Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Let's go 4B-21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.89 KB, 45 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chân phước Têrêsa Calcutta</b>


Annê Gonxha Bojaxhiu sinh năm 1910 tại miền đất trước đây là


Yugoslavia. Song thân Annê gốc người Albani. Lúc 12 tuổi, Annê


cảm thấy mình muốn trở thành nhà truyền giáo. Lên 18, Annê vào tu


dịng Chị Em Con Đức Mẹ Lơrettơ tại Calcutta, Ấn Độ; và Annê


nhận tên là Têrêsa.


Sơ Têrêsa dạy môn địa lý tại trường trung học Thánh Maria ở Calcutta. Sau đó, Têrêsa làm hiệu
trưởng trường này. Các học sinh của Têrêsa hầu hết là con nhà giàu. Còn những trẻ con nhà nghèo
sống tại các khu ổ chuột của thành Calcutta lúc ấy khơng được nhận vào học. Có sự cách biệt rõ rệt
giữa lối sống tiện nghi trong tu viện với lối sống cùng khổ ở bên ngoài.


Vào ngày 10 tháng Chín năm 1946, đang lúc ngồi trên xe lửa, sơ Têrêsa cảm thấy rõ rệt tiếng
Chúa gọi hãy đi phục vụ những người cùng khổ. Mùa xuân năm 1948, Têrêsa nhận được phép rời khỏi
bốn bức tường an ổn của nhà dòng và ngài đã ra đi phục vụ những người nghèo khổ. Vào tháng Tám,
Têrêsa đắp lên mình tấm xari bơng trắng viền xanh, về sau bộ áo này trở thành tu phục chính thức của
các chị em thuộc hội dòng của Mẹ Têrêsa. Sau khi tham dự khóa huấn luyện y tá, Mẹ Têrêsa mở một
trường học tại Moti Jheel, một khu nghèo nhất của thành phố Calcutta.


Chẳng bao lâu, có nhiều chị em cùng đến tham gia với Mẹ. Năm 1950, hội dòng Nữ Tử Bác Ái
được thành lập và trở thành một hội dòng mới trong Giáo hội. Mẹ Têrêsa và các chị em dòng Mẹ chọn
lối sống giữa những người nghèo nhằm để phục vụ họ tốt hơn. Mỗi chị em chỉ được phép dùng hai tấm
sari, một tấm để mang trên mình và một tấm để thay đổi, mỗi tấm trị giá khoảng một đơla. Theo đó,
chị em có thể nêu gương sống nghèo và giản dị. Mẹ Têrêsa đánh giá đức khó nghèo cao trọng đến độ
Mẹ chỉ nhận quà biếu từ các nhà hảo tâm nếu những quà này được dùng để giúp đỡ người nghèo. Lần
kia, Mẹ Têrêsa đã gởi trả lại số tiền cúng dường trị giá 500000 đơla vì lẽ người biếu số tiền này chỉ
muốn nhà dòng giữ lại để lo cho sự an ninh của hội dịng. Mẹ Têrêsa biết chính Thiên Chúa sẽ lo liệu


cho tương lai của dòng Mẹ. Cho tới nay, hội dòng của Mẹ Têrêsa vẫn hằng tiếp tục giúp đỡ những
người nghèo khổ.


Mẹ Têrêsa biết rằng Mẹ và các chị em dịng Mẹ sẽ khơng có được nghị lực cần thiết để hồn
thành cơng việc nếu khơng sống kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Các chị em đã khởi sự mỗi buổi
sáng với thánh lễ cùng việc rước Thánh Thể; và kết thúc ngày sống bằng một giờ chầu Thánh Thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

những người cùng khổ, những người bất lực, những người sống bên lề xã hội và những thai nhi vơ tội.
Mẹ thách đố những ai có khả năng và có đủ phương tiện hãy dám có trách nhiệm với những người
nghèo khổ.


Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời ngày mùng 5 tháng Chín năm 1997. Đến ngày 19 tháng Mười năm
2003, Mẹ được đức thánh cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước.


Chân phước Têrêsa Calcutta có lần đã nói: “Chúa Kitơ sẽ xét xử ta theo mức độ lòng yêu mến
<i>ta dành cho Ngài, theo cách ta cho Ngài ăn, không chỉ bằng cơm bánh, nhưng bằng mối tình cảm</i>
<i>thơng mà ta thể hiện nơi gia đình, nơi cộng đồn của mình.” Chúng ta cũng hãy cầu xin chân phước</i>
<i>Têrêsa Calcutta giúp chúng ta biết cảm nhận và thể hiện tình yêu thương này.</i>


<b>Tân Chân Phước Têrêsa Calcutta</b>


<b> Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới</b>



<b>Mẹ Têrêsa loan báo Phúc Âm </b>



<b>bằng đời sống Mẹ hoàn toàn dấn thân cho người nghèo, </b>


<b>nhưng đồng thời cũng sâu xa cầu nguyện. </b>



Bài Giảng của ÐTC Gioan Phaolô II trong Lễ Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta
1.- Ai muốn làm đầu trong các con phải làm đầy tớ của mọi người” (Mk 10:44). Những lời
này của Chúa Giêsu nói với các mơn đệ của Người lại vang vọng nơi cơng trường này mới


cách đây ít lâu cho thấy con đường dẫn đến “mức độ cao cả” phúc âm. Đó là con đường
chính Chúa Kitơ đã theo cho tới cây thập giá; một cuộc hành trình yêu thương và phục vụ là
nhũng gì đi ngược lại với tất cả mọi lý lẽ của con người. Trở thành nô lệ cho tất cả mọi
người!


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chúa Kitô nơi thành phần nghèo khổ nhất trong những người nghèo. Chẳng có một thứ
xung đột nào và một thứ chiến tranh nào có thể cản ngăn bước tiến của Mẹ.


Từ đó đến nay, Mẹ vẫn hằng nói với Tơi về các cảm nghiệm của Mẹ trong việc phục vụ các
giá trị của phúc âm. Chẳng hạn Tơi nhớ đến những gì Mẹ nói khi Mẹ lãnh Giải Thưởng Hịa
Bình Nobel: “Nếu q vị nghe thấy có người đàn bà nào khơng muốn sinh con và muốn phá
thai, xin hãy cố thuyết phục chị ta mang đến cho tôi đứa bé ấy. Tôi sẽ yêu thương bé, vì thấy
nơi bé dấu hiệu hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa” (Oslo, Dec. 10, 1979).


2. Không phải ý nghĩa hay sao việc tuyên phong chân phước cho Mẹ đang được thực
hiện vào chính ngày Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo? Bằng chứng từ phúc âm
của cuộc sống mình, Mẹ Têrêsa nhắc nhở cho tất cả mọi người sứ vụ truyền bá phúc âm
của Giáo Hội được thể hiện qua đức bác ái, một đức bác ái được bồi dưỡng bằng nguyện
cầu và lắng nghe Lời Chúa. Biểu hiệu cho đường lối truyền giáo này là bức ảnh họa vị tân
chân phước, một tay nắm tay của một thơ nhi và một tay cầm cỗ tràng hạt.


Chiêm niệm và hoạt động, truyền bá phúc âm hóa và cổ võ nhân bản: Mẹ Têrêsa loan báo
Phúc Âm bằng đời sống Mẹ hoàn toàn dấn thân cho người nghèo, nhưng đồng thời cũng
sâu xa cầu nguyện.


3. “Ai muốn làm lớn trong các con thì phải làm tơi tớ của các con” (Mk 10:43). Chúng ta
hôm nay nhớ đến Mẹ Têrêsa với một cảm xúc đặc biệt, nhớ đến một người đại tôi tớ của
người nghèo, của Giáo Hội và của toàn thể thế giới. Đời sống của Mẹ là một chứng từ cho
phẩm giá và đặc ân của việc khiêm hạ phục vụ. Mẹ đã muốn chẳng những là người hèn mọn
nhất mà cịn là người tơi tớ của thành phần hèn mọn nhất nữa. Là người mẹ thực sự của


người nghèo, Mẹ đã c mình xuống trên những ai chịu đựng các thứ hình thức nghèo khổ.
Cái cao cả của Mẹ là ở khả năng Mẹ cho đi mà khơng tính đến cái giá phải trả, ban phát
“cho đến độ đau đớn”. Đời sống của Mẹ là một cuộc sống Phúc Âm hết mình và là cuộc hiên
ngang loan báo Phúc Âm.


