Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Truyện ngắn trong khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền nam giai đoạn 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 273 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

BÙI THANH THẢO

TRUYỆN NGẮN
TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC YÊU NƢỚC
Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965 – 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------BÙI THANH THẢO

TRUYỆN NGẮN
TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC YÊU NƢỚC
Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965 – 1975
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ
Phản biện độc lập:


1. PGS.TS. TRẦN NHO THÌN
2. PGS.TS. TÔN THỊ THẢO MIÊN
Phản biện:
1. PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI
2. TS. TRẦN HỒI ANH
3. PGS.TS. VÕ VĂN NHƠN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này do tôi độc lập nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Trần Hữu Tá. Kết quả nghiên cứu không sao chép từ bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này.
Tác giả luận án

Bùi Thanh Thảo


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

VHYNOĐTMN

Văn học yêu nước ở đô thị miền Nam

TNYNOĐTMN

Truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu ................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 22
5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................. 24
6. Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 24
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TRUYỆN NGẮN TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN
HỌC YÊU NƢỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965-1975
1.1. Khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam 1965 – 1975 trong bối cảnh
lịch sử đặc biệt............................................................................................................... 26
1.1.1. Những biến động chính trị - xã hội ảnh hưởng đến văn học............................... 26
1.1.2. Những khuynh hướng chính trong sáng tác văn học ở đô thị miền Nam 1965-1975....32
1.1.3. Vài nét về khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975 ..... 36
1.2. Vài nét về truyện ngắn trong khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam
1965 – 1975 ................................................................................................................... 45
1.2.1.Truyện ngắn với vai trò thể loại chủ chốt trong khuynh hướng văn học yêu nước ........45
1.2.2. Truyện ngắn như là sự kết hợp hài hoà giữa tinh thần yêu nước và nỗ lực hiện
đại hoá văn học .............................................................................................................. 53
CHƢƠNG 2. TRUYỆN NGẮN TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC YÊU
NƢỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965 – 1975 – TỪ Ý THỨC VỀ THỰC TẠI ĐẾN
Ý THỨC ĐẤU TRANH
2.1. Ý thức về thực tại từ góc nhìn dân tộc ................................................................... 60
2.1.1. Nhận thức về âm mưu của Mỹ ở miền Nam ....................................................... 60
2.1.2. Xót xa trước hậu quả của “cơn lốc Mỹ” ở miền Nam ........................................ 63

2.1.3. Chiến tranh hay là nỗi ám ảnh dai dẳng của nhân dân ........................................ 66
2.1.4. Tiếng nói mạnh mẽ phản đối chính quyền Sài Gòn ............................................ 73
2.2. Ý thức về thân phận văn hố từ góc nhìn thuộc địa ............................................... 78


2.2.1. Niềm hồi nhớ những giá trị văn hố truyền thống ............................................ 78
2.2.2. Tình trạng “mất cội rễ” hay là sự khắc khoải về thân phận văn hoá .................. 85
2.2.3. Tâm thức lưu đày – một biểu hiện của người dân thuộc địa ............................... 91
2.3. Ý thức đấu tranh từ góc nhìn cơng dân ................................................................ 100
2.3.1. Q trình nhận thức và đấu tranh với chính mình của thanh niên .................... 101
2.3.2. Quá trình trải nghiệm và đấu tranh của người dân nghèo ................................. 108
2.3.3. Hình ảnh người cơng dân u nước .................................................................. 114
CHƢƠNG 3. TRUYỆN NGẮN TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC YÊU
NƢỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965 – 1975 – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ
THUẬT
3.1. Thế giới nhân vật được khắc hoạ sinh động ........................................................ 126
3.1.1. Khắc hoạ nhân vật bằng những chi tiết đậm chất đời thường ........................... 126
3.1.2. Khắc hoạ tính cách nhân vật bằng thủ pháp đối lập.......................................... 132
3.1.3. Khắc hoạ nội tâm sâu sắc bằng kỹ thuật dòng ý thức ....................................... 135
3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hiện đại .............................................................. 141
3.2.1. Sự chiếm lĩnh của phương thức trần thuật chủ quan......................................... 141
3.2.2. Sự biến hoá trong giọng điệu trần thuật ............................................................ 149
3.3. Một số điểm nổi bật về không gian - thời gian nghệ thuật .................................. 160
3.3.1. Những biểu tượng không gian nổi bật .............................................................. 160
3.3.2. Thời gian nghệ thuật đa dạng ............................................................................ 173
3.4. Ngôn từ nghệ thuật đầy ấn tượng ......................................................................... 181
3.4.1. Vẻ đẹp ngôn từ qua hệ thống từ láy .................................................................. 181
3.4.2. Sự ám ảnh của cú pháp ...................................................................................... 188
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 197
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ......................................................... 201

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 202
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 219
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 240
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ 254


-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, hay cụ thể hơn là chặng
đường 1954-1975, trong một thời gian khá dài, nhiều người chỉ thừa nhận văn học
miền Bắc và văn học giải phóng ở miền Nam. Văn học ở đô thị miền Nam mặc
nhiên được xem là văn học của chính quyền Sài Gịn, và nhiều người cho rằng nó đã
kết thúc vai trị vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khơng phải ai cũng nhớ (và thừa
nhận) rằng đã có một khuynh hướng văn học u nước tồn tại trong lịng đơ thị
miền Nam, ở đó ghi nhận những thành cơng của nhiều tác giả xuất sắc như Nguyễn
Văn Xuân, Vũ Hạnh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Võ Trường Chinh, Trần Hữu
Lục, Huỳnh Ngọc Sơn, Võ Quê, Trần Quang Long, Thái Ngọc San,... Vì thế việc
phủ nhận hồn tồn văn học miền Nam là không công bằng.
Trong khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam, truyện ngắn là
một trong hai thể loại (cùng với thơ) giữ vai trò tiên phong về số lượng tác phẩm
cũng như chất lượng nghệ thuật. Đặc biệt là từ năm 1965, khi Mỹ thay đổi chiến
lược, lộ rõ hành động xâm lược bằng việc đổ quân ào ạt vào miền Nam, truyện ngắn
yêu nước càng có động lực phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh những tác
giả đã thành công từ trước 1965 như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn
Xuân, Vũ Hạnh,… lúc này xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ như Võ Trường Chinh,
Trần Hữu Lục, Huỳnh Ngọc Sơn, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Hồng Quang, Trần Duy
Phiên,… Họ chính là luồng gió mới làm cho diện mạo truyện ngắn yêu nước ở đô

thị miền Nam thay đổi đáng kể, nội dung đấu tranh trở nên mạnh mẽ quyết liệt hơn,
hình thức nghệ thuật cũng có nhiều cách tân so với trước. Nhiều tác phẩm trong số
đó vượt lên trên giá trị đấu tranh, tuyên truyền tức thời, xứng đáng được xếp vào
thành tựu của văn học Việt Nam 1954-1975.
Một lý do khác thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này là thực trạng tập hợp tác
phẩm. Sau 30/4/1975, việc tiêu huỷ, hạn chế văn hoá phẩm của chế độ cũ đã được


