Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Môi trường công nghiệp vấn đề và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.9 KB, 5 trang )

Môi trường công nghiệp - vấn đề và giải pháp
Đặng Phan Thu Hương
Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế
Bộ công nghiệp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp nước ta có những tăng trưởng đáng
kể về qui mơ, tốc độ, sản lượng..., tuy nhiên một số lĩnh vực, khu vực sản xuất
tình trạng ơ nhiễm mơi trường bắt đầu tưrở nên trầm trọng.
Để giảm thiểu được ô nhiễn, đảm bảo phát triển nền công nghiệp bền vững,
cùng với những nỗ lực của ngành, cần thiết có sự hỗ trợ của các cơ quan hữu
quan và nhất là của cộng đồng quốc tế.
Kể từ năm 1986, thực hiện đường lối "đổi mới", nền kinh tế Việt Nam đã bước
vào thời kỳ phát triển mới, theo đó ngành cơng nghiệp Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong giai đoạn 1993-1997 đạt 13 - 13,5%, tăng
1,4 lần so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Từ cuối năm 1997 đến nay,
tuy phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, tăng
trưởng cơng nghiệp tuy có chậm lại nhưng vẫn đạt ở mức hai con số (1998 12,5%, 1999 - 10,4%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong
GDP cả nước, từ 19,8% năm 1991 lên 23,7% năm 1996, 1998 - 26,8%, 1999 29,1% và phấn đấu năm 2010 sẽ đạt tỷ trọng 35%.
Bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống ngày càng phát triển nhanh cả về
qui mô, chất lượng, hiệu quả như dệt may, da giày, chế biến nông sản - thực phẩm
v.v..., đã hình thành một số ngành cơng nghiệp mới đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế như dầu khí, điện tử, cơ khí lắp ráp ơ tô - xe máy v.v... Kim ngạch xuất


khẩu hàng công nghiệp ngày càng tăng nhanh, từ 750 triệu USD năm 1991, đến
năm 1999 đã đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời, đã và đang tạo nên chỗ dựa vững
chắc cho nền kinh tế. Tính đến tháng 9/1999, nước ta đã có 63 khu cơng nghiệp, 2
khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao. Các khu cơng nghiệp, khu chế xuất nói trên


đã thu hút được hơn 850 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,48 tỷ USD, giải
quyết việc làm cho hơn 100 000 lao động, tạo giá trị sản lượng công nghiệp 1,7 tỷ
USD (trên 20% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước), xuất khẩu trị giá 1,2 tỷ
USD (chiếm 21% giá trị xuất khẩu cả nước).
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền công nghiệp nước ta do phát triển ở trình
độ thấp, đa phần là qui mơ vừa và nhỏ, công nghệ cũ, lạc hậu và công nghệ hiện
đại đan xen tồn tại, cùng với khả năng nguồn vốn cho xử lý môi trường rất hạn chế,
đã gây ơ nhiễm khơng nhỏ cho mơi trường khơng khí, đất, nước... ở trong phạm vi
các khu vực có mật độ bố trí cơng nghiệp cao như các đơ thị, các khu công nghiệp.
Nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là các ngành khai thoáng, luyện kim với
khối lượng lớn đất đá thải, bụi, nước thải có chứa các thành phần hóa chất nồng độ
cao và kim loại nặng địi hỏi phải được thu gom, xử lý. Sản xuất năng lượng cũng
tác động đáng kể vào mơi trường khơng khí, mặt đất, mặt nước do khói thải, nước
thải, nhiệt và chất thải rắn. Các xí nghiệp hóa chất, phân bón, giấy, dệt, nhuộm,
chế biến thực phẩm... cũng sinh ra lượng khí thải đáng kể (CO2, NO2, SO2...), bụi
khói thải, nước thải có nồng độ hóa chất cao và các chất thải hữu cơ..., gây ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động làm ăn, sinh sống của cộng đồng. Hoạt động của
các khu công nghiệp tập trung cũng gây ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, đất đai...
địi hỏi phải có biện pháp xử lý thích hợp (tập trung hoặc riêng lẻ) trên cơ sở tính
tốn hợp lý giữa cơng nghệ, kỹ thuật và tối ưu về chi phí.
Đặc biệt hoạt động của các làng nghề (sản xuất giấy, gia cơng cơ khí, luyện kim,
thủ công mỹ nghệ...), bên cạnh những tác dụng tích cực như giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn v.v... cũng đã và đang


thải ra môi trường khối lượng lớn nước thải với một lượng hóa chất cao, bụi khói,
chất thải rắn... chưa qua xử lý, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của cộng
đồng, địi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước trong việc xử lý, khắc
phục để cải thiện tình hình và duy trì hoạt động của các làng nghề - một trong
những thành tố được coi trọng của nền kinh tế.

