Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 74 trang )

.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3
THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN
- Mã số: 215/18
- Chủ nhiệm đề tài: Võ Minh Tuấn, Điện thoại:0909727199
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM Sản-Khoa Y
- Thời gian thực hiện: 2018-2020
2. Mục tiêu:
- Mục tiêu chính: Xác định tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kì
đến khám ở BV Đa Khoa Bình Thuận từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018.
- Mục tiêu phụ: Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt và
đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu do thiếu sắt sau một tháng điều trị.
3. Nội dung chính:
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp giả thực nghiệm được thực
hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 03/2018. Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ
mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Thuận. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ được định nghĩa là nồng độ Hemoglobin
máu < 11g/dl và Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml. Sau khi tư vấn, sản phụ đồng
thuận được hướng dẫn đến phòng xét nghiệm lấy máu làm huyết đồ và định lượng
Ferritin. Thông tin khác được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp thai phụ bằng bảng
câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Khảo sát 388 mẫu, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt là 24%. Các yếu tố liên quan
đến thiếu máu thiếu sắt có ý nghĩa thống kê như: Nhóm lao động chân tay
(PR=2,72), nhóm có tiền căn mắc bệnh tiêu hóa (PR=1,9), nhóm có hai con
(PR=2,45). Sau một tháng điều trị 48,4% trường hợp đạt Hb ≥ 11g/dl.
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):


 Về đào tạo (số lượng, chun ngành: trình độ BS/DS/CN, ThS, NCS…):
Đào tạo thành cơng 1 BS CKII
 Cơng bố trên tạp chí trong nước và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm xuất
bản):
Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Thuận. Y học TP. HCM (ISSN 1859-1779); tập 23: số
2, tháng 3/2019: Trang 56-60.
 Sách/chương sách (Tên quyển sách/chương sách, năm xuất bản): Chưa

.


.

 Patent, Giải pháp hữu ích (tên; trình trạng nộp đơn đối với giải pháp chưa
đăng ký sở hữu trí tuệ; mã số, ngày cấp, thời gian bảo hộ đối với patent và
giải pháp đã đăng ký sở hữu trí tuệ): Chưa
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
 Kết quả nghiên cứu được chuyển giao (Tên sản phẩm, tên đơn vị nhận
chuyển giao, giá trị chuyển giao): Chưa
 Phạm vi và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu (tên đơn vị ứng dụng kết
quả nghiên cứu/tên bài giảng được trích dẫn kết quả NC sử dụng trong
giảng dạy đại học và sau đại học): Sử dụng bài báo và số liệu nghiên cứu
cho giảng dạu y học thực chứng phần Chăm sóc tiền sản.

.


.


Mẫu trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Trường)

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3
THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH BÌNH THUẬN

Mã số: <215/18>

Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Võ Minh Tuấn

Tp. Hồ Chí Minh, 3/2019

.


.

(Mẫu trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Trường)

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3
THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH BÌNH THUẬN

Mã số: <215/18>

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, 3/2019

.


.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 8
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 9
Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN .........................................................................10
1. Đại cương về sinh lý hồng cầu và vai trò của sắt trong cơ thể ....................... 10
2. Chẩn đoán thiếu máu..................................................................................... 15
3. Thiếu máu trong thai kỳ ................................................................................ 17
4. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt lên thai kỳ .............................................. 19
5. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ .................................................. 20

6. Điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ................................................... 20
7. Tình hình thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
và phụ nữ mang thai trên thế giới và Việt Nam ............................................. 22
8. Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt ............................................................... 26
9. Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu ............................................................... 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................30
1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 30
2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 30
3. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................................... 30
4. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 31
5. Phương pháp thu thập và quản lý số liệu ....................................................... 32
6. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 38
7. Phân tích số liệu ............................................................................................ 39
8. Các biến số của nghiên cứu ........................................................................... 40
9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................45
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................ 45
2. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ............................................................................... 49
3. Mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt và các biến số ................................... 50
4. Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ............................................................. 53
Chương 4 BÀN LUẬN..........................................................................................55
1. Bàn luận về nghiên cứu ................................................................................. 55
2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ............................................................. 55
3. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.................................................................... 58
4. Mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt thai kỳ và một số biến số .................. 61
5. Hiệu quả của điều trị thiếu máu thiếu sắt ....................................................... 63
6. Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 64
7. Điểm mới và ứng dụng của đề tài .................................................................. 65
KẾT LUẬN 66
KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI
Hb:
HC
Hct:
TMTS
UNESCO:
WHO:

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Hemoglobin (huyết sắc tố)
Hồng cầu
Hematocrit (dung tích hồng cầu)
Thiếu máu thiếu sắt
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

.


.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ thiếu máu theo Hb và Hct theo WHO ....................................... 16
Bảng 1.2. Ngưỡng Hemoglobin để phân loại thiếu máu ......................................... 16
Bảng 1.3. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ tại các khu vực trên thế giới.................... 23
Bảng 1.4. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ không mang thai và phụ nữ mang thai theo
vùng sinh thái (2008) ............................................................................ 24
Bảng 1.5. Hướng dẫn sử dụng sắt trong thai kỳ của IOM ....................................... 27
Bảng 2.1. Mô tả các biến số ................................................................................... 40
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu .............................. 45
Bảng 3.2. Đặc điểm về sản khoa của đối tượng tham gia nghiên cứu ..................... 46
Bảng 3.3. Đặc điểm huyết học của đối tượng tham gia nghiên cứu ........................ 48
Bảng 3.4. Phân độ chỉ số huyết học của đối tượng tham gia nghiên cứu ................ 49
Bảng 3.5. Tác dụng không mong muốn khi uống sắt ............................................. 49
Bảng 3.6. Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa thiếu máu
thiếu sắt và các biến số ......................................................................... 50
Bảng 3.7. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa thiếu máu
thiếu sắt và các biến số ......................................................................... 52
Bảng 3.8. Phân bố những trường hợp điều trị thiếu máu thiếu sắt
theo mức độ thiếu máu ban đầu ............................................................ 54
Bảng 3.9. Nồng độ Hemoglobin trung bình trước và sau điều trị
một tháng.............................................................................................. 54
Bảng 4.1. Nồng độ Hemoglobin trung bình trong các nghiên cứu .......................... 58
Bảng 4.2. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Việt Nam .............................. 59
Bảng 4.3. Tình hình thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu
ở một số nước Châu Á .......................................................................... 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em ở khu vực Đông Nam Á ............. 24
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ sản phụ thiếu máu trong thai kỳ .................................... 50
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ sản phụ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ...................... 50

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ điều trị hết thiếu máu sau một tháng ......................................... 54
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tóm tắt các bước thu thập số liệu ................................................. 38
HÌNH
Hình 1.1. Q trình biệt hố các dịng tế bào máu .................................................. 11
Hình 1.2. Cấu tạo phân tử hemoglobin .................................................................. 12
Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hóa sắt trong cơ thể .......................................................... 14
Hình 1.4. Bảng đồ hành chính tỉnh Bình Thuận ..................................................... 29
Hình 2.1. Máy xét nghiệm cơng thức máu ............................................................. 34
Hình 2.2. Máy quay ly tâm .................................................................................... 34
Hình 2.3. Máy xét nghiệm Ferritin......................................................................... 35

