Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Nhận thức của báo chí việt nam về quan hệ việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2000 thông qua trường hợp báo sài gòn giải phóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 274 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/BỘ MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình:

NHẬN THỨC CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM VỀ

QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995 – 2000
THƠNG QUA TRƯỜNG HỢP BÁO SÀI GỊN GIẢI PHÓNG

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Võ Thị Ánh Tú, CLC QH11-13, 2013 – 2017
Thành viên: Nguyễn Huy Hoàng, CLC QH11-13, 2013 – 2017
Nguyễn Đức Minh Nguyệt, CLC QH11-13, 2013 – 2017
Nguyễn Quỳnh Như, CLC QH11-13, 2013 – 2017
Mai Thúy Quỳnh, CLC QH11-13, 2013 – 2017

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Hoàng Cẩm Thanh, giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế.



MỤC LỤC
Phần Mở đầu ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.........................................................................19
1.1 LƯỢC SỬ QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ TRƯỚC VÀ SAU BÌNH
THƯỜNG HỐ NĂM 1995 .................................................................................................19
1.1.1 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước bình thường hố năm 1995 .........................19
1.1.2 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ 1995 đến 2015 ..................................................21


1.1.2.1 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2000 ..........................................23
1.1.2.2 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2015 .......................................26
1.2 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2001 .........................28
1.2.1 Nghị quyết của các kỳ Đại hội VII, VIII, XIX trong giai đoạn 1995 – 2001 về chính
sách đối ngoại ..........................................................................................................................29
1.2.1.1 Nghị quyết của Đại hội VII về chính sách đối ngoại .......................................30
1.2.1.2 Nghị quyết của Đại hội VIII về chính sách đối ngoại ......................................32
1.2.1.3 Nghị quyết của Đại hội IX về chính sách đối ngoại.........................................34
1.2.2 Chính sách ngoại giao và thực tiễn ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ
giai đoạn 1995 – 2001 ..................................................................................................35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA BÁO SÀI GỊN GIẢI PHĨNG VỀ
QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995 – 2000 .........................................38
2.1. Thống kê số lượng bài viết về Mỹ và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ .....................38
2.2. Thống kê chủ đề bài viết về Hoa Kỳ .....................................................................44
2.3. Vị trí các bài viết về Quan hệ Việt - Mỹ ...............................................................51


2.4. Những bài viết nổi bật về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ........................................60
2.4.1. Những bài viết, bài phát biểu thể hiện quan điểm từ phía Việt Nam .................60
2.4.2. Những bài viết, bài phát biểu thể hiện quan điểm từ phía Hoa Kỳ ....................65
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN .....................................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bảng thống kê các bài báo viết về Mỹ giai đoạn 1995 – 2000
Phụ lục 2
Bảng thống kê các bài báo viết về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2000
Danh mục tài liệu tham khảo



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau nhiều năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã
có hai mươi năm thiết lập, mở rộng và làm sâu sắc các mối liên kết giữa hai bên
trên nhiều lĩnh vực. Kể từ sau ngày 11 tháng 7 năm 1995 khi Tổng thống Hoa Kỳ
Bill Clinton tun bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội, mối quan hệ
này đã phát triển một cách nhanh chóng. Việt Nam đặt Tòa Đại sứ ở Washington
D.C, Tổng lãnh sự quán tại hai thành phố San Francisco và Houston1. Đồng thời,
Hoa Kỳ cũng đã thành lập Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai
nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an
ninh khu vực. Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký
kết vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11,
2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn
(PNTR) cho Việt Nam. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng trong cuộc
hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama, hai nước đã xác định quan hệ hợp tác Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa
Kỳ. Và gần đây nhất Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng với Hoa Kỳ trở thành 2 trong số 12 nước
thành viên của hiệp định này.2
Từ hai nước đứng ở hai đầu chiến tuyến, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành hai đối
tác toàn diện của nhau trong việc xúc tiến các liên kết về văn hóa, giáo dục,
thương mại cho đến quốc phịng và an ninh biển. Sự chuyển biến nhanh chóng từ
thù thành bạn này của Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tượng nghiên cứu với
nhiều góc nhìn từ phía quốc tế, Hoa Kỳ và cả Việt Nam.
1


Bộ Ngoại Giao. Các đại sứ quán việt nam ở nước ngoài-hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trang
Ủy ban tư vấn về CSTMQT. TPP – Hiệp định thương mại của thế kỷ 21. Trang web
Trung tâm WTO. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2015.
/>2


2

Quá trình phát triển trong khoảng thời gian 20 năm kể từ sau bình thưởng hóa
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính là q trình chứa đựng nhiều biến đổi và bước
tiến quan trọng trong sự thay đổi về tính chất và mức độ của mối quan hệ giữa hai
nước. Cơng trình nghiên cứu khảo sát một bộ phận của q trình này, đó chính là
sự chuyển biến trong nhận thức chung của xã hội Việt Nam giai đoạn 1995 - 2000
về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm quan trọng của giai đoạn này trong tiến
trình lịch sử. Sự thay đổi nhận thức của đại chúng về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
sẽ được nhìn nhận thơng qua việc phân tích báo chí Việt Nam mà cụ thể trong
trường hợp này là báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngơn luận chính thức của
Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Vai trị của báo chí
Báo chí là một hình thức truyền thơng đại chúng, xuất hiện đầu tiên vào năm 1620.
Sự phát triển khơng ngừng và ngày càng phong phú của báo chí đã cho thấy vị trí,
vai trị và các chức năng trọng yếu của nó trong đời sống văn hố tinh thần của
mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. “Báo chí là một thực thể tinh thần xã hội phức
tạp và đa chức năng.”3 Để xác định được vị trí của đối tượng này, phải đặt nó trên
bình diện, cấp độ và trong mối quan hệ xã hội cụ thể:

Trong quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, báo chí là hình thái nhận thức,
phản ánh tồn tại xã hội của con người. Hình thái này có đối tượng và phạm vi nhận
thức, phản ánh rộng lớn, bao gồm mọi lĩnh vực, mọi loại người, mọi không gian
và thời gian. Có thể nói: “Dường như khơng có giới hạn nào trong sự nhận thức,
phản ánh đối với báo chí.”4 Vì vậy, báo chí là hình thái nhận thức, phản ánh hiện
thực nhanh nhạy và đa dạng nhất của con người.
3

Nguyễn Văn Hà (2012). Vị trí của báo chí. Cơ sở lý luận Báo chí. NXB ĐHQG
TPHCM, trang 81.
4
Nguyễn Văn Hà (2012). Vị trí của báo chí. Cơ sở lý luận Báo chí. NXB ĐHQG
TPHCM, trang 82.


