết bị sử dụng trong nhà máy ......................................63
Bảng 6.1 Bảng Tổng kết cân bằng nhiệt .................................................................83
Bảng 7.1 Bảng tổng kết số lượng công nhân các bộ phân phụ trợ .........................85
Bảng 7.2 Bảng tổng hợp số nhân viên các phịng ban ............................................85
Bảng 7.3 Bảng tổng hợp số nhân cơng lao động ở các bộ phận phục vụ ...............86
Bảng 7.4 Bảng tính nhà hành chính ........................................................................89
Bảng 7.5 Bảng tổng kết các cơng trình xây dựng ...................................................91
Bảng 9.1 Bảng chi tiêu chất lượng dầu tinh luyện ................................................103
Bảng 10.1 Chỉ tiêu thông số các chất có trong nước thải sản xuất dầu thực vật [20]
.....................................................................................................................................106

ix


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

MỞ ĐẦU
Chất béo là một trong ba thành phần thiết yếu cung cấp chất dinh dưỡng và năng
lượng cho cơ thể con người trong đời sống hàng ngày. Dầu thực vật còn là nguồn cung
cấp dồi dào vitamin D, A và E rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ em.
Dầu thực vật, thành phần chính của dầu là các axit béo không no, dầu ở trạng thái
lỏng ở nhiệt độ thường nên cơ thể con người dễ hấp thụ. Các loại dầu hầu như khơng có
cholesterol hoặc có nhưng hàm lượng thấp không đáng kể.
Ngày nay nhu cầu dầu thực vật ngày càng tăng để thay thế cho mỡ động vật, cho
nên việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thực vật sẽ góp phần mạng lại lượng ngoại tệ đáng kể

cho cơng nghiệp hiện đại hóa của nước ta.
Đậu nành là loại lương thực rất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của dầu đậu nành có
thể chống lão hóa và tốt cho hệ tim mạch. Bởi vì nguồn cung cấp chất béo không chứa
cholesterol lý tưởng. Nguồn chất béo không bão hịa đa (PUFA) và chất béo khơng bão
hịa đơn (MUFA) là các chất béo tốt không chứa cholesterol. Điều này giúp phịng ngừa
tình trạng cặn lắng và mảng bám trong thành mạch máu - nguyên nhân gây xơ vữa động
mạch và bệnh mạch vành.
Với mục tiêu và tầm quan trọng trên thì việc xây dựng thêm các nhà máy sản xuất
dầu nành tinh luyện là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong
nước và sản lượng dầu nành tinh luyện cho xuất khẩu. Đồng thời khai thác triệt để
nguồn nguyên liệu trông nước và thúc đẩy ngành trồng trọt.
Ngồi ra với mục đích tìm hiểu thêm về các dây chuyền cơng nghệ, các thiết bị sản
xuất, cách thiết kế bố trí thiết bị trong một nhà máy sản xuất thực phẩm, do vậy với đề
tài “ Thiết kế nhà máy sản xuất DẦU NÀNH TINH LUYỆN với năng suất 32 tấn
hạt khô/ngày” là cơ hội cho tơi được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn.

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

1


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Chương 1:LẬP LUẬN KINH TẾ
Việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch chung đảm bảo
sự phát triển chung về kinh tế địa phương.
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Địa điểm xây dựng nhà máy tốt nhất là gần nguồn cung cấp nguyên liệu thường cự

