Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá hiện trạng thoát nước và đề xuất nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải khu vực phía bắc quận ngũ hành sơn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN MINH QUỲNH

NGUYỄN MINH QUỲNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƢỚC VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỶ

C
C

LỆ ĐẤU NỐI NƢỚC THẢI KHU VỰC PHÍA BẮC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

R
L
T.

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MƠI TRƢỜNG

KHỐ K36.KTM
Đà Nẵng - Năm 2020



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN MINH QUỲNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƢỚC VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỶ LỆ
ĐẤU NỐI NƢỚC THẢI KHU VỰC PHÍA BẮC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

C
C

R
L
T.

DU

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 8520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ NĂNG ĐỊNH

Đà Nẵng - Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

C
C

Nguyễn Minh Quỳnh

DU

R
L
T.


ii
TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỐT NƢỚC VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỶ LỆ
ĐẤU NỐI NƢỚC THẢI KHU VỰC PHÍA BẮC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Minh Quỳnh Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
ứng dụng
Mã số: Khóa: K36
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng thốt nước khu vực phía Bắc
quận Ngũ Hành Sơn. Qua đánh giá về hệ thống thoát nước hiện trạng lưu vực, các dự

án cải tạo nâng cấp và xây mới, tác giả nhận thấy hiện nay tỷ lệ đấu nối nước thải của
các đơn vị thoát nước vào hệ thống chung của thành phố gần như hoàn toàn đối với
nước thải xám và chiếm tỷ lệ nhỏ cho nước thải đen. Điều này gây ảnh hưởng đến vệ
sinh môi trường đô thị. Đồng thời, tại các CSO, nước thải thường xuyên tràn ra môi
trường sau những trận mưa lớn đang là vấn đề bất cập của thành phố. Để cải thiện
môi trường và đạt được chiến lược đã đề ra của thành phố về môi trường trong thời
gian tới, tác giả đã đưa ra giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý thiết thực và có tính
khả thi cao. Trong đó giải pháp nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải từ bể tự hoại ra hệ
thống cấp ba được chú trọng; Tuy giải pháp này địi hỏi kinh phí đầu tư và những khó
khăn khi thi công ban đầu nhưng đây là giải pháp không thể thiếu vì nó mang lại hiệu
quả rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng môi trường cũng như hiệu quả xử lý nước
thải đơ thị.
Từ khóa – hệ thống thoát nước, đánh giá hiện trạng, tỷ lệ đấu nối, cải thiện môi
trường, quận Ngũ Hành Sơn.

C
C

R
L
T.

DU

EVALUATION OF CURRENT DRAINAGE STATUS AND PROPOSED
IMPROVEMENT OF WASTEWATER CONNECTION RATE IN THE
NORTHERN COUNTY OF NGU HANH SON DISTRICT, DA NANG CITY
Student: NGUYEN MINH QUYNH Major: Environmental engineering applications
No:
Class: K36

Da Nang University of Technology
Abstract: The purpose of the project is to assess the current state of drainage in the
northern area of Ngu Hanh Son district. Through the assessment of the drainage
system of the current status of the basin, the projects of upgrading, and new
construction, the author finds that the current ratio of wastewater connection of the
drainage units to the common system of the city is most of gray wastewater and
accounts for a small percentage for black wastewater. This affects the urban
environmental sanitation. In CSOs, wastewater often spills into the environment after
heavy rains, which is an imperative issues of the city. In order to improve the
environment and achieve the city's proposed environmental strategy in the near
future, the author has put forward practical and highly feasible technical and
management solutions. In particular, the solution to improve the connection rate of
wastewater from septic tanks to the tertiary system is focused; Although this solution
requires investment costs and difficulties in the initial construction, this solution is
indispensable because it brings a clear effect in improving environmental quality as
well as urban wastewater treatment efficiency.
Keywords - drainage system, assessment of current situation, connection rate,
environmental improvement, Ngu Hanh Son district.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. iiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................vii
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 3
7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN.................................................................................................. 4
1.1.Tổng quan về nước thải và hệ thống thốt nước đơ thị .................................................... 4
1.1.1.Tổng quan về nước thải .................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về Hệ thống thốt nước ...............................................................5
1.2. Hệ thống thốt nước đơ thị ở Việt Nam .........................................................................11
1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Đà Nẵng .....................................................13
1.4. Chính sách, chiến lược và các quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước của thànhphố
Đà Nẵng ...................................................................................................................................16
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƢỚC KHU VỰC PHÍA BẮC
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ....................................................................................................18
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội...........................................................................18
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...............................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................................20
2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước khu vực nghiên cứu............................... 22
2.2.1. Hiện trạng lưu vực và mạng lưới thoát nước chính ....................................22
2.2.2. Chất lượng các cơng trình ...........................................................................23
2.2.3. Tình trạng đấu nối của các đơn vị thoát nước ............................................31
2.2.4. Đặc điểm tính chất nước thải ..............................................................................34
2.2.5. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước thải .............................................38
2.2.6. Hiện trạng ngập úng cục bộ ........................................................................41
2.3. Hệ thống xử lý nước thải .................................................................................................42
2.3.1. Trạm XLNT Ngũ Hành Sơn ...............................................................................42
2.3.2. Cơng trình cải tạo nâng cấp Trạm XLNT Ngũ Hành Sơn ..........................44
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ ĐẤU NỐI VÀ
HIỆU QUẢ THỐT NƢỚC KHU VỰC PHÍA BẮC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN.....46


C
C

DU

R
L
T.


iv
3.1. Giải pháp nâng cao tỷ lệ đấu nối và hiệu quả thoát nước khu vực nghiên cứu.......... 46
3.1.1. Một số giải pháp quản lý .....................................................................................46
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật ...............................................................................................46
3.2. Giải pháp hạn chế hiện tượng ngập lụt cục bộ tại khu vực nghiên cứu........................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................60
1.KẾT LUẬN.................................................................................................................60
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................62
PHỤ LỤC....................................................................................................................63
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

C
C

DU

R
L

T.