-2-

thực hiện với một sự cực đoan nhất định, vì thế rất nhiều tác phẩm đã không được
lưu giữ. Trên dưới mười năm sau chiến tranh, văn học yêu nước ở đô thị mới lần
lượt được lựa chọn và xuất hiện trở lại trong một số tuyển tập nhưng số lượng còn
rất hạn chế. Một số tác phẩm còn được giữ trong các kho lưu trữ tài liệu hạn chế (dù
không thật đầy đủ). Thời gian càng lùi xa, việc lưu trữ, tập hợp càng khó khăn, và
nguy cơ mất mát một bộ phận đặc biệt làm nên diện mạo văn học hiện đại Việt Nam
là có thật. Khi đó, việc nhìn nhận và đánh giá bộ phận văn học này sẽ khơng cịn đủ
cơ sở để tiến hành một cách khoa học và đầy đủ. Ở phương diện nghiên cứu: cũng
như việc sưu tầm, tập hợp tác phẩm, tình hình nghiên cứu văn học u nước ở đơ thị
nói chung, truyện ngắn nói riêng, cịn rất hạn chế. Về tổng thể, có thể nói rằng
chúng ta chưa quan tâm và tìm hiểu sâu rộng mảng văn học này.
Với những luận điểm trên, chúng tôi thiết nghĩ việc chọn nghiên cứu
“Truyện ngắn trong khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam 19651975” là việc làm cần thiết và cấp thiết để kịp thời sưu tầm, lưu giữ và đánh giá giá
trị của truyện ngắn yêu nước nói riêng, góp thêm tiếng nói vào việc đánh giá văn
học yêu nước ở miền Nam nói chung. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài này cũng
giúp chúng tơi có thêm nhiều tư liệu, giúp ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn
học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi và tính chất một luận án tiến sĩ, chúng tơi hướng đến việc đạt
được kết quả như sau:

- Tìm hiểu, nhận thức được những giá trị chính về phương diện nội dung và
hình thức thể hiện của truyện ngắn yêu nước ở đơ thị miền Nam 1965-1975. Từ đó
có thể đánh giá được những tác động về mặt nhận thức và hoạt động tranh đấu của
nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng hướng đến việc đánh giá nỗ lực
hiện đại hóa văn học của các tác giả mảng truyện ngắn này, như một sự tiếp nối quá
trình hiện đại hóa văn học dân tộc.


-3-

- Từ kết quả trên, chúng tôi mong muốn bước đầu có sự nhận xét, đánh giá
về thành tựu cũng như hạn chế và xác định vị trí của mảng truyện ngắn này trong
khuynh hướng văn học yêu nước nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng khảo sát của luận án là truyện ngắn thuộc
khuynh hướng văn học yêu nước xuất hiện công khai ở các đô thị miền Nam trong
khoảng thời gian từ 1965 đến 30/4/1975. Nội hàm “truyện ngắn trong khuynh
hướng văn học yêu nước” ở đây bao gồm cả những tác phẩm phơi bày thực trạng xã
hội và trực tiếp kêu gọi đấu tranh giành độc lập dân tộc lẫn những tác phẩm có ý
hướng về dân tộc, về đất nước. Chúng tôi xác định lựa chọn tác phẩm phù hợp với
nội hàm trên, khơng tính đến phương diện chính trị - xã hội của tác giả, cũng như
không đặt nặng vấn đề theo dõi quá trình chuyển biến tư tưởng của tác giả trước và
sau khi tác phẩm ra đời hoặc sau 30/4/1975.
- Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi xác định đánh giá giá trị về nội dung và
nghệ thuật của đối tượng nghiên cứu nói trên, có so sánh với truyện ngắn yêu nước
ở đô thị miền Nam chặng đường 1954 – 1965 và văn học cách mạng (miền Bắc và
vùng giải phóng) ở một số phương diện nhất định.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu văn học yêu nƣớc ở đô thị miền
Nam 1954-1975

Cũng như đa số các hiện tượng văn học khác, văn học yêu nước ở đô thị
miền Nam (từ đây viết tắt là VHYNOĐTMN) nói chung, truyện ngắn 1965-1975
nói riêng, cũng được nhận xét, đánh giá, nghiên cứu từ khi nó xuất hiện cho đến tận
hơm nay. Điều này là phù hợp với quy luật vận động của nền văn học: có sáng tác
thì có tiếp nhận, có phê bình, nghiên cứu. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, mối
quan tâm và quan điểm đánh giá của người nghiên cứu cũng như quy mơ, mức độ
nghiên cứu có khác nhau. Do tính chất đặc biệt về mặt lịch sử của dịng văn học này
nên có sự khác biệt rõ rệt trong những bài viết, cơng trình nghiên cứu về nó trước và


-4-

sau năm 1975, thậm chí có cả sự khác biệt trong đánh giá giữa miền Nam và miền
Bắc (diễn ra trong cùng một thời điểm, chủ yếu trước 1975).
Về cơ bản, trước 1975, cả miền Nam lẫn miền Bắc đều rất quan tâm nhưng
cũng rất dè dặt khi đề cập trực tiếp đến khuynh hướng VHYNOĐTMN, chủ yếu do
sự khác biệt quan điểm chính trị hoặc vì lý do an tồn của các cây bút u nước.
Trong bài viết Nhìn lại 15 năm văn nghệ miền Nam đăng trên Bách Khoa số 361362, năm 1972, Nguyễn Mộng Giác đã khái quát tình hình văn nghệ miền Nam
trong 15 năm (từ 1954). Theo đó, phần văn nghệ từ 1965, 1966, khi “quân đội Hoa
Kỳ ồ ạt đổ vào Việt Nam” được tác giả gọi là “con đường rẽ đôi” [43, tr.48], bắt
đầu xuất hiện hẳn khuynh hướng văn học tranh đấu. Tác giả ghi nhận “sức mạnh và
ý chí phản kháng của tuổi trẻ” với những cái “lao mình phẫn nộ của người chiến
sĩ”, “những bước chắc nịch, thô thiển mà thành thực của kẻ sống thật sống trọn với
lịch sử đang tiếp diễn khốc liệt quanh mình” [43, tr.49]. Bên cạnh đó ơng cũng cho
rằng hạn chế của khuynh hướng văn học này là đôi chỗ “khiếm khuyết về nghệ
thuật, lỏng lẻo trong kết cấu, cẩu thả khi sử dụng ngơn từ” [43, tr.49]. Dù cịn
khiếm khuyết nhưng khi đối chiếu khuynh hướng văn chương này với khuynh
hướng của các nhà văn được xem là chuyên nghiệp nhưng lại dễ dãi, vô trách
nhiệm, Nguyễn Mộng Giác đã cho người đọc bước đầu cảm nhận được ý nghĩa của
văn chương tranh đấu. Bài viết này chủ yếu dừng lại ở cái nhìn sơ lược, cảm nhận

tình hình, khơng có tác giả tác phẩm cụ thể, vì thế nhận định cũng khơng thật thuyết
phục. Tuy nhiên, dẫu sao đây cũng là cái nhìn của người đương thời, nhất là đăng
trên báo chí cơng khai, vì thế giúp người đọc thấy được khuynh hướng văn học u
nước đã ít nhiều được cơng khai thừa nhận và đánh giá cao, ít nhất là ở thái độ và
tinh thần tranh đấu của nó.
Cũng trong năm 1972, tạp chí Đối Diện đăng bài viết “Nhận định về mấy
cảm hứng văn nghệ”, ký tên “Việt” (một thành viên của nhóm Việt, thời điểm đó
nhóm Việt phụ trách phần văn học cho tạp chí này). Bài viết chỉ có tính chất “nhận
định” khái qt và tức thời về mấy cảm hứng văn nghệ trong văn học đương thời,
nhưng cũng đã mạnh dạn đề cập đến dòng văn học u nước: “…đang có một dịng