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu
do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng
do thiếu sắt [97].
Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ người
trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu
máu thiếu sắt trong thai kì có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non [49], thai
suy dinh dưỡng [92], băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản hay hậu phẫu [56,
72], nhiều trường hợp nguy kịch dẫn đến tử vong cho mẹ và thai nhi [87]. Ngoài ra,
trẻ sơ sinh ở mẹ bị thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu nhất là trong năm đầu
tiên của cuộc sống [38, 82]. Nghiên cứu của Black và cộng sự năm 2008 cũng cảnh
báo rằng trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt có thể đã làm ảnh hưởng

đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả
năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức [29, 30, 80].
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe cộng
đồng đáng chú ý ở những nước đang phát triển, nhất là ở các tầng lớp dân có đời
sống kinh tế xã hội thấp. Càng ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh
thiếu máu do thiếu sắt hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai
rất cao, và thường là thiếu máu mức độ nặng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm
đa số, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cho biết tỷ lệ thiếu máu thiếu
sắt
trong
thai
kỳ
tại
Việt
Nam
trong
năm
2002

45 – 47% [98]. Mặc dù từ những năm 1995 đã thực hiện chương trình bổ sung viên
sắt trong thai kì trên tồn lãnh thổ, tuy nhiên theo thống kê của Viện dinh dưỡng
năm 2008, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai vẫn cịn cao, chiếm 31,4%,
tập trung các vùng núi phía Bắc, phía Tây Bắc và vùng Bắc ven biển Miền Trung
nơi có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai ở mức nặng (lần lượt là 45,7% và 44,1%)
và thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ (24%) [23]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu năm 2000 được tiến hành trên 2084 thai phụ cho biết tỷ lệ thiếu
máu ở phụ nữ có thai khoảng 38% [7]. Gần đây là các báo cáo tỷ lệ thiếu máu thiếu
sắt tại tỉnh Bạc Liêu [19] và Mỹ Tho – Tiền Giang [12] lần lượt là 23,75% (2010)
và 17,36% (2011).

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với khí hậu
nhiều nắng, nhiều gió, nằm trong vùng khô cằn nhất cả nước, dân cư tỉnh phân bố
không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố đã tạo nên sự phân hóa rõ rệt về
kinh tế trong vùng, từ đó phân hóa chế độ ăn uống dinh dưỡng khác nhau ở các tầng
lớp dân cư khác nhau cũng như sự đa dạng về các dân tộc trong tỉnh. Tuy đã có
chương trình bổ sung viên sắt trong thai kì theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, nhưng
khơng phải thai phụ nào cũng có điều kiện thực hiện. Cho tới nay, tại Bình Thuận
vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Vì vậy, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng

.


.

đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận” với câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ thiếu
máu thiếu sắt ở thai phụ trong 3 tháng đầu ở tỉnh Bình Thuận là bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính:
Xác định tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kì đến khám
ở BV Đa Khoa Bình Thuận từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018.
Mục tiêu phụ:
1. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu do thiếu sắt sau một tháng điều trị.

.


0.


Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN
1.
Đại cương về sinh lý hồng cầu và vai trò của sắt trong cơ thể
1.1. Đặc điểm sinh lý của hồng cầu
Hồng cầu (HC) là tế bào máu được sản xuất ra từ tủy xương có đời sống
trong mạch máu từ 100 đến 120 ngày. HC chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu
hình của máu. Đó là những tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 mm, bề
dày phần ngoại vi 2-2,5 mm và phần trung tâm 1 mm, thể tích trung bình 90-95
mm3. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy
[2].
HC khơng có nhân cũng như các bào quan. Thành phần chính của HC là
hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl trong dịch bào tương).
Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong một số trường hợp sinh lý. Ở trẻ sơ
sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có hiện tượng vỡ
hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể tăng ở những
người lao động nặng, sống ở vùng cao. Ở phụ nữ có thai cũng có sự tăng sản xuất số
lượng hồng cầu nhưng do thể tích huyết tương gia tăng đến 40 – 50%, vì vậy số
lượng hồng cầu/mm3 giảm khoảng 0,7 triệu. Khi thai gần đủ tháng, thể tích huyết
tương giảm, số lượng hồng cầu thường tăng lên nhẹ [2].

.


1.

Hình 1.1. Q trình biệt hố các dịng tế bào máu [2].
Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. Theo thời
gian, màng hồng cầu sẽ mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi
qua các mao mạch nhỏ của lách. Hemoglobin phóng thích ra từ hồng cầu vỡ sẽ bị
thực bào bởi các đại thực bào cố định của gan, lách và tuỷ xương [2].

1.2. Sự hình thành nên hemoglobin
Hemoglobin cịn gọi huyết sắc tố (HST), đó là chromoprotein gồm hai thành
phần là nhân heme và globin. (hình 1.2).

.


2.

Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vịng porphyrin và một
Fe2+ chính giữa. Một phân tử hemoglobin có bốn nhân heme, chiếm 5%.
Globin là một protein gồm bốn chuỗi polypeptid giống nhau từng đơi
một. Hemoglobin người bình thường là HbA gồm hai chuỗi a và hai chuỗi b.
Hemoglobin thời kỳ bào thai là HbF gồm hai chuỗi a và hai chuỗi g.

Hình 1.2: Cấu tạo phân tử hemoglobin [2].
Nồng độ hemoglobin của người bình thường là:
 Nam: 13,5-18 g/100 ml (g%).
 Nữ: 12-16 g/100 ml (g%).
 Trẻ em: 14-20 g/100 ml (g%).
Chức năng chính của Hb là vận chuyển khí Oxy nhờ vào phản ứng hóa học:
Hb + O2 ↔ HbO2 (oxyhemoglobin). Trong đó Oxy được gắn lỏng lẻo với Sắt Fe2+.
Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp Oxy quyết định, nhờ đó
mà Oxy được nhả ra sau khi được Hb vận chuyển đến mơ đích.
Ngồi ra, Hb cịn có chức năng vận chuyển khí carbon-dioxide CO2 thơng
qua phản ứng hóa học: Hb + CO2 ↔ HbCO2 (carbaminohemoglobin). Trong đó khí
carbon-dioxide CO2 được gắn với nhóm NH2 của globin. Đây cũng là phản ứng
thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp khí carbon-dioxide CO2 quyết định. Chỉ
khoảng 20% CO2 được vận chuyển dưới hình thức này, cịn lại là do muối kiềm của
huyết tương vận chuyển.

Khi HC bị vỡ ra, được đại thực bào tiêu hóa sẽ giải phóng sắt vào máu; sắt
này cùng với sắt từ thức ăn do ruột non hấp thu, được vận chuyển dưới dạng
Transferrin đến tuỷ xương để tạo hồng cầu mới, hoặc đến gan và các mô khác để dự
trữ dưới dạng Ferritin và Hemosiderin.
Phần porphyrin của heme sẽ được chuyển hoá qua nhiều giai đoạn trong đại
thực bào để tạo thành sắc tố bilirubin, chất này được giải phóng vào máu, đến gan
rồi bài tiết vào mật. Ngoài ra phần globin của hemoglobin được giáng hoá thành các
acid amin mà sẽ được sử dụng để tổng hợp các protein cho cơ thể.

.


3.

