Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Khảo sát việc sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo trực tuyến (trường hợp facebook)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG

TÁC LÀM BÁO TRỰC TUYẾN (TRƯỜNG HỢP FACEBOOK)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S HUỲNH MINH TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM KIỀU DIỄM
MSSV: 1256030015

TP.HCM, Tháng 4/2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG
TÁC LÀM BÁO TRỰC TUYẾN (TRƯỜNG HỢP FACEBOOK)

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S HUỲNH MINH TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM KIỀU DIỄM
MSSV: 1256030015

TP.HCM, Tháng 4/2016



1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học và làm đề tài nghiên cứu khoa học ở
giảng đường em nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều của Q thầy cơ. Mặc dù
cịn gặp nhiều khó khăn nhưng thầy cô vẫn luôn cố gắng hết sức để em có được kết
quả nghiên cứu tốt với đề tài mà mình u thích. Đặc biệt trong q trình thực hiện đề
tài nghiên cứu, em cảm ơn thầy Huỳnh Minh Tuấn đã ln vì học trị thân u mà
khơng ngại những khó khăn, đã lắng nghe những chia sẻ lúc em gặp khó khăn, động
viên để em có tinh thần.
Em cảm ơn Quý thầy cô trong khoa đã trang bị cho chúng em đủ vốn kiến thức
để có thể bước vào nghề, và bước đầu có những nghiên cứu về nghề nghiệp mà mình
đã chọn, từ việc tư vấn kỹ lưỡng, tận tình cho đề tài mà em đã đề xuất để em có thể
lựa chon được đề tài, chủ đề đúng nguyện vọng, sở thích và năng lực của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các phỏng vấn viên đã hợp tác và dành thời gian
làm bảng khảo sát, trả lời những câu hỏi phỏng vấn tận tình.
Với một chút kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ... mà em tích lũy
được trong q trình nghiên cứu khoa học nó sẽ là vốn sống vơ cùng q giá cho em
sau này khi bước vào môi trường công việc và hiểu hơn về nghề cũng như xu hướng
phát triển của nghề. Em xin gửi kết quả báo cáo mà em đã đúc kết trong quá trình
nghiên cứu như món quà, như lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô, Quý phỏng vấn
viên... đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu!
TP.HCM, 10/4/2016
Trân trọng

Phạm Kiều Diễm

2



MỤC LỤC
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO TRỰC TUYẾN VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Khái lƣợc về báo trực tuyến………………………………………………...16
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của báo trực tuyến……………...…...16
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của báo trực tuyến…………………………..17
1.1.3 Công tác làm báo trực tuyến hiện nay ở Việt Nam……………………19
1.2 Khái lƣợc về mạng xã hội……………………………………………………21
1.2.1 Khái niệm mạng xã hội………………………………………………...21
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội……………………22
1.2.3 Facebook là mạng xã hội được dùng nhiều nhất ở nước ta…………...23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC
LÀM BÁO TRỰC TUYẾN
2.1 Quan điểm của nhà báo về việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo
trực tuyến…………………………………………………………………….26
2.2 Cách thức sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực tuyến……….37
2.2.1 Nhu cầu sử dụng Facebook trong cơng tác làm báo trực tuyến……...37
2.2.2 Chia sẻ, tìm kiếm thông tin, đề tài……………………………………45
2.2.3 Fanpages-“cánh tay nối dài” của báo trực tuyến…………………….58
Chƣơng 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC LÀM BÁO TRỰC TUYẾN
3.1 Những hạn chế của việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực
tuyến………………………………………………………………………….67
3.2 Giải pháp để sử dụng hiệu quả Facebook trong công tác làm báo trực
tuyến………………………………………………………………………….80

3



DANH MỤC VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
NXB: Nhà xuất bản

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện quan điểm về Facebook
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện vai trị của Facebook trong cơng tác làm báo
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng Facebook trong công tác làm báo
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mạng xã hội chủ yếu phóng viên sử dụng trong công
tác làm báo
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo
Biểu đồ 7: Phƣơng tiện truy cập Facebook
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng Facebook trong hoạt động làm báo
Bảng biểu thể hiện nguồn thơng tin trên Facebook mà phóng viên sử dụng
trong việc tìm kiếm đề tài
Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện loại thông tin từ Facebook đƣợc sử dụng nhiều trong
công tác làm báo
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng Facebook trong quy trình làm báo
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện vai trò của Fanpages trong quy trình làm báo
Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của Fanpages
trong quy trình làm báo
Biểu đồ 13: Biểu đồ thể hiện vai trò của việc triển khai Instant Articles (đọc báo
tức thì) trên Facebook đối với trang báo trực tuyến
Biểu đồ 14: Biểu đồ thể hiện những khó khăn khi sử dụng Facebook trong cơng
tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 15: Biểu đồ thể hiện những ảnh hƣởng tiêu cực khi sử dụng Facebook

trong công tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 16: Biểu đồ thể hiện những thách thức khi sử dụng mạng xã hội
Facebook trong công tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 17: Biểu đồ thể hiện những ƣu điểm khi sử dụng Facebook trong công
tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 18: Biểu đồ thể hiện những ảnh hƣởng tiêu cực khi sử dụng Facebook
trong công tác làm báo trực tuyến

