Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.96 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh
"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có
con người xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa"


Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định mục tiêu của
Đảng và nhà nước ta hiện nay là"xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ
sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh". Vì vậy
có thể nói sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố định hướng xã hội chủ nghĩa là"một
cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội“. Đó
trước hết là cuộc cách mạng con người, vì con người và do con người. Chủ nghĩa xã hội
chính là kết quả của của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những
con người phát triển cả về trí lực, cả về khả năng lao động, và tính tích cực chính trị"xã
hội , và đạo đức, tình cảm trong sáng"(Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị
lần thứ IV Ban chấp hành trung ương khoá VII) . Nhận định trên một lần nữa thể hiện
rõ quan điểm của Đảng ta coi tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nền tảng tư
tưởng quan trọng, thực hiện lời dạy của Bác trong thời gian miền Bắc nước ta bắt tay
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, mùa xuân năm 1961:"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
, trứơc hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Lời Người chỉ ra rằng:
 Con người luôn luôn là chủ thể sáng tạo trong bất cứ sự nghiệp cách mạng nào, do
đó chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động tự giác của con người.


Tuy cách mạng nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930, tuy con
người Việt Nam từ đó đến nay đã qua mấy cuộc đổi đời căn bản, đã lập nên những
kì tích trong cuộc đấu tranh xố bỏ ách áp bức dân tộc và ách áp bức giai cấp,
nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển


của con người Việt Nam: tự cải tạo xây dựng mình thành con người xã hội chủ
nghĩa.
Chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một con đường cịn đầy

cam go, trắc trở. Hơn nữa, trong tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt khi Liên
Xơ đã từng được coi là"thành trì của chủ nghĩa xã hội"bị sụp đổ thì việc nhận thức cho


đúng về chủ nghĩa xã hội và tìm ra những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để
đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên phía trước, phù hợp với quy luật
khách quan và những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta là vấn đề cấp thiết cần giải
quyết để loại bỏ những sai lầm đã mắc phải trứơc kia để đưa chủ nghĩa xã hội ra khỏi
khủng hoảng và tiếp tục giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.
Trước hết, chúng ta đi vào tìm hiểu các khái niệm.
I. Chủ nghĩa xã hội là gì?
Ước mơ của hàng triệu thế hệ con người là xây dựng nên một xã hội tốt đẹp và
họ đã gửi gắm niềm mong ước đó vào trong những câu chuyện cổ tích có nàng tiên, ơng
bụt, thiên đàng... Song chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời thì mới vạch ra được cơ sở
khoa học, quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, để đi tới chủ nghĩa xã hội khoa
học"một chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở giải phóng triệt để giai cấp cần lao, giải
phóng triệt để xã hội và con người. Xuất phát từ đặc điểm của thực tiễn xã hội Việt
Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng khơng ngừng:
Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Vận dụng những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã có những phát triển sáng tạo về chủ nghĩa xã hội. Đề cập
những nội dung cơ bản, những mục tiên lâu dài của chủ nghĩa xã hội, Người viết:"Xây
dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội
khơng cịn người bóc lột người, khơng cịn đói rét, mọi người đều được ấm no hạnh
phúc“. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội mới mang bản chất tốt đẹp có khả năng giải

phóng con người triệt để nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cá nhân.
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ khơng có người bóc lột người, là một chế độ quan tâm
đến lợi ích thiết thực nhất của con người, nhân dân lao động là người chủ của xã hội
mới. Hồ Chí Minh nêu rõ:"Chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến tới vật chất ngày
càng tăng, tinh thần ngày càng tốt". Sáng tạo lớn của Người là đề ra mục tiêu trước mắt


của chủ nghĩa xã hội một cách thiết thực, cụ thể đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân
dân.


CNXH là làm cho con người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do.



CNXH là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc, học hành tiến bộ.



CNXH là tất cả mọi người ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung
sướng



Nói một cách tóm tắt mộc mạc CNXH trước hết làm cho nhân dân lao động thoát
khỏi bần cùng, có việc làm, no ấm, sống cuộc đời hạnh phúc. CNXH là làm cho
dân giàu, nước mạnh. CNXH có nền tảng là học thuyết Mác - Lênin được dựa vào
quy luật khách quan để vạch ra mục tiêu, điều kiện, phương pháp giải phóng triệt
để xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi áp
bức, bất cơng, bóc lột, tha hố, đói nghèo dưới mọi hình thức.


