Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần (điển cứu tại trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần thủ đức, số 37 đường phú châu, phường tam phú, quận thủ đức, thành phố hồ c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.14 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình:
ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ NHU CẦU GIAO TIẾP XÃ HỘI CỦA BỆNH
NHÂN TÂM THẦN
(Điển cứu tại: TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN THỦ ĐỨC)
(Địa chỉ: số 37 Phú Châu, phường Tam Phú,quận Thủ Đức)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Nguyễn Thị Sương

Lớp K 07, khóa 2013- 2017

Thành viên:

Tạ Triệu Hà Lan

Lớp K 07, khóa 2013 - 2017

Lương Thị Huyền

Lớp K 07, khóa 2013 – 2017

Cộng tác viên: Y Yên Dĩnh


Lớp K 07, khóa 2013 - 2017

Người hướng dẫn: Cô Phạm Thị Tâm, giảng viên khoa Công tác Xã hội.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng
em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình của nhiều thầy cô, cũng như cơ sở mà
chúng em thực tập.
Trước tiên để hoàn thành bài nghiên cứu này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Phạm
Thị Tâm đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình viết đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công Tác Xã Hội đã tận tình giúp đỡ,
cung cấp thơng tin, giúp chúng em tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm các nguồn tham khảo để
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn những nhân viên, bệnh nhân tại Trung tâm điều dưỡng
người bệnh tâm thần Thủ Đức đã có thái độ vui vẻ, nhiệt tình trong q trình nhóm thực
hiện phỏng vấn sâu, cũng như cung cấp những thơng tin hữu ích để nhóm có thể hồn thành
đề tài của mình một cách hồn chỉnh nhất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nghiên cứu bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của
mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chưa
sâu. Rất mong nhận được thơng cảm và những ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cô
để kiến thức chúng em trong lĩnh vực này được nhiều hơn, cũng như đề tài của nhóm được
hồn thiện và có kết quả tốt nhất.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp cao
q. Đồng kính chúc các cô, chú nhân viên cũng như các bệnh nhân tại trung tâm điều
dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức khỏe mạnh, hồn thành tốt cơng việc và đạt được
nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
TP.HCM, ngày 14 tháng 3 năm 2016
1



MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 6
2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 6
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 6
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 7
3.2 Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 7
3.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 7
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................... 7
4.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 7
4.2 Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 8
5. Điểm mới đề tài……………………………………………………………………….8
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 10
8. Kết cấu bài nghiên cứu ............................................................................................... 10
II. Phần nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 11
2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng ....................................................................... 16
3. Các khái niệm có liên quan ...................................................................................... 21
4. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.............................................................. 22
4.1 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 22
4.2 Khung lý thuyết ....................................................................................................... 23
2



Chương II : Tổng quan nghiên cứu. ............................................................................ 24
Chương III: Kết quả điều tra........................................................................................39
Phần kết luận và kiến nghị. .......................................................................................... 48

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội chúng ta đang có những bước chuyển mình rõ rệt về các mặt kinh tế – văn
hóa – xã hội. Chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao hơn, song chính sự phát triển
nhanh chóng ấy đã dẫn đến hàng loạt những vấn đề nảy sinh liên quan đến sức khỏe của
con người, trong đó có sức khỏe tâm thần. Trên thế giới hiện nay, số người mắc các chứng
bệnh về tâm thần tăng lên liên tục, bởi những chấn động tâm lý và áp lực từ môi trường
sống mang lại. Nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10.10), ngày 7/10/2008, thông tin
từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: hiện có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các
rối loạn về sức khỏe tâm thần, ngồi ra cịn có 154 triệu người mắc chứng bệnh về trầm
cảm và có gần 1 triệu người tự tử mỗi năm. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình trạng
chung đó, theo số liệu thống kê năm 2005 trên tồn quốc, số người bị rối nhiễu tâm trí ở
Việt Nam ước tính chiếm khoảng 10% dân số, tương đương tại các nước có thu nhập thấp
và trung bình, trong đó đối tượng tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm khoảng 2,5%. 1
Qua số liệu thống kê trên cho ta thấy số người mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần
ngày càng nhiều, song do nhận thức của người dân về bệnh tâm thần còn nhiều hạn chế,
nên việc phát hiện và điều trị kịp thời chưa được tốt, hoặc người dân quá coi nhẹ những
triệu chứng tâm thần, họ cho đó là một bệnh“bình thường”. Mặt khác với những bệnh nhân
tâm thần, cộng đồng lại có một cái nhìn kỳ thị, xa lánh và cho rằng những người như vậy
“khơng bình thường”, họ sẽ là mối nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Sở dĩ mọi người
có cách nhìn nhận về bệnh tâm thần và người bệnh như vậy cũng một phần bởi xuất phát
từ nguyên nhân do mọi người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, đặc biệt là những đặc điểm
tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần. Cái nhìn tiêu cực ấy sẽ dẫn

1

Bài viết “Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng đồng” của
giảng viên Lương Bích Thủy, Bộ mơn Cơng tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.