Tiếng kêu của Chúa Giêsu trên cây thập giá “Ta khát” (Jn 19:28), một lời kêu than bộc lộ cho
thấy Thiên Chúa hết sức khát mong con người, đã thấm nhập vào tâm hồn Mẹ Têrêsa và
gặp được một mảnh đất phì nhiêu nơi lịng trí của Mẹ. Việc làm giãn cơn khát yêu thương và
các linh hồn của Chúa Giêsu trong sự liên hợp với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đã trở thành
mục đích duy nhất của cuộc sống Mẹ Têrêsa và là động lực nội tâm thúc đẩy Mẹ bung mình
ra, khiến Mẹ “vội vã” bơn ba khắp thế giới hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành
phần nghèo khổ nhất trong các người nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hành động làm cho người đói, kẻ khát, người lạ, kẻ trần trụi, người bệnh, kẻ tù phạm (x Mt
25:34-36) là làm cho chính Chúa Giêsu.


Vì nhìn nhận thấy Người như thế, Mẹ đã thi hành bằng cả tấm lòng mộ mến của Mẹ đối với
Người, bộc lộ cho thấy tính cách âu yếm nơi tình yêu phu thê của Mẹ. Như thế, bằng việc
hồn tồn hy hiến bản thân mình cho Thiên Chúa cũng như cho tha nhân, Mẹ Têrêsa đạt
được mức độ thành toàn cao cả nhất và đã sống những tính chất quí giá nhất về nữ tính của
Mẹ. Mẹ muốn là dấu chứng cho “tình yêu của Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa,
lòng cảm thương của Thiên Chúa”, nhờ đó nhắc nhở tất cả mọi người giá trị và phẩm vị của
mỗi một người con Chúa “được dựng nên để yêu thương và được yêu thương”. Bởi vậy Mẹ
Têrêsa đã “mang các linh hồn về cho Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho các linh hồn”,
cũng như đã làm giãn cơn khát của Chúa Kitô, nhất là con khát đối với những người khẩn
thiết nhất, những người có nhãn quan về Thiên Chúa đã bị lu mờ bởi khổ đau và đớn đau.
5. “Con Người đến để hiến mạng sống mìng làm giá chuộc cho nhiều người” (Mk 10:45).
Mẹ Têrêsa đã thông phần cuộc khổ nạn của Đấng Chịu Đóng Đanh, một cách đặc biệt trong
những năm dài sống trong “tăm tối nội tâm”. Cuộc thử thách này có những lúc rất gắt gao
mà Mẹ đã chấp nhận như ‘tặng ân và đặc ân” chuyên biệt.



Trong những giờ phút tối tăm nhất, Mẹ đã thiết tha nguyện cầu hơn nữa trước Thánh Thể.
Cuộc thử thách dữ dội này đã khiến Mẹ nhận thấy mình hơn bao giờ hết giống hệt như
thành phần Mẹ phục vụ hằng ngày, bằng cảm nghiệm đớn đau và có những lúc bị loại trừ.
Mẹ thích lập đi lập lại rằng tình trạng bần cùng nhất là tình trạng bị bỏ rơi, tình trạng khơng
được ai chú ý chăm sóc cho anh chị em.


6. “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa, chúng con hy vọng nơi Chúa!”.
Như tác giả Thánh Vịnh, biết bao nhiều lần, trong những giây phút lẻ loi cô quạnh nội tâm,
Mẹ Têrêsa cũng đã lập lại cùng Chúa của Mẹ rằng: “Lạy Chúa Trời con, con trông cậy nơi
Chúa, con cậy trông nơi Ngài!”.


Chúng ta hãy ca ngợi người phụ nữ nhỏ bé phải lòng Thiên Chúa này, vị sứ giả khiêm hạ
của Phúc Âm đây, và là một vị ân nhân không ngừng của nhân loại. Chúng ta tơn kính nơi
Mẹ một con người nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta. Chúng ta hãy chấp nhận sứ điệp
của con người này và hãy noi theo gương của con người ấy.


Hỡi Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Thánh, xin giúp chúng con biết hiền lành và khiêm
nhượng trong lòng như vị sứ giả can đảm của Tình Yêu này. Xin Mẹ giúp chúng con biết
phục vụ một cách vui tương và tươi cười hết mọi người chúng con gặp gỡ. Xin Mẹ giúp
chúng con được trở thành những nhà thừa sai của Chúa Kitơ, của hịa bình và của niềm hy
vọng của chúng con. Amen!


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Tác Dụng của Việc Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta nơi bản quốc của Mẹ</b>
Nước Albania, trước khi Mẹ Têrêsa được phong chân phước, đã quyết định lập một Năm
Mẹ Têrêsa cho toàn quốc. Trong cuộc phong chân phước này, các vị lãnh đạo tôn giáo của
nước này, bao gồm Cơng giáo, Chính Thống và Hồi giáo, đã tham dự cuộc phong chân
phước theo sự sắp xếp bởi Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn.


Vị lãnh đạo của Huynh Đoàn Hồi Giáo Bektashi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Albania đã nói với cơ quan


truyền giáo Fides rằng: “Chúng tôi rất vui mừng được tham dự vào việc cử hành long trọng
ấy. Mẹ Têrêsa là một nữ tử nước Albania, nhưng nay Mẹ thuộc về toàn thế giới. Mẹ đáng
được tước hiệu Mẹ đã có cơng và chúng tơi rất hãnh diện đã tặng tước hiệu ấy cho Mẹ. Tơi
hết lịng biết ơn Đức Giáo Hồng Wojtyla”.


Vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Albania cho biết: “Việc phong chân phước này là một biến
cố lớn lao đối với nước Albania. Chúng tôi hy vọng là nó sẽ khơng chỉ gói ghém nơi nghi lễ,
mà còn là một phản tỉnh sâu xa mang các cộng đồng tôn giáo lại với nhau và dạy cho chúng
ta yêu thương nhau hơn. Từ người tu sĩ Albania nhỏ bé là vinh dự của chúng tôi ấy, chúng
tôi muốn học biết cách hoạt động cho việc đối thoại, khoan nhượng và tôn trọng để phục vụ
nhân loại”.


<b>Mẹ Têrêsa: Một trong những vị đại thừa sai của thế kỷ 20</b>


Sáng Thứ Hai, 20/10, sau ngày phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐTC đã tiếp
phái đồn hành hương tham dự biến cố hơm qua, như sau. “Vị tân chân phước này chắc
chắn là một trong những vị đại thừa sai của thế kỷ 20. Chúa đã thực hiện một dụng cụ chọn
lọc là con người phụ nữ đơn hèn này, vị đã xuất thân từ một trong những miền nghèo nhất
Âu Châu, để loan báo Phúc Âm cho toàn thế giới, không phải bằng việc rao giảng mà là
bằng những cử chỉ thường ngày yêu thương đối với người nghèo. Truyền giáo bằng một thứ
ngôn ngữ phổ thông nhất: đó là đức bác ái vơ giới hạn và bất loại trừ, không chọn lựa dù là
thành phần bị bỏ rơi nhất”.


Theo ĐTC, Mẹ Têrêsa còn là “một vị thừa sai bác ái, một vị thừa sai hòa bình và một vị thừa
sai sự sống… Mẹ ln luôn lên tiếng bênh vực sự sống con người, cho dù sứ điệp của Mẹ
khơng được đón nhận. Tất cả đời sống của Mẹ Têrêsa là một bài thánh thi ca sự sống…
Chính nụ cười của Mẹ là tác động ‘chấp nhận’ sự sống, một ‘chấp nhận’ hân hoan, một chấp
nhận phát xuất từ một đức tin và đức mến sâu xa, một ‘chấp nhận’ tinh tuyền nhờ khổ đau
tẩy luyện. Mẹ đã lập lại việc ‘chấp nhận’ này mỗi buổi sáng, liên kết với Mẹ Maria, dưới chân
cây Thập Giá của Chúa Kitô. Têrêsa Calcutta quả thực là một người mẹ. Mẹ của người


nghèo, mẹ của trẻ em. Mẹ của nhiều người con gái con trai nhận Mẹ làm linh hướng và chia
sẻ sứ vụ của Mẹ. Từ một hạt giống nhỏ bé, Chúa đã làm cho nó trở thành một cây phát triển,
đầy những hoa trái”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

mọi người. Tất cả đời sống của Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng là Kitơ hữu nghĩa là chứng nhân
bác ái. Đó là những huấn dụ của vị tân chân phước. Âm vang lời của Mẹ, Tôi xin mỗi người
trong anh chị em hãy quảng đại và can đảm theo bước chân của người mơn đệ đích thực
này của Chúa Kitơ. Mẹ Têrêsa cùng đồng hành với anh chị em trên con đường bác ái”.
<b>Mẹ Têrêsa Calcutta được Liên Tôn ca ngợi trong buổi kết thúc cuộc mừng phong </b>
<b>chân phước</b>


Theo tin của màn điện tốn Zenit ngày 14/11/2003, thì trong một cuộc qui tụ liên tơn Chúa
Nhật, gồm có 20 vị đại diện các tôn giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Siks, Phật giáo, Jains và Do Thái
giáo cũng như các giáo phái Kitô giáo, người ta chẳng những thấy các vị cùng nhau thắp lên
một ngọn đèn và đặt một vòng hoa quanh cổ của một bức tượng Mẹ Têrêsa, mà còn nghe
thấy những lời phát biểu ca ngợi riêng Mẹ Têrêsa Calcutta cùng với những cảm tạ Giáo Hội
Cơng Giáo nói chung như sau:


Ơng thị trưởng thành phố là Subroto Mukherji đã bày tỏ “lòng bết ơn Giáo Hội Công Giáo” đã
ban cho Calcutta một nhân vật như Mẹ Têrêsa.


