Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời của người ngái tại thị trấn liên nghĩa, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình:

TÌM HIỂU NGHI LỄ VỊNG
ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI TẠI
THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA,
HUYỆN ĐỨC TRỌNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Hồ Quốc Phối
Thành viên: Trần Nguyễn Minh Quân
Nhan Diệu Trinh
Nguyễn Hoàng Lam Anh

TQ11
TQ11
TQ11
TQ11

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Chi

2011-2015
2011-2015
2011-2015
2011-2015



LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Đơng phương học đã tạo điều kiện
cho chúng tơi có chuyến nghiên cứu khoa học tại Thị Trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức
Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân Thị Trấn Liên Nghĩa, Ủy
ban Nhân dân Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu một cách thuận lợi.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến chú Phan Hải Sơn, chú Trương Kim Sơn,
bác Chương Quang Cường, bác Trần Trung Nam, bác Trương Hải Tài, bác Sán đã
giúp đỡ, cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu và thơng tin phục vụ cho đề tài nghiên
cứu.

Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ................................................................................. 1
DẪN LUẬN ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1 Tổng quan về thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng ..... 6
1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên ........................................................................ 6
1.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................................... 7
1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................ 7
1.1.3 Đánh giá tình hình thực tế của Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................. 8
1.2 Tổng quan về người Ngái ở Thị trấn Liên Nghĩa .................................... 9
1.2.1 Nguồn gốc dân tộc................................................................................. 9

1.2.2 Đời sống kinh tế-xã hội........................................................................ 10
1.2.3 Văn hóa vật chất và tinh thần .............................................................. 11
CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI Ở THỊ TRẤN LIÊN
NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG .................................... 13
2.1 Lễ đặt tên: .............................................................................................. 13
2.2 Lễ cưới hỏi: ............................................................................................ 14
2.3 Lễ mừng thọ: .......................................................................................... 19
2.4 Lễ ma chay: ............................................................................................ 20
CHƯƠNG 3 : ................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI 28
3.1 Đánh giá tình hình thực tế của nghi lễ vòng đời người Ngái .................. 28
3.2 Một vài kiến nghị về vấn đề bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa
tích cực trong nghi lễ vịng đời của người Ngái. ......................................... 33
KẾT LUẬN...................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 41


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, và hiện nay có tổng cộng 54 dân tộc
phân bố ở khắp mọi miền đất nước. Nếu như người Kinh là dân tộc có số dân đơng
nhất ở Việt Nam, chiếm hơn 87% trong tổng số dân số cả nước thì cộng đồng người
Hoa ở Việt Nam cũng là nhóm dân cư đơng và chiếm một vị trí quan trọng, bởi lẽ
văn hóa của dân tộc này có sự ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh
thần của dân tộc Việt Nam.
Người Hoa ở Việt Nam bao gồm nhiều cộng đồng khác nhau như: cộng đồng
người Hoa gốc Quảng Đông, cộng đồng người Hoa gốc Khách Gia (người Ngái),
người Hoa gốc Phúc Kiến, người Sán Dìu,… Đây là kết quả của quá trình di cư lâu
dài từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử. Đặc biệt, khu vực

Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng là nơi tập trung khá đông
cộng đồng người Ngái, phân bố trải dài và rộng khắp Thị trấn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nghiên cứu, tìm ra những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh
thần của họ, rút ra những kết luận làm phong phú thêm vốn kiến thức về các cộng
đồng người Hoa ở Việt Nam.
Trong quá trình khảo sát thực địa tại địa phương, nhóm nghiên cứu chúng tôi
đã thu thập được một số tài liệu và tư liệu về nghi lễ vòng đời của người Ngái tại
địa phương này. Những nghi lễ này được xem như một nét văn hóa đặc biệt, nổi bật
của họ. Nghi lễ vòng đời thường bao gồm các nghi lễ và tập tục khác nhau như tập
tục đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, mừng thọ, hôn nhân, ma chay… Đây cũng chính
là nội dung chính trong cơng trình nghiên cứu của nhóm chúng tơi.

1


DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài
Người Ngái là một trong số 14 dân tộc hiện đang sinh sống tại địa bàn Thị
xã Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng; dân số khoảng 5.624 người
(Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân Thị trấn Liên Nghĩa năm 2013) và
chiếm khoảng 12% trên tổng số dân Thị trấn Liên Nghĩa. Người Ngái có dân số
tương đối thấp nhưng những tập tục văn hóa truyền thống của họ lại mang nhiều nét
độc đáo, đặc sắc, nhất là các nghi lễ vịng đời. Và bởi vì dân số ít nên việc giữ gìn
và bảo tồn văn hóa truyền thống người Ngái gặp rất nhiều khó khăn. Các nghi lễ
trong văn hóa truyền thống dần bị mai một, bị “Kinh hóa”. Vì vậy việc nghiên cứu
văn hóa của người Ngái ở Liên Nghĩa là một vấn đề bức thiết giúp bảo tồn, gìn giữ
văn hóa truyền thống của người Ngái nói riêng và của tồn thể dân tộc Việt Nam
nói chung. Xét thấy vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào bao gồm tất cả
các nghi lễ đã kể trên của người Ngái vì thế chúng tơi quyết định chọn đề tài “Tìm

hiểu nghi lễ vịng đời của người Ngái ở Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng,
Tỉnh Lâm Đồng” để tìm ra những đặc điểm đặc biệt trong tín ngưỡng và đời sống
văn hóa của họ, từ đó đánh giá rút ra những điểm chung và điểm riêng khác biệt so
với người Ngái phân bố ở những nơi khác và người Kinh.
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, nội dung hướng đến là nghi lễ vòng đời của người Ngái hiện
nay như nghi lễ đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, mừng thọ, hôn nhân, ma chay…, từ
đó đưa ra cái nhìn tồn diện và cụ thể về các nghi lễ vòng đời của người Ngái trong
phạm vi địa bàn Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.