5


Biểu đồ 19: Biểu đồ thể hiện cách ứng xử của nhà báo khi tiếp cận nguồn thông
tin trên Facebook
Biểu đồ 20: Biểu đồ thể hiện quan điểm của nhà báo khi sử dụng Facebook trong
công tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 21: Biểu đồ thể hiện cách ứng xử của nhà báo khi tiếp cận nguồn thông
tin trên Facebook
Biểu đồ 22: Biểu đồ thể hiện quan điểm của nhà báo khi sử dụng Facebook trong
công tác làm báo trực tuyến
Biểu đồ 23: Biểu đồ thể hiện những giải pháp góp phần sử dụng mạng xã hội
Facebook hiệu quả trong công tác làm báo trực tuyến

6


PHẦN TÓM TẮT
Facebook là một trong những phương tiện truyền thơng đại chúng kiểu mới, có
tốc độ phát triển cực nhanh và mức ảnh hưởng rộng trong xã hội hiện đại. Nhu cầu sử
dụng Facebook của con người hiện nay ngày càng nhiều, vị trí và vai trị của
Facebook ngày càng được khẳng định, đặc biệt đối với những người làm báo nói

chung và làm báo trực tuyến nói riêng, ảnh hưởng của nó ngày càng rõ rệt và buộc
người làm báo phải có những thay đổi trong cách tiếp cận, tư duy làm báo đối với
mạng xã hội này.
Với đề tài Khảo sát việc sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo trực
tuyến (trường hợp Facebook), tôi tiến hành thực hiện khảo sát và nghiên cứu dựa trên
thực trạng sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực tuyến để phân tích về nhu
cầu, tác động và đánh giá được mối liên hệ, sự tương tác giữa và những ảnh hưởng
của Facebook với báo trực tuyến. Đồng thời, đưa ra những những yêu cầu, phương
hướng và những đề xuất để sử dụng Facebook nói riêng và mạng xã hội một cách hiệu
quả trong công tác làm báo trực tuyến.
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu: điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan
sát và so sánh… dựa trên các số liệu định lượng và các ý kiến chủ quan của các đối
tượng được nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng cũng như những
thay đổi trong công tác làm báo trực tuyến hiện nay khi mà mạng xã hội là một trong
những kênh thông tin dễ dàng tiếp cận đến cơng chúng. Từ đó tìm hiểu tác động và
nguyên nhân tại sao Facebook lại là kênh có mối tương tác chặt chẽ với báo trực
tuyến. Tác động của Facebook như thế nào trong công tác làm báo nói chung và báo
trực tuyến nói riêng, đặc biệt là với suy nghĩ, nhận thức và hành động của các tòa soạn
báo trực tuyến, người làm báo và của độc giả.
Kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng về nhu cầu sử dụng Facebook trong
công tác làm báo trực tuyến. Thơng qua đó, giúp một số nhà báo có thể chia sẻ quan
điểm của mình về mối quan hệ cũng như phương thức làm báo mới này. Thông qua đề
tài nghiên cứu này tác giả muốn đưa ra một số giải pháp để phóng viên, đặc biệt là
phóng viên báo trực tuyến có một cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này để sử dụng có

7


hiệu quả hơn mạng xã hội này trong công tác làm báo bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết và
chia sẻ.


8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, Internet
đã và đang tác động sâu sắc, đa dạng, phong phú đến phương thức làm báo hiện đại.
Đặc biệt, với sự ra đời của các thiết bị di động, cùng với các mạng truyền thông xã hội
nở rộ thì những màn hình tương tác trở thành phương tiện truyền thông thông minh để
mỗi giây, cư dân mạng có thể tải và chia sẻ hàng tỉ thơng tin. Dù thừa nhận hay
không, truyền thông xã hội vẫn là một thực thể truyền thông đã và đang ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống truyền thông hiện đại, tâm lý tiếp nhận thông tin của công
chúng, tác động không nhỏ đến ngành báo chí truyền thơng thế giới đương đại.
Trong bài báo Mạng xã hội làm tăng tính đối thoại của báo chí đăng trên
Tuổi Trẻ, ơng Lưu Vũ Hải, cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình - thơng tin điện tử,
tại hội thảo Mạng xã hội và báo chí do Bộ Thơng tin - truyền thơng phối hợp với Đại
sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Huế cho rằng: “Mạng xã hội đã buộc các cơ quan báo
chí phải thay đổi cách suy nghĩ từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc
giả”. Theo ông Hải, các nhà báo khơng cịn độc quyền cung cấp và phân phối thông
tin nữa mà mạng xã hội hiện đã trở thành môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác
thông tin rất nhanh. Từ thông tin trên mạng xã hội, nhiều nhà báo đã phát hiện những
vấn đề nóng đang được dư luận chú ý để khai thác thành đề tài báo chí đáp ứng
“trúng” nhu cầu của độc giả. Ơng Hải cũng cho biết thêm, tính đến tháng 9/2011, Việt
Nam có 130 mạng xã hội được cấp giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như
Go.vn, Yume, Tamtay... và đang có sự cạnh tranh giữa các mạng xã hội trong nước và
các mạng xã hội nước ngoài.
Đặc biệt, tác giả Lưu Huyền của VOV nhấn mạnh trong bài viết Mạng xã hội
đang thách thức báo chí của mình rằng: “Việt Nam hiện có gần 35 triệu người sử
dụng Internet, trong đó có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội, phổ

biến nhất là Facebook. Sự phát triển mạnh mẽ, sức hấp dẫn, cập nhật, „xuất bản‟
thông tin dễ dàng, tốc độ lan truyền nhanh chóng, liên tục theo từng giây là những ưu
thế mà mạng xã hội đem đến trong kỷ nguyên công nghệ số. Không thể phủ nhận,
mạng xã hội ngày càng „phủ sóng‟ rộng khắp trên tồn thế giới, trở thành nguồn

