ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HUỲNH VĂN GIÀU
VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HUỲNH VĂN GIÀU
VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS. LÊ TRỌNG ÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Lê Trọng Ân. Các tài liệu, số liệu và
trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016
Tác giả
Huỳnh Văn Giàu
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH
GIAI CẤP .................................................................................................... 11
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRƯỚC C. MÁC VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH
GIAI CẤP ...................................................................................................... 11
1.1.1. Quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp thời kỳ Cổ - Trung đại
....................................................................................................................... 11
1.1.2. Quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp thời kỳ Cận đại……....15
1.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIAI
CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.................................................................... 16
1.2.1. Quan điểm của C. Mác – Ph. Ăngghen về giai cấp và đấu tranh giai
cấp ................................................................................................................. 17
1.2.2. V.I. Lênin phát triển quan điểm của C. Mác – Ph. Ăngghen về giai cấp
và đấu tranh giai cấp ..................................................................................... 30
1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP ............................................ 46
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp và đấu tranh giai cấp .................. 46
1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam ........................................................................... 69
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 80
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM GIAI CẤP, ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ NỘI
DUNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 82
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ............................................................................................................... 82
2.1.1. Đặc điểm về giai cấp ở Việt Nam hiện nay ........................................ 82
2.1.2. Đặc điểm về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay ........................ 91
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..... 96
2.2.1. Đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực kinh tế .......................................... 98
2.2.2. Đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực chính trị ....................................... 105
2.2.3. Đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa ...................... 113
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ THIẾT THỰC CHO
VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................122
2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải
quyết vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp……………………………122
2.3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về
mục đích, nội dung, và ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện
nay………………………………………………………………….127
2.3.3. Phát huy sức mạnh của đại đoàn kết tồn dân tộc trên cơ sở liên minh
cơng - nơng - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam..131
2.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ thành
quả của chủ nghĩa xã hội…………………..……………………………133
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 136
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 141
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản
trong học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Là học thuyết tiên tiến
nhất trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác – Lênin đã và đang là ngọn cờ soi
sáng con đường cách mạng đúng đắn nhất cho giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trên toàn thế giới thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, quan điểm về giai
cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của
sự nghiệp cách mạng Việt Nam và đã giành được những thắng lợi vẻ vang; độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sau 30 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội . Dự
thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở
thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát
triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được tăng cường. Công
tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị
được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ
vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
2
Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi
mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi
mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử”[23, 9].
Đạt được những thành tựu nêu trên, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo của
Đảng, của tình u nước và đại đồn kết dân tộc, của sự đồng thuận và nổ lực
phấn đấu vượt bậc trong thực tiễn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; của
tất cả các thành phần kinh tế và cộng đồng các doanh nghiệp; của cả hệ thống
chính trị trong tổ chức, quản lý, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội do Đảng đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế, yếu kém. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
đã chỉ rõ: “Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng
suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,... Các lĩnh vực văn hóa –
xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào
tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một số bộ phận xã hội xuống cấp. Tài
nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả,
chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp.Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng
nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền
tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được
hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia”[107, 748].
Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do
nhận thức chưa đầy đủ, hoặc xem nhẹ vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở
nước ta hiện nay. Đó là vấn đề hết sức quan trọng, vì vấn đề giai cấp và đấu
tranh giai cấp không những liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống
3
xã hội, đến các hiện tượng tiêu cực, tệ tham nhũng, vi phạm lợi ích quốc gia,
lợi ích của nhân dân, mà nó cịn ảnh hưởng đến vai trị lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước và uy tín của chế độ. Trong những năm qua, có lúc, có
nơi, do nhận thức về vấn đề này còn giản đơn nên chưa có cách thức giải
quyết đúng đắn những vấn đề liên quan đến giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách tồn diện và sâu sắc hơn vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay càng có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách. Bởi vì, giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những vấn đề
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn liền với quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển
đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những lý
do và ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai
cấp ở Việt Nam hiện nay” cho luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề
giai cấp và đấu tranh giai cấp dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những
cơng trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài của luận văn này, có
hai hướng nghiên cứu chủ yếu sau:
Hướng thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận
chung về giai cấp và đấu tranh giai cấp
Theo hướng nghiên cứu này đã có một số tác phẩm, cơng trình của các
tác giả tiêu biểu như:
Tác phẩm: “Giai cấp và đấu tranh giai cấp – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Trần Phúc Thăng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội xuất
bản năm 2005. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày và phân tích khái
quát các quan điểm của các nhà tư tưởng về giai cấp và đấu tranh giai cấp
trong lịch sử, từ thời cổ đại đến trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời;
4
đồng thời đi sâu phân tích những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Qua đó, tác giả làm rõ điểm khác
biệt căn bản giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm
trước đó về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tác giả Trần Phúc Thăng cho
rằng thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có
lợi ích cơ bản đối lập nhau khơng thể điều hịa. Sự đối lập này chỉ có thể bị
thủ tiêu sau khi cuộc đấu tranh giai cấp vô sản giành thắng lợi và xây dựng
thành công chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tác phẩm: “Giai cấp công nhân Việt Nam – Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Bùi Đình Bơn, Nxb. Lao động ấn hành năm 1996. Tác phẩm
này đã đề cập đến khái niệm “giai cấp cơng nhân Việt Nam”; phân tích những
đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam; thực trạng của giai cấp
công nhân Việt Nam hiện nay và dự báo xu hướng biến động cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm: “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”
cũng của tác giả Bùi Đình Bơn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm
1997. Đây là sự nối tiếp nội dung tác phẩm trước đó của tác giả. Ở tác phẩm
này, tác giả tập trung phân tích về vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam
trong q trình cách mạng Việt Nam; về mục tiêu, yêu cầu xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới; về vai trị lãnh đạo của Đảng đối
với giai cấp cơng nhân; về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng ta và
những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững
mạnh ngang tầm với sứ mệnh lịch sử của nó.
Cùng hướng nghiên cứu này, cịn có nhiều cơng trình, bài viết của
nhiều tác giả đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như:
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp” của tác giả Lê Hữu
Nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số: 11/1994;“Học thuyết đấu tranh giai cấp – Một
5
số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay” của tác giả Nguyễn Quang Hưng,
Tạp chí Triết học, số 10/ 2005;“Tư tưởng của V.I. Lênin về cuộc đấu tranh
của giai cấp vơ sản vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội”của tác giả Lê Minh
Qn, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số: 11/ 2005, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Mã số: B11 – 04: “Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp
ở nước ta hiện nay” do TS. Đặng Quang Định (chủ nhiệm đề tài), Viện Triết
học chủ trì, Hà Nội, năm 2011…
Hướng thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về giai cấp và đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
Theo hướng này, đã có nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu, trong đó
có các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu sau:
Tác phẩm: “Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” của
Phạm Quang Trung - Cao Văn Biền - Trần Đức Cường (đồng tác giả), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2001. Đây là cơng trình nghiên cứu về
“Thực trạng kinh tế - xã hội giai cấp công nhân Việt Nam từ năm 1997 đến
năm 2000”. Nội dung chủ yếu của tác phẩm, đề cập đến thực trạng giai cấp
công nhân Việt Nam trên một số phương diện: đời sống, nghề nghiệp, điều
kiện lao động, tâm tư nguyện vọng.
Tác phẩm:“Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XXI”, do Viện Cơng nhân và Cơng đồn biên soạn,
Nxb. Lao động, Hà Nội, ấn hành năm 2002. Tác phẩm này tập hợp những
bài viết của một số nhà khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu tập
trung chủ yếu bàn về những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Tác phẩm: “Giai cấp công nhân và tổ chức cơng đồn Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trường Đại học
6
cơng đồn, do Nxb. Lao động, Hà Nội, ấn hành năm 2003. Tác phẩm chủ yếu
tập trung phân tích sự chuyển biến của giai cấp công nhân và tổ chức cơng
đồn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và
dự báo sự phát triển của giai cấp cơng nhân và tổ chức cơng đồn Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Tác phẩm: “Giai cấp cơng nhân Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”của PGS,TS. Dương Xuân Ngọc, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 2004. Nội dung chủ yếu của tác phẩm này chủ
yếu bàn về khái niệm “giai cấp công nhân”; về những nhân tố tác động đến sự
biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam, về phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trở thành lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tác phẩm: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công
nhân trong thời kỳ đổi mới” do TS. Lê Thanh Hà biên soạn, Nxb. Lao động, Hà
Nội, ấn hành năm 2007. Tác phẩm đã hệ thống hóa các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân và xây dựng giai cấp công nhân; phản
ánh thực trạng công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong 20 năm đổi
mới (1986 – 2006), và nêu một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong thời kỳ mới.