2


3. Mục đích của việc nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang đến cho người đọc cái nhìn tương
đối khái qt, tồn diện và có hệ thống về nghi lễ vịng đời của người Ngái. Đồng
thời, nhóm chúng tôi cũng mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu này góp phần
vào việc bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của cộng đồng người Ngái tại Việt
Nam.
4. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đây là đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống và khoa học
về nghi lễ vòng đời của cộng đồng người Ngái tại Thị trấn. Theo đó, đề tài sẽ nêu
ra những nghi lễ truyền thống đặc sắc vẫn còn được lưu giữ và những nghi lễ đã bị
giao thoa với các dân tộc khác. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tư
liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu có quan tâm.
Về mặt thực tiễn, đây là tài liệu có thể cung cấp cho việc tham khảo, giảng
dạy, nghiên cứu ở các trường đại học có chuyên ngành Văn hóa, Dân tộc học hoặc
các ngành nghiên cứu về Đất nước học như chuyên ngành Trung Quốc học
của chúng tôi.


5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Ngái có một xuất phát điểm là cư dân chủ yếu di cư từ Tỉnh Quảng
Đông của Trung Quốc sang Việt Nam, và trở thành một cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về người Ngái cũng đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm như bài viết“Người Hoa, người Ngái ở Việt Nam và âm mưu
của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc” của Việt Bằng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị
(1979), Tạp chí Dân tộc học số 2-1979; tác phẩm“Người Ngái ở Nam Bộ” của Phan
An (2005)…. Song, trong phạm vi tìm hiểu và thu thập tài liệu của chúng tôi, nhận
thấy nghi lễ vịng đời của người Ngái nói chung và người Ngái ở thị trấn Liên
Nghĩa nói riêng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống.
Chính vì vậy, chúng tơi quyết định thực hiện đề tài này với quy mô tương đối rộng
để làm rõ các vấn đề mà đề tài đặt ra.

3


6. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài dựa trên những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu: thực hiện tổng hợp tư liệu dựa
trên những nguồn tài liệu khác nhau: từ sách, báo thu thập được trước chuyến đi
thực tập thực tế, từ thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh, từ thư viện Huyện ở Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng,
Tỉnh Lâm Đồng, từ phòng Thống kê của Ủy ban Nhân dân Thị trấn Liên Nghĩa,
Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng và dựa trên những kiến thức mà giáo viên
hướng dẫn đã cung cấp. Đồng thời, nhóm cũng đã tiến hành tổng hợp tất cả các
thông tin mà người Ngái tại Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm
Đồng cung cấp trong q trình nhóm thực tập tại đây để làm cơ sở dữ liệu cho đề
tài.
Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra trực tiếp, phỏng vấn sâu người
Ngái tại địa phương để thu thập tư liệu mang tính thực tiễn phục vụ cho việc nghiên

cứu.
Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng thao tác so sánh: so sánh, đối chiếu những
nghi lễ vòng đời của người Ngái và người Kinh ở thị trấn Liên Nghĩa nói riêng và
Việt Nam nói chung.

7. Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi được chia ra làm ba chương, trong mỗi chương
chia thành nhiều mục và tiểu mục để đảm bảo tính khoa học và hệ thống của đề tài.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC
TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG. Trong chương 1, bằng phương pháp tổng hợp và xử
lí tư liệu, chúng tơi sẽ giới thiệu tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện
kinh tế xã hội của Thị trấn. Thơng qua chương này, nhóm nghiên cứu chúng tơi sẽ
trình bày cụ thể q trình di cư, lí do xuất hiện của cộng đồng này tại Việt Nam,
đồng thời tìm hiểu những yếu tố về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng
này tại địa bàn.

4


CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI Ở THỊ TRẤN
LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG.
Trong chương này, chúng tơi đi sâu tìm hiểu và trình bày những tập tục
truyền thống còn được bảo tồn đến ngày nay của người Ngái trong việc tiến hành
các nghi thức của một đời người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi, bao gồm lễ đặt
tên, lễ mừng thọ, hơn nhân và ma chay. Có thể nói, chương 2 là trọng tâm của bài
nghiên cứu, cũng là phần tâm huyết nhất của nhóm nghiên cứu với đề tài.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI
HIỆN NAY.
Ở chương này, chúng tôi đưa ra những đánh giá về thực trạng hiện nay của
các nghi lễ, những kiến nghị mang tính khách quan về việc bảo tồn những nghi lễ

tại địa phương. Đồng thời, nhóm cịn so sánh các nét giống và khác nhau giữa nghi
lễ vòng đời người Ngái và người Kinh.
Cuối cùng, phần kết luận sẽ là phần đúc kết lại nội dung chủ đạo và nhận xét
của nhóm nghiên cứu đối với đề tài.

5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tổng quan về thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

H.1. Bản đồ chi tiết Tỉnh Lâm Đồng
Thị trấn Liên Nghĩa là địa bàn trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của Huyện Đức Trọng, chiếm khoảng 0,78% diện tích tồn Huyện Đức Trọng. Phía
Đơng giáp xã Tu Tra của Huyện Đơn Dương, Tây giáp xã N’Thol Hạ và xã Tân Hội
của Huyện Đức Trọng, Nam giáp xã Phú Hội và xã Tân Hội, Bắc giáp xã Hiệp
Thạnh và xã Liên Hiệp.

Thị trấn Liên Nghĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ giữa tháng 4 đến tháng 11 và
mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, do nằm ở độ cao
trung bình 900 m, khí hậu ở đây khá ơn hịa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm giao
6


động khơng lớn, nắng nhiều, ẩm, nhiệt độ khơng khí thấp. Nhiệt độ bình quân ban
đêm là 180C và ban ngày là 260C. Điều kiện thời tiết, khí hậu rất thích hợp với các
loại cây lương thực, rau màu và các loại cây công nghiệp khác.