9


thơng tin vơ cùng phong phú cho báo chí khai thác”1. Như vậy, có thể thấy rằng mạng
xã hội, tiêu biểu là Facebook có một sự tương tác mạnh mẽ với báo chí đồng thời đã
và đang tạo ra những yêu cầu buộc người làm báo phải thay đổi để phù hợp hơn với
thời đại và nhu cầu tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn với độc
giả.
Vấn đề mối quan hệ giữa báo chí nói chung và báo trực tuyến nói riêng với
mạng xã hội, tiêu biểu là Facebook cũng là một đề tài được bàn luận sôi nổi trên các
diễn đàn, trên mặt báo cũng như tại các hội thảo như: Hội thảo Mạng xã hội và báo
chí do Bộ Thơng tin - truyền thơng phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại
Huế ngày 28/10/2011; hội thảo Tương tác giữa báo chí và mạng xã hội do Hội Nhà
báo Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Đức) tại Việt Nam ngày 13/5/2015; Hội thảo
chuyên đề Tương tác giữa báo chí và mạng xã hội tại Liên hoan Phát thanh Truyền
hình lần thứ 17 năm 2015… Cũng như hàng loạt các bài báo đăng trên các kênh thơng
tin chính thống như: Mạng xã hội lên ngôi, cách thức làm báo sẽ thay đổi? đăng trên
báo Công Luận; Mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức làm báo hiện đại đăng trên
Báo Gia Lai; Smartphone làm thay đổi cách theo dõi tin tức của giới trẻ…
Chính vì lẽ đó, quan niệm, cách thức làm báo cũng đã dần được thay đổi và
khơng bó hẹp theo những quy chuẩn nhất định. Tuy nhiên, dù có những tác động tích
cực để thay đổi cách thức làm báo trực tuyến cho phù hợp hơn với xu thế hiện đại,
Facebook cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro và hạn chế đối với công tác làm báo trực tuyến.
Bà Annelie Ewers, giám đốc Viện Đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển, cho rằng sự
phát triển nhanh của công nghệ chỉ là phương tiện cho mạng xã hội, cịn báo chí phải

có trách nhiệm cung cấp nội dung đáng tin cậy cho mạng xã hội. Bởi thông tin trên
mạng nhanh nhưng khơng bảo đảm chính xác và nhiều chiều. Nhà báo sử dụng thông
tin trên mạng phải kiểm chứng nguồn tin, bảo vệ sự thật và lôi cuốn cơng dân vào q
trình làm tin, thậm chí làm điều tra.
Đề tài Khảo sát việc sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo trực tuyến
(trường hợp Facebook) này được thực hiện nhằm khảo sát việc sử dụng mạng xã hộiFacebook trong công tác làm báo trực tuyến. Từ đó giúp cho những người làm báo

1

/>
10


nhận biết được xu thế phát triển hiện nay của báo chí để từ đó, có những cách định
hướng và phương pháp làm báo thích hợp.
Việc sử dụng mạng xã hội trong công tác làm báo trực tuyến là một nhu cầu tất
yếu và được bàn luận nhiều trên các diễn đàn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn ít các đề
tài nghiên cứu khoa học chính thống nghiên cứu về vấn đề này. Đặc biệt là việc
nghiên cứu vào từng trường hợp cụ thể như Facebook.
Tuy đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận và cách thức làm báo từ sự kết
hợp với khoa học công nghệ và thông tin, sự hỗ trợ của các trang thiết bị và phương
tiện hiện đại như máy tính, điện thoại thơng minh… kết nối Internet. Khơng ít người
làm báo đã tìm đến và sử dụng Facebook như là một công cụ giúp trang bị và học hỏi
thêm những kiến thức và là một kênh, một phương tiện hữu hiệu trong công tác làm
báo.
Tuy nhiên, khơng phải người làm báo nào cũng có cách nhìn nhận và tiếp thu
một cách có chọn lọc để phát huy vai trị của Facebook trong cơng tác làm báo trực
tuyến. Một số nhà báo đã sử dụng thông tin trên Facebook một cách thiếu định hướng,
thiếu kiểm chứng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu Khảo sát việc sử dụng mạng xã hội trong

công tác làm báo trực tuyến (trường hợp Facebook) mà tơi thực hiện nhằm tìm hiểu
được mức độ sử dụng và tính hiệu quả, tác động sử dụng mạng xã hội này trong công
tác làm báo trực tuyến. Qua đó kết quả thu được sẽ góp một phần thấy được mối quan
hệ chặt chẽ giữa báo trực tuyến và Facebook. Từ đó, có thể giúp người làm báo có
những thay đổi để phù hợp hơn với công tác làm báo thời công nghệ. Để đảm bảo
chuẩn bị những hành trang tốt nhất bước vào công cuộc làm báo thời hiện đại.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học này là làm rõ vai trò, thực trạng của
việc sử dụng Facebook trong cơng tác làm báo trực tuyến, từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp để sử dụng có hiệu quả hơn mạng xã hội này trong công tác làm báo.
Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu khoa học này cần nêu bật được
những nội dung chính sau:
Thứ nhất: nội dung đề tài cần đảm bảo được lịch sử hình thành, phát triển, đặc
trưng của báo trực tuyến và mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng.
11


