Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hoạt động thương hồ ở thành phố hồ chí minh truyền thống và biến đổi (điển cứu tại bến bình đông, quận 8, tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHÂN HỌC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
( Điển cứu tại Bến Bình Đơng, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh)

NHĨM THỰC HIỆN:

GVHD:

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO (CN)

TS.NGƠ THỊ PHƯƠNG LAN

NGUYỄN CÔNG MINH NHẬT

ThS.PHẠM THANH THÔI

LÊ ĐỖ NGỌC PHÁT

TP.HCM , NĂM 2014-2015


MỤC LỤC
Trang
DẪN NHẬP


1.

Lý do chọn đề tài – Mục tiêu nghiên cứu ........................................................... 1

1.1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể .................................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 8

3.2.

Phạm vi và Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 9

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 9
5. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11
7. Bố cục bài viết ........................................................................................................ 13
8. Quá trình nghiên cứu .......................................................................................... 14
9. Hạn chế và đóng góp của đề tài .......................................................................... 15

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT TỔNG
QUAN TƯ LIỆU
1.1.

Đia bàn nghiên cứu ........................................................................................... 16

1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 16
1.1.2. Quá trình hình thành .......................................................................................... 20
1.2.

Mối quan hệ giữa địa điểm hoạt động thương hồ ở TP.HCM với các khu
vực ở ĐBSCL ................................................................................................... 24

1.2.1. Nguồn gốc cư dân thương hồ trước năm 1975 .................................................. 24


1.2.2. Hoạt động kinh tế ............................................................................................... 26
1.2.3. Hệ thống sông rạch ............................................................................................ 30
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

Tác động của bối cảnh đơ thị hóa từ sau năm 1975 đối với hoạt động
thương hồ TP.HCM.......................................................................................... 34

2.1.1. Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng............................................................................... 34

2.1.2. Sự thay đổi về đặc điểm dân cư .......................................................................... 36
2.2.

Đặc trưng hoạt động thương hồ ở TP.HCM trong q trình đơ thị hóa .... 38

2.2.1. Quy mơ của cộng đồng thương hồ ..................................................................... 38
2.2.2. Nguồn gốc của cư dân thương hồ ...................................................................... 40
2.2.3. Mạng lưới và quan hệ xã hội của cư dân thương hồ ......................................... 41
2.2.4. Hình thức kinh doanh ........................................................................................ 45
2.2.5. Phương tiện vận chuyển ..................................................................................... 48
2.2.6. Mạng lưới phân phối và thị trường .................................................................... 51
2.3.

Các nhân tố tác động và nguyên nhân của sự biến đổi hoạt động thương hồ
ở TP.HCM ........................................................................................................ 54

2.3.1. Từ phía Nhà nước ............................................................................................... 54
2.3.2. Từ phía cộng đồng thương hồ ............................................................................ 56
2.3.3. Q trình đơ thị hóa và thị trường .................................................................... 61
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 66
Phụ lục ........................................................................................................................... 69


A. DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài – Mục tiêu nghiên cứu
1.1.

Lý do chọn đề tài


Khi nói đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến những cộng đồng làng xã,
cộng đồng cư dân nông nghiệp. Điều này cũng được thể hiện qua nhiều nghiên cứu
tập trung cho các cộng đồng này như các nghiên cứu của Lương Văn Hy, Lương Hồng
Quang và nhiều nhà nghiên cứu khác. Cộng đồng làng xã nơng nghiệp có những đặc
trưng riêng, như Lương Hồng Quang đã viết: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào
mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đây là tính
cộng đồng. Thứ hai, là tính bền vững. Tính cộng đồng được khẳng định theo dòng
chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trị là yếu tố kế dính các thành viên trong cộng
đồng.Thứ ba là tính cộng đồng khi được xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội
của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn
đấu mà có được. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản
và mang cả hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dịng họ trở thành khn mẫu
văn hố của sinh hoạt cộng đồng”.1 Tuy vậy, bên ngoài cộng đồng làng xã nông
nghiệp vốn tập hợp dựa trên những nền tảng thân tộc hoặc địa lý, xã hội Việt Nam còn
tồn tại nhiều cộng đồng khác xuất hiện dựa trên những nền tảng như nghề nghiệp, hoạt
động… Một trong số đó là cộng đồng những cư dân bn bán trên sông, vốn xuất hiện
và hoạt động trong bối cảnh tự nhiên – xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) với những đặc trưng văn hóa nhất định. Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu quan
tâm đến những cộng đồng cư dân này. Gần đây, khi các nhà nghiên cứu đã có chút ít
quan tâm đến cư dân và hoạt động của các cộng đồng này, thì mũi nhọn của họ vẫn là
các cộng đồng cư dân buôn bán trên sông tại khu vực ĐBSCL. Những nghiên cứu này
ít nhiều vẽ ra một bức tranh tồn cảnh về hệ thống của những cộng đồng buôn bán
trên sông, hay theo thuật ngữ gần đây – cộng đồng “thương hồ”. Kèm theo đó, các
nghiên cứu cũng sử dụng được một góc nhìn khác trong so sánh với khái niệm “cộng
đồng” truyền thống – cụ thể là cộng đồng làng xã nơng nghiệp. Dẫu vậy, ít có nếu

Lương Hồng Quang và Tô Duy Hợp, 2000, d n l i t Ngô Văn L , Báo cáo ề d «n Ho ¡ t ng
h ể c ỗa ng íi
Vi ầ t Nam B Ù ,: Nh ïng n Ùi dung nghiên c é u


1.

1

Th ° ¡ng


khơng muốn nói là chưa hề có một nghiên cứu nào chú ý đến bộ phận cộng đồng
thương hồ tại đơ thị, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Đây là một khoảng trống còn khá lớn trong các nghiên cứu về cộng đồng
thương hồ, bởi cộng đồng thương hồ tại TP.HCM mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối
với hệ thống cộng đồng thương hồ tại miền ĐBSCL:
Thứ nhất, cộng đồng thương hồ TP.HCM là một mắt xích trong hệ thống cộng
đồng thương hồ tại ĐBSCL. Dù khơng có hệ thống sơng ngịi chẳng chịt, TP.HCM
vẫn có một hệ thống kênh đào đi vào nội đô và thông thương với hệ thống sơng ngịi
của ĐBSCL.
Thứ hai, TP.HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, là thị trường tiêu thụ cũng
như đóng vai trị trung gian đối với các hoạt động thương mại giữa miền Đông Nam
Bộ và miền ĐBSCL. Hệ thống giao thương, trung chuyển hàng hóa đã từng tồn tại rất
lâu trong quá khứ. Cộng đồng thương hồ tại TP.HCM, do đó, cũng đóng những vai trị
tương tự.
Thứ ba, cộng đồng thương hồ tại TP.HCM đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
từ sau năm 1975, và là một trong số ít những cộng đồng thương hồ chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ q trình đơ thị hóa. Do vậy, cộng đồng này cũng có những thay đổi đặc
trưng mà khơng cộng đồng thương hồ nào tại ĐBSCL có được.
Vì những lý do trên, chúng tơi quyết định đi vào nghiên cứu cộng đồng thương
hồ tại TP.HCM, cả bằng các tài liệu thư tịch đối với các thông tin trước năm 1975,
đồng thời áp dụng các phương pháp đặc trưng của Nhân học như phỏng vấn hồi cố,
quan sát tham dự,… nhằm tìm hiểu một cách tồn diện nhất đặc điểm của cộng đồng
thương hồ tại TP.HCM qua các thời kì và trong bối cảnh của đơ thị hóa hiện tại.