ly thích hợp là 50-80 km. Do đó đặc điểm thổ nhưỡng rất ảnh hưởng tới sự phát triển và
cung cấp nguyên liệu lâu dài cho nhà máy. Nó quyết định về số lượng, chất lượng cung
cấp của nguyên liệu, quyết định về cả thời vụ sản xuất và đơi khi đến cả quy trình sản
xuất.
Nhà máy thiết kế được xây dựng trên địa bàn huyện Định Quán gần quốc lộ 20.
Định Quán là một huyện có địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các đồng
bằng thoải lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung
bình 180m so với mực nước biển; dốc dần từ bắc xuống nam và dọc về sông Đồng Nai
và La Ngà [11].
Định Quán khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao
và ổn định, nhiệt độ trung bình trong năm 23-29 oC. Nhiệt độ cao nhất là 40 oC, nhiệt độ
thấp nhất là 18 oC [11].
Độ ẩm trong vùng khá cao, trung bình từ 72%-95%. Có hai hướng gió đổi theo
mùa. Vào mùa khơ, gió Đơng Bắc mang khơng khí khơ nóng; mùa mưa gió Tây Nam
mang khơng khí nóng ẩm [11].
Lượng mưa bình qn trên địa bàn huyện là 2400mm, có khuynh hướng giảm từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Lượng mưa phân bố theo hai mùa rõ rệt mùa mưa
từ tháng 5- tháng 10; trong đó tháng 8,9 và 10 có lượng mưa lớn nhất trong năm và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nguồn nước mặt trong huyện khá dồi dào từ mạng
lưới sông ngịi phong phú với mật độ 30km/km2, nhất là có hai con sông lớn của miền
Đông Nam Bộ chảy qua địa bàn huyện là sông Đồng Nai và sông La Ngà [12].
Tài ngun đất gồm có 4 nhóm đất chính, bao gồm:
Nhóm đất đá bọt núi lửa: 504 ha, chiếm 0,5%, phân bố tập trung ở khu vực miền
núi lửa thuộc xã Phú Tân, Phú Lợi….Nhóm đất đỏ: 13,050ha chiếm 13,4% diện tích tự
nhiên tồn huyện. Đất này phù hợp cho các cây lâu năn như: cao su, cà phê, điều, cây
ăn quả….. Nhóm đất đen : 22,707ha chiếm 23,4% diện tích tự nhiên tồn huyện, phân
bố tập trung dọc hai bên sơng Đồng Nai. Nhóm đất xám: chiếm diện tích nhiều nhất,
44% diện tích tồn huyện, thích hợp cho trồng lúa, các cây rau-màu như đậu
tương….[12].
1.2. Vùng nguyên liệu


SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

2


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Nhà máy sản xuất phải có một vùng nguyên liệu ổn định. Việc xác định vùng nguyên
liệu cho nhà máy phụ thuộc nhiều vào khả năng cung cấp nguyên liệu của địa phương.
Đồng Nai có đến 32.000 ha chiếm 50% sản lượng đậu nành cả nước. Hầu hết đậu
nành ở Đồng Nai được trồng trên đất đỏ pha sét hơi dốc, tầng canh tác mịn có nhiều đá
lồi, có độ pH thấp, hàm lượng đạm và hữu cơ thấp nhưng giàu P và K tần nước ngầm
rất sâu, chủ yếu sống nhờ nước trời.
Đậu nành ở Đồng Nai được gieo trồng vào 2 vụ chính :
- Vụ hè thu (đậu nành vụ I): gieo từ cuối tháng 4 – đầu tháng 5 dương lịch. Người
trồng có tập quán gieo đón mưa ( gieo hạt khi trời chưa mưa) hoặc gieo ngay khi có một
vài cơn mưa đầu mùa, đất vừa đủ ẩm, còn ấm và tơi xốp. Đối với một số vùng đất xám
có thể gieo đến cuối tháng 5.
- Đậu nành mùa vụ (vụ II): được xuống giống vào thượng tuần tháng 8 ở vùng đất
đỏ, có thể kéo dài ở cuối tháng 8 ở vùng đất xám. Thời vụ thu hoạch dễ dàng hơn trong
phơi sấy. Vụ II chiếm gần 90% diện tích trồng đậu nành cả năm.
Ngồi ra nguồn ngun liệu có thể được nhập về từ các tỉnh của vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long [12].
Bằng cách ổn định vùng nguyên liệu nhà máy mới có thể gia tăng quy mơ sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu chắc
chắn, bền vững.
1.3. Hợp tác hóa