Tác phẩm: “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020”, do TS. Đặng Ngọc Tùng (chủ biên), Nxb. Lao động, ấn hành năm
2010. Nội dung của tác phẩm này tập trung phân tích và làm rõ nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, đồng thời đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020 thật sự vững mạnh, xứng đáng là vai trị tiên phong
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7
Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt
Nam” của GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, mã số: KX.04.14/06-10, Hà Nội. Đề tài này
được kết cấu gồm 6 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài;
chương 2: Khái quát tình hình biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam thời kỳ trước
đổi mới, (từ năm 1945 đến 1986); chương 3: Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
trong 25 năm đổi mới; chương 4: Tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến sự
phát triển ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới; chương 5: Dự báo xu hướng biến
đổi cơ cấu xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; chương 6: Quan điểm, mục
tiêu, định hướng, giải pháp nhằm quản lý, phát huy vai trị tích cực của biến đổi
cơ cấu xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Cùng hướng nghiên cứu này cịn có nhiều tác phẩm, bài viết của các tác
giả tiêu biểu như: “Vấn đề dân tộc, giai cấp và tồn nhân loại” của tác giả Vũ
Hiền – Ngơ Mạnh Lân (đồng tác giả), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành
năm 1995; “Quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc tế” của Trần Hữu Tiến – Nguyễn
Ngọc Long – Nguyễn Xuân Sơn (đồng tác giả) do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, ấn hành năm 2002; Luận án Tiến sĩ Triết học: “Đấu tranh giai cấp với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt
Nam” của tác giả Phạm Thái Bình, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, năm 2001; “Nét đặc sắc trong việc giải quyết mối quan hệ
dân tộc, giai cấp ở Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Chí Mỳ - Nguyễn
Ngọc Long, tạp chí Cộng sản số 6, năm1999; “Một số khía cạnh về vấn đề
dân tộc, giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta” của
tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, đăng trên tạp chí Triết học, số 3, năm 2001;
“Giai cấp công nhân trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ” của
tác giả Thái Văn Long, đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị, số 6, năm
2006;“Cảnh giác với những thủ đoạn mới của chủ nghĩa tư bản trong cuộc
8
đấu tranh ý thức hệ hiện nay” của tác giả Trần Hữu Tiến, đăng trên Tạp chí
lý luận chính trị, số 4, năm 2010…
Nhìn chung, tất cả những tác phẩm, cơng trình khoa học tiêu biểu nêu trên
là nguồn tài liệu quý, rất phong phú và hữu ích để tác giả tham khảo trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giai cấp và đấu tranh giai cấp; về đặc điểm, nội dung của vấn đề giai cấp và
đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay đạt hiệu quả
thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chính yếu sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về giai cấp
và đấu tranh giai cấp.
Thứ hai, phân tích đặc điểm và nội dung cơ bản của vấn đề giai cấp và
đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hiệu quả vấn
đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
9
Những vấn đề lý luận cơ bản về giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Những vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong q
trình đổi mới và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (chủ yếu từ
năm 1986 đến nay).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu tranh giai trên cơ sở thực
tiễn của cách mạng Việt Nam.
Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, tác giả kết hợp sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - logic, diễn dịch quy nạp, phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu – so sánh…
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Góp phần phân tích và làm sáng rõ những vấn đề lý luận cơ bản, mang
tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu tranh
giai cấp.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên nghiên cứu, học tập chuyên đề giai cấp và đấu tranh giai cấp; hoặc làm
tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu chuyên sâu vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt
Nam hiện nay.
10
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.
11
Chương 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ GIAI CẤP
VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRƯỚC C. MÁC VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU
TRANH GIAI CẤP
Theo C. Mác - Ph. Ăngghen, lịch sử phát triển của lịch sử loài người từ
khi thành văn cho đến nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng
giai cấp là gì, đấu tranh giai cấp là gì, tại sao xã hội lại phân chia thành giai
cấp và đấu tranh giai cấp…? Đó là những câu hỏi lớn, từ trước cho đến nay
luôn được các triết gia, các nhà lý luận quan tâm giải đáp theo nhiều góc độ
khác nhau, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, ở những giai đoạn
lịch sử khác nhau.