3

Trong hệ thống thiết chế (định chế) xã hội, báo chí là “một định chế quan trọng, có
khả năng giám sát mọi tiến trình của đời sống và thực hiện dân chủ hố mang tính
đại chúng nhất trong lịch sử.”5 Báo chí là một định chế thuộc lĩnh vực tinh thần tư tưởng. Lĩnh vực này có thể gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Không
chỉ vậy, thông tin - đối tượng truyền thơng của báo chí - có tính chất cơng khai, và
rộng rãi. Chính vì thế, báo chí là một dạng quyền lực, tuy khơng chính thức nhưng
mạnh mẽ không kém các quyền lực kinh tế hay chính trị. Với vai trị nguồn thơng
tin - diễn đàn giao tiếp, báo chí có khả năng bày tỏ thái độ đối với hoạt động của
chính phủ, nhà nước, các đảng phái chính trị cũng như tất cả quá trình xã hội.
Thơng qua đó, báo chí có thể tạo lập dư luận, định hướng hành động của quần
chúng và làm thay đổi nhận thức con người.
Xét trong đấu tranh giai cấp và thể chế chính trị, báo chí là sự thể hiện cơng khai
của quan điểm, lợi ích giai cấp. Nhà cầm quyền sử dụng báo chí như cơng cụ điều
hành, quản lý xã hội thông qua con đường quản lý và chi phối nhận thức. Công

chúng lại xem báo chí như một diễn đàn cơng cộng sơi nổi để thể hiện thái độ,
nguyện vọng, ý chí, khát vọng ước mơ. Nó đã, đang và sẽ làm tốt vai trò cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Cuối cùng, trong giao lưu quốc tế và hội nhập văn hoá, báo chí được xem là
phương thức hữu hiệu trong việc gắn kết các quốc gia, dân tộc. Trong tiến trình
tồn cầu hố, vai trị này của báo chí lại trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết. Báo chí
là cổng thông tin chung, là cầu nối hữu nghị và đồng thời là kỷ yếu ghi nhận, đánh
giá và xúc tiến mối quan hệ hữu nghị trên tồn cầu.
Tóm lại, trong các mối quan hệ xã hội, báo chí nhìn chung giữ vị trí quan trọng và
đây được coi là tâm điểm của hoạt động truyền thông đại chúng. “Quyền lực” của
báo chí thể hiện qua các khả năng giám sát - phản ánh - đánh giá tiến trình xã hội,
tạo lập dư luận và định hướng nhận thức quần chúng nhân dân.
5

Sđd, trang 84.


4

Bên cạnh việc phân tích vị trí, vai trị của báo chí, cũng cần phải đề cập đến chức
năng của báo chí trong các mối quan hệ xã hội. Nói đến chức năng của báo chí
chính là nói đến mục đích của hoạt động báo chí, nói đến lý do tồn tại của báo chí,
vì sao cơng chúng đọc tác phẩm báo chí và ý nghĩa xã hội của báo chí ra sao trong
đời sống. Tuy nhiên báo chí “là một hiện tượng tinh thần phức tạp, với sự mở rộng
phạm vi ảnh hưởng của tác động báo chí đối với cách lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và sự trưởng thành của bản thân ngành lý luận”6 nên người ta xác
lập được nhiều chức năng khác nhau của báo chí. Muốn xác định chức năng của
báo chí, chúng ta cần phải xem xét trên nhiều quan hệ khác nhau.
Xét trong mối quan hệ giữa nhà báo với tác phẩm báo chí, tức là trả lời câu hỏi
nhà báo viết báo để làm gì, có thể thấy báo chí có các chức năng như thơng tin,

giao tiếp, tuyên truyền, giám sát. Trong mối quan hệ giữa công chúng với tác
phẩm báo chí, tức là trả lời câu hỏi vì sao người ta đọc, nghe, xem báo chí, có thể
thấy báo chí có các chức năng như thơng tin, giáo dục, nhận thức, giải trí. Cịn
trong mối quan hệ giữa tác phẩm báo chí với các định chế xã hội, tức là trả lời câu
hỏi ý nghĩa xã hội của báo chí thế nào, có thể thấy báo chí có các chức năng như
tun truyền, giám sát, quản lý xã hội, chuyển giao các giá trị, phát triển văn hóa.
Như vậy, có thể thấy rằng báo chí là hoạt động tinh thần đa chức năng.
Do tính chất phức tạp và sự đa dạng về chức năng của hoạt động báo chí đã nêu
trên, nhóm chỉ đưa ra một số chức năng cơ bản phù hợp nhằm làm rõ nét hướng
nghiên cứu trong khuôn khổ giới hạn về lĩnh vực và đề tài nghiên cứu.
Chức năng nguyên thủy của báo chí là chức năng thơng tin. Báo chí đến với cơng
chúng là vì nhu cầu mong muốn hiểu biết về những gì diễn ra trong cuộc sống
xung quanh, cơng chúng tìm đến báo chí là để nắm bắt những thơng tin cần thiết.
Do vậy cơ quan báo chí phải có nhiệm vụ thu thập thơng tin để đáp ứng nhu cầu
và thị hiếu của công chúng, giúp công chúng hiểu biết các sự kiện, hiện tượng diễn

6

Sđd, trang 135.