1.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn Liên Nghĩa là 3.761 ha, chiếm
khoảng 4% diện tích đất tự nhiên tồn Huyện, trong đó diện tích đất nơng nghiệp
chiếm 2.065 ha. Về thổ nhưỡng, ở đây chủ yếu là đất nâu hình thành trên cơ sở đất
bazan, có độ dày trên 100 cm, độ phì của đất khá cao, độ pH từ 5 đến 6,5; thành
phần cơ giới chủ yếu từ Thịt trung bình đến Thịt nặng, rất phù hợp để phát triển các
loại cây lương thực, cây rau màu và một số loại cây công nghiệp..
Về thủy lợi, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước Hồ Nam Sơn, các
kênh mương như tuyến thủy lợi Liên Khương bảo đảm tuới tiêu phục vụ sản xuất.

1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Thị trấn có 62 tổ dân phố nằm trên 2 trục giao thơng chính là Quốc lộ 20 đi
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, Quốc Lộ 27 đi Đắk Lắk và Ninh Thuận, thuận
lợi cho việc trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tồn
Huyện và các vùng lân cận như: Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà và Di Linh. Ngồi ra
Thị trấn cịn có sân bay Liên Khương đang được nâng cấp trở thành sân bay quốc
tế. Chợ Liên Nghĩa là trung tâm thương mại lớn, chợ đầu mối trung chuyển hàng
hóa với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Lạt, các chợ Huyện trong Tỉnh và
ngược lại.
Nền kinh tế địa phương phát triển khá tồn diện, tốc độ kinh tế bình qn
hàng năm tăng 21,7% . Trong đó, tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm từ 38% (2009)
còn 26,2% (2013) – giảm 11,8%; tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
tăng từ 20,4% (2009) lên 21,1% (2013) – tăng 0,7%. Tỷ trọng ngành thương mại
dịch vụ tăng từ 46,6% (2009) lên 52,7% (2013) – tăng 6,1%. Thu nhập bình quân
đầu người tăng mạnh từ 18 triệu đồng/người/năm (2009) lên 42 triệu
đồng/người/năm (2013), tăng 116,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,98% (2009) xuống

7



0,89% (2013), giảm bình quân 2,19%. Tổng thu ngân sách của nhà nước trên địa
bàn 5 năm qua là 826,52 tỷ đồng (2009-2013). Năm 2009 đến nay đã giải quyết việc
làm cho hơn 4.500 lao động [Báo cáo thành tích đề nghị tặng huân chương lao động
hạng ba ( giai đoạn 2009-2013) của Ủy ban Nhân dân Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện
Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (12/2013)].Qua đó cho thấy đời sống kinh tế của người
Ngái nơi đây đang từng bước phát triển, quy mô hướng đến nền công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Giáo dục đào tạo cả về quy mơ trường lớp và hiệu quả chất lượng giáo dục
toàn diện, hệ thống trường lớp các cấp học được quan tâm đầu tư xây dựng, bố trí
hợp lý trên địa bàn dân cư. Phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi,
học sinh giỏi, hàng năm tăng ở các cấp học (giáo viên giỏi tăng 10-20%, học sinh
giỏi các cấp tăng 5-10%). Sự nghiệp giáo dục của Thị trấn Liên Nghĩa vẫn giữ lá cờ
đầu trong sự nghiệp giáo dục của Huyện Đức Trọng. Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao được đẩy mạnh và phát triển. Y tế chú trọng chăm lo sức khỏe của nhân dân,
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được đặc biệt quan tâm; chú ý công tác vệ sinh
môi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm. Thực hiện các chính sách xã hội đã có
nhiều cố gắng và đạt hiệu quả thiết thực.

1.1.3 Đánh giá tình hình thực tế của Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Từ một xã nhỏ dân số thưa thớt, sau gần 25 năm phát triển lên Thị trấn, đến
nay Liên Nghĩa có 53.923 nhân khẩu hộ, gồm 14 dân tộc và nhiều tôn giáo cùng
chung sống trên địa bàn. Theo Quyết định số 716/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng ngày 30 tháng 6 năm 2009 Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm
Đồng đã được công nhận là đô Thị loại IV. Tuy nhiên, Thị trấn Liên Nghĩa vẫn cịn
đó những khó khăn cần được quan tâm và lên kế hoạch giải quyết, đó là vấn đề ơ
nhiễm mơi trường, hệ thống đường sá cần được nâng cấp, vấn đề trật tự trị an, văn
minh đô Thị, văn minh trong kinh doanh thương mại, giải quyết khó khăn cho các
hộ nghèo, giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, …


8


1.2 Tổng quan về người Ngái ở Thị trấn Liên Nghĩa
1.2.1 Nguồn gốc dân tộc
Nguồn gốc về người Ngái: Người Ngái ở nước ta có nguồn gốc từ vùng
Quảng Đơng [Việt Bằng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị 1979: 6], Quảng Tây [Mạc
Đường (chủ biên) 1983] của Trung Quốc. “Ngái là biến âm của chữ Ngải (Ngã)
nghĩa là “tôi” hoặc tử chữ Hán – Việt là “Ngại”, đọc theo tiếng Quảng Đơng là
Ngái. Người Ngái cịn tự nhận mình là Sán Ngái (người ở rừng). Trước khi di cư,
người Ngái vốn ở Tỉnh phía tây Huyện Phịng Thành, Tỉnh Quảng Đơng, Trung
Quốc, sang Việt Nam đã khá lâu, góp phần khai phá nhiều vùng thuộc Tỉnh Quảng
Ninh, Hà Bắc… nước ta, có quan hệ gần gũi với các dân tộc anh em cùng cư trú.”
[Việt Bằng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị 1979: 6] Nguyên nhân di cư: “Nguyên nhân
bao trùm và phổ biến nhất đã thúc đẩy các cuộc di cư người Hoa, Ngái đến nước ta,
trước hết là do cuộc sống nghèo đói cơ cực của người nơng dân và các tầng lớp lao
động khác dưới các triều đại phong kiến. Chế độ phong kiến hoang tàn, bạo ngược
ở Trung Quốc đã làm cho người lao động hết đường sinh sống, buộc phải rời quê
hương xứ sở, tìm nơi khác nương thân. Nhiều nhóm người đã di cư đến nước ta do
sự thay đổi các triều đại, do thất bại của các cuộc nổi dậy, do chán ghét cảnh loạn
lạc, nội chiến hoặc ngoại xâm…” [Việt Bằng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị 1979: 7]
Bộ phận người Ngái ở Liên Nghĩa: có nguồn gốc từ Quảng Đơng. Người
Ngái ở Liên Nghĩa theo số liệu thống kê năm 2013 có 5624 người. Tiếng nói của
người Ngái thuộc nhóm ngơn ngữ Hán, ngữ hệ Hán – Tạng. Người Ngái chưa có
chữ viết riêng của dân tộc mình, họ sử dụng chữ Ngái phồn thể vào các việc ghi
chép văn tự giá thú, bài vị, gia phả, ruộng đất, sách cùng các loại. Điểm nổi bật dễ
thấy ở người Ngái là tính đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng tộc người,
trong nhóm địa phương và dòng họ rất cao, bền chặt. Mặc dù họ sống cách xa quê
hương nhưng ý thức về cội nguồn, lòng tự hào về một dân tộc Hoa Ngái luôn chảy
trong huyết quản, do vậy họ luôn ra sức bảo tồn và gìn giữ các phong tục tập qn

