Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn (điển cứu thân chủ n t y, đinh tiên hoàng, phường 1, quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP SINH VIÊN
CẤP KHOA NĂM 2014

Tên cơng trình:
HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO TRẺ
CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN
(Điển cứu: Thân chủ N.T.Y, Đinh Tiên Hồng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường, lớp CTXH K4_khoá 2010 - 2014
MSSV: 1056150036
Người hướng dẫn: ThS. Tạ Thị Thanh Thuỷ, giảng viên Khoa Công tác Xã hội

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3/2014

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................................6
1.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................8
1.1.


Mục tiêu ........................................................................................................................8

1.1.1.

Mục tiêu tổng quát ................................................................................................8

1.1.2.

Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................8

1.2.

Nhiệm vụ .......................................................................................................................9

2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................9

3.

Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu.......................................................................9
1.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................9

1.2.

Khách thể nghiên cứu .................................................................................................10

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................10

4. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 10

5.

6.

4.1.

Ý nghĩa luận ................................................................................................................ 10

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 10

Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................................10
5.1.

Công tác xã hội ........................................................................................................... 10

5.2.

Công tác xã hội cá nhân.............................................................................................. 11

5.3.

Trẻ em ......................................................................................................................... 11


5.4.

Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ..................................................................................... 11

Kết cấu của đề tài. .............................................................................................................. 12

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................................... 13
PHẦN A: TỔNG QUAN CƠ SỞ, DẠNG ĐỐI TƯỢNG, CÁC CÔNG CỤ, LÝ THUYẾT ÁP
DỤNG. ........................................................................................................................................ 13
I. TỔNG QUAN CƠ SỞ DỰ ÁN TƯƠNG LAI ........................................................................... 13
1. Giới thiệu chung: ..................................................................................................................... 13

2.

1.1.

Khái quát về Hội Bảo trợ trẻ em thành Phố Hồ Chí Minh: ...................................... 13

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển Dự án Tương lai. ................................................... 14

Các đối tác tài trợ cho Dự án Tương Lai: .............................................................................. 14

3. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở pháp lý của Dự án Tương Lai ................ 15
4.

Cơ cấu tổ chức, nhân sự và các hoạt động chính của Dự án: ............................................ 16
4.1.


Cơ cấu tổ chức, nhân sự ............................................................................................. 16

4.2. Các hoạt động chính của Dự án và một số kết quả tiêu biểu đã đạt được: .................... 17
4.2.1.

Các hoạt động chính của dự án: ......................................................................... 17

4.2.2.

Một số kết quả tiêu biểu đã đạt được giai đoạn từ 2001 đến 2012:.................... 18
2


5.

Vai trò của dự án Tương Lai trong bối cảnh cộng đồng. .................................................. 19

6.

Nhận xét- Đánh giá. ............................................................................................................ 19
6.1.

Thuận lợi và khó khăn: .............................................................................................. 19

6.2.

Đánh giá. ..................................................................................................................... 20

6.3. Bên cạnh những thuận lợi trên thì tơi nhận thấy Dự án cịn một số hạn chế mà tơi cần
bổ sung và đề xuất một số ý kiến như sau: .............................................................................. 21

II.

Lý thuyết áp dụng........................................................................................................... 21

1.

Lý thuyết hệ thống sinh thái. ............................................................................................. 22

2.

Lý thuyết nhu cầu của Maslow. ......................................................................................... 22

3.

Thuyết tăng quyền lực và biện hộ ...................................................................................... 23

4.

Thuyết phát triển tâm lý của E. Erikson. .......................................................................... 24

5.

Lý Thuyết can thiệp khủng hoảng. .................................................................................... 24

III.

Phương pháp và các công cụ kỹ thuật. .......................................................................... 25

1.


Phương pháp ...................................................................................................................... 25

2.

Công cụ kỹ thuật. ............................................................................................................... 26
2.1.

Phương pháp định tính. .............................................................................................. 26

2.2.

Phương pháp quan sát có chủ đích. ........................................................................... 26

2.3.

Sơ đồ phả hệ................................................................................................................ 26

2.4.

Biểu đồ sinh thái. ........................................................................................................ 27

2.5.

Cơng cụ Swot .............................................................................................................. 27

PHẦN B: TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG HỢP. ......................................................... 28
I. Tên đề tài và lý do chọn đề tài...................................................................................................28
1. Tên đề tài: ............................................................................................................................... 28
2.


Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................... 28

3.

Tiến trình làm việc với trường hợp cụ thể. ........................................................................ 30
3.1.

4.

Tiếp nhận trường hợp và thiết lập mối quan hệ. ....................................................... 30

3.1.1.

Tiếp cận ban đầu. ................................................................................................ 30

3.1.2.

Thiết lập mối quan hệ với trẻ và gia đình........................................................... 30

Thu thập thông tin ban đầu ............................................................................................... 31
4.1.

Chuẩn bị hồ sơ trường hợp ........................................................................................ 32

4.2.

Thông tin cơ sở về đời sống trẻ................................................................................... 32

4.2.1.


Gia đình ruột thịt ................................................................................................ 32

4.2.2.

Giai đoạn khi sinh ra và thời thơ ấu ...................................................................33

4.2.3.

Sắp xếp cuộc sống hiện tại. ................................................................................. 34

4.2.4.

Giáo dục. ............................................................................................................. 35

4.2.5.

Tiểu sử bệnh lý. ...................................................................................................35

4.2.6.

Hành vi ứng xử/ tâm lí xã hội. ............................................................................ 36
3


5.

4.2.7.

Hoạt động mang tính tơn giáo. ........................................................................... 36


4.2.8.

Tham gia xã hội và giải trí. ................................................................................. 36

Đánh giá và xác định vấn đề. ............................................................................................. 36
5.1.

5.1.1.

Đánh giá sơ bộ nguy cơ ....................................................................................... 36

5.1.2.

Đánh giá chi tiết ..................................................................................................37

5.2.

Tiểu sử vấn đề, xác định và đánh giá vấn đề, nhu cầu của trẻ và gia đình. .............. 46

5.2.1.

Miêu tả và tiểu sử vấn đề. ................................................................................... 46

5.2.2.

Vấn đề của trẻ và gia đình .................................................................................. 47

5.2.3.

Nhu cầu của gia đình và trẻ. ............................................................................... 47


5.2.4.

Phân tích đánh giá, nhận xét .............................................................................. 48

5.3.

Lập kế hoạch can thiệp ............................................................................................... 53

5.3.1.

Tham gia trong lập kế hoạch can thiệp. ............................................................. 53

5.3.2.

Kế hoạch can thiệp .............................................................................................. 53

5.4.

Mơ tả hoạt động.. ........................................................................................................ 60

5.4.1.

Hồn thành hồ sơ xã hội để thân chủ nhận được hỗ trợ từ Dự án Tương Lai. .60

5.4.2.

Trong vòng 2 tháng thân chủ tự tin giao tiếp với người lạ................................. 65

5.5.