Thứ hai: trên cơ sở về sự phát triển mạnh mẽ của facebook, báo trực tuyến đã
sử dụng mạng xã hội này như thế nào trong công tác làm báo (thực trạng). Nội dung
này cần đánh bật được mối liên hệ, sự tương tác giữa và những ảnh hưởng của
Facebook với báo trực tuyến.
Thứ ba: từ sự tương tác và mối liên hệ giữa Facebook và báo chí cần đưa ra
những những yêu cầu, phương hướng và những đề xuất để sử dụng Facebook nói
riêng và mạng xã hội một cách hiệu quả trong công tác làm báo trực tuyến.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực
tuyến.
Khách thể: Phóng viên sử dụng Facebook trong cơng tác làm báo trực tuyến.
Phạm vi nghiên cứu: Phóng viên Báo trực tuyến VnExpress sử dụng Facebook
trong công tác làm báo.

Trong đề tài nghiên cứu này, tôi chọn trang báo trực tuyến VnExpress để
nghiên cứu, khảo sát về thực trạng việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo.
Hiện nay, VnExprees là trang báo trực tuyến lớn, có uy tín. Theo Alexa, VnExpress là
trang website có lượng truy cập nhiều, xếp thứ 6 cả nước. Fanpage VnExpress có tổng
số lượt like lên đến con số hơn 2 triệu. Hơn nữa, VnExpress là trang báo trực tuyến có
nhiều sự thay đổi kịp thời với kỷ nguyên công nghệ số và phù hợp với nhu cầu của
độc giả. Điển hình, VnExpress là một trong hai trang báo trực tuyến đầu tiên triển khai
Instant Articles trên Facebook và nhiều lần thay đổi giao diện trang báo để cập nhật xu
hướng cũng như góp phần giúp độc giả trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này tác giả sẽ sử dụng phương pháp
tổng hợp và hệ thống hóa thơng tin để có thể có cái nhìn vừa bao quát, vừa hiểu sâu
sắc và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó những phương pháp như lịch sử,
phân tích cũng cần được áp dụng để có thể làm rõ vấn đề.
Ngồi ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp điều tra và phân tích để hiểu được
đặc điểm, thực trạng, xu hướng phát triển của vấn đề đồng thời đưa ra những dự đoán,
đề xuất để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả trong cơng tác làm báo và trình
bày chúng một cách logic, mạch lạc.
12


Thao tác đọc tài liệu: tìm đọc những tài liệu sách báo, tạp chí liên quan tới đề
tài, tìm hiểu các thơng tin trên Internet làm cơ sở lí thuyết cho đề tài.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: thiết kế bảng hỏi logic phù hợp với đối tượng
nghiên cứu và làm rõ đề tài. Nhằm thực hiện được đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành
xây dựng bảng hỏi đây là phương pháp chủ yếu sử dụng nghiên cứu đề tài. Kết quả
đưa ra những số liệu thống kê định lượng. Kết quả báo cáo được thực hiện dựa trên
kết quả điều tra bảng hỏi của 30 phóng viên VnExpress. Bảng hỏi được phát cho 30
phóng viên của báo VnExpress một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Ngoài ra, để nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất, chúng tơi cịn sử dụng kết hợp

một số phương pháp khác: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp…
5. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài
Đối với Facebook, một số quyển sách được giới thiệu như: Hiệu ứng Facebook
và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội (David Kirkpatrick), Facebook
Marketing (Nguyễn Trung Đức), Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng… (Xuân
Nguyễn tuyển chọn)… Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một quyển sách nào viết về
vấn đề giữa mạng xã hội và báo chí.
Đối với báo trực tuyến, đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học
như Tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của báo chí trực tuyến ở Việt Nam
(Phan Văn Tú), Tổ chức và quản lý báo mạng ở Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Thoa),
Loại hình báo chí điện tử: sự hình thành, phát triển, đặc điểm (Nguyễn Hoa Linh
Thoại), Báo trực tuyến trong đời sống văn hóa giải trí tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Huỳnh Minh Tuấn), Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử (Nguyễn Thị Trường
Giang-Anh Tú), Các thủ thuật làm báo điện tử (NXB Thông tấn)… Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về mối quan hệ giữa Facebook với báo chí hiện nay chỉ có những bài báo
mang tính chất tổng kết, đánh giá về những đặc điểm, vai trò của mạng xã hội nói
chung. Đối với Facebook và báo chí hầu như chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này
một cách cụ thể và có hệ thống. Hy vọng đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ đưa ra
một cái nhìn có hệ thống và sâu rộng về vấn đề này.
6. Ý nghĩa

