Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Sử DụNG MạNG xã hội TRONG SINH VIÊN TRƯờNG đại học y hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.64 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
…..***…..

LÊ THỊ PHƯƠNG

Sö DôNG M¹NG X· HéI TRONG SINH VI£N
TR¦êNG §¹I HäC Y Hµ NéI N¡M 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2012 – 2016
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. PHẠM BÍCH DIỆP


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong trường
Đại học Y Hà Nội, cũng như các thầy cô trong Viện đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích
và quý báo trong suốt thời gian học tập đại học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Trung tâm khảo thí và đảm bảo
chất lượng, cùng với các cán bộ làm việc tại trung tâm đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu tại trung tâm.
Em xin cảm ơn tới toàn thể thầy cô trong Bộ môn Giáo dục sức khỏe đã
có những nhận xét và góp ý chân thành giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Phạm Bích Diệp


Bộ môn Giáo dục sức khỏe. Cô đã hướng dẫn tận tình và chỉ dạy cho em
trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ em trong học tập cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..…***…..

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Tên em là: Lê Thị Phương, sinh viên năm thứ 4 khoa Y Tế Công Cộng,
trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm
túc và trung thực dưới sự hướng dẫn của THS. Phạm Bích Diệp. Kết quả
trong nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ y văn nào.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Phương



DANH MỤC VIẾT TẮT

MXH

Mạng Xã Hội

SV

Sinh Viên

TT

Truyền Thông

TTGDSK

Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu
Bảng 3.1: Số lượng sinh viên theo giới tính và năm học
Bảng 3.2: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo giới tính
Bảng 3.4: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo năm học
Bảng 3.5: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo học lực

Bảng 3.6: Thời gian sử dụng mạng xã hội so với thời gian sử dụng internet
trong ngày theo giới tính và học lực
Bảng 3.7: Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo giới tính
Bảng 3.8: Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo năm học
Bảng 3.9. Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày cho học tập theo giới tính
Bảng 3.10: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày cho học tập theo năm học
Bảng 3.11: Mục đích học tập trên mạng xã hội của sinh viên theo giới tính
Bảng 3.12: Hình thức học tập trên mạng xã hội của sinh viên theo giới tính
Bảng 3.13: Hình thức học tập trên mạng xã hội của sinh viên theo năm học


Bảng 3.14: Mức độ thường xuyên sử dụng thông tin trên mạng xã hội trong
học tập theo giới tính
Bảng 3.15: Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy tại trường Đại
học Y Hà Nội theo ý kiến của sinh viên các năm
Bảng 3.16: Ý kiến của sinh viên về khả năng áp dụng mạng xã hội trong
giảng dạy tại trường theo giới tính
Bảng 3.17: Ý kiến của sinh viên về khả năng áp dụng mạng xã hội trong
giảng dạy tại trường theo các năm

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kênh cung cấp thông tin về sử dụng mạng xã hội lần đầu tiên
trong sinh viên
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các công cụ sử dụng truy cập mạng xã hội
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sử dụng các trang mạng xã hội trong sinh viên
Biểu đồ 3.4: Nhận định của sinh viên về mức độ tiện lợi của mạng xã hội
trong học tập
Biểu đồ 3.5: Nhận định của sinh viên về tính hữu ích của thông tin trên mạng
xã hội trong học tập

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội để học tập trong sinh viên
Biểu đồ 3.7: Mức độ sẵn sàng sử dụng mạng xã hội để học tập của sinh viên



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số khi mà mỗi giây mỗi phút trôi
qua có không biết bao nhiêu là hoạt động trên internet đang diễn ra. Cùng với
sự tiến bộ của công nghệ, sự ra đời của mạng xã hội trực tuyến đánh dấu một
sự thay đổi lớn trong cách chúng ta giao tiếp với nhau. Sự ra đời ồ ạt của các
mạng xã hội (MXH) thời gian gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam với
những tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng kéo theo sự gia tăng
ngày càng nhiều thành viên tham gia.
Tại Việt Nam, MXH phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, có đến 86%
người dùng internet từng ghé thăm các trang MXH. Những trang MXH
thường được sử dụng tại Việt Nam là Facebook, Youtube, Zingme, Instagram,
Twitter,…. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên trên các
trang mạng xã hội là cao nhất trên thế giới [1]. Tỷ lệ sử dụng MXH rất cao
trong đối tượng sinh viên (96,9% sinh viên đang sử dụng MXH và chỉ có
3,1% số sinh viên được hỏi trả lời là không sử dụng MXH [1]). Điều này cho
thấy MXH ở một khía cạnh nào đó có khả năng ảnh hưởng đến thói quen, tư
duy, lối sống, văn hóa… của những người sử dụng mạng xã hội nói chung và
sinh viên nói riêng.
Cùng với sự phát triển đó, MXH có thể hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong
việc học tập, đặc biệt là sinh viên đại học. Thậm chí, mạng xã hội còn tạo ra
môi trường tốt cho sinh viên mở rộng kiến thức nhờ vào những tiến bộ của
công nghệ (94,7% sinh viên cho rằng mình có thêm kiến thức xã hội và học
tập từ MXH [2]). Sinh viên không chỉ có thể học tập mà còn có thể rèn luyện