6.

Đánh giá ...................................................................................................................... 36

Giám sát và lượng giá .................................................................................................74

5.5.1.

Giám sát. ............................................................................................................. 75

5.5.2.

Lượng giá ............................................................................................................ 75

Kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm.............................................................................. 76
6.1.

Kết quả........................................................................................................................ 76

6.2.

Hạn chế ....................................................................................................................... 76

6.3.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................................77

PHẦN C. KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80

PHỤ LỤC ....................................................................................................................................82

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đà phát triển về kinh tế - xã hội. Theo thống kê Quốc
gia, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên từ 156 USD vào năm 1992
lên 482 USD năm 2002, năm 2005 là 636 USD. Hiện nay, theo thống kê vào cuối
năm 2010, GDP bình quân đầu người của nước ta là khoảng 1200 USD. Tỷ lệ dân
số sống dưới mức nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Vào năm 1993, tỷ lệ dân số
sống dưới mức nghèo đói là 58%, nhưng đến năm 1998 chỉ còn 37,4%, năm 2002
còn 28,9%, và đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 14,5%. Chỉ trong vòng 15 năm đã có
25 triệu người dân Việt Nam thốt nghèo1. Kinh tế phát triển kéo theo đó đời sống
con người cũng được chú ý quan tâm, tỷ lệ tử vong trẻ em, số trẻ em không được
đến trường, trẻ em bỏ học cũng được giảm thiểu đáng kể.
Bên cạnh những thành cơng đó, xã hội Việt Nam cịn tồn tại nhiều vấn đề hạn
chế. Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Những đối tượng
nghèo khó trong xã hội rơi vào tình cảnh bế tắc, người nào có cơng ăn việc làm thì
thu nhập không ổn định, không đủ lo cho cuộc sống gia đình. Cịn lại là thất nghiệp,
chính vì vậy, nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về việc làm, giáo dục, y
tế…dành cho người nghèo để giúp họ giảm bớt những khó khăn trước mắt, bên
cạnh đó, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cũng chung tay góp sức
để giảm bớt tỉ lệ nghèo đói. Tuy nhiên, những chính sách ưu đãi của nhà nước đang
còn hạn chế, kèm theo những thủ tục phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân.
Sự khó khăn bế tắc về đời sống vật chất của người dân nghèo đang là một vấn
đề nan giải, cần có sự chung tay giúp đỡ của các cấp, các ngành. Bên cạnh khó khăn
về vật chất cịn có khó khăn về tinh thần đó là những mặc cảm bản thân về bệnh tật,

hồn cảnh gia đình…

1

Trích: />
5


Trước nhu cầu của xã hội, Dự án Tương Lai thuộc Hội Bảo trợ trẻ em Thành
phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 6/1998. Ra đời nhằm cung cấp các dịch
vụ xã hội cho trẻ đường phố, trẻ lao động sớm và trẻ nghèo trong cộng đồng, với
nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên (bao gồm: giáo
dục, học nghề, việc làm, giấy tờ tùy thân, tập huấn kỹ năng sống/quyền trẻ
em/phịng chống xâm hại tình dục trẻ em, tổ chức các hoạt động văn hóa và vui chơi
giải trí lành mạnh).
Trong thời gian làm việc với trẻ có hồn cảnh khó khăn, sinh viên đã có dịp
tiếp xúc với nhiều trẻ khác nhau. Trong số đó, sinh viên đặc biệt quan tâm chú ý tới
hoàn cảnh của bé tên N. T. Y thuộc đối tượng trẻ có hồn cảnh khó khăn. Đó là một
trẻ 9 tuổi học lớp 4 trường tiểu học Tô Vĩnh Diện, trẻ sống với ba mẹ, chú bác. Ba
của Y bị sụp mí mắt, nên từ khi Y sinh ra em cũng bị di truyền bệnh xụp mí mắt từ
ba, trẻ đã trải qua nhiều lần phẫu thuật, hiện tại mắt của trẻ đã nhìn rõ hơn. Nhưng
do phẫu thuật nhiều lần nên mắt trẻ để lại sẹo, vì vết sẹo đó nên trẻ sợ giao tiếp với
người lạ. Trong xã hội hiện nay, kĩ năng giao tiếp là một trong những yếu tố mang
lại sự phát triển mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thiếu kĩ năng giao tiếp là
điều vô cùng thiệt thòi và dẫn đến hạn chế về nhiều mặt như không được mọi người
thương yêu, quý mến, tin tưởng, giúp đỡ, khơng có nhiều cơ hội việc làm, mối quan
hệ xã hội hạn chế... Với độ tuổi thiếu nhi, thân chủ rất cần có kỹ năng giao tiếp với
người khác để khi lớn lên thân chủ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. Chính
vì những ngun nhân đó; sinh viên đã lựa chọn vấn đề “hỗ trợ đời sống vật chất,
tinh thần cho trẻ có hồn cảnh khó khăn” để làm việc với thân chủ. Cùng thân chủ

và gia đình lên kế hoạch can thiệp để đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực tế có nhiều nghiên cứu, ấn phẩm, bài viết được đăng trên các tạp chí, báo
liên quan đến đặc điểm tâm lý trẻ tiểu học, dưới đây là các bài viết, đề tài, sách, báo
có liên quan đến đối tượng mà tơi tìm hiểu.
 Đề tài “Tâm lý trẻ em có hồn cảnh khó khăn” của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc
Lâm, năm 2008. Thạc sĩ đã nêu được khái niệm hoàn cảnh khó khăn; các yếu
tố gây khó khăn; các dạng trẻ em trong hồn cảnh khó khăn; các ảnh hưởng
của sự lạm dụng; các đặc điểm tâm lý của hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng của
trẻ trong hồn cảnh khó khăn hiện nay.
6


 “Công tác xã hội với trẻ em và gia đình” , Thạc sĩ. Nguyễn Ngọc Lâm biên
tập, Khoa Xã hội học – Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh: Mục
tiêu là đem lại sự hỗ trợ cho trẻ em trong hồn cảnh khó khăn, giúp bảo vệ
trẻ em và gia đình và góp phần vào nền an sinh cho trẻ em và gia đình. Làm
việc với trẻ em có thể là một thách thức lớn nhất nhưng cũng là phần thưởng
xứng đáng nhất của vai trò nhân viên xã hội trong lĩnh vực an sinh nhi đồng.
Nhân viên xã hội và trẻ có thể cùng làm gì với nhau? Làm thế nào để trở
thành người làm việc tốt hơn với trẻ; những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản và
kỹ thuật làm việc với trẻ em có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều tình huống
cơng tác xã hội.
 “Công tác xã hội với trẻ em” Nguyên tác: “Social with childen”, của Marian
Brandon, người dịch Nguyễn Thị Nhẫn. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB, Đại
học Mở - Bán cơng thành phố Hồ Chí Minh 2001.Nói về các chính sánh,
quyền, mơ hình phát triển, tiếng nói của trẻ em. Trẻ em được chăm sóc bởi
chính quyền địa phương.
 “Tâm lý học trẻ em” (Trích chương II trong Tuyển tập Tâm lý học của J.
Piaget 1896-1996 NXB Giáo dục 1957-1977. Nghiên cứu sự tăng trưởng về