1.1.

Mục tiêu nghiên cứu

1.1.1. Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của chúng tơi là tìm hiểu đặc điểm cộng đồng thương hồ
ở TP.HCM, từ đó làm rõ mối liên hệ giữa cộng đồng thương hồ tại TP.HCM với
những cộng đồng thương hồ khác ở ĐBSCL qua các khía cạnh kinh tế - văn hóa và xã
hội.

2


1.1.2. Nhiệm vụ cụ thể
Thứ nhất, khảo cứu lịch sử hình thành và phát triển của khu vực chợ nổi Bình
Đơng, khu vực Bến Bình Đơng, quận 8, tp.HCM. Mơ tả hiện trạng cũng như hoạt
động của toàn bộ khu vực nói chung và của những cư dân thương hồ trong khu vực
nói riêng trong thời điểm hiện tại. Chúng tơi muốn đi vào tìm hiểu q trình cộng
đồng của chợ nổi Bến Bình Đơng về q trình lịch sử thông qua các khảo sát tư liệu
nhằm nêu bật được đặc điểm truyền thống của khu vực này. Những nội dung chúng
tôi muốn làm nổi bật lên bao gồm:
 Đặc điểm của cư dân thương hồ, bao gồm xuất xứ, đời sống, dân tộc, độ
tuổi…
 Loại hình kinh doanh của cư dân thương hồ bao gồm hàng hóa, hoạt
động thương hồ, những quy tắc kinh doanh, tuyến điểm hoạt động…
 Mạng lưới xã hội của cư dân thương hồ, bao gồm nguồn hàng, khách
hàng, những cộng đồng khác có liên quan tới hoạt động của họ
Ba ý này nhằm làm rõ được tính cộng đồng của những cư dân hoạt động
thương hồ.
Thông qua các nghiên cứu điền dã và phỏng vấn, chúng tơi muốn tìm đến thực

trạng của cộng đồng thương hồ tại TP.HCM. Cụ thể, về xã hội, xác định những mối
quan hệ của các cá nhân, hệ thống thân tộc của họ. Về văn hóa, xác định những khía
cạnh chuẩn mực, niềm tin của họ, cả về tơn giáo, tín ngưỡng. Về kinh tế, mơ tả các
mặt hàng, hình thức bn bán, phân phối, những đối tượng khách hàng tiêu thụ và các
dịch vụ đi kèm. Từ đó, làm rõ thêm các vấn đề hàng hóa, giao thơng… đã tạo nên
những hình thức trên trong bối cảnh kinh tế thị trường đồng thời một lần nữa xác lập
cụ thể mối quan hệ của cộng đồng thương hồ TP.HCM với mạng lưới tại ĐBSCL.
Cùng với đó, chúng tơi đi đến phân tích cộng đồng thương hồ tại TP.HCM
trong bối cảnh đơ thị hóa, để thấy được những tác động của q trình nhanh chóng này
đã làm thay đổi như thế nào nhu cầu của cư dân, việc biến mất hoặc thay thế những
mặt hàng nhất định cũng như những thay đổi trong văn hóa – xã hội. Từ đó, chúng tôi

3


hướng đến khái qt hóa đặc tính dân cư hiện nay nhằm kì vọng đi vào so sánh với
những nhóm dân cư trước đó.
Đây là những điều thơi thúc chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhằm
bước đầu tìm đến một cộng đồng thương hồ trong mơi trường đơ thị hóa của thành
phố Hồ Chí Minh với lịch sử hình thành, phát triển trên 40 năm cùng với những biến
đổi của nó.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Thương hồ là một đề tài được nghiên cứu khá rộng rãi, nhiều tác giả đã có
những khảo sát lâu dài và đưa ra được những định nghĩa khái quát nhất về thương hồ
cũng như những đặc điểm của nó, trong đó, các tác giả hầu như thống nhất một điểm,
đó là cư dân thương hồ gắn liền với chợ nổi, là một sản phẩm văn hóa của cư dân
nhằm thích nghi với điều kiện địa lý sơng ngịi chằng chịt, nhiều kênh rạch thuận lợi
cho hoạt động của ghe xuồng, chủ yếu tại ĐBSCL (ĐBSCL):
“Ở ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng, lại có chế độ thủy triều ổn định, nên
người dân đã biết khái thác lợi thế của kênh, rạch phục vụ đời sống. Đây là những

điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để hình thành một hoạt động kinh tế khá đặc thùthương hồ-buôn bán trên sông- so với các địa phương khác của Việt Nam. [...] Nhờ
mạng lưới kênh rạch trải khắp các địa phương làm cho việc lưu thơng hàng hóa được
dễ dàng. Việc lưu thơng hàng hóa dễ dàng làm tăng lợi nhuận lại kích thích kinh tế
phát triển góp phần hình thành một nhóm dân cư mới-những người thương hồ”. (Ngơ
Văn Lệ, 2014, Báo cáo đề dẫn hoạt động “thương hồ”của người Việt Nam bộ: những
nội dung nghiên cứu, tham luận hội thảo Hoạt động thương hồ ở ĐBSCL: truyền
thống và biến đổi).
“Văn minh sơng rạch là kết quả q trình thích nghi của cư dân với mơi trường tự
nhiên ở ĐBSCL. Điều này được thể hiện rõ qua lối sống, cách sinh hoạt, nhà cửa, đi
lại… trong đó, biểu hiện rõ nhất là phương thức giao thương của cộng đồng, mà tiêu
biểu là “chợ nổi”. Khái niệm chợ nổi chỉ xuất hiện trong giới khoa học khoảng vài
chục năm gần đây, khi mà hình thức mua bán trên sơng thu hút ngày một nhiều lượng
du khách đến tham quan và xem nó như là loại hình du dịch. Đây là khái niệm chỉ về
4


loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sơng nước – nơi mà cả người bán và người
mua đều dùng ghe hoặc thuyền làm phương tiện vận chuyển và đi lại. Địa điểm xuất
hiện chợ nổi thường ở các khúc sông, không rộng quá và cũng không hẹp quá;2 và
nguyên nhân hình thành là do nghề thương hồ với đặc tính dùng ghe, xuồng di
chuyển, mua bán và giao dịch diễn ra trên mặt nước tạo nên”. (Huỳnh Ngọc Thu,
2014, Khảo tả về chợ nổi ở ĐBSCL, tham luận hội thảo Hoạt động thương hồ ở
ĐBSCL: truyền thống và biến đổi)
Tác giả Huỳnh Ngọc Thu cũng liệt kê ra 8 chợ nổi tại ĐBSCL bao gồm: chợ
nổi Cái Bè, chợ nổi Trà Ôn, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, chợ nổi Phụng
Hiệp, chợ nổi Ngã Năm, chợ nổi Vĩnh Thuận, chợ nổi Gành Hào, chợ nổi Long
Xuyên.
Tác giả Phan Thị Yến Tuyết cũng đưa ra định nghĩa và giải thích cho thuật ngữ
“Thương hồ” như sau: “Tự điển Việt Nam (xuất bản 1931), ghi rằng: Thương(khơng
dùng một mình) là làn nước mênh mơng; Hồ là hồ khẩu, nói người đi kiếm ăn nuôi