Nhà máy định sẵn có sự hợp tác với các nhà máy trong vùng về kinh tế kĩ thuật để
tăng cường sử dụng chung các cơng trình điện nước, hơi, giao thông công cộng, vấn đề
tiêu thụ sản phẩm và phế phẩm nhanh sẽ có tác dụng giảm thời gian xây dựng, giảm vốn
đầu tư và hạ giá thành sản phẩm [5,tr14].
1.4. Nguồn cung cấp điện
Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích cho các thiết bị máy móc, các hoạt
động chiếu sáng trong sản xuất và sinh hoạt. Nhà máy sử dụng
nguồn điện 220/380V. Nguồn điện cung cấp cho nhà máy lấy từ nguồn điện quốc gia
thông qua trạm biến thế của khu vực và nhà máy. Đồng thời nhà máy cũng cần lắp thêm
một máy phát điện dự phòng để đảm bảo sản xuất liên tục khi có sự cố mất điện xảy ra
[5,tr14].
1.5. Nguồn cung cấp hơi
Hơi dùng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau như: chưng, sấy bột nghiền,
gia nhiệt nước, thủy hóa, dùng trong các q trình: trung hịa, tẩy màu, tẩy mùi. Do đó
phải xây dựng lị hơi, hệ thống xử lý nước cho nhà máy [5,tr14].
1.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

3


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Nhà máy dùng nhiên liệu là dầu để cung cấp cho lò hơi, lò đốt, nhớt cho máy phát
điện.
1.7. Cung cấp nước và xử lý
Đối với mỗi nhà máy thực phẩm, nước là vấn đề rất quan trọng, nước được dùng

vào nhiều mục đích khác nhau, dùng gián tiếp hoặc trực tiếp, dùng để pha chế, để chưng
cất, dùng cho nồi hơi.
Chất lượng nước công nghệ sử dụng cho nhà máy phải đảm bảo u cầu cơng nghệ,
tùy từng mục đích khác nhau mà từng loại nước phải đảm bảo các chỉ tiêu hóa học, lý
học và sinh học nhất định. Mặt khác chất lượng nước thải phải hết sức coi trọng do vậy
trong nhà máy sẽ xây dựng khu vực xử lý nước công nghệ và nước thải.
Nguồn nước mặt trong huyện khá dồi dào từ mạng lưới sơng ngịi phong phú với
mật độ 30km/km2, nhất là có hai con sơng lớn của miền Đông Nam bộ chảy qua địa bàn
huyện là sơng Đồng Nai và sơng La Ngà có thể là nguồn cung cấp nước chính cho nhà
máy.
Sơng Đồng Nai với lưu lượng bình nhiều năm tại Tà Lài 298,63m3/s và tại Phú Điền
117,26 m3/s của sông La Ngà là nguồn nước mặt cung cấp nước tưới, sinh hoạt và công
nghiệp cho toàn huyện; đồng thời bổ sung cho nguồn nước ngầm của huyện [12].
1.8. Thoát nước
Yêu cầu đặt ra cho vấn đề thoát nước của nhà máy thực phẩm là rất cấp bách. Vì
nước thải ra chủ yếu chứa các chất hữu cơ là môi trường vi sinh vật dễ phát triển, làm
cho dễ lây nhiễm dụng cụ thiết bị và nguyên liệu nhập vào nhà máy, sẽ ảnh hưởng lớn
đến chất lượng thành phẩm, ảnh hưởng tới công nhân viên nhà máy và khu dân cư xung
quanh.
Nước thải của nhà máy phải tập trung xa xưởng sản xuất, tránh khu dân cư và phải
được xử lí nghiêm ngặt trước khi thải ra mơi trường.
Trong q trình sản xuất như cơng đoạn trung hịa tẩy mùi, tẩy màu cần phải thu hồi
chất thải, chất rửa tránh thất thốt ra ngồi nhằm hạn chế ôi nhiễm môi trường. Mỗi loại
chất thải cần phải có biện pháp xử lí riêng. Hệ thống thoát nước của nhà máy phải đảm
bảo thoát nước tốt, tránh ứ đọng.
1.9. Nguồn nhân lực
Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54% (Khoảng 1,63
triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hố khá, quen với tác phong cơng
nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm
việc khoảng 53%.