truyền thống của dân tộc mình, bảo lưu tiếng nói, chữ viết của mình.

9


1.2.2 Đời sống kinh tế-xã hội
Cư dân ở thị trấn Liên Nghĩa chủ yếu làm nông nghiệp, buôn bán và dịch
vụ…Người Ngái ở các khu phố ngoại biên trung tâm Thị trấn chủ yếu sống bằng
nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính; họ có kinh nghiệm trong việc
trồng lúa nước và nông cụ tiên tiến. Kỹ thuật canh tác của họ chú trọng luân canh,
xen canh, thâm canh tăng vụ. Ngồi ra họ cịn trồng rau màu, hoa các loại, bắp, cây
cà phê, cây ăn quả... Để phục vụ cho sản xuất, người Ngái đã tự xây dựng các đập
hồ chứa nước, hệ thống kênh, mương dài đến vài ba chục ki lô mét, rất thuận tiện
cho việc tưới nước cho đồng ruộng. Người Ngái sống tại các khu phố trung tâm hay
trên trục đường chính của
Thị trấn sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, dịch vụ. Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, họ luôn coi trọng chữ tín, lấy chữ tín làm đầu.
Người Ngái có tinh thần cộng đồng, tính cố kết cộng đồng cao và bền chặt.
Họ xem trọng tình bạn, đồng thời ra sức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc mình. Trong mỗi gia đình thường chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái,
hiện tượng gia đình lớn tứ đại đồng đường chỉ cịn lưu truyền trong dân gian và họ
sống theo chế độ phụ hệ. Người đàn ơng rất có quyền lực trong gia đình và xã hội,
có tính gia trưởng cao. Trong gia đình, người cha, người anh cả có vai trị lớn, tham
gia và quyết định mọi việc từ cưới xin, ma chay, sản xuất cho đến quan hệ xã hội.
Phụ nữ trước đây thường ít hoặc thậm chí khơng được học hành, chỉ lo việc nhà cửa
gia đình. Song hiện nay họ ngày càng có vị thế trên xã hội, được học hành và cũng
được hưởng quyền lợi nhiều hơn, song vẫn còn thua kém người nam. Theo tục lệ
ngày xưa, việc dựng vợ gả chồng cho các con thường không phải do kết quả của
tình yêu nam nữ, mà phụ thuộc vào ''duyên số'' và điều kiện kinh tế của hai bên,
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Nhà gái bao giờ cũng muốn có chàng rể giàu có, bên

nhà trai thì muốn gia đình nhà gái khá giả để có nhiều của hồi môn. Các bậc cha mẹ
rất chú trọng đến việc dựng vợ gả chồng cho các con. Tổ chức cho một đám cưới có
nhiều nghi thức và tốn kém rất nhiều. Theo quan niệm xưa của người Ngái, người
con gái nếu chết trước khi lấy chồng thì khơng được nhập với tổ tiên mà phải ở

10


ngoài cửa, trở thành người giữ cửa. Ngày nay, trai gái tự do yêu đương, cha mẹ chỉ
đóng góp ý kiến của mình. Một số gia đình người Ngái ở Liên Nghĩa cũng đã tiến
hành hôn nhân theo nghi thức mới của xã hội hiện đại.

1.2.3 Văn hóa vật chất và tinh thần
Nhà cửa: Nguời Ngái lúc xưa thường xây nhà theo 3 kiểu: nhà 3 gian hai
chái, nhà chữ Môn(門)hay chữ Khẩu(口). Ngày nay hầu hết là xây theo kiểu của
người Kinh, tùy hồn cảnh từng gia đình mà họ ở trong những ngôi nhà bằng gỗ hay
nhà tường, nhà lầu. Nét nổi bật của nhà người Ngái là họ bố trí khơng gian nội thất
với các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật, các vị thần thánh với đối liễn viết bằng
chữ Hán mang ý nghĩa làm ăn thuận lợi, nhà cửa bình an…
Trang phục: Nam giới mặc quần dài, dùng dây luồn qua cạp quần để thắt,
đầu đội mũ, chân đi giày vải. Nữ thường mặc áo cổ đứng, cài khuy bên phải, xẻ tà
cao hoặc áo sườn xám làm tơn thêm vóc dáng của người phụ nữ. Song đó là những
dạng trang phục truyền thống mà hiện nay họ không thường mặc, mà chủ yếu là
mặc đồ như người Kinh chúng ta. Phụ nữ thích trang sức, đặc biệt bằng ngọc; nam
thích bọc răng vàng như một kiểu trang sức sang trọng.
Ẩm thực: Lương thực chính là gạo (gạo tẻ, gạo nếp, bên cạnh đó cịn có ngơ
và các loại ngũ cốc). Một số món ăn đặc trưng ở đây như bánh tẻ, khau nhục,…
Người Ngái có tay nghề nấu ăn rất khéo, thường thích ăn những món ăn nhiều dầu
mỡ; thích các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, gừng, rau thơm; họ hay uống các loại
nước mát nấu từ thảo mộc hay các vị thuốc Bắc để thanh độc giải nhiệt, có lợi cho

sức khỏe. Tuy nhiên, món ăn khơng thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người
Ngái lại là các loại rau xanh: rau muống, cải, su hào... Trong các món rau, củ cải
muối là một trong những món ăn được nhiều gia đình người Ngái ưa thích.