Vai trò của sắt trong cơ thể
Để tạo hồng cầu, cần phải cung cấp đầy đủ protein (cần cho sự tổng hợp các
chuỗi globin và các thành phần cấu trúc của hồng cầu), và các vitamin B12,
B9 (acid folic) (cần cho quá trình tổng hợp DNA để phục vụ sự phân chia tế bào.
Nhu cầu B12 mỗi ngày là 1-3 mg), và đặc biệt là sắt.
Sắt là yếu tố cần thiết để tạo Hemoglobin, tổng lượng sắt trong cơ thể chiếm
khoảng 4,5 g, nhu cầu sắt hàng ngày là 1 mg ở nam giới và 2 mg ở nữ, đặc biệt là
khi mang thai nhu cầu sắt càng tăng cao.
Sắt hấp thu ở ruột non được đưa vào huyết tương nhờ glycoprotein tạo thành
chất phức hợp Transferrin. Transferrin chứa hàm lượng sắt từ 3 – 4 mg, chiếm
khoảng 0.1% lượng sắt trong cơ thể, có vai trị vận chuyển sắt tới cơ quan sử dụng,
nhất là cơ quan tạo hồng cầu và thu hồi lượng sắt giải phóng từ các hồng cầu bị phá
hủy [44].
Sắt trong cơ thể tồn tại dưới hai dạng là sắt heme và sắt không heme:
Sắt heme: là sắt được chứa trong Hemoglobin, chiếm khoảng 65% trọng lượng
sắt của cơ thể, và trong myoglobin chứa khoảng 4%, ngồi ra cịn có trong các

enzyme chiếm khoảng 0,3%, lượng sắt này có vai trị quan trọng trong q trình
sinh lý tế bào [2].
Sắt khơng heme: là sắt vận chuyển hay còn gọi là Ferritin huyết thanh. Ferritin
trong máu tuần hồn thì cân bằng với Ferritin trong mơ. Sắt trong Ferritin có thể
được lấy ra tổng hợp heme. Do vậy Ferritin phản ánh tốt kho dự trữ sắt của cơ thể,
nên được dùng để tầm soát và chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Khi lượng
sắt trong cơ thể giảm dưới 200 mg thì tương ứng nồng độ Ferritin trong huyết thanh
giảm dưới 25 μg/l, và khi dự trữ sắt giảm thì Ferritin huyết thanh giảm dưới 15
ng/ml [28, 40].
Sắt còn được dự trữ dưới dạng Hemosiderin ở gan, lách và tủy xương.
Hemosiderin khơng hịa tan, hầu như cố định, mất đi theo thời gian trong khi
Ferritin hòa tan trong nước, dễ huy động. Lượng sắt dự trữ chiếm khoảng 30% trong
tổng lượng sắt của cơ thể. Dự trữ sắt ở nữ là 15 – 50 ng/ml [2].

1.3.

.


4.

Chu trình chuyển hóa sắt trong cơ thể được tóm tắt theo sơ đồ hình 1.3.
Fe trong HC
1,5 - 3g
Tạo hồng cầu
nhu cầu
15-30 mg/ngày

Tiêu huyết
phóng thích

15-30 mg/ngày
Fe trong transferrin
1,3  0,6 mg/L

Fe hấp thu từ ăn uống
Mỗi ngày: 1 mg nam
2 mg nữ

Thải mỗi ngày
1 mg nam
2 mg nữ
Ferritin
0,6 - 1 g
Fe dự trữ 

Hemosiderin

Hình 1.3: Sơ đồ chuyển hóa sắt trong cơ thể
1.4. Nhu cầu sắt trong cơ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt
Khẩu phần ăn người lớn hằng ngày trung bình là 10 – 12 mg sắt [89]. Sắt
được bài tiết 0,6mg/ngày [28]. Nhu cầu sắt thay đổi theo tuổi, lượng sắt mất theo
chu kỳ kinh nguyệt, sự phát triển cơ thể và khi có thai: ở phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt
mất 2,1mg sắt mỗi ngày [28], trong khi đó phụ nữ có thai cần 30 mg/ngày [89]. Do
đó lượng sắt bù vào trong các bữa ăn rất quan trọng trong việc bổ sung lượng sắt
mất [63].
Sắt được hấp thu ở ruột non, phần lớn ở tá tràng và hỗng tràng, nồng độ đỉnh
hấp thu cao nhất sau uống 2 giờ, tùy thuộc vào liều dùng, tùy mức độ thiếu máu mà
lượng sắt được hấp thu có sự thay đổi từ 10 – 30% và sự hấp thu này có thể tăng 80
– 95% ở người bị thiếu máu [64],
Sắt nguồn gốc từ động vật được hấp thu tốt hơn nguồn gốc từ thực vật. Dạng

sắt có nguồn gốc động vật như thịt cá được hấp thu tốt. Sắt có nguồn gốc thực vật
như rau đậu trái cây không được hấp thu dễ dàng.
Sự hấp thu sắt trong thực phẩm có thể tăng từ 5 -15%, do vậy hàm lượng sắt
chứa trong thức ăn phải lớn hơn gấp 10 lần nhu cầu sắt của cơ thể. Thông thường số
lượng sắt được hấp thu phụ thuộc vào lượng sắt dự trữ trong cơ thể bị thiếu hụt và
nồng độ Ferritin trong huyết thanh, khi nồng độ Ferritin dưới 10 μg/l làm tăng hấp
thu sắt 40% so với 10% khi nồng độ Ferritin trong huyết thanh cao [28, 48].
Các chất làm tăng sự hấp thu sắt khi đi kèm như: axit ascorbic, thịt, cá, trứng,
các loại thức ăn biển, vài loại rau, đậu. Vì vậy, khi điều trị các yếu tố trên cần được
quan tâm nhằm giúp gia tăng nồng độ hấp thu sắt.

.


5.

Một số thuốc và các chất làm hạn chế sự hấp thu sắt như: tetracycline,
cimetidine, phytate có trong cà phê và các inositol phosphate, tannins có trong trà,
sắt kết gắn với phenolic, hiện diện canxi.
Khi có thai, sự hấp thu sắt thường thay đổi theo tuổi thai, theo giai đoạn phát
triển của thai. Nhu cầu sắt khi có thai trong giai đoạn 3 tháng đầu là 0,7%, khi thai
được khoảng 24 tuần là 4,5%, khoảng 36 tuần là 13,5% [31]. Trung bình lượng sắt
cần cho thai kỳ ở thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ khoảng 4,6
mg/ngày và nhu cầu này có thể tăng lên đến 6,7 mg/ngày [58].
2.
Chẩn đoán thiếu máu
2.1. Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó
giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu

máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn so với
một người khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy,
thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành [102].
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số
lượng và chất lượng do thiếu sắt [97]. Sau một thời gian dài thiếu sắt, thiếu máu sẽ
xuất hiện với hồng cầu nhỏ rồi hồng cầu nhược sắc là thành phần chủ yếu của heme
nên khi thiếu sẽ dẫn đến giảm tổng hợp Hemoglobin và làm tăng số lượng phân bào
hồng cầu non. Kết quả là sản sinh ra các hồng cầu nhỏ với lúc đầu là số lượng hồng
cầu đếm được bình thường. Sau cùng là một thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
Như vậy thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là một thiếu máu do hiện tượng suy tủy
về chất lượng.
Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ người
trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Càng
ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với
bất kỳ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nào. Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra,
thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ
thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy
giảm nhận thức [29, 80]. Nghiên cứu của Black và cộng sự năm 2008 cũng cảnh
báo rằng thiếu sắt đã góp phần gây ra hơn 20000 ca tử vong mỗi năm ở trẻ em dưới
5 tuổi và khoảng một phần năm gánh nặng tử vong của người mẹ [30]. Thiếu sắt
nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Ước tính có khoảng 1,6 tỷ
người trên tồn thế giới bị thiếu máu và thậm chí nhiều người hiện khơng đủ sắt dự
trữ [69].
2.2. Đánh giá tình trạng thiếu máu
Dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn thậm chí khơng có biểu
hiện gì và nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm. Một số người
có thể có các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu, đau đầu, làm việc không
hiệu quả. Các dấu hiệu như ăn không cảm giác được vị của thức ăn hoặc có cảm
giác thèm ăn kem, ăn đá một cách bất thường là các dấu hiệu khá đặc trưng của


.