4


đến những hành vi chưa đúng, những sai lầm trong cách giao tiếp, ứng xử của mọi người
đối với người bệnh. Áp lực cuộc sống và xã hội ngày càng tăng lên, bệnh về sức khỏe tâm
thần không loại trừ ai, từ những người dân lao động chân tay, cho đến lao động trí thức,
những người ở các độ tuổi, vùng miền khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh. Con số bệnh
nhân và các chứng bệnh cũng ngày càng đa dạng, vì vậy nếu tất cả mọi người khơng có
những hiểu biết về nó thì sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Từ những lý do đó ta có thể thấy việc hiểu hơn về các đặc điểm tâm sinh lý, cũng
như về nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần là vô cùng quan trọng và cấp thiết
đối với tất cả mọi người. Đó cũng là vấn đề mà nhóm chúng tơi quan tâm, chính vì thế mà
nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài” đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội
của bệnh nhân tâm thần” điển cứu tại : TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI BỆNH
TÂM THẦN THỦ ĐỨC, (Địa chỉ: số 37 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức).
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Đề tài nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, cũng như nhu cầu
giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần, để từ đó có thể phần nào giúp cho cộng đồng hiểu,
cảm thông và chia sẻ hơn với bệnh nhân tâm thần.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Với đề tài “Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp của bệnh nhân tâm thần” nhóm
chúng tơi mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây:
+ Nắm bắt sơ lược tình hình nghiên cứu về bệnh tâm thần trong và ngoài nước.

+ Xác định được bệnh tâm thần là gì, cũng như biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh và
các dấu hiệu của bệnh tâm thần.
+ Hiểu được đặc điểm tâm, sinh lý của người bệnh tâm thần.
+ Nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần.
Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra ý kiến, giải pháp và góp phần nâng cao nhận thức, cũng như
thay đổi cách nhìn và hành động đối với người bệnh tâm thần.
5


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu (vấn đề nghiên cứu):
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu
giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Bệnh nhân tâm thần hiện tại đang sống và điều trị tại Trung tâm điều dưỡng người bệnh
tâm thần Thủ Đức.
- Nhân viên của trung tâm.
- Người thân, gia đình, bạn bè đến thăm nuôi của bệnh nhân.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
‐ Phạm vi về đối tượng : Bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm
thần Thủ Đức.
‐ Phạm vi về không gian, thời gian:
+ Về không gian nghiên cứu: Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, (địa
chỉ số 37 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức).
+ Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2015 đến nay.
4. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
4.1 Ý nghĩa lý luận:
Đề tài bổ sung một số vấn đề lý luận tâm lý học về đặc điểm tâm, sinh lý và nhu cầu
giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần. Phân tích và làm rõ được mức độ mong muốn
giao tiếp của bệnh nhân tâm thần.

Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một
số luận điểm trong hệ thống lý thuyết đã sử dụng trong đề tài như: lý thuyết hành động xã
hội, lý thuyết tương tác xã hội, thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò.
Đồng thời là cơ sở lý luận để cung cấp thêm tài liệu cho những ai quan tâm đến vấn
đề nghiên cứu này.
6


4.3 Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài phân tích thực trạng, nguyên nhân, cũng như các biểu hiện của bệnh nhân tâm
thần, từ đó giúp mọi người trong xã hội hiểu được tầm ảnh hưởng, tác động cũng như hậu
quả của bệnh tâm thần, và khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tinh thần và thể chất
họ.
Cung cấp thông tin khái quát về đặc điểm tâm, sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của
bệnh nhân tâm thần. Từ đó cho thấy các nhu cầu mà bệnh nhân tâm thần cần, trên sơ sở
mọi người có cách nhìn cụ thể hóa hơn về bệnh nhân tâm thần, từ đó cộng đồng có cách
đối xử, cũng như hành động phù hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần.
Vận dụng lý thuyết để tìm hiểu, xác định vai trị của gia đình, trung tâm cũng như
cộng đồng trong việc chăm sóc, giúp đỡ cho người bệnh tâm thần.
Nhằm tìm ra phương hướng đúng đắn, đem lại sự hài hòa, yên vui cho trung tâm, bệnh
nhân tâm thần, cũng như người thân của họ và cho toàn xã hội.
Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho những y, bác sĩ, nhân
viên điều dưỡng, điều trị cho người bệnh tâm thần nói riêng, cộng đồng nói chung và những
ai quan tâm đến vấn đề này.
Và quan trọng là thơng qua đề tài, nhóm có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm cho
mình để thực hiện các đề tài nghiên cứu khác.
4.3 Điểm mới của đề tài.
Theo như nhóm nghiên cứu và tìm hiểu thì có khá ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề
sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với bệnh nhân tâm thần. Chính vì thế trong q trình học
và thực tập tại trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, nhóm đã hiểu được