Vị thượng tế của đạo Sikhs ở Đền Thờ Vàng Amristsar gần Calcutta là Giani Jogindler Singh
Vedanti đã cảm nhận: “Mẹ là hiện thân của tình yêu thương, lòng nhân hậu và đức tinh
tuyền”.


Vị quản từ Hồi giáo là Irfan Sher ở Calcutta đã ca ngợi Mẹ như là “một vị thánh thực sự”:
“Mẹ đã tỏ cho thấy một người phụ nữ có thể trở thành mẹ của toàn thể nhân loại”.


Buổi chiều hôm trước của cuộc qui tụ liên tôn tôn vinh Mẹ Têrêsa Calcutta này, tại vương
cung thánh đường Calcutta, ĐTGM Lucas Sirkar đã cử hành một thánh lễ tạ ơn long trọng


và đã bày tỏ trong bài giảng như sau: “Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa đã ban Mẹ Têrêsa
cho thế giới. Sự hiện diện của rất là nhiều người chứng tỏ cho thấy sự cao cả của tình u
Thiên Chúa đã tn đổ xuống cho chúng ta qua Mẹ Têrêsa”.


Nữ Tu Tổng Quyền Dòng Chư Thừa Sai Bác Ái kế vị Mẹ Têrêsa là Nirmalaa Joshi cũng cho
biết: “Ước mong Thiên Chúa muốn nơi Mẹ đã qua Mẹ trở thành ước mong của Thành
Calcutta cũng như của toàn thế giới: đó là trở thành con tim và đơi tay của Ngài đối với
những ai nghèo khổ và bị ruồng bỏ”.


<b>”Như Mẹ, chúng ta cũng có thể là những vị thánh”</b>


Sau đây là tâm tình của vị nữ tu thừa nhiệm của vị tân chân phước Têrêsa Calcutta trong dịp
Giáo Hội tuyên phong vị sáng lập của nữ bề trên này. Theo nữ bề trên tổng quyền đây thì
việc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta là “dấu chứng tỏ là chúng ta tất cả đều có
thể làm thánh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tu thừa nhiệm này đã bỏ Ấn Giáo theo Kitô Giáo vào năm 24 tuổi, và đã theo chân người nữ
đã giúp cho chị khám phá ra được Chúa Kitô. Chị là một trong những người đầu tiên của
dòng Chư Thừa Sai Bác Ái thành lập những nhà cho hội dòng này ở hải ngoại, ngồi Ấn Độ,
đó là ở Panama. Sau đó, chị đã hướng việc truyền giáo đến Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc
Hoa Kỳ. Khi Mẹ Têrêsa thành lập ngành chiêm niệm cho hội dòng năm 1976, chị đã được
Mẹ ủy thác cho việc trông coi ngành này. Vào tháng 3/1997, tức 6 tháng trước khi vị sáng
lập qua đời, chị nữ tu Nirmala đã được tuyển bầu kế nhiệm lãnh đạo tồn hội dịng Chư
Thừa Sai Bác Ái.


Vấn Mẹ bề trên đã gặp Mẹ Têrêsa như thế nào?


Đáp Vào tháng 3/1958. Tôi đến gõ cửa và một chị đã ra nhìn tơi. Tơi nói với chị rằng tơi
muốn nói chuyện với Mẹ Têrêsa. Nhìn Mẹ, điều đầu tiên in vào lịng tơi là đơi mắt của Mẹ.
Tôi nghĩ “con người này không thuộc về trái đất này; bà thuộc về trời cao”.



Vấn Việc Mẹ Têrêsa được phong chân phước mang lại cho Mẹ Bề Trên một ý nghĩa ra
sao?


Đáp Nó là một xác quyết rằng cuộc đời Mẹ đã sống được Thiên Chúa hài lòng và Mẹ
đáng được nâng lên bàn thờ của thành phần chân phước. Ngoài ra, nó cịn là một động lực
phấn khởi cho tất cả chúng ta: Như Mẹ, chúng ta cũng có thể là những vị thánh; tất cả chúng
ta đều có thể làm thánh. Chúng ta có một vị ở trên cao chúng ta có thể nhìn ngắm, vị có
những nhân đức đáng bắt chước.


Vấn Mẹ Têrêsa đã gọi Mẹ Bề Trên là “người biện hộ cho người nghèo”, vì Mẹ Bề Trên có
bằng cấp về luật.


Đáp Chính Mẹ Têrêsa bảo tôi học luật. Khi tôi đến Calcutta, tôi đã xong việc học đại học
của mình. Tơi cần đi về ngành chuyên môn. Sau khi khấn lần đầu, Mẹ Têrêsa bảo tơi học về
luật khoa. Mặc dù có bằng cấp những tôi chua7 thực tập. Ngay kia tôi hỏi Mẹ: ‘Tại sao Mẹ
muốn con học luật?’ Mẹ đáp: ‘Con muốn học luật, nhưng con đến đây gặp Mẹ và con đã bỏ
việc học vấn của con. Mẹ muốn phục hồi lại cho con những gì con đã từ bỏ’. Mẹ cịn nói với
tơi rằng: ‘Con đang thực tập luật con theo học, nhưng không phải nơi tòa án trần gian mà là
ở Tối Cao Pháp Viện của Thiên Chúa, ở trên trời, bằng việc áp dụng lề luật tối cao là đức
bác ái. Nhờ đó, khi bênh vực quyền lợi của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo
trước nhan Chúa là con đang áp dụng luật bác ái này vậy’.


Vấn Mẹ Bề Trên đã từng lãnh đạo ngành chiêm niệm của hội dịng. Theo Mẹ Bề Trên thì
giữa chiêm niệm và hoạt động khác nhau như thế nào?


Đáp Hoạt động là hoa trái của chiêm niệm. Khi chúng ta kết hợp với Thiên Chúa trong
chiêm niệm là chúng ta lãnh nhận một thứ ánh sáng và tình yêu chúng ta cần và là những gì
chúng ta có thể sử dụng để phục vụ những người khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Đáp Khi Mẹ Têrêsa đang chiến đấu với tử thần thì tơi đến gặp Mẹ ở phịng của Mẹ, và Mẹ
đã nói với tơi rằng: ‘Mẹ khơng thở được!’ Bấy giờ tôi kêu các chị khác đến giúp: ‘Mẹ không
thở được rồi!’ Họ tới và tôi rời căn phịng ấy. Thế rồi tơi trở lại, Mẹ đã nhìn tơi bằng một cái
nhìn van nài, như thể muốn nói với tơi rằng ‘Hãy cứu Mẹ!’ Nó giống như một lời năn nỉ. Con
có hiểu chăng? Tơi nghĩ: ‘Cái đầu tiên in ấn vào tâm khảm tôi là đơi mắt của Mẹ, là cái nhìn
của Mẹ’. Chính vào lần cuối cùng này mà chúng tơi nhìn nhau khi Mẹ còn sống.


Vấn Mẹ Bề Trên có nhớ một đoạn đặc biệt nào trong ngày an táng Mẹ hay chăng?
Đáp Không phải là một đoạn mà cả biến cố này. Cách thức cuộc an táng này đã thu hút
hết mọi dân nước, văn hóa và tầng lớp xã hội. Mẹ đã chết, nhưng Mẹ còn sống hơn bao giờ
hết. Mẹ đã mang tất cả những dân tộc này lại với nhau! Thật là tuyệt vời. Tôi cũng hết sức
ngạc nhiên trước dân chúng ở Calcutta. Đám đông dân chúng đi qua đi lại … cuối cùng, khi
chúng tôi trở về nhà mẹ, dân chúng theo đám tang kêu lên: ‘Mẹ Têrêsa, Mẹ muôn năm!
Chúng con sẽ không bao giờ quên Mẹ đâu!” Thật là cảm động.