13


Nghiên cứu này cho biết về thực trạng việc sử dụng mạng xã hội-Facebook
trong công tác làm báo trực tuyến và đưa ra một số giải pháp thiết thực cho những
người làm báo, tòa soạn và các nhà quản lý.
Thứ nhất, người làm báo cần ý thức và nắm bắt một cách nhanh nhạy xu thế
phát triển cũng như cách thức làm báo thời cơng nghệ số để có cách bắt nhịp phù hợp
cũng như cần thay đổi tư duy, phương thức làm báo mới để có thể trang bị cho mình

những kỹ năng cần thiết phục vụ nhu cầu của bạn đọc.
Thứ hai, đối với tịa soạn cần có những chiến lược để đi tắt đón đầu xu hướng,
đưa ra những giải pháp làm báo kịp thời, phù hợp và tạo sự mới lạ, độc đáo, hấp dẫn,
thu hút sự quan tâm của độc giả.
Thứ ba, các nhà quản lý nắm bắt được tình hình và có những biện pháp góp
phần nâng cao nhận thức của người làm báo về mối quan hệ, vai trò cũng như những
hạn chế của Facebook trong công tác làm báo trực tuyến. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền thông qua các hội thảo để tăng tính đối thoại của báo chí cũng như phát huy vai
trò của mạng xã hội.
Thứ tư, nghiên cứu khẳng định các nghiên cứu trước đó và là tư liệu để phục vụ
cho các nghiện cứu xã hội học sau này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu là cầu nối giữa sinh viên báo chí, những người làm
báo, tịa soạn và những người làm cơng tác quản lý.
Có thể nói rằng sự phát triển và phổ biến của Facebook là một xu hướng khách
quan của tiến trình phát triển xã hội. Nó là kết quả trực tiếp của sự phát triển khoa học
và công nghệ hiện đại, của nhu cầu tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế.
Facebook tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội trong mọi lĩnh vực, đặc biệt
là báo trực tuyến. Facebook là một trong những vấn đề quan trọng, phải có những biện
pháp hữu hiệu, thiết thực để người làm báo có nhận thức đúng đắn bản chất của kênh
thông này. Qua những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà mạng xã hội-Facebook
mang lại, cùng đưa ra các giải pháp trên, sẽ giúp cho những người quản lý, các nhà
hoạch định chính sách có những giải pháp hữu hiệu để quản lý và phát triển Facebook
một cách đúng hướng, sử dụng kênh truyền thông này một cách hiệu quả trong công
tác làm báo trực tuyến.
7. Kết cấu của đề tài
14


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO TRỰC TUYẾN VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Khái lƣợc về báo trực tuyến

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của báo trực tuyến
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của báo trực tuyến
1.1.3 Công tác làm báo trực tuyến hiện nay ở Việt Nam
1.2 Khái lƣợc về mạng xã hội
1.2.1 Khái niệm mạng xã hội
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội
1.2.3 Facebook là mạng xã hội được dùng nhiều nhất ở nước ta
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC
LÀM BÁO TRỰC TUYẾN
2.1 Quan điểm của nhà báo về việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo
trực tuyến
2.2 Cách thức sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực tuyến
2.2.1 Nhu cầu sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực tuyến
2.2.2 Chia sẻ, tìm kiếm thơng tin, đề tài
2.2.3 Fanpages-“cánh tay nối dài” của báo trực tuyến
Chƣơng 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC LÀM BÁO TRỰC TUYẾN
3.1 Những hạn chế của việc sử dụng Facebook trong công tác làm báo trực
tuyến
3.2 Giải pháp để sử dụng hiệu quả Facebook trong công tác làm báo trực
tuyến

15


NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO TRỰC TUYẾN VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Khái lƣợc về báo trực tuyến
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của báo trực tuyến
Theo Giáo trình Báo trực tuyến, báo trực tuyến được định nghĩa là “Báo trực

tuyến là một loại hình báo chí, phát hành trên Internet, có tính đa phương tiện, và
được cơng chúng tiếp nhận thơng qua các thiết bị có kết nối Internet. Định nghĩa này
được đưa ra dựa trên những đặc tính cốt lõi nhất của loại hình báo chí này, đó là: nội
dung truyền tải tin tức báo chí; gắn với nền tảng (platform) phát hành cũng như tiếp
nhận là Internet; mang tính chất đa phương tiện”2.
Sự ra đời của báo trực tuyến dựa trên hai phát minh khoa học công nghệ đó là
Internet và World Wide Web. Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được
truy nhập cơng cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Tiền thân của
mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET dành cho việc nghiên cứu và phát triển và
dùng cho các mục đích quân sự. Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu vào khoảng
năm 1974. Vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập
mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Sự hình thành
mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã
trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi
lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng
từ đó, các dịch vụ trên Internet khơng ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời
kỳ mới-kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Năm 1991, Tim Berners Lee ở
Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) phát minh ra World Wide Web
(WWW). Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy
cập, trao đổi thơng tin một cách dễ dàng. Sự ra đời của Internet cùng WWW đã giúp
tìm kiếm và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn. Điều này dẫn đến việc khai sinh
ra một loại hình báo chí mới: Báo trực tuyến.
Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về quan điểm đâu là tờ báo trực tuyến đầu
tiên giữa tờ Columbus Dispatch, San Jose Mercury hoặc Chicago Tribune. Năm 1992,
2