miệng: Đi hồ khẩu tha phương. Như vậy có thể diễn giải ra thương hồ là đi tha
phương kiếm ăn (buôn bán) trên sông nước mênh mông, là khách buôn ở xứ khác đến,
kẻ buôn bán đường xa.”3 hay tác giả Trương Thanh Hùng cũng dùng từ ngun để
giải thích: “Thương có nghĩa là bàn bạc, trao đổi, giao dịch thì khơng cần phải bàn.
Cịn từ “hồ” 餬 trong từ “Thương hồ” ở đây có nghĩa là một loại cháo nhừ, hồ khẩu
là lót miệng, ăn không cầu ngon miệng chứ không phải là cái hồ nước 湖. Đi xa, lang
bạt để kiếm ăn gọi là “hồ khẩu tứ phương”. Trong sách Tả truyện cũng sử dụng từ
“Tứ phương ư hồ khẩu”. Đi xa mà làm những nghề khác để kiếm ăn như làm công
nhân hay đánh bắt cá xa bờ chẳng hạn thì khơng được gọi là thương hồ.”4. Nhìn
chung, thương hồ được dùng để chỉ những cư dân hành nghề buôn bán, giao thương
bằng ghe xuồng trên các con sông lớn, kênh rạch, tập trung tại các con sông lớn và
hoạt động quanh năm như nghề nghiệp chính của họ. Nghề nghiệp này được mặc định

Phan Thị Yến Tuyết, 2014, Hoạt động thương hồ tại Nam bộ, tham luận hội thảo Hoạt động thương
hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi
4
Trương Thanh Hùng, 2014, Tản mạn về nghề thương hồ khu vực Tây Nam Bộ, tham luận hội thảo
Hoạt động thương hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi
3

5


dành cho những người nghèo, khơng có nhiều nguồn lực để sống với các nghề khác
trên cạn, đồng thời cũng là một nghề cho thu nhập bấp bênh để duy trì sự sống.
“Những người thương hồ là dân nghèo, khơng có đất đai, ruộng vườn để canh
tác nơng nghiệp họ mới phải tha phương cầu thực bằng nghề buôn bán trên
sông nước.”5
Những cộng đồng này cùng với hoạt động kinh tế của họ là đối tượng và khách
thể nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, xem xét trên nhiều mặt khác nhau từ kinh

tế, văn hóa, đến các tính cộng đồng... Tuy vậy, những nghiên cứu này thường tập
trung tại các khu vực ĐBSCL, mang tính chất mơ tả hoặc khảo cứu lịch sử của nghề
tại các địa bàn hoạt động nơng nghiệp chứ chưa có nhiều nghiên cứu tìm đến các cộng
đồng thương hồ tại các địa bàn đơ thị, trong đó nghề thương hồ khơng phải là một
hoạt động kinh tế chính mà là một nghề thời vụ hoặc là một bộ phận của một quy trình
kinh tế; cũng như tìm đến so sánh thực trạng, sự biến đổi của một cộng đồng trong
những giai đoạn lịch sử nhất định với những sự kiện nhất định gắn liền với q trình
đơ thị hóa và những biến đổi văn hóa – xã hội địa bàn.
Những tác giả khác nhau đưa ra nhiều đặc điểm khác nhau cho thương hồ với
tư cách một nghề nghiệp, nhấn mạnh đến tính bấp bênh, tính liên tục của nó:
Theo Phan Thị Yến Tuyết trong “Hoạt động thương hồ ở Nam Bộ” thì: “Những người
thương hồ là dân nghèo, khơng có đất đai, ruộng vườn để canh tác nông nghiệp họ
mới phải tha phương cầu thực bằng nghề buôn bán trên sông nước. [...] Chính vì
nghèo khổ cơ cực khơng gia sản, đất đai, dạn dày sương gió trên sơng nước nên mới
có từ “kiếp thương hồ” do chính họ tự bạch, xót thương thân phận của mình. Có
những người lái thương hồ từ khi sinh ra ở trên ghe cho đến lúc già yếu, cả cuộc đời
gắn bó với ghe bn bán đường xa.”6
Hay trong “Văn hóa nước nhìn từ hoạt động thương hồ vùng ĐBSCL”, bằng phương
pháp điền dã dân tộc học, Đinh Văn Hạnh cũng đã phát hiện:

Phan Thị Yến Tuyết, 2014, sđd
Phan Thị Yến Tuyết, 2014, sđd

5
6

6


“Chủ thể hoạt động thương hồ được người miền Tây Nam Bộ gọi là khách

thương hồ. [...] Khách thương hồ và hoạt động thương hồ khơng chỉ đã có
nhiều đóng góp cho giao lưu hàng hóa và mở mang kinh tế mà họ từ đời này
sang đời khác với cách thức bám vào nước để làm nghề đã có nhiều đóng góp
cho văn hố, khơng phải chỉ là văn hố của chính hoạt động thương hồ mà cịn
là sự chuyển tải văn hoá, đưa tin đi mọi nơi của những người khách thương hồ
tài hoa, lãng tử”7
Như vậy, có thể thấy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đề tài thương hồ và
chợ nổi, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nói về thương hồ và chợ nổi ở đơ thị mà hầu
hết tập trung vào các chợ nổi tại vùng sơng nước kênh rạch ĐBSCL với những khắc
họa có phần truyền thống và tập trung vào nghề nghiệp này như một sinh kế chính và
trên hết của cư dân thương hồ.
Mặt khác, khu vực kênh rạch tại quận 8, TP.HCM khơng ít lần đã được nhắc
đến trong các văn bản từ đầu thế kỷ 20:
“Ở đấy [trên kênh Tàu Hũ] người ta bán gạo, vải, và những sản phẩm xuất
khẩu của Trung Quốc, nhiều không thể tưởng tượng được. Cho nên sự nhộn
nhịp trên đường phố, và số lượng thuyền Trung Hoa và ghe của người Việt dày
đặc trên kênh thật là đáng chú ý”.8
Tại TP.HCM, tuyến giao thông kênh rạch chính nằm ở kênh Tàu Hũ, thuộc
quận 8, trong các tài liệu chúng tơi tìm được, kênh Tàu Hũ chính là đầu mối giao
thơng, bn bán có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng thương hồ tại TP.HCM và cũng
là địa bàn trực tiếp của chúng tôi. Một số sách báo cũng có nhắc đến lịch sử của kênh
Tàu Hũ, điển hình “Tìm lại dấu xưa: Kỳ 9: Nguồn gốc địa danh hành chính và kênh
rạch Sài Gịn” của Trần Tuy An:

Đinh Văn Hạnh, 2014, Văn hóa nước nhìn từ hoạt động thương hồ vùng ĐBSCL, tham luận hội thảo
Hoạt động thương hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi.
7

Morice, Chuyến đi đến Nam Kỳ năm 1872, tr.48 – 55, Tạp chí Xưa và Nay, số 421 + 422, tháng
2/2013