Số lượng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên 100 cơ sở, trong đó 4
trường Đại học, 8 trường Cao đẳng, 16 Trường Trung cấp nghề, 73 Trung tâm và đơn

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

4


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

vị dạy nghề. Nhiều trường mới đang được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực
chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp [12].
1.10. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là vấn đề quan trọng. Hàng ngày nhà máy vận chuyển khối lượng
lớn gồm: nguyên vật liệu, bao bì…. Kịp thời để đảm bảo sự hoạt đọng của nhà máy. Để
đảm bảo cho sự hoạt động liên tục nhà máy sử dụng tuyến đường quốc lộ 20. Nhà máy
sẽ được trang bị hộng thống ô to tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong nhà máy.
Kết luận: dựa vào những lập luận trên, tôi thấy huyện Định Quán phù hợp cho việc
đặt nhà máy sản xuất dầu nành tinh luyện. Vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp vừa tạo
công ăn việc làm cho người dân ở địa phương và trong tỉnh Đồng Nai nói chung.

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

5



Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
2.1. Tổng quan về nguyên liệu
2.1.1. Giới thiệu về cây đậu nành
Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ
Đậu (Fabaceae), là lồi bản địa của Đơng Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein,
được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.
Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây
đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu
phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara... Đáp ứng
nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

Hình 2.1
2.1 Hạt đỗ tương
Ngồi ra, trong cây đậu nành cịn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây
trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 củaloài khuẩn rhizobium cộng
sinh trên rễ cây họ Đậu.
2.1.2 Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Chất béo: lipit là thành phần quan trọng và chủ yếu của nguyên liệu dầu, quyết định
giá trị sử dụng trong công nghiệp của nguyên liệu dầu. Trong dầu đậu nành các axit béo
như axit linolic (C18:2) 51-57%, olic 23-29%, linolenic 3-6%, panmitic 3-6%, sterit 57 % [3, tr28-29].
Trong dầu đậu nành có nhiều photpholipit mà chủ yếu là lơxitin có nhiều giá trị dinh
dưỡng, do đó, thành phần này sẽ được tách ra trong quá trình tinh chế dầu để dùng trong
sản xuất kẹo bánh và bánh mỳ để làm tăng giá trị dinh dưỡng của những sản phẩm đó.
Protein: trong đậu nành chiếm 1/3-1/2 khối lượng hạt. Các protein đều háo nước,
do đó trong những điều kiện phối hợp về nhiệt độ và độ ẩm nhất định, các protein sẽ
trương nở tạo điều kiện cho dầu thốt ra dễ dàng. Nhờ biết được những tính chất này,

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2


GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

6


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của đậu nành
Thành phần

Lipit %

Protein %

Xenlulozo %

Tro %

Tử diệp

20,0

41,0

15,0

4,3

Phơi


10,0

39,0

17,0

4,0

Vỏ

0,6

7,0

21,1

3,8

người sản xuất có thể chọn những chế độ về nhiệt ẩm thích hợp nhằm đạt được hiệu
suất thu hồi dầu lớn nhất [3,tr29].
Xenlulozo: hàm lượng xenlulozo chủ yếu tập trung ở vỏ
Tro: thường các nguyên tố khoáng trong nguyên liệu chứa dầu là oxit của photpho,
kali, magie, ba oxit này chiếm 90% tổng tro. Ngun tố khống đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động sống của hạt [3,tr31].
2.1.3 Giá trị của cây đậu nành
Giá trị về mặt thực phẩm:
Hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng
từ 35,5 - 40%. Trong khi đó hàm lượng protein trong gạo chỉ 6,2 - 12%; ngơ: 9,8 - 13,2%
thịt bị: 21%; thịt gà: 20%; cá: 17 - 20% và trứng: 13 - 14,8%, lipit từ 15-20%, hyđrát