-5-

văn nghệ lớn rất chậm nhưng đã vững, vừa chấp nhận đời sống, chấp nhận có khó
khăn vừa có mầm mống cho một vươn tới tươi đẹp. Đó là nền văn nghệ nhằm góp
thêm xương máu cho cơng cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập thống nhất dân tộc
và quyền được làm người xứng đáng. Nội dung tác phẩm văn nghệ trong khuynh
hướng này chấp nhận có gian khổ trong chiến đấu, có sa đoạ trong khi tìm hướng
vươn lên, có chán nản một vài lúc trong khi thực hiện lý tưởng làm người, lý tưởng
tự do độc lập nhưng trên hết chúng đã làm sáng tỏ những mẫu người rất dân tộc rất
nhân bản, những cuộc đời rất đáng sống như ước mơ” [231, tr.72-73]. Bài viết
không đi sâu làm rõ vấn đề, không “chỉ mặt đặt tên” tác giả cụ thể, có lẽ vì phải
tránh sự kiểm duyệt của chính quyền và cũng vì sự an tồn tranh đấu cho các tác
giả. Tuy nhiên nhận định như trên chứng tỏ người viết đã nhận thức rất rõ sứ mệnh
của dòng văn học đặc biệt này. Và ở đây có quan điểm mà chúng tơi rất đồng tình,
văn học u nước khơng có nghĩa là phải anh hùng “từ trong trứng nước”. Các tác
giả VHYNOĐTMN đã mạnh dạn thừa nhận cả những gian khổ lẫn sa đoạ, thậm chí
chán nản trên con đường đi tìm và thực hiện lý tưởng, nhưng trên hết họ vẫn xác
định được đó là con đường họ phải đi, là cuộc sống họ cần sống và đáng sống. Như

vậy, bài viết này dù chưa phải là nghiên cứu cụ thể nhưng cũng giữ vai trò là một
trong những đánh giá ban đầu về VHYNOĐTMN, chứng tỏ sức sống cũng như tác
dụng của nó đối với người đọc.
Trong khi đó, ở miền Bắc, văn học miền Nam cũng là đề tài được một số nhà
nghiên cứu chú ý. Trong khoảng 10 năm (1965-1975), trên tạp chí Văn học có đến
gần 30 bài viết về văn học miền Nam. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó là phê
phán bộ phận văn học “phục vụ thực dân”, chẳng hạn những bài viết: Những độc tố
trong thứ văn học phục vụ chiến tranh tâm lý của Mỹ và tay sai ở miền Nam (Hà
Mậu Nhai, Văn học, số 7/1966), Mấy nét về khuynh hướng đồi trụy trong văn học
miền Nam vùng tạm bị chiếm (Trường Lưu, Văn học, số 7/1968), Văn học lãng mạn
tiêu cực vùng tạm bị chiếm miền Nam, một dòng văn học đã lỗi thời (Bùi Công
Hùng, Văn học, số 6/1970), Đồi trụy, một đặc điểm của văn học thực dân mới ở
miền Nam Việt Nam (Phan Đắc Lập, Văn học, số 4/1974),… Khi đề cập đến văn học


-6-

yêu nước ở miền Nam, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào văn học vùng giải
phóng, chẳng hạn những bài viết: Ý nghĩ nhỏ về truyện ngắn miền Nam (Nguyễn
Sáng), Suy nghĩ bước đầu về nền văn nghệ trên một nửa đất nước: văn nghệ miền
Nam (Trần Hiếu Minh, Văn học, số 1/1969), Người nông dân trong “Truyện ngắn
miền Nam” (Nam Chi, Văn học, số 3/1966),…. Một số bài viết cũng quan tâm đến
văn học yêu nước ở đô thị miền Nam, chủ yếu dừng lại ở mức độ nhận định ban đầu
về một hiện tượng cụ thể (chẳng hạn năm 1968 Lữ Phương có bài Bơng cúc vàng
của Trần Quang Long). Hiếm hoi mới có bài viết ít nhiều mang tính khái quát như
Đề tài chiến tranh trong văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm (Trường Lưu, Văn
học, số 7/1967) nhưng cũng chủ yếu quan tâm đến thể loại thơ ca trong khuynh
hướng VHYNOĐTMN. Nhìn chung, những bài viết về văn học đô thị thường
hướng vào việc phủ định văn học phục vụ thực dân, đồng thời đề cao tinh thần dân
tộc ở những cây bút vốn đã rất quen thuộc với công chúng như Sơn Nam, Bình

Nguyên Lộc, Võ Hồng,… Các tác giả trẻ, lực lượng làm nên sức sống mãnh liệt cho
khuynh hướng văn học này, nhất là chặng đường 1965-1975, nếu có xuất hiện trong
nhận định ở miền Bắc thì chỉ khi họ đã thốt ly vào vùng giải phóng (chẳng hạn
năm 1967 Lê Vĩnh Hồ là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả Châu Sa trong bài
viết Những truyện ngắn và thơ của Lê Vĩnh Hòa, đăng trên Văn học, số 10/1967).
Và phần lớn sự nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở phạm vi những bài viết đăng trên
một số tờ báo, tạp chí ở cả hai miền Nam - Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quan
điểm và mục đích chính trị.
Sau 1975, đất nước thống nhất, lịch sử được ghi dấu và phân định rạch rịi,
nhưng văn hố thì khơng dễ rạch rịi như thế. Văn học miền Nam vẫn là vấn đề
nhạy cảm, những cơng trình nghiên cứu - trong đó có văn học sử - khi nhắc đến văn
học 1945-1975 hay chặng đường 1954-1975 vẫn chưa chú ý nhiều đến văn học (và
truyện ngắn) yêu nước ở đô thị. Đến năm 1986, khi bắt đầu thời kỳ đổi mới, khi một
số tác phẩm VHYNOĐTMN được chọn in trong vài tuyển tập, việc nghiên cứu đối
tượng này có được chú ý hơn nhưng vẫn chưa có vị trí như là một bộ phận không
thể thiếu của văn học Việt Nam. Kể cả khi đã có một độ lùi nhất định về thời gian,