Có thể nói, bản chất của chủ nghĩa xã hội là một xã hội đầy tính nhân văn, tất cả
vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh đề cập đến chủ nghĩa xã hội tuy
có những khác nhau về chi tiết tuỳ thuộc vào đối tượng, vào thời đIểm Người nói hay
viết nhưng nổi lên những đIểm chủ yếu sau:


Một xã hội có dân chủ.



Một xã hội dân giàu, nước mạnh từng bước xố bỏ bất cơng, xố bỏ bóc lột.. trên
cơ sở phát triển sản xuất, dần dần biến nước ta từ một nước nơng nghiệp lạc hậu
thành một nước có công nông nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến.



Gắn phát triển kinh tế với chính sách xã hội, với cơng bằng xã hội; không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc,"bảo đảm mọi


người đều có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành","các dân tộc miền núi tiến kịp
các dân tộc miền xi".


Phát triển văn hóa khoa học giáo dục,"biến nước ta từ một nước dốt nát, cực khổ
thành một nước văn hố cao, có đời sống tươI vui, hạnh phúc“.




Bình đẳng, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trên thế giới, trên tinh thần hợp
tác, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, hai bên cùng có lợi.



Tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
tiên phong.

Những quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh nêu trên là phù hợp với
quan đIểm cơ bản của Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội ; phù hợp với nguyện vọng, yêu
cầu bức xúc và cơ bản từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, phù hợp với quy luật về con
đường cách mạng của Việt Nam. Vì vậy, nó dễ đi vào lịng người, được mọi người dân
Việt Nam chấp nhận, tự nguyện phấn đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
II. Con người xã hội chủ nghĩa là gì?
Nhân tố con người là một nhân tố quan trọng nhất của mọi hoạt động. Để tìm
hiểu nhân tố này ta có thể xem xét trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau.
Con người có thể nói gồm hai mặt đó là con người sinh học và con người xã hội. Con
người sinh học ngoài những tư chất tự nhiên nhất định phục thuộc vào những đặc điểm
giải phẫu sinh lí của cơ thể cịn có những tố chất quy định khuynh hướng tự nhiên của
mỗi cá nhân. Con người sinh học còn tồn tại trong nó những tính xấu như: kèn cựa, ích
kỉ, tham lam,.. Song bên cạnh con người sinh học lại có con người xã hội đầy tình
người, lịng nhân ái, biết giúp đỡ, tương trợ nhau,... Hai con người này cùng tồn tại trên
một cá thể và đấu tranh với nhau. Con người là một cá thể người, nhưng không phải


mọi cá thể người nào cũng là con người. Để thể hiện đúng tư cách là con người thì cần
phải trải qua một quá trình phát triển nhất định để có một nhân cách đầy đủ, mang tính
chính thể. Thuở sơ khai, từ những thực thể hoang dã, chưa đủ sức mạnh để tách ra khỏi
giới tự nhiên, sống chung với tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, con người tách
dần ra và từng bước thống trị giới tự nhiên. Mác viết"Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân

mới có được những phương tiện để phát triển tồn diện những năng khiếu của mình“.
Thật vậy, tư chất tự nhiên chưa thể là cơ sở đủ cho việc giảI quyết bản chất nhân đạo
của con người. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, mỗi cá nhân bao giờ cũng được sinh ra trong
một dân tộc, một quốc gia, một xã hội với một nền văn hoá và các quan hệ kinh tế,
chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, .. nhất định, và cái chủ yếu nhất là mới một hệ thống phân
công lao động xã hội. Tất cả những yếu tố đó tạo nên tình huống khách quan quy định
nhu cầu về mặt xã hội của con người. Yếu tố xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo
đIều kiện cho sự hình thành những năng lực trên cơ sở các tư chất của cá nhân. Hoạt
động của cá nhân làm phát huy và phát triển năng lực. Còn các điều kiện cho sự thực
hiện các hoạt động thì không chỉ là vật chất, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp,.. mà cả các
đIều kiện xã hội, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ,.. tức là các điều kiện ở tầng tinh thần. MôI
trường tinh thần xã hội quan trọng hàng đầu phải kể đến gia đình, sau đó đến nhà
trương và các tổ chức xã hội. Gia đình là cái nôI trực tiếp cho sựu phát triển các tố chất
di truyền. Nhà trường nhân lên tố chất đó thơng qua tri thức nhân loại. Các tổ chức xã
hội bổ sung phông phú vốn sống cho một sự trưởng thành đầy đủ. Tất cả các đIều kiện
xã hội - tâm lí, văn hoá, khoa học, đạo đức, thẩm mỹ,.. của gia đình, nhà trường, tập thể
như là tổ hợp tri thưc, quan hệ, lối sống,.. với tư cách là môi trường ni dưỡng, kích
thích, phát huy năng khiếu của cá nhân.
Từ cái nhìn tồn diện, phải thấy rằng con người khơng chỉ là sản phẩm của lịch
sử, cao hơn nữa con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và đIều còn quan trọng hơn con
người phải là những chủ thể văn hố.
Hồ Chí Minh có lịng thương u nhân dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào
sức mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và lịng tơn trọng, kính trọng nhân dân.