Vấn Mẹ Têrêsa có trăn trối gì cho Mẹ Bề Trên khi Bà ủy thác việc lãnh đạo hội dòng này
cho Mẹ?


Đáp Khơng, khơng có gì đặc biệt cả. Lời khuyên nhủ liên lỉ của Mẹ là: ‘Hãy vun trồng tình
thân mật với Thiên Chúa; hãy vun trồng sự thánh thiện của các con, và hãy yêu thương
nhau’.


Vấn Cái khác nhau của việc làm bề trên của hội dòng này khi Mẹ Têrêsa còn sống và hiện
nay như thế nào?


Đáp Hiển nhiên là khi Mẹ Têrêsa còn sống về thân xác với chúng tơi thì dễ dàng hơn, tơi
lúc nào cũng có thể dựa vào Mẹ. Tuy nhiên, mặc dù Mẹ khơng cịn ở với chúng tôi nữa về
thể lý, tất cả chúng tôi đều tin tưởng về sự hiện diện của Mẹ giữa chúng tơi. Đây khơng cịn
là vấn đề hiện diện thể lý mà là thiêng liêng; chúng tơi lại có thể chạy đến với Mẹ, xin Mẹ
giúp chúng tôi giải quyết các thứ vấn đề. Ở một nghĩa nào đó, Mẹ giờ đây cịn có thể giúp


chúng tơi hơn trước nữa.


<b>Mẹ Têrêsa Calcutta: </b>



<b>Tơi hồn tồn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

“Về huyết nhục thì tơi là người Albany. Theo tính cách cơng dân thì tơi là một người Ấn Độ.
Với đức tin thì tơi là một nữ tu Công Giáo. Theo ơn gọi của mình thì tơi thuộc về thế giới. Với
tâm hồn của mình thì tơi hồn tồn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu”. Với một thân mình nhỏ
con, một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêsa Calcutta được úy thác cho sứ mạng truyền bá tình yêu
khát khao của Thiên Chúa cho nhân loại, nhất là cho thành phần nghèo nhất trong thành
phần nghèo khổ. “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế gian và Ngài gửi anh chị em và tôi đến
làm tình u của Ngài và lịng xót thương của Ngài đối với người nghèo”. Mẹ là một tâm hồn
đầy tràn ánh sáng Chúa Kitô, cháy lửa mến yêu Người và bừng bừng một ước mong duy
nhất đó là “làm giãn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Người”.


Vị sứ giả ánh sáng này của tình yêu Thiên Chúa được sinh vào đời ngày 26/8/1910 ở
Skopje, Albania, một thành phố tọa lạc ở giao điểm lịch sử Balkan. Người con trẻ nhất này
được sinh ra bởi hai vị thân sinh Nikola và Drane Bojaxhiu này được rửa tội với tên là
Gonxha Agnes, được Rước Lễ Lần Đầu lúc 5 tuổi rưỡi và chịu phép Thêm Sức vào tháng
11/1916. Từ ngày Rước Lễ Lần Đầu, tình yêu các linh hồn đã triển nở trong tâm hồn bé. Bé
mất cha bất ngờ khi mới lên tám. Bà mẹ góa kiên cường ni con cái, và đã ảnh hưởng rất
nhiều đến tính nết cùng ơn gọi của bé. Ngoài ra, đời sống đạo của bé cũng được nâng đỡ
bởi cả vị linh mục Dòng Tên coi xứ Thánh Tâm là nơi bé sinh hoạt nữa.


Vào năm 18 tuổi, được thúc đẩy bởi ý định trở thành một nhà truyền giáo, cơ Gonxha đã bỏ
gia đình vào tháng 9/1928 để dâng mình cho Chúa trong Dịng Trinh Nữ Maria, tức tu hội Nữ
Tu Loreto ở Ái Nhĩ Lan. Tại đây chị được đặt tên là Nữ Tu Maria Têrêsa theo Thánh Nữ
Therese Hài Đồng Giêsu. Vào tháng 12 cùng năm, chị này lên đường đi Ấn Độ, tới Calcutta
ngày 6/1/1929. Sau khi khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Nữ Tư Têrêsa được chỉ định đến


cộng đồng Loreto Entally ở Calcutta và dạy học ở Trường Thánh Maria phái nữ. Vào ngày
24/5/1937 Nữ Tu này khấn trọn, để trở thành, như chị nói, “hơn thê của Chúa Giêsu” cho
“đến mn đời bất tận”. Từ đó trở đi, chị được gọi là Mẹ Têrêsa. Mẹ tiếp tục dạy học ở
Trường Thánh Maria và làm hiệu trưởng của trường này vào năm 1944. Là một con người
sâu xa cầu nguyện và hết sức yêu thương chị em dịng cũng như học sinh của mình, 20
năm sống trong dòng Loreto Mẹ cảm thấy thật là hạnh phúc. Nổi tiếng là bác ái, vị tha và can
đảm, khả năng chịu khó và có óc tổ chức, Mẹ đã sống trọn cuộc sống tận hiến của mình cho
Chúa Giêsu, giữa chị em đồng tu, một cách trung thành và vui vẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

qua đi trước khi Mẹ được phép bắt đầu khởi sự. Vào ngày 17/8/1948, lần đầu tiên Mẹ mặc
bộ sari trắng viền xanh dương và bước qua cổng tu viện Loreto thân yêu để tiến vào thế giới
người nghèo.


Sau một khóa huấn luyện ngắn với Các Nữ Tu Thừa Sai Y Khoa ở Patna, Mẹ Têrêsa trở về
Calcutta và tìm một trú cư tạm thời với Các Sư Tỷ Nghèo. Vào ngày 21/12 lần đầu tiên Mẹ đi
đến những khu nhà ổ chuột. Mẹ đã viếng thăm các gia đình, rửa các vết ghẻ lở cho một số
trẻ em, chăm sóc cho một người già nằm bệnh trên đường phố và thuốc men cho một người
đàn bà đang chết đói và bị lao phổi. Mẹ bắt đầu mỗi ngày bằng việc rước lấy Chúa Giêsu
trong Bí Tích Thánh Thể và rồi lên đường, tay cầm tràng hạt, để tìm kiếm và phục vụ Ngài
nơi “thành phần không được chú ý tới, khơng được u thương, khơng được chăm sóc“.
Sau mấy tháng, Mẹ được những học sinh của Mẹ trước đó, từng người một, đến tham gia
cộng tác với Mẹ.


Ngày 7/10/1950, hội dòng mới Chư Thừa Sai Bác Ái đã được chính thức thành lập tại TGP
Calcutta. Vào đầu thập niên 1960, Mẹ Têrêsa bắt đầu gửi các Nữ Tu dòng của Mẹ đi đến
các vùng khác ở Ấn Độ. Sắc Lệnh Ca Ngợi do Đức Thánh Cha Phaolơ VI ban gửi cho hội
dịng của Mẹ đã khuyến khích Mẹ mở một nhà ở Venezuela. Chẳng bao lâu sau những nhà
khác được thành hình ở Rơma và Tanzania, rồi dần dần ở hết mọi lục địa. Bắt đầu từ


năm1980 và liên tục qua thập niên 1990, Mẹ Têrêsa đã mở những nhà ở hầu hết mọi quốc


gia cộng sản, bao gồm cả ở Khối Hiệp Nhất Sô Viết trước đây, Albania và Cuba.


Để đáp ứng hơn nữa cho cả nhu cầu về thể lý cũng như thiêng liêng, năm 1963 Mẹ Têrêsa
đã lập hội dòng Thừa Sai Chư Huynh Bác Ái, năm 1976 ngành chiêm niệm cho các Nữ Tu,
năm 1979 ngành Chư Huynh Chiêm Niệm, và năm 1984 Thừa Sai Chư Phụ Bác Ái. Tuy
nhiên, ơn soi động của Mẹ không giới hạn vào những ai theo đuổi ơn gọi tu trì mà thơi. Mẹ
đã thành lập tổ chức Đồng Cán Sự của Mẹ Têrêsa cũng như Đồng Cán Sự Phục Vụ Bệnh
Nhân và Đau Khổ, những người thuộc nhiều tín ngưỡng và quốc tịch được Mẹ chia sẻ tinh
thần cầu nguyện của Mẹ, tinh thần giản dị đơn sơ của Mẹ, tinh thần hy sinh của Mẹ và tinh
thần tông đồ thực hiện những việc làm yêu thương khiêm tốn của Mẹ. Tinh thần này sau đó
đã tác động nên Chư Thừa Sai Giáo Dân Bác Ái. Để đáp lại những lời yêu cầu của nhiều
linh mục, vào năm 1981, Mẹ Têrêsa cũng đã bắt đầu Phong Trào Chúa Kitô cho Các Linh
Mục như là một “đường lối thánh thiện nhỏ bé” cho những vị muốn tham dự vào đặc sủng và
tinh thần của Mẹ.