-7-

nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu về văn học Việt Nam 1945-1975 cũng không
bao gồm văn học yêu nước ở đô thị: Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 –
1975 (Bộ phận văn học Cách mạng) (Phùng Ngọc Kiếm), Phác thảo văn học giải
phóng miền Nam (1960-1975) và sứ mệnh lịch sử của nó trong tồn cảnh văn học
Việt Nam chống Mỹ (Phong Lê), Diện mạo văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Nhìn từ
góc độ thi pháp thể loại) (Lã Nguyên), Nguyên tắc vẽ tranh, tạc tượng đài và chủ
nghĩa hiện thực thị giác trong văn học Việt Nam trước 1975 (Lã Nguyên), Nhận
dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945-1975 (Nguyễn Thị Bích Thu), Văn học Việt
Nam 60 năm nhìn lại (1945-2005) (Phan Trọng Thưởng),… Trong số những cơng
trình kể trên, có một số đã được tác giả giới thuyết ngay từ đầu là chỉ nghiên cứu bộ

phận văn học cách mạng, nhưng cũng có cơng trình khơng có giới thuyết cụ thể.
Điều này vơ tình làm cho VHYNOĐTMN gần như vắng bóng trong những nhận
định khái quát của các nhà nghiên cứu. Thậm chí cho đến tận hôm nay, việc giảng
dạy văn học Việt Nam trong nhà trường vẫn còn chưa chú ý đầy đủ đến bộ phận văn
học này. Trong bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX ở sách
giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 hiện hành (sách cơ bản), người đọc chưa thấy được sự
phân dòng rõ ràng - vốn là một đặc điểm dễ thấy của văn học 1954-1975. Chính vì
sự khơng rõ ràng đó nên những tác giả, tác phẩm được chọn liệt kê trong bài khái
quát và chọn giảng hầu như đều thuộc về văn học giải phóng và văn học miền Bắc,
khơng cho thấy vai trị của VHYNOĐTMN. Khơng chỉ vậy, trong chương trình đào
tạo cử nhân ngành Văn học của một số trường đại học hiện nay (trừ hai trung tâm là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), nội hàm “văn học Việt Nam 1954-1975”
nghiêng hẳn về văn học cách mạng. Ở đó, VHYNOĐTMN nếu có được nhắc đến
cũng rất sơ sài, xuất hiện với tính chất để “điểm danh” trong bài khái qt chứ chưa
được chú ý đúng mức. Chính vì thế, người học khơng có được một cái nhìn đầy đủ
về diện mạo văn học nước nhà, với tất cả sự phức tạp cũng như giá trị lịch sử và giá
trị văn học của nó. Và cũng chính vì thế, đa số người học dễ dàng chấp nhận những
đặc điểm chung của văn học 1945-1975, chẳng hạn khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn. Trong khi đó, trên thực tế, văn học yêu nước tồn tại công khai ở đô


-8-

thị khơng có điều kiện để thể hiện khuynh hướng sử thi một cách rõ ràng với phạm
vi hiện thực rộng lớn, với giọng điệu hào hùng quyết liệt, với các nhân vật anh hùng
đại diện cho lý tưởng cách mạng… như văn học cách mạng. Vì thế khuynh hướng
sử thi không phải là đặc điểm nổi bật nhất của VHYNOĐTMN. Nói cách khác, đặc
điểm được xem là khái quát của giai đoạn văn học như trên lại khơng hồn tồn
thâu tóm được khuynh hướng VHYNOĐTMN. Hiện trạng này tồn tại ngay trong
nhà trường đã khiến cho cái nhìn của người học về một chặng đường quan trọng của

văn học Việt Nam hiện đại bị thiên lệch, đồng thời diện mạo chung của nền văn học
bị khiếm khuyết.
Tuy nhiên cũng có một số cơng trình, bài viết đề cập đến khuynh hướng văn
học này. Năm 1976, tác giả Nguyễn Huy Khánh có bài viết Hai mươi năm văn học
yêu nước tại các thành thị miền Nam (1954-1975), đăng trên Văn học (số 6/1976).
Bài viết xuất hiện chỉ một năm sau ngày thống nhất đất nước chứng tỏ sự quan tâm
của người viết đến bộ phận văn học này. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là sự “điểm
diện” sơ khởi, trong tình hình tư liệu cịn nhiều khó khăn. Nhà nghiên cứu Trần
Trọng Đăng Đàn trong bài viết Văn học yêu nước tiến bộ - cách mạng trên văn đàn
công khai Sài Gòn 1954 – 1975 (mở đầu cho tuyển tập cùng tên) đã cho rằng sứ
mệnh của VHYNOĐTMN là “khơi một dịng trong giữa những dịng đục, góp phần
tạo nên sức mạnh chiến thắng xâm lăng” [147, tr.5]. Nét đặc biệt của khuynh
hướng văn học này là ở chỗ lực lượng sáng tác đa dạng và thực hiện nhiệm vụ đấu
tranh quyết liệt ngay trong lịng đơ thị. Đóng góp của bài viết là ở chỗ tác giả đã
phân tích tình hình chính trị - xã hội – văn hố để người đọc thấy được vị trí của bộ
phận văn học đặc biệt này. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và xác
định vị trí chứ khơng đi sâu vào phân tích giá trị văn học của đối tượng nghiên cứu.
Bài viết này sau đó được tác giả đưa vào cơng trình Văn hố, văn nghệ… Nam Việt
Nam 1954-1975. Cơng trình này ban đầu chủ yếu nói về “văn hố, văn nghệ thực
dân mới” ở miền Nam với các nội dung chính như văn học phục vụ chính trị phản
động, văn học nhằm đồi truỵ hố con người và văn học phục vụ xã hội tiêu thụ miền
Nam. Trong lần tái bản thứ 2 (năm 2000), tác giả bổ sung thêm nội dung về “văn


-9-

hoá, văn nghệ yêu nước – tiến bộ - cách mạng tại các vùng bị địch tạm chiếm” ở
miền Nam (nội dung phần này là bài viết nói trên). Trong khi ở phần đầu viết về
“văn hoá, văn nghệ thực dân mới” tác giả có rất nhiều dẫn chứng với những phân
tích tỉ mỉ thì phần này chỉ mang tính chất giới thiệu vị trí bộ phận văn học yêu nước

– tiến bộ và chính sách văn hố văn nghệ của Đảng trong cuộc đấu tranh chung. Vì
thế, người đọc được gợi ý chủ yếu về phương diện lịch sử, văn hoá tổng quát chứ
chưa phải nội dung cụ thể của bộ phận văn học này. Bên cạnh đó, cơng trình Nhìn
lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (Viện Văn học, 2002) cũng có nhắc đến văn học đơ
thị miền Nam cũng như khuynh hướng văn học yêu nước. Các tác giả đã chú ý nhấn
mạnh sự phức tạp của bộ phận văn học này, cũng như một số đặc thù trong nghệ
thuật biểu hiện – chẳng hạn lối văn biểu tượng.
Ngoài ra, những bài viết mở đầu các tuyển tập khác cũng đã phác thảo đôi
nét đáng chú ý về văn học yêu nước ở đô thị, chẳng hạn: Viết trên đường tranh đấu,
Mùa xuân chim én bay về,… Năm 2008, các nhà nghiên cứu Vũ Hạnh, Nguyễn
Ngọc Phan cho ra mắt cơng trình Văn học thời kỳ 1945-1975 ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Cơng trình được thực hiện dưới hình thức hỏi – đáp về từng vấn đề cụ thể, vì
thế khá súc tích và rõ ràng. Khi trả lời cho câu hỏi về “những đặc điểm chủ yếu của
văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gịn sau 1954”, các tác giả cho rằng đó là
“yêu nước và đấu tranh”. Để làm rõ những đặc điểm ấy, các tác giả đã rất chú ý đến
nội dung tố cáo hiện thực xã hội của văn học u nước – cách mạng ở Sài Gịn, bởi
vì “Họ (các nhà văn – BTT) đã phơi bày được những mâu thuẫn trong thực tế, vạch
ra những cảnh xấu xa, giải thích nó như phạm trù lịch sử và khẳng định nó thuộc
bản chất của lực lượng đương quyền” [64, tr.138]. Ngồi ra các tác giả cũng có đề
cập đến một số vấn đề như lực lượng sáng tác hoặc nghệ thuật thể hiện nhưng chỉ có
tính chất khái qt. Cơng trình này mặc dù chỉ chọn giới hạn phạm vi là TP.HCM
nhưng cũng đem lại một số gợi ý đáng kể cho người viết, vì trước 1975, Sài Gịn là
trung tâm của các hoạt động, trong đó có hoạt động văn học.
Tính đến nay, cơng trình được xem là quy mô nhất nghiên cứu về khuynh
hướng văn học này là Nhìn lại một chặng đường văn học (Trần Hữu Tá). Trong