Tín ngưỡng dân gian
11


Người Ngái ở Thị trấn Liên Nghĩa chủ yếu thờ cúng ơng bà. Ngồi ra cịn
thờ Phật, Quan Âm, Thổ Công, Thổ Địa, ông Táo… Trong khu vực sinh sống của
cộng đồng người Ngái có các miếu thờ, nơi đây thường gắn liền với các lễ hội của
họ.
Văn nghệ truyền thống
Sinh hoạt văn hố truyền thống của người Ngái có nhiều thể loại như hát,
múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...),
trống... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng
lớp thanh niên. Sán cố khơng chỉ là những lời hát ghẹo, hát ví của trai gái, ca ngợi
tình yêu nam nữ trong buổi đầu thẹn thùng giao duyên, mà còn ca ngợi quê hương
giàu đẹp. Sán cố thường xuyên trong các dịp lễ hội, lễ tết, trong cưới xin. Vào dịp
lễ, Tết người Ngái thường tổ chức múa rồng, múa sư tử rất náo nhiệt.
Cộng đồng người Ngái ở Thị trấn Liên Nghĩa đang dần tạo được ảnh hưởng
nhất định của mình. Cần biết rằng người Ngái không phải là tên gọi của một dân tộc
mà là tên của một bộ phận người Hoa nói tiếng Quảng Đơng nhưng được phát âm
theo phương ngữ của họ. Ngày nay những nghi lễ truyền thống cùa người Ngái do
chịu nhiều sự ảnh hưởng của quá trình sinh sống lâu dài tại Thị trấn Liên Nghĩa mà
ít nhiều đã có sự thay đổi, nhưng họ vẫn giữ được một số nghi lễ truyền thống với
những nét tinh túy nhất trong văn hóa của cộng đồng người Ngái, tiêu biểu là việc
thực hiện nghi lễ vòng đời.

12



CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI NGÁI Ở
THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM
ĐỒNG
GS.TS Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng và văn hố tín ngưỡng ở Việt
Nam đã định nghĩa nghi lễ vòng đời là “những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi
sinh ra đến khi chết” [Ngô Đức Thịnh (chủ biên) 2001: 23]. Một đời người Hoa nói
chung và người Ngái nói riêng thực hiện rất nhiều nghi lễ khác nhau. Họ mong nhận
được lời chúc phúc, sự bảo hộ của đấng thần linh, ông bà đã khuất trong những sự
kiện quan trọng trong đời người như: đặt tên, đám cưới, tang ma...

2.1 Lễ đặt tên:
Con người khi sinh ra ai cũng cần một cái tên. Đối với người Ngái thì cái tên
mang một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, đó là báo hiệu cho khởi đầu của một đời
người. Cuộc sống của đứa trẻ sau này có thuận lợi sn sẻ hay không phần nhiều
dựa vào cái tên được đặt trong lễ đặt tên. Nghi lễ này được thực hiện khi đứa trẻ đầy
tháng.
Khi đứa trẻ được sinh ra, nhà bên nội phải chuẩn bị gừng và một chai rượu,
mang ý nghĩa báo hỉ, mang qua nhà bên ngoại báo tin con gái bà đã sinh nở. Đến
ngày thứ ba thì cúng gà và thịt để báo cho tổ tiên biết.
Người Ngái khơng có thơi nơi, đầy tháng là quan trọng nhất. Đầy tháng đãi
gà hay chân giò, hoặc là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế. Tất cả họ hàng đều phải tới
và những người mang gà tới cho gia đình thì gia đình phải đãi đáp lễ. Và khi đầy
tháng sẽ có thầy về cúng, làm lễ Tả Tài Phát đặt tên theo mạng của đứa trẻ, chấm tử
vi. Đối với người Ngái, giờ sinh là quan trọng nhất, tử vi sẽ chấm được năm đó
tháng nào là gặp hạn và đến ngày tháng gặp hạn sẽ cúng giải hạn.
Lễ vật cúng gồm có: gà, thịt lợn, hình tượng theo mạng được nặn bằng bột
(như mạng con dê, con rồng, ngũ quỷ, hà bá,…) Nếu như đứa trẻ ấy là mạng ngũ
13



quỷ (tức năm con quỷ), “thầy” sẽ dùng nhang châm vào những thứ đứa trẻ kị được
ghi trong tờ giấy Phá Cánh Chỉa (đây là phát âm theo tiếng địa phương, tiếng Ngái
Phổ Thông là 花根纸 / Huā gēn zhǐ /, là tờ giấy đỏ đặt tên do “thầy” viết bằng tiếng
Hán, nội dung được viết từ phải sang trái, trong đó bao gồm ngày tháng năm sinh,
tên do “thầy” đặt, mạng, những điều kiêng kị của đứa trẻ đó). Theo quan niệm của
người Ngái, nếu “thầy” đặt đúng tên thì đứa trẻ sẽ khơng quấy khóc, khỏe mạnh mà
lớn lên, cịn ngược lại nếu “thầy” đặt khơng đúng sẽ rất khó ni, phải làm lễ đặt
tên lại. Tên của đứa trẻ đặt dựa theo tên các vị thần linh bảo hộ. Ví dụ: nhận Ngọc
Hồng làm cha ni sẽ đặt là Bảo Ngọc, nhận Na Tra làm cha nuôi thì đặt là Na
Sán.
Tên trên giấy Phá Cảnh Chỉa khác với tên trên giấy khai sinh. Tên được
“thầy” đặt sẽ gọi cho đến lúc đứa trẻ lập gia đình.