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày

BQL

: Ban quản lý

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

BXD

: Bộ xây dựng

CN

: Công nghiệp

COD

: Nhu cầu oxy hóa học


CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSO

: Combined Sewer Overflow (giếng tách dòng)

DO

: Nồng độ Oxy hòa tan trong nước

GTSX

: Giá trị sản xuất

HDPE

:High density polyethylene

HTTN

: Hệ thống thoát nước

KCN

: Khu cơng nghiệp

NH4+
ODA


: Amoni
: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển
chính thức)

pH

: Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SBR

: Sequencing Batch Reactor

T–N

: Nitơ tổng số

T–P

: Photpho tổng số

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP


: Thành phố

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TXLNT

: Trạm xử lý nước thải

UBND

: Ủy ban nhân dân

UPVC

: Unplasticized Polyvinyl Clorua

XLNT

: Xử lý nước thải

XDCB

: Xây dựng cơ bản


C
C

R
L
T.

DU


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng

Trang

Các mức thủy triều tại Đà Nẵng

20

2.2.

Mực nước triều cao nhất tại trạm Sơn Trà và Cẩm Lệ


20

2.3.

Tuyến cống thuộc tuyến Chương Dương

24

2.4.

Tuyến cống thuộc tuyến ven biển

24

2.5.

Tuyến cống thuộc tuyến đường Lê Văn Hiến

24

2.6.

Bảng thống kê công suất các trạm bơm

26

2.7.

Kết quả điều tra đấu nối hộ/đơn vị


2.8.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải

2.9.

Bảng thống kê vị trí ngập úng năm 2019 của quận Ngũ
Hành Sơn

41

2.10.

Lưu lượng nước thải được bơm từ các trạm bơm về trạm
XLNT Ngũ Hành Sơn qua các năm

43

3.1.

Khái toán kinh phí đấu nối hệ thống thốt nước

56

3.2

Biện pháp chống ngập úng tại những khu vực thường xuyên
ngập úng


59

C
C

R
L
T.

DU

31
36


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.
2.16.
2.17.
2.18.
2.19.
2.20.
2.21.
2.22.
2.23.
2.24.
2.25

Tên hình

Trang

Mạng lưới thốt nước chung
Mạng lưới thoát nước riêng
Mạng lưới thoát nước nữa riêng

Mạng lưới thốt nước chân khơng
Sơ đồ cấu tạo hệ thống thu gom nước thải bằng nhựa
UPVC
Dự án thu gom xử lý nước thải của Thành phố Tây
Ninh(ODA Italia)
Dự án TP Buôn Ma Thuột, Daklak(ODA Đan Mạch)
Bản đồ ngập lụt thành phố Đà Nẵng
Bản đồ lưu vực nghiên cứu
Sơ đồ mạng lưới thoát nước của khu vực nghiên cứu
Bản đồ thoát nước lưu vực 1
Bản đồ thoát nước lưu vực 2
Bản đồ thoát nước lưu vực 3
Mạng lưới cấp 3 bị hư hỏng, bồi lấp tại đường Nguyễn
Tư Giãn
Sơ đồ hệ thống các trạm bơm nước thảihiện trạng khu
vực nghiên cứu
Hình ảnh tủ điện
Cấu tạo giếng tràn thuộc tuyến sông tại tuyến đường
Chương Dương
Giếng tràn thuộc tuyến sông tại đường Chương Dương
Giếng tràn SPS 3, SPS 4, SPS 34 tại tuyến biển
Giếng tràn và cửa xả tuyến biển
Nước thải tràn ra biển tại các giếng tràn nằm tại khu vực
tuyến biển
Hình ảnh của thu nước mưa bị bịt lại bởi rác và hư hỏng
Loại 1 – Cửa thu dạng bó vỉa, khơng có lưới chắn rác
Loại 2 - cửa thu nước có song chắn rác
Loại 3 - Cửa thu nước dạng bó vỉa hợp khối với hố ga
Tỷ lệ nước thải đen đấu nối vào hệ thống cống chung
Tỷ lệ đấu nối nước thải xám vào hệ thống cống chung

Vị trí lấy mẫu chất lượng nước thải
Biểu đồ thông số TSS tại 3 vị trí
Biểu đồ thơng số BOD5 tại 3 vị trí
Ảnh hoạt động lấy mẫu và phân tích tại phịng thí nghiệm
Biểu đồ lưu lượng nước thải bơm về Trạm XLNT Ngũ
Hành Sơn qua các năm 2017, 2018, 2019
Sơ đồ quy trình cơng nghệ Trạm XLNT Ngũ Hành Sơn.

7
8
9
10

C
C

DU

R
L
T.

12
12
13
15
18
22
23
23

23
25
26
26
27
27
28
28
28
29
29
30
30
33
33
35
37
37
38
43
44


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc
Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn trong nhiều lĩnh vực. Thành phố Đà
Nẵng đang thực hiện đề án hướng tới “Thành phố Môi trường” với định hướng ngành
du lịch, dịch vụ là ngành mũi nhọn mang lại nguồn thu chính cho thành phố. Quận

Ngũ Hành Sơn là một trong những quận trọng điểm về phát triển du lịch và đóng góp
rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Những năm gần đây sự
gia tăng nhanh chóng về lượng khách du lịch và cơ sở hạ tầng đã gây áp lực ngày càng
nặng nề cho việc thu gom và xử lý nước thải.
Hiện nay hệ thống thoát nước trên toàn bộ TP Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thốt
nước chung. Chỉ có một phần rất ít các khu Quy hoạch mới thiết kế hệ thống thoát
nước riêng. Tỷ lệ thu gom đấu nối từ hộ gia đình vào mạng lưới cấp 3 còn thấp. Phần
lớn nước thải sau bể tự hoại của các hộ gia đình vẫn cịn thấm xuống đất gây ơ nhiễm
mơi trường đất và nguồn nước ngầm. Do đó nồng độ và lưu lượng nước thải thu gom
về Trạm xử lý không đúng theo thông số thiết kế làm ảnh hưởng đến hiệu suất, hiệu
quả xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung.

C
C

R
L
T.

DU

Hệ thống thu gom chung nước mưa và nước thải của Thành phố Đà Nẵng xây
dựng từ nhiều năm trước, cùng với các dự án cải tạo chắp vá, không đồng bộ, chất
lượng và cao trình thốt nước khơng đảm bảo, không đủ đáp ứng thu gom lượng nước
thải tăng theo tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng hiện nay và thường xảy ra sự cố quá tải
tràn ra biển gây ơ nhiễm mơi trường. Đồng thời việc bố trí các cửa xả ven biển nhằm
thoát nước vào những ngày mưa lớn, đây chính là điểm khó khăn mà thành phố đang
đối mặt, bởi vị trí các cửa xả nằm bên cạnh những bãi tắm đẹp phục vụ du lịch. Vấn đề
này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch, dịch vụ của thành phố, cũng như nhu cầu
giải trí của người dân Đà Nẵng.