thêm và rõ nét hơn về đặc điểm tâm, sinh lý của bệnh nhân, cũng nhu cầu giao tiếp của
họ. Từ đó nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu, vận dụng những kỹ năng như quan sát, lắng
7


nghe, thấu cảm... đồng thời nhóm cũng đi tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn nhân viên cũng
như bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần Trung Ương 2 để thấy được đặc điểm chung của bệnh
nhân tâm thần và có thể dễ dàng thu thập thơng tin một cách có hiệu quả và thiết thực hơn.
Vì thế nhóm đã tiến hành thực hiện đề tài ” đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã
hội của bệnh nhân tâm thần”, nhằm bổ sung thêm những điểm mới về nhu cầu tâm, sinh
lý, nhu cầu giao tiếp của người bệnh, đặc biệt là vai trò của nhân viên xã hội đối với bệnh
nhân tâm thần. Mặc dù đề tài còn nhiều thiếu sót, nhưng những điểm mới mà nhóm đưa ra
ở trong đề tài phần nào có thể giúp cho mọi người hiểu hơn, có cái nhìn khách quan hơn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nhằm mục đích tìm hiều về đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh
nhân tâm thần đang sống và điều trị tại trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ
Đức, chúng tôi tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin dưới đây:
5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng chủ nghĩa duy vật
biện chứng để xem xét, đánh giá các sự kiện trong mối quan hệ biện chứng ở mọi hoàn
cảnh cụ thể dựa trên việc kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác- lênin. Đồng thời chủ nghĩa
duy vật biện chứng cũng được vận dụng với tư cách là phương pháp luận khoa học, về
nhận thức và giải thích các hiện tượng xã hội, từ đó chúng ta nhìn nhận một cách khách
quan về các mặt trong đời sống xã hội.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật điều tra.
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu).
Đề tài sử dụng một số câu hỏi phỏng vấn sâu với một vài bệnh nhân, nhân viên trong
trung tâm, để điều tra một cách sâu rộng về bệnh nhân tâm thần, có thể dễ dàng hơn trong
việc thu thập thông tin về đặc điểm cũng như nhu cầu giao tiếp của bệnh nhân tâm thần.
5.2.2 phương pháp thu thập và xử lý thông tin.

Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm lại và gỡ băng để làm các dẫn
chứng trong phần kết quả.
8


6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Đối với bệnh nhân:
1. Cô/chú (anh,chị ) thấy sức khỏe, tinh thần của mình gần đây như thế nào ạ?
2. Cơ /chú có hay giao tiếp với mọi người khơng? Trị chuyện với ai? Thường nói
những chuyện gì?
3.Tâm, sinh lý hiện giờ của của cơ/ chú như thế nào ? 6. Cơ /chú có mong muốn hay nhu
cầu gì khơng ạ?
4. Cơ/chú đã nghe hay từng nghe về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trung tâm
mình chưa ?
Đối với nhân viên:
1. Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh nhân tâm thần tại trung tâm?
2. Nhu cầu giao tiếp của bệnh nhân ở trung tâm như thế nào ?
3. Đặc điểm tâm, sinh lý của các bệnh nhân như thế nào ?
4. Dịch vụ cũng như vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội tại trung tâm ra sao?
7. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU: Đề tài gồm có 3 phần
 Phần mở đầu.
 Nội dung .
Trong phần nội dung đề tài chúng tôi chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
- Chương 2: Tổng quan về trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần thủ đức.
9


- Chương 3: Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm thần
 Kết luận, kiến nghị.

Ngồi ra đề tài cịn có các phần khác như lời cảm ơn, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Thế giới.
Hiện nay bệnh tâm thần và các rối loạn tâm thần khá phổ biến ở hầu hết các nước trên
thế giới, chiếm tỷ lệ từ 0,5 đến 1,5% dân số.2
Năm 2008, WHO ước tính có hơn 150 triệu người bị trầm cảm, khoảng 125 triệu người
bị ảnh hưởng bởi các rối loạn liên quan đến sử dụng rượu, hơn 50 triệu người động kinh
và 24 triệu người mắc bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cũng ghi
nhận, tỷ lệ rối loạn tâm thần nói chung chiếm khoảng 20-30%.3
Theo tiến sĩ Jean-Marc Olivé: người bị rối loạn tâm thần là một trong số những người
bệnh ít được quan tâm nhất trên thế giới. Tại nhiều cộng đồng, bệnh tâm thần không được
coi là một bệnh lý thực sự mà được xem như một sự khiếm khuyết trong tính cách. Thậm
chí ngay cả khi được cơng nhận có bệnh, bệnh nhân tâm thần thường nhận được sự điều trị
thiếu tính nhân đạo.
Hơn 50% các nước phát triển không cung cấp bất cứ sự chăm sóc cộng đồng nào cho
những người bị rối loạn tâm thần. Hơn 75% người bị rối loạn trầm cảm tại các nước đang
phát triển không được chữa trị thỏa đáng. Trong khi trầm cảm là bệnh gây tử vong thứ 4
trên tồn thế giới, cịn tự tử là ngun nhân thứ 3 gây tử vong ở những người trẻ trên thế
2

+ 3Theo TS-BS. Nguyễn Hữu Toàn – báo tiếp thị và gia đình ngày 13 / 3 / 2016, 22: 0 (GMT+7).