6.

thiếu máu thiếu sắt. Hỏi tiền sử viêm nhiễm đường ruột, chảy máu dạ dày, các bệnh
về máu (đặc biệt là các bệnh tan máu) là rất quan trọng trong chẩn đoán thiếu máu.
Khảo sát máu ngoại vi cho thấy số lượng hồng cầu giảm, dung tích hồng cầu
giảm, nồng độ huyết sắt tố giảm, hồng cầu nhỏ - nhược sắc, nồng độ Hemoglobin
dưới 11 g/dl. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra ngưỡng đánh giá thiếu máu như sau
(bảng 1.1):
Bảng 1.1: Mức độ thiếu máu theo Hb và Hct theo WHO
Mức độ
Hb (g/dl)
Hct (%)
Tỷ lệ thiếu máu trong cộng
thiếu máu
đồng (%) [97]
Nhẹ
10 – 10,9
34 – 37
≥ 40
Trung bình
7 – 9,9
24 – 33
20 – 39,9
Nặng
4 – 6,9
13 – 23
5 – 19,9

Rất nặng
<4
< 13
≤ 4,9
Trên thực tế, tình trạng thiếu máu thường được đánh giá dựa vào các chỉ số
xét nghiệm Hemoglobin [69] (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Ngưỡng Hemoglobin để phân loại thiếu máu
Ngưỡng Hemoglobin trong máu (g/dL)
Mức độ
Trẻ em dưới 5
Phụ nữ khơng có
Phụ nữ có thai
thiếu máu
tuổi
thai
Nhẹ
< 11,0
12,0
< 11,0
Trung bình
10,0 – 10,9
10,0 – 11,9
10,0 – 11,9
Nặng
7,09 – 9,9
7,0 – 9,9
7,0 – 9,9
Rất nặng
< 7,0
< 7,0

< 7,0
2.3. Thiếu máu do thiếu sắt
Sắt đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt kéo
dài sẽ dẫn đến hậu quả thiếu máu. Đa phần số người bị thiếu sắt ở giai đoạn đầu
thường chưa có biểu hiện thiếu máu, nguyên nhân là do bệnh tiến triển rất từ từ cho
nên bệnh nhân thường chịu đựng tốt, đến khi thiếu máu nặng bệnh nhân mới có
những biểu hiện như: xanh xao, niêm nhợt, da khô, lưỡi bị nứt nẽ, móng tay chân
mất bóng, tim đập nhanh dồn dập, ngất xỉu, khó thở khi gắng sức [2].
Chẩn đốn thiếu máu thiếu sắt được xác định khi có cả thiếu máu và thiếu
sắt, sự có mặt này được xác định bằng cách đo nồng độ Ferritin hoặc một chỉ số
khác về tình trạng sắt, như thụ thể Transferrin receptor huyết thanh [101].
Ferritin huyết thanh là chỉ số quan trọng, khá nhạy để đánh giá tình trạng sắt.
Mức Ferritin trong huyết thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể. Ở người bình
thường hàm lượng Ferritin huyết thanh là 70µg/L ở nam và 35µg/L ở nữ. Định
lượng Ferritin là xét nghiệm có giá trị nhất vì hàm lượng Ferritin thấp phản ánh giai
đoạn sớm của thiếu sắt và xét nghiệm này cũng đặc hiệu nhất cho thiếu sắt của cơ
thể [9]. Nồng độ Ferritin bắt đầu giảm ngay tại giai đoạn đầu của thiếu máu nếu do
thiếu sắt. Tuy nhiên, Ferritin huyết thanh có thể tăng cao do ảnh hưởng của một số
yếu tố, đặc biệt khi bị viêm nhiễm, nồng độ Ferritin huyết thanh cao khơng có nghĩa
là tình trạng sắt tốt. Để xác định nhiễm trùng cấp, người ta đo chỉ số CRP (protein
phản ứng) và để xác định nhiễm trùng mạn, đo chỉ số APG (alpha-1 glucoprotein).

.


7.

Hiện nay ngưỡng của Ferritin trong máu chưa qui định rõ ràng, tuy nhiên Ferritin
huyết thanh <30 µg/L được coi là dự trữ sắt thấp, khi Ferritin huyết thanh
<15µg/Lđược coi là cạn kiệt dự trữ sắt. Một người có nồng độ Ferritin huyết thanh

<12 µg/L thì hầu như bị thiếu sắt [42, 102].
Khi thiếu sắt, Protoporphyrin không tham gia tạo Heme nên hàm lượng
Protoporphyrin tự do của hồng cầu lên cao hơn 70 µg/L, vì vậy cũng có thể dùng
chỉ số Protoporphyrin hồng cầu và Hemoglobin để chẩn đoán thiếu sắt. Nếu
Protoporphyrin hồng cầu tăng và Hemoglobin giảm: thiếu máu do thiếu sắt [75, 95,
102].
Transferrin receptor huyết thanh: Trong khoảng mười năm gần đây, chỉ số
Transferrin receptor huyết thanh được sử dụng nhiều để xác định tỷ lệ thiếu máu
thiếu sắt, nhất là trong trường hợp các bệnh nhiễm trùng, khi chỉ số Ferritin huyết
thanh tăng nhiều nhưng nồng độ Transferrin receptor huyết thanh lại ít bị ảnh
hưởng. Transferrin receptor huyết thanh là một phần của các thụ thể gắn Transferrin
trên bề mặt tế bào (chủ yếu là tế bào hồng cầu). Sau khi thực hiện nhiệm vụ đưa sắt
vào trong tế bào, các thụ thể được lưu thông trong máu và có phản ứng rất sớm với
thiếu sắt. Nồng độ Transferrin receptor huyết thanh tăng ở giai đoạn hai của thiếu
máu sau khi dự trữ sắt bị cạn kiệt và giảm xuống khi tình trạng sắt được cải thiện.
Chỉ số Transferrin receptor huyết thanh phản ánh tình trạng thiếu sắt ở mơ và ít
nhạy so với Ferritin huyết thanh nhưng lại nhạy hơn Hemoglobin. Điều thuận lợi
của chỉ số Transferrin receptor huyết thanh so với Ferritin huyết thanh là
Transferrin receptor huyết thanh ít bị thay đổi khi cơ thể bị nhiễm trùng, ít thay đổi
theo giới, tuổi và tình trạng sinh lý. Hiện nay, vẫn chưa có một ngưỡng chuẩn thống
nhất cho Transferrin receptor huyết thanh trên toàn thế giới, tuy nhiên ngưỡng
>8,0mg/l (ở người lớn) thường được sử dụng để xác định tình trạng thiếu máu thiếu
sắt [84].
3.
Thiếu máu trong thai kỳ
3.1. Thay đổi trị số huyết học sinh lý trong thai kỳ
Trong thai kỳ lượng dịch nội bào khơng thay đổi, nhưng lượng nước trong
thể tích tuần hoàn và dịch kẽ tăng. Khối lượng huyết tương gia tăng từ 40 – 50%
dẫn đến giảm độ nhớt của máu, làm thay đổi nồng độ huyết sắt tố và dung tích hồng
cầu trong máu [53].