Mặc dầu có nhiều Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và
trạm XLNT đã và đang được triển khai cho thành phố. UBND thành phố cũng đang trong
quá trình xây dựng quy hoạch thốt nước chung cho tồn bộ thành phố Đà Nẵng đến năm
2030 và định hướng năm 2050. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để những bất cập cịn tồn tại
cần có những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thoát
nước và đề xuất nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải tại khu vực phía Bắc quận Ngũ Hành
Sơn thành phố Đà Nẵng” nhằm đưa ra một số giải pháp phù hợp đối với điều kiện của
người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả thoát nước của lưu vực và chất lượng nước thải
thu gom, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng, cũng như phù hợp
với chiến lược quản lý nước thải thành phố Đà Nẵng.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm nâng cao tỉ lệ đấu nối mạng lưới cấp ba vào hệ thống thốt nước thành phố
khu vực phía Bắc quận Ngũ Hành Sơn, bảo vệ môi trường nước và vệ sinh đơ thị, góp
phần cải thiện chất lượng nước thải thu gom về Trạm xử lý.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng thốt nước khu vực
phía Bắc quận Ngũ Hành Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tăng tỉ lệ đấu nối mạng lưới cấp 3 vào hệ thống thoát
nước thành phố.
- Đề xuất chống ngập úng cục bộ ở một số điểm ngập.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng thoát nước tại khu vực nghiên cứu.

C
C


- Đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý phù hợp góp phần cải thiện môi
trường vệ sinh đô thị.

R
L
T.

- Các đề xuất có thể làm cơ sở cho thành phố Đà Nẵng trong việc quản lý, đầu
tư xây dựng các mạng lưới thoát nước trên địa bàn thành phố.

DU

- Từ các số liệu tác giả đã nghiên cứu, phân tích sẽ đóng góp vào kho tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực thốt nước thải đơ thị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đặc điểm địa hình-địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn.
- Hệ thống thốt nước mưa và nước thải của khu vực phía Bắc quận Ngũ Hành
Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo giới hạn vị trí địa lý: Khu vực phía Bắc quận Ngũ hành Sơn giới hạn bởi
đường Võ Văn Kiệt, Phạm Cự Lượng, Nguyễn Văn Thoại, Chương Dương, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Đức Thuận, Võ Nguyên Giáp.
Diện tích lưu vực nghiên cứu: 846 ha.
Thời gian: từ tháng 7/2019 – 3/2020
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số tại khu vực
nghiên cứu (nguồn: báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của Quận Ngũ Hành

Sơn 6 tháng đầu năm 2019).
- Thu thập tài liệu liên quan đến các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát
triển thoát nước của thành phố mới nhất (nguồn: Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng).


3
- Thu thập số liệu về hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước
thải của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là khu vực quận Ngũ Hành Sơn (nguồn: Cơng ty
Thốt nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, Ban Quản lý các dự án Đầu tư CSHT ưu
tiên).
- Thu thập bản đồ nền quận Ngũ Hành Sơn: (nguồn: UBND quận Ngũ Hành Sơn,
Ban Quản lý các dự án Đầu tư CSHT ưu tiên).
5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát và đo đạc thực địa
- Khảo sát, điều tra nhằm đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước
thải ở các lưu vực quận Ngũ Hành Sơn. Đo đạc diện tích lưu vực nghiên cứu.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi đã lập sẵn nhằm đánh giá tỷ lệ phần trăm đấu nối
vào mạng lưới cấp 3, từ bể tự hoại của hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thu gom nước
thải lưu vực nghiên cứu.
5.3. Phƣơng pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu liên quan, các thông tin này sẽ được thống
kê, tổng hợp, đánh giá, phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất
hướng giải quyết.
5.4. Phƣơng pháp kế thừa

C
C

R
L
T.


- Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu ở trong và ngồi nước có liên quan
nghiên cứu này.

DU

5.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

- Dựa vào các số liệu, dữ liệu có được để đánh giá phân tích các yếu tố liên quan,
tổng hợp và đề xuất giải pháp.
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Lập phiếu điều tra khảo sát tỷ lệ thu gom từ mạng lưới cấp 3, nhu cầu sử dụng
nước, quá trình xử lý sơ bộ của các đối tượng xả nước thải vào nguồn nước.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tình trạng ngập úng cục bộ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước cấp 3.
- Đề xuất giải pháp chống ngập úng cục bộ ở một số điểm ngập
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm có các
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Đánh giá hiện trạng thốt nước khu vực phía bắc quận Ngũ Hành Sơn
Chương 3. Đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ đấu nối thốt nước khu vực phía
bắc quận Ngũ Hành Sơn


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về nƣớc thải và hệ thống thốt nƣớc đơ thị
1.1.1. Tổng quan về nƣớc thải
1.1.1.1. Khái niệm nước thải:
Nước đã qua sử dụng cho các nhu cầu khác nhau có lẫn thêm chất bẩn, làm thay
đổi tính chất hóa – lý – sinh so với ban đầu được gọi là nước thải.
Để đảm bảo vệ sinh đô thị và các điểm dân cư, công nghiệp, nước thải phải thu
dẫn một cách nhanh chóng ra khỏi phạm vi đô thị và xử lý, khử trùng sau đó.
1.1.1.2. Phân loại
Nước thải đơ thị có nhiều loại với thành phần và tính chất khác nhau, thường
được phân loại theo nguồn gốc phát sinh của chúng: [1]

C
C

Nước thải sinh hoạt: được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người.
Nước thải sinh hoạt là nước đã qua quá trình sử dụng cho mục đích tắm giặt, ăn uống,
vệ sinh nhà cửa,… được phát sinh tại hộ gia đình, cơ sở dịch vụ, cơng trình cơng cộng.
Trong nước thải sinh hoạt, được phân ra thành nhiều loại:

R
L
T.

DU

+ Nước thải đen: nước thải từ q trình tiêu hóa của con người.
+ Nước thải xám: nước thải từ quá trình tắm giặt, vệ sinh nhà cửa.
Nước thải bệnh viện: nước thải phát sinh từ bệnh viện, từ hoạt động ăn uống tắm
giặt của bác sĩ, y tá, bệnh nhân và người nhà, từ hoạt động vệ sinh bệnh viện, từ quá
trình phẫu thuật.