Trong những năm phát triển nhanh này, thế giới bắt đầu chú ý tới Mẹ Têrêsa và công việc
Mẹ đã khởi công thực hiện. Nhiều bằng tưởng thưởng, bắt đầu là Bằng Tưởng Thưởng
Padmashiri Ấn Độ vào năm 1962, nhất là Giải Hịa Bình Nobelnăm 1979, đã tơn vinh cơng
cuộc của Mẹ, khiến cho giới truyền thông lưu ý và bắt đầu theo dõi các sinh hoạt của Mẹ. Mẹ
đã lãnh nhận cả các thứ giải thưởng và sự chú trọng “vì vinh quang Thiên Chúa và nhân
danh kẻ nghèo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

khi người nữ ấy qua đời. Khuất kín trước mắt của tất cả mọi người, ngay cả với những
người thân cận nhất với Mẹ, đó là đời sống nội tâm của Mẹ, đầy những cảm nghiệm đau
thương sâu đậm liên lỉ của tình trạng bị xa lìa Thiên Chúa, thậm chí bị Ngài loại bỏ, mà lại cứ
càng khát vọng tình yêu của Ngài. Mẹ đã gọi cảm nghiệm nội tâm này là “bóng tối tăm”.
“Đêm tối đau thương” của linh hồn Mẹ ấy, được bắt đầu vào khoảng thời gian Mẹ khởi sự
hoạt động cho người nghèo và đã tiếp tụccho đến hết đời của Mẹ, đã khiến Mẹ tiến đến chỗ
được hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa hơn bao giờ hết. Nhờ bóng tối tăm Mẹ đã tham dự
một cách lạ lùng vào cơn khát của Chúa Giêsu, vào khát vọng đau thương bừng cháy yêu


thương của Người, và Mẹ đã tham dự vào nỗi cô đơn hiu quạnh nội tâm của thành phần
nghèo khổ.


Trong những năm cuối đời của mình, mặc dù có những trục trặc trầm trọng về sức khỏe, Mẹ
Têrêsa vẫn tiếp tục coi sóc Hội Dịng của Mẹ và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo cũng
như của Giáo Hội. Vào năm 1997, con số nữ tu dòng của Mẹ gần 4 ngàn và đã thiết lập
được 610 nhà ở 123 quốc gia trên thế giới. Vào 3/1997, Mẹ đã chúc lành cho vị thừa kế mới
được tuyển bầu của mình làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Chư Thừa Sai Bác Ái, để rồi
thực hiện nhiều chuyến xuất ngoại hơn. Sau khi gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lần
cuối cùng, Mẹ đã trở về Calcutta và sống những tuần lễ cuối cùng của mình tiếp đón các
khách viếng thăm và chỉ dẫn cho các Nữ Tu của Mẹ. Vào ngày 5/9, Mẹ đã chấm dứt cuộc
sống trần gian. Mẹ đã được vinh dự chơn cất theo quốc táng do chính quyền Ấn Độ thực
hiện, và thi thể của Mẹ được an táng tại Nhà Mẹ Dòng Thừa Sai Bác Ái. Mộ của Mẹ trở
thành một địa điểm hành hương mau chóng và là nơi cầu nguyện cho dân chúng thuộc đủ
mọi tín ngưỡng, giầu cũng như nghèo. Mẹ Têrêsa đã để lại chứng từ của một đức tin bất
khả chuyển lay, một niềm hy vọng bất khuất và một đức ái phi thường. Việc Mẹ đáp lại lời
kêu gọi của Chúa Giêsu “hãy đến làm ánh sáng của Cha”, làm Mẹ trở thành một vị Thừa Sai
Bác Ái, thành “mẹ của người nghèo”, làm biểu hiện của lịng xót thương trước thế giới, và là
một chứng từ sống động cho tình yêu khát khao của Thiên Chúa.


Không đầy hai năm sau khi qua đời, căn cứ vào tiếng tăm thánh đức lẫy lừng của Mẹ cùng
với những thuận lợi xẩy ra, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho phép tiến hành việc
phong thánh cho Mẹ. Ngày 20/12/2002, Ngài đã chuẩn nhận sắc lệnh về các nhân đức anh
hùng và phép lạ của Mẹ.




</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Trích Dịch Từ Màn Điện Tốn Của Văn Phịng Tín Liệu
Phong Chân Phước Cho Mẹ Têrêsa Calcutta



(HTTP://WWW.MOTHERTERESACAUSE.INFO/)


<b>Mẹ Têrêsa Calcutta: Cuộc Đời</b>


<b>Một con người sống cho đời</b>


Agnes Gonxha Bojaxhiu, sau này là Mẹ Têrêsa, vào đời ngày 26/8/1910 ở
Skopje, Macedonia, theo huyết tộc Alnania. Cha của bé là một thương gia được trọng vọng
ở địa phương, qua đời khi bé mới được 8 tuổi, để lại mẹ của bé, một người phụ nữ sốt sắng
đạo hạnh, làm nghề thêu thùa như kế sinh nhai cho gia đình. Sau thời gian niên thiếu hiết
sức tham gia các hoạt động giáo xứ, Agnes đã rời gia đình vào tháng 9/1928 để nhập Nữ Tu
Viện Loreto ở Rathfarnam (Dublin), Ái Nhĩ Lan, nơi cô đã được trở thành thử sinh ngày
12/10 và mang tên Têrêsa, tên của vị thánh quan thày là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Thử sinh Agnes đã được nhà dòng Loreto sai đến Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6/1/1929. Khi
đến nơi, chị thử sinh này nhập tập viện ở Darjeeling. Chị tập sinh này đã khấn trọn đời như
là một sơ dòng Loreto ngày 24/5/1937, và sau đó sơ được gọi là Mẹ Têrêsa. Trong thời gian
sống ở Calcutta vào thập niên 1930 và 1940, sơ đã dạy ở Trường Trung Học đệ nhất cấp
Bengali Thánh Mary.


Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling, Mẹ Têrêsa đã nhận
được điều Mẹ gọi là “ơn gọi trong ơn gọi”, một ơn gọi làm phát sinh ra gia đình Thừa Sai
Bác Ái của các Sư Muội, Sư Huynh, Linh Mục và Cộng Tác Viên. Nội dung của ơn soi động
này được thể hiện nơi mục đích và sứ vụ Mẹ phác họa cho cơ cấu mới của Mẹ, đó là “làm
giản cơn khát vô cùng của Chúa Giêsu trên thập giá vì yêu thương vì các linh hồn”, bằng
“việc tận lực hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành phần nghèo nhất trong các
người nghèo”. Vào ngày 7/10/1950, hội dòng mới Thừa Sai Bác Ái được chính thức thành
lập như là một tổ chức tu trì đối với Tổng Giáo Phận Calcutta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

dòng này lan tới Âu Châu (ở Tor Fiscale ngoại ô Rôma) và Phi Châu (Tabora, Tanzania)
năm 1968.



Từ hậu bán thập niên 1960 cho đến năm 1980, hội dòng Thừa Sai Bác Ái phát triển cả về
địa dư khắp thế giới lẫn về nhân số phần tử. Mẹ Têrêsa đã thành lập những nhà ở Úc Đại
Lợi, ở Trung Đông và Bắc Mỹ Châu, cũng như mở nhà tập đầu tiên ở Ln Đơn ngồi
Calcutta. Năm 1979, Mẹ được giải thưởng Nobel Hịa Bình. Cũng trong năm nay đã có tới
158 cơ sở của hội dòng Thừa Sai Bác Ái.


Hội dòng Thừa Sai Bác Ái lan tới các nước Cộng sản vào năm 1979, với một nhà ở Zagreb,
Croatia, và vào năm 1980 một nhà ở Đông Bá Linh, cứ thể tiếp tục phát triển suốt thập niên
1980 và 1990 với những nhà ở hầu như tất cả mọi quốc gia Cộng sản, kể cả 15 cơ sở ở
Liên Sô trước đây. Tuy nhiên, cho dù đã nhiều lần cố gắng, Mẹ Têrêsa cũng không thể thiết
lập một cơ sở nào ở Trung Hoa.