trí thông minh, giải trí, giao lưu kết bạn cũng như trao đổi những chủ đề trong
cuộc sống hàng ngày trên mạng xã hội.


9

Hiện nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu
ứng dụng MXH trong học tập của sinh viên đại học [3],[4]. Còn ở Việt Nam,
các nghiên cứu về khả năng ứng dụng MXH vào hoạt động giảng dạy và học
tập chưa có nhiều [5]. Và hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng
MXH trong học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu “Sử
dụng mạng xã hội trong sinh viên Đại học Y Hà Nội” là rất cần thiết để
cung cấp bằng chứng về ứng dụng của MXH vào giảng dạy và học tập. Mục
tiêu của nghiên cứu là:
1.

Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên trường Đại

2.

học Y Hà Nội năm 2015.
Mô tả ý kiến của sinh viên về sử dụng mạng xã hội trong dạy và học
tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2015.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm mạng xã hội

1.1.1. Định nghĩa mạng xã hội
“ Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng
rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông
tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn
(forum), trò chuyện trực tiếp (chat) và các hình thức tương tự khác”[1].
MXH cũng giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau.
Nhưng nó khác một trang web thông thường ở chỗ, MXH có khả năng truyền
tải thông tin và tích hợp các ứng dụng tương tác. Một trang web bình thường
sẽ giống như truyền hình cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp
dẫn càng tốt. Còn MXH được tạo ra để mọi người có thể trao đổi, trò chuyện
với nhau bằng cách gửi tin nhắn, hình ảnh, video,…[1].
1.1.2. Chức năng của mạng xã hội
Ngày nay, MXH có rất nhiều tính năng khác nhau và thuận tiện cho người
sử dụng như: chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận.
Nhưng nhìn chung, MXH có bảy chức năng chính [6] như sau:
- Chức năng “danh tính” cho biết thông tin bao gồm: tên, tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, địa điểm… của người sử dụng.
- Chức năng “giao tiếp” là chức năng chủ yếu của MXH. Giao tiếp là
hoạt động không thể thiếu trong các trang MXH.
- Chức năng “chia sẻ” trên MXH là người sử dụng có thể trao đổi, truyền
đi hay nhận được một nội dung bất kỳ từ những người dùng khác, ví dụ như:
một văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,….


11

- Chức năng “hiển thị sự có mặt” cho người dùng biết được trong số bạn
bè trên MXH của họ có những ai đang truy cập MXH hay nói theo cách khác
là đang online cùng họ. Điều này xảy ra thông qua các dòng trạng thái như
‘hiện’ hoặc ‘ẩn’.

- Chức năng “liên kết” là không thể thiếu đối với bất kì một trang MXH
nào. Điều này có nghĩa là hai hay nhiều người có thể liên kết với nhau thông
qua việc thiết lập các mối quan hệ như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…
trên một trang mạng xã hội bất kỳ.
- Chức năng “thể hiện mức độ truy cập và chất lượng” của thông tin. Trên
các trang MXH khác nhau sẽ có cách thể hiện khác nhau. Ví dụ, trên
YouTube, mức độ truy cập và chất lượng của một video có thể được đánh giá
dựa vào ‘số lượt xem’, hoặc ‘thứ tự xếp hạng’ của video đó. Video càng được
nhiều lượt xem hay xếp hạng càng cao thì càng tốt. Trong khi đó, trên
Facebook mức độ truy cập và chất lượng của thông tin lại được đánh giá dựa
vào ‘số lượt thích’, ‘số lượt chia sẻ’. Thông tin càng được nhiều người thích
và nhiều lượt chia sẻ thì càng hay, càng nổi tiếng.
- Chức năng “nhóm”: Nhóm được tạo ra bởi những người sử dụng MXH
có cùng sở thích hoặc có chung một đặc điểm nào đó.
1.1.3. Mạng xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các trang mạng xã hội khác nhau, một
trong số đó được ưa chuộng nhiều và sử dụng nhiều hơn như Facebook,
Youtube, Twitter,…. Có 4 loại MXH được sử dụng nhiều nhất trên thế giới,
đứng đầu là Facebook, thứ hai là Twitter, tiếp theo là Googleplus và cuối cùng
là Baidu [1]. Hiện nay, số lượng người sử dụng các mạng xã hội này tăng lên
đáng kể theo từng năm. Mức độ ưa thích sử dụng các loại mạng xã hội rất
khác nhau theo châu lục [7].


