Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tình hình tiếp nhận johann wolfgang von goethe tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.91 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN
JOHANN WOLFGANG VON GOETHE
TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Phát
Chuyên ngành Văn học
Niên khoá: 2011–2015

Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Huỳnh Như Phương
Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1.

TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI ................................................................................................. 1

2.


TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU Đề TÀI ......................................................................................... 2

3.

MụC ĐÍCH VÀ NHIệM Vụ CủA Đề TÀI ................................................................................. 4
3.1 MụC ĐÍCH ..................................................................................................................................... 4
3.2 NHIệM Vụ ...................................................................................................................................... 4

4.

CƠ Sở LÝ LUậN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU .......................................................... 4

5.

GIớI HạN CủA Đề TÀI ............................................................................................................... 5

6.

ĐÓNG GÓP CủA Đề TÀI ........................................................................................................... 6

7.

Ý NGHĨA LÝ LUậN VÀ Ý NGHĨA THựC TIễN ..................................................................... 6

8.

KếT CấU CủA Đề TÀI ................................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................................... 8
1.1.


Về LÝ THUYếT TIếP NHậN .................................................................................................. 8

1.1.1.
1.1.2.
1.2.

NHữNG ĐIểM CƠ BảN TRONG LÝ THUYếT TIếP NHậN ............................................................ 8
ỨNG DụNG LÝ THUYếT TIếP NHậN TRONG NGHIÊN CứU VĂN HọC ...................................... 15

TÌNH HÌNH TIếP NHậN J.W. GOETHE TạI MộT Số NềN VĂN HọC LớN ................. 18

1.2.1.
ĐÔI NÉT Về CUộC ĐờI VÀ TÁC PHẩM CủA GOETHE ............................................................. 19
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học ......................................................................................... 19
1.2.1.2. Cuộc đời như một hành trình sáng tạo ........................................................................ 23
1.2.1.3. Tác phẩm của Goethe – tiếp nhận và ảnh hưởng ........................................................ 27
1.2.2.
HOạT ĐộNG TIếP NHậN J. W. GOETHE ............................................................................... 32
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................................ 40
2.1.

KịCH ....................................................................................................................................... 45

2.1.1. QUÁ TRÌNH DU NHậP VÀ DịCH FAUST .................................................................................... 45
2.1.2. FAUST NHƯ MộT BIểU TƯợNG ĐA NGHĨA ................................................................................. 48
2.2.

TIểU THUYếT ....................................................................................................................... 55


2.2.1.
2.2.2.
2.3.

ĐIềU KIệN TIếP NHậN NỗI ĐAU CủA CHÀNG WERTHER ở VIệT NAM ................................ 56
WERTHER TRONG DỊNG CHảY PHÊ BÌNH .......................................................................... 59

THƠ ........................................................................................................................................ 63

CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................................ 69
3.1.

QUA BảN DịCH QUYểN Về NGHệ THUậT VÀ VĂN HọC ............................................... 69

3.1.1.
3.1.2.
3.2.

MộT Hệ THốNG TƯ TƯởNG Về VĂN HọC VÀ NGHệ THUậT .................................................... 70
BƯớC ĐệM CHO VIệC GIớI THIệU BÀI BảN TƯ TƯởNG CủA GOETHE..................................... 76

QUA CÁC HOạT ĐộNG GIớI THIệU VÀ NGHIÊN CứU VĂN HÓA VĂN HọC.......... 78

3.2.1.

GOETHE QUA CÁC HOạT ĐộNG GIAO LƯU VĂN HÓA ......................................................... 79


3.2.2.
3.3.


GOETHE NHƯ MộT ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU KHOA HọC ..................................................... 88

QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIảNG DạY ....................................................................... 94

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 100


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Tình hình tiếp nhận Johann Wolfgang von Goethe (J. W. Goethe) tại Việt
Nam là một cơng trình nghiên cứu và khảo sát quá trình dịch thuật, giới thiệu và
diễn giải tác phẩm cũng như tư tưởng của Johann Wolfgang von Goethe (1749–
1832), đại thi hào dân tộc Đức tại Việt Nam. Đề tài trước hết cung cấp một cái nhìn
bao qt về tồn bộ những sáng tác, quan niệm của tác gia vĩ đại này cũng như
những diễn ngôn về chúng ở nước ta qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đó đi sâu
vào từng thể loại cụ thể trong sáng tác (gồm kịch, tiểu thuyết và thơ), cũng như
nhiều hoạt động tiếp nhận đặc thù (như dịch thuật, nghiên cứu, giới thiệu và giảng
dạy). Ngoài ra, đề tài cịn góp phần cung cấp những thơng tin quan trọng về cuộc
đời và sự nghiệp của Goethe cùng với q trình tiếp nhận trước tác của ơng ở một
số nền văn học lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Mĩ… Qua hành trình đó, đề tài sẽ
từng bước tổng kết những ảnh hưởng của tên tuổi này sau hơn một thế kỷ du nhập
và phổ biến (tính từ những văn bản tiếng Pháp đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ
XX) ở Việt nam, từ đó gợi mở và đề xuất một số hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn
đối với J.W. Goethe trong tương lai.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một đất nước có lịch sử lâu đời, chúng ta ln tự hào về một truyền thống

văn học dày dặn với nhiều đỉnh cao giá trị. Qua nhiều chuyển biến thời cuộc, nền
văn học đó đang từng bước hội nhập với văn chương thế giới, tạo điều kiện cho
Việt Nam tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại mà trước hết phải thông
qua kho tàng sáng tác khổng lồ của rất nhiều nền văn học lớn trên thế giới. Để làm
được điều đó, ln cần một đội ngũ học thuật chuyên nghiệp bỏ công dịch thuật,
nghiên cứu và giới thiệu kinh điển từ khắp các vùng lãnh thổ với công chúng trong
nước. Mấy mươi năm qua, dù đã có nhiều cố gắng cùng với những thành tựu nhất
định, quá trình đó vẫn cịn chưa diễn ra sn sẻ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với một
số nền văn học còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của giới nghiên cứu,
trong đó có văn học Đức.
Nhìn sang các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy công cuộc trao đổi văn
hóa này được quan tâm ráo riết, những kinh điển thuộc các ngành khoa học cơ bản
như văn học và triết học đều được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc liên tục
chuyển ngữ và đạt được nhiều kết quả khả quan. Những cái tên gắn liền với các
giai đoạn quan trọng của lịch sử thế giới nói chung và lịch sử học thuật nói riêng
như Goethe ln được ưu tiên hàng đầu trong quá trình dịch thuật, bởi văn chương
và triết học Đức luôn được đánh giá là một trong những điểm sáng của văn hóa
nhân loại.
Trước hiện trạng đó, Tình hình tiếp nhận J. W. Goethe tại Việt Nam là một
nỗ lực thống kê và tổng kết quá trình du nhập, phổ biến cũng như tư thế đón nhận
tác gia này ở Việt Nam, qua đó mong muốn kịp thời dựng lại một bức tranh khái
quát, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu trong những năm tiếp theo, góp phần
kéo gần khoảng cách giữa hai nền văn hóa Đức–Việt. Bởi nếu như hành trình tiếp
nhận văn chương nước ta không thể thiếu những nghiên cứu về Nguyễn Du (như
1