mặt trí tuệ (tinh thần) hoặc nói một cách khác, nghiên cứu sự phát triển các
hình thức ứng xử (nghĩa là những hành vi có ý thức). Sự tăng trưởng trí tuệ
khơng thể tách rời với sự tăng trưởng về mặt thể chất, nhất là không thể tách
rời sự thuần thục của hệ thần kinh và các hệ nội tiết. Tâm lý học trẻ em,
nghiên cứu trẻ em vì trẻ em trong sự phát triển tinh thần của nó, cơng trình
này được xem như là một sự tổng hợp những cơng trình nghiên cứu khác về
tâm lý học trẻ em.
 Cuốn sách “ Cuộc sống gia đình” Lê Ý Thu biên soạn. Trong chương 3, trẻ
em chúng lớn lên như thế nào? Trong chương này nói về những điều trẻ em
cần, chơi là công việc của đứa trẻ khi đứa trẻ không được quan tâm thì nó sẽ
như thế nào? Và tình u thương của cha mẹ dành cho con cái ra sao, để từ
đó, tạo nên cách ứng xử của trẻ đối với người khác như thế nào?
 Toạ đàm Báo chí “Với cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn”. (19/12/2008) Ngày 18/12/2008, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã
hội phối hợp cùng Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức Toạ đàm Báo chí với
7


cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.Tham dự
có các đồng chí lãnh đạo Cục Bảo trợ Xã hội, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
vụ Bình đẳng giới, tạp chí Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và trẻ em;
lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; đại diện Bộ Thơng tin - Truyền
thơng cùng đơng đảo phóng viên báo chí trong và ngồi ngành tới dự. Mục
đích của Toạ đàm là nhằm tăng cường công tác thông tin, truyền thơng, góp
phần nâng cao nhận thức xã hội đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền có
định hướng đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn; thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả Quyết định 65/2005/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân
của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai

đoạn 2005 - 2010".
Bên cạnh những bài nghiên cứu, báo cáo… hiện nay cũng có nhiều những dự
án đề tài khác nói về đặc điểm tâm lý trẻ em lứa tuổi tiểu học.
Nhìn chung những nghiên cứu, ấn phẩm và những bài viết trên đã đề cập sâu
đến đặc điểm tâm lý trẻ tiểu học, những khó khăn về vật chất và tinh thần mà các
em gặp phải. Tuy nhiên, các đề tài, bài viết này chưa đi sâu vào tìm hiểu tâm lý của
từng cá nhân, miêu tả bức tranh tổng thể của một cá nhân để từ đó có cái nhìn tổng
thể về cá nhân đó để có thể từng bước lên kế hoạch tìm hiểu, hỗ trợ, can thiệp khi cá
nhân đó cần.
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1.

Mục tiêu

1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát trong đề tài này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề hỗ trợ
đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ có hồn cảnh khó khăn (Điển cứu: Thân chủ
N.T.Y, Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, gia đình có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn).
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Trong vịng 20 ngày hồn thành hồ sơ xã hội để thân chủ nhận được hỗ trợ
từ Dự án Tương Lai.
 Trong vòng 2 tháng thân chủ tự tin giao tiếp với người lạ.
8


Dựa trên kết quả nghiên cứu, sinh viên sẽ đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của trẻ, nhằm đưa ra một số kiến
nghị - giải pháp giúp gia đình trẻ có cuộc sống tốt hơn, trẻ sẽ tự tin giao tiếp với
người lạ; thay đổi cách nhìn nhận cũng như thái độ của mọi người đối với trẻ.


1.2.

Nhiệm vụ

Kết quả nghiên cứu của đề tài phải chỉ ra được những vấn đề có liên quan,
tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của trẻ và gia đình. Sinh viên sẽ phải tìm
hiểu, thu thập thơng tin từ nhiều đối tượng có liên quan tác động đến trẻ. Thu thập
thơng tin từ trẻ, từ gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tìm hiểu được nhu cầu,
những thuận lợi và khó khăn, mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè, nhà trường và xã
hội tác động tới trẻ như thế nào. Và hiện nay, thì nhà nước cũng đã có những chính
sách ưu tiên cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Vậy phải làm gì để những
chính sách đó được phổ biến và áp dụng được vào thực tế? Phải làm gì để giúp trẻ
có hồn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần hòa nhập vào cộng đồng một cách
dễ dàng, để thay đổi được những cách nhìn thiển cận, cách đánh giá, sự kỳ thị, phân
biệt từ phía cộng đồng?
Ngồi ra, một nhiệm vụ cũng có thể coi là rất quan trọng đối với đề tài đó là
việc đưa ra một số giải pháp – kiến nghị nhằm giải quyết phần nào nhu cầu, khó
khăn, bất cập mà trẻ đang gặp phải.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp: Công tác xã hội cá nhân
Sử dụng các công cụ để phân tích: Cơng cụ kỹ thuật đường đời, biểu đồ Swot, sơ đồ
phả hệ, biểu đồ sinh thái, kỹ thuật cây vấn đề, thực hiện các cuộc vấn đàm, sử dụng
kĩ năng quan sát, sử dụng các biểu mẫu để ghi chép và thu thập thông tin. Sau mỗi
lần vấn đàm đều có ghi chép thành các biên bản vấn đàm và lưu lại để đối chiếu
thông tin. Việc quan sát có chủ đích và ghi chép lại, giúp cho việc thu thập thông tin
và xác minh thông tin một cách chính xác hơn. Sau các buổi thảo luận nhóm, đều có
ghi chép lại các thơng tin để lưu giữ và so sánh thông tin ban đầu.
3. Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu
1.1.


Đối tượng nghiên cứu

9


Thực hiện công tác xã hội cá nhân, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho
trẻ có hồn cảnh khó khăn (Điển cứu: Thân chủ N.T.Y, Đinh Tiên Hồng, Phường 1,
Quận Bình Thạnh, gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn).
1.2.

Khách thể nghiên cứu

Bao gồm khách thể là: 1 trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sinh viên tập trung nghiên cứu 1 trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn trong thời gian 2 tháng.
4. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa luận
Đề tài sử dụng một số lí thuyết như: Lý thuyết Nhu cầu của nhà tâm lý học
Abraham Maslow, lý thuyết Hệ thống sinh thái, thuyết tăng quyền lực và biện hộ,
thuyết Phát triển tâm lý của E. Erikson, thuyết Can thiệp khủng hoảng để nghiên
cứu về những vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của trẻ; sinh viên sử dụng các
thuyết này làm cơ sở lý luận. Qua đó minh chứng rằng, nhu cầu, thái độ, nhận thức
của trẻ phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ, nhìn nhận của tất cả mọi người.
4.2.


Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp thực hành Công tác xã hội với cá nhân một
cách hiệu quả hơn; hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Tài liệu cũng hỗ trợ cho những người quan tâm đến phương pháp làm việc cá
nhân với trẻ em có thêm những kinh nghiệm để làm việc.
5. Một số khái niệm cơ bản
5.1.

Công tác xã hội

Theo định nghĩa của Hiệp Hội Quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ NASW, năm 1970 cho rằng: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chun mơn
nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi
phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích
hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy” 2.
Hiệp hội Công tác xã hội thế giới họp tại Montreal – Canada ngày 26/07/2000
tái khẳng định: “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải
2



10


quyết vấn đề trong tương quan giữa con người, gia tăng quyền lực, giải thốt con
người và khơng ngừng đem lại cuộc sống hạnh phúc. Dùng những lý thuyết về hành
vi con người, hệ thống xã hội, Công tác xã hội can thiệp vào những lĩnh vực mà con
người có tương tác với môi trường sống. Những nguyên tắc về quyền con người và
công bằng xã hội là nền tảng của nghề Công tác xã hội” 3.

5.2.

Công tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp, quan tâm đến những vấn
đề về nhân cách của một thân chủ. Mục đích của cơng tác xã hội cá nhân là phục
hồi, củng cố, phát triển sự thực hành bình thường của chức năng xã hội của cá nhân.
Nhân viên xã hội thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần
thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa người và người, và kinh tế xã hội. Phương pháp
này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề
của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động. Theo Grace Mathew: “Công tác xã
hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ
một – một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những
người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội. Công tác xã
hội cá nhân ra đời rất sớm và được hình thành từ năm thành tố: con người, vấn đề
của thân chủ, cơ sở xã hội, công cụ khoa học và dịch vụ xã hội” 4.
5.3.

Trẻ em

Là thành viên trong xã hội nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần
có được điều kiện tối ưu để phát triển. Điều kiện này thay đổi theo mỗi hồn cảnh,
có mặt mạnh mặt yếu, mặt mạnh sẽ giảm bớt thiệt hại do mặt yếu gây ra. Thí dụ:
Con nhà nghèo khơng được cha mẹ thương yêu quan tâm, mồ côi nhưng được cha
mẹ nuôi hết lịng chăm sóc, khuyết tật nhưng được nhà nước, cộng đồng và gia đình
kết hợp tốt nên cuộc sống được an ủi thoải mái5.
Theo định nghĩa của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục năm 2004 (điều 1) thì
trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi. Theo Công ước Quốc Tế: trẻ em là người
dưới 18 tuổi.
5.4.


Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

3


Trích: Cơng tác xã hội cá nhân, tác giả Lê Chí An, ĐH Mở Bán Cơng Tp. HCM
5
Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, Trang 29.
4

11


Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ
em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất
độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình
dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.6
6. Kết cấu của đề tài.
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần A: Tổng quan cơ sở, dạng đối tượng, các cơng cụ, lý thuyết áp dụng.
Phần B: Tiến trình làm việc với trường hợp.
Phần C: Kiến nghị

6

Trích: Cơng tác xã hội với trẻ em và gia đình, ThS, Nguyễn Ngọc Lâm, Đại học mở Bán Cơng Thành Phố
Hồ Chí Minh. Năm 2005.


12


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN A: TỔNG QUAN CƠ SỞ, DẠNG ĐỐI TƯỢNG, CÁC CÔNG CỤ, LÝ
THUYẾT ÁP DỤNG.
I. TỔNG QUAN CƠ SỞ DỰ ÁN TƯƠNG LAI
1. Giới thiệu chung:
1.1. Khái quát về Hội Bảo trợ trẻ em thành Phố Hồ Chí Minh:
Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1988
theo Quyết định số 212/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận.
Hội ra đời từ tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các nhà hoạt
động xã hội, những luật sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ với mong muốn góp phần cùng chính
quyền Thành phố trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn
cảnh khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính:
Từ 1988 đến nay Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 07
kì đại hội (05 năm/lần). Đại hội bầu ra Ban chấp hành, Ban chấp hành bầu ra Ban
Thường vụ gồm: 01 chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên.
Ban chấp hành nhiện kì VII (2012-2017) gồm 29 thành viên; Ban thường vụ
có 07 người, trong đó có 1 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và 04 ủy viên.
Đội ngũ nhân sự quản lý dự án, nhân viên xã hội và nhân viên văn phòng Hội
khoảng 25 người.
Hơn 24 năm hoạt động, Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã chăm
sóc và giúp đỡ trên 300.000 trẻ em và thanh niên có hồn cảnh khó khăn thơng qua
65 dự án tại cộng đồng, các mái ấm/nhà mở.
Hiện tại, Hội đang quản lý và thực hiện 05 dự án (chính) sau:


- Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ với mục tiêu: Ni dưỡng và chăm sóc trẻ gái (từ 8 đến 18
tuổi) có nguy cơ và/hoặc bị xâm hại, lạm dụng tình dục.

- Mái ấm Tre Xanh với mục tiêu: Ni dưỡng và chăm sóc trẻ trai lang thang đường
phố hoặc có nguồn gốc đường phố.

- Dự án Tương Lai với nhiệm vụ: Cung cấp các dịch vụ xã hội cho trẻ đường phố, trẻ
lao động sớm và trẻ nghèo trong cộng đồng.

13


- Dự án “Bảo vệ trẻ em có hồn cảnh khó khăn trước nguy cơ bị lây nhiễm
HIV/AIDS tại phương Tân Qui, quận 7”.

- Dự án “Hội nhập nghề nghiệp và xã hội” cho trẻ trai từ 16 đến 18 tuổi.
Ngồi 05 dự án chính trên, Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh cũng
vận động thêm tài trợ để thực hiện một số dự án lồng ghép với các dự án chính. Ví
dụ như: Dự án “Đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em và thanh thiếu niên có hồn
cảnh khó khăn tại thành phố Hồ Chí Minh” do The HSBC Global Education
Programme tài trợ, Dự án “Tăng cường công tác xã hội đường phố trong việc ngăn
ngừa và hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục và bạo hành” do Dynamo
International tài trợ…
1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển Dự án Tương lai.