Ở phụ nữ có thai do tăng tồn bộ chuyển hóa trong thời kỳ mang thai nhằm
đáp ứng cho sự phát triển của thai, cho nên gia tăng thể tích hồng cầu khoảng 18%
nhưng thể tích huyết tương gia tăng đến 40 – 50%. Vì vậy số lượng hồng cầu/mm3
giảm khoảng 0,7 triệu. Khi thai gần đủ tháng, thể tích huyết tương giảm, số lượng
hồng cầu tăng lên nhẹ [53, 54, 56].
Khi có mang thai, dung tích hồng cầu trung bình thay đổi từ 40 – 42%, khi
thai khoảng 20 tuần thì nồng độ Hct khoảng 39%, thai gần 30 tuần khoảng 38% và
thai 40 tuần dung tích Hct tăng lên 40% vì có sự ảnh hưởng trong sự thay đổi số
lượng hồng cầu. Thể tích huyết cầu giảm trong lúc có thai và hơi tăng lên khi thai
đủ tháng [53].

.


8.

Thay đổi nồng độ Hemoglobin song song với sự thay đổi của số lượng hồng
cầu. Nồng độ Hemoglobin khi không mang thai trung bình khoảng 13,4 g/dl. Trong
suốt thai kỳ lượng Hemoglobin tăng thêm khoảng 85 g. Do thể tích huyết tương
tăng lên tạo nên sự giảm sút về nồng độ Hemoglobin. Nồng độ Hemoglobin có xu
hướng giảm xuống trong thời kỳ mang thai và thấp nhất lúc thai khoảng 32 tuần, khi
đó nồng độ Hemoglobin khoảng 10,5 g/dl và sau đó có xu hướng tăng lên ở những
tuần cuối của thai kỳ với nồng độ Hemoglobin thay đổi từ 11 – 12,2 g/dl [34, 53].
3.2. Phân loại thiếu máu trong thai kỳ
Thiếu máu trong thai kỳ được phân loại dựa trên nguyên nhân, hình dạng, chỉ
số hồng cầu và mức độ nặng - nhẹ của bệnh [11].
Theo Tổ chức y tế thế giới, thiếu máu gồm 4 mức độ: nhẹ với Hemoglobin từ
10 - 10,9 g/dL; trung bình khi Hemoglobin từ 7 - 9,9 g/dL; nặng khi Hemoglobin <
7 g/dL và rất nặng khi Hemoglobin < 4 g/dL.
Về hình dạng và chỉ số hồng cầu, hồng cầu nhỏ, nhược sắc gặp trong thiếu

máu thiếu sắt, bệnh thalassemia, viêm mạn tính. Tán huyết, mất máu cấp, bệnh lý
tủy xương thường có hồng cầu đẳng sắc, đẳng bào. Hồng cầu to thường thấy trong
thiếu máu do thiếu vitamin B12 và acid folic.
Theo nguyên nhân, thiếu máu gồm 3 loại: thiếu máu do thay đổi sinh lý,
thiếu máu mắc phải và bệnh thiếu máu di truyền. Thiếu máu mắc phải do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra. Về mặt dinh dưỡng, thiếu chất sắt, chất đạm, chất
acid folic và vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu. Sốt rét và giun móc là 2 bệnh lý
nhiễm trùng thường thấy gây thiếu máu. Mất máu cấp tính hay mạn tính đều gây
thiếu máu. Bệnh lý tủy xương như suy tủy vô căn hay xâm lấn và bệnh lý thận cũng
đều nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp [13].
Thiếu máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở phụ nữ mang thai và gia
tăng tử suất ở trẻ sơ sinh. Một trong những yếu tố đóng góp chính vào tình trạng
thiếu máu là do thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt là một trong 10 bệnh đóng góp vào
gánh nặng bệnh tật trên thế giới [32].
Đối với phụ nữ mang thai nhu cầu sắt và folate tăng gấp 6 lần so với phụ nữ
không mang thai. Do vậy lượng sắt cần thiết ở phụ nữ mang thai không thể đáp ứng
đủ qua các bữa ăn hàng ngày mà chủ yếu dựa vào lượng sắt dự trữ trong cơ thể
trước đó [67, 68]. Ước tính tổng lượng sắt cần trong thai kỳ là 1.240 mg [71], trong
đó nhu cầu cho thai là 270 mg, nhau là 90 mg, phát triển tế bào máu là 450 mg và
lượng sắt mất là 230 mg [31]. Nếu lượng sắt và folate không được cung cấp đầy đủ
sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
3.3. Các nguyên nhân gây thiếu sắt trong thai kỳ
Thiếu sắt do thiếu cung cấp:
Do nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ mang thai, khi chế độ ăn không thay đổi,
tình trạng kiêng ăn theo thói quen, nghén khi mang thai và chế độ ăn khơng đầy đủ
các nhóm thực phẩm, nguồn sắt trong thức ăn không đủ cung cấp trong khi nhu cầu
cho sự phát triển thai và nhau gia tăng dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong
thai kì do thiếu cung cấp. Lượng sắt có nhiều trong gan và các loại thịt đỏ, các loại

.



9.

hạt, gạo lức, ngũ cốc. Khẩu phần ăn nhiều chất xơ làm giảm khả năng hấp thụ sắt
[34].
Giảm hấp thu sắt:
Do một số nguyên nhân như dùng thuốc có chất gây kết tủa, ức chế hấp thu
sắt, suy dinh dưỡng làm giảm protein vận chuyển sắt [31].
Thiếu sắt do nguyên nhân khác:
Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn tổng hợp globin gặp trong bệnh thalassemia.
Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn heme như trong ngộ độc chì gây độc men tổng hợp
heme. Thuốc isoniazide gây ức chế hoạt động của pyridoxin, chloramphenicol gây
ức chế pyridoxin [33].
4.
Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt lên thai kỳ
Thiếu máu thiếu sắt sớm trong thai kỳ làm gia tăng tỷ lệ sanh nhẹ cân ở trẻ.
Ở những phụ nữ Walse có thiếu máu thiếu sắt sớm ở tuần 13 – 14 của thai kỳ gây
nguy cơ sanh non và tử vong chu sinh tăng hơn bình thường từ 1,18 – 1,75 lần [64].
Thiếu máu thiếu sắt ở ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kỳ làm tăng nguy
cơ sanh non lên 1,87 lần [64]. Tăng tỷ lệ sanh non 11,1% ở 3 tháng đầu; tăng 11,8%
ở 3 tháng giữa và tăng lên 15% ở 3 tháng cuối thai kỳ nếu nồng độ Hemoglobin
dưới 9,5 g/dl [60].
Một nghiên cứu ở Nepal, thiếu máu thiếu sắt trong thai kì ở ba tháng đầu và
ba tháng giữa làm tăng nguy cơ sanh non lên gấp 1,87 lần, trong những trường hợp
có thiếu máu nhưng khơng thiếu sắt thì khơng ghi nhận có ảnh hưởng trên [49].
Khi nồng độ Hemoglobin thấp làm gia tăng nguy cơ tử vong cho mẹ và thai,
đặc biệt khi Hemoglobin thấp dưới 5 g/dl gây ảnh hưởng thiếu máu nghiêm trọng và
tăng trên 20% nguy cơ tử vong cho mẹ [87].
Đánh giá chỉ số Apgar của trẻ ngay sau sanh ở những thai phụ bị thiếu máu