Nước thải công nghiệp: Nước thải phát sinh trong q trình sản xuất cơng
nghiệp, như: nước làm sạch sản phẩm, nước giải nhiệt, làm lạnh, làm sạch bụi, vệ sinh
nhà xưởng, nguyên liệu sản xuất còn thừa,... nước thải từ hoạt động tắm giặt, ăn uống
của công nhân. Trong nước thải cơng nghiệp có thể phân chia ra làm 2 loại dựa vào
thành phần tính chất của nước thải, cụ thể:
+ Nước thải sản xuất không bẩn (quy ước sạch):nước làm nguội thiết bị, nước
giải nhiệt, nước ngưng tụ từ hơi nước,…
+ Nước thải sản xuất bẩn: nước thải chứa nhiều tạp chất với nồng độ khác nhau,
như nước thải từ quá trình giết mổ, sản xuất bia, dệt nhuộm,…
Nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn trên mái nhà, sân vườn, đường xá cuốn
theo chất bẩn, chúng được thu gom bằng hệ thống cống dọc đường hoặc cho chảy tràn
trên mặt đất, hoặc tự thấm xuống đất.
Nước thải thấm qua: là lượng nước ngầm thấm vào hệ thống cống của thành phố
bằng nhiều cách khác nhau, qua mối nối, vết nứt,… của hệ thống thoát nước.


5
1.1.1.3. Tác động của hệ thống thoát nước đối với môi trường và con người
Nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường và gây nên mối đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo đó thì các chất Nitơ, Photpho và nhiều
chất độc khác có trong nước thải sẽ gây rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: dị ứng,
nhiễm trùng da hay là nguy cơ gặp các bệnh về đường ruột như: Tả, tiêu chảy hay là
mắc phải các loại giun, sán. Nước thải tràn ra môi trường bốc mùi hôi thối và phát sinh
ruồi muỗi, gây mất mỹ quan đơ thị.
Sự tích lũy nước thải trên mặt đất và trong lòng đất, ở các nguồn nước mặt sẽ
gây ô nhiễm môi trường xung quanh và khí quyển. Kết quả là khơng thể sử dụng các
nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt và kinh
tế. Đó là nguyên nhân gây ra các bệnh dịch, truyền nhiễm.
Hàm lượng cặn, rác thải trong nước thải sinh hoạt sẽ gây bồi lắp sơng hồ, giảm
dịng chảy, gây úng ngập. Nước thải sinh hoạt còn giảm hàm lượng oxy trong nước

gây ra hiện tượng phú dưỡng dẫn đến sinh vật chết hàng loạt.
Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất độc, kim loại nặng khi vào nước sẽ gây
hại cho sinh vật sống trong đó. Sau đó theo chuổi thức ăn sẽ vào và tích tụ trong cơ thể
con người, gây hại cho sức khỏe con người, có thể dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng tới
đời sau.

C
C

R
L
T.

Các bể tự hoại của hộ gia đình khi khơng được xây dựng đúng cách, nước thải sẽ
thấm vào nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm và lâu dài ảnh hưởng đến vệ sinh mơi
trường đơ thị.

DU

Nước mưa chảy tràn nếu khơng thốt được kịp thời sẽ gây ngập úng ảnh hưởng
tới quá trình đi lại, sản xuất, sinh hoạt của con người, còn gây thiệt hại về tài sản gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài ra lũ lụt, ngập úng sẽ mang chất bẩn từ hố ga, hệ thống cống
rãnh, hố xí ra ngồi môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Vào mùa mưa nước
thải đô thị cùng với nước mưa cuốn trôi các rác thải ra môi trường tiếp nhận sông và
biển, đặc biệt chất thải nhựa gây nguy hại đến đời sống thủy sinh và cảnh quan du lịch.
1.1.2. Khái niệm về Hệ thống thoát nƣớc
a. Khái niệm: hệ thống thốt nước là tổ hợp những cơng trình, thiết bị và các giải
pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước. [2]
b. Thành phần hệ thống thoát nước bao gồm:
- Mạng lưới đường ống, cống, mương, rãnh và các thiết bị thu nước thải;

- Tuyến đường cống mương và các trạm bơm dẫn nước thu được từ mạng lưới
thu nước về trạm xử lý (hoặc đổ thẳng vào các ao, hồ, sông, biển…);
- Trạm xử lý nước thải trước khi thải ra các ao, hồ, sông, biển.
c. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước: thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi
loại nước thải ra khỏi khu vực đơng dân cư, cơ quan, xí nghiệp cơng nghiệp, đồng thời
xử lý và khử trùng nước thải đạt yêu cầu vệ sinh, quy chuẩn cho phép trước khi xả vào
nguồn tiếp nhận (ao, hồ, sông, biển…).


6
d. Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước và vào nguồn tiếp
nhận:
Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước:
- Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bẩn không được xả vào mạng
lưới thoát nước mưa. Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và nước rửa
đường thường xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc mạng lưới thoát nước mưa
thành phố.
- Nước thải công nghiệp chứa các chất độc hại khơng được xả vào mạng lưới
thốt nước chung và phải xử lý tại nhà máy xử lý tập trung.
- Nước thải công nghiệp chỉ được xả vào mạng lưới riêng hoặc chung khi đảm
bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và cơng trình xử lý cũng như khơng phá
hoại chế độ làm việc bình thường của HTTN: khơng chứa những chất ăn mịn vật liệu
khơng chứa những chất làm tắc cống hoặc những chất khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ và
cháy; nhiệt độ không vượt quá 40oC; không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến
quá trình xử lý sinh học nước thải; hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp phải đảm bảo nồng độ kiềm pH =6,5-8,5.

C
C


R
L
T.

- Các loại rác, thức ăn thừa trong gia đình, chỉ được xả vào mạng lưới khi đã
được nghiền nhỏ với kích thước 3 - 5mm và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác 8
nước (1/8).

