Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nhận thức và trải nghiệm của doanh nhân về tham vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: TÂM LÝ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình:

NHẬN THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM
CỦA DOANH NHÂN
VỀ THAM VẤN TÂM LÝ

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Nguyễn Thị Thủy, lớp văn bằng 2 Tâm lý học K01

Thành viên:

Lê Thị Quỳnh Chi, lớp văn bằng 2 Tâm lý học K01
Nguyễn Thế Vũ, lớp văn bằng 2 Tâm lý học K01
Nguyễn Đăng Ngô Khải, lớp văn bằng 2 Tâm lý học K01
Nguyễn Thị Thu Trang, lớp văn bằng 2 Tâm lý học K01

Ngƣời hƣớng dẫn:

TS. Trì Thị Minh Thúy
Giảng viên Khoa Tâm lý học
Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
03/2015


MỤC LỤC
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1.

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................2
1.1.

Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................................4

1.2.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................4

1.2.1.

Mục đích của đề tài.........................................................................................................4

1.2.2.

Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................4

1.4 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................................................5
1.5 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ......................................................................................................5
1.5.1. Doanh nhân nhận thức nhƣ thế nào về tham vấn tâm lý trong các lĩnh vực sau: .................5

1.5.2. Doanh nhân gặp những khó khăn nào trong cơng việc? .......................................................5
1.5.3. Doanh nhân đã trải nghiệm về tham vấn tâm lý nhƣ thế nào?..............................................5
1.6 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.6.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................................5
1.6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................................6
1.7 Giới hạn của đề tài ........................................................................................................................6
1.8 Đóng góp mới của đề tài...............................................................................................................6
1.9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................6
1.10 Kết cấu của đề tài .......................................................................................................................7
CHƢƠNG 2. ..........................................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM THAM VẤN TÂM LÝ CỦA
DOANH NHÂN ....................................................................................................................................8
2.1.

Lịch sử phát triển ngành tham vấn tâm lý ..............................................................................8

2.1.1.

Lịch sử phát triển ngành tham vấn trên thế giới .............................................................8

2.1.2.

Lịch sử phát triển ngành tham vấn tâm lý tại Việt Nam ...............................................10

2.1.3.

Các nghiên cứu trên thế giới về stress ........................................................................10

2.1.4.


Doanh nhân ở Việt Nam và những khó khăn trong cuộc sống .....................................11

2.2.

Thực trạng tham vấn tâm lý ở TP. Hồ Chí Minh..................................................................12

2.3.

Định nghĩa các khái niệm chính trong bài nghiên cứu .........................................................14

2.3.1.

Khái niệm về Nhận thức ...............................................................................................14

2.3.2.

Khái niệm về Trải nghiệm ............................................................................................14

2.3.3.

Khái niệm về Tâm lý ....................................................................................................14

2.3.4.

Vai trò của Tâm lý ........................................................................................................15


2.3.5.

Khái niệm về Tham vấn tâm lý ....................................................................................15


2.3.6.

Đối tƣợng nào cần Tham vấn tâm lý ............................................................................16

2.3.7.

Vai trò của Tham vấn tâm lý ........................................................................................16

2.3.8.

Khái niệm về Nhà tham vấn tâm lý (tham vấn viên - counsellor) ................................16

2.3.9.

Khái niệm về Thân chủ.................................................................................................17

2.3.10.

Khái niệm về Nan đề của thân chủ ...............................................................................17

2.3.11.

Hậu quả của nan đề.......................................................................................................17

2.3.12 Khái niệm về Stress (căng thẳng thần kinh) .....................................................................17
2.3.13 Khái niệm Trầm cảm .........................................................................................................18
2.3.14. Khái niệm về doanh nhân ................................................................................................18
2.3.15. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân......................................................................................18
2.3.16 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi ...................................................................................................19

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................19
3. 1 Thiết kế nghiên cứu (research design) ......................................................................................19
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu (participants)...........................................................................................19
3.3 Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu ...........................................................................................19
3.4 Địa bàn nghiên cứu (research setting) ........................................................................................20
3.5 Khái quát tình hình kinh tế văn hóa xã hội TP. Hồ Chí Minh ....................................................20
3.5.1 Đặc điểm dân số ..................................................................................................................20
3.5.2 Kinh tế văn hóa xã hội TP.HCM .........................................................................................20
3.6 Cơng cụ nghiên cứu (instrument) ...............................................................................................21
3.6.1. Nội dung phiếu khảo sát: ....................................................................................................21
3.6.2 Nội dung các câu hỏi phỏng vấn sâu (phụ lục 2 và phụ lục 3) ............................................22
3.6.3 Tiến trình thu thập dữ liệu (data gathering) .........................................................................22
3.7 Phân tích dữ liệu (data analysis) .................................................................................................23
3.7.1 Lọc các mẫu tin khơng hợp lệ..............................................................................................23
3.7.2 Mã hóa các câu trả lời thu đƣợc ..........................................................................................23
Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................25

4.1 Thông tin cá nhân .......................................................................................................................25
4.2 Kết quả khảo sát bộ câu hỏi (101 doanh nhân), cụ thể nhƣ sau: ................................................28
4.2.1 Nhận thức của doanh nhân về tham vấn tâm lý .......................................................................28
4.2.2 Trải nghiệm khó khăn của các doanh nhân .........................................................................30
4.2.3 Trải nghiệm của doanh nhân về tham vấn tâm lý ................................................................33
4.3 Kết quả phỏng vấn sâu ...............................................................................................................39
4.4 Thảo luận ....................................................................................................................................41
2


CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ ...........................................................................................44

PHỤ LỤC ............................................................................................................................................50
CHƢƠNG 1.

Bảng câu hỏi trƣng cầu ý kiến 101 DN ...................................................................51

CHƢƠNG 2.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu 5 doanh nhân đã tham vấn tâm lý ...................................57

CHƢƠNG 3.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu 5 doanh nhân chƣa từng đi tham vấn tâm lý ..................58

CHƢƠNG 4.

Nội dung trả lời phỏng vấn sâu của các Doanh nhân đã đi tham vấn tâm lý ............59

CHƢƠNG 5.

Nội dung trả lời phỏng vấn sâu của các DN chƣa đi tham vấn tâm lý .....................71

CHƢƠNG 6.

Thông tin 10 doanh nghiệp phỏng vấn sâu ...............................................................79

CHƢƠNG 7.

Hình ảnh các buổi hội thảo, và hình ảnh doanh nhân phỏng vấn sâu .......................81

CHƢƠNG 8.


Bài tham khảo về các điều kiện hành nghề tham vấn tâm lý tại Hoa Kỳ .................86

CHƢƠNG 9.

Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................88

3


Phụ lục 1.

Bảng câu hỏi gởi 100 DN

Phụ lục 2.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu 5 doanh nhân đã tham vấn tâm lý

Phụ lục 3.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu 5 doanh nhân chƣa từng đi tham vấn tâm lý

Phụ lục 4.

Nội dung trả lời phỏng vấn sâu của các DN đã đi tham vấn tâm lý

Phụ lục 5.