12

MXH ưa chuộng của sinh viên thế giới là Facebook [8], điều này cũng
khá hợp lý khi mà mạng xã hội Facebook hiện đang là mạng xã hội mạnh nhất
trên thế giới [9]. Kết luận trên cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Lenhart và cộng sự (2010) là 71% thanh niên có một tài khoản Facebook.

Ngoài ra, trong sinh viên còn ưa chuộng sử dụng e-mail (đứng thứ 2 sau
Facebook) [3].
Tại Việt Nam, cũng như trên thế giới mọi người sử dụng mạng xã hội
Facebook nhiều hơn các mạng xã hội khác, tiếp đến là Zingme, Twitter,
Youtube…. Một khảo sát của Vietnamsurvey 2/2013 về mức độ ưa chuộng
của một số trang MXH tại Việt Nam đã chỉ ra rằng Facebook là MXH được
sử dụng nhiều nhất (93%), Zingme (55%), tiếp đến Twitter (45%), Youtube
(27%) [9].
Trong sinh viên Việt Nam, Facebook cũng được sử dụng rất nhiều. Xu thế
sử dụng MXH trong sinh viên Việt Nam hiện nay đều lựa chọn các trang
MXH nước ngoài là nhiều, còn những trang MXH thuần Việt thì ít được sử
dụng hơn [10].
1.2. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống, học
tập và giảng dạy.
1.2.1. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong cuộc sống
Trong thời kỳ công nghệ như ngày nay, MXH đã được ứng dụng rộng rãi
trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: MXH trong marketing, MXH trong
tuyển dụng,… Trong lĩnh vực tuyển dụng, một số nhà tuyển dụng thường sử
dụng thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội của các ứng cử viên để cho
điểm về cá nhân đó. Theo cuộc điều tra của một website về tuyển dụng hàng
đầu thế giới CareerBuilder.com, các nhà tuyển dụng có xu hướng tra cứu
thông tin cá nhân của ứng viên trên các mạng xã hội như Facebook, Linkedin
[11]. Trong lĩnh vực marketing, ứng dụng của MXH được sử dụng để nắm bắt


13

xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, thông qua số liệu thống kê
về số người truy cập internet và mạng xã hội. Từ đó giúp hình thành kế hoạch
phát triển sản phẩm và hướng kinh doanh cho sản phẩm đó [12].

Mạng xã hội luôn phát triển không ngừng, chính vì thế mà ngày càng có
nhiều ứng dụng của mạng xã hội được khai thác và sử dụng trong cuộc sống
hằng ngày cũng như trong nhiều lĩnh vực khác.
1.2.2. Tầm quan trọng và ứng dụng của mạng xã hội trong học tập và
giảng dạy
Không chỉ có ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống mà MXH cũng có rất
nhiều ứng dụng trong học tập. Đa phần sinh viên đã nhận thấy lợi ích to lớn
mà mạng xã hội mang lại như: cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong
học tập; rèn luyện trí thông minh thông qua các trò chơi,… [2]. Ngoài ra
mạng xã hội còn tạo môi trường tốt để trao đổi học tập giữa giáo viên với sinh
viên, giữa sinh viên với sinh viên [13],[14]. Bên cạnh đó, MXH còn có thể
ứng dụng trong quản lý sinh viên tại các trường đại học hiện nay, thông qua
diễn đàn trao đổi trực tuyến của trường. Điều này đã giúp tăng cường trao đổi
thông tin giữa thầy giáo viên và sinh viên [15].
Môi trường đa phương tiện trên MXH, kết hợp những văn bản, hình ảnh
video, camera …, cùng với các hình thức dạy học như: dạy học đồng loạt, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân, cá nhân làm việc tự lực với máy tính có kết nối
internet, dạy học qua cầu truyền hình đem lại hiệu quả cao trong học tập và
giảng dạy [16]. Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Thương
mại về sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập tại trường. Có 283/968
sinh viên trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng Facebook để thảo luận với bạn
bè về bài học, bài tập, công việc hay mục đích học tập khác [5]. Ngoài ra,
MXH đóng góp khá lớn trong việc chia sẻ, tương tác và phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm với nhau khi họ làm việc cùng nhau [4]. Như vậy, có