DU

Điều kiện xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận (sơng, hồ, biển):
- Tính chất và nồng độ nhiễm bẩn của nước thải nhất là các chất nhiễm bẩn hữu
cơ có ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái sông, hồ. Nếu như chất thải xả vào nguồn tiếp
nhận ngày càng nhiều thì q trình oxy hóa diễn ra ngày càng nhanh, lượng oxy dự trữ
trong nguồn nước chi phí cho q trình oxy hóa bị cạn kiệt dần và sau đó là q trình
kỵ khí xảy ra. Q trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ cacbon tạo thành CH4, CO2,
các chất chứa lưu huỳnh tạo thành H2S có mùi hơi và rất độc hại đối với sức khỏe của
con người và các sinh vật. Như vậy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn.
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn, tức là đã làm mất đi cân bằng sinh thái tự nhiên ở
đó. Để có sự cân bằng như ban đầu, trong nguồn nước xảy ra một quá trình tái lập tự
nhiên. Theo thời gian, qua nhiều sự biến đổi sinh hóa, hóa lý và hóa học xảy ra ở trong
nguồn nước, chất nhiễm bẩn do nước thải mang vào tuần tự được giảm dần. Khả năng
của nguồn nước tự giải phóng khỏi những chất nhiễm bẩn và biến đổi chúng theo quy
luật oxy hóa tự nhiên gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
- Chúng ta có thể lợi dụng khả năng này để xử lý nước thải. Tuy nhiên, cũng như
các cơng trình xử lý, khả năng tự làm sạch của nguồn nước là có giới hạn và phụ thuộc
vào thành phần, tính chất, cơng suất nguồn nước, vào thành phần tính chất nước thải
và quan hệ về vật chất giữa nước thải và nguồn nước. Như vậy nguồn nước nơi tiếp
nhận nước thải chỉ có thể tải được một lượng chất thải nhất định. Vượt quá giới hạn đó
nguồn nước sẽ bị quá tải và bị ô nhiễm.



7
e. Phân loại hệ thống thốt nước đơ thị
Hệ thống thốt nước đơ thị là tổ hợp các cơng trình, thiết bị, giải pháp kỹ thuật để
thực hiện nhiệm vụ thốt nước thải. Tùy thuộc vào hình thức thu gom và vận chuyển
nước thải mà phân loại các hệ thống thốt nước đơ thị.
 Hệ thống thốt nước chung
Các loại nước thải bao gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp được thu gom và vận chuyển trong cùng một hệ thống đường cống tới trạm xử
lý nước thải hoặc thải trực tiếp ra mơi trường.
Có thể bổ sung giếng tràn để tách nước mưa tại điểm cuối của hệ thống trước khi
xả ra môi trường hoặc điểm cuối các ống nhánh thu gom để tách một phần nước mưa
và toàn bộ nước thải đưa về xử lý. Phần còn lại nước mưa được xả trực tiếp ra mơi
trường. Giải pháp này để giảm chi phí xử lý cũng nhưng chi phí thu gom nước thải.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.1. Mạng lưới thoát nước chung
1- Mạng lưới đường phố

6- Mương rãnh thu nước mưa


2- Giếng thu nước mưa

7- Mạng lưới thoát nước cơng nghiệp

3- Cống góp chính

8- Cống xả

4- Giếng tràn nước mưa

9- Trạm XLNT

5- Cống xả nước mưa
Ưu điểm
Đô thị chỉ có một hệ thống cống nên dễ dàng trong cơng tác quản lý. Do hệ thống
cống có kích thước lớn nên khó bị tắc nghẽn. Chi phí đầu tư mạng lưới thu gom ít.
Hạn chế
Do chế độ thủy lực của nước mưa và nước thải rất khác nhau, gây khó khăn trong
cơng tác vận hành. Mùa mưa, nước chảy đầy cống, vận tốc lớn gây ngập lụt, còn mùa


8
khơ thì có rất ít nước thải nên tốc độ dòng chảy nhỏ gây lắng cặn. Lưu lượng biến
động lớn còn ảnh hưởng tới vận hành trạm bơm, giếng tràn và trạm XLNT. Chi phí
đầu tư vận hành trạm XLNT lớn.
Nước mưa và nước thải chảy trong cùng hệ thống dẫn tới mùi hôi trong cống dọc
đường, cống dễ lắng cặn.
Phạm vi áp dụng
Hệ thống thoát nước chung phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng của hệ thống
thoát nước riêng, trong nhà có bể tự hoại, khu đơ thị có nhiều nhà cao tầng, yêu cầu về

nước sau xử lý thấp, điều kiện địa hình thuận lợi cho thốt nước, hạn chế số lượng
trạm bơm, khu vực có cường độ mưa nhỏ.
 Hệ thống thoát nước riêng
Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới thốt nước thải. Trong đó có ít nhất một
mạng lưới dùng để vận chuyển nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp)
để thu gom nước thải về trạm XLNT để xử lý trước khi được xả ra mơi trường. Và có
một mạng lưới đường ống dùng để vận chuyển nước tương đối sạch (nước mưa, nước
ngưng,…), không cần qua trạm XLNT và thải trực tiếp ra ngồi.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.2. Mạng lưới thốt nước riêng
1 - Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt,
2 - Mạng lưới thoát nước mưa
3- Đường ống áp lực
4- Cửa xả nước sau xử lý,
5- Cửa xả nước mưaTXL-Trạm xử lý nước thải
Ưu điểm
Do trạm XLNT chỉ xử lý cho nước thải sinh hoạt mà không phải xử lý nước mưa,
nên giảm chi phí xây dựng và vận hành trạm xử lý. Quản lý mạng lưới thoát nước hiệu
quả do chế độ thủy lực ổn định. Xử lý được nước thải cả trong lúc mưa.



9
Hạn chế
Hệ thống thốt nước riêng khơng xử lý được nước mưa đợt đầu. Chi phí đầu tư
mạng lưới cao do có nhiều hơn 2 mạng lưới trong khu đơ thị.
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho các khu vực đô thị lớn, độ tiện nghi cao và cho các khu cơng
nghiệp, khu vực có cường độ mưa lớn, khu vực có địa hình khơng thuận lợi cho thốt
nước, cần nhiều trạm bơm, nước thải cần xử lý sinh hóa.
 Hệ thống thoát nước nữa riêng
Hệ thống thoát nước nữa riêng là hệ thống giao thoa giữa hệ thống thoát nước
chung và hệ thống thoát nước riêng. Hệ thống bao gồm nhiều hơn 2 mạng lưới thu
gom nước mưa và nước thải, và xây dựng giếng tràn tách nước mưa. Khi lưu lượng
mưa ít (hoặc giai đoạn đầu của các cơn mưa kéo dài), nước mưa này được chảy vào
giếng tràn và vận chuyển vào hệ thống cống thu gom nước thải để chảy về trạm xử lý
nước thải. Khi lưu lượng mưa lớn (các cơn mưa kéo dài hay sau 20 phút ban đầu của
cơn mưa), một phần hỗn hợp nước mưa và nước thải sẽ tràn qua giếng, phần còn lại sẽ
chảy vào hệ thống cống thu gom và vận chuyển về trạm xử lý. Nước thải tràn qua
giếng tràn ra nguồn tiếp nhận có chất lượng nước tương đối sạch.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.3. Mạng lưới thốt nước nữa riêng
1- Mạng lưới thoát nước sinh hoạt,