1.1.1. Quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp thời kỳ Cổ Trung đại
Ở phương Đông, đại diện tiêu biểu nhất là các nhà tư tưởng của Trung
Quốc và Ấn Độ.
Ở Trung Quốc, các nhà tư tưởng như Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử đã bàn
về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Lão Tử, khi bàn về những vấn đề chính trị - xã hội, ơng đã phê phán
mạnh mẽ giai cấp thống trị, lên tiếng phản đối sự bất bình đẳng trong các
quan hệ xã hội, mà nguyên nhân chính là do sự áp bức, bóc lột của giai cấp
thống trị trong xã hội đương thời, đó là tầng lớp q tộc. Ơng cho rằng dân
đói khổ là do quan trên tước đoạt, bắt dân nộp nhiều thứ thuế. Ơng thóa mạ
giai cấp q tộc ăn bám, ơng ví họ là bọn trộm đầu sỏ, bạo lực và đàn áp,
nhưng không thể nào dập tắt được sự phản kháng của quần chúng. Bởi vì, dân
nào có sợ cái chết mà lại lấy cái chết để đe dọa làm cho dân sợ? Qua đó, ơng
đưa ra quan điểm “vô vi”, nghĩa là tuân theo quy luật tự nhiên, đòi giai cấp
12
thống trị phải tuân theo quy luật tự nhiên, không được can thiệp vào đời sống
tự nhiên của con người, đưa xã hội và con người trở về với trạng thái tự
nhiên, khơng có lịng ham muốn hay những dục vọng tầm thường để xây
dựng một xã hội khơng có áp bức bóc lột, khơng có quy định pháp luật hay
định chế nào bó buộc con người.
Khổng Tử, một trong những đại biểu kiệt xuất nhất trong lịch sử tư
tưởng của Trung Quốc cổ đại. Trong hệ thống học thuyết của Khổng Tử chứa
đựng nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ về đạo đức, giáo dục và về
một thế giới đại đồng. Tuy nhiên, quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp
của ơng do hồn cảnh lịch sử và địa vị xã hội chi phối. Ông đã phân chia xã
hội thành hai hạng người, quân tử và tiểu nhân. Quân tử là người thuộc tầng
lớp cao quý, thượng lưu, là loại người cai trị thiên hạ, là hạng người được sự
ủy thác của bề trên về mặt quyền lực, cho nên hạng người này thuộc vào giai
cấp trị quốc, bình thiên hạ, ăn trên ngồi trước và được hạng người dưới phục
tùng và phục vụ. Còn tiểu nhân là hạng người hèn kém trong xã hội, luôn phải
phục tùng quyền lực của người quân tử. Giữa hai hạng người này có địa vị xã
hội, nhân cách khác nhau, hai hạng người này khơng thể hịa lẫn vào nhau
được, có ranh giới khơng vượt qua được. Thực chất quan điểm này của
Khổng Tử là phục vụ giai cấp thống trị (số ít) và khơng thấy được vai trị to
lớn của tiểu nhân (số đơng là quần chúng nhân dân lao động). Đó là hạn chế
lớn nhất trong quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong học thuyết
của Khổng Tử.
Mặc Tử cũng có những quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp
được thể hiện trong học thuyết “Kiêm ái” của ông. Theo Mặc Tử, chỉ có học
thuyết “Kiêm ái” của ơng mới là phương pháp tốt nhất để cứu xã hội Trung
Quốc đương thời khỏi cảnh phân tranh, loạn lạc, cứu nhân dân lao động thốt
khỏi cảnh đói khổ, lầm than, chết chóc. Mặc Tử đã phản ánh sự phân chia giai
13
cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội và cho rằng, xã hội vốn tồn tại trong
trật tự đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương.
Ở Ấn Độ, các nhà tư tưởng của Ấn Độ cổ đại cũng đã khẳng định về sự
phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ vô cùng hà khắc. Trong xã hội phân
chia thành bốn đẳng cấp lớn. Đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn.