Người khái qt:"Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì
mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân“. Một nội dung rất quan trọng của tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người là phải chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát động sức mạnh
của con người, của nhân dân. Hồ Chí Minh coi"con người là vốn quý nhất, là lực lượng
to lớn nhất“,"dân làm chủ“. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của

dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Mọi quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân. Trong công cuộc kháng chiến phải"động viên toàn dân, vũ trang
toàn dân“. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng phải"động viên toàn dân, tổ chức
và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của tồn dân“.
Có thể nói, con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hoàn
toàn đi đến khơng có chủ nghĩa cá nhân. Con người xã hội chủ nghĩa phải mang những
đặc điểm chính sau:
1)

Đậm đà bản sắc dân tộc: Kiên định giữ vững nền độc lập dân tộc, tự hào dân tộc,
yêu quê hương, thương đồng bào, phát triển đất nước theo lí tưởng xã hội chủ
nghĩa.

2)

Có trình độ khoa học, cơng nghệ: Có sức khỏe, được đào tạo có tay nghề, có tư
duy tốt, linh hoạt, sáng tạo, thích nghi, có nếp sống và làm việc văn minh, hợp lí,
làm việc có hiệu quả, làm giàu cho mình, cho nhà, cho nước.

3)

Có tinh thần cơng dân: Sống và làm việc theo pháp luật, có hiểu biết và ý thức
tuân theo pháp luật, có thế giới quan Mác - Lênin - Hồ Chí Minh.

4)

Đầy đủ tình nghĩa, nhân nghĩa, đạo đức, đạo lí: Có các quan hệ đẹp trong giao
tiếp đầy tính người, tình người, nghĩa cử vì một lí tưởng cao đẹp, hiếu thảo, chân
tình, có tinh thần làm chủ, coi trọng tín ngưỡng gia tiên, có cuộc sống văn hố,
phong phú, thanh lịch, đẹp.



5)

Biết tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại: Nhân văn, nhân ái, nhân đạo; quốc tế
vơ sản chân chính, lập trường giai cấp vững vàng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; hồ
bình, hữu nghị, hợp tác, hội nhập vào xu thế của thời đại và cộng đồng.
Đặc biệt về đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có
gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân".Theo Hồ Chí Minh thì đạo đức
gắn liền với năng lực, chính nhờ có đạo đức cách mạng mà mỗi người tự phấn đấu để
hồn thiện mình, hình thành năng lực để hồn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Vì
vậy, đạo đức cách mạng là nền tảng vững chắc để mỗi người hoàn thành được nhiệm vụ
của mình . Người cũng đã căn dặn Đảng ta:"Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ (thanh niên Việt Nam) để đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên“. Đạo đức do Hồ Chí Minh đề xướng khơng
phải vì danh lợi cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.
Trong tác phẩm"Đường cách mệnh“, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, bao gồm
những nội dung: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, cả quyết sửa lỗi mình, khơng
hiếu danh, khơng kiêu ngạo, nói thì phải làm, phải giữ chủ nghĩa cho vững, phải dám hi
sinh, ít lịng tham muốn về vật chất, trung thực, phục tùng đồn thể.
Tóm lại, Hồ Chí Minh ln ln quan tâm đến con người, đến lợi ích và khả
năng phát triển của con người, hướng mọi hoạt động của con người vào phục vụ xã hội
phục vụ chính bản thân con người.
III. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trứơc hết phải có con người xã hội chủ
nghĩa:
C. Mác đã khẳng định: "Bản thân xã hội sản sinh ra con người với tính cách là
con người như thế nào, thì con người cũng sản sinh ra xã hội như thế ấy". Vinh quang

và ý nghĩa của con người là phát triển tối đa các năng lực sáng tạo của mình để trở