5

ra trong đời sống.7
Gắn liền với chức năng thông tin là chức năng giao tiếp. Qua các tác phẩm cụ thể,
báo chí sẽ đóng vai trị làm cầu nối giao tiếp trong xã hội. Qua báo chí, cơng
chúng giao tiếp với nhà báo, với cơ quan công quyền. Cơ quan cơng quyền cũng
qua báo chí để biết được ý kiến của nhân dân và phổ biến thông tin đến xã hội. Về
bản chất, báo chí là một phương tiện đối thoại, giao tiếp phổ thơng giữa nhiều
thành phần, nó mở ra một không gian chung để mọi thành viên trong xã hội đều có

thể tham gia tranh luận.
Bên cạnh nhóm chức năng thơng tin – giao tiếp, báo chí cịn có chức năng tun
truyền – giáo dục. “Báo chí có khả năng làm cho công chúng thay đổi nhận thức
về một vấn đề, thay đổi thế giới quan, điều chỉnh hành vi và lối sống theo hướng
nhất định”8. Chức năng tuyên truyền – giáo dục của báo chí thể hiện ở chỗ, mỗi tờ
báo là tiếng nói đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội. Trong khi
thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp, báo chí cũng đồng thời thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền giáo dục, giúp công chúng giác ngộ về quyền lợi của mình, phấn
đấu đi theo mục tiêu chính trị - xã hội của mình.
Hoạt động báo chí một mặt gắn bó chặt chẽ với các định chế xã hội và cơ quan
cơng quyền, mặt khác hoạt động báo chí cũng có vị trí, vai trị độc lập của nó trong
mối tương quan với các định chế xã hội và cơ quan cơng quyền. Báo chí dựa trên
nền tảng pháp luật để xác lập chỗ đứng trung gian của mình trong mối quan hệ
giữa nhà nước và cơng chúng. Báo chí cịn được coi là nhân chứng, trọng tài vì
báo chí có khả năng kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan cơng quyền,
các tổ chức chính trị cũng như tất cả quá trình xã hội khác. Chức năng giám sát
của báo chí thể hiện ở chỗ nó cung cấp thơng tin chính xác và cơng khai về các
hoạt động diễn ra trong xã hội, theo dõi và phản ánh việc thực thi chính sách của
các cơ quan cơng quyền cũng như dự đoán, cảnh báo những sự việc quan trọng sẽ
7
8

Sđd, trang 139.
Sđd, trang 146.


6

ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Ở Việt Nam, chức năng giám sát –
quản lý xã hội của báo chí rất quan trọng. Bởi, đây là nhân tố không thể thiếu

trong việc thực hiện quyền dân chủ của người dân và trong bộ máy quản lý xã hội
của Đảng và Nhà nước.
Phân tích mối liên hệ giữa báo chí và nhà nước, quyển sách Bốn học thuyết truyền
thông của Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm9 đã trình bày về
bốn học thuyết Hiện thực, Tự do, Tồn trị Xô Viết và Trách nhiệm xã hội. Quyển
sách không chỉ đưa ra tiến trình lịch sử của các học thuyết cùng với những đặc
điểm nhất định mà còn mức độ lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi chính phủ của báo
chí. Thêm vào đó, sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước tùy thuộc
vào sự khác biệt giữa các hệ thống xã hội đang hoạt động. Từ việc xem xét chi tiết
từng học thuyết cụ thể, chúng ta có thể xác định mỗi quốc gia lựa chọn đi theo
hướng báo chí nào và báo chí quốc gia đó bị chi phối ra sao bởi chính phủ. Như
vậy, quyển sách là nền tảng cơ bản cho việc xác định hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất,
từ việc xác định báo chí Việt Nam phù hợp với học thuyết nào sẽ đánh giá được
mức độ chi phối của chính phủ lên báo chí Việt Nam. Thứ hai, cũng trên nền tảng
xác định học thuyết mà báo chí Việt Nam theo đuổi thì sẽ là cơ sở để lý giải về
nhận thức của báo chí về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ
Trong suốt tiến trình lịch sử, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là mối quan hệ có
nhiều biến chuyển và giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt
Nam. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nước, trên nhiều phương diện như an ninh - chính trị, văn hóa - xã hội và
kinh tế. Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có hai nguồn tiếp cận chính:
thứ nhất từ phía các học giả nước ngồi và thứ hai từ chính các học giả Việt Nam.
9

Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2013). Bốn học thuyết truyền
thông. Nhà xuất bản tri thức.


7


Dưới đây là một số cơng trình nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và tham khảo.
2.2.1. Các cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài về mối quan hệ
giữa Việt Nam – Hoa Kỳ
Nghiên cứu về quan hệ giữa hai quốc gia, quan điểm và nhận thức của các học giả
trên thế giới là đa dạng và nhiều chiều như sau:
Tháng 6 năm 2014, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) đã công bố
báo cáo trực tuyến A new era in US - Vietnam Relations. Deepening ties two
decades after Normalization của các tác giả Murray Hiebert, Phuong Nguyen và
Gregory B.Poling . Báo cáo trình bày lược sử và đánh giá mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ giai đoạn từ những năm 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ
XXI. Theo đó, kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ giữa hai nước đã
có những bước tiến lớn ở gần như tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị - an ninh
được chú trọng, bao gồm các vấn đề nhân quyền, liên kết quân sự ( Military - to military ties), quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ (trước sự tác động của
Trung Quốc) và hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh. Quan hệ ngoại thương đầu tư phát triển cũng được đẩy mạnh và gắn kết chặt chẽ hơn. Từ các thành tựu
trên, các tác giả đánh giá nỗ lực bình thường hóa và thắt chặt mối quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ là nỗ lực song phương, tồn diện và khơng ngừng được đẩy mạnh.
Đặc biệt, báo cáo có đề cập và đánh giá thái độ của công chúng Việt Nam đối với
nước Mỹ. Công trình cịn chỉ ra rằng Ngoại giao nhân dân đóng một vai trị quan
trọng và có tầm ảnh hưởng lớn khi cần nhìn nhận lại, đánh giá và từ đó xúc tiến
hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong cơng trình nghiên cứu Dialogue on U.S.-Vietnam Relations Domestic
Dimensions (2003) được thực hiện bởi The Asia Foundation cùng với sự hợp tác
của Học viện Quan hệ quốc tế của Việt Nam, các tác giả đã xem xét, phân tích các
yếu tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến quan hệ song phương của hai
nước, đặc biệt trong bối cảnh bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước và


