Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

LUẬN VĂN: Thực trạng, nguyên nhân lạm phát & những giải pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.77 KB, 11 trang )

LUẬN VĂN:

Thực trạng, nguyên nhân lạm phát &
những giải pháp ở Việt Nam trong thời
kỳ chuyển đổi kinh tế


Lời Mở Đầu
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước. Cơ chế mới là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu
hướng hiện đại, chắt lọc kế thừa những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua.
Trong đó lạm phát là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội khơng chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm.
Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc
gia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Bước sang
nền kinh tế thị trường, chúng ta phải đối đầu với con số lạm phát không nhỏ do cơ chế cũ
để lại. Việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến
lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vơ cùng cần thiết. Để nghiên cứu về
lạm phát và ảnh hưởng của nó tới các vấn đề khác như: thất nghiệp, giá cả, tiền lương…
từ đó đưa ra cách giải quyết để kìm hãm lạm phát, sử dụng các chính sách cần thiết để
phát triển hài hoà nền kinh tế. Để hiểu rõ bản chất của lạm phát, tác hại cũng như tác
động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta chúng ta cần hiểu rõ những
khái niệm cơ bản về lạm phát, cách khắc phục lạm phát


Phần I: Lạm phát – Một căn Bệnh của nền Kinh tế Thị Trường

I.Quan niệm về lạm phát.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới vấn đề lạm phát đã và đang là một
vấn đề hết sức phức tạp đặt ra cho các quốc gia. Lạm phát không chỉ xảy ra ở những nước
kém phát triển mà ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển nền kinh tế cũng có bóng


dáng của lạm phát. Lạm phát tác động đến giá cả thị trường. Nhưng chủ yếu không phải ở
chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Nói cách khác là việc tác động
vào thị trường không phải là để triệt tiêu hồn tồn lạm phát mà kìm giữ nó ở một tỉ lệ
nhất định vì bản thân lạm phát là yếu tố quan hệ mật thiết với vấn đề thất nghiệp và tiền
tệ. Như vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ nó sinh ra cùng với việc mở rộng hệ thống
tài chính, các loại tiền tệ theo sự phát triển của nền kinh tế từ công xã nguyên thuỷ sang
nền kinh tế tự do và đặc biệt là sự xuất hiện của tiền giấy, đó là hiện tượng đặc trưng của
sự thay đổi mức giá chung, khi mức giá tăng lên-sự tăng lên của mức giá trung bình theo
thời gian.
II.Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ, tín
dụng, ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc
tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát.
Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như
chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tình trạng thất nghiệp, nền sản xuất... Do chịu nhiều tác
động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết
sức phức tạp đòi hỏi trong q trình tăng trưởng và chống lạm phát có chiến lược đúng
đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm sốt được. Những
điều đó địi hỏi mỗi quốc gia khơng chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát
để hạn chế bớt những thiệt hại do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra
một cách cấp thiết cần phải giải quyết khi nghiên cứu lạm phát là lý giải xác đáng lạm
phát xảy ra và diễn biến như thế nào? và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát?.


Nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp lơgic để tiến tới
thành cơng trong việc phát triển kinh tế.
III.Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
Như đã nói ở trên, tỉ lệ lạm phát chính là thước đo mức tăng trưởng và phát triển kinh
tế của một quốc gia. Từ việc đánh giá tỉ lệ lạm phát mà người ta có thể thấy được tình
trạng thất nghiệp và sự biến động của hệ thống tiền tệ để từ đó đặt ra những phương

hướng tài chính thích hợp nhất. Hơn nữa chính nó cịn là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát
triển văn hố xã hội, cơ sở hạ tầng. Như vậy thì ta hiểu tỉ lệ lạm phát là gì?. Thực chất
quy mơ và sự biến động của nó phải phản ánh quy mơ và xu hướng của lạm phát.
Ta có cơng thức tính tỉ lệ lạm phát như sau:

GP = [ IP ] .100
IP-1
Trong đó : GP = Tỉ lệ lạm phát (%)
IP = Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
IP-1 = Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó .
Tuỳ theo mức độ của tỉ lệ lạm phát mà người ta chia lạm phát ra ba loại:
-

Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát 1 con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10%một
năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền
kinh tế.