thiếu sắt thấp hơn so với nhóm trẻ sanh ra mẹ khơng bị thiếu máu thiếu sắt
[74],[86].
Theo nghiên cứu của Preriosi và cộng sự, điều trị sắt cho thai phụ có tuổi thai
trung bình là 28 tuần với liều 100 mg sắt nguyên tố /ngày cho đến khi sanh. Kết quả
cho thấy chỉ số Apgar và chiều dài thai nhi cải thiện tốt hơn nhóm thai phụ dùng giả
dược [81].Theo Xiong và cộng sự, thiếu máu thai kỳ gây ảnh hưởng làm gia tăng tỷ
lệ sanh non, trẻ sanh nhẹ cân và nguy cơ tử vong cho mẹ cao. Thiếu máu sớm trong
thai kỳ làm tăng nguy cơ sanh non là 1,32 lần, trẻ sanh nhẹ cân là 1,39 lần và đặc
biệt thai phụ có nồng độ Hemoglobin dưới 8,5 g/dl thì tỷ lệ nguy cơ này càng nhiều
hơn [104]. Một nghiên cứu tổng hợp từ 245407 thai phụ đưa ra báo cáo năm 2017
chứng minh tình trạng thiếu máu của phụ nữ khi mang thai có làm gia tăng nguy cơ
sanh con nhẹ cân với lần lượt là 1,26 lần (1,03 – 1,55) nếu bị thiếu máu trong ba
tháng đầu; 0,97 lần (0,57 – 1,65) nếu bị thiếu máu trong ba tháng giữa, và 1,21 lần
(0,84 – 1,76) nếu bị thiếu máu trong ba tháng cuối [82]
Theo nghiên cứu của tác giả Singla và cộng sự: thiếu máu thiếu sắt trong thai
kì gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sanh ra về chu vi đầu và ngực [92].
Ngoài ra, thiếu máu trong thai kỳ còn là nguyên nhân gây ra sẩy thai [87];
băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản gây tử vong cho mẹ và con [56, 72].

.


0.

Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ
Khi mang thai có thể thiếu máu sinh lý do tăng khơng đồng đều giữa thể tích
huyết tương và khối lượng hồng cầu. Nồng độ Hemoglobin giảm 0,5 g/dl chủ yếu ở
3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng này khơng gây nên bệnh lý nhưng có thể làm nặng
thêm tình trạng thiếu máu sẵn có của thai phụ [53].
Trong thai kỳ, chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt khi nồng độ Hemoglobin thấp

hơn 11 g/dl và nồng độ Ferritin huyết thanh dưới 12 ng/ml [51]. Ferritin < 30 ng/ml
[96] là chỉ điểm đơn tốt nhất để tầm soát thiếu máu thiếu sắt, nhạy 90%, đặc hiệu
85%.
6.
Điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt
Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm, bổ sung viên sắt và
phòng chống bệnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là các giải pháp được
đề xuất để phòng chống thiếu máu thiếu sắt.
6.1. Đa dạng hóa bữa ăn, giáo dục truyền thơng
Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng vi chất
của người dân. Đa dạng hóa bữa ăn là sự kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm
cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu
các chất dinh dưỡng. Đa dạng hóa bữa ăn địi hỏi phải có sự thay đổi thói quen ăn
uống và phải tạo được nguồn thực phẩm phong phú để các gia đình, nhất là các gia
đình nghèo có khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm đó [8].
Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại mất nhiều thời gian thực
hiện nhất. Chính vì thế cơng tác giáo dục truyền thơng đóng vai trị cực kỳ quan
trọng. Tuyên truyền cho người dân biết cách chọn thực phẩm giàu sắt, hạn chế sử
dụng thực phẩm gây ức chế hấp thu sắt và hướng dẫn làm tăng khả năng hấp thu sắt
bằng cách tăng hàm lượng vitamin C trong khẩu phần. Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý,
khuyến khích cách chế biến hạt nẩy mầm, lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng
lượng vitamin C và giảm acid phytic trong thực phẩm. Các loại đồ uống như chè, cà
phê nên uống cách xa bữa ăn. Bằng cách điều chỉnh, cải thiện, đa dạng hóa bữa ăn,
con người có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng về sắt. Thực phẩm nguồn gốc thực
vật có hàm lượng và giá trị sinh học sắt thấp nên việc dùng nhiều các loại thực
phẩm này cũng sẽ hạn chế việc hấp thu sắt [61].
6.2. Tăng cường sắt vào thực phẩm
Tăng cường vi chất vào thực phẩm nói chung và tăng cường sắt nói riêng,
giúp củng cố và hỗ trợ hàng loạt chương trình cải thiện dinh dưỡng và cần được coi
là một phần tổng thể của chiến lược ngăn chặn thiếu vi chất dinh dưỡng [25].

Chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nơi
trên thế giới. Hơn 20 quốc gia ở Châu Mỹ La tinh đã triển khai chương trình tăng
cường sắt vào thực phẩm trên quy mô lớn, hầu hết liên quan đến các loại thực phẩm
như lúa mì và bột ngô [35, 36].
So với các chiến lược khác dùng để phòng chống thiếu máu, tăng cường sắt
được nhiều tác giả cho là một chiến lược rẻ nhất được ưu tiên và đảm bảo cho chiến
lược dài hạn. Thuận lợi chính của chiến lược này là sự chấp nhận của người tiêu
5.

.


1.

dùng đối với sản phẩm tăng cường. Hiệu quả của tăng cường là làm giảm thiếu máu
do thiếu sắt và vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu [57, 76].
6.3. Phòng chống nhiễm khuẩn
Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một
trong những giải pháp phòng chống thiếu máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể là tác hại
chiếm thức ăn. Ngồi ra, giun cịn tiết ra chất độc như ascaridol, chất ức chế men
pepsin, cathepsin và chymotrypsin của vật chủ gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Đối
với giun tóc, nó ký sinh ở đại tràng và hút máu cơ thể, gây kích thích tổn thương
niêm mạc ruột già và gây hội chứng lị. Chính vì thế khuyến nghị tẩy giun định kỳ
hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2
tuổi [43, 61].
Nhiễm trùng làm giảm sự phát triển của cơ thể qua sự phá hủy các tuyến
nhầy của dạ dày và ruột dẫn tới hấp thu kém các chất dinh dưỡng cũng như các vi
chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, nhiễm trùng sẽ làm giảm ngon miệng và ăn uống
kém.

Ngoài ra, sốt rét được biết đến như là nguyên nhân gây thiếu máu do phân
hủy hồng cầu. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa thiếu
máu và tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét cũng như tình trạng thiếu máu đang
thịnh hành trong hầu hết các vùng sốt rét gây dịch địa phương [37].
6.4. Bổ sung viên sắt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao
Theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sinh sản (2016) về việc cung cấp viên
sắt trong thai kỳ [4]:
Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu
uống trước đẻ 90 ngày.
Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phịng lên liều
điều trị 2-3 viên/ngày.
Bình thường sau 1-2 tuần điều trị, hàm lượng Hb tăng lên rõ rệt, sau 1-2
tháng khối HC có thể trở về bình thường. Với Hb thấp dưới 60g/l, thì phải điều trị
tích cực 2-3 tháng mới hồi phục bình thường. Sau đó tiếp tục dùng ½ liều trên, trong
vòng 3 tháng nữa để củng cố sắt dự trữ. Tỷ lệ Hb sẽ được nâng cao lên khoảng
0,02g/l mỗi ngày, nếu cung cấp đủ sắt ngay từ đầu. Sau 1-2 tuần tỷ lệ Hb được tăng
rõ rệt. Sau 1-2 tháng khối HC trở về bình thường. Nếu một bệnh nhân thiếu máu
thiếu sắt nặng với Hb ở mức 50-60g/l thì phải mất hơn 2 tháng để hồi phục bình
thường.
Có vài cách bổ sung sắt, trong đó đường uống là chủ yếu, tốt nhất, thuận tiện
và an toàn. Sắt được sử dụng là sắt sulfate hoặc sắt Fumarate dưới dạng hồ tan, có
hố trị 2, thường có 2 dạng viên nang mềm hoặc dạng ống nước. Liều lượng: 60 –
120mg nguyên tố sắt/ngày (tối ưu) chia 2 lần uống xa bữa ăn, tốt nhất là trước bữa
ăn 30 -40 phút. Tuy nhiên, sắt đường uống có nhiều nhược điểm như dung nạp kém,
tỷ lệ hấp thu không thể đoán trước, bệnh nhân kém tuân thủ điều trị và thời gian cải
thiện sau điều trị kéo dài. Nên phối hợp uống kèm vitamin C để tăng khả năng hấp
thu, cùng với khẩu phần tăng chất đạm [78].