14

thể nói ứng dụng MXH trong học tập là vô cùng hữu ích và có tiềm năng phát
triển lớn sau này.

Đối với nghề y là một nghề đặc biệt không chỉ chú trọng về kiến thức
sách vở mà kỹ năng cũng như kinh nghiêm thực hành là không thể thiếu, nên
việc ứng dụng MXH trong học tập và giảng dạy là rất bổ ích. Trên thế giới,
với việc đưa ứng dụng MXH vào trong giảng dạy tại các trường Đại học y
khoa đã mang lại hiệu quả cao trong học tập của sinh viên, đặc biệt là về kỹ
năng lâm sàng.
Có thể kể đến như, việc trường Đại học Rhode Island đã đưa MXH
Facebook vào một khóa học dược lão khoa tại trường với mục đích khuyến
khích sinh viên thảo luận trong lớp và để kết nối sinh viên với người cao tuổi
tình nguyện tham gia vào khóa học. Kết quả đạt được là sinh viên cải thiện
nhận thức của mình về người lớn tuổi [4]. Ngoài ra, mạng xã hội Twitter cũng
đã được sử dụng để tăng cường kỹ năng lâm sàng và ra quyết định của sinh
viên điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe [17]. Tương tự như thế, MXH
Youtube được áp dụng khá hiệu quả trong các lớp học lâm sàng, bằng việc
sinh viên sẽ được xem các video minh họa những trường hợp bệnh trên lâm
sàng, sau đó sinh viên thảo luận để đưa ra câu hỏi cũng như câu trả lời phù
hợp [17]. Sự kết hợp của mạng xã hội vào giáo dục lâm sàng đã mang lại hiệu
quả cao trong học tập của sinh viên y khoa.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng của mạng xã hội trong giảng dạy y khoa cũng
có thể được tiến hành qua việc xây dựng các mô hình, còn có thể gọi là “Mô
hình mạng xã hội trong y khoa”. Những mô hình này đã đem lại kết quả khả
quan và được ghi nhận rất tích cực trên thế giới. Ví dụ mô hình "mEducator"
hay còn gọi là "Thực hành tốt nhất”, đặt ra mục tiêu là giáo dục và chia sẻ nội
dung liên quan đến y tế. Thông qua các trường hợp lâm sàng có sẵn, tương tác
với bệnh nhân giả, từ đó trao đổi, thảo luận giữa giảng viên thính giảng và


15

học viên tham gia diễn đàn để phân tích vấn đề, xác định kiến thức và tranh

luận về các giải pháp được đề ra, từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất [4].
Còn rất nhiều mô hình nghiên cứu khác về ứng dụng của mạng xã hội
trong học tập và giảng dạy đã được tiến hành và cho ra kết quả khả quan [17].
Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đều được tiến hành trên thế giới, còn tại Viêt
Nam thì gần như chưa có nghiên cứu nào về mô hình mạng xã hội như thế.
Chính vì vậy, MXH nên được khai thác và đưa vào ứng dụng nhiều trong học
tập và giảng dạy tại Việt Nam.
1.3. Tổng quan về các nghiên cứu sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Mạng xã hội hiện nay được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là trong sinh viên.
Tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18 – 29 tuổi là lớn nhất [18].
Phần lớn số sinh viên sử dụng MXH là sinh viên học tại các thành phố
lớn. Tỷ lệ sử dụng MXH của sinh viên Hà Nội là cao nhất, tiếp theo là thành
phố Hồ Chí Minh, sau đó là Hải Phòng và các tỉnh khác [1]. Thời gian và địa
điểm truy cập MXH trong sinh viên có sự khác biệt so với người sử dụng
internet và MXH nói chung. Một khảo sát thực hiện trên các website cho biết
lưu lượng trên internet cao nhất vào giờ làm việc [19], đây cũng tương tự như
thời điểm người dùng truy cập MXH trong ngày. Tuy nhiên, trong sinh viên
thời điểm truy cập mạng xã hội chủ yếu lại là vào buổi đêm và sinh viên thích
truy cập MXH nhất là tại nhà [10], đây cũng là địa điểm mà sinh viên cảm
thấy thoải mái nhất khi truy cập internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.
Những người sử dụng internet hàng ngày phần lớn cũng sử dụng MXH
thường xuyên: ngày nào cũng sử dụng (84%) [20]. Trong sinh viên cũng
tương tự như vậy, sinh viên sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên, gần như
mọi lúc mọi nơi chỉ cần có công cụ truy cập mạng xã hội và kết nối mạng.
Điều nay khá hợp lý với việc sinh viên dành đến hơn 50% tổng thời gian truy