Mẹ Têrêsa đã nói trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 10/1985, dịp kỷ niệm
thành lập 40 năm của tổ chức này. Vào ngày áp Lễ Giáng Sinh cùng năm, Mẹ đã mở “Món
Quà Yêu Thương” ở Nữu Ước, nhà đầu tiên Mẹ đã thiết lập cho các bệnh nhân bị chứng liệt
kháng AIDS. Những năm sau đó các nhà khác theo nhau xuất hiện, ở Hiệp Chủng Quốc
cũng như ở các nơi khác, đặc biệt dấn thân cho những ai mắc hội chứng liệt kháng này.
Từ cuối thập niên 1980 tới hết thập niên 1990, mặc dù tăng phát vấn đề sức khỏe, Mẹ
Têrêsa cũng du hành khắp thế giới về vấn đề khấn hứa của các tập sinh, vấn đề mở các nhà
mới, cũng như vấn đề phục vụ thành phần nghèo khổ và gặp tai ương hoạn nạn. Những
cộng đồng mới được thành lập ở Nam Phi Châu, ở Albania, Cuba và Iraq tàn khốc chiến
tranh. Cho tới năm 1997, con số Nữ Tu lên đến gần 4 ngàn phần tử, và được thiết lập ở hầu
hết 600 cơ sở ở 123 quốc gia trên thế giới.


Sau một mùa thu đi đến Rơma, Nữu Ước và Washington, với tình trạng sức khỏe suy yếu,
Mẹ Têrêsa trở lại Calcutta vào tháng 7/1997. Vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 5/9, Mẹ Têrêsa qua
đời ở Nhà Mẹ của Hội Dòng. Thân thể của Mẹ được chuyển đến Nhà Thờ Thánh Tôma, gần
nữ tu viện Loreto, nơi đầu tiên Mẹ đã đến Ấn Độ gần 69 năm trước. Hằng trăm ngàn người
thuộc tất cả mọi tầng lớp và mọi tôn giáo, từ Ấn Độ cũng như ngoại quốc đã tỏ lòng ngưỡng
mộ Mẹ. Mẹ đã được quốc táng vào Ngày Thứ Bảy 13/9/1997, thi thể của Mẹ đã được rước


trên chiếc xe đã từng chở thi thể của Mahandas K. Gandhi và Jawaharlal Nehru, qua các
đường phố Calcutta. Các vị tổng thống, thủ tướng, nữ hoàng và đặc sứ thay mặt quốc gia
trên khắp thế giới đã hiện diện trong cuộc lễ an táng Mẹ.


<b>Một con người được tuyên phong</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

qui định của Giáo Hội Cơng giáo. Sau đây là tiến trình phong thánh cho Mẹ, khởi đầu là bậc
chân phước.


23/10/1997, tức mới có gần 2 tuần Mẹ qua đời, hay 10 ngày sau khi Mẹ được an táng,
ĐTGM Henry D’Souza đã thỉnh nguyện Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chuẩn chước cho
trường hợp của Mẹ qui định thời hạn 5 năm sau khi qua đời, để ngài có thể bắt đầu những
bước đòi hỏi đầu tiên ở giáo phận của ngài.


12/12/1998, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ban chuẩn chước cho vị TGM này.


19/3/1999, Các vị bề trên tổng quyền của dòng Các Thừa Sai Bác Ái chỉ định linh mục Brian
Kolodiejchuk, MC, làm Cáo Thỉnh Viên thay họ làm việc trong tiến trình tuyên phong này.
8/4/1999, các ĐGM thuộc miền Tây Bengal Ấn Độ đồng ý Hồ Sơ Tuyên Phong trước hạn kỳ
5 năm.


21/4/1999, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chứng nhận không gì ngăn trở “Nihil Obstat”
cho hồ sơ tuyên phong.


6/6/1999, Sơ M. Lynn Mascarenhas, MC, được chỉ định làm phó cáo thỉnh viên.


11/6/1999, vị cáo thỉnh viên nộp thỉnh nguyện lên ĐTGM Calcutta xin bắt đầu việc điều tra ở
cấp giáo phận, đồng thời ngài cũng gửi kèm theo tiểu sử của Mẹ và danh sách các nhân
chứng.



12/6/1999, ĐTGM công khai công bố thỉnh nguyện thư tuyên phong của cáo thỉnh viên và
tuyên bố việc ngài bắt đầu Hồ Sơ Phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Tơi Tớ Chúa là
Mẹ Têrêsa Calcutta.


26/7/1999, Thánh Lễ Chính Thức Tiến Trình Tuyên Phong tại Nhà Thờ Thánh Maria ở
Calcutta. ĐTGM đã ban hành lời thề cho 12 phần tử thuộc Nhóm Tìm Hiểu Của Giáo Phận.
Thánh Lễ này mở màn cho giai đoạn nghiên cứu, phỏng vấn với những nhân chứng và xem
xét các văn kiện và tài liệu liên quan đến đời sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa. Công việc
này được kết thúc vào tháng 8/2001, với 80 tập tài liệu, mỗi tập dầy khoảng 450 trang, để
trình bày cho Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh.


15/8/2001, buổi kết thúc ở Nhà Thờ Thánh Maria về Việc Giáo Phận Tìm Hiểu Đời Sống,
Nhân Đức và Tiếng Tăm Thánh Thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta Đầy Tớ Chúa. Vị cáo thỉnh
viên mang Các Việc Tìm Hiểu Của Giáo Phận đến Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ở
Rôma.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

22/9/2001, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh tuyên bố hiệu thành Việỉc Tìm Hiểu của Giáo
Phận Calcutta và Những Lời Khai Nhân Chứng. Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chỉ định
Đức Ơng José Luis Gutiérrez Gómez làm Tường Trình Viên.


26/4/2002, Điều Kiện Phong Thánh được hồn tất và đệ trình lên Thánh Bộ Điều Tra Phong
Thánh để cứu xét.


20/12/2002, tại Điện Vatican của Tòa Thánh, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ĐHY
Saraiva Martins đã công bố 17 sắc lệnh về 7 vị tân chân phước, 7 vị thánh mới và 3 vị đáng
kính. Trong 7 vị tân chân phước có Mẹ Têrêsa Calcutta. Giáo Hội đã xác nhận việc khỏi
chứng xưng bướu bao tử của chị Monika Besra, một chứng bệnh không thể mổ như các vị
bác sĩ của chị cho biết, là một phép lạ do Mẹ Têrêsa làm để đáp lại lời cầu của chị phụ nữ
Ấn Giáo này đã tin tưởng đặt bức ảnh của Mẹ lên chỗ dạ dầy của chị.



<b>Mẹ Têrêsa Calcutta: Di Sản</b>


<b>Huân Chương</b>


Trong số 124 Bằng Tưởng Thưởng Mẹ nhận được, trong đó
có 10 bằng đặc biệt là:


1. Padmashree Award (từ Tổng Thống Ấn Độ) 8/1962;
2. Pope John XXIII Peace Prize 1/1971;


3. John F. Kennedy International Award 9/1971;


4. Jawahalal Nehru Award for International Understanding 11/1972;
5. Templeton Prize for "Progress in Religion" 4/1973;


6. Nobel Peace Prize 12/1979;


7. Bharat Ratna (Jewel of India) 3/1980;


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9. Gold Medal of the Soviet Peace Committee 8/1987;
10. United States Congressional Gold Medal 6/1997.


<b>Sự Nghiệp</b>
7/10/1950:


Hội dòng Thừa Sai Bác Ái được chính thức hình thành trước Giáo quyền. (Bấy giờ hội dịng
mới có 12 người. Người đầu tiên theo Mẹ vào tháng 3/1949. Người thừa kế đầu tiên thay Mẹ
làm bề trên tổng quyền của cả hai ngành hoạt động và chiêm niệm là Sơ M. Nirmala, MC).
25/3/1963:


Ngành NamThừa Sai Bác Ái được chính thức thành hình ở Calcutta. (Cha Ian Travers-Ball,


SJ, dịng Tên đã gia nhập ngành này năm 1965, với tên gọi là Sư Huynh Andrew, MC, và là
bề trên tiên khởi của ngành nam. Bề trên tổng quyền của ngành nam được gọi là Tổng Phục
Vụ [The Servant General] và vị Tổng Phục Vụ hiện nay là Sư Huynh Yesudas, MC)


3/1969:


Ngành Cộng Tác Viên của Mẹ Têrêsa được chính thức bắt đầu. (Ngành này bao gồm tất cả
mọi giáo dân, thuộc đủ mọi tôn giáo, quốc gia và nếp sống, muốn cùng với Mẹ Têrêsa làm
giãn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Thiên Chúa, bằng việc hiến dâng cho Ngài
tình yêu của họ và làm cho tình yêu của Ngài được cảm nhận, cách riêng nơi thành phần
nghèo nhất trong các người nghèo, nhất là nơi những ai thuộc gia đình riêng của các phần
tử ngành này. Ngành Cộng Tác Viên giáo dân đây cịn có thể được thực hiện bởi một người
“Cộng Sự Viên Bệnh Nhân và Đau Khổ” với một vị Thừa Sai Bác Ái).