5-Giếng tràn nước thải,

2- Mạng lưới thoát nước mưa

6-Cửa xả nước mưa,

3- Ống áp lực,

7- Trạm bơm chính,TXL -Trạm xử lý

4-Cửa xả nước sau xử lý,

nước thải

Ưu điểm
Tập hợp các ưu điểm của hệ thống thoát nước riêng và nước chung. Nước mưa
đợt đầu được xử lý trước khi xả vào mơi trường.
Hạn chế
Chi phí đầu tư ban đầu cao vì phải xây dựng nhiều mạng lưới cống thoát nước
mưa, mạng lưới cống bao cho cả nước mưa đợt đầu và mạng lưới thu gom nước thải.


10
Chi phí vận hành hệ thống xử lý cao do phải xử lý thêm nước mưa. Giếng tách dòng
thường bị tắc, cát bồi lắp vì vậy phải vệ sinh thường xun.
Phạm vi áp dụng
Phù hợp với đơ thị có dân số >50.000 người, nguồn tiếp nhận nước thải trong đô
thị nhỏ và khơng có dịng chảy. Nhưng nơi có nguồn nước dùng vào mục đích thể
thao, tắm. Yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải.

 Hệ thống thốt nước chân khơng
Hệ thống thốt nước chân không là hệ thống thu gom, vận chuyển nước thải
trong môi trường chân không. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống là duy trì một áp
suất chân khơng trong hệ thống để thu gom và vận chuyển nước thải. Nước thải từ hộ
gia đình, cơ sở cơng cộng, … tự chảy vào hố chứa nằm trong hố ga chân không. Khi
mực nước trong hố dâng cao, van chân không mở ra, nhờ sự chênh lệch áp suất mà
nước thải được hút vào hệ thống chân không. Khi mực nước trong hố thu hạ thấp, van
chân khơng đóng lại. Dưới áp suất chân không, nước thải và bùn cặn được thu gom về
trạm bơm chân không, ở đây nước thải được bơm về trạm XLNT để xử lý trước khi
đưa vào mơi trường.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.4. Mạng lưới thốt nước chân khơng
Ưu điểm
Cống thốt nước đặt ở độ sâu nhỏ, hào đào khơng rộng nên hạn chế chi phí đào,
đắp. Hệ thống ống trong mạng chân không nhỏ, không cần giếng thăm. Hệ thống kín
hồn tồn nên khơng bị rị rĩ nước thải ra môi trường. Không bị ảnh hưởng bởi độ dốc
địa hình, có thể chảy ngược địa hình. Hạn chế nước ngầm thấm vào hệ thống giảm chi
phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải
Hạn chế
Chi phí đầu tư cao do cần lắp đặt nhiều hố van chân khơng. Cơng nghệ mới nên
khó làm quen để vận hành và bảo dưỡng. Khi xảy ra sự cố thì các hộ gia đình sẽ khơng

được thốt nước thải.


11
Phạm vi áp dụng
Hệ thống thốt nước chân khơng áp dụng cho khu vực đất không ổn định, mặt đất
bằng phẳng hoặc ngược dốc, mực nước ngầm cao, điều kiện xây dựng khó khăn, nền
đá, hệ thống thốt nước cắt ngang tầng chứa nước, hệ thống thoát nước xây dựng trong
vùng mơi trường nhạy cảm.
1.2. Hệ thống thốt nƣớc đơ thị ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ xây dựng năm 2018, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở
các đơ thị của Việt Nam là hệ thống thốt nước chung. Phần lớn những hệ thống này
được xây dựng cách đây khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa
chữa, duy tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp nhiều; việc xây dựng bổ sung được thực
hiện một cách chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu
phát triển đô thị. Các dự án thốt nước đơ thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô
thị) đã và đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ
sở cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ
thống thốt nước riêng hồn tồn. [18]

C
C

Đối với các khu cơng nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ
thống thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thơng thường có hai hoặc ba hệ
thống thốt nước riêng biệt:

R
L
T.


- Trường hợp ba hệ thống cho ba loại nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất,
nước thải sinh hoạt.

DU

- Trường hợp hai hệ thống: nước mưa thoát riêng, còn nước thải sản xuất sau khi đã
xử lý sơ bộ trong từng nhà máy thì thốt chung và xử lý kết hợp với nước thải sinh hoạt.
Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài bình
qn cống trên đầu người. Các đơ thị trên thế giới tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở nước
ta tỷ lệ này tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2 đến
0,25m/người, còn lại chỉ đạt từ 0,05 đến 0,08m/người. Mặt khác trong từng đơ thị, mật
độ cống thốt nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ cống
thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngồi ra, nhiều đơ thị gần như
chưa có hệ thống thoát nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh. Theo thống
kê sơ bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây dựng, một số đơ
thị có hệ thống thốt nước hết sức yếu kém như: Tuy Hồ (Phú Yên). Hệ thống thoát
nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đơ thị, các thành phố Quy Nhơn (Bình
Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng 20%... Các đơ thị có hệ thống
thốt nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phịng, thành phố Hồ Chí Minh và một số đơ thị
nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ phục vụ khoảng 60%. [19]
Theo đánh giá của các cơng ty thốt nước, cơng ty mơi trường đơ thị tại các địa
phương và các cơng ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm
trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng 20% vừa được
xây dựng là còn tốt.
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành
bằng đất do vậy thường khơng ổn định. Các cống, ống thốt nước được xây dựng bằng