Nội dung trả lời phỏng vấn sâu của các DN chƣa đi tham vấn tâm lý


Phụ lục 6.

Bài tham khảo về các điều kiện hành nghề tham vấn tâm lý tại Hoa Kỳ

Phụ lục 7.

Danh mục tài liệu tham khảo

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DN: doanh nghiệp
GS: Giáo sƣ
TS: Tiến sỹ


CHƢƠNG 1.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 10%15% dân số bị trầm cảm, trong đó, mỗi năm có khoảng 1 triệu ngƣời tìm đến cái chết
(tự tử). Cũng theo WHO, tại Việt Nam số ngƣời bị trầm cảm cao hơn rất nhiều so tỷ
lệ chung của thế giới, với 23,4% dân số độ tuổi 25 tuổi - 55 tuổi và 47,9% dân số
trên 55tuổi bị trầm cảm (“Bệnh trầm cảm đang lan rộng”, Báo Ngƣời Lao động,
2015).
Theo số liệu từ Bệnh viên Tâm thần Mai Hƣơng Hà Nội, Ở VN, tự sát là
nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở ngƣời trẻ tuổi, sau tai nạn giao thông (“Tự sát”, BS
Nguyễn Khắc Dũng, Website của bệnh viên tâm thần Mai Hƣơng Hà Nội, 2015).
Riêng đối tƣợng doanh nhân, kết quả nghiên cứu trên 7.400 doanh nhân tại 36
quốc gia và vùng lãnh thổ của Công ty Grant Thornton (năm 2009) doanh nhân Việt

Nam bị trầm cảm đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, (“Doanh nhân
Việt Nam trong nhóm bị stress nhất thế giới”, T.V.Nghi, Báo Tuổi trẻ, 2010).
Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế thế giới (WTO) và đàm phán để ký kết các
Hiệp định thƣơng mại tự do. Thủ Tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định: “Môi
trƣờng pháp luật, kinh doanh Việt Nam sẽ thay đổi rất lớn, rất căn bản, thuận lợi hơn,
cạnh tranh hơn. Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết
kinh tế rộng lớn với 55 đối tác” (“Các doanh nghiệp nƣớc ngồi có nhiều cơ hội hợp
tác, đầu tƣ tại Việt Nam”, Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc, Báo Điện tử Chinhphu.vn,
2014).
Điều đó, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt
với các tập đồn kinh tế đa quốc gia - có lịch sử phát triển hàng trăm năm - đã và
đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam. Bộ Trƣởng Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, Bùi Quang
Vinh cho biết. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển, góp phần xây dựng nền
kinh tế vững mạnh, tự chủ, Bộ trƣởng đã đề xuất :“Năm 2015 phải là năm DN, để ta
làm nhiều hơn cho DN. Bởi khi DN không phát triển đƣợc thì đất nƣớc cũng khơng
2


phát triển đƣợc”, (“Năm hành động vì doanh nhân”, Xuân Quỳnh, Cẩm Toàn , Báo
Tuổi trẻ, 2015).
Xã hội phát triển, kinh tế hội nhập đã đem đến nhiều cơ hội làm ăn và điều
kiện sống tốt hơn cho mỗi ngƣời, nhƣng cũng tạo ra những áp lực lớn hơn, nhất là đối
với doanh nhân. Trách nhiệm trƣớc xã hội và trách nhiệm với gia đình ln là những
thách thức với doanh nhân. Nhiều doanh nhân không thể cân bằng đƣợc thời gian cho
gia đình - cơng việc và hậu quả của việc này thƣờng dẫn tới những tổn thƣơng tâm lý,
ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lƣợng cuộc sống.
Ngày nay, thành tựu của ngành tham vấn tâm lý đã chứng minh những gía trị
ứng dụng vào thực tế. Nghiên cứu của các nhà tham vấn tâm lý, tại Hoa Kỳ cho thấy:
những ngƣời bị trầm cảm sau khi đi tham vấn tâm lý, có 22% ngƣời có đƣợc lợi ích
đáng kể, 43% ngƣời có sự thay đổi vừa phải và 27% ngƣời đạt đƣợc một số cải thiện

nhất định (“Giáo trình tham vấn tâm lý” GS.TS Trần Thị Minh Đức 2012, tr. 34).
Nhƣ vậy, tổng cộng có 92% ngƣời đƣợc tham vấn tâm lý sẽ thay đổi nhận thức và
hành vi với các mức độ khác nhau. Điều đó cho thấy tham vấn tâm lý là gỉai pháp
hiệu quả để phòng tránh vấn nạn tự tử.
Nhóm nghiên cứu tự hỏi: “Vậy ngƣời dân Việt Nam khi bị trầm cảm, có tìm
đến nhà tham vấn tâm lý nhằm ngăn ngừa tự tử?”. Để tim hiểu vấn đề trên, nhóm đã
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Nhƣng do phạm vi của vấn đề trầm cảm và tự
tử ở Việt Nam q rộng, vì thế nhóm nghiên cứu đã chọn đối tƣợng nghiên cứu là
nhận thức và trải nghiệm về tham vấn tâm lý của đối tƣợng doanh nhân.
Sở dĩ nhóm chọn khách thể nghiên cứu là doanh nhân (mà khơng chọn khách
thể khác) là vì doanh nhân có vai trị quan trọng trong gỉai quyết việc làm cho ngƣời
lao động và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế để xây dựng đất nƣớc. Đồng thời doanh
nhân là đối tƣợng có tiềm lực về kinh tế để thực hiện trách nhiệm với xã hội rất cao,
nhƣ các chƣơng trình từ thiện. Nhóm nghiên cứu mong muốn phát huy vai trò của
doanh nhân trong việc phổ biến ngành khoa học tham vấn tâm lý vào cuộc sống.
Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài
“Nhận thức và trải nghiệm của doanh nhân về tham vấn tâm lý”. Trên cơ sở đó,
nhóm nghiên cứu sẽ kiến nghị những giải pháp để doanh nhân ứng dụng khoa học
3


tham vấn tâm lý; giúp doanh nhân nâng cao chất lƣợng cuộc sống, sản xuất kinh
doanh hiệu quả, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và góp phần xây dựng đất
nƣớc giàu mạnh. Đây chính là những điều thơi thúc nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài
này.
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tài liệu, nhiều đề tài nghiên cứu liên
quan đến tham vấn tâm lý. Đa số các tài liệu này nói về hiệu quả của tham vấn tâm lý
doanh nhân, tham vấn tâm lý quản trị doanh nghiệp.v.v. Những tài liệu nói về nhận
thức và trải nghiệm của doanh nhân thì rất hạn chế. Vì thế, thực hiện đề tài này, nhóm

nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm về việc doanh nhân suy nghĩ thế nào về tham vấn tâm lý
và doanh nhân có ứng dụng ngành tham vấn tâm lý vào cuộc sống, vào cơng việc của
mình.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là tìm hiểu nhận thức và trải nghiệm về tham vấn tâm lý
của doanh nhân, cụ thể là doanh nhân quan niệm thế nào về tham vấn tâm lý, khi bị
stress (căng thẳng tinh thần) doanh nhân có đi tham vấn tâm lý khơng? Nếu khơng thì
tại sao? Nếu có thì doanh nhân đã ứng dụng vào thực tế nhƣ thế nào? Và có đem lại
hiệu quả hay khơng? Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đề tài sẽ đề xuất những giải pháp
phổ biến ngành tham vấn tâm lý đến đối tƣợng doanh nhân, hỗ trợ doanh nhân ứng
dụng tâm lý vào cuộc sống.
1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có các nhiệm vụ chính sau:
- Tổng hợp các cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực trạng nhận thức và trải nghiệm tham vấn tâm lý của doanh nhân.
- Kiến nghị giải pháp phổ biến và ứng dụng ngành tham vấn tâm lý đến doanh nhân.