10


giới. Phần lớn các nước chỉ dành một phần nhỏ trong số nguồn lực cần phải có cho các rối
loạn tâm - thần kinh... Một phần ba các nước hiện khơng có nguồn ngân sách dành riêng

cho sức khỏe tâm thần. 4
Bài báo đã nói nên được thực trạng vấn đề rối loạn tâm thần và lạm dụng chất diễn ra
phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng, để lại hậu quả cho người sử dụng và bệnh
nhân mắc bệnh. Tác giả đưa ra một số thiếu sót và hạn chế, cũng như việc chưa có ngân
sách riêng và chế độ chăm sóc cho người bệnh tâm thần, do đó cần có sự phối hợp, can
thiệp của các nước và chính phủ trong việc hỗ trợ ngân sách cho bệnh nhân tâm thần. Đồng
thời qua đó tác giả cũng đã làm nổi bật vấn đề rối loạn tâm thần, và các vấn đề về thần kinh
qua các số liệu cụ thể, nó như là một lời cảnh báo đối với thế giới.
Tuy nhiên bài báo vẫn còn một số hạn chế như: Chưa chỉ ra được nguyên nhân chính
dẫn đến vấn đề rối loạn tâm thần và lạm dụng chất là gì và chưa nhìn thấy được tầm quan
trọng của xã hội đối với tình trạng rối loạn tâm thần, chưa nói lên được tầm quan trọng của
thế giới trong việc hạn chế tình trạng đó.
Thơng qua bài viết có thể vận dụng một số nội dung vào bài nghiên cứu, đó là: dựa trên
cơ sở những số liệu của tác giả về vấn đề rối loạn tâm thần, làm nổi bật hơn nữa hiện trạng
của căn bệnh này trong đề tài của nhóm. Bên cạnh đó nhóm sẽ đề ra các nguyên nhân cũng
như đặc điểm của bệnh tâm thần và giải pháp hiệu quả nhất, nhằm góp phần hạn chế tình
trạng quá tải, cũng như cách nhận biết các dấu hiệu của căn bệnh này.
Một nghiên cứu khác cũng nói về bệnh tâm thần đó là :”Nghiên cứu tình trạng sử
dụng thuốc ở bệnh nhân tâm thần” 5của tác giả Eli Lilly. Theo kết quả nghiên cứu trên
17.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) ở 37 quốc gia cho thấy một kết quả giống

4
5

Báo thanh niên ngày 9/10/2008
Bài đăng trên International Journal of Clinical Practice số tháng 11/2009 do Eli Lilly)”.

11



nhau một cách lạ lùng về các triệu chứng bệnh , tình trạng sử dụng thuốc, việc làm và suy
giảm tình dục.
Nghiên cứu này kéo dài trong 3 năm, với 17.384 bệnh nhân TTPL đang được dùng hoặc
thay đổi thuốc chống loạn thần: tuổi trung bình 38, nam giới 57 %, thời gian bị bệnh trung
bình 7 năm và 1/10 số bệnh nhân được dùng thuốc ở giai đoạn đầu.
Hầu hết các số liệu nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát tiến hành dựa trên số bệnh nhân
ở Bắc Mỹ, số này chỉ chiếm 2% bệnh nhân TTPL toàn cầu. Tác giả nhấn mạnh vấn đề còn
tranh luận là số liệu nghiên cứu ở các nước đã phát triển và đang phát triển khác nhau và
21/37 nước trong nghiên cứu này là các nước đang phát triển. Mục đích của nghiên cứu là
đánh giá giá thuốc và kết quả sử dụng thuốc chống loạn thần ở bệnh nhân TTPL bắt đầu
điều trị ngoại trú hoặc thay đổi thuốc chống loạn thần, so sánh olanzapine với các loại thuốc
khác.
Bài nghiên cứu trên của tác giả Eli Lilly có một số điểm nổi bật là đã khái quát một
cách chi tiết việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân tâm thần trên thế giới. Đồng thời đánh giá
thuốc và hiện trạng sử dụng thuốc ở các nước Bắc Mỹ và một số nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên còn tồn tại một số vấn đề như: vẫn còn một số thiếu sót
về việc nói rõ tác dụng phụ mà thuốc mang lại trong việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần.
Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp thơng tin cơ bản và là cơ
sở giúp nhóm hồn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu
1.2 Ở Việt Nam
Theo thống kê gần đây của Viện sức khoẻ tâm thần trung ương thì tỷ lệ người Việt
Nam có khả năng bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20% dân số ( đa số đã chữa
khỏi hay ổn định ). Toàn cầu hóa và đơ thị hóa là ngun hàng đầu khiến số người mắc
phải các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” như: trầm cảm, căng thẳng, rối loạn tâm lý…
ngày càng gia tăng.