Dự án Tương Lai thuộc Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập vào tháng 6/1998. Từ 1998 đến 2001, Dự án Tương Lai được Tổ chức Phi
chính phủ Education for Development (EFD) tài trợ kinh phí và trợ giúp kỹ thuật

ban đầu.
Từ tháng 06/1998 đến tháng 01/2003, Văn phòng Dự án Tương Lai bố trí tại 1
căn phịng nhỏ (tầng trệt) thuộc trụ sở Mái ấm Tre Xanh, số 40/34, đường Calmette,
Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1.
Tháng 02/ 2003, Dự án Tương Lai có văn phịng làm việc mới tại ngơi nhà
số 280/10, đường Cách Mạng Cách 8, Phường 10, Quận 3 (ngôi nhà 01 trệt + 01
lầu, có tổng diện tích sử dụng là 117,70 m2). Văn phòng mới của Dự án Tương Lai
được Hội Bảo trợ Trẻ em thành phố Hồ Chí Minh mua và sửa chữa bằng nguồn
kinh phí tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) và Tổ chức EFD để
làm văn phòng tư vấn, cung cấp kiến thức, thông tin, cung cấp các dịch vụ học chữ,
học nghề, giới thiệu việc làm, học tiếng Anh, vui chơi giải trí, thể thao miễn
phí…cho trẻ em lang thang đường phố, trẻ em lao động sớm, trẻ em nghèo ở cộng
đồng, trẻ ở các cơ sở bảo trợ xã hội.
2.


Các đối tác tài trợ cho Dự án Tương Lai:
Giai đoạn 1998- 2010:

-

UNICEF in Vietnam (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc tại Việt Nam)

-

Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID)

-

Tổ chức Education For Development (EFD)

14


-

Terre des hommes Foundation – Lausanne

-

Worl Bank tại Việt Nam

-

Target Foudation

-

Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN (LIN)

-

Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP)


Giai đoạn 2011-2013:

-

Liên minh Châu Âu ( EU ) tài trợ cho Dự án giai đoạn 2011- 2013.


-

HSBC Bank (VietNam) Ltd tài trợ kinh phí thực hiện Dự án “An tồn hơn cho trẻ
em và thanh thiếu niên”. Đây là một dự án lồng ghép do nhân sự của Dự án Tương
Lai trực tiếp thực hiện từ 12/2011 đến 11/2012.

-

Quỹ Châu Á (The Asia Foudation) tài trợ cho Dự án “Hỗ trợ người nhập cư tại
thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là 01 dự án lồng ghép do nhân sự của Dự án Tương
Lai trực tiếp thực hiện năm 2011.

-

Ngoài ra Dự án Tương Lai còn nhận được sự đồng hành, sự trợ giúp hết sức quý
báu về tiền mặt, hiện vật, quà tặng của các tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân hảo
tâm trong nước và ngoài nước.
3. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở pháp lý của Dự án Tương
Lai

- Tầm nhìn: Tập thể nhân sự Dự án Tương Lai cùng với Hội Bảo trợ trẻ em thành
phố Hồ Chí Minh phấn đấu xây dựng một xã hội trong đó mọi trẻ em là thành viên
chính thức được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và có quyền nói lên tiếng nói của mình,
tiếng nói ấy phải được tôn trọng.

- Sứ mạng: Dự án Tương Lai mong muốn góp phần mang đến những lợi ích tốt nhất
cho trẻ em và thanh thiếu niên có hồn cảnh khó khăn bằng việc nâng cao năng lực,
truyền thơng vận động về quyền trẻ em và cung cấp các dịch vụ xã hội thơng qua
liên kết với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới các tổ chức
xã hội khác và cộng đồng.


- Mục tiêu của dự án: Giai đoạn 2011 – 2013, Dự án Tương Lai là một hợp phần
của Dự án “Cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các quyền trẻ em và thanh
thiếu niên có nguy cơ” do UBND thành phố Cao Lãnh, Sở Lao Động – Thương
Binh và Xã hội thành phố Cần Thơ và Hội Bảo trợ trẻ em TP. HCM phối hợp thực

15


hiện dưới sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU). Sau 03 năm có 900 trẻ em và
thanh thiếu niên có nguy cơ cao tại thành phố Hồ Chí Minh được hưởng các dịch vụ
xã hội do Dự án cung cấp thơng qua sự liên kế với chính quyền, các doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội và cộng đồng.

- Nhiệm vụ: Dự án Tương Lai phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã
hội khác, các trung tâm/cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp, các cá nhân hảo tâm
để thực hiện các hoạt động truyền thông/vận động thúc đẩy thực thi quyền trẻ em
(tổ chức hội trại, diễn đàn, làm phim phóng sự, tờ bướm…); nâng cao năng lực cho
nhân viên dự án, cán bộ chuyên trách trẻ em ở địa phương, lực lượng cộng tác
viên/tình nguyện viên; cung cấp các dịch vụ xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên
(bao gồm: giáo dục, học nghề, việc làm, giấy tờ tùy thân, tập huấn kỹ năng
sống/quyền trẻ em/phịng chống xâm hại tình dục trẻ em, tổ chức các hoạt động văn
hóa và vui chơi giải trí lành mạnh).

- Cơ sở pháp lý của Dự án: Dự án Tương Lai là một đơn vị trực thuộc Hội Bảo trợ
trẻ em thành phố Hồ Chí Minh. Trong từng giai đoạn hoạt động, Dự án Tương Lai
đều được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt Văn kiện dự án và
cho phép tiếp nhận nguồn kinh phí từ các nhà tài trợ.
4. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và các hoạt động chính của Dự án:
4.1.


Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Nhân sự của dự án gồm 5 người:
-

01 điều phối viên dự án: Ông Nguyễn Ngọc Phúc

-

04 cán bộ dự án:

 Bà Chu Thị Hoàng Anh phụ trách hoạt động: Trợ giúp trẻ làm giấy tờ tùy thân và
một số hoạt động chung khác.
 Bà Nguyễn Thị Bích Liễu phụ trách hoạt động: Trợ giúp việc làm cho thanh thiếu
niên và một số hoạt động chung khác.
 Ơng Trần Duy Hịa phụ trách hoạt động: Trợ giúp trẻ học chữ và một số hoạt động
chung khác.
 Ông Trần Ngọc Phương phụ trách hoạt động: Trợ giúp thanh thiếu niên học nghề và
một số hoạt động chung khác.

16


 Sơ đồ nhân sự dự án

Điều phối viên dự án

Cán bộ dự án phụ
trách học nghề và

các hoạt động
4.2.. khác

Cán bộ dự án phụ
trách tìm việc làm
cho trẻ và các hoạt
động khác

Cán bộ dự án phụ
trách làm giấy tờ
tùy thân và các
hoạt động khác

Cán bộ dự án phụ
trách học chữ cho
trẻ và các hoạt
động khác

4.2. Các hoạt động chính của Dự án và một số kết quả tiêu biểu đã đạt được:
4.2.1. Các hoạt động chính của dự án:
-

Thiết lập mối quan hệ hợp tác đối tác với các đối tác (cấp khu vực: Quan hệ hợp tác
giữa Hội Bảo trợ trẻ em với Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh – tỉnh Đồng
Tháp và Sở LĐ – TB & XH TP.Cần Thơ; cấp địa phương: Quan hệ hợp tác giữa dự
án Tương Lai với Ủy ban nhân dân các phường và các tổ chức, cơ sở bảo trợ xã hội
bạn).

-


Tập huấn chuyên môn về công tác xã hội, quyền trẻ em cho nhân viên dự án và cán
bộ có liên quan.

-

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về quyền trẻ em.