thành những chủ thể sáng tạo, hoà vào thời cuộc, thực hiện được mục đích cá nhân và
những nhiệm vụ cao cả của xã hội.
Sự thành đạt của một cá nhân cịn tác động tích cực tới mơI trường xã hội. Sự tự
khẳng định được cá nhân không chỉ tạo nên tâm lí tự tin trong việc vươn tới mục tiêu
phát triển và hồn thiện bản thân, nó cịn mở rộng khả năng hiện có, phát triển các quan
hệ giao tiếp, văn hoá, tác động tới tinh thần phấn đấu của người khác tạo nên môI
trường xã hội lành mạnh.
"Bản lĩnh tự biểu hiện một cách đầy đủ vào trong thực thể tự nhiên của mình, đó
là dấu hiệu của sự hồn thiện và hầu như đó là bản chất thần thánh của con người.
Chúng ta muốn làm một cái gì đó cịn hơn thế nữa, khơng chỉ muốn đi vào thực thể của
chính mình, mà cịn muốn vượt lên trên giới hạn tự nhiên của chính mình“. Đây là một
lời khẳng định của M. Monlen song sự"vượt ra ngồI"đó thể hiện tính năng động sáng
tạo và khát vọng vươn lên vô tận của con người. Tuy nhiên, muốn đi xa bao giờ người
ta cũng phải"đứng vững trên đôI chân"của mình. Để đứng vững được trên đơI chân của
mình, trước hết, mỗi người phải hiểu rõ việc mình làm. Càng hiểu sâu bao nhiêu, hiệu
quả cơng việcmình làm càng lớn bấy nhiêu. Và như vậy có nghĩa, ở bất cứ mức độ nào,
hiệu quả lao động sáng tạo bao giờ cũng phù hợp với tinh thần chủ thể sáng tạo. Nghĩa
là, trong lao động sáng tạo có sự kết hợp giữa hứngthú cá nhân với nghĩa vụ xã hội,
thoã mãn đồng thời lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân. Mức độ kết hợp hài hồ các yếu
tố đó là con đường và khả năng thể hiện tự do và phát triển của chủ thể sáng tạo.
Để có được chủ nghĩa xã hội chúng ta phải có nền sản xuất xã hội chủ nghĩa với
công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Con người trong xã
hội đó khơng chỉ được hiểu với tư cách là người lao động sản xuất, mà còn với tư cách
là một công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng
đồng dân tộc và nhân loại, một con người có trí tuệ, có trách nhiệm trước vận mệnh của
cả quốc gia, dân tộc. Đó khơng chỉ là đội ngũ những người lao động có năng xuất cao,
những nhà khoa học giỏi, các chuyên gia kĩ thuật, các nhà doanh nghiệp biết làm ăn,



những nhà quản lí, lãnh đạo có tài, mà đó cịn là hàng triệu những cơng dân u nước, ý
thức được cuộc sống đói nghèo và nguy cơ tụt hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp
chung. Đúng như C. Mác và F.Ăngghen đã khẳng định: "Chỉ có trong cộng đồng (với
những người khác) thì mỗi cá nhân mới có những phương tiện để phát triển tồn diện
những năng khiếu của mình“. Hơn nữa, thực tiễn ngày nay cho thấy việc hoạch định
thướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước vì mục tiêu "dân giầu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn
minh“, địi hỏi chúng ta khơng chỉ ý thức được vai trị của những giá trị truyền thông
mang đậm bản sắc dân tộc, mà con phải nhận thức được một cách sâu sắc quan niệm
của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về tính thiết yếu của sự kết hợp hài hoà giữa phát
triển con người với việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng
đồng.
Trong bối cảnh quốc tế hiện thời, cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được coi là
xu hướng phát triển chung của các nước đang phát triển. Đối với nước ta, một nước vẫn
chưa thốt khỏi tình trạnh nghèo nàn và lạc hậu thì cơng nghiệp hố, hiện đại hố là
nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là con đường tất yếu
để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
trong khu vực. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, trước hết nhằm xây
dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh,
đồng bộ và bền vững. Khi chúng ta còn chưa thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì trước
tiên phải chăm lo phát triển kinh tế, song sẽ là sai lầm nếu không quan tâm giảI quyết
tốt những vấn đề xã hội, khơng tạo ra sự cân đối, hàI hồ giữa kinh tế và xã hội. Thực
tiễn nước ta và kinh nghiệm lịch sử của các nước đang phát triển cho thấy, ngay từ bước
đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải bảo
đảm tính đồngbộ giữa kinh tế và xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế, phải xây dựng
những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao
động. "Trong khi quan tâm đến này mai, cần khảI nhấn mạnh rằng maọi kế hoạch xây

dựng và phát triển nhất thiết phải gắn liền với kết hoạch đầu tư cho chính sự phát triển


về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người đân, mỗi gia đình
ngay ngày hơm nay“. Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi
chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết
định của nhân tố con người"chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cảI vật chất và
văn hố tinh thần ; phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩa, cách hành động
của con người và coi việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại
như một cuộc cách mạng - cách mạng con người.
Nghị quyết