các bon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống (Nguyễn
Thị Hiền và Vũ Thi Thư, 2004). Hạt đậu nành là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của
nó được đánh giá đồng thời cả protit và lipit. Protein của đậu nành có phẩm chất tốt nhất
trong số các protein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng protein trong hạt đậu nành cao
hơn cả hàm lượng protein có trong cá, thịt và cao gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác.
Protein của đậu nành dễ tiêu hoá hơn thịt và khơng có các thành phần tạo
cholesteron. Ngày nay người ta mới biết thêm hạt đậu nành có chứa lexithin, có tác dụng
làm cho cơ thể trẻ lâu, tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mơ, làm cứng xương và tăng sức đề
kháng của cơ thể.
Hạt đậu nành có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên được
coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu nành chứa một tỉ lệ cao các
axít béo chưa no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm như axit linoleic
chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%, linolenolic khoảng 2- 3% (Ngô Thê Dân và cs, 1999).
Dùng dầu đậu nành thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ động mạch [1, tr3].
Giá trị về mặt công nghiệp
Đậu nành là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao
su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, tơ nhân tạo, chất đốt… nhưng chủ yếu đậu nành
được

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

7


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khơ/ngày

Hình 2.2 Một số sản phẩm từ đậu tương
dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu nành đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho

ép dầu, dầu đậu nành chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Đặc điểm của dầu đậu nành:
khô chậm, chỉ số iot cao: 120-127; ngưng tụ ở -15 đến -18oc. Từ dầu này người ta chế
ra hàng trăm sản phẩm khác nhau [1,tr 4].
Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: đậu nành là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. 1 kg hạt đ đậu
nành tương đương với 1.38 đơn vị thức ăn chăn ni. Cây đậu nành có hàm lượng đạm
khá cao nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt,
hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp cho gia súc. Sản phẩm phụ công nghiệp như khô
dầu làm thức ăn tổng hợp của gia súc do có thành phần dinh dưỡng khá cao.
Cải tạo đất: đậu nành là cây luân canh cải tạo đất tốt. Trong hệ thống luân canh nếu
bố trí cây đậu nành vào cơ cấu trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt cho cây trồng sau, góp
phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng, giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá đậu
nành dùng bón ruộng thay phân hữu cơ rất tốt [1, tr4].
2.1.4 Quá trình tạo thành dầu trong nguyên liệu chứa dầu
Những đặc tính về cấu trúc giải phẫu của hạt dầu quyết định tính chất cơ lý của quả
và hạt do đó có ảnh hưởng rất lớn đến cơng nghệ chế biến. Nếu các mơ vỏ và hat có cấu
trúc chắc chắn cần phải phá vỡ trước khi ép hoặc trích ly nhằn tách được dầu triệt để.
Quá trình tạo dầu xảy ra khi hạt chín, các hợp chất vơ cơ và hữu cơ trong thiên nhiên
được chuyển vào các hạt từ phần xanh của cây qua hiện tượng quang hợp của lá hay là

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

8


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

chuyển qua rễ và biến thành chất dự trữ của hạt. Các chất dự trữ này chủ yếu là tinh bột.

Khi chín hàm lượng tinh bột giảm dần và hàm lượng dầu tăng. Ở giai đoạn đầu khi hạt
chín thì dầu chủ yếu của hạt là các axit béo tự do. Sau đó axit béo tự do giảm dần và
hàm lượng triglyxerin tăng lên.
Quá trình này xảy ra theo 3 giai đoạn [3,tr14-15]:
1) Glyxerin kết hợp với một axit béo tọa thành monoglyxerit
CH2OH

CH2OCOR1

|

|

CHOH

+ R1COOH

→ CHOH

|

|

CH2OH

CH2OH

+ H 2O

2) Monoglyxerit kết hợp với một axit béo nữa tạo ra diglyxerit.