8

7


“Cũng ở Q.8, kênh Tàu Hủ cũng có từ thời xa xưa. Kênh Tàu Hủ nguyên có tên
Cổ Hũ hay Củ Hủ vì có đoạn phình ra rồi thắt hẹp lại như củ hũ dừa. (Các vật
có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ). Lâu nay, người ta viết cổ
hủ là chưa chính xác vì theo Đại Nam quốc âm tự vị, từ ghép này vốn chỉ cái
cổ của cái hũ. Từ cổ hũ hay củ hũ gọi không quen thuộc như tàu hủ nên lâu
dần nó có tên là Tàu Hủ. Trong Gia Định thành thơng chí, kinh Tàu Hủ cịn gọi
là sơng An Thơng. Những năm đầu 1800, hai bên bến Bình Đơng và Bình Tây
thuộc kinh Tàu Hủ là nơi neo đậu tàu ghe từ ĐBSCL lên. Lúc bấy giờ đã xuất
hiện nhiều nhà máy xay xát dọc hai bên kinh”9
Tuy vậy, chưa hề có một nghiên cứu chính thức về khu vực chợ nổi bến Bình
Đơng và hoạt động cư dân thương hồ tại địa bàn này. Đây là khởi điểm và cũng là
điều chúng tôi muốn thực hiện trong bài nghiên cứu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng chúng tôi nghiên cứu là những người bán bông, hoa và cây cảnh tại

khu vực quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cộng đồng mà khi nhìn vào ta dễ
dàng nhận ra họ có chung nghề nghiệp, chung địa bàn hoạt động và những thứ bn
bán của họ có thể xếp chung một loại mặt hàng, cây cảnh, bonsai. Một điểm chung
đặc biệt hơn nữa là họ xuất hiện với nhau cùng một thời điểm trong một năm và chỉ là
thời điểm đó trong năm tại chỗ này, bắt đầu từ 20 tháng chạp âm lịch cho đến 30 nếu
có, khơng thì là ngày 29 cuối cùng trong năm theo âm lịch. Chính điều này đã khiến
chúng tơi xác định họ đích thực là một cộng đồng hoàn toàn và bắt đầu các bước

nghiên cứu của mình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động thương hồ tại TP.
những cư dân thương hồ trực tiếp tham gia buôn bán tại khu vực bến Bình Đơng trong
bất kì thời điểm nào trong năm cùng hoạt động thương hồ gắn liền với họ tại

Trần Tuy An, 2012, Tìm lại dấu xưa: Kỳ 9: Nguồn gốc địa danh hành chính và kênh rạch Sài Gòn,
Theo: truy cập ngày 01/03/2015
9

8


TP.HCM. Những nghiên cứu trên sẽ đi từ các khía cạnh cộng đồng, kinh tế xã hội như
đã nhắc đến ở trên.
Đồng thời, bên cạnh những người tham gia trực tiếp buôn bán, chúng tôi cũng tiếp
xúc và làm việc với những đối tượng có liên quan đến khu vực chợ nổi, cụ thể như
những nhà quản lí nhà nước, cơ quan liên quan, các cư dân thường trú tại khu vực,
một số cư dân trước đây từng làm nghề thương hồ tại địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi và Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng
01/2015.
Thời gian nghiên cứu mà đề tài quan tâm là từ năm 2013, đây là thời điểm hình
thành khu vực bến Bình Đơng – theo thông tin chúng tôi khảo sát được từ tài liệu thư
tịch cũng như trong các phỏng vấn, thời gian quan tâm của đề tài sẽ kéo dài đến thời
điểm thực hiện nghiên cứu, các mốc thời gian quan tâm là từ khoảng năm 2009, thời
điểm mà các nhà quản lý đơ thị có nhiều chính sách thay đổi bộ mặt đô thị ở khu vực
này như xây dựng dãy bờ rào chắn dọc theo hai bên kênh, dời các cây cầu lân cận,
những chính sách ngăn cấm bn bán trên sông cũng như việc tổ chức hội hoa xuân
và hình thành những lực lượng đảm trách việc quản lí khu vực này.
Trong khả năng hạn chế về tài chính cũng như thời gian của nhóm nghiên cứu,

đề tài này sẽ được khảo sát chủ yếu tại các khu vực phường 13, 14 của quận 8,
tp.HCM, cụ thể là tại bến Bình Đơng và trên dịng kênh Tàu Hũ chạy song song
đường Bến Bình Đơng, giới hạn bởi khu vực đường Bến Mễ Cốc về phía tây và cầu
Xóm Củi về phía đơng. Đây là khu vực tập trung cư dân thương hồ đông nhất của địa
bàn quận 8, cả theo thư tịch và tư liệu phỏng vấn. Tại địa bàn này, chúng tơi tập trung
vào chợ hoa Bình Đông, vốn là địa điểm tấp nập nhất ở đây vào dịp Tết và cũng được
nhiều người khẳng định là cột mốc đánh dấu địa điểm chợ nổi Bến Bình Đông.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, đề tài cố gắng khắc họa quá trình lịch sử và hoạt động
đương thời của cư dân thương hồ tại một chợ nổi thuộc một thành phố. Đây sẽ là
mảnh ghép bổ sung vào những chỗ còn khuyết trong các nghiên cứu thương hồ trước
9


đây vốn ít khi quan tâm đến những dạng địa bàn kể trên. Đồng thời, thơng qua q
trình phân tích những yếu tố tác động đến sự thay đổi của chợ nổi qua các thời kì lịch
sử trong bối cảnh đô thị, chúng tôi muốn rút ra những vấn đề mang tính lý thuyết về
những khía cạnh tác động của sự đơ thị hóa có ảnh hưởng đến những thiết chế xã hội
và những cộng đồng truyền thống nhất định.
Song song với đó, chúng tơi muốn từ một nghiên cứu trường hợp để rút ra
những cách nhìn khác về nền kinh tế chợ nổi, theo đó kinh tế chợ nổi không chỉ là một
phương thức mưu sinh thường xuyên mà cịn có thể là một hình thức kinh tế bổ sung
hoặc thậm chí, là một phần trong một chu kì kinh tế của một cộng đồng hoặc một cá
nhân nhất định.
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi hi vọng khái quát được những khái niệm khác
hơn về thuật ngữ cộng đồng, thương hồ và những khái niệm khác có liên quan tới hoạt
động này.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, chúng tôi lần đầu áp dụng những phương
pháp nghiên cứu Nhân học vào nghiên cứu cộng đồng thương hồ tại đô thị, thơng qua
đó rút ra những kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng các công cụ nghiên cứu cộng

đồng.
Về ý nghĩa thực tế, chúng tôi mong muốn đề tài của mình mang lại một cái nhìn
thấu đáo hơn về đặc điểm của những cư dân thương hồ và chợ nổi. Đồng thời, rút ra
những bài học kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho những nhu cầu quản lí cũng như
kiểm soát các hoạt động tại chợ nổi. Nghiên cứu này có thể là một nguồn tham khảo
đáng tin cậy cho công tác quy hoạch và phát triển vùng, nhất là trong bối cảnh đơ thị
có nhiều biến đổi.
Đồng thời, với hoạt động chợ hoa xn bến Bình Đơng được đưa vào hoạt
động vài năm trở lại đây, đề tài này cũng tham vọng trở thành nguồn tư liệu tham
khảo cho những người có quan tâm đến việc phát triển hoặc quản lí chợ hoa xuân hoặc
các hoạt động tương tự tại các địa bàn có tính chất tương tự khác. Tiềm năng du lịch
của chợ nổi tại TP.HCM là rất lớn, và chúng tôi cũng kỳ vọng bài nghiên cứu này sẽ