12


Từ ngày 25 đến 27/11/2010, tại TP Huế diễn ra hội thảo “Vấn đề tồn cầu hóa,

thành thị hóa và sức khỏe tâm thần” với sự tham dự của các chuyên gia sức khỏe đến từ
các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và các nước Đức, Australia, Mỹ…
Theo các báo cáo, vấn đề đơ thị hóa, thành thị hóa với nền kinh tế và văn hóa cơng nghiệp
đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của cuộc sống con người, nhất là vấn đề sức khỏe.
Đây là nguyên hàng đầu khiến số người mắc phải các chứng bệnh như trầm cảm, căng
thẳng, rối loan tâm lý… ngày càng gia tăng. Riêng ở Việt Nam, hiện có khoảng 20% dân
số mắc các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” này do cơn lốc đơ thị hóa.
Tại hội thảo, các chun gia đã đề cập đến các lĩnh vực như: diện mạo văn hóa của việc
phịng bệnh và can thiệp về sức khỏe tâm thần gia đình trong quá trình thành thị hóa liên
quan đến sức khỏe tâm thần của con người, các giải pháp cải tiến nghiên cứu về biến đổi
văn hóa và xúc tiến đào tạo về sức khỏe tâm thần tồn cầu…Qua đó, những kiến thức và
kinh nghiệm trong việc nhận biết và điều trị các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” đã được
các chuyên gia, các quốc gia chia sẻ với nhau.
Hội thảo trên đã làm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần, đồng thời các chuyên
gia về sức khỏe tâm thần trong và ngoài nước cũng đã cùng thảo luận về các biện pháp
can thiệp và điều trị bệnh tâm thần. Tuy nhiên hội thảo vẫn cịn thiếu sót một số điểm như
chỉ trình bày về mặt lý thuyết, nhưng khơng có nêu nên thực tiễn các loại thuốc trị liệu tốt
cho bệnh nhân tâm thần hiện nay, nên đa phần mọi người vẫn chưa tiếp cận được với các
cách nhận biết bệnh và việc điều trị.
Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ
biến là 15%. Trong năm 2003 nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” cho thấy tỷ lệ rối loạn
tâm thần ở học sinh tiểu học là 20% và tỷ lệ ở bà mẹ đang cho con bú (6-18 tháng) cũng là
20%. Còn theo thống kê năm 2009 của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, tỉ lệ người
Việt Nam có nguy cơ bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15%-20% dân số và đa số đã
chữa khỏi hay ổn định.

13


Qua một số cơng trình nghiên cứu dịch tể về một số bệnh tâm thần thường gặp trong

dân số chung tại TP. HCM được thực hiện trong những năm từ 2000 đến 2003 do Bệnh
Viện Tâm Thần thực hiện, chúng tôi sơ bộ đã thu được một số tỷ lệ sau : sa sút tâm thần (
ở nhóm người lớn hơn hoặc bằng 65 tuổi ) là 7,8 – 9,7%, trầm cảm: 9,4%, các rối loạn lo
âu : 6,1%, tâm thần phân liệt: 1%, chậm phát triển tâm thần: 0,9%, động kinh: 0,5%.
Theo số liệu điều tra từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 cho biết tỷ
lệ người mắc các chứng bệnh tâm thần so với dân số chung của cả nước như sau:
Chứng bệnh tâm thần

%

Tâm thần phân liệt

0,47

Động kinh

0,33

Rối loạn trầm cảm

2,8

Chậm phát triển trí tuệ

0,63

Lo âu

2,7


Mất trí tuổi già

0,9

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên

0,9

Chấn thương sọ não

0,51

Lạm dụng rượu

5,3

Nghiện ma túy

0,3

Những con số trên cho chúng ta thấy phần nào về thực trạng bệnh tâm thần ở Việt
Nam hiện nay. Trên thực tế, còn rất nhiều các chứng bệnh tâm thần đa dạng khác mà con
14


người mắc phải. Song do nhận thức của người dân về bệnh tâm thần còn nhiều hạn chế,
nên việc phát hiện và điều trị kịp thời chưa được tốt, điều đó có thể là mối nguy hiểm cho
mọi người xung quanh.
Từ cách nhìn nhận về bệnh và người bệnh như vậy, sẽ dẫn đến hành vi chưa đúng
trong chữa bệnh cũng như trong ứng xử với người bệnh. Điều trị bệnh tâm thần cần đến