4


1.4 Giả thuyết nghiên cứu
- Nhóm giả thuyết rằng các doanh nhân ở Việt Nam chƣa đƣợc biết nhiều về ngành
tham vấn tâm lý, nên chƣa có niềm tin và khi bị stress thì rất ít doanh nhân tìm đến
các nhà tham vấn tâm lý.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, nhóm sẽ nghiên cứu tài liệu,
khảo sát thực tế bằng cách xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu đối tƣợng doanh
nhân để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dƣới đây.
1.5.1. Doanh nhân nhận thức nhƣ thế nào về tham vấn tâm lý trong các lĩnh vực

sau:
- Quan niệm của doanh nhân về tham vấn tâm lý nhƣ thế nào?
- Nhận thức của doanh nhân về vai trò của nhà tham vấn?
- Nhận thức về sự cần thiết của tham vấn tâm lý trong đời sống doanh nhân?
1.5.2. Doanh nhân gặp những khó khăn nào trong cơng việc?
- Những khó khăn hoặc stress mà các doanh nhân thƣờng gặp là gì?
- Các doanh nhân đối phó với khó khăn hoặc stress nhƣ thế nào?
1.5.3. Doanh nhân đã trải nghiệm về tham vấn tâm lý nhƣ thế nào?
- Tỉ lệ doanh nhân đã đi tham vấn tâm lý?
- Những nan đề của các doanh nhân khi đi tham vấn?
- Những nguyên nhân nào khiến doanh nhân chƣa đi tham vấn?
- Những địa điểm tham vấn tâm lý nào đƣợc các doanh nhân chọn sử dụng?
- Hiệu quả sau khi doanh nhân đi tham vấn tâm lý là gì?
1.6 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1 Cơ sở lý luận
Khi nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào những cơ sở lý
luận là những tài liệu đã đƣợc xuất bản trong và ngòai nƣớc, hoặc những tài liệu đã
đƣợc công bố trên các website của các cơ quản lý Nhà nƣớc, các hiệp hội ngành nghề
đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động và những cơng trình nghiên cứu ở trong ngoài
nƣớc đã đƣợc Hội đồng khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ và cấp trƣờng công nhận.
5


1.6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu dựa vào các phƣơng pháp nghiên cứu chính là: phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp khảo sát thông qua bản câu hỏi; phƣơng pháp
phỏng vấn sâu khách thể nghiên cứu và phƣơng pháp thống kê thông qua phần mềm
SPSS.
1.7 Giới hạn của đề tài
-Đề tài sẽ chọn khách thể nghiên cứu có số lƣợng 101 doanh nhân không phân

biệt độ tuổi, quốc tịch, giới tính đang làm việc tại TP. HCM.
-Về giải pháp: Đề tài sẽ đề xuất những giải pháp truyên truyền phổ biến và ứng
dụng tham vấn tâm lý đến đối tƣợng doanh nhân.
1.8 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài sẽ góp phần tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng ngành tham vấn tâm lý
đến đối tƣợng doanh nhân, một trong những lĩnh vực ngành nghề chƣa phổ biến ở
Việt Nam. Tham vấn tâm lý có vai trị rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cho ngƣời dân. Trƣớc những nhu cầu từ thực tế, ngành tham vấn tâm lý đã tồn tại và
đang phát triển tại TP.HCM. Thế nhƣng pháp luật Việt Nam lại chƣa có những văn
bản pháp quy công nhận và quản lý ngành tham vấn tâm lý. Do vậy, đề tài nghiên cứu
sẽ có đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp kiến nghị Nhà nƣớc sớm ban hành những
chính sách nâng cao vai trị của ngành tham vấn tâm lý, góp phần thúc đẩy ngành
tham vấn tâm lý phát triển.
1.9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ rất có ý nghĩa trong việc làm thay đổi nhận
thức và hành vi của doanh nhân về ngành tham vấn tâm lý nói riêng và khoa học tâm
lý nói chung, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với ngành khoa học mới
phát triển ở Việt Nam. Đề tài có thể là cơ sở nhân rộng phổ biến khoa học tâm lý đến
nhiều đối tƣợng khác trong xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cho biết nhận thức của đối tƣợng doanh
nhân với ngành tham vấn tâm lý tại TP. Hồ Chí Minh, cũng nhƣ những tác động từ
hiệu qủa của tham vấn tâm lý đến đối tƣợng này. Qua đó, Khoa Tâm lý Trƣờng Đại

6


học Khoa học Xã hội nhân văn có thêm tài liệu tham khảo để bổ sung vào kế hoạch
và chiến lƣợc phát triển.
1.10 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu và 4 chƣơng:

 Mở đầu
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nhận thức và trải nghiệm tham vấn tâm lý của
doanh nhân
 Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 Chƣơng 4: Tóm tắt, Kết luận và kiến nghị

7


CHƢƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM THAM VẤN
TÂM LÝ CỦA DOANH NHÂN
2.1. Lịch sử phát triển ngành tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý đã phát triển và đƣợc ứng dụng phổ biến ở các nƣớc tiên tiến
trên thế giới. GS.TS Trần Thị Minh Đức (2012) đã nhận định: ngày nay hiệu quả của
tham vấn tâm lý khơng cịn là vấn đề bàn cãi nữa, mà đã đƣợc chứng thực. Tham vấn
tâm lý có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con ngƣời. Để hiểu rõ hơn những
cơ sở lý luận về vấn đề này, nhóm nghiên cứu khái quát lại lịch sử phát triển ngành
tham vấn tam lý.
2.1.1. Lịch sử phát triển ngành tham vấn trên thế giới
Theo Giáo trình „Tham vấn tâm lý” của GS.TS Trần Thị Minh Đức (2012),
lịch sử phát triển ngành tham vấn tâm lý trên thế giới có ba mốc chính nhƣ sau:
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX sang nửa đầu thế kỷ XX: ngành tham vấn tâm lý trong
giai đoạn khởi đầu với các nhà tiên phong theo trƣờng phái phân tâm, các lý thuyết
nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con ngƣời và sự ra đời của công tác hƣớng
dẫn nghề, sau đó là tham vấn nghề. Những ngƣời có đóng góp cho sự ra đời của tham
vấn hƣớng nghiệp trong giai đoạn này là Francis Galton, Wilhelm Wundt, James
Catell, G.Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse Davis, Frank Parsons, Robert Yerkers
(năm?)