.



2.

Sắt đường tiêm truyền được chỉ định khi điều trị thất bại với sắt đường uống,
bệnh nhân không/kém tuân thủ điều trị và thai phụ từ 30 - 36 tuần với thiếu máu
mức độ trung bình trở lên. Có thể dùng đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Cải
thiện của Hemoglobin cao hơn so với sắt đường uống với 0,7 - 1 g/dL/tuần.
Sắt truyền tĩnh mạch Iron Dextran với ống 2ml 50mg/ml sắt nguyên tố. Tổng
liều cần truyền được tính dựa trên lượng sắt thiếu và tổng lượng sắt yêu cầu để điều
chỉnh sự thiếu hụt được nhập vào dung dịch muối 100ml và truyền tĩnh mạch chậm
trong 3 giờ. Liều cụ thể bằng 0,3 nhân với trọng lượng cơ thể nhân với (100 trừ %
Hemoglobin) hoặc (thiếu hụt Hemoglobin nhân với 250) cộng 50% thành mg sắt
cần truyền. Truyền 10 giọt/phút trong 30 phút sau khi pha loãng sắt với nước muối
hoặc dung dịch Dextrose 5%. Theo dõi nếu khơng có phản ứng gì thì tăng tốc độ
truyền thành 45 giọt/phút. Các tác dụng phụ khi truyền sắt bao gồm phản ứng phản
vệ như ngứa, mề đay, đau ngực, khó thở, tụt huyết áp, tán huyết…cần phải ngưng
thuốc sắt ngay, điều trị phản ứng phản vệ kèm choáng với adrenaline, antihistamin
H1 và corticosteroids. Ngoài ra, sắt truyền tĩnh mạch cịn có dạng khác sắt sucrose
complex an tồn hơn, hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn, phản ứng dị ứng cũng thấp
hơn do sắt được phóng thích ra từ phức hợp thuốc.
Sắt tiêm bắp thường dưới dạng sắt hỗn hợp sorbitol citrate (Jactofer) và iron
dextran (Imferon). Cần lưu ý ngưng sắt dạng uống ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng
sắt dưới dạng tiêm bắp để tránh phản ứng. Tác dụng phụ có thể xảy ra là đau, thay
đổi màu sắc da tại nơi tiêm chích, nghiêm trọng hơn là hình thành ổ mủ tại nơi tiêm
bắp, cần phải dẫn lưu và xem xét dùng kháng sinh điều trị.
Truyền máu: truyền máu hiếm khi được sử dụng với bệnh nhân thiếu máu
thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thiếu máu nặng và người bệnh đang trong cuộc đẻ hoặc
cần can thiệp một thủ thuật cấp cứu, thì có thể chỉ định truyền máu [77].
7.
Tình hình thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và phụ

nữ mang thai trên thế giới và Việt Nam
7.1. Nghiên cứu trên thế giới
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cả quốc gia phát
triển và quốc gia đang phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe con người
cũng như đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu máu xảy ra ở tất cả các giai
đoạn của chu kỳ vòng đời, nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi
sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do cạn kiệt sắt mạn tính vì mất sắt trong các
chu kỳ kinh nguyệt.
Theo số liệu điều tra từ trên 192 quốc gia từ năm 1993 đến 2005 (Ngân hàng
dữ liệu tồn cầu của WHO), tồn thế giới có đến 56,4 triệu phụ nữ mang thai bị
thiếu máu, chiếm tỷ lệ 41,8%. Ở phụ nữ không mang thai, tỷ lệ thiếu máu thấp hơn
với khoảng 468,4 triệu người bị ảnh hưởng (30,2%). Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ
lệ thiếu máu cao nhất (57,1%) với 69,9 triệu phụ nữ bị thiếu máu. Đơng Nam Á có
tỷ lệ thiếu máu thấp hơn (45,7%) nhưng lại ảnh hưởng tới 182 triệu phụ nữ. Châu
Âu và châu Mỹ tỷ lệ thiếu máu gần như thấp nhất (19% và 17,8%) (bảng 1.3) [45].

.


3.

Bảng 1.3: Tình hình thiếu máu ở phụ nữ tại các khu vực trên thế giới [45]
Vùng
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ không mang thai
Số người
Tỷ lệ (%)
Số người
Tỷ lệ (%)
(triệu)

(triệu)
Châu Phi
17,2
57,1
69,9
47,5
Châu Mỹ

3,9

24,1

39,0

17,8

Đơng Nam Á

18,1

48,2

182,0

45,7

Châu Âu

2,6


25,1

40,8

19,0

Trung Đơng

7,1

44,2

39,8

32,4

Tây Thái Bình Dương

7,6

30,7

97,0

21,5

Tồn cầu
56,4
41,8
468,4

30,2
Vương quốc Bỉ là nước có tình trạng thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở
mức thấp hơn 5% theo phân loại của WHO [32]. Trong khi đó ở Úc Châu, thiếu
máu thiếu sắt vẫn còn là một vấn đề quan trọng y tế công cộng tại Úc, với khoảng
8% trẻ em mẫu giáo, 12% phụ nữ mang thai và 15% phụ nữ không mang thai trong
độ tuổi sinh sản ở Úc bị thiếu máu [77].
Tại khu vực châu Mỹ La Tinh, Brazil có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai
kỳ cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 4,6%, 17,3%, 42,8% trong 3 tháng đầu, 3 tháng
giữa, 3 tháng cuối thai kỳ [45].
Ở khu vực Châu Phi là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đây là khu
vực nghèo nhất nên có thể có mối liên quan giữa thiếu máu và phát triển kinh tế xã
hội [32]. Jemal Haidar nghiên cứu trên 170 phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Ethiopia năm
2005 để đánh giá mức độ thiếu máu và thiếu sắt và acid folic về thiếu máu ở các
trường hợp thiếu máu và không thiếu máu. Tỷ lệ tổng thể của thiếu máu là 30,4%;
thiếu sắt là 50,1%; thiếu máu thiếu sắt là 18,1%; thiếu hụt acid folic là 31,3% và
nhiễm ký sinh trùng là 13,7% [47]. Nghiên cứu tại Tây Kenya do Leenstra và cộng
sự thực hiện trên 648 phụ nữ tuổi sinh đẻ cho thấy tỷ thiếu máu là 19,8%, trong đó
30,4% phụ nữ thiếu máu bị thiếu máu do thiếu sắt [65].
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt thai kỳ chiếm tỷ lệ cao đặc biệt ở vùng Đông
Nam Á (bảng 1.3). Tỷ lệ thiếu máu ở các nước Đông Nam Á đều ở mức nặng về ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng trừ Đông-Ti-Mo là ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe
cộng đồng (31,5%) [45]. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ được ghi nhận thấp
nhất là ở Singapore tại tỷ lệ thiếu máu là 15,3% trong đó có 81,3% nguyên nhân là
do thiếu sắt [91], kế đến là Malaysia (21.2% [50]) và ở Thái Lan (34,4% [79]), cao
nhất là ở Indonesia là 46.2% [93] và ở Ấn Độ, theo nghiên cứu của Fatemesh
shobeiria, thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ ở ba tháng đầu là 45% và 3 tháng giữa là
49%, ba tháng cuối là 16%, trong đó 7,1% thai sinh ra có trọng lượng thấp [39]
(bảng 1.4).