10


đóng góp vào q trình phát triển khu vực này thành một địa điểm du lịch, theo đúng
mục tiêu phát triển bền vững của thành phố nói riêng và cả đất nước nói chung.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Trong đề tài này, để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản và đặc trưng của cộng
đồng thương hồ tại TP.HCM trong bối cảnh đơ thị hóa và những ngun nhân nào dẫn
đến sự biến đổi của hoạt động thương hồ ở TP. HCM, chúng tôi đưa ra hai giả thuyết:
Giả thuyết đầu tiên, chúng tôi cho rằng cộng đồng thương hồ tại TP.HCM có
mối quan hệ mật thiết với cộng đồng thương hồ tại ĐBSCL và các hoạt động thương
hồ tại TP.HCM cũng liên kết chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội tại ĐBSCL.
Giả thuyết thứ hai, quá trình đơ thị hóa cũng các chính sách quản lí của chính
quyền địa phương là các yếu tố quyết định đến sự biến đổi của cộng đồng thương hồ
tại TP.HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu làm rõ đặc trưng của hoạt động thương hồ ở TP.HCM và tìm hiểu về
sự liên kết giữa thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL thông qua mối liên hệ giữa cộng
đồng thương hồ tại TP.HCM và những cộng đồng thương hồ khác ở ĐBSCL trong
quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó, chúng tơi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
Nghiên cứu thư tịch là phương pháp mở đầu cho nghiên cứu này, đồng thời
cũng là phương pháp được sử dụng để thu thập một phần không nhỏ thông tin cho bài
viết. Những thư tịch được nghiên cứu chủ yếu là các tài liệu sách vở, khảo cứu liên
quan đến đề tài, nhất là với những thông tin không thể khai thác rành mạch bằng
phỏng vấn sâu, như các giai đoạn lịch sử, những tài liệu về chính sách quản lí, thi
cơng cơ sở hạ tầng, các thống kê, bảng biểu về hoạt động thương hồ tại địa bàn trong
suốt chiều dài lịch sử của nó. Những tư liệu từ nghiên cứu thư tịch mà chúng tôi khai
thác được chủ yếu nói về q trình hình thành và phát triển chợ nổi tại TP.HCM từ

11


trước những năm 1975, một phần quá trình phát triển của nó từ năm 1975 đến nay và
đồng thời khái quát được những ảnh hưởng bước đầu của quá trình đơ thị hóa cuối thế
kỉ XX đến với chợ nổi.
Điền dã dân tộc học là phương pháp được chúng tôi vận dụng để quan sát, tham
dự, mô tả các cá nhân, nhóm tham gia vào chợ nổi bến Bình Đơng và các hoạt động
của nó. Phương pháp này giúp chúng tôi xác lập một tư cách người tham dự trực tiếp
vào hoạt động chợ nổi bên cạnh tư cách một nhà nghiên cứu quan sát từ bên ngoài, do
vậy tăng thêm những quan sát, trải nghiệm trong nghiên cứu, tạo được cái nhìn tổng
thể vào thời điểm ban đầu và tạo điều kiện đào sâu nghiên cứu ở những giai đoạn khai
thác thơng tin về sau. Thơng qua q trình cùng sinh sống và theo sát những hoạt động
buôn bán của cư dân thương hồ, chúng tôi một mặt quan sát được những hình ảnh vật
chất và con người bề ngoài của các cư dân ở đây, một mặt khác nhìn thấy được những
biểu hiện của những quan điểm, cách nhìn, những ước vọng cũng như húy kỵ của các

cư dân nơi đây thơng qua khơng chỉ q trình hoạt động thương mãi mà còn cả trong
những sinh hoạt thường nhật, những lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Phương pháp phỏng vấn sâu được chúng tôi sử dụng như là phương pháp thu
thập dữ liệu định tính chính và chủ yếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng
phương pháp chọn mẫu phát triển mầm [H.Russell Bernard 2009:100]. Từ một mẫu
ban đầu là một cán bộ phường, chúng tôi đã được giới thiệu, tiếp xúc và dần dần mở
rộng số mẫu lên thành 10 mẫu chính thức, tất cả đều là cư dân hoạt động thương hồ tại
khu vực chợ nổi bến Bình Đơng. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng gặp gỡ và có nhiều
cuộc phỏng vấn bán chính thức đối với những cư dân trong khu vực không tham gia
hoạt động thương hồ hoặc đã từng tham gia nhưng hiện khơng cịn tham gia hoạt động
thương hồ nữa. Thơng tin phỏng vấn sâu từ các thơng tín viên này giúp chúng tơi hình
dung ra những khả năng thường gặp cho các câu hỏi nghiên cứu của mình. Đồng thời,
chúng giúp chúng tơi vẽ ra cái nhìn tổng quan về chân dung cư dân chợ nổi, mạng
lưới xã hội cũng như q trình hoạt động bn bán của họ. Đây cũng là phương pháp
chính giúp chúng tơi khai thác được những quan điểm, góc nhìn, ý kiến của cộng đồng
về những vấn đề quan tâm, mà chúng tơi sẽ phân tích rõ ràng hơn trong chương 2.

12


7. Bố cục bài viết
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, đề tài gồm hai chương chính: Chương 1: “Hoạt
động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Một tổng quan tư liệu” và chương 2:
“Đặc trưng và nguyên nhân biến đổi của hoạt động thương hồ ở Thành phố Hồ
Chí Minh”
Phần Dẫn luận: đây là phần tổng quan đề tài, trình bày lí do, mục đích của
nghiên cứu, những vấn đề lí luận, lịch sử vấn đề, q trình nghiên cứu cũng như khái
quát về địa bàn nghiên cứu. Phần này sẽ cho độc giả cái nhìn trước hết về chủ đề này
và những điểm mới cụ thể được trình bày trong đề tài
Chương 1: “Hoạt động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Một tổng

quan tư liệu”– đây là chương viết trình bày về lịch sử phát triển của địa bàn nghiên
cứu qua các thời kì, kể từ thời điểm hình thành khu vực Bến Bình Đơng từ đầu thế kỉ
XVII đến nay, đồng thời cũng trình bày những đặc điểm chung nhất về kinh tế - xã hội
của địa bàn này. Chương này nhằm nêu lên những điều kiện tự nhiên – xã hội cho quá
trình đơ thị hóa khu vực này, làm nổi bật lên tiền đề của hoạt động tại chợ nổi cũng
như những nguồn lực tạo thành các giải pháp của cư dân chợ nổi khi thích ứng với q
trình đơ thị hóa.
Chương 2: “Đặc trưng và nguyên nhân biến đổi của hoạt động thương hồ ở
Thành phố Hồ Chí Minh”– chương này trình bày các hoạt động của cư dân thương
hồ tại Tp.HCM, tập trung vào địa bàn quận 8, xuyên suốt chương sẽ là những hoạt
động bn bán, hàng hóa, phương thức hoạt động của chợ nổi khu vực này trong suốt
lịch sử phát triển của nó. Chương này tập trung vào những mô tả chợ nổi quận 8 trong
quá khứ trong thư tịch và chợ nổi quận 8 thời hiện đại bằng những cứ liệu điền dã dân
tộc học (ethnography). Thông qua những mô tả trên, chương này muốn đưa ra bức
tranh một chợ nổi đang thay đổi trong vòng xốy đơ thị, chuyển từ một hoạt động tự
phát sang một hoạt động được quản lí bởi các cấp chính quyền. Mặt khác, tập trung
phân tích những yếu tố tác động đến sự thay đổi của cư dân thương hồ và hoạt động
thương hồ tại chợ nổi ở TP.HCM. Bên cạnh những yếu tố thuộc về quản lí khiến chợ
nổi thay đổi một cách căn bản về tính chất, hoạt động và vai trị của nó đối với cư dân
13


thương hồ nói riêng và đối với hoạt động của cả quận 8 nói chung; chúng tơi cũng đưa
ra những giải thích cho các thay đổi ở nội bộ của chợ nổi, nhấn mạnh vào sự tái cơ cấu
thành phần dân cư tại chợ nổi, đến từ lịch sử tái hình thành chợ nổi tại địa bàn nghiên
cứu.
Kết luận – Tổng kết đề tài, đưa ra những đề xuất trong các nghiên cứu về sau.
8. Quá trình nghiên cứu
Đề tài được chuẩn bị từ tháng 6/2014 với các công việc lên ý tưởng, đề cương
sơ bộ và các tìm kiếm tài liệu liên quan.