25/6/1976:


Ngành chiêm niệm Nữ được thành hình ở Nữu Ước. (Sứ vụ của các nữ tu MC ngành chiêm
niệm này là tìm kiếm các linh hồn nghèo nhất trong các người nghèo qua việc tông đồ cầu
nguyện, nhất là việc tôn thờ Thánh Thể, cũng như qua các hoạt động tình thương về tinh
thần)


19/3/1979:


Ngành chiêm niệm Nam được thành hình ở Rôma. (Dưới sự hướng dẫn của Cha Sebastian
Vazhakala, MC, ngành nam chiêm niệm đã chính thức cộng nhận như một hội dịng thuộc
giáo phận ở Rơma vào năm 1993).


1980:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

hướng của Chị Thánh Têrêsa Nhỏ trước đây. Chương trình này đã được các vị giám mục cổ


võ và lan truyền đến nhiều dòng tu khác nhau).


16/4/1984:


Ngành Thừa Sai Bác Ái Giáo Dân được thành hình. (Mục đích là để giáo dân sống đời sống
thiêng liêng được tổ chức theo đặc sủng của Mẹ Têrêsa).


13/10/1984:


Ngành Thừa Sai Bác Ái Linh Mục được thành hình ở Bronx,
Nữu Ước. (Cha Joseph Langford đã cộng tác vào việc thành lập ngành này. Mục đích của
ngành này là để tạo cơ hội cho các vị linh mục phục vụ người nghèo nhất trong các người
nghèo, giúp vào việc thiêng liêng cho gia đình Thừa Sai Bác Ái, cũng như để truyền bá linh
đạo cùng sứ vụ của Mẹ Têrêsa. Ngành này đã trở thành một hội dòng thuộc giáo phận ở
Tijuana, Mễ Tây Cơ năm 1992. Như thế, ngành nữ chiêm niệm và hoạt động chỉ là một
dịng, thì ngành nam, kể cả Sư Huynh và Linh Mục, lại có ba dòng (ngành chiêm niệm Nam
MC, ngành Sư Huynh MC và ngành Linh Mục MC). Nhưng tất cả đều có một mục đích duy
nhất là thực hiện đặc sủng của Mẹ Têrêsa, người “Mẹ” duy nhất của tất cả các ngành, trong
việc làm giãn cơn khát của Thiên Chúa, bằng đời sống thánh thiện cũng như bằng việc phục
vụ phần rỗi và thánh hóa thành phần nghèo nhất trong các người nghèo).


Khi Mẹ Têrêsa qua đời 5/9/1997, tổng số Chị Em Thừa Sai Bác Ái là 3.914 ở 594 cộng đồng
tại 123 quốc gia trên khắp thế giới. (Có thể vì nhiều ngành khác nhau như được kể đến trên
đây mà con số này hơi khác với con số được Zenit phổ biến ngày 29/8/2003 như sau: “Vào
năm 1997, năm đấng sáng lập qua đời, dịng này có 456 nhà ở 101 quốc gia, giờ đây, kể cả
10 nhà nguyên trong năm 2003 này, tất cả số nhà lên đến 710 ở 132 quốc gia. Theo niên
giám 2003 của Tòa Thánh dòng này có 4.690 nữ tu kể cả tập sinh”).


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

• “Hãy làm những sự bình thường với một tình u phi thường”.



• “Chúng ta hãy thương u nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta.
Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra
sao? Ở việc cùng nhau cầu nguyện”.


• “Thiên Chúa đã bảo chúng ta rằng ‘Hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình’. Bởi vậy
trước hết tơi phải u bản thân tơi một cách thích đáng, rồi yêu thương tha nhân của mình
như bản thân mình. Thế nhưng làm sao tơi có thể u bản thân mình trừ phi tơi chấp nhận
bản thân tơi như Thiên Chúa đã dựng nên tơi?”


• “Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để yêu thương và được thương yêu, và đây là khởi
đầu của việc cầu nguyện, đó là biết rằng Ngài u thương tơi, tơi được dựng nên cho những
gì là cao cả”.


• “Những việc làm yêu thương bao giờ cũng là những việc làm hịa bình”.
<i>Về gia đình</i>


• “Gia đình cùng nhau cầu nguyện là gia đình cùng nhau chung sống, và nếu họ cùng nhau
chung sống họ sẽ yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người trong
họ”.


• “Con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa ban cho gia đình. Mỗi một con trẻ được dựng nên
theo hình ảnh đặc biệt và tương tự như Thiên Chúa cho những sự cao cả, đó là yêu thương
và được thương u”.


<i>Về tình đồn kết</i>


• “Điều tơi làm được q vị lại khơng làm được. Điều q vị có thể làm thì tơi lại bất lực. Thế
nhưng, cùng nhau chúng ta vẫn có thể làm một điều gì tuyệt vời cho Thiên Chúa”.


<i>Về hoạt động và chiêm niệm</i>



• “Chúng ta khơng phải là những cán sự xã hội. Trước mắt một số người chúng ta đang làm
việc xã hội, nhưng chúng ta cần phải là những con người chiêm niệm giữa lòng thế giới”.
<i>Về sự thánh thiện</i>


• “Thánh thiện khơng phải là vấn đề hào nhoáng của một số người; thánh thiện chẳng qua
chỉ là một nhiệm vụ đối với quí vị và đối với tôi mà thôi”.


<i>Về cảm nghiệm phục vụ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

trả lời của tôi rất dễ thôi. Tôi sẽ nói rằng: ‘Tơi đói khát, tơi chết mất, tơi lạnh lẽo, tơi đau đớn’
hay một câu nào đó. Thế nhưng, chị đã cho tơi cịn hơn thế nữa. Chị đã cho tơi tấm lịng ưu
ái tri ân của chị. Và chị đã chết với một nụ cười trên khn mặt.


“Sau đó chúng tơi đã nhặt được một người đàn ông ở một cái cống rãnh, một nửa thân mình
đã bị sâu bọ rúc rỉa, và sau khi chúng tôi đã mang ông ta vào nhà, ông chỉ nói rằng: ‘tơi đã
sống như một con thú trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu
thương và chăm sóc’. Đoạn, sau khi chúng tôi đã lấy hết mọi thứ sâu bọ khỏi mình mẩy của
ơng, tất cả những gì ơng nói với chúng tôi kèm theo nụ cười tươi là ‘Sơ ơi, tôi sắp về cùng
Thiên Chúa’, rồi ông tắt thở. Thật là tuyệt vời khi chứng kiến thấy sự cao cả của con người
đàn ơng đã có thể nói như thế mà khơng trách cứ bất cứ một ai, khơng so sánh bất cứ sự gì.
Như một thiên thần, đó là sự cao cả của con người phong phú về tinh thần ngay cả trong lúc
nghèo khổ về vật chất”.


<b>Nhận định</b> (của ĐTC Gioan Phaolơ II)


• “Nơi nụ cười, lời nói và việc làm của Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu lại
bước đi trên các nẻo đường thế giới như người Samaritanơ Nhân Lành”.


• “Hành trình khắp các nẻo đường thế giới, Mẹ Têrêsa đã ghi dấu vết lịch sử thế kỷ của


chúng ta: Mẹ đã can đảm bênh vực sự sống; Mẹ đã phục vụ tất cả mọi người, bao giờ cũng
đề cao phẩm giá của họ và lịng trọng kính đối với họ; Mẹ làm cho ‘những ai bị mát mát sự
sống’ cảm thấy sự êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, cảm thấy Người Cha yêu thương tất cả
mọi tạo vật của Ngài. Mẹ đã làm chứng cho Phúc Âm bác ái, một Phúc Âm được nuôi


dưỡng bằng việc tự nguyện ban phát bản thân mình cho đến chết… Chớ gì gương sáng bác
ái của Mẹ trở thành nguồn an ủi và đổi thay cho gia đình thiêng liêng của Mẹ, cho Giáo Hội
cũng như cho tồn thể nhân loại”.


• “Chúng ta đã quá rõ đâu là bí mật của Mẹ, đó là Mẹ được tràn đầy Chúa Kitơ, nhờ đó,
Mẹ đã nhìn thấy mọi người với con mắt và bằng trái tim của Chúa Kitô… Bởi thế Mẹ đã
không ngần ngại ‘thừa nhận’ người nghèo như con cái của Mẹ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

• “Chúng ta đừng bao giờ quên tấm gương cao cả Mẹ Têrêsa để lại cho chúng ta, chúng
ta đừng nhớ đến tấm gương này chỉ bằng lời nói mà thơi! Chúng ta hãy ln can đảm lấy
con người làm ưu tiên”.