người Pháp đã từng làm rất tốt trong những năm đầu thế kỷ XX) thì cuộc hành
hương đến miền đất văn học Đức cũng không thể bỏ qua đại thi hào của dân tộc họ:
Johann Wolfgang von Goethe.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, tên tuổi của Goethe từ lâu đã trở nên quen thuộc với cơng
chúng nói chung và giới học giả nói riêng. Những tác phẩm quan trọng của đại thi
hào này cũng đã được dịch sang tiếng Việt bao gồm Faust (cả hai phần) với hai bản
dịch, một của hai dịch giả Đỗ Ngoạn và Thế Lữ, in năm 1976, tái bản năm 1995 và
một của dịch giả Quang Chiến (Nguyễn Quang Phục), in năm 2001; Nỗi đau của
chàng Vecte cũng do Quang Chiến dịch và một bản dịch khác ở miền Nam trước
năm 1975 với nhan đề Tình sầu của chàng Werther do Chơn Hạnh chuyển ngữ;
tuyển tập tư tưởng nghệ thuật của Goethe mang tên Về Nghệ thuật và Văn học do
Nguyễn Tri Nguyên dịch. Ngoài ra, những kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp của
J.W. Goethe cũng được phổ biến qua một số tài liệu chuyên ngành như quyển Đại
cương Văn học Đức do Lương Văn Hồng biên soạn, quyển J.W. Goethe–cuộc đời,
văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tri Nguyên hay như Johann Wolfgang von
Goethe của Đỗ Ngoạn… Có thể thấy rằng ở Việt Nam, thông tin về tác gia này
khơng hề thiếu.
Tuy nhiên, ngồi việc xuất bản các cơng trình dịch thuật và khảo cứu nói
trên, mảng nghiên cứu đi sâu vào tác phẩm của Goethe với những khía cạnh cụ thể
và sâu sắc thì lại chưa được phong phú. Tất cả chỉ dừng lại ở mức khẳng định vị trí
của tác gia này hay điểm qua một vài khía cạnh trong tư tưởng của ơng. Có thể kể
đến vài bài báo, tiểu luận như “Ý kiến của Goethe về cơ sở nảy sinh nhà thơ cổ
điển dân tộc” của Phạm Quang Trung (1998), “J.W. Goethe–nhà thơ trữ tình vĩ đại
nhất của dân tộc Đức” của Trần Đương (1999), “J.W. Gớt, G.W.PH. Hêghen, C.
Mác: Bàn về tính dân tộc trong văn nghệ” của Phạm Ngọc Hiền (2009)… Nhìn
chung cũng khơng q đa dạng. Hiện nay, riêng về tình hình tiếp nhận Goethe tại
2


Việt Nam, chúng tơi chưa tìm được nhiều tài liệu trong nước đề cập đến vấn đề
này. Có thể kể đến vài tiểu luận nhỏ được công bố trong các dịp kỷ niệm ngày sinh
hay ngày mất của Goethe như “Thử nhìn lại quá trình nghiên cứu, dịch thuật và

giới thiệu Goethe ở Việt Nam” (Trần Đương), “Thiên tài Đức trong cảm nhận văn
học Ánh Sáng Đức ở Việt Nam” (Trường Lưu), “Từ vở kịch Faust của Goethe,
nghĩ về nghệ thuật biên kịch Việt Nam” (Lê Hoài Phương), “J.W. Goethe và văn
học cổ điển Đức thế kỷ XVIII ở Đại học Tổng hợp Hà Nội” (Cao Vũ Trân), “Cảm
nhận về cuộc đời, sự nghiệp của Goethe qua sách danh nhân” (Giang Hà Vị)…
Những tài liệu này mặc dù có những đóng góp nhất định trong việc thống kê tài
liệu về Goethe nhưng do được viết để phục vụ nhất thời cho một số sự kiện văn hóa
với thời gian chuẩn bị không đủ lâu, đa phần đều vướng phải những hạn chế nhất
định. Cụ thể là các tác giả hoặc chỉ tập trung vào một thể loại, một mảng sách cụ
thể của Goethe, hoặc rất giàn trải do có nguyện vọng trình bày sáng tác của Goethe
trong mối tương quan với hầu hết tác giả trong cùng giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII
đến đầu thế kỷ XIX ở Đức. Trong trường hợp chỉ tập trung vào các tác phẩm của
riêng Goethe thì phần lớn lại trích dẫn lại dài dịng và khơng đi sâu vào từng thể
loại, từng hiện tượng cụ thể với những kiến giải rõ ràng.
Trong khi đó, trên thế giới, từ rất lâu đã có những cơng trình bàn chính xác
về q trình tiếp nhận các tác phẩm của Goethe, trong số đó, có thể kể đến The
Reception of Goethe's Faust in England in the first half of the nineteenth century
(Tiếp nhận Faust của Goethe tại Anh và nửa đầu thế kỷ XIX) của William Frederic
Hauhart (1909) gồm 6 chương với những thu thập và nghiên cứu tỉ mỉ từ mối liên
hệ giữa văn hóa Anh và Đức, phê bình bi kịch Faust trên tạp chí Anh, ứng dụng lý
thuyết dịch thuật lên các bản dịch Faust đến năm 1850, các phản ứng của khán giả
đối với các hình thức thể hiện trên sân khấu… hay như Daniel J. Farrelly (1997)
với Goethe in East Germany và 1949-1989: Toward a History of Goethe Reception
in the Gdr (Studies in German Literature Linguistics and Culture)... Từ đó ta có thể
thấy một sự tụt hậu rõ ràng của Việt Nam so với thế giới, mặc dù những tác phẩm

3


của Goethe được cho là đã du nhập vào nước ta tận từ đầu thế kỷ thứ XX qua bản

tiếng Pháp. Chính vì thế, chúng tơi cho rằng việc thực hiện đề tài này là hồn tồn
cần thiết trước tình hình nghiên cứu cịn hoang vắng như đã đề cập trên đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Khảo sát và đưa ra được những luận giải xác đáng về tình hình dịch
thuật, nghiên cứu và phổ biến các tác phẩm của J.W. Goethe tại Việt Nam, từ đó
đánh giá q trình tiếp nhận của cơng chúng trong nước đối với tác gia này. Chúng
tôi hy vọng đề tài sẽ đưa ra được những hướng tiếp cận mới mẻ và sâu sắc dành
cho độc giả Việt trước một trong những đại thi hào vĩ đại của văn chương nhân
loại.
3.2 Nhiệm vụ
Đề tài cần phải phác họa được bức tranh tồn cảnh về tình hình tiếp nhận
J.W. Goethe ở Việt Nam. Từ đó đưa ra được những lời đề xuất và giới thiệu hợp lí
đối với ngành xuất bản và dịch thuật đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.
Khơng chỉ có thế, đề tài hướng tới khơi dậy một tinh thần tiếp nhận văn học
nghiêm túc ở người đọc, góp phần mở rộng một cộng đồng độc giả có tri thức trong
tình hình văn hóa đọc đang dần rơi vào quên lãng.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: nhìn các tác phẩm của J.W. Goethe trong bối cảnh lịch
sử và văn hóa, cụ thể là văn hóa Đức và văn hóa Việt Nam, từ đó rút ra những kết
luận về sự tương hợp giữa lịch sử, văn hóa của hai đất nước cũng như vai trò của
chúng trong quá trình tiếp nhận. Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo sát hành trình du
nhập và phổ biến các tác phẩm của Goethe qua những gian đoạn lịch sử ở nước ta

4


rồi dựa vào đó đưa ra những tổng kết về thay đổi trong quan niệm của người đọc
đối với tác gia quan trọng này.