-

Tiếp cận trẻ, gia đình của trẻ.

-

Tư vấn và hỗ trợ trẻ và thanh thiếu niên học chữ.

-

Tư vấn và hỗ trợ thanh thiếu niên học nghề.

-

Tư vấn và hỗ trợ thanh thiếu niên tìm việc làm.

-

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sống, quyền trẻ em, sức khỏe tuổi vị thành niên,
phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho trẻ em và thanh thiếu niên (TTN).

-


Tổ chức các hội trại, diễn đàn về quyền trẻ em cho trẻ em và TTN tham gia.

-

Tổ chức các hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí cho trẻ em và TTN.

-

Trợ giúp trẻ em và TTN làm giấy tờ tùy thân (giấy khai sinh, giấy CMND).

17


-

Tổ chức các đợt tham quan thực tế các cơ sở bảo trợ xã hội và giới thiệu mơ hình dự
án đến chính quyền, các ban ngành đồn thể và các cơ sở bảo trợ xã hội ở những địa
phương khác.

-

Tổ chức các buổi họp chia sẻ kinh nghiệm và sinh hoạt chuyên đề với các nhóm phụ
huynh của trẻ.

-

Tiếp nhận và quản lý lực lượng tình nguyện viên, sinh viên thực tập.
4.2.2. Một số kết quả tiêu biểu đã đạt được giai đoạn từ 2001 đến 2012:
Số


Hoạt động

Kết quả

Tổng kinh phí vận động được

# 10, 5 tỷ

TT
1

đồng
2

Tiếp cận trẻ trên đường phố và tại văn phòng dự án

4.391 trẻ

3

Tiếp nhận trẻ vào dự án

2.881 trẻ

4

Trợ giúp trẻ học chữ

5


Chương trình tiếng Anh

630 trẻ
1.327 trẻ &
22 người lớn

6

Trợ giúp trẻ học nghề

527 em

7

Trợ giúp trẻ việc làm

633 trẻ

8

Trợ giúp trẻ làm giấy tờ tùy thân

164 trẻ

9

Tư vấn cho trẻ

2.877 trẻ


10

Tập huấn cho trẻ về HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, kỹ

1.066 trẻ

năng sống
11

Chăm sóc y tế cho trẻ

12

Tổ chức các hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí cho

196 trẻ
3.817 trẻ

trẻ
13

Tiếp nhận và quản lý sinh viên thực tập, tình nguyện

259 người

viên
14

Phân phát 17 tờ bướm các loại cho trẻ (tờ bướm về các
mái ấm/nhà mở, tờ bướm về HIV/AIDS, tờ bướm về

quyền trẻ em, tờ bướm giới thiệu về dự án…)

18

987 ản


5.

Vai trò của dự án Tương Lai trong bối cảnh cộng đồng.
Vai trò của dự án rất quan trọng trong bối cảnh xã hội hiện nay, với mục đích

và cách thức thực hiện là cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy quyền của trẻ
/thanh thiếu niên có nguy cơ, giúp xã hội giảm bới trẻ em/ thanh thiếu niên có hồn
cảnh khó khăn.
Thơng qua các hoạt động chính của dự án như: Học nghề; việc làm; học chữ;
làm giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó, Dự án cịn tổ chức các hoạt động vui chơi - giải
trí… Từ đó giúp trẻ/ thanh thiếu niên có thể tiếp cận được các dịch vụ mà các trẻ
đang cần. Ngoài ra, Dự án không chỉ hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu cho riêng trẻ ở
Thành phố Hồ Chí Minh mà Dự án còn đáp ứng nhu cầu cho trẻ ở các tỉnh khác
đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh  Giảm bới những mảnh đời khó khăn,
giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống, xây dựng một tương lai tươi sáng góp phần xây
dựng xã hội ngày càng hồn thiện hơn.
6.

Nhận xét- Đánh giá.

6.1.

Thuận lợi và khó khăn:


 Thuận lợi:
Một số thuận lợi cơ bản của Dự án Tương Lai:


Dự án ra đời từ nhu cầu thực tế của địa phương, của đối tượng hưởng lợi (trẻ
em, thanh thiếu niên và cộng đồng dân cư);



Dự án luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các
ngành chức năng, chính quyền địa phương, lãnh đạo Hội Bảo trợ trẻ em;



Dự án có nguồn kinh phí tài trợ và sự đồng hành của các NGO nước ngoài,
các tổ chức/doanh nghiệp và các cá nhân hảo tâm;



Dự án có đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên môn bài bản, không ngừng
được nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm), có kinh
nghiệm và tâm huyết với ngành CTXH; có đội ngũ cộng tác viên, tình
nguyện viên nịng cốt;



Dự án có cơ sở vật chất và trang thiết bị văn phòng phục vụ được nhu cầu
cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên;


19




Dự án có “tuổi thọ” dài và đã đạt được những thành quả khả quan nên cũng
tạo được uy tín, sự tin tưởng nhất định đối với chính quyền địa phương, các
nhà tài trợ, cơ quan chủ quản và cộng đồng dân cư.



Khó khăn:

Một số khó khăn chính của Dự án Tương Lai:
 Việc vận động kinh phí tài trợ ngày càng khó khăn do nền kinh tế thế giới
và nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. Việc vận động tài
trợ ngày càng gặp phải “sự cạnh tranh” của nhiều NGO nước ngoài, các tổ
chức, các cơ sở bảo trợ xã hội bạn.
 Văn phòng dự án đã xuống cấp và trang thiết bị đã cũ, hư hỏng nhưng chưa
vận động được kinh phí tài trợ để sửa chữa văn phòng dự án và mua sắm
mới một số trang thiết bị văn phòng để phục vụ tốt hơn cho trẻ em và thanh
thiếu niên;
 Trẻ em và thanh thiếu niên có hồn cảnh khó có nhu cầu cần trợ giúp cịn
nhiều, nhưng kinh phí tài trợ hạn chế, nên việc đáp ứng nhu cầu của trẻ em
và thanh thiếu niên chưa nhiều, một số hoạt động chưa đi vào chiều sâu và
mang tính bền vững.
 Thanh thiếu niên đã và đang được dự án trợ giúp học nghề, giới thiệu việc
làm phần lớn là dân nhập cư, các em có nguồn gốc đường phố, hồn cảnh
gia đình rất khó khăn, chỗ ở khơng ổn định, tâm lý không ổn định, học vấn
thấp… nên nhân viên xã hội mất nhiều thời gian để tiếp cận, theo dõi và

can thiệp kịp thời trong suốt tiến trình trợ giúp các em, nhưng tỷ lệ các em
bỏ việc, bỏ học nghề giữa chừng cũng còn cao.
 Dự án đang trợ giúp trẻ ở nhiều địa bàn khá xa Văn phòng dự án nên việc đi
lại gây khó khăn khơng chỉ đối với trẻ và phụ huynh của các em, mà cả đối
với các nhân viên xã hội của dự án.
6.2.