- 10 -

cơng trình này, nhà nghiên cứu đã xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và thực tế tác

phẩm để rút ra những nhận định chung về VHYNOĐTMN cũng như đánh giá thành
tựu, hạn chế của từng thể loại chủ đạo. Cơng trình này đã đem lại một cái nhìn tổng
quan về VHYNOĐTMN nói chung, cũng như thành tựu của từng thể loại qua hai
chặng đường chính. Trong đó, tác giả rất chú ý đến chặng đường thứ hai: “Khuynh
hướng văn học yêu nước cách mạng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ từ 1964 trở đi,
thậm chí có lúc phong trào đạt đến đỉnh cao ngoài dự liệu” [182, tr.24]. Đây có thể
xem là gợi ý căn bản cho những ai muốn tìm hiểu bộ phận văn học khá đặc biệt này.
Chúng tôi chỉ điểm qua vài nét khái qt để thấy tình hình nghiên cứu
VHYNOĐTMN nói chung, làm cơ sở cho việc trình bày tình hình nghiên cứu
TNYNOĐTMN sau 1965. Để tránh trùng lặp, một số công trình có đề cập riêng đến
truyện ngắn, chúng tơi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện ngắn yêu nƣớc ở đô thị
miền Nam
Bên cạnh những cơng trình kể trên, trước và sau năm 1975, ở cả hai miền
cũng có một số bài viết, cơng trình ít nhiều chú ý riêng đến mảng TNYNOĐTMN.
Ở đây, chúng tơi chọn trình bày theo vấn đề, trong mỗi vấn đề có chú ý đến trình tự
thời gian trước và sau 1975 để thấy sự tương đồng và khác biệt trong việc tiếp cận
vấn đề của các nhà nghiên cứu.
3.2.1. Những cơng trình nghiên cứu tổng thể truyện ngắn u nƣớc ở đơ
thị miền Nam
Trên tạp chí Văn học số 7/1968, Thạch Phương có bài viết Đề tài chủ nghĩa
thực dân mới kiểu Mỹ trong văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm. Bài viết xuất
hiện khá sớm, chứng tỏ người nghiên cứu ở miền Bắc rất chú ý đến tình hình văn
nghệ miền Nam. Trong bài viết này, tác giả khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của
phong trào tố cáo, đả kích Mỹ ở miền Nam và chứng minh qua một số tác phẩm văn
xuôi như Gió cuốn (Võ Hồng), Buổi chiều của người (Lê Tất Điều), Vùng biển
động (Vũ Duy), Sau luỹ tre xanh (Biên Hồ), Trong đà gió lốc (Phan Du), Sa lầy
(Yên My), Tiếng buồn đuổi theo (Doãn Dân),… Tác giả Thạch Phương khẳng định



- 11 -

đóng góp của các cây bút nói trên trong việc chỉ ra tội ác của Mỹ “về mặt đồi phong
bại tục” [167, tr.69] và những bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị… Tuy nhiên
tác giả cũng cho rằng chúng vẫn còn lẻ tẻ và chưa thật quyết liệt. Có thể thấy đa số
tác giả, tác phẩm mà người nghiên cứu đề cập trong bài viết trên đều thuộc khuynh
hướng tích cực trong sáng tác, nếu khơng trực tiếp hướng về cách mạng thì cũng
thiên về đất nước, dân tộc. Tuy nhiên nhà nghiên cứu chưa chỉ ra sự khác biệt đáng
kể về mức độ đấu tranh trong các cây bút nói trên. Bài viết này ra đời sớm, ngay khi
thực tại văn học vẫn đang sinh thành, lại do ảnh hưởng của hồn cảnh chính trị, nên
chưa thể có cái nhìn tồn diện và thuần tuý khách quan. Tuy nhiên đây cũng là đóng
góp đáng kể để chúng tơi có cơ sở tìm hiểu vấn đề.
Năm 1974, trong bài viết Mấy suy nghĩ về một chiều hướng phát triển mới
trong văn học thành thị miền Nam (Văn học, số 5), tác giả Lữ Phương đề cập đến
một số truyện ngắn yêu nước ở đô thị, như Hang động mới của Phan Du, truyện của
Nguỵ Ngữ, Thế Vũ về người lính qn đội Sài Gịn. Tuy nhiên có lẽ đây là đề tài
khá “nhạy cảm” trong hồn cảnh bấy giờ nên tác giả vẫn cịn rất dè dặt khi nhận xét,
đánh giá.
Sau khi đất nước thống nhất, những nghiên cứu tổng quan về văn học nói
chung, TNYNOĐTMN nói riêng, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Chỉ 4 năm sau giải
phóng, một nhóm tác giả đã cho ra mắt cơng trình Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu
nước (Hồng Trung Thơng chủ biên): cơng trình này tập trung đánh giá thành tựu
của văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Ngoài những phần rất chi tiết về văn học
yêu nước ở miền Bắc và vùng giải phóng, cơng trình đã dành phần 5 cho “văn học
u nước, tiến bộ trong lòng các thành thị miền Nam” với nhận xét khái quát: “Nhìn
chung, văn học yêu nước thời kỳ 1964 – 1975 đã phản ánh được khá chân thật cuộc
đấu tranh của đồng bào thành thị, nói lên được tâm tư và nguyện vọng cháy bỏng
của họ trước thực tế đất nước đang bị kẻ thù giày xéo” [196, tr.390-391]. Các tác
giả cũng đi sâu vào một số nội dung cụ thể như phân tích sức bật mạnh mẽ của lực
lượng sáng tác, sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc và “trận địa đường phố”, hình ảnh

người lính cộng hồ, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế cơ bản của bộ phận