Thứ hai, đẳng cấp quý tộc bao gồm vương cơng, tướng lĩnh, võ sĩ. Thứ ba,
đẳng cấp bình dân tự do gồm có thương nhân, thợ thủ cơng và dân chúng của
công xã. Đẳng cấp cuối cùng là đẳng cấp cùng đinh nô lệ, đây được xem là
đẳng cấp dưới đáy xã hội. Chính sự phân chia đẳng cấp đó đã làm phức tạp
thêm các quan hệ xã hội, tạo ra những mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân, thợ
thủ công, nô lệ với các đẳng cấp khác trong xã hội, làm dấy lên làn sóng
chống lại trật tự hết sức hà khắc đó, chống lại sự thống trị của đẳng cấp
Bàlamôn. Cuộc đấu tranh này diễn ra và ngày càng mạnh mẽ ở cả nông thôn
và thành thị của Ấn Độ cổ đại. Sở dĩ có sự đấu tranh chống lại đẳng cấp
Bàlamơn, q tộc, bởi vì mọi của cải, tài sản và quyền lực đều nằm trong tay
của đẳng cấp đó, họ bóc lột nặng nề các tầng lớp bên dưới, nhất là đẳng cấp
cùng đinh, nô lệ, đẩy người nô lệ vào bước đường cùng, bởi vậy buộc những
người nô lệ phải đứng lên đấu tranh để giành quyền lợi về cho mình.
Nhìn chung, trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại đã có sự phân chia giai cấp,
dẫn đến sự phân hóa sâu sắc về tài sản giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa các
tập đồn người đối lập nhau về lợi ích trong xã hội. Đó là một xã hội mà cơng
xã nơng thơn tồn tại dai dẳng, gắn liền với nó là sự bần cùng hóa người dân
lao động, là một xã hội mà trong đó ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước
của các bậc đế vương. Trật tự đẳng cấp đó được các đế vương cho là “trời
định”, bất biến, khơng ai có thể thay đổi được, buộc mọi thành viên trong xã
hội phải tuân theo.
14
Đối lập với quan điểm trên, tư tưởng Phật giáo xuất đã dám đứng lên
tiếng chống lại trật tự phân chia xã hội thành đẳng cấp vô cùng hà khắc. Quan
điểm Phật giáo cho rằng cùng là con người thì ai cũng phải bình đẳng, bác
ái… Bởi vậy quan điểm xây dựng một xã hội không phân biệt giai cấp, mọi
người phải bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… là tôn chỉ cao nhất trong tư
tưởng và giáo lý của phật giáo.
Ở Phương Tây, Hy lạp và La Mã cổ đại là một trong những cái nôi của
nền văn minh nhân loại. Sau khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia thành giai cấp xuất hiện. Hai giai cấp
cơ bản trong xã hội hình thành. Các nhà tư tưởng như: Xơcrát, Platơn
Hêraclít, Đêmơcrít, đều thừa nhận xã hội có sự phân chia thành các giai cấp,
các tầng lớp đối lập nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau.
Platôn đã phân chia xã hội thành ba đẳng cấp cơ bản: các nhà thơng thái,
những người chấp chính và các chiến binh. Nông dân, thợ thủ công, nô lệ
không được coi là người, họ chỉ được coi là những cơng cụ biết nói.
Trong tác phẩm “ Chính thể Aten”, Arixtốt cũng thừa nhận trong xã hội có
hai hạng người là kẻ cầm quyền thống trị và nô lệ là kẻ bị trị.
Đến thời kỳ Trung đại, ở phương Tây cịn gọi là thời kỳ “Đêm trường
trung cổ”. Nhìn chung, tư tưởng của xã hội ở thời kỳ này phải chịu sự thống
trị tuyệt đối bởi hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm – tôn giáo. Tất cả những
quan điểm duy vật và những giá trị văn hóa đích thực do con người sáng tạo
ra ở thời kỳ trước đó hầu như đều bị chủ nghĩa duy tâm – tôn giáo phủ định
tất cả. Ở thời kỳ này, tư tưởng tiến bộ dù ở phương Đông hay phương Tây
không có lối thốt ra, mà bị chìm đắm trong đêm tối kéo dài. Tuy nhiên, mâu
thuẫn về giai cấp và đấu tranh giai cấp không hề giảm đi, mà trái lại nó vẫn
tiếp tục phát triển gay gắt và phức tạp, dù thời kỳ này kéo dài nhiều thế kỷ.