16


cập internet trong ngày để lên mạng xã hội [1],[2]. Sinh viên Việt Nam có xu
hướng dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội hơn so với sinh viên trên thế
giới (3h/ngày > 2h/ngày) [5],[8]. Bên cạnh đó, thời gian truy cập mạng xã hội
trung bình trên các công cụ của sinh viên là khác nhau. Sinh viên chủ yếu sử
dụng điện thoại di động và ipad nhiều hơn các công cụ khác [21].
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Bất kỳ hành vi nào của con người đều chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau như: cá nhân, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, môi trường
sống…, đối với hành vi sử dụng MXH cũng không ngoại lệ. Hành vi sử dụng
MXH chịu ảnh hưởng từ lúc tiếp cận đến lúc đã sử dụng và duy trì hành vi sử
dụng đó. Ví dụ, có đến 80% sinh viên sử dụng MXH là do tự mình tìm hiểu
và sử dụng, tiếp đến 73% sinh viên trả lời rằng họ sử dụng MXH là do bạn bè
giới thiệu. Ngoài ra, hành vi sử dụng MXH còn chịu ảnh hưởng của mục đích
sử dụng như giải trí, tìm kiếm tài liệu, học nhóm hay giáo viên yêu cầu [2].
Trong sinh viên, mục đích sử dụng MXH để giao tiếp vẫn cao hơn so với
mục đích học tập. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thanh về
“Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn nhân” đã
chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam sử dụng internet cho mục đích chat là 66,3%;
còn việc tìm kiếm thông tin học tập, đọc báo, truyện tranh trên mạng 65,6%
[22]. Giới không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng MXH. Ở Việt Nam nữ
giới sử dụng MXH ít hơn nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hargittai
(2007), thì nữ giới sử dụng MXH gấp 1,6 lần nam giới. Một nghiên cứu khác
của Clark, Logan, Luckin, Mee, và Oliver – 2009 thì lại cho rằng sử dụng
MXH giữa nam và nữ không có gì khác nhau [8],[22].
Hành vi sử dụng MXH chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi suy nghĩ của bản
thân. Việc nhận định sử dụng mạng xã hội là tốt hay xấu ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng MXH. Hiện nay đa phần mọi người đều cho rằng sử dụng mạng xã