CH2OCOR1

CH2OCOR1

|

|

CHOH

+ R2COOH

→ CHOH

|

|

CH2OH

CH2OCOR2

+ H 2O

3) Dyglyxerit kết hợp với một axit béo nữa tạo thành triglyxerit.
CH2OCOR1

CH2OCOR1

|


|

CHOH

+ R3COOH

→ CHOCOR3

|

|

CH2OCOR2

CH2OCOR2

+ H2 O

2.1.5 Bảo quản nguyên liệu chứa dầu
2.1.5.1 Các quá trình xảy ra trong bảo quản nguyên liệu chứa dầu
Quá trình phân hủy do men: thường do các men có sẵn trong ngun liệu vì thế nên
bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ và độ ẩm thấp.
Lipase có hầu hết trong các loại dầu. Chúng thuộc loại enzym thủy phân có nhóm
hoạt động là canxi. Chiều hướng và hoạt động của lipase phụ thuộc vào trạng thái sinh

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


9


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

lý của hạt. Trong q trình chín của hạt trên cây, lipase có tác dụng kích thích sự tổng
hợp các axit béo và glycerin thành glycerit. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và bảo
quản hạt lipase lại có tác dụng ngược lại. Chúng xúc tác quá trình phân hủy glycerit
tành glycerin và axit béo tự do, làm cho hàm lượng axit béo tự do tong dầu tăng, chỉ số
axit tăng, giảm chất lượng dầu.
Polypase enzym thường có trong dầu tác dụng đặc biệt là thủy phân và phá hủy các
phospholipit làm giả phẩm chất của dầu, chỉ số axit tăng [4, tr25].
Quá trình phân hủy do q trình hơ hấp: do hoạt động sống của nguyên liệu , biểu
thị bằng cường độ hô hấp tiêu hao chất dự trữ của nguyên liệu và sinh ra những chất
mới khơng có lợi cho chất lượng của nguyên liệu cũng như thành phẩm.
Khi hạt được bảo quản trong điều kiện thường, hoạt động sống của hạt rất yếu, sự
tiêu hao các chất không đáng kể. Khi các hoạt động sống của hạt được kích thích, tăng
cường thì q trình hơ hấp của hạt được tăng lên chất dinh dưỡng của hạt bị mất đi nhanh
chóng [4, tr 25].
Sự phá hủy do vi sinh vật
Sau khi thu hoạch trên bề mặt lớp vỏ ngoài của hạt thường tồn tại các vi sinh vật.
Sự có mặt của chúng là do từ đất, bụi, rác, cỏ…lẫn vào theo hạt trong quá trình thu hoạch
và vận chuyển. Hoạt động của vi sinh vật trong khối hạt không những gây ảnh hưởng
xấu mà còn là một nguy cơ thường xuyên gây ra sự hư hỏng nặng cho hạt dầu.
Trên hạt thường có nhiều loại vi sinh vật hiện diện như vi sinh vật hoại sinh, vi sinh
vật gây bệnh cho người và gia súc…….thường gặp nhất là các enzym, nấm mốc, vi
khuẩn.
Để ngăn ngừa và hạn chế hoạt động của vi sinh vật trên hạt các biện pháp thường
dùng như làm lạnh, tạo chân khơng, nạp khí CO2….. tuy nhiên sấy khô là biện pháp đơn
giản và hiệu nghiệm nhất [4, tr27].

Sự phá hủy do các phản ứng hóa học
Trong hạt dầu hầu như có đủ các nhóm chất hữu cơ cũng như vô cơ, đây là cơ chất
cho các phản ứng biến đổ khác nhau có thể xảy ra. Trong đó nhóm phản ứng phổ biến
nhất là các quá trình hóa học như : phản ứng oxy hóa, thủy phân, sự biến tính nhiệt của
protein và phản ứng biến đổi màu Maillard [4, tr28].
Hư hao do sâu mọt, chim, chuột
Trong quá trình bảo quản hạt, các loại sâu mọt, chim chuột, dễ gây ra những tổn thất
đáng kể. Chúng sử dụng hạt làm chất nuôi sống và thải ra trên hạt các chất bẩn, hơi thối
và thậm chí có thể gây bệnh.
2.1.5.2 Gia công nguyên liệu trước khi bảo quản

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

10


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khô/ngày

Để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là bảo tồn các chất có giá trị của nguyên liệu có thể
áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm phòng ngừa sự phát sinh hoặc hạn chế sự
phá hủy nguyên liệu.
Dựa vào các quá trình làm hư hỏng nguyên liệu ở trên, muốn hạn chế hoặc giảm
cường độ phá hủy nguyên liệu ta phải tiến hành gia công nguyên liệu trước khi bảo quản
chủ yếu là:
- Giảm độ ẩm của nguyên liệu
- Giảm nhiệt độ của nguyên liệu
- Tiêu diệt và loại trừ các vi sinh vật
- Đề phịng sự phát sinh cơn trùng và vi sinh vật