Phương pháp phân tích–tổng hợp: đầu tiên, chúng tơi dùng phương pháp
phân tích để tiếp nhận sáng tác của J.W. Goethe, sau đó dùng phương pháp tổng
hợp, khái quát hoá những luận chứng, luận cứ thành các luận đề lớn, phản ánh quan
niệm của mình rồi từ đó so sánh với những kết quả tiếp nhận hiện có đối với các
cơng trình nghiên cứu khác về tác phẩm của Goethe.
Phương pháp so sánh: chúng tôi sẽ dùng phương pháp này để nghiên cứu
mối quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu để từ đó làm bật lên những điểm tương
đồng và khác biệt. Cụ thể là trong đề tài này, chúng tôi sẽ so sánh các bản dịch tác
phẩm, những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình… Ngồi ra, chúng tơi sẽ
tiến hành so sánh cách tiếp nhận các tác phẩm của Goethe giữa người đọc trong
nước và độc giả thế giới, từ đó rút ra những kết luận về tình hình tiếp nhận cũng
như đặc điểm của bạn đọc Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này sẽ được sử dụng
nhằm mở rộng trường nghiên cứu của đề tài, theo đó kết hợp các lý thuyết liên
quan, hỗ trợ cho lý thuyết tiếp nhận trong quá trình tìm hiểu như lý thuyết về văn
hóa học, văn học so sánh, nghiên cứu dịch thuật…
5. Giới hạn của đề tài
Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài xin tập trung thống kê và xử lý
những tài liệu tiếp nhận tác phẩm và tư tưởng của Goethe tại Việt Nam nói chung,
từ đó đưa ra những kiến giải khái quát, tổng quan. Đề tài không đi sâu vào nghiên
cứu ý nghĩa, tư tưởng cùng những vấn đề nội tại trong bản thân các tác phẩm của
Goethe, đồng thời cũng không thể hiện quan điểm cá nhân đối với sáng tác của tác
gia này. Ngồi ra, đề tài cũng khơng tiến hành những khảo sát xã hội học đối với

5


tác phẩm của Goethe bởi số lượng bản in vốn khơng nhiều, ít tái bản và khơng phổ
biến trong cơng chúng bình dân.
6. Đóng góp của đề tài

Tình hình tiếp nhận J. W. Goethe tại Việt Nam đóng góp một cái nhìn định
hướng trong việc dịch thuật và nghiên cứu các tác gia kinh điển cũng như quá trình
giới thiệu văn học Đức tại Việt Nam. Qua việc nghiên cứa đề tài này, chúng tôi hy
vọng sẽ tạo điều kiện để cải thiện tình hình tiếp nhận những tác phẩm kinh điển cịn
khá ít ỏi tại nước ta, đồng thời thúc đẩy quá trình giao lưu đối với những nền văn
hóa có nhiều cách biệt với văn hóa Việt, gợi mở những giải pháp để nâng cao lòng
say mê đối với tinh hoa văn chương thế giới của độc giả từ bình dân đến chuyên
nghiệp.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Tình hình tiếp nhận J. W. Goethe tại Việt Nam là đề tài mang tính tổng quan
về một trong những tên tuổi kinh điển của văn chương thế giới vốn đã được du
nhập vào Việt Nam từ rất sớm nhưng lại có rất ít cơng trình đề cập đầy đủ đến thái
độ tiếp nhận của công chúng, đặc biệt là những người đọc chuyên ngành.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài Tình hình tiếp nhận J.W. Goethe tại Việt Nam của chúng tơi có thể
được ứng dụng vào việc nghiên cứu văn học Đức ở các trường đại học, đặc biệt là
tại khoa Văn học và khoa Ngữ văn Đức. Từ đó góp phần mở rộng mối liên hệ về
văn hóa giữa Việt Nam và Đức. Ngồi ra, cơng trình này cịn có giá trị tham khảo
rất tốt đối với các nhà xuất bản để họ có thể đưa ra những định hướng mới trong kế
hoạch tổ chức dịch thuật, chỉnh sửa, tái bản và phát hành trước tác của J.W. Goethe
nói riêng và các tác phẩm lớn của nền văn học Đức nói chung.
6


8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, đề tài cịn có 3 phần sau:
- Chương 1: Tình hình tiếp nhận J.W. Goethe trên thế giới
Chương này gồm 33 trang, từ trang 12 đến trang 44
- Chương 2: Quá trình tiếp nhận các tác phẩm của Goethe

Chương này gồm 28 trang, từ trang 45 đến trang 73
- Chương 3: Quá trình tiếp nhận tư tưởng về văn học và nghệ thuật của Goethe
Chương này gồm 28 trang, từ trang 74 đến trang 102

7


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN J. W. GOETHE TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Về lý thuyết tiếp nhận
1.1.1. Những điểm cơ bản trong lý thuyết tiếp nhận
Như những đối tượng của các ngành nghiên cứu khoa học khác, hiện tượng
tiếp nhận từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong đời sống giao tiếp của con
người nói chung và hoạt động nghệ thuật nói riêng. Chính vì thế, việc phát hiện ra
sự tồn tại của yếu tố tiếp nhận cũng đã có một lịch sử lâu dài và vai trị của người
đọc, khán giả trong văn học hay nghệ thuật biểu diễn vốn đã được ghi nhận từ xa
xưa.
Đầu tiên, ta đến với Plato, một trong những tên tuổi vĩ đại nhất của triết học
cổ đại, đã từng nhận thức một cách mạnh mẽ về năng lực tác động của thơ ca lên
những tầng giá trị cảm xúc và đạo đức cũng như những ý niệm cơ bản về thượng đế
và hiện thực. Ông cho rằng thi ca cuốn con người theo nguồn mạch của những bản
tính tự nhiên cố hữu, hướng chúng ta đến với những hành vi duy cảm, làm phân tán
tâm trí con người trên con đường theo đuổi sự thật, chân lí, vốn là hành trình được
Plato quan niệm là cứu cánh của cả cuộc đời. Sang đến Aristotle, người học trị vĩ
đại của Plato đã có những quan điểm dung hồ hơn thầy mình rất nhiều về ảnh
hưởng của nghệ thuật, đặc biệt là thi ca, đối với cơng chúng tiếp nhận. Ơng cho
rằng sự phản hồi của khán giả là một điều không thể thiếu, góp phần làm nên
những định nghĩa danh tiếng của ơng về bi kịch, được làm rõ trong Nghệ thuật thi
ca (The Poetics). Cụ thể là một vở bi kịch đúng nghĩa phải truyền được cảm hứng
có giá trị thanh lọc và làm tinh khiết cảm xúc, từ đó gợi nên lòng trắc ẩn nơi người

xem (Karthasis). Đến thời Trung cổ, rất nhiều tác giả đã nhìn văn học như một
nhánh của thuật hùng biện và từ đó cho rằng văn học phải nâng cao ý thức về thành
phần của đối tượng tiếp nhận, tức người đọc cùng với mong muốn của họ. Sau cuộc
8


trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào Phục Hưng, khả năng biểu hiện của nghệ thuật
cũng phát triển mạnh mẽ kèm theo sự tìm về một cách có ý thức đối với những giá
trị cổ đại, qua đó cho thấy nhu cầu biểu hiện để được tiếp nhận và thấu hiểu đã
bùng lên rất mạnh mẽ trong tinh thần sáng tạo giai đoạn này. Đến cuối thế kỷ
XVIII, đầu thế kỷ XIX, các học thuyết thời kỳ Lãng mạn lần lượt khẳng định
những tác động mạnh mẽ về mặt cảm xúc của thơ ca lên người đọc. Để rồi vào đầu
thế kỷ XX, hàng loạt nhà lập thuyết lại tiếp tục cho ra đời những "chủ nghĩa" mà ở
đó, vai trò của đối tượng tiếp nhận tiếp tục được củng cố. Chẳng hạn như chủ nghĩa
biểu tượng, chủ nghĩa ấn tượng liên tục nhấn mạnh sự hồi đáp chủ quan của người
đọc, người xem đối với văn học và nghệ thuật. Trong khi đó, chủ nghĩa nữ quyền,
chủ nghĩa Marx thừa nhận rằng văn học cần được soi rọi trong mối tương quan với
cấu trúc giai cấp và giới tính trong xã hội hiện tại. Chính những lý thuyết có sự gắn
bó mật thiết cùng đời sống xã hội này đã cho ta thấy rõ hơn mối tương quan giữa
tác giả, tác phẩm với người tiếp nhận ở thế giới bên ngồi, từ đó thể hiện một sự
quan tâm sâu sắc đến những nhóm người tiếp nhận nhất định trong bối cảnh xã hội,
theo cả ý nghĩa mỹ học lẫn kinh tế. Đến thời hiện đại, cùng với sự tập trung cao độ
vào hiện thực của một xã hội đang chất chứa quá nhiều vấn đề bức thiết và cấp
bách, các nhà lập thuyết bắt đầu tiến đến cái trọn vẹn về mặt đối tượng khi nghiên
cứu văn học nghệ thuật, từ đó dần đề xuất những cách nhìn ngày càng khoa học
hơn đối với kẻ tiếp nhận hay cụ thể hơn là người đọc. Trong số đó, đầu tiên ta phải
nhắc đến Edmund Huserl với lý thuyết hiện tượng học, chủ trương nghiên cứu
những cách tiếp cận khác nhau đối với tác phẩm nghệ thuật, xem đó như một hiện
tượng mà người đọc cần phải tham gia tìm hiểu từ cả góc độ nhận thức lẫn lịch sử.
Sau Edmund Huserl, lý thuyết thơng diễn học cùng khái niệm "vịng trịn thơng

diễn" kinh điển đã tiếp nối những ý tưởng độc đáo này với những tên tuổi như
Friedrich Shleiermacher, Martin Heidegger và Hans Georg Gadamer.
Cuối cùng, lý thuyết tiếp nhận cũng bước đến giai đoạn chín muồi, được
định hình một cách độc lập và rõ ràng với hai tên tuổi nổi tiếng: Wolfgang Iser và

9


Hans Robert Jauss với rất nhiều bài phê bình ở đại học Constance (Đức) vào những
năm 1970. Từ đó họ đã bắt đầu kiến tạo một cách có hệ thống thuyết hồi đáp người
đọc hay còn gọi là lý thuyết tiếp nhận vốn được giới nghiên cứu xem như một phản
ứng mạnh mẽ đối với chủ nghĩa hình thức. Mỹ học của trường phái này có cội rễ
khơng chỉ từ truyền thống thông diễn học hay hiện tượng học mà còn bởi những
quan điểm sâu xa hơi từ thời Alexander Baumgarten, Immanuel Kant và Friedrich
von Schiller. Đứng từ góc độ lịch sử, ta dễ thấy quá trình phát triển đưa đến sự ra
đời của lí thuyết này là tất yếu. Cụ thể là nếu lấy lịch sử nghiên cứu văn học ra nhìn
lại, ta sẽ dễ thấy cả một cuộc dịch chuyển từ tác giả và văn bản đến người đọc. Ban
đầu, trong suốt thế kỷ XIX, với nỗ lực xây dựng một nền nghiên cứu khoa học văn
học vững chắc, các nhà lí luận đã chạy đua với những ngành khoa học khác, đặc
biệt là khoa lịch sử, để xác lập một lịch sử riêng cho văn chương. Họ tìm kiếm ý
nghĩa văn học gắn liền với lịch sử khách quan rộng lớn, kèm theo công cuộc liệt kê
những tên tuổi lớn nhỏ của các nhà văn theo dòng lịch đại. Đây cũng là một nỗ lực
đáng hoan nghênh, nhưng khi nhìn lại tường tận ý nghĩa của nó đối với bản thân
văn chương thì vấn đề sẽ dễ dàng lộ diện, như R. Wellek và A. Warren, trong cuốn
Lí luận văn học của mình đã có nhận định như sau: "Phần lớn những cơng trình lịch
sử văn học đáng chú ý hơn cả thì hoặc là những cơng trình lịch sử văn minh, hoặc
là những tiểu luận phê bình. Loại thứ nhất khơng thể gọi là lịch sử nghệ thuật, loại
thứ hai (cũng/càng) không thể gọi là lịch sử nghệ thuật."[28] Theo đó, tồn bộ nền
văn học đều được đánh giá dưới góc nhìn tập trung vào đời sống tác giả, lấy tác giả
làm trung tâm của hệ quy chiếu các giá trị lịch sử, các tác phẩm phần lớn cũng chỉ

được nhìn trong mối tương quan với đời sống của tác giả đó. Cách làm này đã được
điển chế hố là trở thành xu hướng chính thống trong suốt một thời gian dài, kéo
theo những khủng hoảng tất yếu khi những vấn đề thuộc về tiểu sử tác giả hay lịch
sử văn hoá thời đại đều dần được khai thác hết. Cuộc bế tắc đó cứ kéo dài cho đến
khi trường phái Hình thức Nga xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Cùng nằm trong sự
bùng nổ của các trường phái phê bình và nghiên cứu văn học theo tinh thần hiện
đại, chủ nghĩa Hình thức Nga phát triển mạnh mẽ và đi sâu vào yếu tố hình thức
10


trong nghiên cứu văn học, từ đó trở thành nền tảng cho hàng loạt những trào lưu
trên thế giới. Tiêu biểu có những cái tên như: thi pháp học, ký hiệu học, chủ nghĩa
cấu trúc hay phê bình mới Âu Mỹ... Tất cả đều cùng phát hiện ra một trong những
"nhân vật" quan trọng của văn chương, đó chính là văn bản văn học. Phát hiện này
đã làm được một điều rất quan trọng, đó chính là hướng việc nghiên cứu văn học về
chính đối tượng chủ yếu của nó, tức bản thân tác phẩm. Nói như vậy khơng có
nghĩa là ta phủ định vai trò của tác giả. Nhưng xét cho cùng, khơng thể nghiên cứu
văn học tồn vẹn nếu khơng đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm, điều được xem là cứu
cánh của mọi nhà văn và khiến bản thân những người viết trở thành tác giả văn học.
Việc thay đổi trung tâm của hệ quy chiếu trong nghiên cứu văn học này đã làm nên
những thành tựu đáng kể trong nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, như một xu hướng
tất yếu của lịch sử, những cái mới rồi sẽ đi đến cực đoan, biến đổi và phát triẻn
thành một cái mới khác. Xu hướng tập trung vào văn bản vào nửa sau thế kỷ XX
bắt đầu gặp những khủng hoảng. Cụ thể là khi xem tác phẩm văn học như một
thành quả độc lập, dần tách biệt gần như hoàn toàn với tác giả, việc nghiên cứu bắt
đầu lâm vào tình trạng bế tắc. Giới học thuật hầu như chỉ luẩn quẩn trong những
vấn đề thuần về kỹ thuật sáng tạo cùng những ký hiệu trên bản thân cấu trúc của
những văn bản đã bị cô lập hồn tồn khỏi mơi trường bên ngồi. Trước tình hình
đó, hướng quan tâm đến một yếu tố thứ ba bắt đầu được cụ thể hoá trong nghiên
cứu văn học với trường phái Constanz ở Đức và lí thuyết tiếp nhận như đã đề cập ở

trên. Theo đó, "tồn bộ cấu trúc văn bản nghệ thuật, bao gồm cả ngôn từ, hình
tượng, kết cấu–thể loại và tư tưởng, được khảo sát không phải như một thành quả
đã sản sinh mà như một đối tượng của sự cảm thụ, thưởng thức và tiếp nhận"[2].
Đến đây, hành trình sở đắc vịng đời của một cuộc sáng tạo văn học đã được hồn
thiện.
Có thể thấy, lịch sử của lý thuyết văn học là cả một cuộc chuyển dịch tất yếu
từ kẻ sáng tạo đến người tiếp nhận xoay quanh thành tố trung tâm là văn bản văn
học, từ đó góp phần hình thành một hệ thống văn chương gồm ba thành tố cơ bản:

11


tác giả–tác phẩm–người đọc, liên kết chắt chẽ với nhau tạo thành một cấu trúc toàn
vẹn của sáng tạo văn chương. Riêng với lí thuyết tiếp nhận, do ở chặng cuối của
q trình phát lộ ra hệ thống tồn vẹn đó, những khái niệm của nó có phần tập
trung làm rõ vai trò của người đọc. Và trong phạm vi đề tài này, xin nhấn mạnh
những phần lí thuyết liên quan mật thiết đến khả năng tiếp nhận của người đọc đối
với thế giới của tác phẩm. Thật ra, khi tiếp cận lí thuyết tiếp nhận, theo cá nhân
người viết thì cách tốt nhất để hiểu những điểm cơ bản chính là nhìn các thành tố
của nó trong một mối quan hệ chặt chẽ. Trước tiên, xin sử dụng ba khái niệm tác
giả, tác phẩm, người đọc với nghĩa đơn giản nhất. Theo cách hiểu thông thường, tác
giả là người sáng tạo ra tác phẩm, tác phẩm là thành quả của một quá trình lao động
nghệ thuật và người đọc là người thụ hưởng thành quả đó. Trước đây, tác giả là
nhân vật được ưu ái nhất trong tương quan với hai thành tố còn lại. Điều này cũng
dễ hiểu vì anh ta là người sinh thành ra tác phẩm, có lúc cịn được xem là "đấng
tồn năng", thấu hiểu mọi ngõ ngách trong tác phẩm của mình, chăm chút cho từng
chi tiết của tác phẩm đó để biểu lộ quan điểm cá nhân. Nhưng dưới góc nhìn của lí
thuyết tiếp nhận, sau một q trình dài hồi nghi và phản biện, những luận điểm
của lí thuyết này đã bác bỏ vị trí độc tơn của tác giả, đưa người đọc, vốn bị bỏ quên
, lên một vị thế tương đương với tác giả, trở thành một “nhà sáng tạo” thứ hai đối

với tác phẩm. Thậm chí, trong một chuyên luận nổi tiếng của mình mang tên "Cái
chết của tác giả" (The Death of the Author), in lần đầu vào năm 1968, Roland
Barthes đã khẳng định rằng: "Sự khởi sinh của người đọc phải được trả bằng cái
chết của tác giả". ("The birth of the reader must be at the cost of the death of the
author")[43]. Lời tuyên bố hùng hồn này đã cho thấy quan điểm mạnh mẽ của những
lí thuyết gia ngay từ những ngày đầu dần chuyển hướng sự quan tâm ra khỏi tác
giả. Theo đó, ở lí thuyết tiếp nhận, vai trị của nhân vật cịn lại, tức độc giả, được
làm rõ trong mối quan hệ với tác phẩm, bấy giờ được xem như đã bắt đầu đời sống
riêng của mình sau khi tác giả trao nó vào tay cơng chúng. Nói cách khác, lí thuyết
tiếp nhận nhấn mạnh sự tương tác giữa tác phẩm và độc giả, từ đó khẳng định sự
cần thiết của việc nghiên cứu người đọc trong lịch sử lí luận và phê bình văn học.
12


Để thuyết phục, lí thuyết tiếp nhận đã giải thích cho chúng ta cụ thể hơn về sự
tương tác đó thông qua những khái niệm quan trọng nhất: “kinh nghiệm thẩm mỹ”,
“khoảng cách thẩm mỹ” và "chân trời chờ đợi".
Kinh nghiệm thẩm mỹ là khái niệm dùng để chỉ những dữ kiện nảy sinh qua
một lịch sử tiếp cận lâu dài, bao gồm cả quá trình tìm hiểu và vận dụng các dạng
văn bản. Theo đó, tác phẩm văn học tồn tại thông qua hành động đọc của độc giả,
song song với sự tác động của nó đến người đọc. Từ những kinh nghiệm thẩm mỹ
này, giữa tác phẩm và người đọc sẽ hình thành một khoảng khơng, được gọi là
“khoảng cách thẩm mỹ”, có thể được hiểu như là khoảng cách giữa thế giới nghệ
thuật có sẵn ở một văn bản mới và thế giới nội tại của mỗi độc giả, từ đó, hành
động tiếp nhận có thể kéo theo một chuỗi tác động dẫn đến sự thay đổi thế giới đó
mà hệ quả là những xung đột đối với hệ thống kinh nghiệm quen thuộc. Vượt qua
cuộc xung đột đó, những kinh nghiệm mới sẽ xuất hiện, thậm chí có khả năng được
dung hợp vào hệ quy chiếu của người đọc. Những phản ứng từ phía người đọc (bao
gồm cả giới phê bình, thẩm định chuyên nghiệp) kiểu như vậy sẽ giúp ta định hình
được khoảng cách thẩm mỹ. Nói tóm lại, những q trình hay yếu tố kể trên sẽ góp

phần thu ngắn khoảng cách thẩm mỹ.
“Chân trời chờ đợi (Erwartungshorizont hay Horizon of expectations) là một
hệ thống giá trị của người đọc vào một thời điểm lịch sử nhất định. Dựa trên đó,
q trình tiếp nhận và đánh giá một tác phẩm bắt đầu. Cụ thể hơn, Jauss đã từng
cho rằng hệ quy chiếu này bao gồm ba nhân tố chính: kinh nghiệm thưởng thức mà
cơng chúng sẵn có về thể loại của tác phẩm; hình thức và hệ chủ đề của những tác
phẩm nổi tiếng trước đó mà lúc tác phẩm này kế thừa; sự đối lập giữa ngôn ngữ thi
ca và ngôn ngữ thực tiễn, giữa thế giới tưởng tượng với thế giới hàng ngày”[2].
Ngồi ra, mỗi người đều có chân trời chờ đợi của riêng mình. Như một cái nhìn
biện chứng giữa sáng tạo và tiếp nhận. Như Jauss đã từng nói: “Mối quan hệ từ tác
phẩm đến tác phẩm nay được chuyển biến thành mối tương tác lẫn nhau giữa tác
phẩm và công chúng, và sự chặt chẽ giữa các tác phẩm vốn có lịch sử lâu dài, nay
13


