Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển đông đô (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.77 KB, 11 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

NGUYễN THU PHƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN ĐƠNG ĐƠ
Chun ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2010

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài


Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng - một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng, đóng vai
trị quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại, đồng thời là
đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng ln
được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô đã ra đời và hoạt động được hơn 6
năm, với những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng, vẫn cịn một số tồn tại
nhất định. Do đó, trước xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực
Tài chính – Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đóng vai trị quan trọng trong q
trình quản trị Ngân hàng. Do đó, tơi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô” để nghiên cứu.


2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM,
phân tích thực trạng tín dụng của BIDV Đơng Đơ những năm gần đây nhằm đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Đơng Đơ.

3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chất lượng tín dụng của NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô từ năm 2007 đến năm 2009.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hố, phân tích tổng hợp, diễn
giải, quy nạp, so sánh.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống hóa và phát triển các lý luận về chất lượng tín dụng của
ngân hàng thương mại. Đề tài cũng đóng góp những phân tích, đánh giá thực trạng và
đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam nói chung và của BIDV Đơng Đơ nói riêng.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại


1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và dịch
vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là Ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh
tế, các tổ chức xã hội và dân cư.


1.1.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng
Tài sản trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền. Xuất phát từ nguyên tắc hồn
trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cở sở
để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay
được cấp trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Giá trị hồn trả thơng thường phải
lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói các khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi
ngoài phần vốn gốc

1.1.3 Phân loại tín dụng
Phân loại theo loại khách hàng thì gồm cấp tín dụng cho doanh nghiệp, cho cá
nhân và cho các đơn vị khác; nếu phân theo đối tượng cấp tín dụng thì có tín dụng vốn
lưu động và tín dụng vốn cố định. Phân theo tính chất đảm bảo thì gó tín dụng bảo
đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp và tín chấp/bảo lãnh bằng uy tín. Ngồi ra cịn
nhiều cách phân loại như theo phương pháp hồn trả, xuất xứ tín dụng...

1.1.4 Vai trị của hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng có vai trị to lớn, không
chỉ đối với Ngân hàng (là hoạt động tạo nguồn thu chủ yếu và cũng tạo ra nhiều mảng
doanh thu khác nhau như dịch vụ, ngoại tệ...), đối với doanh nghiệp (cung cấp nguồn vốn
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh) mà còn đối với nền kinh tế như: góp phần ổn
định nền kinh tế, tích tụ và tập trung vốn...

1.2 Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng
Các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng gồm: tỷ lệ nợ quá hạn,

tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lãi treo từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng,
tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ...


1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính:
Khách hàng càng hài lịng về các sản phẩm tín dụng và sản phẩm tín dụng càng
có nhiều tính năng, cơng dụng thì chất lượng tín dụng của NHTM đó càng cao. Bên
cạnh đó, khả năng, trình độ của cán bộ làm cơng tác tín dụng là yếu tố quan trọng làm
nên sự hài lòng của khách hàng và mức độ rủi ro tín dụng. Do vậy, nó là tiêu chí đánh
giá chất lượng tín dụng của NHTM. Một NHTM có uy tín, vị thế lớn sẽ thu hút được
những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ làm
giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng thuộc về phía Ngân hàng
như: Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; Chính sách tín dụng của ngân hàng; quy
trình tín dụng của Ngân hàng; Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; Cơng tác thẩm định
khoản vay; Quản lý khoản vay; Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; ...
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng: Trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý
tài chính của khách hàng; tính trung thực của khách hàng.
1.2.3.3 Các nhân tố khác: Môi trường kinh tế; Mơi trường chính trị - xã hội; ....

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng của một số NHTM
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chất lượng tín dụng của một số NHTM
cho thấy: cần thực hiện nghiêm túc việc cấp tín dụng theo đúng phân cấp uỷ quyền, để
hạn chế rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì việc phân loại khách hàng theo
các mức độ rủi ro khác nhau là rất quan trọng

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ (BIDV
ĐÔNG ĐƠ)
2.1 Khái qt về BIDV Đơng Đơ
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của BIDV Đông Đô
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được thành lập trên cơ sở
nâng cấp phòng Giao dịch số 2 (14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004
theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng


ĐT&PT Việt Nam. Hiện nay, Chi nhánh Đông Đô đã phát triển mạng lưới với 4
phòng Giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm. Cơ sở vật chất của Chi nhánh đã được trang bị
hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất. Nhờ
đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Mơ hình tổ chức của BIDV Đông Đô được tổ chức như sau:
Điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô
là Giám đốc chi nhánh. Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có 02 Phó Giám đốc,
hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định.
Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được tố
chức thành các khối như sau: Khối Quan hệ khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối
Tác nghiệp, Khối Quản lý nội bộ và Khối trực thuộc.