2.2 Lễ cưới hỏi:
Lễ thành hôn bao giờ cũng là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời
người. Người Ngái ở Đức Trọng, Lâm Đồng bao giờ cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng
cho lễ thành hôn. Tất cả mọi nghi thức hay thủ tục đều phải điễn ra theo trình tự và
có sự chứng giám của nhiều người. Theo PGS.TS Phan An: “Hôn lễ của người Ngái
theo truyền thống khá cầu kỳ, nhiều nghi lễ, nghi thức liên quan đến tín ngưỡng dân
gian. Việc chọn dâu, rể trước đây chủ yếu do cha mẹ quyết định, rồi còn chọn ngày
tốt để tiến hành nghi lễ… Ngày nay, thanh niên Ngái đã có nhiều thay đổi trong hơn
nhân về quan niệm cũng như tổ chức hôn lễ. Trước đây, hôn lễ phải qua 6 bước gọi
là lục lễ” [Phan An 2005]. Lục lễ có thể hiểu đơn giản là bao gồm lễ Dạm hỏi, lễ
Vấn danh, lễ Nạp cát, lễ Thỉnh kỳ, lễ Nạp tế và lễ Cưới. Nhưng ngày nay, do chịu
nhiều sự ảnh hưởng trong quá trình sinh hoạt cùng cộng đồng người Kinh, nghi thức
cưới hỏi của người Ngái ở Đức Trọng, Lâm Đồng cũng đã thay đổi và giống như
người Kinh chỉ cịn có 3 lễ chính: dạm, hỏi và cưới.
Lễ dạm hỏi: chỉ diễn ra trong nội bộ của hai nhà, khơng có sự chứng kiến của

họ hàng. Đầu tiên cha mẹ của người con trai sẽ tìm hiểu về lai lịch và tính tình

14


người con gái. Nếu như nhà trai ưng ý người con gái đó thì nhà trai chủ động nhờ
người mai mối đến nhà gái hỏi có ưng thuận hay khơng và chỉ có người mai mối đi
(người mai mối thường là đàn bà, nếu là đàn ơng thì người này phải là người có gia
đình, vợ con đàng hồng, đặc biệt phải có uy tín, càng tốt hơn nếu người đó thân
quen với nhà gái). Khi người mai mối đi dạm hỏi, nhà trai phải chuẩn bị cho người
này các lễ vật như thịt đùi (giò heo), 2 chai rượu, trầu cau... Theo tục lệ ngày trước
trong lễ dạm nhà gái sẽ đưa ra các yêu cầu về lễ vật trong ngày đám hỏi như bao
nhiêu vàng bạc, bao nhiêu kí thịt heo, bao nhiêu bánh, bao nhiêu bộ đồ, trầu cau,..
Nhưng ngày nay các yêu cầu đã được giản lược bớt. Người mai mối về thưa chuyện
lại với nhà trai, nếu nhà trai đồng ý, thì người làm mai mới quay lại lấy lá số tử vi
người con gái nhờ thầy coi có xung khắc với chồng, nhà chồng khơng, đơi khi lấy lá
số về lại khơng thành thì nhà trai lại không cho cưới. Về coi lá số xong, nếu hợp
tuổi thì đặt lên bàn thờ 3 ngày và nếu khơng có gì xảy ra trong gia đình thì nhà trai
mới bắt đầu coi ngày hỏi cưới (đám hỏi). Nếu khơng hợp tuổi thì nhà trai sẽ bắt cơ
gái làm một số thủ tục nhằm mục đích giải hạn cho hai bên trước khi cưới.
Đám hỏi: nhà trai mang những lễ vật bao gồm 1 cái đùi heo, 2 con gà trống
thiến còn sống (tượng trưng cho cặp phụng), 1 cặp khô mực hoặc 1 cặp cá khô, đậu
hũ ki, 5 loại hạt giống (để tượng trưng cho sự phát triển nông nghiệp), 1 cặp đèn cầy
đỏ long phụng để làm lễ cho tổ tiên nhà gái, 24 phong bao lì xì hoặc thấp nhất là 22
cái nếu gia đình khơng cịn ơng bà nội, 1 miếng thịt ba chỉ. Nếu cơ dâu có anh trai
chưa cưới vợ, phải mang 1 xấp vải, bao nhiêu anh trai thì bấy nhiêu xấp (vải này
được dùng để may quần, để khơng bị mất dun).
Ngồi những lễ vật bắt buộc phải có trên, nhà trai phải mang theo cả những
lễ vật mà nhà gái đã yêu cầu trong lễ dạm hỏi. Tất cả các lễ vật được đựng trong
gánh dán giấy đỏ gọi là gánh phụng tổ, gánh qua nhà gái. Những người gánh gánh

phụng tổ và người mai mối, mỗi người đều được nhận từ nhà trai và cả nhà gái một
phong bao lì xì và một miếng thịt ba chỉ.
Theo tục lệ của người Ngái, người chú út bên nhà gái là người có vai trị
quan trọng nhất, sẽ kiểm tra các lễ vật có đầy đủ hay khơng vì chú út là người nắm

15


nhiều quyền lực trong gia đình, chẳng hạn nếu như ông nội mất đi thì chú út là
người nắm quyền phân chia tài sản trong gia đình. Khi chú út kiểm tra mà lễ vật
thiếu thì nhà trai phải quay về bổ sung. Nếu khơng có chú út thì sẽ thay thế bằng
một người nam lớn tuổi trong gia đình có con cháu đầy đàn, gia quyến hạnh phúc.
Lễ cưới: Người Ngái còn gọi là lễ Thân nghinh. Sau khi đã hồn tất các thủ
tục ở trên thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau đi “thầy” coi ngày để tổ chức đám cưới.
Người Ngái kị tổ chức đám cưới vào tháng 5, tháng 6 âm lịch. Các lễ vật trong lễ
cưới cũng tương tự như trong lễ hỏi.