17


hội là tích cực, chỉ một bộ phận nhỏ cho rằng nó tiêu cực và không nên sử
dụng [2],[21]. Điều này khá hợp với tâm lý con người, lợi ích của việc sử
dụng sẽ khuyến khích hành vi sử dụng nhiều hơn và ngược lại. Theo kết quả
nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng cho thấy, hành vi sử dụng
internet trong học tập chịu ảnh hưởng của 4 thành phần đó là: sự hữu ích, dễ
sử dụng, chuẩn chủ quan (sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của cá
nhân, người khác cảm nhận như thế nào khi bạn làm việc đó, gia đình, bạn bè)
và khả năng sử dụng. Trong đó, yếu tố dễ sử dụng và chuẩn chủ quan là 2 vấn
đề quan trọng nhất và có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi có hay
không sử dụng MXH trong sinh viên trường Đại học kinh tế Đà Nẵng [23].
Qua đây ta thấy hành vi sử dụng MXH chịu ảnh hưởng của không chỉ của một
yếu tố mà là nhiều yếu tố khác nhau cộng lại, và mức độ ảnh hưởng cũng
khác nhau đối với mỗi người.
Internet nói chung và MXH nói riêng đều có những mặt lợi và mặt hại của
nó. Và phần đông sinh viên đều cho rằng internet hay MXH là cần thiết
(>50%) [24]. Sinh viên cho rằng, mạng xã hội cung cấp nhiều kiến thức về xã
hội và học tập, giao lưu bạn bè, tìm kiếm việc làm, giảm stress, rèn luyện trí
thông minh [1],[2]. Đặc biệt riêng Facebook có tác động rất tốt đến kết quả
học tập, đến tự trọng và thỏa mãn cuộc sống sinh viên [24]. Xét về mặt tiêu
cực, sinh viên cũng cho rằng MXH ảnh hưởng tiêu cực là không nhỏ. Các ý
kiến đó cho rằng sử dụng MXH tốn thời gian, làm học tập của giảm sút, làm
thiếu kỹ năng sống trong thực tế [1], những sinh viên mà có thời gian truy cập
mạng xã hội nhiều thì học lực kém hơn các sinh viên có thời gian truy cập
mạng xã hội ít hơn [25]. Ngoài ra, sinh viên còn cho rằng MXH là thiếu tính
bảo mật về thông tin và thông tin trên MXH là không thực tế [1],[10].


18


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học hệ chính quy trường Đại học Y
Hà Nội năm thứ 2, năm thứ 4 và năm thứ 6 năm học 2014 - 2015 thuộc các
chuyên ngành: đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, y tế
công cộng, điều dưỡng, kỹ thuật y học và dinh dưỡng.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Y Hà Nội
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành bắt đầu từ tháng 15/01/2016 đến 15/05/2016
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu: Được tính toán theo công thức cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong
quần thể
n=

Z2(1 – α/2) p ( 1 – p)
(p.ε)2

Trong đó: n = Cỡ mẫu: Số sinh viên cần điều tra. Z (1 – α/2) = 1,96 là giá trị
của độ tin cậy trong nghiên cứu tương ứng với α = 0,05 và độ tin cậy là 95%.
p = 22,3% là tỷ lệ sử dụng MXH Instagram 2014 [26]. ε = 0,05 là khoảng sai
lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể (P).
Từ công thức trên ta tính được n = 264
Cỡ mẫu tối thiểu là 264 và cộng với 10% dự phòng không tiếp cận được
với đối tượng nghiên cứu, làm tròn 300 mẫu.



19

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Chọn sinh viên năm thứ 2, năm thứ 4, năm thứ 6 đang học
đại học chính quy tại trường Đại học Y Hà Nội.
Giai đoạn 2: Từ danh sách các sinh viên năm thứ 2, năm thứ 4, năm thứ 6
của trường (theo danh sách của trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng)
tiến hành chọn ngẫu nhiêu 100 sinh viên mỗi năm (2, 4, và 6) và mời vào
tham gia nghiên cứu.
2.6. Các biến số/chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu
STT
Biến số
Thông tin chung
1
Tuổi
2
Giới tính
Chuyên ngành theo học
3

Chỉ số/phân loại/ cách tính

Tuổi dương lịch = 2016 – năm sinh
Nam/ nữ
Đa khoa/ răng hàm mặt/ y học cổ truyền/ y
học dự phòng/ y tế công cộng/ điều dưỡng/
kỹ thuật y học/ dinh dưỡng
4
Sinh viên năm mấy

Năm thứ 2/ năm thứ 4/ năm thứ 6
5
Nơi ở
Nơi ở hiện tại
Điểm học lực học kỳ II Điểm trung bình học lực lực học kỳ II năm
6
năm học 2014 - 2015
học 2014 - 2015
Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên trường Đại học Y Hà
Nội
Mức độ sử dụng mạng
Hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng/ vài lần
7
xã hội
trong năm/ chưa bao giờ
Công cụ truy cập
Tỷ lệ % các công cụ sinh viên thường sử
8
dụng để truy cập mạng xã hội
9
Tiếp cận mạng xã hội
SV biết đến mạng xã hội lần đầu từ đâu
Thời gian sử dụng mạng Phút/ngày
10
xã hội trong ngày
Mục đích sử dụng mạng Tỷ lệ % các mục đích sử dụng mạng xã hội
11
xã hội
của sinh viên
12 Những mạng xã hội đã Tỷ lệ % các trang mạng xã hội mà sinh viên

sử dụng trong 1 năm
sử dụng.