- 12 -

văn học này. Cơng trình chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc của các tác giả, bởi nó ra đời
chỉ 4 năm sau khi đất nước thống nhất, và bởi vì các tác giả đã bước đầu cơng nhận
thành tựu của khuynh hướng văn học yêu nước trong lịng thành thị miền Nam. Tuy
nhiên, có lẽ vì cơng trình ra đời khi cả xã hội chưa thể lấy lại được trạng thái quân
bình sau chiến tranh, và cũng có thể do cơng tác tư liệu ban đầu cịn khó khăn, nên
một số nhận xét trong cơng trình này đến nay khơng cịn hồn tồn phù hợp. Chẳng
hạn phần viết về người lính cộng hồ với tên gọi “Những “con thú tật nguyền” –
biểu tượng tội ác man rợ của chủ nghĩa thực dân mới”. Những nội dung về chính
sách của Mỹ và chính quyền Sài Gịn về cơ bản là khách quan, nhưng một số nhận
xét về hình tượng người lính cộng hồ vẫn cịn khá khắt khe và có lẽ chưa thật thoả
đáng: “Cuộc sống của chúng hầu hết nghiêng nặng về phần bản năng, vật chất.
Hành động và tính cách của nhân vật phản ánh một thứ nhân sinh quan sa đoạ, đồi
truỵ đến cùng cực” [196, tr.403]. Tác giả phân tích hình ảnh Sáu Dền trong truyện
cùng tên của Trần Duy Phiên, một tên lính thích ăn gan người, xẻo tai người phơi
khơ đeo bên mình,… và kết luận: “Có thể nói, Trần Duy Phiên đã dựng lên được
một hình ảnh khá điển hình về chính sách thú vật hố con người của bọn cướp
nước.” [196, tr.405]. Nhận xét này đúng với Sáu Dền, nhưng khi khảo sát trên diện
rộng những truyện ngắn (trong khuynh hướng văn học u nước) viết về người lính
cộng hồ, chúng tôi thấy không hẳn đúng. Ở giai đoạn này, bút pháp tượng trưng
hay thú vật hoá nhân vật phản diện khơng cịn được sử dụng nhiều nữa, ngược lại
người lính nói chung được nhìn bằng cái nhìn cảm thơng, nhân văn. Nhiều tác giả
tập trung thể hiện hình ảnh người lính với rất nhiều trăn trở, dằn vặt, đau đớn, thậm
chí bế tắc khi cầm súng bắn lại đồng bào. Các cây bút yêu nước ở đô thị lúc này
dường như chú ý nhiều hơn đến vấn đề “thân phận” chứ khơng phải chủ yếu nói về
“tội ác” của người lính cộng hồ. Dù cịn một số vấn đề gây băn khoăn nhưng cơng

trình cũng này là gợi ý ban đầu rất hữu ích cho chúng tơi khi thực hiện đề tài.
Trong tuyển tập Tiếng hát những người đi tới (1993), nhà nghiên cứu Trần
Bạch Đằng có bài viết “Văn nghệ chống Mỹ của học sinh sinh viên đô thị miền
Nam, một thời và mãi mãi…”. Tác giả đã khẳng định giá trị và sức sống của văn


- 13 -

nghệ học sinh sinh viên các đô thị miền Nam, xem đó là “một mắt xích trong tổng
thể nền văn nghệ dân tộc Việt Nam” [144, tr.14]. Còn tác giả Vũ Hạnh, trong bài
viết “Vẻ đẹp và vẻ đáng yêu của một thế hệ” để mở đầu cho phần văn xuôi, đã gọi
những sáng tác trong tuyển tập là “văn học đích thực” vì chúng đã làm tốt “nhiệm
vụ phản ánh bản chất hiện thực, đồng thời dự báo tương lai” [144, tr.225]. Tác giả
cũng đã có những nhận xét vừa cụ thể vừa khái quát về một vài tác phẩm tiêu biểu
như Người bắt ruồi của Nguyễn Hồng Thu, Tiếng hát của người thương binh mất
trí của Hàng Chức Ngun,…
Trong một cơng trình có tính chất địa phương: Địa chí văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh, Tập II: Văn học – Báo chí – Giáo dục (1998), các tác giả đã phân tích
sự phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam qua hai giai
đoạn và dùng một số truyện ngắn để chứng minh. Cơng trình này có ưu điểm là
cơng nhận vị trí của VHYNOĐTMN, hồn tồn cần thiết và phù hợp với thực tế nhất là với tư cách một cơng trình về văn hố của TP.HCM. Tuy nhiên do phạm vi
nghiên cứu của cơng trình là về TP.HCM nên các tác giả chỉ tập trung vào đối
tượng văn học tương ứng, vì thế khơng có bức tranh tổng thể của tất cả các đô thị
lớn ở miền Nam trước 1975.
Chúng tôi cũng rất chú ý đến Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Huỳnh Như
Phương trong tuyển tập Mùa xuân chim én bay về (năm 1986, gồm nhiều truyện
ngắn yêu nước, tiến bộ ở miền Nam 1954-1975). Tác giả bài viết đã chú ý nhiều
hơn đến chặng đường thứ hai, từ sau khi lính Mỹ tràn ngập miền Nam. Ông cho
rằng truyện ngắn lúc này “bộc lộ mạnh mẽ tiếng nói phản kháng trật tự xã hội
đương thời, vọng lên tiếng kêu gào đòi chủ quyền dân tộc, đòi bảo vệ nhân phẩm,

ước vọng hồ bình của các tầng lớp nhân dân” [143, tr.6-7]. Không chỉ vậy, sự
xuất hiện của một thế hệ cầm bút trẻ tuổi đã đem lại nguồn sinh khí mới cho truyện
ngắn u nước, khơng chỉ tiếp tục tái hiện tình hình xã hội mà cịn chỉ ra ngun
nhân là do chính sách xâm lược của Mỹ. Đây cũng chính là điểm gặp gỡ giữa nhiều
nhà nghiên cứu khi nói về mảng văn học đặc biệt này. Bên cạnh đó, tác giả bài viết
cũng nhận xét một số hạn chế của truyện ngắn yêu nước ở đô thị: hạn chế khách


- 14 -

quan là do sự kiểm duyệt gắt gao nên các cây bút “chưa thể nói hết những gì cần
phải nói” [143, tr.10]; hạn chế chủ quan là một số người cầm bút vẫn cịn ít nhiều
tiêu cực, lệch lạc trong thế giới quan, một số tác phẩm sơ lược, “minh hoạ quá lộ
liễu” [143, tr.10], theo xu hướng tự nhiên chủ nghĩa hoặc lãng mạn hoá hiện thực…
Cũng như nhiều bài viết có tính chất giới thiệu khác, bài viết này tuy không chú ý
nhiều đến phương diện nghệ thuật của tác phẩm nhưng cũng chứa đựng những gợi ý
hữu ích cho người đọc.
Những cơng trình kể trên đã ít nhiều đề cập đến TNYNOĐTMN, mặc dù đa
số vẫn cịn mang tính chất giới thiệu hoặc xác định nhiệm vụ lịch sử của mảng văn
học này. Trong công trình Nhìn lại một chặng đường văn học, nhà nghiên cứu Trần
Hữu Tá có chú ý đến từng thể loại chính của văn học u nước ở đơ thị, trong đó có
truyện ngắn. Về truyện ngắn yêu nước sau 1965, tác giả chỉ rõ sự kế thừa và phát
triển của lực lượng sáng tác với đóng góp đáng kể của những cây bút trẻ có tài năng
và nhiệt tình tranh đấu. Về nội dung, tác giả cho rằng có hai đề tài chính được chú ý
nhiều nhất là đề tài lịch sử và đề tài hiện đại, ở đó người viết tái hiện lịch sử để nhận
thức hiện tại, hoặc nhìn thẳng vào hiện tại để xác định mục tiêu và con đường tranh
đấu. Về hình thức nghệ thuật, lối viết tượng trưng hai mặt của 10 năm đầu đã giảm
đáng kể, thay vào đó là lối viết trực diện, và sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật. Có thể nói, cho đến nay, đây vẫn là cơng trình nghiên cứu
khái qt nhất về văn học yêu nước ở đô thị, đưa ra được những nhận định có tính

tổng quan về cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của đối tượng
nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơng trình cịn tuyển chọn nhiều tác phẩm có giá trị, trở
thành tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai chú ý đến bộ phận văn học này.
Tuy nhiên như tác giả cơng trình đã trình bày ở Lời nói đầu, do khó khăn trong công
tác sưu tầm, tập hợp tác phẩm nên số lượng tác giả và tác phẩm được đề cập trong
cơng trình chưa thật đầy đủ. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy vì đây là cơng trình có
tính tổng quan nên khó có thể đi sâu vào từng phương diện hoặc tác giả, nhất là
phương diện hình thức của tác phẩm. Có lẽ đây chính là điểm để những đề tài cụ thể
hơn có thể tập trung đào sâu nghiên cứu.