Thời gian nghiên cứu thư tịch từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2014
Từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014, chúng tơi có thực hiện những cuộc khảo
sát rải rác tại khu vực bến Bình Đơng, các cơng việc chủ yếu là liên hệ địa phương
cũng như tìm đến những địa chỉ tiềm năng phục vụ đề tài như Ủy ban Nhân dân
(UBND) quận 8, UBND các phường 8, 12, 13, nhà văn hóa quận 8, một số cơ quan
nhà nước khác. Đồng thời, chúng tơi cũng có những cuộc “la cà” tại những quán xá và
khu vực nhà dân gần đó để tìm hiểu sơ bộ một số thơng tin về hoạt động hiện tại cũng
như trong quá khứ của chợ nổi bến Bình Đơng. Tại đây, chúng tơi chủ yếu tiếp xúc
với những người buôn bán trên bờ cũng như có những trao đổi ngắn và mang tính cá
nhân với một số chủ ghe xuồng trái cây neo đậu trong dịp thường nhật tại khu vực
kênh gần chân cầu Bến Bình Đơng cho đến cầu đi bộ số 5.
Theo thông tin thu thập được từ các UBND cũng như theo lời kể của các cư
dân trong khu vực, chợ nổi bến Bình Đơng chỉ hoạt động mạnh nhất từ ngày 23 tháng
Chạp Âm lịch cho đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch nằm trong chuỗi hoạt động chợ
hoa xn bến Bình Đơng “Trên bến dưới thuyền” và chi lúc đó mới có ghe xuồng của
các tiểu thương tập hợp đông để thực hiện quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Do
vậy, trong suốt tháng 11 cho đến tháng 12/2014 là thời gian chúng tôi chuẩn bị, chỉnh
sửa hồn chỉnh các cơng cụ nghiên cứu và thực hiện vài cuộc khảo sát rải rác nữa, tuy
nhiên kết quả không thu thập được nhiều.

14


Từ ngày 11/2/2014 (ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ) cho đến ngày
15/2/2014 (ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Ngọ), chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát
và tiến hành phỏng vấn sâu tại địa bàn. Tất cả những thông tin thu thập phỏng vấn
định tính thu thập được chủ yếu đến từ giai đoạn này.
Cho đến tháng 3/2015 là thời gian viết và chỉnh sửa sơ bộ lần 1 đề tài.
Từ tháng 3/2015 đến nay là thời gian trao đổi với giảng viên, sửa chữa, bổ sung
và hoàn thiện đề tài.

9. Hạn chế và đóng góp của đề tài
Chúng tôi hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho những người có quan tâm nghiên cứu đến đề tài chợ nổi và cư dân thương hồ,
nhất là đối với các cộng đồng thương hồ đặt trong bối cảnh đô thị. Đề tài này còn là
một nghiên cứu trường hợp xác đáng cho các ý tưởng mới về hoạt động kinh tế của cư
dân thương hồ và vai trò của hoạt động thương hồ trong toàn bộ nền kinh tế của một
cá nhân, một hộ gia đình hay một cộng đồng nơng nghiệp cụ thể.
Đề tài này hi vọng cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng
tin cậy cho các cấp quản lí, các cơ quan quy hoạch đô thị và các nhà bảo tồn, phát
triển chợ nổi như một nét đặc trưng tại quận 8, tp.HCM nói riêng và tại các đơ thị
khác nói chung. Những thơng tin từ đề tài này mang lại chắc chắn sẽ cực kì hữu ích
trong bối cảnh chuyển tiếp giữa nhiều giá trị văn hóa, tránh những đứt gãy trong văn
hóa dẫn đến sự suy vi hoặc biến mất của nét văn hóa độc đáo từ chợ nổi bến Bình
Đơng.
Trong điều kiện và thời gian nghiên cứu của nhóm, đề tài vẫn cịn nhiều hạn
chế như chưa tổng qt được tồn bộ hệ thống hoạt động chợ nổi quận 8, mặt khác
chưa khảo sát được tồn bộ các nhóm cộng đồng tham gia vào hoạt động chợ nổi như
một mạng lưới. Do đặc thù về thời điểm cũng như tính chất của địa bàn, đề tài cũng
gặp hạn chế về việc tiếp cận và chọn lọc các mẫu phỏng vấn, do đó cịn nhiều chỗ
chưa có tính khái qt cao, cần được bổ sung bởi những đề tài khác trong tương lai.

15


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT TỔNG
QUAN TƯ LIỆU
1.1.


Đia bàn nghiên cứu

1.1.1. Vị trí địa lý
Là một quận nội thành ven đơ, quận 8 được bao bọc bởi nhiều quận, huyện xung
quanh: phía Bắc giáp quận 5, lấy kênh Tàu Hủ và rạch Ruột Ngựa làm ranh giới tự
nhiên; phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh.
Phường 13 là một đơn vị hành chính, thuộc trung tâm đơ thị của quận 8. Phường
có hình dạng như hình chữ nhật, cách trung tâm hành chính quận 8 khoảng 3km về
phía tây bắc, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7km về phía tây nam. Về
địa giới hành chính, phía bắc giáp phường 1, quận 6 và phường 13, quận 5 (được chia
cắt bởi kênh Tàu Hủ), phía nam giáp phường 12, phía đơng giáp phường 11, phía tây
giáp phường 14 của quận 8. Tổng diện tích tự nhiên là 25,58ha, chiếm 1,33% tổng
diện tích tự nhiên của tồn quận.
Phường 13 có có vị trí giáp với quận 5 và quận 6, là cửa ngõ quan trọng ở phía tây
bắc của quận 8 trong giao thương kinh tế, xã hội với các vùng trung tâm của thành
phố Hồ Chí Minh. Do đó, từ rất sớm nơi đây đã hình thành các khu dân cư đông đúc,
các cơ sở sản xuất kinh tế. Với vị trí thuận lợi, phường 13 đang trong quá trình đơ thị
hóa rất nhanh, kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công
nghiệp và là khu đô thị quan trọng của quận 8.