20

STT

Biến số

Chỉ số/phân loại/ cách tính

qua
Thái độ sử dụng mạng
xã hội

SV lựa chọn 1 trong 5 mức từ rất hiếm khi
13
đến rất thường xuyên về thái độ khi sử dụng
mạng xã hội
Ý kiến của sinh viên về sử dụng mạng xã hội trong dạy và
học tại trường Đại học Y Hà Nội
Thời gian sử dụng mạng Phút/ngày
xã hội cho học tập trong % thời gian sử dụng mạng xã hội cho học
14
ngày
tập so với thời gian sử dụng mạng xã hội
trong ngày
Nhận định của sinh viên Sinh viên cho biết mức độ tiện lợi, hữu ích
15 về mạng xã hội đối với của mạng xã hội trong học tập

học tập
Mục đích học tập trên
Tỷ lệ % các mục đích học tập trên mạng xã
16
mạng xã hội
hội của sinh viên
Hình thức học tập trên
Tỷ lệ % các hình thức học tập trên mạng xã
17
mạng xã hội
hội của sinh viên
Mức độ thường xuyên
SV cho biết tần số sử dụng thông tin học tập
18 sử dụng thông tin học
trên mạng xã hội của bản thân
tập trên mạng xã hội
Mức độ sẵn sàng sử
Tỷ lệ % mức độ sẵn sàng sử dụng mạng xã
19 dụng mạng xã hội để
hội để học tập của sinh viên
học tập
Mức độ đồng ý của sinh SV lựa chọn 1 trong 5 mức độ từ rất không
viên về việc sử dụng
đồng ý đến rất đồng ý
20
mạng xã hội trong giảng
dạy tại trường
Ý kiến của sinh viên về SV lựa chọn 1 trong 5 mức độ từ rất không
khả năng áp dụng mạng đồng ý đến rất đồng ý
21

xã hội trong giảng dạy
Câu hỏi mở để sinh viên tự điền
tại trường
2.7. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu
2.7.1. Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn để sinh viên tự điền phiếu.


21

2.7.2. Quy trình thu thập số liệu
Lập danh sách tất cả sinh viên các lớp năm thứ 2, năm thứ 4, năm thứ 6
được chọn ngẫu nhiên và gửi về trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng.
Sinh viên được thông báo về mục tiêu và nội dung nghiên cứu và được
mời tham gia vào nghiên cứu.
Đối với những sinh viên được chọn sau khi thi tại trung tâm khảo thí và
đảm bảo chất lượng sẽ được mời ở lại tham gia cung cấp số liệu trong khoảng
20 phút. Sau khi sinh viên điền phiếu xong nộp lại cho điều tra viên.
Đối với những sinh viên trong danh sách được chọn chưa tham gia
cung cấp số liệu tại trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng sẽ được thu
thập số liệu ngay tại lớp sau giờ học.
Tất cả sinh viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được mời ra
về. Những đối tượng không đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được thay thế
bằng những đối tượng khác, sao cho đảm bảo đủ cỡ mẫu là 300 mẫu.
2.8. Sai số và cách khống chế sai số
Những sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu gồm: sai số
nhớ lại, sai số trong quá trình thu thập số liệu, sai số trong quá trình nhập liệu.
+ Với sai số nhớ lại: bộ câu hỏi được thiết kế các câu đơn giản, dễ trả lời.
+ Với sai số khi điền phiếu: tiến hành nghiên cứu thử nghiệm bộ công
cụ để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.

Tập huấn kỹ cho cán bộ thu thập số liệu để trong quá trình sinh viên
điền phiếu, cán bộ thu thập số liệu có thể giải thích thống nhất những điểm
sinh viên không hiểu.
+ Với sai số nhập liệu: tạo file nhập liệu trong Epidata, trong đó có file
check, có thể hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu. Làm sạch số liệu trước
khi nhập bằng cách kiểm tra chéo thông tin giữa các câu hỏi.