- Giai đoạn giữa thế kỷ XX: Ngành tham vấn tâm lý phát triển mang tính chuyên
nghiệp với các phƣơng thức trị liệu đa dạng đƣợc triển khai. Nổi bật trong giai đoạn
này là việc E.G. Williamson đã đƣa ra một lí thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên
gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố” vào năm 1930. Williamson đã đề xuất các bƣớc
của một hoạt động tham vấn.
- Theo Bách khoa Toàn thƣ một bƣớc tiến nổi bật sau đó là sự ra đời của Hiệp hội tâm
lý học Hoa Kỳ (APA) đƣợc sáng lập năm 1892 nhƣ là một Hiệp hội chủ yếu của các
nhà tâm lý học kinh nghiệm. Vào những năm 1940 và 1950, Hội Cựu chiến binh Mỹ
8


đã thành lập một chuyên nghành có tên gọi là “tham vấn tâm lý” và phân nhánh 17 (
đƣợc biết đến với tên Hiệp hội Tham Vấn Tâm lý ) trực thuộc Hiệp Hội Tâm Lý Học
Hoa Kỳ (APA). Cơ quan này tập trung các vấn đề liên quan đến việc huấn luyện nhà
tham vấn, tạo lập các chƣơng trình đào tạo tiến sĩ tham vấn tâm lý đầu tiên. Những
chƣơng trình đào tạo tiến sĩ tham vấn tâm lý đầu tiên đã có mặt tại các trƣờng Đại học
Minnesota; Đại học quốc gia Ohio; Đại học Maryland; Đại học Missouri; Đại học
giáo viên (Teachers College ); Đại học Columbia University và trƣờng Đại học Texas
ở Austin.
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay: Tham vấn tập trung vào lĩnh vực văn hóa,
cịn gọi là tham vấn xun văn hóa (cross-culture counseling), trong đó các phép trị
liệu mang tính triết trung. Tham vấn giai đoạn này tập trung vào lĩnh vực văn hóa.
Các nhà tham vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà
tham vấn khơng nắm đƣợc nền tảng văn hóa của khách hàng. Một số đại diện tiêu
biểu của giai đoạn này là Whitfield, McGrath và Coleman.
Giai đoạn này ngành tham vấn đã trở nên thật sự chuyên nghiệp cùng với sự
phát triển của các học thuyết nghiên cứu tâm lý ngƣời; các hƣớng tiếp cận trị liệu đa
dạng với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hồn chỉnh phù hợp với ngành tham vấn; cùng
với sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội tham vấn tâm lý và các phòng khám sức khỏe
tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng đồng… (GS.TS Trần Thị Minh Đức (2012).

Theo Hội đồng tham vấn tâm lý Vƣơng quốc Anh: Các lý thuyết về tham vấn
và tâm lý trị liệu mặc dù đƣợc phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ 20
nhƣng gốc rễ của các lý thuyết này đã xuất hiện từ một thời gian dài trƣớc đó. Nhà
Tâm lý học Sigmund Freud đã nghiên cứu sâu về tâm trí con ngƣời và bắt đầu cơng
việc của mình tại Vienna vào năm 1881. (The history of counselling and
psychotherapy, 2015).
Hội đồng Tham vấn tâm lý có trụ sở tại Vƣơng quốc Anh, cho rằng Freud đã
nhận đƣợc sự huấn luyện để trở thành một nhà thần kinh học và bắt đầu làm việc với
các bệnh nhân cuồng loạn. Freud đã gọi phƣơng pháp của ông ta là phân tâm học và
tiếp tục thực hiện các lý thuyết của ông cho đến những năm 1930. Những năm 1940
và 1950 đánh dấu quan trọng quá trình mở rộng phát triển của lĩnh vực tham vấn. Nhà
9


tâm lý học Hoa Kỳ Carl Rogers đã thiết lập nên phƣơng pháp tiếp cận thân chủ trọng
tâm, là trái tim của các hoạt động tham vấn hiện nay (The history of counseling and
psychotherapy, 2015).
2.1.2. Lịch sử phát triển ngành tham vấn tâm lý tại Việt Nam
Tại TP.HCM các hình thức tham vấn tâm lý cũng đƣợc phát triển từ khi
“Phòng Tƣ vấn tâm lý” đầu tiên đƣợc thành lập năm 1988 do TS tâm lý Tô Thị Ánh
phụ trách. Vào những năm 1997-2000 TP.HCM có hàng chục phịng tham vấn
HIV/AIDS. Năm 2001 bệnh viện Nhi đồng TP.HCM thành lập Khoa tâm lý trẻ em”.
Tháng 10/ 2014 Bệnh viện Đại học Y Dƣợc đã thành lập Phòng Khám Tâm lý và
chăm sóc giảm nhẹ. “ Website Bệnh viện Đại học Y Dƣợc TP.HCM, 2014). Một số
trung tâm tham vấn tâm lý do các tổ chức nhà và tƣ nhân cũng đã và đang hoạt động
tại TP.HCM
Hiện nay việc tham vấn tâm lý ở TP.HCM đƣợc triển khai dƣới nhiều hình
thức khác, nhƣ: tham vấn qua điện thoại (tổng đài 1080), tham vấn qua báo chí và tại
các trung tâm tham vấn tâm lý...
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chƣa tìm thấy trung tâm tham vấn tâm lý nào

chuyên dành cho đối tƣợng doanh nhân tại TP.HCM.
2.1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về stress
Theo Bộ Dịch vụ sức khỏe và con ngƣời Hoa Kỳ cứ 5 ngƣời Mỹ trƣởng thành
thì 1 ngƣời có bệnh về thần kinh. Cứ 10 ngƣời trẻ thì có một ngƣời đã trải qua giai
đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Cứ 20 ngƣời Mỹ thì có một ngƣời sống chung với
bệnh thần kinh, có thể là tâm thần phân liệt, rối loạn lƣỡng cực hoặc khủng hoảng
nghiêm trọng. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 tại Mỹ, đã gây tử
vong cho hơn 38.000 ngƣời mỗi năm, nhiều hơn gấp đôi số ngƣời bị giết hại... (US
Department of Health & Human services, Washington, USA), năm 2011)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 triệu ngƣời giải
thốt nỗi khổ của mình bằng cách tự tử. (Báo Ngƣời Lao động, 2015).
Riêng đối tƣợng doanh nhân, tỷ lệ ngƣời bị stress chiếm con số rất cao. Theo
Cơ quan nghiên cứu các doanh nghiệp quốc tế (IBOS), nguy cơ stress đang tăng
nhanh trên toàn cầu, đặc biệt trong giới doanh nhân. Theo kết quả khảo sát năm 2005
10


của 6000 doanh nhân ở 24 quốc gia khác nhau của IBOS cho thấy: đứng đầu bảng là
Đài Loan có đến 69 % doanh nhân bị stress, tiếp theo là Hồng Kông 54 %, Thổ Nhĩ
Kỳ 54 %, Ấn Độ 53 %, Philippines (53%), Nhật 51 %, Nga 51 %, Nam Mỹ 50 %. (
Sharp growth in stress levels among world‟s entrepreneurs, 2005).
2.1.4. Doanh nhân ở Việt Nam và những khó khăn trong cuộc sống
Theo tài liệu cơng bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam
có 23,4% dân số độ tuổi 25-55 và 47,9% dân số độ tuổi trên 55 bị trầm cảm. Phụ nữ
bị trầm cảm gấp 2 lần so nam giới. Trong khi trên thế giới số ngƣời bị trầm cảm tính
chung chỉ khoảng 10%-15% dân số. Mỗi năm có 1 triệu ngƣời tự tử do trầm cảm. Con
số trên cho thấy tỷ lệ ngƣời bị trầm cảm ở nƣớc ta cao hơn rất nhiều so với thế
giới,(“Bệnh trầm cảm đang lan rộng”, Báo Ngƣời Lao động, 2015).
Riêng đối tƣợng doanh nhân ở Việt Nam, theo khảo sát năm 2009 của Công ty
Grant Thornton, các doanh nhân Việt Nam bị stress đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau

Trung Quốc và Mexico. Trong số 7.400 doanh nhân đƣợc khảo sát tại 36 quốc gia,
Việt Nam có tới 72% doanh nhân trên tổng số doanh nhân đƣợc khảo sát rất căng
thẳng bởi nhiều sức ép trong mơi trƣờng kinh doanh, tình hình kinh tế biến động, áp
lực cạnh tranh trên thị trƣờng và tình trạng thiếu vốn. “Doanh nhân Việt Nam trong
nhóm bị stress nhất thế giới” (Báo Tuổi trẻ, 2010).
Trƣớc đó, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng gíam đốc Cơng ty Tín
Thành TP.HCM bằng khảo sát của riêng mình, đã phỏng vấn 87 doanh nhân, trong đó
có 69 doanh nhân thừa nhận bị stress, chiếm 79,31% (Báo điện tử vnexpress , 2010).
Trƣớc những áp lực từ công việc kinh doanh và từ cuộc sống, nhiều doanh
nhân đã suy nghĩ và hành động tiêu cực, tự hủy hoại bản thân, nhƣ một số trƣờng hợp
điển hình sau.
Ơng Vũ Văn H. (SN 1970, trú tại thôn Phƣơng Khê, xã Chi Lăng Bắc, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng) đã quyên sinh do liên quan đến số tiền hàng chục tỉ
đồng bị vỡ nợ (Báo Đời sống Pháp luật, 2014).
Năm 2004 thị trƣờng bất động sản TP.HCM rúng động trƣớc cái chết của Chủ
tịch Hội đồng quản trị Công ty Phú Mỹ Hƣng, ông Lawrence S.Ting, một doanh nhân
đã có cơng rất lớn trong những nỗ lực vƣợt qua khó khăn để khai sinh và xây dựng
11


khu đô thị mới Phú Mỹ Hƣng (TP.HCM) hiện đại nhƣ hôm nay. Không chịu nổi
những căng thẳng từ bất đồng trong quan hệ làm ăn, ông đã nhảy lầu tự vẫn, kết thúc
cuộc đời của mình ở tuổi 66 tại Đài Bắc (Đài Loan) vào tối 23/9/2004 ( Báo Ngƣời
Lao động, 2004).
2.2. Thực trạng tham vấn tâm lý ở TP. Hồ Chí Minh
GS.TS Trần Thị Minh Đức (năm 2012) cho biết: ngành tham vấn tâm lý ở Việt
Nam chƣa đƣợc Nhà nƣớc cấp mã ngành hoat động. Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này,
ngày 6.1.2015 nhóm nghiên cứu đã làm việc với Sở Kế hoạch Đầu tƣ TP.HCM ”. Đại
diện Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tƣ TP.HCM cho biết, hiện nay Nhà
nƣớc chƣa cấp mã ngành cho “Tham vấn tâm lý, nên các doanh nghiệp không thể

đăng ký ngành nghề hoạt động là tham vấn tâm lý”.
Điều này đồng nghĩa với việc, hoạt động tham vấn tâm lý trên địa bàn
TP.HCM nói riêng và cả nƣớc nói chung chƣa có sự quản lý của cơ quan Nhà nƣớc.
Do đó những nhà tham vấn tâm lý chân chính có trình độ, có kiến thức chun mơn,
có khả năng tham vấn và đem lại lợi ích cho nhiều ngƣời, cho xã hội - chƣa đƣợc sƣ
bảo vệ của pháp luật. Cũng nhƣ những ngƣời đi tham vấn tâm lý, nếu đến tham vấn
bởi những nhà tham vấn chƣa đƣợc đào tạo, thiếu đạo đức, thiếu phƣơng pháp khoa
học thì - chẳng những mất tiền mà cịn đau khổ thêm, tổn thƣơng thêm. Trăn trở về
vấn đề này GS.TS Trần Thị Minh Đức cũng đã viết: “Ở Việt Nam, khi hoạt động
tham vấn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ bởi pháp luật thì ai/tổ chức nào sẽ đứng ra bảo
vệ thân chủ (ngƣời mất tiền, mất thời gian và có thể cịn bị tổn thƣơng tâm lý do làm
tham vấn) và bảo vệ nhà tham vấn khi có tranh chấp? Đây là câu hỏi đáng để các
ngành trợ giúp cùng quan tâm” (“Giáo trình Tham vấn tâm lý”, 2012, tr.40).
Do chƣa có cơ quan chủ quản về ngành tham vấn tâm lý, nên nhóm nghiên cứu
khó tìm đƣợc số liệu thống kê về số lƣợng cơ sở tham vấn tâm lý ở TP.HCM hiện
nay. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của TS.Trần
Thị Giồng, Th.S Đỗ Văn Bình và 11 đồng nghiệp, ở TP.HCM, năm 2003 TP.HCM có
hơn 50 cơ sở tƣ vấn tâm lý, hoạt động trên các lĩnh vực: Tình u -hơn nhân - gia
đình, trẻ em và cha mẹ trong gia đình, sức khỏe, HIV/AIDS, hƣớng nghiệp,

12


trong đó hơn 60% do cơ quan Nhà nƣớc hay ban ngành thành lập, phần còn lại do
các hội, tƣ nhân, tổ chức tơn giáo…
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu hoạt động thực tế của những trung tâm cung
cấp dịch vụ tham vấn tâm lý tại TP.Hồ Chí Minh, hiện tại nhƣ: Trung tâm Đào tạo và
Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt, Phịng tham vấn Tình u Hơn nhân và Gia
đình thuộc Nhà Văn hóa Phụ nữ, Nhà Văn hóa Thanh niên, Cơng ty TNHH Đào Tạo
và Tƣ vấn Giáo dục Saha, Phòng tham vấn tâm lý trực thuộc Hội Tâm lý Giáo dục