16


Hình 1: Địa bàn nghiên cứu
( />E1%BB%93+mi%E1%BB%81n+nam+vi%E1%BB%87t+nam#imgdii)
Địa bàn chúng tơi nghiên cứu nằm dọc theo con đường Bến Bình Đơng, quận 8.
Đó là một con đường dài và hẹp, nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hũ, từ hướng Đại lộ Võ
Văn Kiệt, chúng tơi phải vịng xe vào đường Hải Thượng Lãn Ông, đi qua cầu Chà Và
thẳng xuống đường Đinh Hịa để rẽ lại vào đường Bến Bình Đơng, thuộc khu vực
phường 13. Trái với vẻ sầm uất của khu vực chân cầu Chà Và và đường Đinh Hòa,

đường Bến Bình Đơng trong những ngày thường, khơng giáp Tết khá n tĩnh và có
một vẻ n bình của một khu dân cư nhỏ không quá nổi bật.
Từ hướng cầu Chà Và trên địa phận phường 13, quận 8, con đường được đổ nhựa
khá mới, chiều rộng chỉ vừa đủ cho 4 chiếc xe máy dàn hàng ngang, phân làm 2 làn
đường, bên phải đường là hướng kênh và bên trái là khu dân cư dọc theo. Một điểm
đáng lưu ý là con đường này lại có vỉa hè khá rộng, tương đương với mặt đường,
nhưng không được trải nhựa mà chỉ đổ bê tông loang lổ, nhiều chỗ khá nhấp nhơ và
khơng được chăm sóc đồng bộ, hướng bên phải được trồng cây song song với mặt
17


kênh, trên lề đường có nhiều người bày hàng bn bán đủ loại mặt hàng, từ trái cây
đến một số thức ăn, trong những lần khác nhau chúng tôi đến đây, vỉa hè bên phải
ln có ít nhiều người bn bán hàng rong như vậy. Khác với nhiều con kênh khác tại
thành phố, đó là khơng có nhiều người câu cá tại đây. Một lý do dễ thấy nhất là do
nước kênh ở đây khá ô nhiễm, nhiều rác, nước có màu đen ở một vài đoạn và bốc mùi
khá khó chịu; tình hình này giảm dần hướng về phía phường 14, khi nước có phần
trong xanh và ít mùi hơn. Dẫu vậy, hai bên bờ kênh vẫn có nhiều rác dạt vào ở đó.Dọc
bên bờ kênh phía đường Bến Bình Đơng cũng có rải rác vài ba chiếc ghe neo đậu,
khơng bán hàng hóa mà treo nhiều quần áo, trơng như ghe ở hơn là ghe hàng hóa. Ở
bờ bên kia, hướng đại lộ Võ Văn Kiệt cũng có vài chiếc, nhưng những chiếc ghe này
không cố định tại một địa điểm và một thời gian, cũng như trong từng thời điểm trong
ngày số ghe này cũng không đậu ở một cùng một chỗ. Đối diện với con kênh ở đoạn
này, ở vỉa hè bên kia con đường là khu dân cư, vỉa hè bên này được trang bị tốt hơn,
rộng rãi và có trồng cây, có nhiều quán cà phê, nước giải khác mọc lên, một vài quán
tạp hóa bày bàn ghế ra tận vỉa hè. Đây cũng là nơi đặt một nhà máy xay bột mì tên
Bình Đông, một vài cơ sở kinh doanh khác bên cạnh Ủy ban Nhân dân phường 13.
Trên khu vực quận 14, khoảng vừa qua giao lộ đường Bùi Huy Bích, vỉa hè được
nâng lên thành một khu đi bộ khá khang trang, có gạch lót đẹp, dựng nhiều thùng rác
và một hàng lan can chạy dài dọc bờ kênh, cùng các hàng cây được trồng khá ngay

hàng thẳng lối. Cách khoảng 300m lại có một chiếc cầu đi bộ bắc ngang qua kênh,
được đánh số và đề bản tên rõ ràng. Đây cũng là khu vực có dịng nước khá trong
xanh và không bốc mùi, tuy vậy lại không xuất hiện nhiều ghe xuồng neo đậu ở khu
vực này.Mặt kênh ở đây cũng được bố trí khá rộng, cùng với vỉa hè tạo thành một
quang cảnh rất sạch đẹp, tuyệt nhiên khơng có cảnh phơi phóng hay tận dụng vỉa hè
như một số nơi khác.Con đường bên trái của khu vực này cũng sạch sẽ hơn, ít có hiện
tượng lấn chiếm lòng lề đường hay bày hàng quán bừa bãi. Đa số các hộ dân khơng
kinh doanh hàng hóa thì khơng mở cửa trong các thời điểm khảo sát. Các cửa hàng
mở cửa hầu hết bán tạp hóa, một vài quán cà phê và đặc biệt là có khá nhiều xe ôm
đứng đợi khách.

18


Vượt qua phường 13, từ giao lộ đường Hoàng Sỹ Khải là Cầu sắt số 2, từ vị trí này
địa thế trở về khá giống như ở địa phận phường 13, đặc biệt ở đây cịn có một cơng
viên bên hướng trái, với rất đông hàng quán nước uống cho những học sinh trường
gần đó và những người đi tập thể dục. Nơi đây cũng là nơi đặt văn phòng tổ dân phố
phường 13. Nơi đây có rất nhiều cửa hàng bn bán thực phẩm, nhưng qua khỏi cầu
thì vỉa hè bị thu hẹp lại, gần như khơng có lối để đi. Ở bên phải, vỉa hè được làm khá
loang lổ, ngày thường có vài chiếc ghe đậu rải rác, nhưng ghe này bán nhiều loại trái
cây với số lượng khá ít, họ bày ngay trên lan can dọc theo vỉa hè hoặc trên lề đường
bên kia để bán. Các ghe này cũng khơng có định mà thay đổi theo từng ngày và theo
các thời điểm khác nhau trong ngày.
Trong ngày thường, khu vực này hầu như khơng có hoạt động thương hồ thường
xuyên, chỉ rải rác một vài chiếc ghe như đã nói ở trên.Tuy vậy, tại thời điểm gần Tết,
tồn bộ khu vực này chuyển đổi nhanh chóng thành một khu chợ hoa tập trung sầm
uất khác hẳn thường ngày.Và mọi hoạt động của khu vực dường như cũng trở nên
xoay quanh khu chợ hoa này.
Khoảng 1 tháng trước Tết, các cơ quan quản lí đã cho vệ sinh khu vực, đặc biệt là

làm sạch nước trong kênh và dọn dẹp lòng lề đường.Đồng thời, họ cũng tổ chức phân
lo các chỗ đậu ghe, những chiếc ghe nhỏ ở trên cũng biến mất. Tuy nhiên, các tiệm
nước ở khu vực đường bên trái vẫn hoạt động và thậm chí cịn tăng cường hoạt động
hơn, một số nhà vệ sinh công cộng xuất hiện, nhất là ở khu vực công viên.
Từ ngày 12 tháng Chạp Âm lịch, các xuồng ghe đã dần dần từ các nơi khác đổ về
khu vực bến Bình Đơng để bày bán, các ghe cặp sát bờ, trật tự theo thứ tự với nhiều
mặt hàng khác nhau, các ghe được chia ra theo mặt hàng bán, trên thân ghe hầu như
chỉ ghi biển số, với 2 chữ đầu là viết tắt tên tỉnh xuất xứ ghe, như LA là Long An, TG
là Tiền Giang… Các mặt hàng được sắp xếp theo thứ tự ghe tắc, các ghe bon sai, hoa
và cây cảnh nhỏ ở giữa và măt hàng cây mai kiểng ở cuối cùng. Các bồn hoa kiểng
được đặt một phần trên ghe, còn lại những cây to, hoặc những bồn cây đẹp nhất của
mỗi ghe được bày xuống đất hoặc trên những chiếc ghế nhựa trên phần vỉa hè, che
chắn hết lối đi.Trên những vỉa hè này cũng khơng có hoạt động gì khác ngoài hoạt
động kinh doanh này. Các chậu cây đầy đủ thể loại như hướng dương, cúc, hoa giấy…
19