12

bê tơng hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình trịn, hình chữ nhật, có một số
tuyến cống hình trứng. Ngồi ra tại các đơ thị tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc
mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và
nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng thăm trên mạng
lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
Theo báo cáo của các cơng ty thốt nước và cơng ty mơi trường đô thị, tất cả các thành
phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa. Có đơ thị 60% đường
phố bị ngập úng như Bn Mê Thuột của Đắc Lắc. TP Hồ Chí Minh (trên 100 điểm
ngập), Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải Phịng cũng có rất nhiều điểm bị ngập
úng. Thời gian ngập kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài
các điểm ngập do mưa, tại một số đơ thị cịn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải
sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc
giao thông, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng
hoá không thể lưu thông. Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính tốn sơ bộ lên tới
hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện nay việc đầu tư đường ống nhựa và hố ga nhựa UPVC để thay thế cho hệ
thống thu gom bằng bê tông cốt thép cũ đã và đang triển khai ở một số tỉnh thành và
các khu nghỉ dưỡng, đô thị cao cấp trong cả nước. Việc lắp đặt hệ thống hố ga nhựa
UPVC nhằm khắc phục các nhược điểm của hệ thống cũ bằng bê tông cốt thép. [4]

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo hệ thống thu gom nước thải bằng nhựa UPVC


Hình 1.6. Dự án thu gom xử lý nước thải của Thành phố Tây Ninh(ODA Italia)


13

Hình 1.7. Dự án TP Bn Ma Thuột, Daklak(ODA Đan Mạch)
1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nƣớc thành phố Đà Nẵng
Hiện nay hệ thống thoát nước của Thành phố chủ yếu vẫn là hệ thống thốt
nước chung. Các khu đơ thị mới được xây dựng trong thời gian gần đây đã phát triển
hệ thống thốt nước riêng trong đó nước mưa được thu gom riêng và xả vào nguồn
tiếp nhận (hồ, sơng hoặc biển) cịn nước thải được thu gom riêng, đưa vào hệ thống
thu gom nước thải của Thành phố. Hướng thoát nước chủ yếu của Thành phố hiện
vẫn đổ ra sơng Hàn và ra biển.

C
C

R
L
T.

Mặc dù có q trình hình thành và phát triển lâu dài nhưng có thể nói hệ
thống thốt nước của thành phố Đà Nẵng chỉ được đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn
1995 cho đến nay. Hệ thống cống hiện trạng khu vực đô thị thành phố dài khoảng
960 km, bao gồm 904 km tuyến cống hộp và cống tròn, 30 km kênh mương hở.
Trong đó khoảng 40 km tuyến cống được xây dựng trước năm 1994, bằng loại đá
hộc được che đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép. Các tuyến cống được xây dựng sau
này sử dụng các loại vật liệu có độ bền cao (bê tơng cốt thép, HDPE) và có kích
thước phù hợp [12].


DU

Trong thời gian qua, mặc dù được sự ưu tiên trong việc đầu tư xây dựng và cải
tạo, hệ thống thoát nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bởi tốc độ đơ thị hóa tại
thành phố Đà Nẵng đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu về nguồn lực đầu tư rất lớn.
Tại các khu công nghiệp, bệnh viện và các khu đô thị mới, Thành phố yêu cầu
xây dựng hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Tại các khu công
nghiệp nước thải sau khi xử lý cục bộ được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, cịn tại
các khu đơ thị mới (khu đơ thị sinh thái Hịa Xn, Khu đơ thị Phước Lý, …) thì tuy
mạng cống thốt nước xây dựng riêng nhưng hầu hết chưa có trạm xử lý vì vậy vẫn
xả chung ra môi trường, một số được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung của
thành phố, nước thải bệnh viện sau khi được xử lý sơ bộ được xả chung vào mạng
lưới thoát nước thành phố.
Khu vực trung tâm Thành phố gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà,
Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ nơi đã bố trí hệ thống giếng tách và cống bao
để thu gom nước thải, hệ thống thoát nước đã được xây dựng và tổ chức theo kiểu hệ


14
thống thốt nước chung có cống bao thu gom nước thải, sơ đồ tổ chức tổng quát
được trình bày trong các sơ đồ sau:

Cống thu gom nước thải dẫn đến TXL

ML thu
gom cấp 2,
3

ML

cấp 1

Hồ điều hồ
(có hoặc khơng)

Giếng
tràn

Giếng
tràn

TXLNT

Nguồn tiếp
nhận

Đối với các khu vực sử dụng hệ thống cống chung mà chưa bố trí được hệ thống
thu gom nước thải, nước mưa và nước thải vẫn được đưa ra cùng một nguồn tiếp nhận
theo sơ đồ tổ chức thoát nước được tổ chức như sau:

Mạng lưới thu
gom cấp 2, 3

ML cấp 1

Hồ điều hồ

Nguồn tiếp nhận

(có hoặc


(sơng, biển)

R
L
T.

C
C

Thành phố Đà Nẵng có địa hình tự nhiên tươngkhơng)
đối thuận lợi cho việc thoát nước
mưa. Chiều dài các tuyến thoát nước nước mưa nhìn chung là ngắn, xả nước ra dải bờ
biển phía Đơng, Vịnh Đà Nẵng, sơng Hàn, hệ thống sơng Cu Đê, hệ thống sông Cầu
Đỏ, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, Cổ Cò và các phụ lưu cũng như hệ thống hồ bố trí rải rác
trong thành phố. Tuy nhiên, do hạ lưu khá bằng phẳng, thượng lưu là vùng đồi núi độ
dốc lớn cộng với cửa xả hạ lưu bị khống chế bởi mực nước sông và triều nên ảnh
hưởng đến khả năng thoát nước khi triều lên gặp mưa lớn.

DU

Mặc dù Đà Nẵng đã cố gắng xử lý dứt điểm các vị trí ngập úng cục bộ. Tuy
nhiên, năm 2019 tình trạng ngập úng cục bộ vẫn diễn ra ở 18 điểm trên toàn thành phố.
[5] Các nguyên nhân ngập úng khá đa dạng nhưng bao gồm các vấn đề chính như sau:
+ Tiết diện cống chưa được hợp lý và thiếu đồng bộ (tiết diện cống nhỏ so với yêu
cầu thoát nước, cống hạ lưu nhỏ hơn thượng lưu); Đầu các cống còn bất cập (cao độ
cống hạ lưu cao hơn thượng lưu), cao độ đường nơi đặt cống cao hơn nền khu dân cư;
+ Ảnh hưởng của mưa và triều kết hợp;
+ Các tuyến thoát nước chưa được kiên cố, cứng hóa dẫn đến bị bồi lắng, lấn
chiếm; các cống quá cũ, hư hỏng mà không được cải tạo, bảo dưỡng kịp thời, một số

khu vực chưa có cống thốt nước.
+ Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được duyệt nhưng triển khai không
đồng bộ (phải thực hiện phân kỳ đầu tư do thiếu nguồn vốn) hoặc đang triển khai thi
công dở dang, phải tạm dừng thi cơng (do vướng giải phóng mặt bằng), gây ngập úng.
Ngoài các nguyên nhân trên, một phần là do các cửa thu nước mưa bị bịt lại để
tránh mùi hơi làm giảm khả năng thốt nước của hệ thống và hệ thống thốt nước
khơng được nạo vét.