thời gian dài. Điều này liên quan đến vấn đề kinh tế của gia đình. Khơng phải tất cả các gia
đình bệnh nhân tâm thần đều có khả năng chi trả cho q trình điều trị của người bệnh. Vì
vậy, nhiều gia đình để bệnh nhân đi lang thang, hoặc nhốt lại trong nhà. Từ đó ta có thể
thấy, nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần được đặt ra như
một thách thức đối với cộng đồng và nhà nước.
Dựa vào nội dung của cuộc hội thảo và các số liệu thống kê trên nhóm có thể vận
dụng vào đề tài nghiên cứu như sau: giúp cho đề tài của nhóm khái quát hóa được vấn đề,
đưa ra được các lý giải có tính khoa học, là mơ hình lý luận khuôn mẫu cho đề tài.
2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng.
2.1 Cách tiếp cận
Việc tiếp cận với bệnh nhân tâm thần để thu thập thông tin, để hiểu họ có tầm quan
trọng rất lớn giúp cho việc chẩn đoán, xem xét sự ảnh hưởng của các yế tố tâm lý xã hộiyếu tố ngoại lai và kể cả yếu tố nội sinh đến sự phát sinh rối loạn tâm thần. Để lập kế hoạch
điều trị và chăm sóc bao giờ cũng là việc hết sức quan trọng, tế nhị và khó khăn vơ cùng
cần thiết đối với những người chăm sóc và điều trị trong ngành tâm thần. Muốn tiếp cận,
thu thập thông tin từ bệnh nhân tâm thần đòi hỏi người thầy thuốc cũng như người muốn
tiếp cận phải có một sự hểu biết sâu rộng về lĩnh vực người bệnh tâm thần, có kỹ năng và
nghệ thuật tiếp xúc bệnh nhân, phải hiểu những biểu hiện cơ bản về bệnh lý và tâm lý của
bệnh nhân cũng như các quy luật phát triển của nó.
15


Bệnh lý tâm thần rất phong phú, mỗi một loại bệnh, mỗi một đối tượng bệnh nhân lại
có những đặc điểm khác nhau vì vậy ta phải học hỏi trao đổi kinh nghiệm để biết được điều
đó.
Chẩn đốn các bệnh tâm thần dựa trên các phân tích các hình thức, các quy tắc để
gom chúng lại thành các hội chứng đã được cơng nhận hoặc một thể bệnh nào đó. Rồi quy
cho nguyên nhân và cách hình thành bệnh. Một hội chứng não thực thể cấp, rõ ràng do một
tổn thương thực tổn gây nên. Hầu hết các chẩn đoán trong chuyên khoa tâm thần là dựa
trên mô tả lâm sàng, nhưng lại bao hàm một lượng thông tin đáng kể và những yếu tố kết
hợp về tiến triển và điều trị. Chúng xuất phát từ một bộ phận kiến thức có tính chất kinh

nghiệm rồi sau đó khái qt hóa lên chứ khơng đặc hiệu cho riêng từng người.
Chính vì thế cần có những hiểu biết cơ bản để tiếp cận được với người bệnh tâm thần.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu giao tiếp xã hội của người bệnh để có cách tiếp
cận riêng, dễ dàng thu thập thông tin hơn.
2.2 Các lý thuyết ứng dụng
2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội của Perter Blau
Perter Blau cho rằng sự trao đổi xã hội chỉ là một khía cạnh, một mặt của hành vi xã
hội nhưng lại có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã
hội tức là làm cho cá nhân gắn kết với nhóm, tạo thành nhóm xã hội.
Blau cho rằng trao đổi xã hội có hai chức năng cơ bản: một là tạo ra mối quan hệ gắn
kết, thiện chí, tin cậy, nhất trí trong xã hội và hai là tạo ra mối quan hệ quyền lực giữa các
bên tham gia trao đổi. Như vậy, trao đổi xã hội có vai trị tạo dựng và phát triển hệ các giá
trị chuẩn mực của nhóm, tổ chức và cộng đồng.
Trao đổi xã hội có một số đặc trưng chủ yếu sau đây:
16


Một là: Trao đổi có giá trị nội sinh – một số quan hệ trao đổi xã hội có giá trị tự thân mà
các bên tham gia sẵn sàng cho – nhận không ngang giá nhau.
Hai là: Trong trao đổi xã hội các bên tham gia ln có xu hướng tạo ra ấn tượng tốt đẹp
với nhau theo hai nghĩa: một là tạo ra ấn tượng có khả năng đem lại một phần thưởng nào
đó cho nhau và hai là tạo ra ấn tượng là chỉ cần có sự hiện diện của nhau là đủ thoải mái,
dễ chịu.
Ba là: Sự trao đổi xã hội ngang vị thế. Vị thế ở đây được hiểu là sự thừa nhận của người
khác, là sự tôn trọng mà một người nhận được từ người khác.
Đặc điểm thứ tư của trao đổi xã hội là sự thỏa thuận ngầm, hiểu ngầm và sự chờ đợi ngầm
những gì sẽ được nhận lại khi đem trao cái gì đó cho người khác. Trong quan hệ kinh tế,
những gì được đem ra trao đổi đều được xác định rõ giá trị bằng giá cả và thông qua cơ chế
mặc cả.
Perter Blau cho rằng các cá nhân ln có xu hướng tự so sánh sự đầu tư của họ với