đầy màu sắc được đẩy ra sát vỉa hè, không có lối đi, khách hàng thường chạy xe máy
đến, ngã giá và đem hàng đi ngay. Mỗi ghe thường là một gia đình, có cả trẻ em đi
theo để phụ cơng việc, những ghe cạnh nhau cũng có sự hỗ trợ nhau trong việc chuyền
sản phẩm từ ghe lên bờ hoặc lên các phương tiện vận chuyển để chở đi. Tại chợ hoa
vào những ngày Tết, các cơ quan chính quyền địa phương đã thiết đặt một lực lượng
bảo vệ chun trách, đồng thời nhóm xe ơm vận chuyển cũng được đưa vào trật tự và
quản lí, mỗi người có một thẻ tên đeo trước ngực, có đồng phục màu xanh, nhưng
thực ra vẫn có một vài người khơng mặc đồng phục. Bên cạnh việc chở khách, những
người này cũng được thuê để chở những món hàng nặng và cồng kềnh về nhà cho
khách.Đa phần khách đến đây chọn hình thức này để vận chuyển.
Từ ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa tập trung số ghe thuyền nhiều nhất, các giờ cao
điểm khách hàng rơi vào khoảng sau 5 giờ chiều. Trong các khoảng thời gian còn lại
trong ngày, lượng khách cũng đến rải rác, những người bn bán có vẻ nhàn hạ hơn,

họ tập trung tại một ghe bất kì để nói chuyện, đồng thời mua nước uống từ các tiệm
gần đó. Khu vực đậu ghe vẫn trải dài trên tuyến kênh, nhưng chỉ tập trung vào bờ
kênh hướng đường Bến Bình Đơng, và quần tụ nhất ở khu vực phường 13 đoạn vỉa hè
được lót đá kĩ càng.
1.1.2. Quá trình hình thành
Khi nói về lịch sử của chợ nổi trên sơng ở Bến Bình Đơng, ta nói đến q trình
hình thành và tồn tại hơn 300 năm của kênh Tàu Hũ. Lí do cho sự quan trọng này là vì
chợ nổi Trên Bến Dưới Thuyền được định hình trên con kênh Tàu Hũ xưa, nổi tiếng là
đầu mối, con đường giao thông quan trọng của thành phố. Đây là nơi giao thương của
miền Tây và miền Đông của Nam bộ Việt Nam. Bà con thương lái ĐBSCL mang
nông sản lên Sài Gòn bán, rồi nhập về những đồ gia dụng, đi phân phối khắp miền
Tây.
Sự hình thành của kênh Tàu Hủ được nhắc đến qua sự kiện trong Quốc Triều Sử
Tốt Yếu của Chính Biên ghi lại “…Khiến Phó tổng trấn Hồng Cơng Lý đem 10 vạn
dân, cấp tiền gạo đào sông từ thành Phiên An thông đến sông Mã Trường Giang .
Đào xong rồi, Ngài (Gia Long) đặt tên là An Thông Hà. Đàng sông đã thông, thuyền
20


bè qua lại đêm ngày, chỗ ấy thành một chỗ đơ hội lợi ích cho dân lắm.” Bối cảnh cho
sự xuất hiện sự kiện này do kênh Tàu Hủ xưa chỉ là con kinh nhỏ hẹp, khó khăn cho
tàu bè đi lại. Trong khi đó, tàu bè lại là một phương tiện vận chuyển chính khi xưa.
Chính trong sự khó khăn này mà mùa xuân Kỷ Mão năm 1819, vua Gia Long đã ra
lệnh cho Phó tổng trấn Gia Định lúc bấy giờ là ông Huỳnh Công Lý chỉ huy cải tạo,
nạo vét lại. Kênh Tàu Hủ chảy ngang Chợ Lớn xưa nên ngồi tên kênh Tàu Hủ, An
Thơng Hà nó cịn có tên là rạch Chợ Lớn hay Kinh Mới.10
Chính do sự thơng thống và đi lại thuận tiện nên kênh Tàu Hủ tập trung nhiều cư
dân đến buôn bán mà theo Trương Vĩnh Ký mô tả trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và
các vùng phụ cận (năm 1885) Hai bên bờ rạch Chợ Lớn là hai dãy nhà phố lớn bằng
gạch gọi là Tàu Khậu để cho người Hoa từ Trung Quốc hằng năm đi ghe biển tới

thuê. Họ đem hàng hóa chứa trong các phố đó, hoặc để bán sỉ hoặc để bán lẻ khi lưu
trú tại Sài Gịn”. Việc bn bán và giao thương cũng tấp nập trong bối cảnh thơng
thống giao thơng đường thủy xưa “Đầu thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, khi mà ngành
công nghiệp thương mại thành phố bắt đầu phát triển mạnh, nhu cầu vận chuyển, trao
đổi hàng hóa tăng cao nên hai bờ kênh Tàu Hủ được phát triển thành 2 tuyến giao
thơng bộ. Hàng hóa – chủ yếu là nông sản – sau khi được các thương lái chuyển về
bến Bình Đơng – một bến quan trọng trên kênh Tàu Hủ - sẽ được xe ngựa, xe bò... kéo
về khu vực chợ Lớn để phân phối lại. Trong số những nông sản ấy, lúa gạo là mặt
hàng tối quan trọng.”11

10
11

Nguyên Minh, 2014, Đại lộ Đông - Tây,con đường di sản giữa Sài Gịn, Tạp chí Dun dáng Việt Nam,
theo truy c p ngày
13/01/2015

21


Hình 2. Bến Bình Đơng trước 1975
( />AcQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.dulichvietnam.com.vn%2Fpho-xua-sai-gontrong-mat-nguoi-nuoc-ngoai.html&ei=FUkGVd6ZG4LXmAXYIHIAw&psig=AFQjCNH3r7DIluFce8OPzPHR4U7nPZOVUw&ust=1426561638730
021)
Qua một số lời kể của người dân đã sống ở đây lâu năm nói rằng “lúc đó xà lang,
ghe xuồng ở đây đơng lắm, tập trung ở bến Bình Đơng này nghề xà lang lúc đó là
nhất, ai làm xà lang là đại gia. Xà lang chở lúa gạo lên đây liên tục, đứng bên này
muốn qua bên kia đường khỏi cần qua cầu, nhảy nhảy (nhảy qua xà lang) là qua bờ
bên kia”.12
Với sự đặc thù của mặt hàng lúa gạo, một lực lượng phát triển mạnh thời đó là
những người khuân vác lúa gạo. Những người khuân vác tập trung đông để đáp ứng

nhu cầu vận chuyển lúa gạo từ thuyền ghe vào các nhà chứa gạo, từ đó vận chuyển
đến những nhà máy xay lúa gạo. Chính sự tập trung đơng dân cư ở bến Bình Đơng
này đã khiến cho việc buôn bán ở đây càng sầm uất. Các cư dân thương hồ từ đồng
bằng Sông Cửu Long, từ Cù Lao Phố (Biên Hịa, Đồng Nai) đơng thuyền đến, tập
trung buôn bán, đáp ứng nhu cầu cho lượng lớn thị trường quanh bến Bình Đơng lúc
bấy giờ. Chính điều này đã tạo nên cộng đồng thương hồ với những mô tả trên bến
dưới thuyền được nhắc đi nhắc lại.

12

Tư li u ph ng v n sâu nhân v t chú Năm, tên c a các nhân v t trong nghiên c u này đã đư c mã hóa và s

d ng tên gi

.

22


×