15

Hình 1.8. Bản đồ ngập lụt thành phố Đà Nẵng

C
C

Các dự án của Ngân hàng Thế giới đã triển khai hệ thống cống bao cấp 1 dọc bờ
biển và sông, hồ để đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải về trạm xử lý nước thải. Tuy
nhiên hệ thống này chỉ thu gom nước thải vào mùa khơ, khi có mưa, nước thải sinh
hoạt và nước mưa sẽ hòa trộn vào nhau và tràn qua giếng tràn để xả ra nguồn tiếp
nhận. Các giếng tràn có van lật ngăn triều đang có nhiều vấn đề về bồi lắp cát và khả
năng thoát nước qua van lật.

R
L
T.

DU

Do thành phố đang sử dụng hệ thống thoát nước chung nên các hộ gia đình đều

phải xây dựng bể tự hoại. Nước thải sinh hoạt hộ gia đình đều được xử lý sơ bộ bằng
bể tự hoại trước khi được thấm xuống đất hoặc đấu nối ra hệ thống thoát nước chung.
Nước thải từ nhà hàng, khách sạn hay bệnh viện được xử lý trước khi đấu nối vào hệ
thống thoát nước của thành phố.
Đà Nẵng hiện có 6 khu cơng nghiệp tập trung gồm KCN Hòa Cầm, KCN Hòa
Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu và KCN Hịa
Khánh mở rộng. Các KCN đều buộc phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng
đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Lượng nước thải ở các khu công
nghiệp theo số liệu tổng hợp được là dao động khoảng 1.000 – 6.000 m3/ngày đêm.
Các cơ sở công nghiệp nhỏ, phân tán trong đơ thị hầu hết khơng có giải pháp xử
lý triệt để hoặc xử lý cục bộ nước thải trước khi xả ra môi trường. Nước thải của các
đơn vị công nghiệp phân tán thường được xả vào hệ thống thoát nước chung của
Thành phố, và trong một số trường hợp có chứa các hợp chất độc hại, khơng có lợi cho
q trình xử lý sinh học ví dụ như các cơ sở sơn mạ, sửa chữa ắc quy, sản xuất hóa
chất, chất kháng sinh v.v…
Sự phát triển mở rộng đô thị làm cho Đà Nẵng giảm số lượng hồ điều tiết trong
thành phố từ 42 hồ còn 30 hồ, tương ứng với diện tích hồ cịn khoảng gần 200ha, với


16
dung tích tối đa khoảng 3,5 triệu m3. Các vùng đất trũng thấp chứa nước của đô thị
cũng dần bị mất đi thay vào đó là mật độ bê tơng hóa cao dẫn đến mất hệ số thấm, tăng
tốc độ chảy tràn, nước tràn xuống cống nhanh và nhiều hơn gây ngập, nghẽn, tê liệt
toàn bộ hệ thống cống...
Về tổng quan, phần lớn hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng là hệ thống
thoát nước chung và được xây dựng từ nhiều năm nên bộc lộ rất nhiều các bất cập
trong quá trình vận hành hệ thống thu gom. Thời gian qua, thành phố phải đối mặt với
các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ngập úng cục bộ, phát sinh mùi hôi từ các
tuyến cống, nước thải tràn ra các cửa xả ven sông và biển du lịch, kênh mương và ao
hồ điều hịa bị ơ nhiễm... Vì vậy, thành phố cần có nhiều giải pháp giải quyết triệt để

vấn đề ơ nhiễm mơi trường và tình trạng ngập úng cục bộ nhằm trở thành một đô thị
phát triển bền vững.
1.4. Chính sách, chiến lƣợc và các quy hoạch phát triển hệ thống thoát nƣớc của
thành phố Đà Nẵng

C
C

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, khoa học, giáo dục và công nghệ của
khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Là đô thị loại một trực thuộc Trung ương, trong
những năm qua Thành phố đã có bước phát triển vượt bậc về tăng trưởng kinh tế và
xây dựng đô thị để trở thành một trong những đô thị hiện đại và đồng bộ bậc nhất ở
Việt Nam. Cùng với sự phát triển của quy mô đô thị theo chiều rộng, Thành phố luôn
chú trọng xây dựng đồng bộ theo chiều sâu các cơ sở hạ tầng đô thị như hệ thống giao
thông đối ngoại, hệ thống giao thông nội thị, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, hệ thống
cấp thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. Nhiều dự án trong lĩnh vực hạ tầng đô thị
đã và đang được đồng loạt triển khai trong đó có các dự án phát triển hạ tầng đồng bộ
gồm nhiều hợp phần như: Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, Dự án Phát triển
bền vững Thành phố Đà Nẵng. Làm cơ sở cho sự phát triển đồng bộ, bền vững, Điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và định hướng đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày
4/12/2013, đây là một trong những cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học quan trong trong
việc phát triển thành phố Đà Nẵng cho các giai đoạn phát triển đến năm 2030, định
hướng đến năm 2050. Để đảm bảo tính bền vững dài hạn cũng như tính đồng bộ, thống
nhất với Điều chỉnh quy hoạch chung, Thành phố đã và đang thực hiện các quy hoạch
chuyên ngành như quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp nước đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong quyết định 2357/QĐ-TTg. Đối với lĩnh vực thoát nước mưa, thu gom và xử lý
nước thải, Thành phố đã có quyết định số 8438/QĐ-UBND ngày 3/11/2010 phê duyệt
Chiến lược quản lý nước thải thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 định hướng đến năm
2040, đồng thời thành phố cũng đã ban hành nhiều chính sách về quản lý như quy chế

quản lý vận hành mô hình thủy lực hệ thống thốt nước, quản lý mạng lưới thốt nước,
quản lý đấu nối hộ gia đình v.v... Các cơ chế chính sách thành phố ban hành trong thời
gian qua đã đem lại hiệu quả to lớn giải quyết cơ bản tình trạng ngập lụt trong khu vực
nội thành, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường làm cho Đà Nẵng trở thành thành phố
đáng sống nhất của Việt Nam. [7]

DU

R
L
T.


×