TP. HCM và một số trung tâm tham vấn tâm lý khác.
Theo tìm hiểu của nhóm,Trung tâm tham vấn tâm lý tại Nhà văn hóa phụ nữ và
nhà văn hóa Thanh niên là những trung tâm tham vấn tâm lý miễn phí. Đối tƣợng đến
hai trung tâm này nhiều nhất là phụ nữ và thanh niên.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt
cho biết, Trung tâm không thống kê riêng từng đối tƣợng đến tham vấn tâm lý, nên
khơng có số liệu cụ thể về doanh nhân đi tham vấn tâm lý tại trung tâm.
Đối với Công ty TNHH Đào Tạo và Tƣ vấn Giáo dục Saha, đại diện công ty
cho biết: Nhiều doanh nghiệp đã liên hệ trung tâm Saha và mời Saha đến doanh
nghiệp nói chuyện chuyên đề về khoa học tâm lý cho cán bộ nhân viên. Hầu hết các
doanh nghiệp đó đều là những tập đoàn kinh tế nƣớc ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam
gần nhƣ chƣa có sự quan tâm đến lĩnh vực này.
Qua tìm hiểu tài liệu và thực tế nói trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy: doanh
nhân Việt Nam là đối tƣợng thƣờng xuyên bị căng thẳng tinh thần, nhƣng lại rất ít
ngƣời tìm đến nhà tham vấn tâm lý. Trong khi lợi ích từ việc tham vấn tâm lý hiện
nay đã đƣợc chứng thực bằng nghiên cứu của các nhà tham vấn tâm lý.
Theo Sexton (1993), các nghiên cứu ở Hoa Kỳ hơn 40 năm qua về vai trò của
tham vấn cho thấy 22% thân chủ có đƣợc lợi ích đáng kể, 43% có sự thay đổi vừa
phải và 27% đạt đƣợc một số cải thiện nhất định. Tham vấn có thể thay đổi số phận
của con ngƣời. Chỉ cần những ngƣời gặp vấn đề khó khăn, có hiểu biết về tham vấn
tâm lý và tìm đến các nhà tham vấn chuyên nghiệp để đƣợc trợ giúp thì họ sẽ tìm
đƣợc những suy nghĩ tích cực để giải quyết vấn đề ( “Giáo trình tham vấn tâm lý”,
GS.TS Trần Thị Minh Đức, 2012).
13


Trƣớc khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề, nhóm đã tìm hiểu khái niệm liên
quan đến đề tài “Nhận thức và Trải nghiệm của doanh nhân về tham vấn tâm lý”. Đây
chính là những cơ sở lý luận, để làm căn cứ nghiên cứu đề tài này.
2.3. Định nghĩa các khái niệm chính trong bài nghiên cứu

2.3.1. Khái niệm về Nhận thức
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh và
tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy; kết quả của con ngƣời nhận biết, hiểu biết thế giới
khách quan” (Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng
Thanh Hòa, 2009, tr.916)
2.3.2. Khái niệm về Trải nghiệm
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua. “Trải qua”
là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng”. (Hoàng Phê, Vũ Xuân Lƣơng, Hoàng Thị
Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa 2009, tr.1309).
2.3.3. Khái niệm về Tâm lý
Tâm lý ở đây, nhóm thực hiện đề tài nói tới là tâm lý ngƣời (trong đề tài này
viết tắt là tâm lý). Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về tâm lý. Theo tài liệu “Tâm
lý học Quản trị kinh doanh” của Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM thì: “Thuật ngữ
tâm lý trong khoa học rất rộng, đó là tất cả những hiện tƣợng tinh thần xảy ra trong
đầu óc con ngƣời, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con ngƣời.
Theo cách hiểu này thì tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính
cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến các hứng
thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và những định
hƣớng gía trị.” (TS. Thái Trí Dũng, 2010, tr 5-6).
Đối với tài liệu “Hỏi đáp môn Tâm lý học đại cƣơng”, khái niệm về tâm lý đơn
giản hơn: “Là phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể và mang tính
xã hội, lịch sử” (TS Nguyễn Thị Huệ, 2008, tr.16).
Theo Giáo trình “Tâm lý học đại cƣơng”, tài liệu lƣu hành nội bộ của Khoa
Giáo dục Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, thì “Tâm lý là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thơng qua chủ thể, tâm lý có bản chất
14


xã hội lịch sử. Đây chính là bản chất của hiện tƣợng tâm lý theo quan điểm tâm lý học
Marxist.” (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM, tr.31).

Theo nhóm nghiên cứu, khái niệm của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội nhân
văn là phù hợp với xã hội nƣớc ta hiện nay nhất. Và nhóm cũng dựa vào quan điểm
này để phân tích các nội dung trong đề tài nghiên cứu.
2.3.4. Vai trò của Tâm lý
Cuộc sống đƣợc tạo nên bởi tổng thể các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Ở
đâu có mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời thì ở đó tâm lý xuất hiện. Nhà tâm lý học
Pierre Daco đã nói: “Khoa học tâm lý học đã đem lại nhiều lợi ích cho con ngƣời hơn
là khoa phẫu thuật đem lại cho cơ thể (...). Khoa Tâm lý là một trƣờng dạy hết sức
tuyệt vời cho sự tự chủ, cho sức khỏe và hạnh phúc” (Pierre Daco, 2003, tr 5).
2.3.5. Khái niệm về Tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Theo định nghĩa của
Hiệp hội Tham vấn Hoa Kỳ (1997) “Tham vấn là sự cộng tác giữa tham vấn viên và
thân chủ, nhằm giúp thân chủ xác định mục đích và những giải pháp khả thi, phù hợp
với tiềm năng của thân chủ để giải quyết các vấn đề làm xáo trộn cảm xúc của thân
chủ, giúp phát triển khả năng giao tiếp và hóa giải những vấn đề tăng cƣờng sự tự tin;
thúc đẩy sự thay đổi hành vi và sức khỏe tinh thần tối ƣu”.
Hoặc “Tham vấn tâm lý là một ngành tâm lý ứng dụng hỗ trợ các chức năng cá
nhân và giữa các cá nhân trong suốt cuộc đời tập trung về các vấn đề về cảm xúc, xã
hội, hƣớng nghiệp, giáo dục, phát triển và các vấn đề liên quan đến sức khỏe”.
(Definition/division of counselling psychology, 2014).
Theo GS.TS Trần Thị Minh Đức thì: Tham vấn tâm lý (Counseling
Psychology) là một quá trình tƣơng tác giữa nhà tham vấn, ngƣời có kiến thức chuyên
môn, bằng cấp, kỹ năng, đạo đức cũng nhƣ các loại giấy phép hành nghề và những
ngƣời đang phải đối diện với những vấn đề tâm lý hoặc cần giúp đỡ. Thông qua sự
truyền đạt và kỹ năng chia sẻ dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối liên hệ trong
tƣơng quan trị liệu để thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế sau đó họ tự tìm ra đƣợc
tiềm năng của họ, để họ tự giải quyết vấn đề của mình. (GS.TS Trần Thị Minh Đức,
2012).
15