Giáo trình Báo trực tuyến

16



tờ báo trực tuyến có hình hài đầy đủ, sinh động xuất hiện đó là tờ Online Journal ị
Curent Clinical Trials. Từ năm 1995, báo trực tuyến có nhiều chuyển biến tích cực về
số lượng và chất lượng báo. Đa số các báo trực tuyến khởi đầu từ Mỹ, sau đó là Anh
và sau đó lan rộng ra các quốc gia khác. Các hình thức và nội dung báo ngày càng
được cải tiến, đa dạng và phong phú.
Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử ra đời
vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực
thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương
ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnet ra đời; năm 1999, báo Lao động,
báo Nhân dân điện tử ra đời. Sau đó hàng loạt báo trực tuyến ra đời như VnExpress,
VnEconomy, Tạp chí xây dựng Đảng… Theo thơng tin từ Bộ Thơng tin và Truyền
thơng Việt Nam, tính đến ngày 25/12/2014, có 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
1.1.2 Những đặc trƣng cơ bản của báo trực tuyến
Tƣơng tác với biên độ rộng, tần suất cao: Sự phát triển mạnh mẽ của Internet
là điều kiện cần và đủ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của báo trực tuyến. Theo
thống kê của Medialink3, 39,8 triệu người dân Việt Nam sử dụng Internet, tương
đương với 44% dân số, 141% tương đương với 128,3 triệu người dân sở hữu điện
thoại di động kết nối mạng, 28 triệu người sử dụng tài khoản mạng xã hội, chiếm
31%. Tỷ lên người sử dụng Internet, điện thoại di động và mạng xã hội đã góp phần
gia tăng mức độ tương tác của báo trực tuyến với biên độ rộng hơn, tần suất cao hơn.
Tương tác trên báo trực tuyến hiện nay không chỉ giới hạn trong trang web của
báo điện tử đó, hoặc cách tương tác cũ qua email, điện thoại mà hiện nay sự tương tác
của một trang báo trực tuyến với độc giả thể hiện rõ nét nhất trên Facebook. Mạng xã
hội đã tạo ra một không gian tương tác đa chiều giữa nhà báo-cơng chúng-tịa soạnvấn đề mà bài viết đề cập-nhân vật…
Cách thức tương tác trên mạng xã hội thể hiện qua các hình thức: comment,
like, share, chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình thơng qua những status, hoặc gửi tin
nhắn thông qua Fanpages để phản ánh một vấn đề nào đó. Mạng xã hội đã nâng mức

3

/>
17


độ tương tác của báo trực tuyến lên một bậc cao hơn, ở diện không gian đa chiều. Tạo
ra một diễn đàn, một sân chơi để cơng chúng có thể trao đổi, phản biện trực tiếp, tức
thì ở biên độ rộng, tần suất cao đồng thời khai thác tối đa năng lực và hiệu quả của
truyền thông. Khả năng tương tác của báo trực tuyến tạo cảm giác gần gũi hơn giữa
cơng chúng báo chí với tịa soạn, nhà báo và tạo nên sự dân chủ trong thông tin và
cách tiếp cận.
Cập nhật phi định kỳ: Nguyên tắc định kỳ của báo chí bị phá vỡ từ khi báo
trực tuyến xuất hiện. Thông tin trên báo trực tuyến được cập nhật liên tục, không giới
hạn về thời gian, không gian. Tốc độ cập nhật nhanh không chỉ làm cho trang báo trực
tuyến luôn mới mẻ, hấp dẫn, cuốn hút mà việc cập nhật thông tin gần như tức thời là
một ưu thế vượt trội so với các phương tiện thông tin đại chúng khác. Chạy đua với
tốc độ của thông tin nhiều trang báo trực tuyến phải đối mặt với trình trạng thơng tin
thiếu độ tin cậy và chính xác, nhà báo phải luôn ý thức về điều này để hạn chế đến
mức tối đa việc xảy r những sai sót trong nội dung thơng tin.
Trình bày phân lớp và liên kết siêu văn bản: đọc báo trên thiết bị điện tử có
kết nối Internet bằng ngơn ngữ HTML là một trong những yếu tố tạo nên đặc trưng
phân lớp và liên kết siêu văn bản của báo trực tuyến. Báo trực tuyến tích hợp các cơng
cụ liên kết ngang và liên kết dọc để tạo nên một không gian tin tức theo kết cấu menu
và liên ết siêu văn bản của hypertext. Thông thường, lớp thứ nhất là tiêu đề, lời dẫn,
ảnh. Lớp thứ hai là nội dung bài báo dưới dạng đa phương tiện. Trình bày phân lớp và
liên kết siêu văn bản giúp báo trực tuyến được trình bày hợp lý, logic…
Tích hợp đa phƣơng tiện: Nội dung báo trực tuyến được truyền tải dưới nhiều
hình thức khác nhau, từ chữ viết, hình ảnh, đồ họa… Sự hội tụ về cơng nghệ góp phần
giúp báo trực tuyến truyền tải thông điệp một cách trọn vẹn, nâng cao hiệu quả và giá

trị cũng như sự lan tỏa của thơng tin.
Lƣu trữ và tìm kiếm thơng tin: Internet là kho tàng lưu giữ thông tin không
đáy, không giới hạn về thời gian, không gian, số lượng, thể loại đồng thời sự chia sẻ
thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Báo trực tuyến cho phép chúng ta lưu trữ thơng
tin và tìm kiếm thơng tin một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
“Phát hành” rộng khắp: Thời đại Internet phát triển mạnh góp phần lớn trong
việc giúp báo trực tuyến phát hành rộng khắp, tăng cơ hội truyền tải thông tin đến với
18


