Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng huygia tiết87 CTĐP gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.13 KB, 2 trang )

Tiết 87 : Ngày soạn :19/01/2011
Ngày dạy :20/01/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
TỪ ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của từ địa phương; bước đầu hiểu được ý nghĩa , tác
dụng và cách sử dụng từ địa phương- một bộ phận quan trọng làm nên sự phong phú giàu đẹp
của tiếng Việt.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả
3.Thái độ: Biết yêu quý tiếng nói cha ông nơi mình sinh ra.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan.
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so
sánh đó ?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng chủ
yếu là các cư dân miền trung ( Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên - Huế Quảng
Nam ,Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh....) và một số đồng bào các dân tộc trong
Nam Bộ, miền núi phía Bắc . Vì vậy "từ địa phương" ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện
Krông pa nói riêng cần được hiểu là từ địa phương của các vùng miền trên . Cho nên HS cũng
mắc khá nhiều lỗi , bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số từ của các vùng miền trên.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
*Hoạt động I:
HS đọc văn bản.
*Hoạt động II : Tìm hiểu
văn bản
*Hoạt động III : Luyện
tập
Gv ra bài tập dưới nhiều


hình thức khác nhau, HS
luyện tập theo yêu cầu
I.Văn bản :
II.Đọc -hiểu văn bản :
1) Khó hiểu hơn vì nó là từ địa phương ( không có tính chất
phổ biến )
a - Bầm : mẹ :( tiếng địa phương được dùng ở một số tỉnh
thuộc Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Phú Thọ )
b - Đặng : được ( trong một số văn cảnh, "đặng" có nghĩa là
"để").
c - Ni : này ; tê: kia.
d - Chi rứa : sao thế.
e - Đọi : bát, chén.
* Ghi nhớ : từ địa phương là lớp từ chỉ dùng trong một địa
phương, một vùng miền nhất định.
III.Luyện tập:
1. Tìm các từ tương đương với các từ sau :
- Ba: bố, tía, bọ.
- Má : mẹ, mạ, u, bầm.
- Bắp : ngô, bẹ
- Heo : lợn.
- Mì : sắn
- Qủa : trái
- Bát : chén, đọi
- Nhìn :ngó.
- Xe khách : xe đò .
- Rơi: rớt.
2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích
hợp:
- Gan chi gan rứa mẹ nờ

Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai.
- Chừ đây Huế , Huế ơi, xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên sông núi của ta rồi.
- Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
- Đá cheo leo, trâu trèo, trâu trượt
Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương.
4. Củng cố : Xem lại nội dung đã học
5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết “Nhân hoá “
IV.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………

×