2.1.3 Những hoạt động kinh doanh cơ bản của BIDV Đông Đô
- Hoạt động huy động vốn: Chi nhánh ln có tốc độ tăng trưởng huy động vốn
cao, có số dư huy động lớn. Tổng nguồn vốn / tổng dư nợ qua các năm luôn lớn hơn 1,
hoạt động huy động vốn của Chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại
Chi nhánh mà cịn góp phần cân đối vốn cho tồn hệ thống.
- Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng ln tăng trưởng trong phạm vi kiểm
sốt, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam về công tác tín dụng, gắn tăng trưởng với kiểm sốt chất lượng, đảm
bảo an toàn và phát triển các dịch vụ. Đến 31/12/2009 Dư nợ tín dụng đạt 2.631 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm đạt trung bình 59% .

2.2 Thực trạng về chất lƣợng tín dụng tại BIDV Đơng Đơ
Để đảm bảo chất lượng tín dụng, BIDV Đông Đô áp dụng nhiều quy định trong
hoạt động tín dụng, đó là quy định về giao dịch bảo đảm, quy định về chính sách
khách hàng, về thẩm quyền phán quyết và về xếp hạng tín dụng nội bộ. Hoạt động tín
dụng được thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, đồng thời nhờ áp dụng chặt chẽ
những quy định trên, hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm qua đã có nhiều
thành tựu quan trọng: hoạt động tín dụng tăng trưởng trong phạm vi cho phép, công
tác thu hồi nợ được chú trọng và thực hiện sát sao nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu đã giảm
đáng kể trong năm 2009 (từ 9.7% trong năm 2008 giảm xuống còn 5% trong năm


2009), lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận tăng trưởng qua
các năm (lợi nhuận từ 2007 - 2009 lần lượt là: 44, 45, 50 tỷ đồng). Bên cạnh đó, cơng
tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường, các sản
phẩm tín dụng được đa dạng hố. Đặc biệt là, việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay được tiến hành đúng theo quy định, góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất
lượng trong hoạt động tín dụng.
Có được kết quả đó là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc luật tín dụng, các
quy định trong hoạt động tín dụng và chính sách tín dụng của Chi nhánh luôn bám sát
với chủ trương , chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt là, Chi nhánh đã giúp các cán bộ nhân viên nhận thức được tầm quan trọng
của cơng việc và có ý thức hơn trong việc hồn thành nhiệm vụ thơng qua việc tun
truyền và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bộ quy chuẩn đạo đức của BIDV.
Mặc dù vậy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế như:
còn nợ xấu, nợ quá hạn; việc xét duyệt giải ngân đơi khi cịn rườm rà...Những hạn chế
trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do ngân hàng chưa hoàn thiện quy trình cấp tín

dụng, chưa chấp hành nghiêm quy trình tín dụng dẫn đến hồ sơ tín dụng thiếu, kiểm
tra trong và sau khi cho vay không chặt chẽ; đội ngũ cán bộ ngân hàng cịn thiếu kinh
nghiệm, thơng tin tín dụng khơng được cung cấp và khai thác đầy đủ; ngồi ra cịn do
ngun nhân từ phía khách hàng như: năng lực tài chính, quản lý và năng lực lập, thực
hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cịn hạn chế; đạo đức, uy tín.. của
một số khách hàng chưa cao... Do đó, để trở thành một ngân hàng mạnh, có thương
hiệu, BIDV Đơng đơ cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế trên.


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐƠ
3.1 Định hƣớng và mục tiêu của BIDV Đơng Đơ về nâng cao chất lƣợng tín
dụng
Trong định hướng chung của BIDV Đơng Đơ, để nâng cao chất lượng tín dụng,
BIDV Đơng Đơ có định hướng về hoạt động tín dụng như sau: tập trung phục vụ các
khách hàng truyền thống, chú trọng việc tiếp cận các khách hàng xuất khẩu, kiểm soát
chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với
khách hàng thuộc nhóm nợ xấu; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ...

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng
Trước thực trạng tín dụng của Chi nhánh, để nâng cao chất lượng tín dụng, trước
tiên Chi nhánh Đơng Đơ cần xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Trong việc xây dựng
chính sách tín dụng, Chi nhánh cần đa dạng hoá lãi suất cho vay, phù hợp với từng đối
tượng khách hàng, đồng thời cần đa dạng hố các hình thức, phương thức cho vay, có
như vậy mới tạo ra sự đa dạng về sản phẩm tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần cải tiến
quy trình cấp tín dụng. Chi nhánh Đơng Đơ nói riêng và BIDV nói chung mới thực hiện


quy trình tín dụng theo mơ hình mới, vì vậy, quy trình hướng dẫn cịn chưa đầy đủ, rõ