H.2. Khâu nhục - món ăn bắt buộc phải có trong lễ cưới của người Ngái
Về việc chọn ngày cưới: Nếu ngày được chọn không hạp tuổi với bố mẹ cô
dâu, khi tới rước dâu, bố mẹ cơ dâu hơm đó phải tránh ở nhà. Trong trường hợp
cưới gấp, không chọn được ngày lành tháng tốt, chú rể không được đi rước dâu, mà

16


là do người mai mối mang theo con gà trống (con gà trống đó sẽ được buộc miếng
vải đỏ tượng trưng cho chú rể). Đối với những người tái giá, không được tổ chức
đám cưới hoặc rước dâu vào ban ngày, phải tổ chức rước dâu vào ban đêm hoặc lúc
3 giờ sáng.
Trước lễ cưới một ngày, nhà chồng sẽ mời một người phụ nữ đã có chồng

(khơng nhất thiết là người trong gia đình), có nhiều con cái, gia đình hạnh phúc để
đến trải chiếu mới cho giường của cô dâu chú rể. Việc trải giường cưới cũng vô
cùng quan trọng, phải được tiến hành vào một giờ đẹp, hợp tuổi cô dâu chú rể.
Phong tục khắt khe như vậy bởi các bà, các mẹ tin rằng đôi uyên ương mới cũng sẽ
có được cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như người trải giường phịng tân
hơn.
Ngồi ra nhà trai cũng phải chuẩn bị bao lì xì cho những người bạn của cơ
dâu. Người Ngái có tục lệ nhà trai qua rước dâu, nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà
trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một
số hình phạt của bạn cơ dâu đưa ra hoặc là nếu phá được cửa thì vào thẳng ln),
chú rể mới được vô rước dâu.
Người anh trai của cô dâu chưa vợ phải mua cặp bông được kết bằng vải đỏ
đọc theo tiếng Quảng Đông là “cúng phá” để đeo lên người, dắt cô dâu ra. Trước
khi rước dâu, người anh trai phải bày ra một chén cơm mười đôi đũa bó chặt, sau đó
đút cơm cho em gái ăn trước mặt bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa dặn dị người em gái
dù đã rời khỏi nhà thì cũng không được quên anh em, vẫn phải chung sức với anh
em.
Vào ngày cưới, cả cô dâu và chú rể đều mặc lễ phục màu đỏ, những vật dụng
trang trí hay lễ vật trong ngày cưới trong nhà như câu đối, mâm quả… đều mang
màu đỏ hoặc phủ vải đỏ. Vì người Hoa nói chung và người Ngái nói riêng quan
niệm rằng màu đỏ là màu thể hiện của niềm vui, sự hạnh phúc và ấm no.
Theo tục lệ ngày xưa, trước khi cô dâu xuất giá, tức lên kiệu hoa, thì cơ dâu
sẽ khóc lóc nhằm thể hiện sự quyến luyến gia đình và họ hàng. Đây từng là một thủ
tục quan trọng và được tập luyện kỹ lưỡng bởi mẹ hoặc các dì, cơ của cơ dâu. Tuy

17


nhiên, trải qua một thời gian dài thì phong tục này cũng dần ít xuất hiện và khơng
cịn nữa.

Ngày xưa nhà trai thường rước cô dâu bằng kiệu hoa, trên đường đi nếu đi
ngang qua cầu hoặc gặp con sông, con suối, trước khi qua phải chuẩn bị bao lì xì,
bằng tiền thật thả xuống, chỉ khơng hóa vàng ( đám ma cũng tương tự nhưng có hóa
vàng) nhưng ngày nay tục lệ này đã khơng cịn.
Sau khi rước dâu về, cơ dâu sẽ được đưa vào phịng làm lễ giao bôi, nghi lễ
được chuẩn bị một cặp nến, 2 ly rượu và mời thầy làm lễ giao bôi. Sau đó cơ dâu
chú rễ mời rượu gia đình hai bên, theo thứ từ là từ nhà nội đến nhà ngoại. (Ơng bà
nội  bố mẹ chồng  bác, chú, cơ chị… rồi mới đến ông bà ngoại  bố mẹ
vợ…).

H.3. Cơ dâu chú rể mời rượu
Trong lễ cưới cũng có lễ trả tên cho đấng thần linh đã phụ dưỡng, bảo hộ,
“thầy” sẽ đọc sớ trả tên. Sau đó những người lớn trong nhà sẽ đưa bao lì xì kèm
theo trầu cau cho chú rể cô dâu để chúc phúc. Chú rể, cơ dâu sẽ nhận bao lì xì cịn

18


trầu cau thì thảy xuống đất để trả lễ cho thần linh đã đỡ đầu, phụ dưỡng ( như Ngọc
Hoàng, Na Tra,…)
Hậu đám cưới: Người con dâu ngày đầu tiên khơng được phép về gia đình
mẹ, ngày hơm sau mới mua bánh kẹo mang về cho gia đình nhưng khơng được ở tại
gia đình ngoại quá giờ Ngọ (12h trưa), sau giờ Ngọ là phải có mặt ở gia đình chồng.
Đêm ngày thứ 4 mới được về 1 đêm. Sau 12 ngày thì về 1 lần và sau 1 tháng thì về
1 lần nữa. Khi cặp vợ chồng sinh đứa con đầu tiên, người mai mối phải mua một cái
điệu cho em bé. Mùng 2 Tết cặp vợ chồng đó mua một miếng thịt đem qua thăm
người mai mối. Nếu người mai mối chết, cặp vợ chồng cũng phải đeo tang như con
ruột.

2.3 Lễ mừng thọ:

Trong tâm thức của nhiều người thì tuổi thọ là điều quý giá nhất nhưng lại
khó nắm bắt nhất cho nên nếu như trong gia đình có người cao tuổi thì được coi là
đại phúc; con cháu được mừng thọ ơng bà, cha mẹ thì cũng thêm niềm vui và tự
hào. Đối với người Ngái thì một lễ mừng thọ sẽ được tổ chức sao cho vừa trang
trọng mà cũng vừa mang lại niềm vui cho cả gia đình.
Lễ mừng thọ ở nữ là 31 tuổi, bắt buộc phải do cha đẻ tổ chức lễ, cúng gà
hoặc tùy thuộc vào kinh tế gia đình mà cúng nhiều hơn: gà, thịt heo, chả,.. và mời
họ hàng, bạn bè đến dự.
Lễ mừng thọ ở nam là 61 tuổi (gọi là trung thọ) vì đó là mốc kim cang, đã
hồn thành chu kì 12 con giáp, quay về 1 đời người. Sau đó tiếp tục tổ chức lễ
mừng thọ vào năm 71 tuổi , 81 tuổi , 91 tuổi gọi là đại thọ. Vào lễ mừng thọ, mời
“thầy” về cúng chúc thọ để sống được 100 tuổi. Và người được mừng thọ sẽ mặc áo
dài màu xám hay gấm đỏ và ngồi trước bàn thờ tổ tiên để con cháu đến quỳ lạy,
chúc ông bà cha mẹ sống lâu, mạnh khỏe và dâng lên bánh đào tiên, tượng trưng
cho ý nghĩa sống lâu trăm tuổi.