15
1.1.2. Quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp thời kỳ Cận đại
Thời kỳ này, các nhà tư tưởng có nhiều cách giải thích khác nhau về sự
phân chia xã hội thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tơmát Morơ,
Campanenla, Rútxơ nhìn thấy quyền tư hữu là gốc rễ của những tai họa.
Xanhximông là người đầu tiên đề cập, xác lập quyền sở hữu là cơ sở của kiến
trúc thượng tầng xã hội, luận giải cho lý thuyết về giai cấp. Ông tự tuyên bố là
người phát ngơn cho giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đích
cuối cùng của những nổ lực mà ông muốn thực hiện trong cuộc đời. S. Phurie,
đã phát hiện ra tình trạng vơ chính phủ của của nền cơng nghiệp tư bản chủ
nghĩa, ơng nói: “sự nghèo khổ được sinh ra từ sự thừa thãi”. Qua đó, ơng đã
dự đốn xã hội văn minh tư bản nhất định sẽ được thay thế bằng chế độ xã hội
mới mà ông gọi là “chế độ xã hội được đảm bảo” hay “xã hội hài hịa”. Rơbớt
Ơoen, chủ trương xóa bỏ tư hữu vốn là nguyên nhân của những bất công và tệ
nạn xã hội trong xã hội tư bản.
Công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra thuyết giai cấp và đấu tranh
giai cấp lại thuộc về các nhà sử học Pháp thế kỷ XVII - XVIII và các nhà kinh
tế tư sản như: Phrăngxoa Ghiđơ, Ơgtxtanh Chieri, Phrăngxoa Minhe. Hầu
hết họ đều đưa ra những suy đoán về phân chia xã hội thành giai cấp và coi
đấu tranh giai cấp là nội dung chủ yếu của lịch sử. Họ còn cho rằng sự thay
đổi quan hệ, về tài sản đã đưa đến những quan hệ giai cấp mới, và làm thay
đổi về mặt chính trị. Lịch sử xã hội phong kiến và sự hình thành xã hội tư sản
là lịch sử của các cuộc đấu tranh chống quý tộc và tăng lữ; đấu tranh giai cấp
bắt nguồn từ quan hệ sở hữu tư sản. Mặt khác, họ cịn cho rằng giai cấp là tập
hợp những người có cùng chức năng, cùng địa vị và cùng uy tín xã hội hoặc
những người có cùng lối sống hoặc mức sống... Đa số những lý thuyết đó
tránh đụng đến những vấn đề cơ bản, đặc biệt là vấn đề về quan hệ sản xuất
và tư liệu sản xuất.
16
Có thể nói thời kỳ Cận đại đã có nhiều quan điểm tiến bộ hơn hẳn so
với trước đó về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, do hạn chế
về lịch sử, họ chưa đưa ra được định nghĩa về giai cấp, chưa đề ra được con
đường đấu tranh giai cấp cho giai cấp bị áp bức đấu tranh thắng lợi, chưa cắt
nghĩa được một cách khoa học về nguồn gốc phân chia xã hội thành giai cấp,
nguồn gốc ra đời của nhà nước, họ chủ trương cải tạo xã hội bằng sự điều hòa
mâu thuẫn giai cấp. Mặc dù cịn những hạn chế đó, nhưng họ chính là những
người khơi nguồn cho vấn đề giai cấp và thuyết đấu tranh giai cấp, và điều
này đã được V.I. Lênin khẳng định: “Thuyết đấu tranh giai cấp không phải do
C. Mác, mà do giai cấp tư sản trước C. Mác sáng lập”[63, 42].
Nhìn chung, các nhà tư tưởng trước C. Mác đã đưa ra nhiều luận điểm
có giá trị khác nhau về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, là tiền đề cho
những phát kiến sau này. Tuy nhiên, do hạn chế về lịch sử, về địa vị và lợi ích
giai cấp xuất thân chi phối nên luận điểm của các nhà tư tưởng trước C. Mác
chưa đưa ra được định nghĩa về giai cấp và nguồn gốc của nó, chưa chỉ ra
được con đường để đấu tranh giai cấp, thủ tiêu xã hội có giai cấp một cách
khoa học; chỉ đến khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời thì những hạn chế trên
mới được khắc phục.