-

Lạm phát phi mã khi mức tăng trưởng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hoặc 3 con số
một năm (dưới 20%). Loại này khi phát triển chín muồi sẽ gây ra những biến dạng
kinh tế nghiêm trọng.

-

Siêu lạm phát khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi
mã (>20%). .Siêu lạm phát thường xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc.
Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
IV. Diễn biến và tác động của lạm phát trong nền kinh tế thị trường.
Lạm phát ngày nay đã trở thành một căn bệnh kinh niên, môt hiện tượng phổ biến


đối với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng mức lạm phát mà có sự tác động tới sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng là một mối tai
hoạ đối với xã hội. ở mức độ thích hợp, nó kích thích việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Lạm


phát tạo niềm lạc quan và khuyến khích các khoản đầu tư lớn do làm tăng lợi nhuận và
như thế lúc này kéo theo sự tăng trưởng của năng lực sản xuất. ở đây lạm phát không
phải là cái giá của sư tăng trưởng mà là động lực thúc đẩy sự phát triển đó.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng nhìn chung lạm phát thường gây nhiều tác hại
đối với nền kinh tế. Chẳng hạn như ở Đức những năm 1919-1923 lạm phát đã làm giá cả
tăng lên hàng triệu lần đẩy mức sống của người dân giảm sút nghiêm trọng chưa từng
thấy. Đây là bằng chứng điển hình nói lên hậu quả của lạm phát tới xã hội. Lạm phát kéo
dài trở thành nguy hiểm đối với nền kinh tế, phá hoại sự tăng trưởng và phát triển của các
quốc gia, việc khắc phục hậu quả của nó địi hỏi tốn nhiều nguồn lực. Chẳng hạn như
nước Mỹ, một cường quốc của thế giới để giảm lạm phát đi 1% ngân sách liên bang đã
phải tiêu tốn tới hàng trăm tỷ USD. Với một cơ cấu giá gia tăng không đều giữa các mặt
hàng và sự bất đồng giữa tăng giá và tăng lương (thường giá cả hàng hoá bao giờ cũng
tăng nhanh hơn lương) điều đó tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu giá trên thị trường.
Chính sự mất cân đối trên là tiền đề trự tiếp cho những xáo trộn mang tính tồn diện
trong nền kinh tế. Hệ quả trực tiếp của lạm phát là đánh vào cuộc sống của người dân bởi
việc phân bố thu nhập bị rối loạn. Lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền nói chung
trong đó có tiền lương có khuynh hướng ngày giảm mặc dù chúng có được điều chỉnh.
Nhu cầu tăng lương để bảo đảm cuộc sống trở nên cấp bách, người thuê lao động-nhà tư
bản lúc này buộc phải tăng lương và để chi phí ổn định với những biến đổi họ cần phải
giảm bớt nhu cầu thuê lao động khiến cho một số người gia nhập đội qn thất nghiệp
ngày càng đơng. Trong tình trạng này do tác động của lạm phát, giá cả tăng và lãi suất sẽ
không thay đổi sẽ làm tiêu tan khoản lợi tức của những người có tiền gửi. Như vậy đối
tượng vay nợ thường là các doanh nhân và lợi nhuận của họ thu được ngẫu nhiên đã tăng
lên trên sự thiệt hại của các nhà tư bản tài chính. Lạm phát làm cho mặt bằng giá cả ln