22

2.9. Nhập liệu và quản lý số liệu
Số liệu được kiểm tra và mã hóa và làm sạch trước khi nhập vào máy
tính. Số liệu được quản lý bởi phần mềm EpiData 3.1
2.10. Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý phân tích bằng phần mềm STATA 12.0. Để phân tích
thực trạng sử dụng mạng xã hội và sự khác biệt giữa các nhóm test Khi bình
phương và test Fisher’s được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ giữa
các nhóm. MannWithney test và Kruskal Wallis test được sử dụng để kiểm
định sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhóm. Điểm trung bình được sử
dụng để mô tả ý kiến của sinh viên về sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy
và khả năng áp dụng mạng xã hội trong giảng dạy tại trường. Mỗi câu hỏi đều
có 5 mức độ lựa chọn từ 1 đến 5: rất không đồng ý đến rất đồng ý. Ý kiến của
sinh viên được đánh giá qua điểm trung bình. Trên 3 điểm được xem là đồng
ý, dưới 3 điểm là không đồng ý.
2.11. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức trường đại học Y tế công cộng
phê duyệt. Mọi thông tin trong nghiên cứu đều được bảo mật. Đối tượng có
quyền lựa chọn tham gia/không tham gia vào nghiên cứu. Ngoài ra, đối tượng
có thể dừng tham gia vào nghiên cứu bất cứ lúc nào.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
300 sinh viên được chọn mời tham gia nghiên cứu đã điền phiều và gửi
phiếu lại cho điều tra viên. Trong 300 phiếu có 3 phiếu không hợp lệ nên đã
được loại trong khi phân tích.


23

Bảng 3.1: Số lượng sinh viên theo giới tính và năm học
Năm 2

Giới

Năm 4

Năm 6

Tổng

tính

n

%

n


%

n

%

n

%

Nam

37

12,5

41

13,8

55

18,5

133

44,8

Nữ


60

20,1

59

19,9

45

15,2

164

55,2

Tổng

97

32,6

100

33,7

100

33,7


297

100

Nhận xét: Tổng số sinh viên nam là 133 chiếm 44,8%, tổng số sinh viên nữ
là 164 chiếm 55,2%. Sinh viên năm thứ 2 chiếm 32,6%, sinh viên năm thứ 4
và năm thứ 6 mỗi năm chiếm 33,7%.


24

Bảng 3.2: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm (n = 297)
Đa khoa
Y học dự phòng
Y tế công cộng
Chuyên
Điều dưỡng
Kỹ thuật y học
ngành học
Răng hàm mặt
Y học cổ truyền
Dinh dưỡng
Ký túc xá của trường
Sống ở nhà với bố mẹ
Nơi hiện
Thuê nhà trọ
đang ở
Khác
Trung bình/dưới trung bình

Xếp loại
Khá
học lực
Giỏi

Tần số (n)
189
23
1
34
8
24
17
1
72
47
168
9
74
160
53

Tỷ lệ (%)
63,7
7,8
0,3
11,5
2,6
8,1
5,7

0,3
24,3
15,9
56,8
3,0
25,8
55,7
18,5

Nhận xét: Sinh viên thuộc chuyên ngành đa khoa chiếm tỷ lệ nhiều nhất
63,7%, tiếp đến là sinh viên chuyên ngành điều dưỡng chiếm 11,5%, sau đó là
sinh viên chuyên ngành răng hàm mặt chiếm 8,1% và dự phòng chiếm 7,8%.
Sinh viên thuộc các chuyên ngành khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Sinh viên phần lớn là thuê trọ ở ngoài chiếm 56,8%. Ngoài ra, có 24,3%
sinh viên ở ký túc xá của trường và 15,9% sinh viên sống cùng gia đình. Khi
trả lời về học lực của năm học vừa qua có 4 sinh viên (chiếm 1,4%) học lực
xếp loại dưới trung bình, 71 sinh viên (chiếm 24,7%) có học lực xếp loại
trung bình, nhiều nhất có 160 sinh viên (chiếm 55,8%) xếp loại học lực khá
và 52 sinh viên (chiếm 18,1%) có học lực giỏi.
3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chung trong sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội
100% sinh viên trường Đại học Y Hà Nội tham gia nghiên cứu trả lời có
sử dụng mạng xã hội.


25

3.2.1. Kênh tiếp cận với mạng xã hội lần đầu tiên

Biểu đồ 3.1: Kênh cung cấp thông tin về sử dụng mạng xã hội lần đầu tiên

trong sinh viên
Nhận xét: Kênh cung cấp thông tin về sử dụng mạng xã hội lần đầu tiên trong
sinh viên chủ yếu là thông qua bạn bè 79,5%, tiếp đến là sinh viên tự tìm hiểu
15,8%. Các kênh thông tin khác từ thầy cô, người thân, các phương tiên TT
đại chúng,... đều chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 2%.


×