19


H.4. Bánh đào tiên (bên trái)

2.4 Lễ ma chay:
Đời người sinh ra sẽ có mất đi, đó là một quy luật mà khơng ai có thể thốt
được. Đối với người Ngái, họ quan niệm sau khi con người chết đi thì linh hồn vẫn
cịn phải trải qua nhiều thử thách để đầu thai lần nữa, tiếp tục vòng luân hồi của
mình. Chính vì vậy, lễ ma chay của người Ngái rất được coi trọng và diễn ra đầy đủ
các thủ tục, nghi lễ để đưa tiễn linh hồn người đã mất.
Hấp hối: Theo tục lệ của người Ngái, khi có người đang hấp hối sẽ được đặt
cách mặt đất 20 cm chứ khơng đặt trên giường (vì truyền thuyết lúc xưa có một vị
vua đã tắt thở, để dưới đất thì hồi sinh lại). Và người thân sẽ giăng mùng lên để bảo

vệ cơ thể, tránh động vật lại gần. Sau đó dùng khăn sạch thấm rượu hịa với nước
tắm cho người đang hấp hối. Đối với người mất vì tai nạn giao thông sẽ không được
mang di thể vào nhà, phải đặt trước cửa nhà.
Khi người thân vừa mới tắt thở, người nhà sẽ lập tức lấy vải che ơng địa, bàn
thờ tổ tiên ơng bà lại vì lí do ngày xưa khi gia đình có người mất, phải che lại để khi
tắm rửa hoặc thay đồ cho họ, ông bà tổ tiên sẽ không nhìn thấy. Chỉ đến khi “thầy”

20


đến làm lễ mới dỡ bỏ khăn che ra. Người ta cũng che những tấm gương trong nhà
lại vì người Ngái cho rằng che gương để tránh hình ảnh phản chiếu của quan tài,
khơng phải nhìn thấy một lúc hai cái quan tài trong nhà. Đồng thời người nhà cũng
lấy đồng tiền hoặc vàng bỏ vào miệng người mất. Đó là tiền phí đi xuống âm phủ.
Điểm đặc biệt của ma chay người Ngái là khi người chết chưa nhập quan thì đã có
thể đến phúng điếu.
Đối với người Ngái, việc để tang theo vai vế chứ không theo tuổi tác, người
lớn không bao giờ để tang cho người nhỏ, như cha mẹ không bao giờ để tang cho
con cái. Phong tục lúc xưa khi người con trong gia đình chịu tang thì khơng được
nhìn ai, khơng được ngồi ghế cao. Điều đó để thể hiện tấm lịng hiếu kính của người
con. “Người có tang như người có tội” là mang ý nghĩa đó. Người chịu tang cầm
một cây gậy, một đầu bịt khăn trắng để chống đi, mang ý nghĩa quá đau buồn, đi
không nổi, thể hiện sự hiếu nghĩa với người đã khuất.
Y phục cho người chết: người Ngái khi mất đi, nếu người chết là người bình
thường thì mặc trang phục bình thường. Cịn nếu người chết là “thầy” thì mặc đồ
long bào và làm lễ long trọng hơn người bình thường.
Tang phục: Tang phục của con cháu tùy theo thứ bậc mà mặc trang phục
khác nhau và dựa trên mảnh bao bố nhỏ gắn ở phía sau lưng và nón đội đầu mà
phân biệt vai vế trong nhà. Con trai trưởng mặc quần áo tang trắng, đầu chít khăn và
đội mũ vịng hình chóp được kết bằng tre, lưng thắt ngang bằng một mảnh bao bố.

Ngoài ra trên tay cịn cầm một khúc tre có bịt bao bố một đầu và một nhánh tre có
treo một tờ giấy để phân biệt con trai trưởng trong gia đình. Cịn con gái thì mặc đồ
màu trắng, đầu chít khăn hình chóp nón dài che phủ trán và mặt, với mục đích che
phủ mặt khi khóc, thắt lưng bằng bao bố, sau lưng và chóp nón cũng gắn một mảnh
bao bố nhỏ. Trên tay cầm một thanh tre bịt bao bố một đầu. Con dâu cũng tương tự
nhưng sau lưng sẽ là một mảnh khăn đỏ. Con rể mặc áo dài đến đầu gối, đầu chít
khăn tang và đội một vịng đan bằng tre hình tam giác như con trai trưởng nhưng
khơng có mảnh bao bố thắt ngang lưng. Cháu trong gia đình cũng mặc giống vậy
nhưng mảnh vải ở trên đầu và sau lưng thì màu đỏ, cịn chắt thì màu vàng.

21


H.5. Tang phục
Đồ cúng: thường khơng kiêng kị gì, người ta thường tế người chết bằng 1
chén cơm, đặt 1 quả trứng gà lên trên và có 2 chiếc đũa giữ quả trứng gà lại. Chén
cơm sau này được chôn chung với người chết, 1 tuần sau sẽ lấy chén cơm ra, nếu
chén cơm có màu vàng đẹp thì chứng tỏ đó là đất tốt, cịn nếu khi lấy ra chén cơm
có màu đen thì chứng tỏ đó là đất xấu, phải đi cải táng ở nơi khác. Ngày nay việc
chọn đất để mai táng đã bị hạn chế. Do đó mà ý nghĩa của chén cơm cũng khơng
cịn trọn vẹn.

H.6.Chén cơm
22


×