có sức ép liên tục. Điều này khuyến khích nạn đầu cơ hàng hoá, vàng, ngoại tệ tăng lên
đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm giả tạo và làm giá cả càng có nguy cơ tăng vọt
tạo thành vịng xốy giá cả và cung cầu kéo dài. Đây là hệ quả trực tiếp thứ hai của lạm
phát. Việc đầu tư trở nên hấp dẫn những triển vọng lợi nhuận do giá cả tăng cao mở ra.
Tuy nhiên thông thường do tình hình biến đổi thất thường của đồng tiền việc đầu tư vào
đó ít được hướng vào các dự án lâu dài mà thường nhằm mục tiêu vào các mặt hàng thu
lợi nhanh ở các mặt hàng đang lên giá rất cao, nơi mà việc đầu cơ thường trở nên nguy


hiểm. Như vậy lạm phát đã làm sai lệch những lợi ích kinh tế của những dự án phát triển
nhất là đối với dài hạn, khoản đầu tư lúc này có xu hướng thiên về tự tài trợ hơn là hướng
về đầu tư cho các dự án phát triển. Lạm phát ni dưỡng sự đầu cơ rồi nó phá hoại mặt
bằng cung cầu hàng hố dịch vụ, nhu cầu thì nhiều mà hàng hố thì khan hiếm. Sự mất
cân đối kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng và nó kéo theo những vấn đề nghiênm trọng
về tiền tệ. ở đây có tính hiệu quả và cơ cấu của hệ thống lưu thơng tiền tệ-tín dụng-ngân
hàng thường bị suy giảm mạnh, nhiều khi trở nên hỗn loạn làm chính sách kinh tế vĩ mơ
gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Điều này có nghĩa là lạm phát gây ra những khó khăn phiền
toái cho cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng.


Phần II: THựC TRạNG, NGUYÊN NHÂN LạM PHáT & NHữNG GIảI PHáP ở
VIệT NAM TRONG ThờI Kỳ CHUYểN Đổi kinh tế

I.Nguyên nhân lạm phát ở nước ta
1.Nguyên nhân khách quan.
Do nền kinh tế của nước ta vốn lạc hậu, lại gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do hai
cuộc chiến tranh chống Pháp-Mỹ để lại. Những hậu quả của cuộc tranh chống của cuộc
chiến tranh này thật nặng nề, đòi hỏi phải có nguồn chi to lớn để hàn gắn các vết thương,
hồi phục nền kinh tế. Ngay sau đó Việt Nam lại phải tham gia vào cuộc chiến tranh biên
giới phía Tây Nam và phía Bắc. Và dù khơng có chiến tranh biên giới thì sự nhịm ngó đe

doạ từ bên ngồi ln buộc nhà nước Việt Nam phải chi phí cho việc bảo vệ đất nước lại
quá nhỏ bé nên không thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.
2.Nguyên nhân chủ quan
* Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý làm cho sản xuất chậm phát triển trong
khi dân số tăng nhanh, gây mất cân đối trên nhiều mặt. Do sự mất cân đối giữa tăng dân
số và sản xuất chậm phát triển thu nhập quốc dân trong nước chỉ đảm bảo 80-90% quỹ
tiêu dùng xã hội. Trong khi đó vẫn cịn duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh và cơ cấu
quản lý kinh tế kém năng lực. Bên cạnh đó là việc áp dụng những chính sách sai lầm như:
Chính sách tài chính chỉ tính đến việc thu và phát hành tiền để chi mà không biết đến
nuôi dưỡng các nguồn thu, vay của dân để chi; Chính sách đổi tiền tăng giá (Từ năm
1980 đén nay đã 3 lần áp dụng chính sách tổng điều chỉnh giá)...
Trong lúc sản xuất kém phát triển thì dự trữ của các doanh nghiệp lại quá nhiều,
nguồn hàng trong tay nhà nước giảm nhanh. Nhiều đơn vị thương nghiệp không tích cực
bán hàng để thu tiền về làm cho nguồn thu ngân sách và thu tiền mặt giảm xuống. Tình
hình sản xuất và những yếu kém trên đây cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát
trầm trọng.
Việc buông lỏng quản lý ngoại thương, ngoại hối cũng gây ra những tác hại lớn cho
ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu đã
phát sinh hiện tượng tranh mua (đẩy giá mua của hàng nội địa tăng), làm ảnh hưởng đến
giá cả trong nước. Trên thị trường có sự tranh bán, nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta bị ép
giá gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm


30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Mỗi năm ngân sách nhà nước phải bù lỗ xuất nhập khẩu.
Những chính sách trên đã làm cho nguồn thu ngày càng cạn kiệt, ngân sách nhà nước
ngày càng thiếu hụt, lạm phát ngày càng gia tăng.
* Nguyên nhân thứ ba của lạm phát là trong cơ chế kinh tế của VN từ chế độ công
hữu tràn lan đến chế độ quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, khép kín... Chính thể chế này đã
làm cho nền kinh tế VN hình thành và phát triển theo hướng tăng chi phí, tách rời khỏi
nhu cầu, cơ lập với thị trường thế giới. Do vậy không tạo được mơi trường kinh doanh có

hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Đó chính là ngun nhân sâu xa đưa nước ta vào tình trạng lạm
phát.
2.Những phương hướng giải quyết lạm phát ở nước ta
Để giữ vững thành quả đạt được trong giai đoạn vừa qua và tiếp tục đẩy lùi lạm
phát xuống chúng ta cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một hệ thống trước mắt và lâu dài.
Đó là những biện pháp cơ bản sau đây:
a/.Tập trung đầu tư sức mạnh sản xuất trên cơ sở sắp xếp lại các ngành sản xuất và
bố trí lại cơ cấu đầu tư, cơ cấu tiêu dùng. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra nhiều
loại hàng hoá cho xã hội, cần áp dụng hàng loạt các chủ trương chính sách giải phóng sức
lao động, khai thác mọi khả năng, tiềm năng, khuyến khích các tầng lớp dân cư, các
thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Thực hiện 3 chương trình về lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trên cơ sở phát huy ưu thế trong nước, mạnh
dạn mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước, sử dụng ưu thế về kỹ thuật của nền kinh
tế hàng hoá thế giới để khắc phục tình trạng kém phát triển của nước ta.
Việc điều chỉnh cơ cấu theo hướng nói trên chúng ta cũng đã bắt đầu tiến hành
nhưng trên thực tế chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu đầu tư vốn, vật tư, kỹ thuật, lao
động về cơ bản vẫn theo nếp cũ. Nhà nước cần có những biện pháp kiên quyết và kịp
thời, mạnh dạn cắt bỏ những cơng trình khơng cần thiết, hạn chế hoặc không cấp vốn đầu
tư cho những xí nghiệp sản xuất kém ưu tiên đầu tư cho những đơn vị sản xuất có hiệu
quả. Đối với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ kéo dài cần nhanh chóng chuyển
hướng kinh doanh, cổ phần hố hoặc giải thể để giảm gánh nặng cho nền tài chính quốc
gia. Nhà nước cần phải có chính sách huy động vốn thích hợp làm cho các thành phần
kinh tế yên tâm, tin tưởng bỏ vốn vào sản xuất, được bảo đảm quyền sở hữu, về vốn bỏ
ra, được hưởng lợi ích chính đáng do lao động và vốn của họ mang lại.


b./Phấn đấu giảm mức hụt ngân sách.
*Bộ tài chính cần thơng báo chính xác mức chênh lệch thu chi ngân sách. Tách các
khoản vay của nhà nước ra khỏi ngân sách và chuyển thành các nguồn vốn đi vay, nếu
ngân sách vay thì cũng phải trả lãi. Ngân sách có bốn nguồn thu: huy động trong nước,