8

trong môi trường quốc tế đang thay đổi của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Cơng trình nghiên cứu tập trung đưa ra những xem xét về các yếu tố trong nước
của hai bên có ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Cụ thể hơn, đó là vai trị và
tác động của các thể chế trong nước như Quốc hội, Nghị viện, các q trình đưa ra
chính sách của mỗi nước. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố
của môi trường kinh tế và xã hội trong nước có ảnh hưởng đến chính sách và quan
hệ song phương giữa hai nước như các cải cách kinh tế và lợi ích kinh tế trong
chính sách đối ngoại. Đặc biệt, trong chương “Institutions and The Making of
American Policy”, các tác giả đã phân tích tác động của sự kiện 11 tháng 9 và
cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt
Nam và quan hệ song phương hai nước. Trong cơng trình nghiên cứu, các tác giả
trước hết khái qt hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, từ q trình bình thường
hóa quan hệ chính trị, kinh tế cho đến việc mở rộng sự hỗ trợ, trao đổi giáo dục và
văn hóa. Tiếp đến, các tác giả phân tích vai trị và tác động của các thể chế trong
nước và q trình đưa ra chính sách đến quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngoài
ra, các yếu tố của môi trường kinh tế và xã hội cũng được đưa ra phân tích, xem
xét. Hơn thế nữa, các tác giả cịn đưa ra phân tích trường hợp cụ thể đó là q
trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam –
Hoa Kỳ. Cơng trình nghiên cứu đã góp phần vào việc tăng cường sự hiểu biết giữa
hai nước về điều kiện trong nước và yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ song
phương nhằm dẫn đến việc đưa ra các chính sách với đầy đủ thơng tin hơn.
Cơng trình nghiên cứu Vietnam and the United States: An emerging security
partnership (2015) thuộc trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ (The United States Studies
Centre), trường Đại học Sydney lại đưa ra quan điểm khác biệt. Trong phần Quan
hệ Việt Nam với Mỹ (Vietnam’s relations with the United States), tác giả Bill
Hayton cho rằng Việt Nam vẫn cịn nhiều hồi nghi trong mối quan hệ với Mỹ, và
rằng quốc gia này chỉ tìm kiếm mối liên kết chính trị - quân sự từ Mỹ khi đứng
trước các động thái đáng ngại của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian gần
đây. Nằm trong một công trình nghiên cứu lớn hơn về các đối tác an ninh của Mỹ
ở Đông Nam Á, bài nghiên cứu của Hayton kịp thời cập nhật những thành tựu mới



9

trong quan hệ song phương, nổi bật là việc thành lập Quan hệ đối tác xuyên Thái
Bình Dương (Trans - Pacific Partnership, TPP ) cho đến nhiều hợp tác khác trên
phương diện an ninh quốc phòng. Đáng lưu ý trong bài nghiên cứu là việc tác giả
nhìn nhận cộng đồng người Việt Nam - Hoa Kỳ hiện đang sinh sống ở hai quốc
gia là tác nhân có ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đồng
thời, ông nhận định rằng thái độ chung của quần chúng Việt Nam về nước Mỹ là
tích cực và hướng đến xúc tiến quan hệ hợp tác với nước này.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước xu thế liên kết trong khu vực, đồng thời cân bằng với các nước lớn, quan hệ
với Hoa Kỳ trở thành mối quan tâm trọng yếu của Việt Nam. Nhiều học giả trong
nước đã quan tâm và thực hiện các cơng trình nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác động
qua lại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ song
phương này.
Trong cuốn Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng10 PGS.TS Trần
Nam Tiến đã trình bày tổng quan về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ sau
Chiến tranh lạnh đến năm 2005. Tác giả, trước hết, nêu rõ bối cảnh lịch sử và vị
thế của mỗi quốc gia trong quan hệ song phương và trên trường quốc tế giai đoạn
trước 1995. Tiếp đến, ông hệ thống các sự kiện quan trọng diễn ra từ sau khi hai
bên tun bố chính thức bình thường hố quan hệ. Tác giả đồng thời phân tích các
khó khăn, thách thức trên các phương diện ngoại giao, kinh tế, xã hội mà đôi bên
gặp phải, và đưa ra dự báo về mối quan hệ này trong tương lai.
Một cơng trình nghiên cứu khác của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
(thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) do Ngơ Xn Bình làm chủ biên
đã nghiên cứu về đề tài Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam

10


Trần Nam Tiến (2010). Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng. Nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông


10

– Hoa Kỳ11. Cơng trình chủ yếu phân tích những nhân tố tác động đến việc xây
dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ đặt trong bối cảnh quốc tế
mới. Tác giả khẳng định mối quan hệ song phương này có triển vọng tương lai
tươi sáng và đặt niềm tin vào quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở cả hai quốc gia
đều nỗ lực thực hiện những giải pháp cải thiện mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực
như hiện nay. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh rằng, về nhận thức, Việt Nam cần nhìn
nhận hợp tác với Hoa Kỳ là nhân tố nền tảng trong quan hệ kinh tế - xã hội và xem
Hoa Kỳ là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong bối cảnh hiện tại. Dựa trên cơ
sở lý luận đó, đề tài đã dự báo xu thế phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ, từ đó đóng góp những đề xuất giải pháp và lộ trình xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược giữa hai quốc gia.
Xét riêng về lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam đối với những quốc gia khác,
quyển sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-201012 đã thể hiện chi tiết
về tiến trình đổi mới trong đường lối ngoại giao Việt Nam thông qua Văn kiện Đại
hội Đảng và chính sách Đối ngoại Việt Nam. Giáo sư Vũ Dương Ninh đã nhấn
mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của đối ngoại trong giai đoạn mới. Đồng thời,
quyển sách cũng chỉ ra những tư tưởng chỉ đạo và hướng đối ngoại trong thơi gian
sắp tới. Đặc biệt, khi bàn về định hướng phát triển quan hệ ngoại giao song
phương của Việt Nam thì Hoa Kỳ được xem là đối tác quan trọng hàng đầu. Điều
này cho thấy vai trò chiến lược của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại Việt Nam,
từ đó làm cơ sở lý giải cho những hoạt động đối ngoại Việt Nam - Hoa Kỳ trong
thực tiễn.
Bên cạnh đó, tác phẩm Nhân loại cần một thế giới khơng có chiến tranh và đói
nghèo - Thơng điệp tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc13, xuất bản 2014, tập hợp

11

Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam) (2014). Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội.
12
Vũ Dương Ninh (2015). Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.
13
Nguyễn Tấn Dũng (2014). Nhân loại cần một thế giới khơng có chiến tranh và đói
nghèo - Thơng điệp tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhà xuất bản Thế giới.


11

các bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ. Tác phẩm tập hợp các phát biểu của Thủ tướng tại Đại Hội đồng Liên
Hiệp Quốc và các bài trả lời của ơng cho báo chí nước ngồi, mà đa phần là từ các
phóng viên và cơ quan báo đài Hoa Kỳ. Qua đó, tác phẩm cho thấy hai vấn đề
đáng chú ý. Một là sự quan tâm của giới truyền thông và công chúng Hoa Kỳ dành
cho quan hệ với Việt Nam tập trung chủ yếu về vấn đề giao lưu, hợp tác kinh tế.
Hai là sự thể hiện chính thức thái độ và quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng - như một đại diện của chính phủ - trước truyền thông về mối quan hệ giữa
hai nước. Thủ tướng có cái nhìn mở và tươi sáng về mối liên kết Việt Nam - Hoa
Kỳ, đồng thời thể hiện rõ mong muốn và nỗ lực của ông - cũng như quốc gia trong việc đẩy mạnh mối quan hệ trên.
Qua tìm hiểu và tham khảo, chúng tơi nhận thấy các cơng trình nghiên cứu hiện có
đã cung cấp đầy đủ và chi tiết kiến thức nền tảng về 20 năm quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định được tầm quan trọng rõ ràng của mối quan hệ này
cùng xu thế phát triển khơng ngừng của nó trong bối cảnh hiện nay.
Ngoại giao nhân dân ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh và
tối ưu hóa chính sách đối ngoại quốc gia. Minh chứng là việc ngày càng nhiều
nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đề cập và khẳng định đẩy mạnh phương thức

ngoại giao này trong các văn kiện chính thức của nhà nước. Đồng thời, như các
cơng trình nghiên cứu quốc tế nêu trên đã chỉ ra, nhận thức của quần chúng nhân
dân Việt Nam đóng vai trị then chốt trong việc nhìn lại, đánh giá và tiếp tục xúc
tiến mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trước dấu son 20 năm bình thường hóa quan hệ, khi hai quốc gia đang tiến đến
xây dựng đối tác chiến lược - bước sang một trang mới trong quan hệ ngoại giao
song phương, nhóm nghiên cứu mong muốn nhìn về mối quan hệ này dưới một
góc độ phân tích khác. Nhận thấy báo chí chính là chiếc cầu nối giữa nhà nước và
nhân dân và việc tìm hiểu báo chí sẽ giúp nhìn nhận một cách khách quan về mối
quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, bên cạnh những cơng trình nghiên cứu của học


12

giả trong và ngồi nước; nhóm nghiên cứu lựa chọn sẽ đứng trên góc nhìn của báo
chí cơng luận để nhìn nhận lại về mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
trong 20 năm qua.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phản
ánh góc nhìn của các học giả và của các cơ quan nhà nước một cách khá chi tiết.
Thực hiện đề tài Nhận thức của báo chí Việt Nam về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
giai đoạn 1995 - 2015, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần sẽ phát hiện ra
những điểm mới trong việc nhìn nhận mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn
1995 – 2015, bên cạnh những cơng trình nghiên cứu mối quan hệ này từ góc nhìn
khác đã được thực hiện.
2.3. Báo Sài Gịn Giải Phóng
Báo Sài Gịn Giải Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực thuộc Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Báo Sài Gịn Giải Phóng có số
lượng phát hành hiện nay vào khoảng 130.000 bản mỗi ngày (tại thời điểm cao
nhất lên tới 200.000 bản/kỳ)14. Số lượng cán bộ phóng viên, cơng nhân viên của
báo Sài Gịn Giải Phóng trên 700 người, báo Sài Gịn Giải Phóng là một trong 5 tờ

báo định hướng chính trị - xã hội của cả nước (bao gồm Báo Nhân dân, tạp chí
Cộng sản, báo Sài Gịn Giải Phóng, báo Qn đội nhân dân, báo Hà Nội mới).
Báo Sài Gịn Giải Phóng ra số báo đầu tiên vào ngày 05/05/1975. Sau chặng
đường dài 40 năm xây dựng và trưởng thành, giờ đây Báo Sài Gòn Giải Phóng tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã trở thành tờ báo hằng ngày
có số lượng phát hành lớn và có uy tín. Vào năm 2005, Báo Sài Gịn Giải Phóng
được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất vào dịp kỉ
niệm 30 năm ngày phát hành số báo đầu tiên.
14

Báo Sài Gịn Giải Phóng. Báo Sài Gịn Giải Phóng: Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng
Sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Sài Gịn Giải Phóng Online. Truy cập ngày 5
tháng 12 năm 2015.
< />