Đánh giá.

 Thời gian hoạt động lâu năm Dự án Tương Lai dần tìm được chỗ đứng cũng
như sự ủng hộ của các đối tác và mọi người.

20


 Với mục tiêu, các hoạt động chính của dự án nhằm hỗ trợ trẻ em/thanh thiếu
niên có hồn cảnh khó khăn nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác nước ngoài
như: Liên minh Châu Âu EU, EFD, LIN, CSIP, HSBC…
 Dự án hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý, đội ngũ nhân sự chuyên môn, giàu
kinh nghiệm…Tất cả những thuận lợi trên Dự án Tương Lai sẽ hoạt động tốt
hơn và ngày càng phát triển hơn nữa khơng chỉ trong nước mà cịn có cơ hội
phát triển ở ngồi nước..
 Các mảng hoạt động chính của dự án như: Học nghề; học chữ; việc làm; giấy
tờ tuỳ thân. Tất cả các mảng hoạt động đều thực hiện rất tốt, hỗ trợ đáp ứng
được nhu cầu mà trẻ em/ thanh thiếu niên đang cần.
 Hệ thống cung ứng dịch vụ xã hội tại Dự án Tương Lai được phân chia rất rõ
ràng và cụ thể, mỗi dịch vụ chuyên sâu một mảng, tách biệt, nhân viên xã hội
làm việc rất chun nghiệp, có qua đào tạo. Ngồi ra hệ thống dịch vụ ở đây
đáp ứng được khá nhiều yêu cầu và mục đích đối vơi một dịch vụ xã hội.
6.3.


Bên cạnh những thuận lợi trên thì tơi nhận thấy Dự án cịn một số hạn
chế mà tơi cần bổ sung và đề xuất một số ý kiến như sau:

 Nguồn hỗ trợ kinh phí từ các đối tác đang giảm dần (Dự án muốn duy trì
được thì cần phải tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ với các đối tác trong và
ngoài nước khác).
 Các hoạt động tập huấn kỹ năng cũng như tuyên truyền về chăm sóc, bảo vệ
trẻ em (tun truyền về phịng chống xâm hại tình dục trẻ em; bạo lực gia
đình…) chưa thực sự hiệu quả cần nâng cao, hình thức phong phú, nội dung
phù hợp và đa dạng hơn để thu hút nhiều phụ huynh, trẻ em/ thanh thiếu niên
tham gia nhiệt tình, cũng như để lại ấn tượng sâu hơn trong lòng mọi người
tham gia như: tham gia kể chuyện, vẽ tranh, sắm vai đóng kịch phù hợp với
tình huống cũng như nội dung chương trình…Đồng thời áp dụng các cơng cụ
PRA (biểu đồ sinh thái, cây vấn đề…) để làm rõ vấn đề và đưa ra biện pháp
thích hợp cho vấn đề đó
II.

Lý thuyết áp dụng.
Để giải thích một vấn đề nào đó, dựa trên những nguyên tắc độc lập của một

hiện tượng chúng ta cần có lý thuyết. Trước mỗi trường hợp, để tiếp cận được thân
21


chủ có thể thơng qua lai lịch, qua các nguồn thơng tin cá nhân, hay qua quan sát
hình ảnh, thể chất, tính cách của thân chủ. Ngồi ra, chúng ta cịn có thể tiếp cận
thân chủ bằng phương pháp khoa học, tức thông qua việc xây dựng các lý thuyết
tiếp cận.
Đối với trường hợp thân chủ, để sinh viên tiếp cận, thu thập được thông tin,

tạo mối quan hệ thân thiết với thân chủ và gia đình. Đồng thời, góp phần đưa ra giải
pháp giải quyết vấn đề của thân chủ, sinh viên sẽ sử dụng các lý thuyết sau:
1. Lý thuyết hệ thống sinh thái7.
Theo lý thuyết này giải thích, mỗi cá nhân là một hệ thống nhỏ trong các hệ
thống lớn và là một hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ. Chính vì vậy, mỗi
cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng từ các thiết chế xã hội, tổ chức, chính sách, cộng đồng.
Có 3 cấp độ về lý thuyết hệ thống sinh thái. Đó là, cấp vi mô sinh học, tâm lý tác
động đến cá nhân, cấp trung mô là những mối quan hệ như gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè tác động đến cá nhân nhưu thế nào và cấp độ thứ ba là cấp vi mô bao gồm
các thiết chế cộng đồng.
Theo lý thuyết này khi áp dụng vào tiến trình quản lý trường hợp, ở đầu vào
sẽ có một năng lượng được đưa vào hệ thống, đó là những thơng tin hay nguồn lực
từ bên ngồi, sau đó năng lượng sẽ được sử dụng trong hệ thống, tức là quá trình
thân chủ nhận thức, kích hoạt, tiêu lượng nguồn năng lượng và biến đổi thân chủ
sau khi sử dụng năng lượng. Đầu ra là kết quả cuối cùng bởi sự tác động của môi
trường trong hệ thống ảnh hưởng tới hành vi của thân chủ. Cuối cùng sẽ là phần
phản hồi, năng lượng được chạy qua hệ thống do kết quả đầu ra có tác động tới cá
nhân, qua đó hành vi của thân chủ được biểu hiện ra bên ngoài do tác động từ mơi
trường và nó có ảnh hưởng đến mơi trường. Và ngược lại, môi trường cũng tác động
ngược lại làm ảnh hưởng đến hành vi.
Áp dụng lý thuyết này vào trường hợp của thân chủ để nhận thấy được hệ
thống gia đình, xã hội đã tác động đến thân chủ như thế nào, tác động đến thân chủ
ra sao. Qua đó, huy động các hệ thống này để hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn
đề hiện tại.
2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow8.
7

Bài giảng môn “Phát triển cộng đồng”. ThS. Nguyễn Thụy Diễm Hương, 2012.
Bài giảng môn “Quản trị ngành công tác xã hội”, ThS, Nguyễn Văn Tuyển, năm 2013.


8

22


Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 tầng:
-

Tầng 1: Nhu cầu sinh học, ăn, uống, mặc, ở, nơi cư trú, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ
ngơi. Đây là nhu cầu cơ bản nhất không thể thiếu ở mỗi cá nhân.

-

Tầng 2: Nhu cầu an tồn: cần có cảm giác n tâm về an tồn thân thể, việc làm, gia
đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo, được hưởng phúc lợi xã hội.

-

Tầng 3: Nhu cầu liên kết và chấp nhận: giao tiếp, tình cảm, mối quan hệ thân thiết
với bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng.

-

Tầng 4: Nhu cầu tôn trọng: Được kính mong, địa vị, uy tín, tham gia các quyết định
quan trọng.

-

Tầng 5: Nhu cầu về tự thể hiện mình: muốn sáng tạo, được thể hiện mình, cơng việc
thử thách, được đào tạo được công nhận là thành đạt.

Áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào trường hợp của thân chủ để nhận
thấy được mỗi cá nhân đều có những nhu cầu khác nhau. Đối với thân chủ N. T.Y
ngoài nhu cầu sinh học là ăn, uống, mặc, ở, em cịn có nhu cầu được tự tin giao tiếp
với mọi người.

3. Thuyết tăng quyền lực và biện hộ9
Thuyết tăng quyền lực và biện hộ cho rằng: Tất cả mọi người đều có những
kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng cần được nhận ra. Quyền được lắng nghe, quyền
điều khiển cuộc sống của riêng mình, quyền lựa chọn tham gia hay từ chối tham gia
không của riêng ai. Bất cơng, bất bình đẳng (chứ khơng phải sự kém cỏi của cá
nhân) là nguyên nhân mọi khó khăn, vấn nạn của con người. Hành động tập thể thì
mạnh mẽ hơn hành động của cá nhân. Mỗi người là “chuyên gia” các vấn đề liên
quan đến đời sống và nhu cầu của mình.
Vậy nên, cần phải có một q trình biến đổi để cá nhân trở nên mạnh mẽ mà
thực hiện những gia tăng chất lượng cuộc sống của bản thân mình. Tiến trình tăng
quyền lực tạo ra và mang lại cơ hội ảnh hưởng những quyết định liên quan đến đời
sống của tất cả mọi người.
Trọng tâm sự can thiệp công tác xã hội theo thuyết này là chuyển từ việc
đánh giá những thiếu hụt và những rủi ro sang việc xây dựng nội lực và khả năng,
từ việc nhận ra những giới hạn cá nhân đến việc đấu tranh cho công bằng xã hội.

9

Bài giảng môn “Phát triển cộng đồng”. ThS. Nguyễn Thụy Diễm Hương, 2012.

23


Trong tiến trình hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề đang gặp phải sinh viên đã
can thiệp bằng cách giúp thân chủ, gia đình thân chủ xây dựng năng lực cá nhân, gia

tăng nhận thức để tiếp cận các nguồn hỗ trợ, thân chủ tự tin hơn khi giao tiếp với
người lạ. Bên cạnh đó, áp dụng lý thuyết tăng quyền lực và biện hộ với vai trò cố
vấn tài nguyên (xúc tác) để nối kết thân chủ với các tài nguyên sẵn có trong cộng
đồng, gia tăng kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ để đối phó với các vấn đề mà thân
chủ của tôi gặp phải trong cuộc sống thường ngày.
4. Thuyết phát triển tâm lý của E. Erikson10.
Ngoài hai học thuyết đã nêu trên, trong trường hợp của thân chủ, sinh viên đã sử
dụng thuyết phát triển của E. Erikson để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích các biểu
hiện tâm lý ở thân chủ. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ thân chủ phù hợp và hiệu quả.
Với các đặc điểm trong tâm lý phát triển mà E. Erikson đã trình thì trẻ đã trải
qua bốn giai đoạn phát triển. Trong trường hợp của trẻ, với mỗi giai đoạn, trẻ đã trải
qua, thiếu hụt đặc điểm nào. Đây sẽ là cơ sở giúp sinh viên đánh giá vấn đề của thân
chủ hiệu quả hơn.
5. Lý Thuyết can thiệp khủng hoảng11.
Theo thuyết can thiệp khủng hoảng thì khủng hoảng là một tình trạng nguy
khốn xảy ra, thường vượt quá khả năng đối phó của thân chủ. Nếu khơng được giúp
đỡ, khủng hoảng có thể gây ra những hậu quả trầm trọng về tâm lý, tư tưởng, khả
năng ứng xử và cuộc sống của con người. Lý thuyết khủng hoảng đặc biệt nhấn
mạnh đến phản ứng của một thân chủ khi đối phó với khủng hoảng theo 3 loại. Loại
Phát triển: Thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên gia,
học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh. Loại Quân bình: Thân chủ trở
lại mức độ tiền/trước khủng hỏang nhưng không phát triển thêm các chức năng xã
hội. Loại Đóng băng khủng hoảng: Thân chủ khơng cải thiện nhưng tập thích nghi
bằng cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện. Điều này làm cho
thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niên.12

10

Bài giảng môn “Tâm lý học phát triển” TS. Đỗ Hạnh Nga. 2012.
TS, Lê Hải Thanh (chủ biên), “Công tác xã hội đại cương” NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh,
trang 113.
12
Bài giảng học phần Nhập mơn công tác xã hội,Nguyễn Thụy Diễm Hương, (2011); Bài giảng học phần
Tham vấn,Cao Thị Huyền Nga (2012).
11

24


Việc ứng dụng lý thuyết khủng hoảng khi can thiệp trường hợp giúp cho
sinh viên thu thập thông tin từ thân chủ và những người khác để hiểu rõ khủng
hoảng thân chủ đang gặp phải và để giúp thân chủ vận động tài ngun nhanh
chóng. Thơng qua đó, sinh viên có thể đề ra những biện pháp can thiệp khủng
hoảng được thực hiện trên 4 lĩnh vực như sau:
-

Giai đoạn khởi đầu: Hẹn gặp, đánh giá, và lên kế hoạch.

-

Tập trung vào môi trường: Nối kết thân chủ với các tài nguyên trong cộng đồng, hỏi
ý kiến của gia đình, người chăm sóc, duy trì và mở rộng các mạng lưới xã hội, cộng
tác với bác sĩ và bệnh viện, và làm công tác biện hộ.

-

Tập trung vào thân chủ: Thỉnh thoảng trị liệu tâm lý, giúp thân chủ phát triển các kỹ
năng sống, và giáo dục tâm lý.


-

Tập trung vào môi trường thân chủ: Giám sát.
Đặc biệt, trong trường hợp này, sinh viên đã vận dụng lý thuyết can thiệp
khủng hoảng theo thuyết cấu trúc gia đình. Trong quá trình đánh giá, sinh viên sẽ
xác định các vấn đề trục trặc giữa thân chủ, bạn bè và mọi người xung quanh thân
chủ. Từ đó, liên kết các nguồn lực hỗ trợ thân chủ.
Việc can thiệp thành công khủng hoảng dựa trên thuyết cấu trúc gia đình
khơng chỉ giúp thân chủ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn bè và người thân
xung quanh thân chủ, giúp thân chủ tự tin khi giao tiếp với mọi người.
III.

Phương pháp và các công cụ kỹ thuật.

1. Phương pháp
 Phương pháp công tác xã hội cá nhân.
Công tác xã hội với cá nhân là phương pháp được sử dụng trong tiến trình
làm việc với trường hợp cụ thể. Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp
đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Công tác xã hội cá
nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc
trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề thực hiện chức
năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến trình trạng liên quan
đến vai trị xã hội và việc thực hiện các vai trị ấy.13

13

Lê Chí An, “Nhập môn công tác xã hội cá nhân”, Nxb Đại học Mở Thành phố.HồChí Minh, trang 5.

25



×