cần được xem trong mối tương quan giữa sáng tạo và tiếp nhận. Nói cách khác, ở
văn học và nghệ thuật chỉ tồn tại một lịch sử có đặc điểm của một q trình khi mà
thành cơng của tác phẩm khơng chỉ thơng qua chủ thể sáng tạo mà cịn liên quan
đến chủ thể tiếp nhận, thông qua sự tương tác giữa tác giả và cơng chúng”[63] và
“Tầm đón đợi có thể được thiết lập bằng cách đó của một tác phẩm văn học tạo
điều kiện để chúng ta xác định tính chất nghệ thuật bằng phương thức và kích
thước của sự tác động lên một công chúng cho trước. Nếu ta gọi khoảng cách thẩm
mỹ là khoảng cách nằm giữa tầm đón đợi có sẵn và một tác phẩm mới xuất hiện mà
sự tiếp nhận nó, qua sự phủ định những kinh nghiệm cũ hoặc ý thức được những sự
việc lần đầu tiên nói ra, có thể đưa đến sự “thay đổi tầm đón đợi”, thì chúng ta cũng
có thể làm cho khoảng cách thẩm mỹ đó trở nên có thể nắm bắt được về mặt lịch sử
trên phạm vi của những phản ứng của công chúng và sự phán xét phê bình (sự
thành cơng, phản đối hoặc tức tối, sự đồng tình thưa thớt hay thấu hiểu muộn màng,
chậm chạp)”[26].
Từ những lý giải trên về “chân trời chờ đợi” và “khoảng cách thẩm mỹ”,

chúng ta có thể diễn giải lí thuyết tiếp nhận một cách gần gũi, bao gồm những yếu
tố cơ bản như sau: tác phẩm, chân trời chờ đợi của tác phẩm, người đọc, chân trời
chờ đợi của người đọc, khoảng cách thẩm mỹ và cứu cánh sáng tạo của văn
chương. Theo đó, mỗi tác phẩm, khi bắt đầu cuộc hành trình khởi sinh từ văn bản
của mình, đều có một chân trời chờ đợi sẵn có. Chân trời ấy là sự tổ hợp giữa một
bên là trường ý tưởng, quan điểm mà tác giả đã cấy vào văn bản của mình, và một
bên là những chỗ trống ý nghĩa trên văn bản, những ý tưởng tiềm năng được hình
thành theo đà qn tính của ngơn ngữ và sáng tạo. Cả hai kết hợp với nhau để tạo
nên một cấu trúc chờ đợi và vẫy gọi người đọc đến tìm hiểu và khám phá. Tiếp
theo, mỗi người đọc, dựa trên q trình tích lũy kinh nghiệm của riêng mình, cũng
có sẵn một chân trời chờ đợi. Chân trời chờ đợi đó cũng tìm kiếm sự đồng cảm,
tương hợp như tác giả, đồng thời cũng trông mong sự vượt thoát nhằm tiếp thu
những điều mới để hệ thống kinh nghiệm ấy được nâng cao và trở nên dày dặn hơn,

14


khi tiếp xúc với bất kỳ văn bản nào trong đời sống, kể cả văn bản văn học. Chính
sự “chờ đợi” từ hai phía này đã góp phần làm nên lịch sử văn học qua các thời kỳ,
khi mà mối tương quan giữa tác giả, tác phẩm và người đọc liên tục thay đổi, phụ
thuộc vào sự dao động của khoảng cách thẩm mỹ giữa hai chân trời chờ đợi đó. Có
thể nói, cứu cánh của cả hai đều là cái đẹp của văn học, của đời sống. Với mục đích
cuối cùng đó, hai chân trời này liên tục va chạm, tương tác, và sau mỗi cuộc tiếp
cận, nhiều hướng thay đổi tất yếu sẽ xảy ra. Hoặc là chân trời chờ đợi của người
đọc, hoặc là chân trời của tác phẩm được nâng cao và mở rộng, còn nếu bản thân
chính người đọc khơng đủ sức làm được điều đó, thì như vậy sẽ góp phần làm trì
hỗn sự phát triển thị hiếu thẩm mỹ ở cơng chúng nói chung. Từ đó mới thấy, sau
mỗi lần gặp gỡ, nếu như khoảng cách thẩm mỹ được xóa nhịa theo hướng tích cực,
đưa tầm thẩm mỹ của cả văn bản và người đọc lên một tầm cao mới thì đấy chính
là lúc trình độ sáng tạo của nền văn học phát triển, và cuộc đối thoại giữa văn bản

đi từ tác giả với người tiếp nhận được kết tinh tại giao điểm của hành trình đồng
sáng tạo, bắt đầu một cuộc nảy sinh tự do những ý nghĩa mới, làm nên cứu cánh
rực rỡ nhất của văn chương. Đó chính là hướng con người đến những giá trị cốt yếu
và cao đẹp.
Với mơ hình tương tác giữa văn bản và người đọc nói trên, ta thấy được
những phức tạp trong quá trình kiến tạo tác phẩm ln đồng hành cùng những cách
biệt văn hóa trong q trình tiếp nhận. Cụ thể là việc tiếp nhận một tác phẩm trong
môi trường mà cả văn bản và người đọc cùng thuộc một nền văn hóa sẽ thuận lợi
hơn rất nhiều so với trường hợp người đọc tiếp nhận những tác phẩm đến từ một
vùng văn hóa vốn cách trở ngay từ vị trí địa lý, mà trong trường hợp này là cuộc
gặp gỡ giữa văn hóa Đức và văn hóa Việt Nam. Trước khi đi sâu vào ý nghĩa của
những tương đồng và dị biệt của quá trình tiếp nhận trong trường hợp J. W Goethe
tại Việt Nam, sau đây xin điểm qua một số ứng dụng của lý thuyết tiếp nhận trong
nghiên cứu văn học.
1.1.2. Ứng dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học
15


Ở Việt Nam, lí thuyết tiếp nhận đã được nghiên cứu từ rất lâu, với những tên
tuổi như Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Hạnh, Phạm Vĩnh Cư rồi sau đó
là Huỳnh Như Phương, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Đỗ Lai Thúy, Trịnh
Bá Vĩnh… được biết đến nhiều nhất qua các quyển giáo trình lí luận văn học, sau
đó là một số cơng trình in riêng. Trong nhà trường, với các cơng trình nghiên cứu
khoa học sinh viên, lý thuyết tiếp nhận hiện vẫn đang là một đề tài rất được nhiều
sinh viên ưa chuộng, từ nghiên cứu lí thuyết đến thực hành trên những đối tượng
văn học nhất định. Có thể kể đến những một số cơng trình tiêu biểu như ở Đại học
KHXH và NV thành phố Hồ Chí Minh thì có “Tình hình nghiên cứu lý thuyết tiếp
nhận từ sau 1986” của Lê Thị Kim Loan (2011), “Vấn đề tiếp nhận Dostoievsky tại
Việt Nam” của Phạm Thị Phương (2002), “Việc tiếp nhận văn xuôi cổ điển Nga thế
kỷ XIX ở Việt Nam” của Trần Thị Quỳnh Nga (2005), “Vấn đề tiếp nhận thơ Hàn

Mặc Tử” của Nguyễn Thị Hồng Anh…; hay ở Đại học Sư phạm Sài Gịn thì có
“Vấn đề tiếp nhận sáng tác của Franz Kafka tại Việt Nam của Thái Thị Hoài An,
“Các hướng tiếp cận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương” của Hoàng Phong
Tuấn (2005), “Lịch sử tiếp cận truyện Kiều” của Phạm Công Khanh…
Thật ra, ngay từ đầu, cứu cánh của lý thuyết tiếp nhận là nhằm thay đổi một
cái nhìn về lịch sử văn học, hay nói đúng hơn là có tham vọng muốn viết lại lịch sử
văn học từ góc nhìn của người đọc, như Jauss đã từng nói: "Lịch sử văn học là lịch
sử của quá trình tiếp nhận và sáng tạo mà người tiếp nhận xuất hiện qua nhà phê
bình và nhà văn sáng tạo liên tiếp, là sự thực tại hóa các văn bản văn học thông qua
họ. Cái đám “dữ kiện” văn học nối đuôi nhau, sinh sôi nảy nở không thể nào kể xiết
trong những bộ lịch sử văn học truyền thống chỉ là tập hợp trầm tích của q trình
này, chỉ là cái quá khứ được góp lại và phân loại, nó khơng đích thực, chỉ là giả sử
mà thơi"[25]. Chính vì thế, khả năng ứng dụng của lí thuyết này là rất cao và trực
quan, trước hết là việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận tác phẩm rồi sau đó hướng đến
lịch sử tiếp nhận văn học.