- 15 -

Bên cạnh những cơng trình trên, bài viết Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam
giai đoạn 1954-1975 của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang cũng có một đóng góp nhất
định trong việc phác thảo diện mạo văn xuôi yêu nước ở đô thị. Ở đây tác giả
nghiên cứu về văn xuôi của cả 21 năm 1954-1975, bao gồm truyện ngắn, tiểu
thuyết, tuỳ bút, tạp bút… Những thống kê về số lượng tác giả văn xuôi giai đoạn
này của người viết là một gợi ý tốt cho những ai quan tâm đến diện mạo tổng thể,
bao gồm tất cả các khuynh hướng chính trị lẫn nghệ thuật khác nhau, trong đó có
nhắc đến những cây bút truyện ngắn yêu nước như Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Võ Hồng,
Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Minh Quân, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế
Hy, Lê Vĩnh Hịa, Viễn Phương, Cung Tích Biền, Thế Vũ, Ngụy Ngữ, Trần Duy
Phiên, Huỳnh Ngọc Sơn,… Tác giả cũng cho rằng “Tác phẩm văn xuôi giai đoạn
1954-1975 phát triển dồi dào về số lượng, nguyên nhân chính là do tác động của
báo chí và hoạt động của các nhà xuất bản” [220]. Điều này theo chúng tơi là hợp
lý nhưng có thể chưa đầy đủ, bởi khơng thể khơng kể đến tình hình chính trị - xã hội
phức tạp lúc bấy giờ: sự tồn tại của nhiều nhóm văn học với những khuynh hướng –
mục đích khác nhau, sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh cách mạng khiến cho tất
cả các bên đều muốn dùng văn học làm phương tiện phục vụ,… và hẳn nhiên

nguyên nhân trước hết vẫn là văn học có một lực lượng sáng tác đông đảo. Trong
bức tranh phong phú của văn xuôi đô thị, tác giả cũng nhận xét rằng các thể loại
khác có thể rất phong phú về số lượng nhưng “chất lượng nghệ thuật tác phẩm hầu
như đều nghiêng về thể truyện ngắn” [220]. Nhận định này cơ bản thống nhất với
nhiều nhà nghiên cứu khi nói về văn học miền Nam.
Trong luận án tiến sĩ Truyện ngắn trong dịng văn học u nước đơ thị miền
Nam 1954-1965, tác giả Phạm Thanh Hùng đã nghiên cứu chuyên sâu về thể loại
truyện ngắn trong 10 năm đầu của văn học đơ thị. Bên cạnh việc xác định vị trí của
truyện ngắn, tác giả tập trung tìm hiểu giá trị của nó về phương diện nội dung và
hình thức. Ở phương diện nội dung, tác giả đi sâu làm rõ nội dung yêu nước và tinh
thần nhân văn sâu sắc. Ở phương diện hình thức, tác giả chú ý đến những yếu tố
như hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, kết cấu uyển chuyển, không gian – thời gian


- 16 -

nghệ thuật đa dạng, miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật sinh động, ngơn
từ gợi tả,… Những luận điểm rõ ràng và dẫn chứng hợp lý của tác giả đã phần nào
giúp độc giả hình dung được diện mạo truyện ngắn 1954-1965, bước đầu có một số
so sánh trong mối tương quan với giai đoạn sau, 1965-1975. Tuy nhiên, có thể do
quá tập trung vào đối tượng nghiên cứu nên tác giả cơng trình chưa đặt đối tượng
nghiên cứu vào dòng chung của văn học yêu nước 1954-1975, cùng với văn học
miền Bắc và văn học giải phóng. Tác giả chưa có những liên hệ, so sánh cần thiết,
chẳng hạn giữa truyện ngắn yêu nước ở đô thị với văn học hoặc truyện ngắn giải
phóng viết về cùng đề tài hoặc cùng nội dung biểu hiện. Chính vì thế người đọc gần
như chỉ thấy diện mạo riêng của truyện ngắn yêu nước ở đô thị 1954-1965 mà
không thấy được sự tương đồng hay khác biệt của nó so với các dịng văn học khác
cùng thời.
Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964-1975 (Hoàng
Hương Thảo) cũng đã khái quát giá trị cơ bản của đối tượng nghiên cứu, giúp hình

dung diện mạo của truyện ngắn yêu nước ở một trong các đô thị lớn của miền Nam
lúc bấy giờ. Luận văn tập trung vào sáng tác của những cây bút xứ Huế, trong đó
chủ chốt là những tên tuổi nổi bật của nhóm Việt, để tìm ra “chân dung thế hệ trẻ
trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam” và những thành tựu nổi bật về nghệ
thuật tự sự. Do phạm vi đề tài nên người viết chỉ tập trung vào các sáng tác truyện
ngắn yêu nước ở Huế, vì vậy khi phân tích, nhận định vẫn chỉ nổi bật đối tượng
nghiên cứu chứ chưa đặt nó vào tổng thể trong tương quan với tồn cảnh hoặc các
đơ thị khác ở miền Nam.
Luận án tiến sĩ Con người và những giá trị văn hóa truyền thống trong văn
xi đơ thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
chọn đánh giá về con người và giá trị truyền thống trong một đối tượng nghiên cứu
rộng (văn xuôi đô thị). Dù phạm vi nghiên cứu của tác giả rộng hơn của chúng tôi
nhưng đây cũng là một khía cạnh mà khi nghiên cứu truyện ngắn yêu nước không
thể bỏ qua.


- 17 -

Điểm qua một số cơng trình, bài viết nói trên, có thể nhận thấy đa số người
nghiên cứu chú ý những nét chung nhất về một số phương diện của
TNYNOĐTMN, và chủ yếu dừng lại ở nhận định ban đầu hoặc đánh giá tổng quan.
3.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm
Ngồi những cơng trình giới thiệu, nghiên cứu khái quát TNYNOĐTMN
1965-1975, chúng tôi cũng tập hợp được một số cơng trình nghiên cứu về tác giả,
tác phẩm cụ thể. Trong đó, nhóm Việt là hiện tượng đặc biệt thu hút sự chú ý của
một số nhà nghiên cứu. Đáng chú ý nhất trong số những bài viết này, theo chúng
tôi, là lời Tựa cho Tuyển tập truyện ngắn Việt của nhà nghiên cứu Huỳnh Như
Phương. Ơng cho rằng các thành viên nhóm Việt, với ngịi bút của mình, “đã khơng
giới hạn cảm hứng sáng tác ở việc tái hiện đời sống và tâm trạng của thế hệ mình,
mà có thiên hướng mở rộng thế giới được miêu tả để nói lên tiếng nói của đám