từng người sử dụng Internet và không bị giới hạn theo định kỳ hoặc thời lượng phát
sóng như báo in hoặc phát thanh, truyền hình.
Chi phí thấp: Chi phí sản xuất một bài báo trực tuyến thấp hơn so với báo in
khi khơng mất chi phí in ấn, phát hành. Việc sử dụng hồn tồn bằng cơng nghệ, cả hệ
thống tòa soạn làm việc, trao đổi với nhau dễ dàng trên khơng gian mạng.
Cá nhân hóa thơng tin: Khả năng cá nhân hóa thơng tin cho phép người sử
dụng lựa chọn những thơng tin mình u thích để đọc, lựa chọn bố cục, giao diện,
màu sắc phù hợp với sở thích. Khả năng cá nhân hó thơng tin cho phép báo trực tuyến
khai thác và tạo ra phiên bản địa phương hóa. Với đặc trưng này, người đọc báo có thể
tự do lựa chọn thơng tin, hình thức của báo trực tuyến để sử dụng theo đúng mục đích
và sở thích của mìn
1.1.3 Cơng tác làm báo trực tuyến hiện nay ở Việt Nam
Sự phát triển của Internet chính là miền đất hứa đầy màu mỡ, là đòn bẩy để báo
trực tuyến bứt phá mạnh mẽ. “Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội báo chí Thế giới
(WAN) vừa mới cơng bố thì trong năm năm qua (1999-2004), số lượng độc giả đọc
báo qua Internet đã tăng 350%. Trong khi đó, năm 2003 số lượng phát hành báo in
trung bình giảm nhẹ ở 208 nước mà WAN tiến hành khảo sát. Theo WAN, các công
nghệ kết nối Internet băng thông rộng đã khiến cho nhiều người xem truyền hình ít đi
và duyệt web nhiều hơn, dẫn đến thói quen đọc báo qua mạng tăng lên”4.
Chính vì thế, các báo trực tuyến ra đời hàng loạt với số lượng tăng nhanh đáng

kể. Hiện nay, cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong
đó, có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập.
Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là
248. 5 năm qua, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan5. Tồn tại song song
với báo trực tuyến đó là các trang thơng tin điện tử cũng mọc lên như nấm nhằm đáp
ứng nhu cầu thông tin của độc giả.
Với đặc trưng cập nhật, xử lý thơng tin và hình ảnh chỉ sau vài phút, báo trực
tuyến ngày càng được nhiều độc giả quan tâm vì tính tiện lợi của nó. Báo trực tuyến
4

Lượng bạn đọc báo Điện tử ngày càng tăng ( />5
Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan ( />
19


hiện nay đã tham dự vào đời sống xã hội như một cách chuyên nghiệp với tốc độ gần
như tức thời và chiếm ưu thế lớn để thu hút độc giả với thông tin đa phương tiện và
thời đại của smartphone. Vì vậy những phóng viên báo trực tuyến cần là những phóng
viên đa năng, tác nghiệp nhanh, chính xác trong mọi điều kiện để có thể tạo ra tác
phẩm hoàn chỉnh nhất, đa diện nhất giới hạn trong một lượng thời gian phù hợp với
yêu cầu của thể loại báo này.
Cách làm báo trong thời đại công nghệ số với smartphone, mạng xã hội cũng từ
đó có nhiều thay đổi góp phần giúp nhà báo dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thơng
tin, đề tài, xây dựng mạng lưới nguồn tin. Điển hình nhất là mạng xã hội-Facebook.
Đây chính là cơng cụ mới góp phần quan trọng trong q trình làm báo thời nay và có
tác động rất lớn đến quy trình làm báo. Có đến 67% nhà báo cho rằng họ sẽ trở nên
khó khăn khi tác nghiệp nếu không sử dụng Facebook. Điều này cho thấy, mạng xã
hội, đặc biệt là Facebook ngày càng đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc
trong cơng tác làm báo.


20


1.2 Khái lƣợc về mạng xã hội
1.2.1 Khái niệm mạng xã hội
Theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet định nghĩa rằng: “Mạng xã hội trực tuyến là
dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ,
lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo
blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến và một số hình thức khác”.
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ
nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã
hội còn được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ
file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và
trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa
theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như
địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim
ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm (kinh doanh, mua bán)...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam
Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại
Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội
như: Zing Me, YuMe, Tamtay...
Tác giả Nguyễn Bùi Khiêm, trong bài báo Khoa học công nghệ và truyền
thông: Bàn về mạng xã hội đăng trên Bắc Ninh TV, cho rằng mạng xã hội (social
network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với

nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội là hệ
quả của sự phát triển của công nghệ thông tin trên nền tảng Internet, truyền thông hội
tụ và cá nhân hóa các thiết bị cơng nghệ thơng tin, nhất là các thiết bị đầu cuối. Ước
tính, có khoảng 800 triệu điện thoại di động được bán ra mỗi năm trên khắp thế giới
21