16


Trước hết, nếu ta coi lý thuyết tiếp nhận như một nền tảng để từ đó hình
thành những phương pháp nghiên cứu văn học cụ thể thì có thể để đến những
hướng phát triển sau đây trong việc ứng dụng lý thuyết này. Thứ nhất, lý thuyết
tiếp nhận có thể tiếp cận người đọc theo hướng sưu tầm và tổng hợp những văn bản
viết về đối tượng được tiếp nhận, nghĩa là những ý kiến về tác phẩm, những văn
bản viết về văn bản, bao gồm các bài viết nghiên cứu, phê bình, tiểu luận hay đơn
giản chỉ là những dòng cảm thán, suy nghĩ đơn giản về tác phẩm qua nhiều dạng
biểu hiện khác nhau trong đời sống văn học, để từ đó đúc kết các đặc điểm của văn
bản gốc trên hành trình tìm đến người đọc, cũng như hiện trạng tiếp nhận của người
đọc và những vấn đề văn hóa văn học xung quanh đó. Thứ hai, ta đến với một kiểu
tiếp cận có tính chất tổng qt và quy mơ hơn khi các học giả có thể ứng dụng trực

tiếp theo định hướng lịch sử, nghĩa là viết lại lịch sử văn học theo từ khía cạnh của
người tiếp nhận, nghiên cứu tác phẩm văn học theo chiều dài tác động và thể hiện
chức năng của nó đối với cơng chúng. Q trình này địi hỏi lý thuyết tiếp nhận
phải được vận dụng trong mối tương quan với nhiều phương pháp, lý thuyết nghiên
cứu khác, như nghiên cứu văn hóa, xã hội, lịch sử… Thứ ba, lý thuyết tiếp nhận
cịn có tiềm năng mở ra một hướng nghiên cứu hết sức mới mẻ, nới rộng phạm vi
tiếp cận khơng chỉ gói gọn trong văn chương mà cịn bao gồm nhiều loại hình nghệ
thuật khác như điện ảnh, sân khấu hay âm nhạc thông qua hiện tượng chuyển thể
hay phóng tác dựa trên các tác phẩm văn học. Theo người viết, đây là một hướng
nghiên cứu khá thú vị, bởi nó bắt kịp nhanh nhất những chuyển mình của đời sống
nghệ thuật đương đại, khi mà các văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn bắt đầu có sự
giao thoa lẫn nhau dựa trên những chuyển biến thị hiếu thẩm mỹ của cơng chúng
tiếp nhận. Điều đó có nghĩa, qua việc nghiên cứu hiện tượng này, giới khoa học sẽ
nắm bắt rõ hơn những xu hướng phát triển cũng như ảnh hưởng của người tiếp
nhận đối với đối tượng sáng tác cũng như tác phẩm nghệ thuật.
Ngoài ra, trong mơi trường tồn cầu hóa hiện nay, thế giới ngày một phẳng
và sự giao thoa văn hóa ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ thì lý thuyết tiếp nhận

17


giúp giới nghiên cứu phân tích được những điểm mấu chốt của q trình chuyển
hóa này, đồng thời tìm kiếm những cách giải quyết cho các hệ quả phái sinh, chẳng
hạn như những vấn đề phức tạp từ mối mâu thuẫn giữa hội nhập và bảo tồn. Riêng
với độc giả, theo người viết, giữa những điều kiện của thế giới hiện nay, trong đời
sống văn học đang dần hình thành một dạng người đọc đặc biệt, có thể tạm gọi là
“người đọc quốc tế”, bao gồm một bộ phận công chúng rộng lớn có thể tiếp cận
hầu hết những văn bản trên toàn thế giới dựa trên một hệ quy chiếu bao gồm những
giá trị tri thức và xã hội đang ngày càng được phổ cập. Với người đọc quốc tế, việc
nghiên cứu họ không chỉ dựa hầu hết trên lý thuyết tiếp nhận mà cịn có khả năng

thúc đẩy sự phát triển cũng như vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu văn học
đương đại.
Và cuối cùng, cũng mang rất nhiều ý nghĩa thực tiễn trong quá trình vận
dụng lý thuyết tiếp nhận, đó chính là ứng dụng lý thuyết này trong giáo dục. Dựa
trên những phương pháp và kết quả nghiên cứu thị hiếu công chúng cũng như chân
trời chờ đợi của tác giả, các nhà giáo dục sẽ biết cách điều chỉnh phương pháp cũng
như lối tư duy của mình trong việc hình thành những chương trình giảng dạy văn
học. Theo đó, yếu tố đối thoại trong dạy và học sẽ được ưu tiên nâng cao và khả
năng tiếp nhận kiến thức của học sinh theo từng độ tuổi sẽ được quan tâm nhiểu
hơn là bản thân khối lượng kiến thức đồ sộ của nhân loại. Nói như vậy có nghĩa là
lý thuyết tiếp nhận, khi được ứng dụng vào việc kiến tạo và hồn thiện chương
trình giáo dục, sẽ khơng bó hẹp trong bộ mơn ngữ văn mà cịn có thể mở rộng ra
hầu như tất cả các môn học. Bởi suy cho cùng, các môn học khác, kể cả khoa học
tự nhiên, đều được truyền đạt dựa trên ngơn ngữ và văn bản, đều có đầy đủ các yếu
tố như đối tượng truyền đạt và người tiếp nhận… Từ đó có thể thấy, khả năng ứng
dụng lý thuyết tiếp nhận trong thực tế rất lớn, mà trong phạm vi đề tài này, người
viết sẽ cố gắng tận dụng điều đó trong việc làm rõ hiện trạng tiếp nhận J. W Goethe
tại Việt Nam.
1.2. Tình hình tiếp nhận J.W. Goethe tại một số nền văn học lớn
18