Q trình cơng nghiệp hóa đã thúc đẩy q trình đơ thị hóa. Cùng với sự phát triển
của q trình đơ thị hóa, nhiều nhà máy, xí nghiệp trớc đây xây dựng ở ngoại ô
thành phố, nay lọt và giữa khu vực dân cư đơng đúc. Vì vậy ơ nhiễm cơng nghiệp
phải được xem xét giải quyết đồng thời với những vấn đề của môi trường đô thị
như là quản lý hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh
viện, ơ nhiễm khơng khí do các phương tiện giao thơng, tiếng ồn...
Từ thực tế nói trên và xuất phát từ mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững với tốc
độ tăng trưởng cao, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với
sự quan tâm của Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ
của cộng đồng quốc tế. Có trên 20 dự án quan trọng được thực hiện với sự tài trợ
của Chính phủ các nước: Nhật Bản, Thụy Điển, Canada, úc... hoặc các tổ chức
quốc tế WB, ADB, UNDP, UNEP... với phạm vi rộng, từ nghiên cứu khung chính
sách đến nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực... Các dự án nói trên đã đóng góp có ý nghĩa cho hoạt động bảo vệ môi
trường ngành công nghiệp thời gian qua. Tuy vậy, thành thực mà nói thì tài trợ
ODA mơi trường cho cơng nghiệp chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ trong tổng tài trợ
chung (2%), thấp rất nhiều so với yêu cầu và mong muốn. Một điểm đáng nói nữa
là cơ quan chủ trì của các dự án nói trên là các bộ, ngành, địa phương khác chứ
không phải là Bộ công nghiệp. Thực tế này đã phần nào ảnh hưởng đến vai trò và
hiệu lực quản lý của Bộ công nghiệp với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành công nghiệp.


Đối với ngành cơng nghiệp Việt Nam thì năm 2000 và những năm tiếp theo có ý
nghĩa hết sức quan trọng vì là những năm bản lề quan trọng tạo điều kiện để ngành
công nghiệp bước vào thế kỷ 21 tiếp tục tăng trưởng, phát triển bền vững về môi
trường, Để đạt được mục tiêu trên, ngoài nỗ lực nội tại của ngành thì việc gia tăng
các hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường về cả số lượng và qui mô từ các quĩ song
phương và đa phương tiếp tục là nhu cầu hết sức cần thiết để giải quyết những nội

dung ưu tiên dưới đây:
- Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp cho cả
đối tượng doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan khác, trong đó có việc
nghiên cứu xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa "cơ quan
quản lý Nhà nước thống nhất" về môi trường và "cơ quan quản lý Nhà nước"
chuyên ngành để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở.
- Tăng cường nghiên cứu áp dụng công nghệ phù hợp cho các cơ sở sản xuất hiện
có có tiềm năng phát triển nhằm giảm các chỉ tiêu tiêu hao, giảm lượng phát thải,
tăng năng suất, hạ giá thành thông qua các giải pháp, công nghệ xử lý cuối đường
ống, công nghệ sản xuất sạch hơn, cũng như những giải pháp xử lý mơi trường
thích hợp của các khu công nghiệp hiện hữu (xử lý chất thải tập trung hoặc xử lý
riêng rẽ).
- Xúc tiến nghiên cứu giải pháp xử lý môi trường cho các làng nghề, các xí nghiệp
cơng nghiệp địa phương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Tăng cường năng lực cho Bộ công nghiệp trong quản lý và xử lý ô nhiễm công
nghiệp.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi
trường ngành công nghiệp.
- Hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có sự gia tăng đáng kể hỗ trợ của các cơ quan,
tổ chức tài trợ quốc tế cho những yêu cầu bảo vệ môi trường của ngành công


nghiệp Việt Nam, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững về môi
trường.
Biên tập: Nguyễn Công Mai



×