và càng ngày, chiếc điện thoại di động càng hiện đại, nó được tích hợp đầy đủ các
chức năng nghe, nhìn, truyền tải dữ liệu cả hai chiều. Những cơng cụ này tạo ra một
“thế hệ thơng tin tồn cầu” có khả năng chưa từng có để tạo lập, sản xuất, chia sẻ và
tham gia vào những gì đang diễn ra của cuộc sống. Mạng lưới toàn cầu cho phép con
người đưa tin tức, suy nghĩ, ý tưởng và hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm
nào”.
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate
với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997
với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm 2002, Friendster trở thành một
trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Năm 2004, MySpace ra
đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng
chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có
nhiều lượt xem hơn cả Google và cán mốc hơn một triệu tài khoản đăng ký chỉ sau
một tháng ra mắt. Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến. Facebook nhanh chóng gặt hái được thành cơng vược
bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới.
Theo thống kê của báo Người đưa tin, hiện có 8 trang mạng xã hội phổ biến có
sức lan tỏa lớn nhất. Đầu tiên phải kể đến Facebook với vị trí qn qn, sau đó là
Instagram-mạng xã hội chỉ chun về hình ảnh, video với những bức ảnh vng với
nhiều màu sắc, trạng thái khác nhau. Youtube-mạng xã hội giúp người dung có thể
upload và chia sẻ thơng tin thơng qua video trực tuyến. Twitter, 140 ký tự khiến nó trở
thành công cụ cho phép mỗi cá nhân truyền đạt thơng tin một cách nhanh chóng, dễ

dàng. Twitter đã tạo nên 4000 lượt Twitt mỗi giây. Còn Flickr là một trang web phổ
biến để người dùng chia sẻ ảnh cá nhân, dịch vụ, được các blogger biết tới rộng rãi
như một kho hình. Ngồi ra cịn có một số mạng xã hội phổ biến khác như Google +,
Tumblr…
Tại hội thảo Mạng xã hội và báo chí, được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, theo
thông kê của Bộ Thông tin và Truyền thơng, hiện nay Việt Nam có 130 mạng xã hội
đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ, các mạng này đang phát triển nhanh chóng
theo hai hướng chuyên biệt hoá và cung cấp cùng một lúc nhiều dịch vụ; trong đó, có
22


một số mạng xã hội đã thu hút hàng triệu người sử dụng như ZingMe với 5,1 triệu
người; Facebook 2,9 triệu người; Yume gần 2,9 triệu người... (số liệu năm 2011)6.
1.2.3 Facebook là mạng xã hội đƣợc dùng nhiều nhất ở nƣớc ta
Facebook là một website truy cập miễn phí do cơng ty Facebook Inc điều hành.
Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc,
trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể
kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo
cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để
ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao
đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể
làm quen với nhau tại khn viên trường7.
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi
Facemash. Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa
khoa học máy tính và bạn cùng phịng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris
Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học HarvteenN.
Ngày 4/2/2004, Zuckerberg thành lập “The Facebook” và ban đầu đặt tên miền
là thefacebook.com. Tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo
Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền
facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.

Ban đầu, Facebook chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard, nhưng đã được
mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học
Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học
nào. Ngày 26/9/2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ
email hợp lệ.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, mạng xã hội ra đời và đã nhận được sự quan
tâm của đơng đảo cư dân mạng trên tồn thế giới. Thành lập vào năm 2004 với lượng
thành viên có hạn nhưng đến nay Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế
giới. Tháng 9/2012, Facebook hiện có hơn một tỷ thành viên tích cực trên khắp thế
giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace
6
7

/>vi.wikipedia.org

23


và Twitter. Trong báo cáo tài chính Q3-2014, Facebook cho biết mình đang sở hữu
1,35 tỉ người dùng thường xuyên truy cập mỗi tháng (tăng 14% cùng kỳ) và 864 triệu
người dùng hằng ngày với mức thời gian trung bình mỗi người sử dụng Facebook một
ngày là 40 phút8.

Lượng người truy cập Facebook theo tháng - Nguồn: báo cáo Q3 của Facebook
Ở Việt Nam, Facebook cũng nhanh chóng trở thành mạng xã hội thu hút đông
đảo người dùng nhất. Cụ thể, theo thống kê từ Socialbakers, Việt Nam đứng thứ 54
trong tổng số 213 quốc gia có người dùng Facebook với số lượng lên đến 2.234.000
người (tính đến tháng 8/2011). Đến quý 1 năm 2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong
danh sách 10 quốc gia có người dùng truy cập mạng xã hội Facebook nhiều nhất9. Và
cũng theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 7 năm 2014, số lượng người dùng

Facebook ở nước ta là 25 triệu trên tổng số 36 triệu người sử dụng internet, chiếm
71,4% người dùng Internet tại Việt Nam.
Khi nhắc đến Facebook thì khơng ai là khơng biết đến nó, một mạng xã hội lớn
nhất trên toàn thế giới với số lượng người truy cập hàng ngày lên tới con số hàng tỷ
người. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội Facebook có sức hút rất lớn. Mạng xã hội
này có rất nhiều tính năng vơ cùng đa dạng và phong phú, nó là một phương tiện hay
một công cụ để kết nối mọi người trên tồn cầu lại với nhau khơng kể khơng gian hay
thời gian, không phân biệt tuổi tác là già hay trẻ, không phân biệt giàu nghèo cao thấp
8

vi.wikipedia.org và Khảo sát về hành vi sử dụng facebook (Công ty Epinion, Đan Mạch), Những thông tin mới
đáng kinh ngạc về Facebook ( />9
Theo thống kê của GlobalWebIndex công bố tháng 11/2014
( />
24


×