phần thưởng mà họ nhận được. Mỗi bên trong trao đổi xã hội chỉ cảm thấy công bằng khi
được xem xét và đánh giá sự cơng bằng đó và nhất là chỉ cảm thấy sự công bằng khi so
sánh bản thân họ với những người khác.
Trong đề tài này chúng tơi muốn áp dụng lý thuyết trao đổi để góp phần làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa con người và xã hội phải có sự tương tác trao đổi. Trao đổi giữa bệnh
nhân với bệnh nhân, giữa bệnh nhân và nhân viên, giữa bệnh nhân và người nhà thăm nuôi,
gữa bệnh nhân với các đoàn từ thiện….
2.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.
Năm 1943, Araham Maslow, nhà tâm lý học nhân văn nổi tiếng thế giới đã đưa ra
Tháp nhu cầu của Maslow trong bài viết A Theory of Human Motivation (tạm dịch: Thuyết
động cơ con người). Đây là lý thuyết rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong quản trị
nhân sự, quản trị kinh doanh...
17


+Tầng thứ nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lý” bao gồm các nhu cầu
như: Đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tíêt, tình dục.
+Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an tồn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản…
+Tầng thứ ba (Love/belongging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn được trực
thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.
+Tầng thứ tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng,
địa vị, danh tiếng, thành đạt…
+Tầng thứ năm (Self-actualization): là các nhu cầu tự thể hiện bản thân như khả năng
trình diễn, khả năng sáng tạo…
Theo Maslow, nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5 tầng như trên,
con người sẽ thỏa mãn các nhu cầu ở tầng thấp hơn trước, sau đó sẽ thỏa mãn những nhu
cầu ở tầng cao hơn. Con người thảo mãn nhu cầu này thì nhu cầu khác hình thành và cứ
tiếp tục như vậy cho tới hết nhu cầu.
 Bậc thang nhu cầu của Maslow
 Mức cao

* Nhu cầu về sự tự hoàn thiện.
* Nhu cầu về sự kính mến và lịng tự trọng.
* Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm.
 Mức thấp
* Nhu cầu về an toàn và an ninh.
* Nhu cầu về thể chất sinh lý.
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất của con người gồm ăn ở, mặc…
Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn về tính
mạng và an tồn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa
18


con người với con người. Thuyết nhu cầu săp xếp nhu cầu con người từ thấp đến cao.
Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng. Theo
đó, tầng thấp nhất là Physiological, đây là những nhu cầu được Maslow cho là những nhu
cầu cơ bản, cấp thiết, không thể thiếu, có khả năng thống trị con người khi nhu cầu chưa
được thỏa mãn và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại của một con người. Do đó, con
người phải luôn đấu tranh để thỏa mãn cho bằng được những nhu cầu cơ bản ở tầng thấp
nhất này. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tình dục cũng nằm trong tầng này và nó cũng
chỉ là một nhu cầu cần thíêt, bình thường mà thơi.
Dựa vào hệ thống thuyết nhu cầu của Maslow chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa
trên các tiêu chí của tháp nhu cầu:
 Thể lý:
Đối với bệnh nhân và người nhà:
- Chế độ dinh dưỡng.
- Cơ sở vật chất về chỗ ở.
- Các dịch vụ an sinh (bảo hiểm y tế, trợ cấp người khuyết tật)
- Mai táng
 An tồn
Đối với bệnh nhân:

- Mơi trường khơng bị kì thị, phân biệt đối xử
- An toàn về sức khỏe (được chữa trị, phục hồi chức năng,…)
 Tình yêu /Sự trực thuộc
Đối với bệnh nhân:
19


- Được kết nối lại với gia đình
- Tạo mối quan hệ gần gũi và thân thiện với các bệnh nhân khác
 Sự tôn trọng
- Bệnh nhân được tôn trọng nhân phẩm, xuất thân
-Sự thể hiện bản thân
- Bệnh nhân được phát huy những khả năng của mình trong việc phục hồi chức năng
- Bệnh nhân được sự thừa nhận cho những chuyển biến tốt của mình trong suốt quá trình
lưu trữ.
- Bệnh nhân được thoải mái tìm ra những sở thích, những điểm mạnh trong thời gian phục
hồi sức khỏe
3. Các khái niệm.
Tâm sinh lý6: là từ ghép của hai từ tâm lý và sinh lý, là hai phần trạng thái tinh thần và
thể chất khác nhau, tâm lý vơ hình và sinh lý hữu hình, nhưng hai thể này luôn luôn tương
giao, kết hợp với nhau, không thể phân chia, không thể tách rời trong một cơ thể con người.
Bệnh tâm thần7: Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh
cơ thể…làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy,
ý thức…bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác
phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.

6

7


/> trinh cham soc suc khoe tam than.pdf

20


Nhu cầu8: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại .
Giao tiếp9: Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và
người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.
4. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
4.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Tâm thần là một bệnh đang rất phổ biến ở nước ta, nó đang có xu hướng ngày càng gia
tăng.
- Hiện nay căn bệnh tâm thần này đang diễn ra rất phổ biến, ở tất cả mọi lứa tuổi, mọi
thành phần trong xã hội và nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Hiểu hơn về đặc điểm tâm, sinh lý và nhu cầu giao tiếp của bệnh nhân tâm thần.
- Góp phần để cộng đồng hiểu hơn về bệnh nhân tâm thần để xã hội có cái nhìn tích cực
hơn và có sự cảm thơng chia sẻ với họ.
4.2 Khung lý thuyết.