ĐạI hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng

định:"Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước". Thực tiễn đã chứng tỏ rằng khơng có người lao động chất lượng cao, chúng ta
không thể phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng cũng
chính vì nghèo nàn, lạc hậu kinh tế mà chất lượng của người lao động nước ta chưa cao.
Để có thể thốt khỏi cái vịng luẩn quẩn này và tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thì một nước đang cịn ở trong tình trạng kém
phát triển như nước ta khơng thể khơng xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có
tầm nhìn xa trơng rộng phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của ngưòi lao
động. Các nước công nghiệp mới ở châu á đáng được coi là tấm gương trong lĩnh vực
này. Các nước này dẫu đất chật, người đơng, sức ép dân số có thể nói là rất lớn, song họ
đã sử dụng khá thành công chiến lược nâng cao chất lượng dân cư để giảI tỏa sức ép về
dân số, làm cho nó không biến thành nhân tố tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế. Với chiến lược đó và do coi trọng tàI nguyên sức người, đầu tư lớn cho việc nâng
cao chất lượng tàI ngun vơ giá đó, các nước này đã đạt được những thành công khá
lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân nước mình.

Con người, tự do và hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa
xã hội, với tư cách là lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu - lực lượng lao động và
sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần . Con người là động lực chính của sự phát
triển kinh tế, văn hố, xã hội, của cơng cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở


nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: chủ nghĩa xã hội là do nhân dân xây dựng
lấy. Ngày nay, hơn lúc nào hết, sẽ khơng có bất cứ một sự tiến bộ và phát triển nào
trong xã hội nếu khơng có quan điểm và chính sách đúng đắn để phát huy nhân tố con
người. Các quan điểm của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh đều khẳng định vai trò quyết định
của yếu tố con người trong lực lượng sản xuất, trong cách mạng. Con người bằng sức
lực và trí tuệ của mình chế tạo ra cơng cụ lao động và dùng cơng cụ đó tác động vào tự
nhiên để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân mình và
xã hội. Trong lực lượng sản xuất, cơng cụ lao động có một vai trò quan trọng, là thước
đo sự chinh phục tự nhiên của con người. Với mục đích ln muốn tăng năng suất lao
động và giảm cường độ lao động, con người đã sáng tạo ra chúng để tăng sức mạnh cơ
bắp của mình. Nhờ đó mà cơng cụ ngày càng được hồn thiện, hiện đại, nó có thể thay
thế hầu hết các thao tác kĩ thuật kếo léo của con người, đó là vai trị to lớn của cơng cụ
lao động. Như vậy, công cụ lao đọng, yếu tố được coi là động của lực lượng sản xuất,
chẳng qua cũng chỉ là phân tự nhiên được trí tuệ hố mà thơi, cơng cụ lao động càng
tinh vi. Điều đó chứng tỏ con người càng hiện đại, càng tách xa thế giới tự nhiên. Con
người không chỉ quyết định sự ra đời của cơng cụ lao động mà cịn quyết định cả quá
trình vận hành của chúng. Đặc biệt là trong giai đoạn này khi khoa học kĩ thuật, công
nghệ thông tin phát triển càng thấy được khả năng sáng tạo to lớn của con người.
Nhưng chủ nghĩa xã hội không chỉ có nền sản xuất phát triển mà trong xã hội đó
mỗi cá nhân đều đựơc chú ý, quan tâm để phát triển năng lực của mình. Với những con
người xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó chúng ta sẽ xây dựng đựơc xã hội mà
trong đó quan hệ giữa con người sẽ là tình thương, lịng nhân ái, tình người thay cho sự
áp bức, bóc lột của các chế độ trước. Trong xã hội này, con người và con người sống
nhân ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển...