ràng, ví dụ như: chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình cấp tín dụng cịn
chồng chéo; thực hiện cho vay qua nhiều khâu trên giấy tờ, chưa áp dụng công nghệ
thông tin vào việc xét duyệt cho vay...do đó, cần thiết phải cải tiến quy trình cấp tín dụng.
Ngồi ra, việc tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng thẩm định là
rất quan trọng
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ luôn là giải pháp quan trọng trong hoạt động của
mỗi ngân hàng. Đội ngũ cán bộ hiện nay của BIDV Đơng Đơ cịn thiếu kinh nghiệm
trong hoạt động tín dụng, trình độ marketing chưa cao... do đó, chi nhánh cần chú trọng
đào tạo theo nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, thuê người đào tạo hay cử cán bộ đi đào tạo.
Để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng, những thông tin thu nhận được
là rất quan trọng, tuy nhiên, do công nghệ tin học của Chi nhánh chưa cao, Thơng tin
thu được từ các nguồn cịn hạn chế nên rất khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý
thơng tin. Chi nhánh cần tăng cường hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin, cải
tiến công nghệ. Việc cải tiến công nghệ không chỉ đáp ứng cho việc thu thập thơng
tin, mà nó cịn đáp ứng nhu cầu giao dịch với ngân hàng của khách hàng, hay giữa các
ngân hàng với nhau.
Trong hoạt động tín dụng, khi xuất hiện nợ xấu, Chi nhánh sẽ phải trích lập dự
phịng nhiều hơn, đồng thời, cần tích cực giảm nợ xấu và xử lý những khoản nợ khó
địi, có như vậy mới thực sự góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Nhiều khách hàng hiện nay có năng lực thực hiện dự án, phương án sản xuất
kinh doanh còn hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá
nhân, họ có vốn tự có thấp, bộ máy tổ chức chưa thực sự phát triển. Do đó, gặp khó
khăn trong việc thực hiện dự án, phương án kinh doanh là khó tránh khỏi. Hơn nữa,
khi gặp những biến động lớn của nền kinh tế, những doanh nghiệp nhỏ, các khách
hàng cá nhân thường có những phản ứng khơng kịp thời. Chính vì vậy, cần tăng
cường công tác tư vấn cho khách hàng vay vốn. Việc thực hiện tư vấn cho khách hàng
sẽ giúp cho khách hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng tín dụng của Chi nhánh.



3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Đề nghị Chính phủ sớm hồn thiện mơi trường pháp lý, cần có những biện
pháp thích hợp để ổn định và phát triển vững chắc thị trường chứng khoán, thị trường
bất động sản. Ngồi ra, Chính phủ cần cải tiến cơng tác toà án, thi hành án.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại hệ thống văn bản, hồn thiện hệ thống
thơng tin tín dụng. Đặc biệt, cần quy định các mức lãi suất khác nhau áp dụng cho nợ
quá hạn phát sinh do những nguyên nhân khác nhau.

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hiện nay, các Chi nhánh phải thực hiện rất nhiều báo cáo bằng phương thức
thủ công, rất tốn thời gian và do vậy cán bộ tín dụng khơng tập trung để xử lý cơng tác
chun mơn được. Vì vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phát triển hệ
thống công nghệ thông tin để thu nhận báo cáo, hạn chế yêu cầu chi nhánh thực hiện
báo cáo.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xây dựng một hệ
thống thông tin chung về các khách hàng để cung cấp cho các Chi nhánh. Đặc biệt là,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có những văn bản hướng dẫn kịp thời,
cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với việc giải đáp vướng
mắc của các chi nhánh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần thông báo công
văn giải đáp cho các Chi nhánh để thống nhất thực hiện, tránh trường hợp để các Chi
nhánh đều phải gửi công văn yêu cầu giải đáp khi gặp vướng mắc.


KẾT LUẬN
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế
thế giới. Sự kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới tạo cho
nước ta có nhiều cơ hội, tuy nhiên thách thức sẽ là không nhỏ khi chúng ta cam kết

phá bỏ những hạn chế đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
và những bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, Tài
chính - Ngân hàng là lĩnh vực đã được Chính phủ Việt Nam rất thận trọng trong quá
trình đàm phán với các nước để đưa ra lộ trình thực hiện quyền bình đẳng giữa các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Để tồn tại và phát triển bền vững, các NH luôn phải chú trọng việc đa dạng hố và
nâng cao tính năng của các sản phẩm. Đặc biệt là hoạt động tín dụng - nghiệp vụ đem lại
thu nhập lớn cho các NHTM Việt Nam nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể đưa các
Ngân hàng đến tình trạng phá sản, do đó, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, từ đó tìm ra những hạn chế và đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân hàng là điều hết sức cần
thiết, góp phần vào sự phát triển bền vững của Ngân hàng, nâng cao vị thế cũng như khả
năng cạnh tranh của Ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng và vai trị của tín dụng
trong sự phát triển kinh tế xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của BIDV Đơng Đơ,
đi sâu phân tích, lý giải thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Đơng Đơ qua đó
đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong chất lượng tín dụng
của BIDV Đơng Đơ.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Đông Đô, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với BIDV


Đơng Đơ.
Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đơng Đơ đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Những tồn tại do nhiều nguyên
nhân, cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi Ngân hàng cần phải xem xét và khắc phục
để tiếp tục đứng vững trên thị trường.




×