Nhóm nghiên cứu nhận thấy khái niệm của GS. TS Trần Thị Minh Đức phản
ánh đầy đủ nội dung của tham vấn tâm lý và nhóm nghiên cứu sẽ phân tích dựa trên
khái niệm này.
2.3.6. Đối tƣợng nào cần Tham vấn tâm lý
Theo TS Nadia Persun, bất kỳ ai, trong cuộc đời của mình đều ít nhiều gặp
những khó khăn trong các mối quan hệ, khiến chúng ta căng thẳng tinh thần. Để
nhanh chóng thốt ra khỏi trạng thái căng thẳng, tránh phát sinh những suy nghĩ tiêu
cực, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần, thì ai cũng cần đƣợc tham vấn tâm lý ít
nhất là một vài lần tại một vài thời điểm trong suốt cuộc sống ''Who Needs
Counseling” (2015, Website của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ).
2.3.7. Vai trò của Tham vấn tâm lý
Trên đây, đề tài đã nói đến vai trị quan trọng của khoa học tâm lý đối với cuộc
sống mỗi ngƣời. Và tham vấn tâm lý là một trong những chuyên ngành của khoa học
tâm lý. Hiệp Hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho rằng nhà tham vấn tâm lý thƣờng xuyên tìm
kiếm phƣơng pháp nâng cao tính hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống của những
ngƣời có nhu cầu cần giúp đỡ. “What-is-counseling psychology” (2015, Website của
Hội Tâm lý Hoa kỳ).
Tham vấn tâm lý có vai trị trợ giúp con ngƣời về các vấn đề rối loạn cảm xúc,
tinh thần và thể chất nhằm giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giảm thiểu các rối
loạn, giải quyết các khủng hoảng ngƣời ta phải đối mặt trong cuộc sống và từ đó giúp
họ có đƣợc một cuộc sống hồn thiện hơn. (Definition/Division of Counselling
Psychology, 2015)
2.3.8. Khái niệm về Nhà tham vấn tâm lý (tham vấn viên - counsellor)
Theo GS.TS Trần Thị Minh Đức Nhà tham vấn (counsellor) là ngƣời có
chun mơn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và
đƣợc pháp luật thừa nhận; là ngƣời giúp đỡ thân chủ khi gặp khó khăn bằng cách khơi
gợi những tiềm năng trong họ, để thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình. Nhà
tham vấn phải có đủ phẩm chất, nhân cách nghề để khơng gây tổn thƣơng cho thân
chủ. Nhà tham vấn là ngƣời chia sẻ những tâm tƣ của thân chủ, giúp thân chủ nói ra

những điều vƣớng mắc trong lịng, giúp thân chủ có sự nhận thức tốt về bản thân để
16


từ đó có cách hành động phù hợp với khả năng của bản thân trong điều kiện hồn
cảnh của mình. “Giáo trình tham vấn tâm lý” (2012, tr 189).
Nhóm nghiên cứu đồng quan điểm với khái niệm này.
2.3.9. Khái niệm về Thân chủ
“Thân chủ là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời bình thƣờng, ngƣời có vấn đề,
ngƣời mất cân bằng hoặc ngƣời có rối loạn tâm lý muốn đƣợc giúp đỡ”. GS.TS Trần
Thị Minh Đức, 2012, tr 204).
2.3.10.Khái niệm về Nan đề của thân chủ
“Nan đề của thân chủ đƣợc hiểu là vấn đề nan giải của ngƣời có nhu cầu đƣợc
giúp đỡ bởi nhà tham vấn. Trong tham vấn khi nói đến nan đề, ngƣời ta liên tƣởng
đến những khó khăn tâm lý”. (GS.TS Trần Thị Minh Đức, 2012, tr 207).
2.3.11.Hậu quả của nan đề
“Với ngƣời có nan đề, nếu họ không tự giải quyết đƣợc, họ sẽ mất cân bằng về
tâm lý, thậm chí kéo theo những rối loạn về hoạt động sinh lý và ứng xử rối loạn về
hành vi xã hội ” ( “Giáo trình tham vấn tâm lý”, GS.TS Trần Thị Minh Đức, 2012, tr.
208).
“Trong thực tế, nhiều khi cá nhân không nhận ra đƣợc là mình đang có nan đề
do chủ quan, do thiếu hiểu biết, do thói quen, do khơng muốn ngƣời khác biết những
rắc rối của mình... Việc lƣu giữ lâu ngày những cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra những
hành vi chống đối mang tính hủy hoại. Trong trƣờng hợp nặng, cơ thể khơng cịn khả
năng chống đỡ sẽ bị rối loạn cả về thực thể và tâm lý” (“Giáo trình tham vấn tâm lý”,
GS.TS Trần Thị Minh Đức, 2012, tr 209). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh
báo rằng “Điều đáng lo ngại là rất nhiều ngƣời đang mắc bệnh nhƣng lại khơng thừa
nhận mình có bệnh”. “Bệnh trầm cảm đang lan rộng” (Báo Ngƣời Lao động, 2015).
2.3.12 Khái niệm về Stress (căng thẳng thần kinh)
Stress (căng thẳng thần kinh) là phản ứng của cơ thể để thích nghi với các tình

huống khó khăn và nguy hiểm. Theo Bác sĩ Peter G. Hanson, tác giả cuốn sách
“Những điều thú vị về stress” cho chúng ta biết 80% các căn bệnh là liên quan đến
stress (“Căng thẳng thần kinh-Stress”, website Trƣờng Đại học Lạc Hồng, 2015).
17


Theo Hiệp Hội Quản Lý Stress Anh Quốc: Thì Stress là một trạng thái xảy ra
khi chúng ta cảm thấy không thể đƣơng đầu với áp lực và áp lực này xuất hiện trong
nhiều hình thức, cách thức và khởi động các phản ứng sinh lý. “What is stress?”,
(năm?), />Theo chúng tôi, cả hai khái niệm trên đều phản ánh đƣợc bản chất của ngƣời bị
stress.
2.3.13 Khái niệm Trầm cảm
Theo Tổ chức Y tế Mayo Foundation for Medical Education and Research,
Hoa Kỳ Trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm trạng mà gây ra cảm giác buồn chán
liên tục và mất hứng thú. Trầm cảm gây ảnh hƣởng đến cách ngƣời bị bệnh cảm nhận,
suy nghĩ, cƣ xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất. Ngƣời bệnh
có thể gặp rắc rối trong việc thực hiện những hoạt động thƣờng ngày và thậm trí trầm
cảm cịn khiến bạn cảm thấy nhƣ cuộc sống này hồn tồn vơ nghĩa, khơng đáng để
sống. “Depression major depressive disorder”, 2015, />2.3.14. Khái niệm về doanh nhân
Theo PGS. TS. Đỗ Minh Cƣơng “Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng
đồng rất đa dạng, hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nhƣng
họ có một đặc điểm chung là làm cơng việc kinh doanh với mục tiêu đạt đƣợc sự giàu
có và thành đạt” (PGS. TS. Đỗ Minh Cƣơng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế
và Kinh doanh, 2009).
2.3.15. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia doanh nhân là những ngƣời có các đặc
điểm tâm lý sau: có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh
doanh và các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân là
ngƣời có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những ngƣời khác. Vai trị chính của
doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng

hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết cơng ăn việc làm cho ngƣời dân. Doanh nhân phải
làm