đông lầm than đang bị vây bủa trong cơn lốc của chiến tranh” [146, tr.8]. Vì thế
khi đọc truyện ngắn của họ, người đọc thấy được không chỉ số phận của một vài cá
nhân mà là tấn thảm kịch của xã hội và con người. Những trang văn của họ trở
thành chứng từ “về những thân phận nghèo hèn bị dịng thác lũ của chiến tranh xơ
dạt vào giữa những vòng kẽm gai, quanh các trại tạm cư và khu rác ngoại thành”,
“về những thất vọng, oán hờn và cả nỗi khao khát thầm lặng của những con người
bị tước đoạt quyền sống nhưng “trong đêm dài vẫn thức đợi bình minh”” [146,
tr.10]. Về phương diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu cũng xác định phương thức mà
các nhà văn lựa chọn là chủ nghĩa hiện thực, đó là cách hợp lý nhất để họ có thể tái
hiện đời sống như nó vốn có. Mặt khác, giá trị của truyện ngắn nhóm Việt khơng
phải chỉ ở chỗ tái hiện chân thực đời sống mà cịn ở chỗ “đây đích thực là văn xuôi
nghệ thuật” [146, tr.12]. Tác giả đã phác hoạ những nét rất cơ bản nhưng rất tiêu
biểu về nghệ thuật thể hiện của những thành viên nhóm Việt: một Trần Hữu Lục với
giọng văn trữ tình, một Trần Duy Phiên với ngòi bút sắc cạnh và bạo liệt, một Trần
Hồng Quang với giọng văn nhân hậu, một Huỳnh Ngọc Sơn với giọng văn chân
phác, một Trường Sơn Ca đậm chất ký sự, một Võ Trường Chinh với sự kết hợp
khá nhuần nhị giữa chất hiện thực và chất lãng mạn [146, tr.14-15]. Trong khuôn


- 18 -

khổ một bài giới thiệu, tác giả đã khơng thể phân tích tỉ mỉ hay chứng minh cụ thể,
nhưng nhận xét trên đã thâu tóm được những nét chính yếu, giúp người đọc nhận
diện được chân dung nghệ thuật của từng cây bút nhóm Việt. Có thể nói, với những
nhận xét trên, người viết đã nêu bật được những nét chính, nổi trội nhất của nhóm
Việt và tác phẩm của họ, cả về phương diện nội dung lẫn hình thức thể hiện. Những
đánh giá đó khơng phải là sự “khách sáo”, “thiên vị” đối với văn học tranh đấu, bởi
nhóm Việt thực sự là nhóm nổi bật nhất trong khuynh hướng văn học u nước ở đơ
thị.
Về nhóm Việt, có khá nhiều bài viết của những người trong cuộc. Năm 1977,

trong bài viết Những ngày Đối Diện đăng trên Đứng Dậy số 100, Trần Hữu Lục đã
nhắc lại những kỷ niệm về một quãng thời gian sáng tác và đấu tranh sơi nổi. Trong
đó, khi nhận xét về nhóm Việt (mà chính ơng là một nhân tố quan trọng), ông điểm
lại những thành công cũng như hạn chế trong sáng tác của nhóm. Theo ơng, chặng
đường ban đầu có thể cịn nhiều hạn chế nhưng từ năm 1972 về sau, truyện ngắn
của nhóm đã “khăng khít gần như máu thịt với các chủ đề chính trị, kinh tế, xã hội”
[146, tr.371] thông qua những nội dung như kêu gọi lính cộng hồ bỏ ngũ, miêu tả
cuộc sống bi thảm của người dân, kêu gọi đấu tranh… Dù còn rất sơ lược nhưng bài
viết này xuất hiện rất sớm sau ngày đất nước thống nhất và là lời của người trong
cuộc, vì thế có giá trị gợi ý rất hữu ích cho người đọc. Năm 2010, Trần Hữu Lục có
một bài viết khác là Văn chương nhóm Việt. Bài viết này giới thiệu vài nét khái quát
về văn chương nhóm Việt, từ lực lượng sáng tác, hồn cảnh sáng tác đến những nội
dung chính. Bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về các thể loại sáng tác của
nhóm trong mối tương quan với nhau. Tuy nhiên phần về truyện ngắn chủ yếu trích
lại nhận định của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương trong lời tựa Tuyển tập
truyện ngắn Việt (đã đề cập ở trên). Và mặc dù tác giả cũng khẳng định nhóm Việt
“khơng chỉ là lên tiếng, mà còn là lên tiếng một cách nghệ thuật” nhưng ông không
đề cập đến phương diện nghệ thuật của truyện ngắn (cũng như các thể loại khác).
Cũng tương tự như trên là bài viết Những chặng đường của nhóm Việt
(1985) của Trần Thức – Hồng Dũng, in trong Tuyển tập truyện ngắn Việt. Ở đây


- 19 -

người viết cũng chủ yếu tóm lược những chặng đường chính trong sự nghiệp sáng
tác và đấu tranh của nhóm Việt. Bài viết này khơng đi vào đánh giá tác phẩm nhưng
cũng cung cấp cho người đọc những tư liệu cần thiết để có thể hiểu hơn về quá
trình, mục tiêu sáng tác và đấu tranh của các thành viên nhóm Việt.
Về nhóm Việt, cịn có một số bài viết khác như Phác họa một thế hệ là máu
thịt của cả đời người (Vu Gia), Có một thời để nhớ (Trần Thức), Nối những giấc

mơ đẹp (Tần Hoài Dạ Vũ – Nguyễn Đông Nhật),… Những bài này chủ yếu là gợi
nhắc kỷ niệm hoặc khẳng định vai trò của văn học yêu nước ở đô thị (nhất là của
tuổi trẻ) trong phong trào tranh đấu ở miền Nam, giúp người đọc hình dung được
bối cảnh để hiểu tác phẩm thấu đáo hơn.
Trong một cơng trình khá quy mơ – Văn học Việt Nam nơi miền đất mới –
tác giả Nguyễn Q.Thắng đã tập hợp và giới thiệu rất nhiều cây bút của “miền đất
mới”, trong đó tập III và IV có khá nhiều cây bút TNYNOĐTMN 1965-1975. Vì
tính chất cơng trình là giới thiệu và trích tác phẩm nên các bài viết chỉ dừng lại ở
mức độ sơ lược về thân thế, sự nghiệp nhà văn chứ chưa phải là nghiên cứu sâu
từng trường hợp. Tuy nhiên đây cũng là một đóng góp đáng kể của cơng trình, bởi
nhờ đó mà người đọc có được nhiều tư liệu cần thiết để hiểu thêm về một phần văn
học của vùng đất mới.
Có một số tác giả TNYNOĐTMN sau 1965 được chú ý nghiên cứu sâu qua
nhiều bài viết, công trình, luận văn, luận án,… như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam,
Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân,… Ngay từ trước 1975 đã có bài viết về họ (chẳng hạn
về Bình Ngun Lộc có những bài như Cái dun của Bình Ngun Lộc - Hồng
Văn Bình, đăng trên Thời Tập số 12/1974, Nhà văn của tâm lý đời sống hàng ngày Cao Huy Khanh, Thời Tập, 1974,…) và sau 1975 là hàng loạt cơng trình, nhất là ở
các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học. Điểm chung của hầu hết các cơng trình
trên là: trước 1975, người nghiên cứu thường phân tích cái hay của nhà văn để đánh
giá giá trị hoặc xác định vị trí của nhà văn, cịn sau 1975, khi sự đánh giá ban đầu
đã ổn định, người nghiên cứu thường xuất phát từ chỗ mặc định đây là những cây
bút nổi bật và chứng minh điều đó từ nhiều phương diện, nhiều góc nhìn khác nhau.


×