Như vậy các công đoạn này gồm:
-

Làm sạch ngun liệu chứa dầu
Sấy ngun liệu
Thơng gió cưỡng bức
Làm nguội hạt
Bảo quản hạt

2.2 Tổng quan về sản phẩm
2.2.1 Phân loại sản phẩm dầu thực vật
Nhu cầu dầu thực vật ở nước ta ngày càng tăng. Ngành công nghiệp dầu thực vật
tiếp tục sử dụng cả hai loại sản phẩm là dầu thô được sản xuất trong nước (chủ yếu từ
vừng, lạc và cám gạo) và các loại dầu thô và tinh luyện nhập khẩu (chủ yếu là dầu cọ và
dầu nành) cho q trình sản xuất. Theo Bộ Cơng Thương, năm 2013 Việt Nam đã sản
xuất 718.000 tấn dầu tinh luyện các loại, tăng 1,35% so với năm 2012. Ngành công
nghiệp dầu thực vật của Việt Nam sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước cũng như xuất khẩu, trong đó 4 loại chính bao gồm:
(1) Dầu ăn - là loại dầu phổ biến nhất với thành phần chính là dầu cọ olein tinh luyện
và một ít olein pha trộn với dầu đậu tương.
(2) Dầu salad - loại dầu có chất lượng và giá trị cao, bao gồm các loại dầu tinh khiết
là dầu mè, dầu đậu phộng, dầu đậu tương, dầu cám gạo, dầu ô liu nhập khẩu, dầu canola,
dầu ngô, v.v...
(3) Dầu dinh dưỡng - loại dầu được bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A,
D, E, DHA
(4) Dầu rắn (chất béo thực vật) - loại dầu này bao gồm mỡ rán, bơ làm bánh, bơ
thực vật, v.v...
2.2.2 Thị trường dầu nành ở Việt Nam

SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2


GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

11


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất Dầu Nành Tinh Luyện năng suất 32 tấn hạt khơ/ngày

Có khoảng 37 doanh nghiệp trong nước sản xuất bốn loại sản phẩm dầu thực vật
chính (dầu ăn, dầu salad, dầu dinh dưỡng và dầu rắn) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con
người và của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Các nhãn hiệu dầu ăn như là dầu
ăn Simply, Neptune và Mezan của công ty Dầu thực vật Cái Lân, cơng ty Tường An và
ở khu vực phía Nam Việt Nam là dầu ăn Marvela của công ty Golden Hope Nhà Bè.
Năm 2013 trên thị trường xuất hiệu các sản phẩm dầu ăn mới của Tập đồn Quang
Minh và cơng ty Vinacommodities (dầu ăn Mr.Bean, Oilla, Soon Soon của Tập đồn
Quang Minh và Otran, Eliza, Chica, VinaCooking Oil từ cơng ty Vinacommodities).
Một số sản phẩm dầu nành tinh luyện hiện nay:

Hình
Hình 2.3
2.3 Dầu
Dầu nành
nành Symply
Simply

Hình
2.52.5
Dầu
nành
Tường

AN
Hình
Dầu
nành
Tường
An

Hình 2.4
2.4 Dầu nành Meizan

Hình
Hình2.6
2.6Dầu
Dầunành
nànhMarvela
Marvela

2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu ở Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình sản xuất
Theo Bộ Cơng Thương, cả nước hiện có 35 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm
dầu thực vật. Theo Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ, đến năm 2020, sản lượng dầu tinh luyện sẽ là
1.587 nghìn tấn và sản lượng dầu thơ sẽ là 370.000 tấn. Việt Nam cũng có kế hoạch phát
triển các giống cây mới nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành dầu thực vật trong nước.
SVTH: Phan Thị Oanh – Lớp 12H2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

12



×