ra lợi

nhuận và

đóng

biết

( />18

góp

cho



hội


Chủ tịch Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Vũ Tiến Lộc, nhận
định "Doanh nhân là nhà đầu tƣ, là nhà quản lý, là ngƣời chèo lái con thuyền doanh
nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những ngƣời khác ở chỗ họ là ngƣời
dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đƣờng kinh doanh", (Dƣơng
Thị Liễu, 2006)
2.3.16 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Dựa vào kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, đa số doanh nhân ở độ tuổi từ
30 đến 50. Đây là giai đoạn phát triển hoàn thiện nhất về thể chất, nhân cách và nghề

nghiệp, giai đoạn ở đỉnh cao nhất trong quá trình phát triển của đời ngƣời.
Các khái niệm trên đây sẽ đƣợc nhắc lại trong chƣơng 4 “Kết quả nghiên cứu
và thảo luận” để chứng minh cho những kết quả nghiên cứu.
Cứ vào những cơ sở lý luận trên đây, nhóm đã thiết kế phần tiếp theo là
Phƣơng pháp nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. 1 Thiết kế nghiên cứu (research design)
Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính
là nghiên cứu tài liệu; khảo sát qua bản câu hỏi và phỏng vấn sâu các doanh nhân về
nhận thức và trải nghiệm tham vấn tâm lý.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu (participants)
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhận thức và cảm nhận về tham vấn tâm lý của
doanh nhân. Do vậy doanh nhân sẽ là những khách thể nghiên cứu của đề tài này.
3.3 Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu nghiên cứu một cách ngẫu nhiên những đối tƣợng
doanh nhân là các giám đốc hoặc các phó giám đốc đang điều hành các công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty một thành viên, công ty hợp doanh, công ty
nƣớc ngoài và doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân và các chủ cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ. Các doanh nhân nhân này, không phân biệt độ tuổi, quốc
tịch, giới tính.
19


3.4 Địa bàn nghiên cứu (research setting)
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là các quận huyện TP.HCM. Những doanh nhân
đƣợc chọn khảo sát và phỏng vấn là doanh nhân có cơng ty hoặc chi nhánh, văn
phịng đại diện đặt tại TP.HCM. Mẫu nghiên cứu đƣợc nhóm chọn một cách ngẫu
nhiên.
Để hiểu rõ hơn những tác động mội trƣờng ảnh hƣởng đến cuộc sống doanh nhân,

nhóm nghiên cứu khái quát tình hình kinh tế văn hóa xã hội của doanh nhân.
3.5 Khái qt tình hình kinh tế văn hóa xã hội TP. Hồ Chí Minh
3.5.1 Đặc điểm dân số
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, đến 04/2014, dân số Việt Nam
đạt trên 90,4 triệu ngƣời, Trong đó TP.HCM có dân số đơng nhất nƣớc, đạt 7,955
triệu ngƣời, cũng là trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc và
là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc. TP.HCM chỉ chiếm 0,6% diện
tích và 8,3% dân số của cả nƣớc, nhƣng đã đóng góp 20,2% tổng sản lƣợng quốc gia,
26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tƣ nƣớc ngoài ( “Dân số Việt
Nam đạt 90,4 triệu ngƣời, TP.HCM có 7,95 triệu dân”, C.V.Kình, 2014).
3.5.2 Kinh tế văn hóa xã hội TP.HCM
TP.HCM, trung tâm kinh tế, văn hóa, gíao dục năng động nhất nƣớc với đơng đảo
lực lƣợng lao động có kiến thức, có trình độ chun môn cao so với các vùng khác
trong cả nƣớc. TP.HCM hội tụ đầy đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công
nghiệp, dịch vụ... Đặc biệt phát triển công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học,
công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ viễn
thơng, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và cơng
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Kinh tế TP.HCM có vai trị lớn trong việc tạo đơng 1ực lôi kéo, thúc đẩy sự phát
triển chung của cả nƣớc và nhất là khu vực phía Nam, nơi hội tụ nền văn hoá của
nhiều dân tộc trong nƣớc (“ Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ trong quá
trình hội nhập và phát triển”, TS.Huỳnh Đức Thiện, 2014).
TP.HCM cũng là nơi tập trung số doanh nghiệp nhiều nhất nƣớc, với hơn 236.980
doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã đặt văn phòng
20


đại diện tại TP.HCM. Trong hai tháng đầu năm 2015 TP.HCM là địa phƣơng thu hút
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cao nhất nƣớc. Do những tác động khủng hoảng kinh tế và sự
cạnh tranh gay gắt, TP.HCM cũng là địa phƣơng có số doanh nghiệp giải thể nhiều

nhất. Chỉ tính trong 2 tháng 2015 TP.HCM có gần 1.800 doanh nghiệp giải thể (
“TP.HCM chỉ có gần 1.800 doanh nghiệp giải thể trong hai tháng đầu năm” (Tuấn
Minh, 2015) và “TP HCM thu hút vốn FDI tăng hơn 170%” (2015).
3.6 Công cụ nghiên cứu (instrument)
Nhóm khảo sát đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát và phỏng vấn làm công cụ nghiên
cứu, gồm:
- 01 phiếu khảo sát 14 câu hỏi dành cho 101 doanh nhân (phụ lục 1)
- 01 phiếu câu hỏi phỏng vấn dành cho 5 doanh nhân đã tham vấn tâm lý (phụ lục
2)
- 01 phiếu câu hỏi phỏng vấn dành cho 5 doanh nhân chƣa từng đi tham vấn tâm lý
(phụ lục 3).
Nội dung bộ công cụ trên, đƣợc nhóm thiết kế dựa vào các nội dung về tham vấn
tâm lý ở phần cơ sở lý luận và tình hình hoạt động của ngành tham vấn tại TP. Hồ Chí
Minh, cụ thể:
3.6.1. Nội dung phiếu khảo sát:
Gồm 14 câu hỏi chính và một câu hỏi phụ. Các câu hỏi nhắm đến các mục đích
sau: đánh giá mức độ ảnh hƣởng truyền thông của ngành khoa học tâm lý đến đối
tƣợng doanh nhân; tìm hiểu quan điểm của doanh nhân về tham vấn tâm lý; tìm hiểu
mức độ nhận thức của doanh nhân về tham vấn tâm lý; tìm hiểu những khó khăn
trong cuộc sống mà doanh nhân thƣờng gặp, và khó khăn đó là gì; cách thức doanh
nhân đã đối phó với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống; doanh nhân đã trải
nghiệm tham vấn tâm lý chƣa? Nếu chƣa thì vì sao doanh nhân chƣa đi tham vấn tâm
lý. Nếu có tham vấn tâm lý, doanh nhân có những thay đổi cụ thể nào về nhận thức
và hành vi. Qua đó tìm hiểu nhu cầu của doanh nhân về tham vấn tâm lý...
Cuối cùng là câu hỏi phụ, sử dụng câu hỏi này, nhóm mong muốn có đƣợc thơng
tin của doanh nhân để nhóm có thể liên lạc mời doanh nhân tham gia các cuộc hội

21



×