Vị trí quan trọng của con người trong việc xây dựng xã hội là không thể phủ
nhận. Xã hội thể hiện ở những con người cùng mối quan hệ của những người đó với
nhau . Do đó, khơng thể có xã hội mang bản chất xã hội chủ nghĩa khi những thành viên
của nó khơng phải là những con người mang bản chất xã hội chủ nghĩa.


IV. Giáo dục con người xã hội chủ nghĩa
Thấy được vai trị to lớn của con người trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội chúng ta phải có một chiến lược toàn diện từ giải quyết việc làm, chăm lo sức khoẻ,
đời sống vật chất, tinh thần đền đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt và sử
dụng đúng đắn đối với con người. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã hết sức chăm lo sự nghiệp
giáo dục, trồng người ngay cả trong kháng chiến và cả lúc kinh tế và đời sống cịn khó
khăn.
Giáo dục tồn diện là một quan điểm lớn về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Phải chú trọng các mặt đạo đức, văn hoá, kĩ thuật, lao động và sản xuất. Coi
trọng giáo dục nhân cách, lí tưởng, đạo đức, trí dục, thể dục và mỹ dục. Về văn hoá,
phải chú trọng đồng thời việc học tập kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
và nhân văn, tăng cường dạy công nghệ, ngoại ngữ và tin học. Giáo dục, đào tạo Phải
gắn liền dạy người với dạy chữ và dạy nghề, trong đó dạy người là mục tiên cao nhất.
Coi trọng trí tuệ, ai năng nhưng phải lấy đạo đức làm gốc. Phải nâng cao chất lượng dạy
và học lí luận
Một vấn đề lớn là phải tạo ra một khả năng lao động mới từ sức mạnh tổng hoà
của con người văn hố truyến thồng dân tộc. Đó là vấn đề giáo dục con người đậm đà
bản sắc dân tộc. Đây là vấn đề sống còn của giáo dục - đào tạo vì sự trường tồn và phồn
vinh của đất nước cuãng như hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
Giáo dục là con đường cơ bản, đặc trưng cho sự tồn tại và phát triển của con
người và loài người. Giáo dục, từ giáo dục gia đình đến giáo dục nhà trường, là nơi bảo
tồn và truyền thụ, phát huy hệ thống giá trị của loài người, dân tộc, gia đình.. Chính ở
đây phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, nhân văn và
công nhệ, phẩm chất và năng lực. Chúng ta đều nhất trí truyền thống khơng phải là hồi

cổ, phục cổ và hiện đại khơng phải là Âu hóa, Mĩ hố. Truyền thống là bản sắc dân tộc,
hiện đại là văn minh thời nay. Vấn đề đối với chúng ta là làm sao trên đất nước này có


một xã hội văn minh và công bằng mà lại đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Có vậy
mới khơng đánh mất mình, khơng bị đồng hố như suốt mấy nghìn năm qua. ở nước ta
hiện đại hố đi liền với cơng nghiệp hố. Tinh thần đang nói ở đây là một tư tưởng
xuyên suốt tất cả các vấn đề liên quan đến con người và trước hết là giáo dục và đào tạo
con người. Đây là cốt lõi trong chiến lược con người của Đảng ta, dân ta. Làm sao ở
mỗi con người di sản truyền thống dân tộc luôn luôn rực sáng và tiếp nối phát huy, phát
triển di sản ấy. Nền giáo dục của chúng ta phải đạt đựơc các tính chất: khoa học, dân
tộc, nhân văn, hiện đại. Tính nhân văn gắn liền với tính dân tộc; khoa học, hiện đại gắn
liền với truyền thống. Trong giáo dục nhân cách văn hố cho ngày hơm nay và ngày
mai chứa đựng nội dung phát huy, phát triển tâm lí cơng nghiệp, văn minh, hiện đại.
Trong đó hết sức coi trọng tác phong cơng nghiệp.

Nói tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành cơng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta thì vấn đề là"tất cả vì dân, tất cả do dân", dựa vào sức mạnh vĩ
đại của nhân dân. Trên từng bứơc tiến, chất lượng con người Việt Nam càng được
khẳng định về cốt cách, đạo đức cũng như về trí tuệ, tài năng; nền văn hoá Việt Nam
càng phát triển vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại, là động lực
chủ yếu, là nền tảng của sự phát triển bền vững của dân tộc ta, tạo nên cuộc sống tươi
vui, công bằng, dân chủ và hạnh phúc, trong sáng và cao đẹp của nhân dân ta trong thời
đại mới.



×