vay nước ngoài, vay dân, vay ngân hàng. Trước mắt vay nợ nước ngoài khó khăn do đó
cần hướng vào các nguồn thu trong nước để tăng thu, Chủ yếu là tăng thu thuế, thực hiện
đánh thuế VAT, thuế vốn, thuế thu nhập... Khai thác, bồi duỡng các nguồn thu khác, hình
thành bộ máy chông thất thu thuế tạo mọi điều kiện để bộ máy này hoạt động có hiệu
quả. Kiểm kê tài sản, bất động sản, ấn định giá đất, giá nhà để bán và cho thuê, tăng
nguồn thu nhập cho ngân sách.
*Giảm chi: Rà soát lại các nguồn chi thực hiện một chính sách chi tiêu nghiêm ngặt.
Có thể cắt giảm một tỉ lệ nhất định các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết của các cơ quan
nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của các cơ quan này đồng thời có biện pháp
dự phịng nhằm đối phó với những khoản chi tiêu ngân sách đột biến lớn có khả năng dẫn
tới lạm phát. Hạn chế đến mức thấp nhất việc cung cấp tài chính cho các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước. Chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền để cứu vớt các xí nghiệp quốc
doanh dưới bất kì hình thức nào. Thực hiện chính sách tiết kiệm gắn liền với chống tham
ơ lãng phí ngay từ các cơ quan nhà nước.
*Vay vốn trong dân: Tiềm năng này còn rất lớn, trong dân còn khoảng từ 6 triệu đến
10 triệu lạng vàng. Nhà nước cần có chính sách thực tế để tạo lịng tin trong dân, có chính
sách thoả đáng để thu hút vốn trong dân.
*Tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước. Sử dụng hiệu quả
các công cụ như: lãi xuất, tỉ giá, kiểm sốt chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, cơng trái,
nâng cao hiệu xuất kinh tế của vốn tín dụng.
*Chấn chỉnh hệ thống tài chính: Sử dụng hợp lý các nguồn chi tiêu, chống thất thu
thuế dưới mọi hình thức. Kịp thời điều chỉnh mức thuế cho phù hợp với sự biến động của
giá cả thị trường. Nhà nước cũng cần ban hành một số chính sách thuế mới như thuế khai
thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thuế tồn kho đối với một số công ty quốc doanh
và tổ chức kinh tế tư nhân.
*Chủ động điều tiết giá cung , cầu và cải tiến chế độ tiền lương.


Kết luận


Lạm phát khơng phải là hiện tượng hồn tồn xấu mà nó cũng có những ưu điểm.
Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực,
cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát đã là một công cụ để tăng
trưởng kinh tế chống suy thối. Vì vậy chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát ở mức có thể
chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực
thúc đẩy nhanh quá trình phát triển.
Việc nâng tiền gửi ngân hàng cũng là một phương pháp phòng trừ lạm phát. Nếu
mức lãi xuất bằng lạm phát thì trên thực tế giá cả trên thị trường khơng tăng. Khi lãi xuất
tăng thì dù lạm phát có tăng bao nhiêu thì tiền gửi ngân hàng ln có giá trị. Hơn nữa,
biện pháp này lấy được lòng tin của nhân dân. Do lợi ích thiết thực của lãI xuất cao thu
hút được nguồn vốn trong dân.
Tiếp theo là phải tăng thu chi, cân bằng ngân sách, chấm dứt việc phát hành tiền để
chi ngân sách. Nhà nước cần phải chi thì phải vay dân. Nhà nước chỉ phát hành tiền phù
hợp với nhu cầu lưu thông chứ không phát hành tiền bù cho việc chi ngân sách.
Giải phóng mọi năng lực sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, bất kể thành phần nào
dù chỉ làm ra những sản phẩm có gía trị ít cũng cần được khuyến khích và trân trọng, cần
đối sử ưu ái đối với các nhân tài trong nước với những nhà khoa học Việt Nam ở nước
ngoài để phát triển kinh tế đất nước.


Mục lục
Lời mở đầu
Phần I.: Lạm phát một căn bệnh của nền kinh tế thị trường
I. Định nghĩa lạm phát
II. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
III. Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
IV. Diễn biến và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế thị trường
Phần II. Thực trạng, nguyên nhân lạm phát & những giải pháp ở Việt Nam trong
thời kỳ chuyển đổi kinh tế
I. Nguyên nhân lạm phát của nước ta

II. Những phương hướng để giải quyết lạm phát ở nước ta
Kết luận



×