13

Báo Sài Gịn Giải Phóng là một tờ báo có truyền thống lâu đời, kế thừa từ các tờ
báo của Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định: từ tờ Cảm tử, Chống xâm lăng
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đến tờ Ngọn cờ Gia Định, Cờ khởi
nghĩa, Cờ Giải Phóng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Là cơ quan của Đảng bộ
thành phố, báo Sài Gịn Giải Phóng được xác định là Tiếng nói của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi ra mắt bạn đọc và cho
đến hiện nay, báo Sài Gịn Giải Phóng đã trở thành món ăn tinh thần của nhân dân
thành phố, các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Sau
15 số, báo Sài Gịn Giải Phóng chính thức chuyển từ cơ quan ngơn luận của Khu
ủy Sài Gịn - Gia Ðịnh thành cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ thành phố với tơn chỉ
mục đích là Tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.15
Từ năm 1986, cùng với giới truyền thơng đại chúng tích cực tuyên truyền đường
lối đổi mới của Đảng, báo Sài Gịn Giải Phóng cịn tự mình đổi mới trong thơng
tin, cải tiến nâng cao chất lượng nội dung tờ báo của Đảng:

Từ ngày 27/02/1994, số báo Chủ nhật được in 4 màu. Đến ngày 01/12/1997, báo
được in 4 màu tất cả các số báo trong tuần. Để tăng lượng thông tin đến với độc
giả, từ 03/01/1995 báo từ 4 trang tăng lên 6 trang nội dung và đến ngày
01/10/1998, báo lại tăng lên 8 trang nội dung. Đi đôi với việc cải tiến nâng cao
chất lượng nội dung thông tin, cải tiến trình bày, báo Sài Gịn Giải Phóng cịn tăng
thêm ấn phẩm của báo để đáp ứng yêu cầu mở rộng thông tin của bạn đọc. Từ cuối
năm 1977, báo Hoa Văn Giải Phóng sáp nhập vào báo Sài Gịn Giải Phóng. Hơn
30 năm qua bản Hoa văn của báo Sài Gịn Giải Phóng ngày càng mở rộng. Đến
ngày 01/01/1991 tờ Tuần san Sài Gịn Giải Phóng Thứ Bảy, ấn phẩm cuối tuần
của báo Sài Gịn Giải Phóng ra mắt bạn đọc thành phố và cả nước. Không dừng ở
đó, ngày 07/03/1996, báo Sài Gịn Giải Phóng tiếp tục cho ra mắt bạn đọc ấn phẩm
Phụ trang Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao. Tuy ra đời muộn nhưng Sài Gịn Giải
15

Ban Biên Tập báo Sài Gịn Giải Phóng. “Tờ báo mang tên một sự kiện lịch sử: Sài Gòn
Giải Phóng”. Sài Gịn Giải Phóng Online. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2015.
< />

14

Phóng Thể Thao đã có số lượng phát hành tăng nhanh, vươn lên hàng đầu các báo
thể thao trong nước. Năm 2001 báo Sài Gịn Giải Phóng ra mắt bạn đọc báo điện
tử Tiếng Việt tại địa chỉ: www.sggp.org.vn. Vào tháng 5 năm 2006, báo Sài Gịn
Giải Phóng ra mắt báo điện tử tiếng Anh. Ngày 02/04/2007 Báo Sài Gòn Giải
Phóng Đầu tư – Tài chính ra số báo đầu tiên. Hiện nay, báo Sài Gịn Giải Phóng
xuất bản 8 ấn phẩm và Báo điện tử gồm: Nhật báo Sài Gịn Giải Phóng; Tuần san
Sài Gịn Giải Phóng thứ bảy; Nhật báo Sài Gịn Giải Phóng Hoa Văn; Tuần san
Sài Gịn Giải Phóng Hoa Văn; Phụ trang Sài Gịn Giải Phóng Thể thao; Sài Gịn
Giải Phóng Đầu tư – Tài chính; Báo điện tử Sài Gịn Giải Phóng online Tiếng Việt
và Báo điện tử Sài Gịn Giải Phóng online Tiếng Anh.

Báo Sài Gịn Giải Phóng là một tờ báo lâu đời và uy tín tại Thành Phố Hồ Chí
Minh, với lịch sử hình thành và phát triển cùng với những thành tựu mà báo Sài
Gịn Giải Phóng đã đạt được, việc lựa chọn báo Sài Gịn Giải Phóng để phục vụ
cho đề tài nghiên cứu là phù hợp. Nguồn tư liệu báo chí của Báo Sài Gịn Giải
Phóng có thể được tiếp cận dễ dàng vì tất cả các số báo của báo Sài Gịn Giải
Phóng trong giai đoạn 1995 – 2000 đều được lưu trữ trong điều kiện tốt tại phịng
Báo – Tạp Chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngồi ra, với
vai trị là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, việc nghiên
cứu nhận thức của báo Sài Gịn Giải Phóng về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng
sẽ góp phần làm rõ thêm về nhận thức của nhân dân thành phố và Đảng bộ về
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tron giai đoạn 1995 – 2000. Báo Sài Gịn Giải Phóng
cịn là một cơ quan ngơn luận chính thống, do đó những bài viết của báo có độ tin
cậy và tính xác thực cao; vì thế, việc chọn báo Sài Gịn Giải Phóng làm trường
hợp nghiên cứu cụ thể sẽ góp phần tăng độ tin cậy của cơng trình nghiên cứu, tính
xác thực của tài liệu nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài.
3.

Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Lý do chọn đề tài và câu hỏi nghiên cứu


15

Quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ là một mối quan hệ tốt đẹp đã có nhiều
thành tựu đang trên đà mở rộng. Quá trình phát triển nhanh chóng này là một đối
tượng nghiên cứu cần được quan tâm nhằm hiểu rõ hơn và phát huy thêm nữa
quan hệ hợp tác chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ. Giai đoạn từ năm 1995 đến
năm 2000 - những năm chứa đựng nhiều cột mốc và bước tiến quan trọng kể từ
sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1995, là một bộ phận quan

trọng trong q trình phát triển. Cơng trình nghiên cứu muốn khảo sát sự chuyển
biến trong nhận thức chung về Hoa Kỳ của xã hội Việt năm trong giai đoạn 1995 2000 cũng như tầm quan trọng của giai đoạn trên trong tiến trình lịch sử.
Báo Sài Gịn Giải Phóng là cơ quan ngơn luận chính thức của Đảng bộ Đảng Cộng
Sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh cũng như là tiếng nói của chính quyền và
nhân dân thành phố. Do vậy báo Sài Gòn Giải Phong là một lựa chọn cho trường
hợp nghiên cứu cụ thể mà sẽ mang đến độ tin cậy cũng như tính xác thực cao cho
cơng trình nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: Nhận thức của báo Sài Gịn Giải Phóng về quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2000 như thế nào?
3.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định những mốc thời gian và sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến quan hệ
giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Xem xét và đánh giá cách thức truyền thơng của báo chí Việt Nam đến đại
chúng.
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những thông tin về mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa
Kỳ thơng qua báo Sài Gịn Giải Phóng (là một tờ báo uy tín có trụ sở đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).
- Đánh giá nhận thức của báo chí Việt Nam về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ.


16

3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nắm bắt được nhận thức của báo chí Việt Nam về mối quan hệ Việt Nam- Hoa
Kỳ giai đoạn 1995 – 2000.
- Thấy được sự khác biệt trong cách nhìn nhận qua các giai đoạn về những sự kiện
có liên quan đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Nắm được sự chuyển biến trong nhận thức về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
trong giai đoạn 1995 – 2000 và chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi đó.

4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung
Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập những bài báo có đề cập đến Hoa Kỳ và
mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 - 2000 để tìm ra ý
nghĩa từ các bài báo viết về Hoa Kỳ và những bài viết về quan hệ Việt Nam - Hoa
Kỳ, đặc biệt là các bài báo viết về các sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển
của mối quan hệ. Nhóm sẽ phân tích nội dụng cụ thể thơng qua các cơng cụ định
lượng và định tính ngơn từ, hình ảnh. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ có sự đánh giá
về nhận thức chung của xã hội giai đoạn 1995 - 2000 và tầm ảnh hưởng lịch sử
của giai đoạn này.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của báo Sài Gịn Giải Phóng về quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài:
Thời gian: 1995 - 2000
Khơng gian: báo Sài Gịn Giải Phóng.


17

6.

Đóng góp mới của đề tài


- Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận thức về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau
khi bình thường hóa quan hệ.
- Đề tài sẽ là cơ sở cho những bài nghiên cứu khoa học có phạm vi rộng hơn và
được sử dụng như một tài liệu tham khảo.
- Đề tài sẽ chứng minh sự vận động trong nhận thức của ngời Việt Nam đối với
Hoa Kỳ để làm cơ sở lý giải cho vai trò của việc phát triển mối quan hệ song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ thể hiện và lý giải về sự biến đổi trong nhận thức của báo
chí Việt Nam khi nhìn nhận về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 2000. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu cũng sẽ đánh giá về mối liên hệ giữa nhận
thức của báo chí với diễn biến thực tế quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và với đường
lối chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với Hoa Kỳ trong giai đoạn
khảo sát.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như trở thành tài liệu tham khảo cho việc học tập và
giảng dạy trong trường đại học.
Nghiên cứu cũng sẽ đóng góp cho cơng tác đối ngoại của Việt Nam thông qua việc
hiểu rõ hơn quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy phát triển và mở rộng hơn
nữa mối quan hệ hai nước và mang lại lợi ích cho Việt Nam từ mối quan hệ này.


18

8.


Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan
1.1. Lược sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau bình thường hố năm 1995
1.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2001
Chương 2: Phân tích nhận thức của báo Sài Gịn giải phóng về quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2000.
2.1. Thống kê số lượng bài viết về Mỹ và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
2.2. Thống kê chủ đề bài viết về Hoa Kỳ
2.3. Vị trí các bài viết về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
2.4. Những bài viết nổi bật về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 3: Kết luận
3.1. Nhận thức của báo Sài Gịn Giải Phóng đi sát với thực tiễn diễn biến quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ
3.2. Nhận thức của báo Sài Gịn Giải Phóng phù hợp với đường lối đói ngoại của
Đảng và Nhà nước

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

Lược sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau bình thường hố

năm 1995
Trong cuốn Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 2000), xuất bản năm 2005, PSG.TS Lê Văn Quang đã nhận xét: “Quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ đã có một bề dày lịch sử đáng kể” và rằng mối quan hệ này “đã
chứng kiến khơng ít sự thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu”16. Việt Nam và Hoa Kỳ
đã cùng nhau đi qua nhiều biến động và xây dựng một mối giao hữu, cho đến nay,
16


Lê Văn Quang (2005), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 2000), NXB Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.250


19

là tích cực và đầy triển vọng. Đặc biệt khi hai quốc gia chuyển đổi thành công từ
thù thành bạn, và hơn nữa là đối tác chiến lược trong những năm gần đây. Để nhìn
lại tồn bộ q trình quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng tôi tạm chia thành hai giai
đoạn: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước bình thường hố năm 1995 và quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1995 đến 2015.
1.1.1 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước bình thường hố năm 1995
Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 11/2000, khi viếng thăm chính thức Việt
Nam, tổng thống Mỹ B.Clinton ln nhắc đến trong các bài phát biểu của mình sự
kiện Thomas Jefferson - tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ - tìm mua giống lúa quý
Việt Nam để trồng trong trang trại của mình ở Virginia. Sự kiện này được xem là
khởi điểm, “gieo mầm” cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ buổi ban đầu. Vào ngày
2-9-1995, bản Tuyên ngôn đọc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và tuyên đọc, đã trịnh trọng vang lên những tư tưởng
bất hủ của bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776, rằng “ Tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm
phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc.” Với khởi đầu tốt đẹp và những mẫu số chung mà hai quốc
gia chia sẻ, Bill Clinton đã từng tỏ ý làm tiếc khi hai quốc gia không thể ký kết
một hiệp định thương mại từ hơn 200 năm trước, tương tự như Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ được kí kết vào ngày 13-7-2000. Có thể nói trong nhiều
năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bỏ lỡ khơng ít cơ hội trong thiết lập và phát triển
quan hệ song phương.
Những năm giữa thế kỷ XX chính thức bắt đầu giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa
hai nước. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động và tan khốc trước chiến tranh,
Hoa Kỳ - với cương vị một đế quốc hùng mạnh và tham vọng, đã thực hiện hàng