1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm của Goethe
Dù sống tận cuối thế kỷ thứ XVIII, Goethe là một tên tuổi nổi bật với tinh
thần Phục Hưng mạnh mẽ, người đã có ảnh hưởng trải rộng từ thi ca, kịch nghệ đến
triết học, thần học, thậm chí cả khoa học tự nhiên. Trong lĩnh vực văn học, Goethe
được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm kinh điển như Nỗi đau của chàng
Werther trẻ tuổi hay Faust và hàng loạt bài thơ lay động lịng người. Tồn bộ trước
tác đồ sộ của đại thi hào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả một thế hệ các nhà triết học
nói riêng và các học giả khoa học nói chung. Lịch sử đã đặt tên tuổi của Goethe

cạnh những tác gia kinh điển của văn chương thế giới như Homer, Dante Alighieri
hay William Sharespeare. Napoléon I đã từng nói về Goethe như sau: “Đây là một
con người, một con người mà nhân cách bao trùm hơn nửa thế kỷ đời sống văn hóa
Đức, một con người khơng ngừng hành động và sáng tạo để tự khẳng định mình”.
Và để hiểu sâu hơn về nhân cách cao đẹp và tài năng vĩ đại này, trước hết chúng ta
cần nhìn lại bối cảnh lịch sử và văn học Đức trong tương quan với thế giới phương
Tây từ nửa cuối thể kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Cuộc đời của đại thi hào dân tộc Đức gói gọn trong nửa sau thế kỷ XVIII và
nửa đầu thế kỷ XIX, một thời kỳ có rất nhiều biến động trong lịch sử dân tộc Đức
nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Giai đoạn này bắt đầu bằng một nỗ lực
vươn mình của phong kiến Đức và kết thúc bằng khát vọng khẳng định tinh thần
dân tộc. Cụ thể là tận từ đầu thế kỷ XVIII, đời sống kinh tế chính trị của cộng đồng
nói tiếng Đức phải chứng kiến một cuộc suy thối nhanh chóng trải rộng trên Đế
chế La mã Thần thánh do dòng họ Habsburg, người Đức, cai trị. Về đế chế trải
rộng gần như toàn bộ châu Âu này, Voltaire đã từng có ý kiến rằng: “Cái tập hợp
đã từng gọi và hiện nay vẫn đang tự gọi mình là Đế chế La Mã Thần thánh này vốn
không phải thần thánh, không phải La Mã cũng không phải là đế chế.” (Ce corps,
qui s'appelait, et qui s'appelle encore le saint Empire romain , n'était en aucune
19


manière ni saint , ni romain, ni empire)[59]. Sau Chiến tranh Ba mươi Năm và Hòa
ước Westfalen (1648), thần dân đế chế lâm vào cảnh chật vật trước những bước
thụt lùi trong cả chính sách kinh tế lẫn đời sống văn hóa tinh thần. Hiện trạng này
kéo dài từ sau thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII, để rồi năm 1740, vua nước
Phổ là Friedrich II (hay còn gọi là Friedrich Đại Đế) lên ngôi, với tham vọng độc
lập lớn, tiến hành cải cách đất nước đồng thời thực hiện những kế hoạch chiến
tranh quân sự nổi tiếng, nhờ vậy rất được lịng nhân dân nước Phổ nói riêng và

người Đức ở các vùng đất khác nói chung. Trong khi đó, ở Anh và Pháp, Thế kỷ
Khai sáng bắt đầu bình minh của mình cũng sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghiệp đi liền với những phát kiến tinh thần rực rỡ. Tinh thần duy lý của thời
đại Khai sáng lan sang Đức và được tiếp nhận mạnh mẽ bởi trí thức nơi đây, thậm
chí cịn được Friedrich Đại Đế ủng hộ và vận dụng trong cơng cuộc trị vì vương
quốc. Và văn học, như một hệ quả tất yếu, cũng hấp thụ mạnh mẽ tinh hoa của tinh
thần tiến bộ này.
Tuy nhiên, văn chương Đức vào thế kỷ XVIII không chỉ nở rộ những phong
trào học tập theo tinh thần khai sáng ảnh hưởng từ chủ nghĩa kinh nghiệm Anh hay
chủ nghĩa duy lí Pháp mà cịn nảy sinh từ sự mâu thuẫn giữa chính quyền đương
thời và tập hợp các nhà tư bản trẻ thuộc tầng lớp trung lưu. Đặc biệt hơn nữa là
trong tầng lớp trung lưu đó, từ giữa thế kỷ XVIII, nổi lên một dòng chảy mạnh mẽ
tinh thần trân trọng những cảm xúc cá nhân của con người. Cái bản thể linh thiêng
bên trong mỗi con người mà tôn giáo gọi là linh hồn nay được các tác giả của trào
lưu này định danh với tinh thần thế tục, như một quyền năng được có cảm xúc nhân
bản để từ đó con người làm chủ được thiên mệnh của chính mình. Có thể nói, chỉ ở
Đức mới có một tầng lớp trung lưu tự do, phóng khống và độc lập, sẵn sàng khẳng
định cá nhân đến như vậy. Trong văn học, chính những cá tính độc đáo này đã làm
nên nguồn năng lượng châm ngòi cho một trong những phong trào văn học nổi bật
nhất những năm 1770–1780. Tác phẩm thể hiện đỉnh điểm của cuộc đối kháng này
và cũng là tác phẩm kinh điển đánh dấu bước sang trang của một giai đoạn văn học

20


Đức chính là Những tên cướp (Die R uber) của Friedrich Schiller, được xuất bản
và gây tiếng vang lớn năm 1781, cũng như đã để lại ấn tượng mạnh trong lịng
cơng chúng sau khi được cơng diễn năm 1782. Với Những tên cướp, một truyền
thống văn học hiện đại và độc lập của nước Đức bắt đầu.
1781 có thể được xem là một cột mốc quan trọng của văn hóa văn học Đức

với sự ra đời của những tác phẩm quan trọng như Những tên cướp của Friedrich
Schiller nói trên hay Phê phán lý tính tuần túy (Kritik der reinen Vernunft) của
Immanuel Kant (1720–1804). Tất cả mở ra một thời kỳ chuyển giao rồi phát triển
đến đỉnh cao của văn học Đức thường được biết đến với tên gọi chủ nghĩa Cổ điển
Đức hay chủ nghĩa Cổ điển Weimar, bởi trung tâm của thời đại này nằm ở thành
phố Weimar của Đức, nơi cư ngụ và sáng tác của hai tên tuổi nổi tiếng nhất ở văn
học gian đoạn này: Friedrich von Schiller và Johann Wolfgang von Goethe. Cả hai
đã để lại cho lịch sử văn chương Đức hai kiệt tác lừng danh: Wilhelm Tell của
Schiller và Faust của Goethe. Từ đó, văn học Đức đã chính thức đạt được những
chuẩn mực kinh điển để sánh ngang với những nền văn học lớn trên thế giới. Ngoài
ra, văn học Cổ điển Đức còn trải dài theo những sự kiện lịch sử nổi bật của châu
Âu, trong đó có cuộc Cách mạng Tư sản Pháp (1789–1799). Năm 1806, sự tồn tại
của Đế chế La Mã Thần thánh chính thức chấm dứt, đánh dấu cho một cuộc chuyển
mình khác của văn hóa văn học. Bởi dù sao đây cũng là một đế chế hùng mạnh
được xây dựng và lãnh đạo bởi người Đức nên lúc bấy giờ, có một sự tự vấn mạnh
mẽ nảy sinh trong ý thức dân tộc, làm nên chuyển biến tư tưởng trong văn hóa tính
thần. Cụ thể là năm 1807, trước sự đe dọa của Napoléon, nước Phổ lâm vào những
giây phút khó khăn nhất. Lúc bấy giờ tại Berlin, nhà triết học Johann Gottlieb
Fichte đã công bố bài Diễn văn gửi dân tộc Đức nhằm đánh thức tinh thần dân tộc
mình. Tại Jena, một thành phố đại học thuộc miền nam nước Đức, quân đội
Napoléon giành chiến thắng, qua đó củng cố quyền lực ở Trung Âu. Trước tình
hình đó, một trào lưu văn học vốn đã hình thành ở thành phố này từ năm 1795
mang tên Văn học Lãng mạn trường phái Jena bắt đầu có sự thay đổi trong quan

21


×