1.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ
GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
Tư tưởng, quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp đã có từ rất sớm
trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt lịch sử và bị
chi phối bởi lợi ích giai cấp và địa vị xã hội nên quan điểm của các nhà tư
tưởng trước C. Mác dù có những đóng góp nhất định, nhưng suy cho cùng đều
duy tâm về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác –
Lênin xuất hiện thì vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mới thật sự mang lại
nội dung khoa học cho vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do vậy trong
17
phạm vi của luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung phân tích những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
1.2.1. Quan điểm của C. Mác – Ph. Ăngghen về giai cấp và đấu
tranh giai cấp
C. Mác – Ph. Ăngghen không phải là người sáng lập ra thuyết đấu
tranh giai cấp (V.I. Lênin), các ơng chỉ kế thừa có phê phán và mang lại cho
vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp nội dung khoa học. Cống hiến của C.
Mác và Ph. Ăngghen cho vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp mang tính
khoa học, cách mạng, và được thể hiện ở những luận điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, giai cấp là một phạm trù lịch sử, sự tồn tại của các giai
cấp chỉ gắn liền với những phương thức sản xuất nhất định
Xuất phát từ xã hội hiện thực, từ những con người thực tiễn sinh động
hết sức cụ thể trong xã hội hiện thực đó, con người bằng xương bằng thịt chứ
khơng phải con người chung chung, con người trừu tượng. C. Mác là người
đầu tiên phát hiện và chứng minh rằng: “sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn
liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”[81, 662]
Điều đó có nghĩa là lịch sử phát triển của xã hội lồi người từ trước đến nay
khơng phải bao giờ cũng tồn tại các giai cấp. Giai cấp chỉ ra đời và tồn tại
trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, của phát triển
sản xuất. Do vậy giai cấp là một phạm trù lịch sử chứ không phải là một phạm
trù vĩnh viễn.
Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất ra của cải vật
chất nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh tồn của họ. Ở thời kỳ bình minh của nhân
loại – thời kỳ ngun thủy mơng muội, trình độ sản xuất của con người cịn
vơ cùng thấp kém, cơng cụ sản xuất chủ yếu bằng đá, nên năng suất lao động
rất thấp, tư liệu sản xuất là của chung của bộ lạc, thị tộc. Mặt khác, để chống
lại sức mạnh của tự nhiên họ phải cùng làm chung, cùng hưởng chung những
18
thành quả lao động họ làm ra, cho nên trong xã hội chưa nảy sinh mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế, quan hệ xã hội giữa người với người thật sự bình đẳng, dù
cịn rất sơ khai. Do nhu cầu của con người ngày càng cao hơn trở thành động
lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ngày càng tiến bộ hơn, công cụ
bằng kim loại ra đời làm cho năng suất lao động tăng lên, tạo ra sản phẩm dư
thừa, và tạo ra khả năng người này chiếm đoạt sản phẩm lao động của người
khác, nguyên nhân làm cho xã hội phân chia thành giai cấp. Lại một lần nữa
được C. Mác chỉ rõ trong thư ông gửi Vây-đơ-mây-ơ, đã chứng minh rằng:
“1. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất
định của sự phát triển sản xuất;…”[71, 552]. Chính sự phát triển của lực
lượng sản xuất đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội, và sự phân cơng lao
động xã hội đó đến lượt nó tác động trở lại lực lượng sản xuất làm cho lực
lượng sản xuất phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Lực lượng sản xuất phát
triển, phân công lao động phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, của
cải xã hội ngày càng tăng lên và có sự dư thừa nhất định trong xã hội; từ đó
nảy sinh tư tưởng chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đó là nguồn gốc cơ
bản sản sinh ra chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội, hình
thành xã hội có giai cấp. Ph. Ăngghen cịn chỉ rõ: “Trong những điều kiện
lịch sử lúc đó, sự phân cơng xã hội lớn đầu tiên, do tăng năng suất lao động,
tức là tăng của cải và do mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhất định phải
đưa đến chế độ nô lệ - Từ sự phân công xã hội lớn đầu tiên, đã nảy sinh ra sự
phân chia lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nơ lệ, kẻ bóc
lột và người bị bóc lột”[78, 240].
Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển là quy luật tất yếu của lịch
sử. Vì vậy sự phân cơng lao động xã hội cũng là điều tất yếu của tồn tại và
phát triển của đời sống xã hội. Sự phân cơng lao động trong xã hội làm cho
q trình lao động được rút ngắn và trình độ chuyên nghiệp hơn, làm cho hoạt
19
động sản xuất có hiệu quả hơn, năng suất lao động tăng cao và trình độ tổ
chức và quản lý cũng ngày càng chặt chẽ và khoa học hơn. Từ đó, kích thích
cho người lao động phát huy năng lực nghề nghiệp và trí tuệ sáng tạo trong
lao động để đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con
người. Lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội phát triển đến một
trình độ nhất định sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất – quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Từ đó dẫn đến sự
khác biệt trong quan hệ sản xuất giữa nhóm người này với nhóm người kia do
chỗ chỉ có một nhóm ít người chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội,
và do đó giữ vai trị quyết định trong q trình tổ chức sản xuất cũng như
phân phối sản phẩm trong xã hội. Sự khác biệt về địa vị kinh tế dẫn đến sự
khác biệt về địa vị chính trị cũng như về uy tín trong xã hội. Nhóm người nào
làm chủ về kinh tế thì nắm quyền về chính trị và giữ địa vị cao trong xã hội.
Chính vì vậy mà giai cấp đã ra đời.
Như vậy, giai cấp không phải là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại ở tất cả
mọi thời đại khác nhau, như một số nhà duy tâm về lịch sử trước C. Mác quan
niệm. Nguyên nhân phân chia thành giai cấp, cũng như nguyên nhân của sự ra
đời và mất đi của hệ thống giai cấp này hay hệ thống giai cấp khác, là nguyên
nhân kinh tế chứ không phải nguyên nhân chính trị hay tư tưởng.
Thứ hai, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là tiêu chí quan trọng
hàng đầu để phân biệt địa vị khác nhau giữa các giai cấp và xác định kết
cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp
Theo C. Mác – Ph. Ăngghen, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là tiêu
chí quan trọng hàng đầu để phân biệt địa vị khác nhau giữa các giai cấp, và
xác định kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp. Chẳng hạn, trong xã hội tư
bản tồn tại “những người chỉ sở hữu có sức lao động, những kẻ sở hữu tư bản
và những kẻ sở hữu ruộng đất, mà các nguồn thu nhập tương ứng là tiền công,
20
lợi nhuận và địa tô, tức là công nhân làm thuê, nhà tư bản và địa chủ, đó là ba
giai cấp lớn của xã hội hiện đại dựa trên phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa”[80, 643]. Để phân biệt các giai cấp khác nhau, theo quan điểm của C.
Mác, trước hết phải xét đến quyền sở hữu của họ đối với tư liệu sản xuất. Tuy
nhiên, không phải sở hữu tư liệu một cách chung chung, trừu tượng mà phải
xem tư liệu sản xuất đó thuộc lĩnh vực nào. Bởi vì, những người sở hữu tư
liệu sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau sẽ hình thành các giai cấp khác
nhau trong xã hội. Ví dụ: Trong các nước tư bản chủ nghĩa, những người sở
hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong công nghiệp là giai cấp tư sản; còn những
người sở hữu phần lớn ruộng đất là giai cấp địa chủ, trong giai cấp nơng dân
cũng có người sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhưng chỉ một phần rất nhỏ so
với ruộng đất của địa chủ.
C. Mác – Ph. Ăngghen còn chỉ ra rằng, trong xã hội tư bản tồn tại hai
giai cấp cơ bản đối kháng nhau, “xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù
địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản”[75, 597]. Giai cấp tư sản là những người làm chủ tư liệu sản xuất,
làm ông chủ sản xuất và tổ chức quản lý trong lĩnh vực công nghiệp, cũng là
người chỉ huy và quyết định quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm trong
xã hội. Ngược lại giai cấp vô sản, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến của
xã hội, nhưng vì khơng có tư liệu sản xuất trong tay buộc phải bán sức lao
động cho giai cấp tư sản, chịu sự tổ chức, quản lý, điều hành của giai cấp tư
sản, và chỉ được trả tiền công – một phần rất nhỏ đủ để tồn tại mà giai cấp tư
sản dành cho họ trong tổng giá trị mà họ làm ra. Như vậy, theo quan điểm của
C. Mác – Ph. Ăngghen, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là tiêu chí quan
trọng hàng đầu để phân biệt địa vị khác nhau giữa các giai cấp trong xã hội.
Giai cấp nào sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó giữ vai
trị thống trị xã hội về kinh tế, chính trị, tổ chức – quản lý sản xuất và quyết