loạt những tội ác khó tha thứ đối với Việt Nam. Năm 1945, Hoa Kỳ, dưới nhiệm
kì của cựu tổng thống H.Truman, đã đi từ chỗ dính líu đến can thiệp sâu ủng hộ
Pháp trong cuộc chiến Đơng Dương lần thứ nhất. Đó chỉ là bước khởi đầu. Hoa


20

Kỳ có lẽ đã khơng phải chịu “tấn thảm kịch của Mỹ ở Việt Nam”- theo lời Cựu Bộ
trưởng bộ quốc phòng Mỹ Mac Namara cay đắng thừa nhận - nếu nước này
nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève 1954 về lập lại hồ bình tại Việt Nam.
Thế nhưng, trong suốt 5 đời tổng thống tiếp theo, từ D.Eisenhower, J.Kennedy,
L.Johnson, R.Nixon đến G.Ford, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm
lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, và chiến tranh phá hoại tàn khốc ở
miền Bắc. Q trình từ 1945 đến 1975 đó được gọi là Cuộc chiến tranh sáu đời
Tổng Thống.
Những tưởng khi chiến tranh khép lại, Hoa Kỳ sẽ thay đổi quan điểm và bước đi
của mình qua những bài học cịn nóng hổi. Nhưng không. Mỹ lại nhiều lần từ chối
những đề nghị đầy thiện chí từ Việt Nam nhằm gây dựng mối quan hệ hữu nghị.
Siêu cường đưa tình trạng đối đầu lên đến đỉnh điểm với màn bao vây cấm vận
Việt Nam đến tận năm 1994. Trước Hội đồng đối ngoại Mỹ ở NewYork ngày 7-91990, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Mai thẳng thắng gọi chính sách cấm
vận này là “sự kéo dài một cuộc chiến tranh chưa từng được chính thức phát động
nhưng cũng chưa từng chính thức kết thúc.”17 Dĩ nhiên, Hoa Kỳ phải chịu trách
nhiệm hồn tồn cho q trình can thiệp và xâm lược của mình ở Việt Nam. Và
một trong những hậu quả mà quốc gia này phải chịu là, qua hai cuộc chiến tranh,
hình ảnh Hoa Kỳ đã được khắc hoạ trong tâm thức người dân và dân tộc Việt Nam
như một đế quốc bạo tàn, một kẻ xâm lược ngang ngược, và một kẻ thù vơ nhân
đạo. Chính điều này đã làm cho nỗ lực bình thường hố quan hệ Việt Nam - Hoa
Kỳ trở nên đầy thách thức.
1.1.2 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ 1995 đến 2015
“Khi Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết năm 1989 với sự sụp đổ của Bức tường Béclin, khi các nước Đông Âu giành lại được độc lập, và cuối cùng khi Liên Xơ tan rã,

trên thế giới đã có cảm nhận phổ biến rằng cuối cùng thì nền hịa bình vĩnh cửu đã
17

Lê Văn Quang (2005), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990
- 2000), NXB Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.246


21

hạ cánh xuống trái đất.”18 Và giờ đây, chúng ta - nhân loại, bất kể quốc gia, dân
tộc, tôn giáo - đã có sự nhất trí về những vấn đề cơ bản. Thế giới, trong bối cảnh
bấy giờ, có nhiều biến chuyển với những xu thế nổi bật sau:
Thứ nhất, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa
cực chỉ mới ở bước khởi lập, địi hỏi thời gian hình thành tồn vẹn từ 30 - 50 năm.
Chính trường quốc tế bấy giờ đang trong tình hình một siêu - nhiều cường. Siêu
cường khơng ai khác là Hoa Kỳ, cùng với những thế lực hùng mạnh là Tây Âu
(EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
Thứ hai, hịa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ
rệt, nhưng hịa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân
sự, nội chiến diễn ra ác liệt. “Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp
lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay
gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn ngun lịch sử, nên
việc giải quyết khơng thể nhanh chóng và dễ dàng.”19 Đặc biệt đáng chú ý là chủ
nghĩa Hồi Giáo cực đoan, nổi lên như một cơn sóng khơng lồ khơng chỉ tung phá
biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn
trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế
giới. Mà kẻ chịu đe doạ trực tiếp và đáng kể nhất là Hoa Kỳ.
Thứ ba, và quan trọng nhất, thế giới xuất hiện xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa và
hình thành các tổ chức, liên minh quốc tế, kết hợp với xu thế hoà dịu trên quy mơ
tồn cầu. Diễn biến này như một sự thích nghi, tái cơ cấu tất yếu của các quốc gia,

dân tộc, thế lực quốc tế nhằm đối mặt, giải quyết các thách thức và tận dụng triệt
để các lợi thế trong bối cảnh sau chiến tranh.

18

Walter Laqueur (2006), Sau chiến tranh lạnh, Những sự kiện quan trọng trong quan hệ
đối ngoại của Hoa Kỳ (1900-2001), Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
< />19

Nguyễn Quốc Hùng, Số 28 - Thế giới sau chiến tranh lạnh - Một số đặc điểm và xu thế,
Diplomatic Academy of Vietnam, />

×