 
 

 

 

 


 

Điều kiện văn   
hóa xã hội.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 
 

 

 

 

8

/>

9

/>21


 

 

 

 

 

 

 
Bệnh nhân 
 
tâm thần

 

 
 

 

Gia đình 

 
bệnh nhân
 

Trung tâm 
 
điều trị.
 

 
 

 

 

 

 
 
 Xã hội
 

 
 
 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 
 
 
 
Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu 
 
 
 
 
giao tiếp xã hội của bệnh nhân tâm 
 
  thần
 
 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 
 
Sức khỏe tinh thần 
 
 
và thể chất bị ảnh 
 hưởng.  
 
 


 

 
 
 

 

 

 
 
Rào cản trong  giao 
 
 
tiếp xã hội.
 
 
 

 

 
Là tiền đề dẫn đến 
 
 
nhiều hành vi lệch 
  chuẩn .  
 
 


 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
Giải pháp cho bệnh nhân tâm thần
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ NHU CẦU GIAO TIẾP
CỦA BỆNH NHÂN TÂM THẦN
2.1 Tổng quan về trung tâm.
22


2.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1991 được hình thành từ 2 cơ sở là Gò Vấp và Xuân Hiệp gộp lại thành nhà
nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần. Cơ sở Gị Vấp là cơ sở ni dưỡng bệnh nhân nam, cịn
cơ sở Xn Hiệp là cơ sở ni dưỡng bệnh nhân nữ. Cho đến năm 1991 thì 2 cơ sở này
hợp chung lại và chuyển về Thủ Đức và lấy tên là Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm
thần cho đến nay, sau khi đổi tên thì số lượng bệnh nhân tăng dần. Bệnh nhân chủ yếu là
do thu gom hoặc gia đình gửi vào. Trung tâm này thuộc quản lý của Sở Lao động Thương
binh và Xã hội.
2.1.2 Cơ sở vật chất và các phịng ban: Trung tâm có 4 phịng, 6 khoa và 1 trạm y tế.
Ngồi ra trung tâm cịn có nhà tang đối với những bệnh nhân nào tử vong mà khơng có
người nhà bảo lãnh đem về. Bệnh nhân khơng có gia đình thì trung tâm sẽ tiến hành tổ
chức hỏa táng tại trung tâm luôn.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ.
- Chức năng: Thực hiện công tác bảo trợ xã hội cho đối tượng tâm thần lang thang,
khơng nơi nương tựa hoặc gia đình diện nghèo, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, khơng tự
lo được cho cuộc sống.
- Nhiệm vụ: Trung tâm có 4 nhiệm vụ chính:
+ Tiếp nhận, tổ chức ni dưỡng, chăm sóc, khám và điều trị cho những người già, những
người tâm thần mãn tính, những người bệnh tâm thần sống lang thang không nơi nương
tựa do các quận, huyện chuyển đến theo đúng chính sách của quy định nhà nước.
+ Tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất phù hợp với những người mắc bệnh tâm thần
nhằm phát huy kết quả điều trị và cải thiện sinh hoạt, đời sống.
23



+ Quản lý tốt tài sản, vật tư kinh phí của đơn vị theo đúng chính sách, quy định của nhà
nước.
+ Thực hiện đầy đủ các chức năng tế như: Tổ chức khám chữa bệnh, băng bó vết
thương…Ngồi trừ trường hợp bệnh nhân quá nặng thì trung tâm sẽ chuyển sang bệnh viện
quận Thủ Đức.
2.1.4 Đối tượng: Người bệnh tâm thần như: Người lang thang ngồi đường, gia đình gửi
vào trung tâm.
Hiện nay trung tâm có 1312 bệnh nhân, số bệnh nhân từng khoa như sau:
Khoa A: Có 285 nam, chuyển viện 6, về phép 2 còn lại 277. Đặc trưng khoa này là bệnh
nhân nam trẻ, có sức khỏe, tâm thần tạm ổn.
Khoa B:Có 273, bệnh nhân chủ yếu là già, yếu.
Khoa C: Có 281 nữ, đủ các lứa tuổi.
Khoa D: Có 29 nam và 85 nữ, bị bệnh nặng đa khoa.
Khoa E: Có 159 nam, đa số bị khuyết tật, liệt yếu.
Khoa H: Có 63 nam, 15 nữ bị nhiễm lao và HIV.
2.1.5 Nhân sự chuyên môn.
Hiện nay nhân sự trung tâm có: ban giám đốc gồm 4 người, 198 nhân viên . Đội ngũ này
giúp đỡ cho các hoạt động của bệnh viện trong việc trị liệu, chăm sóc, quản lý bệnh nhân,
sàng lọc bệnh nhân, tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng như
24


×