.



4.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em ở khu vực Đông Nam Á
(2000-2007).
Biểu đồ ở hình 1.4 cho thấy từ năm 2000 đến năm 2007 ở khu vực Đông
Nam Á, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai có giảm cịn phụ nữ không mang thai ở
độ tuổi sinh đẻ gần như không thay đổi [90].
Tổng kết lại từ các cuộc điều tra trên thế giới từ 1990 tới nay, Ủy ban thường
trực về dinh dưỡng của Liên hiệp quốc (UNSCN) cũng nhận thấy tỷ lệ thiếu máu
qua nhiều năm vẫn không cải thiện nhiều, vẫn có trên 40% phụ nữ ở Châu Phi và
Châu Á và với sự gia tăng dân số thì số người bị ảnh hưởng ngày một tăng thêm,
thậm chí khơng giảm được bao nhiêu so với các thiếu hụt dinh dưỡng khác[41].
7.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Theo số liệu gần đây nhất, thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam tuổi sinh đẻ là
28,8%, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức trung bình. Tỷ lệ thiếu máu cao hơn ở
phụ nữ có thai (36,5%) là thực trạng đáng lo ngại vì sẽ tăng nguy cơ gây đẻ non/nhẹ
cân và các tai biến khi đẻ cho cả mẹ và con [23]. Trong tất cả các nguyên nhân thiếu
máu dinh dưỡng trong thai kỳ, đáng lưu tâm nhất là thiếu máu do thiếu sắt.
Bảng 1.4: Tình hình thiếu máu ở phụ nữ không mang thai và phụ nữ mang thai theo
vùng sinh thái (2008) [23]
Vùng
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ không mang thai
Tổng % thiếu máu Tổng
% thiếu máu
số
số
Đồng bằng sông Hồng

746
29,1
896
22,7
Vùng núi phía Bắc
823
45,7
1096
37,5
Bắc và ven biển miền Trung
588
44,1
681
24,7
Tây Ngun
351
28,9
438
30,1
Đơng Nam Bộ
249
24
441
29,6
Đồng bằng sơng Cửu Long
730
26,6
938
28,5
Tồn quốc

3.487
31,4
4.463
26,5
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng về thiếu máu thiếu
sắt trong thai kỳ. Năm 1996, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã thống kê cho biết tỷ lệ
thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Việt Nam là 45 – 47% [98]. Năm 2008, theo
thống kê của Viện dinh dưỡng về thiếu máu ở các vùng sinh thái trong toàn quốc, tỷ

.


5.

lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai giảm cịn 31,4%, trong đó khi vực thiếu
máu cao nhất là các vùng núi phía Bắc, phía Tây Bắc và vùng Bắc ven biển Miền
Trung nơi có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai ở mức nặng (lần lượt là 45,7% và
44,1%) và thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ (24%) (Bảng 1.5) [23].
Theo kết quả điều tra của viện Dinh dưỡng tiến hành ở 6 tỉnh đại diện các
vùng sinh thái ở Việt Nam năm 2006: Bắc Cạn, Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Đắk Lắk,
An Giang, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 26,7% và ở mức trung bình về ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất là ở
Bắc Cạn là 63,4% [16].
Tại khu vực miền Bắc, năm 2008, điều tra nghiên cứu của Nguyễn Song Tú
trên 360 phụ nữ tuổi sinh đẻ tuổi từ 15-49 tại ba xã Vân Du, Xuân Trúc, Tiền
Phong, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên kết quả như sau: tỷ lệ thiếu máu chung ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ là 20,8% trong đó cao nhất ở nhóm tuổi 40-49 với tỷ lệ 28% và thấp
nhất ở nhóm tuổi 15-29 với tỷ lệ 9,7%. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở
các nhóm tuổi khác nhau, tăng dần theo nhóm tuổi. Liên quan với tuổi của phụ nữ,
ở lứa tuổi từ 30 trở lên phụ nữ có nguy cơ thiếu máu cao hơn 2,2 lần so với lứa tuổi

thấp hơn. Những phụ nữ tuổi sinh đẻ nhiễm giun có nguy cơ mắc thiếu máu gấp 4
lần so với những người không nhiễm [22].
Cùng năm 2006, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự tại nội thành
Hà Nội cho thấy ngay tại thành phố thì tỷ lệ thiếu máu vẫn ở mức vừa và nặng với
36,3% ở phụ nữ mang thai, 25,5% ở phụ nữ không mang thai. Thiếu máu tăng dần
theo tuổi thai từ 16,7% đến 53,4%. Thiếu máu ở trẻ em cao nhất ở nhóm dưới 12
tháng tuổi (54,3%) [16].
Ngồi ra, nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Bích (2008) cho thấy, tỷ lệ thiếu
máu ở thai phụ sanh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 là 35,5%. Trong
đó, mức độ thiếu máu nhẹ chiếm 94,5%, thiếu máu trung bình là 5,3% và thiếu máu
nặng là 0,2%. Tuổi của thai phụ dưới 20 và trên 40 là một trong những nguy cơ cao
gây thiếu máu. Thai phụ làm ruộng có nguy cơ thiếu máu cao hơn các nghề nghiệp
khác. Thai phụ sống ở nông thôn, nguy cơ thiếu máu cao hơn 1,49 lần so với thai
phụ sống ở thành thị. Những thai phụ sanh từ 3 lần trở lên, nguy cơ thiếu máu là cao
nhất. Nhóm thai phụ sanh lần đầu, nguy cơ thiếu máu cao thứ hai, tỷ lệ thiếu máu
trong nhóm thai phụ sanh 2 lần là thấp nhất. Tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ tỷ lệ nghịch
với khoảng cách giữa hai lần sinh. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất trong nhóm thai phụ có
khoảng cách giữa hai lần sinh <3 năm. Thai phụ mang đa thai nguy cơ thiếu máu
cao hơn thai phụ đơn thai. Thai phụ mắc tiền sản giật có nguy cơ thiếu máu cao hơn
thai phụ không mắc [3].
Ở khu vực miền Trung, một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An cho biết tỷ lệ thiếu
máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là 43,2% [26].
Nghiên cứu của Đặng Đình Thoảng về thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ
nữ mang thai từ 6 đến 36 tuần vùng nông thôn tỉnh Hà Nam, cho thấy tỷ lệ thiếu
máu là 16,2%, tỷ lệ thiếu sắt là 2,1% và tỷ lệ có dự trữ sắt thấp là 9,3%, tỷ lệ thiếu
máu tăng dần theo tuổi thai [20].

.



×