“Mẹ Têrêsa đã sống cho người nghèo. Thế nhưng, giờ đây thế giới đã
trở nên nghèo hơn nữa từ đó, từ tối ngày Thứ Sáu 5/9, tối Mẹ đã không thể chống trả nổi
cuộc tấn cống cuối cùng của bệnh tim và đã chết tại nhà mà Mẹ và chị em của Mẹ đã sống ở
Calcutta từ thập niên 1940. Mẹ hưởng thọ 87 tuổi và dung nhan của Mẹ, nhỏ nhắn như toàn
thân của Mẹ, và hết sức nhăn nheo, đã trở thành một thứ tuyệt phẩm của đức bác ái cũng
như của việc Mẹ hoàn toàn hiến thân cho kẻ khác. Mẹ được gọi là Mẹ của kẻ nghèo. Thế
nhưng, ngay trong số các hình thức khác nhau của bần cùng, Mẹ Têrêsa đã sống đến mức
độ tận cùng, như tình của Mẹ đã triệt để và hồn tồn u Chúa Kitơ. Mẹ đã muốn sống với
thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, và trong cuộc tìm kiếm này Mẹ đã làm cho
thế giới, kẻ có tín ngưỡng cũng như vơ tín ngưỡng, đọc được những trang Phúc Âm sống,
một thứ Phúc Âm tác động giữa những chiếm đạt và mẫu thuẫn của thời đại chúng ta. Cái
chết của Mẹ Têrêsa đã gây xúc động và đau buồn sâu xa khắp thế giới. Đức bác ái của Mẹ
đã lưu dấu vết ở hết mọi lục địa” (câu cuối cùng này là của ĐTGM Angelo Comastri, TGP


Loreto).


<b>Mẹ Têrêsa Calcutta: Bí Mật Cuộc Đời </b>


Ðộng lực nào đã làm cho Mẹ Têrêsa Calcutta trở thành biểu hiệu bác ái Kitô giáo giữa thế
giới Ấn giáo?


Đây là một bí mật được Cha Brian Kolodiejchuk, một trong 3 vị cộng tác mở ngành nam cho
Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa, cũng là vị linh mục cáo thỉnh viên phong thánh cho
Mẹ, đã nghiên cứu (hồ sơ phong thánh gồm 80 cuốn sách), khám phá và tiết lộ cho biết
trong cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit như sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

đuối lại đi ra các đường phố ở Calcutta cũng như trên thế giới để băng bó các vết đau của
những người cùi lở và chăm sóc “những kẻ vất vưởng” ở những xã hội tân tiến?


<b>Đáp</b> Tơi nghĩ cái chìa khóa để mở đời sống của Mẹ chính là sự kiện Mẹ là một phụ nữ
hoàn toàn say yêu Chúa Giêsu. Chúng đã thấy các bản viết thời Mẹ cịn trẻ, trong đó Mẹ nói
rằng Chúa Giêsu là mối tính đầu của Mẹ. Mẹ đã nói chẳng khác gì như một đứa con gái phải
lịng. Đối với thì việc Mẹ hiến thân cho thành phần bần cùng nhất, thành phần nghèo khổ
nhất trong các người nghèo, là một đáp ứng của ơn gọi ấy. Ngay cả trong những giây phút
tăm tối, Mẹ cũng tin rằng đó là một ơn gọi chân thực phát xuất từ Chúa Giêsu. Mẹ thâm tín
về câu Mẹ thường nói “Việc làm của Thiên Chúa”. Mẹ cảm thấy mình là cái bút của Thiên
Chúa, là dụng cụ của Ngài.


<b>Vấn</b> Mỗi một cuộc phong chân phước đều là một sứ điệp đối với thế giới. Vậy sứ điệp
Giáo Hội đang gửi cho thế giới đây là gì khi loan báo việc phong chân phước cho Mẹ
Têrêsa?


<b>Đáp </b> Sứ điệp chính yếu của Mẹ là tình yêu, tình yêu với Thiên Chúa, không phải chỉ với
tha nhân. Vào lúc Mẹ cảm thấy tiếng gọi thành lập hội dòng Thừa Sai Bác Ái, Mẹ cảm thấy


một cơn thử thánh nội tâm dữ dội; đó là một cảm nghiệm thiêng liêng Mẹ khơng cảm thấy an
ủi. Tuy nhiên, cũng trong những lúc bị thử thách ấy, chính tình u đã dẫn Mẹ đến việc đáp
lại sứ vụ của Mẹ. Có lần, khi cơng khai tuyên dương Mẹ, Thủ Tướng Ấn Độ là Indira Gandhi
đã nói những lời đại khái như sau: “Trong thế giới hôm nay, một thế giới yêu cuồng sống vội,
con người ta dễ quên đi những điều thiết yếu. Mẹ Têrêsa dạy cho chúng ta rằng tình yêu là
những gì thiết yếu nhất”.


Ngoài ra, đời sống của Mẹ đầy những tấm gương yêu thương những
người khác nữa, chẳng những người nghèo mà còn tất cả những người Mẹ gặp, như chị em
dòng Thừa Sai Bác Ái, dân chúng đến thăm Mẹ. Thật vậy, Mẹ Têrêsa để lại cho chúng ta sứ
điệp là hãy làm những điều thơng thường bằng tình yêu phi thường. Khi Mẹ nói với người
Mẹ gặp, Mẹ bảo rằng thái độ ấy không phải là thái độ chỉ sống với người nghèo: người ta
phải bắt đầu yêu thương các phần tử gia đình của mình, thành phần cần lời khích lệ. Người
ta phải bắt đầu bằng yêu thương một người họ biết, một con người có thể cần đến một lá
thư, người ta phải bắt đầu yêu thương bằng nở một nụ cười với người thiếu thốn. Tuy nhiên,
chúng ta cịn có thể thấy đức tin cũng là một trong những nhân đức nổi bật của Mẹ, bởi vì,
bằng khơng, người ta khơng thể nào yếu như thế được, từ sáng cho tới khuya, ngủ ba bốn
tiếng một đêm, từng ngày sống hiến mình cho thành phần thiếu thốn nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Đáp</b> Có hai cái khó khăn đặc biệt. Khó khăn thứ nhất đó là việc thu thập hay tìm kiếm tất
cả mọi tín liệu có thể, vì việc này nhắm đến vấn đề thu thập tài liệu, chứng từ, sự kiện từ dân
chúng trên khắp thế giới. Trong tiến trình này, chúng tôi đã thu thập được trên 8 ngàn văn
kiện, 80 bộ tài liệu bao gồm các chứng từ và bài viết. Tiến trình này cũng thu thập được các
chứng từ của 113 người về đời sống của Mẹ, nhân đức và tiếng tăm thánh đức của Mẹ.


Tuy nhiên, có cả bao nhiêu trăm con người vì khơng đến được đã
gửi chứng từ của họ tới. Chúng tôi không chỉ mãn nguyện thực hiện công việc bất khả thiếu
mà thôi. Chúng tôi đã làm nhiều hơn mức tối thiểu, vì làm thế mới hiểu được con người Mẹ
hơn nữa. Vấn đề khó khăn thứ hai là việc viết “positio”, tức bản văn chất chứa tất cả mọi
chứng từ, việc làm, văn kiện được ghi nhận để làm nền tảng phong chân phước của Mẹ. Vì


có q nhiều tài liệu mà nó khơng phải là một chuyện dễ làm tí nào cả. Chúng ta đã có thể
tin tưởng vào một nhóm người rất tốt, bao gồm linh mục, nữ tu và giáo dân, thiện nguyện
viên, nhóm người đã làm cho mọi sự của việc làm này khả đạt.


<b>Vấn</b> Cha có khám phá ra những khía cạnh của Mẹ Têrêsa cịn kín ẩn khi cha thực hiện
công việc nghiên cứu khổng lồ này chăng?


<b>Đáp</b> Chúng ta cần biết là tính cách giản dị của Mẹ đã thực sự che đậy một chiều sâu rất ít
người biết tới hay nghĩ ra. Khi Mẹ bắt đầu hội dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 36 tuổi, Mẹ đã
cho thấy nơi các bản viết của Mẹ mức độ trưởng thành lạ lùng về đời sống thiêng liêng.
Chúng ta biết rằng một con người nổi tiếng khắp thế giới về thánh đức và có một sức thu hút
phi thường thì phải có một cái gì đó. Thế nhưng, cái đó là cái gì? Đó là cái bí mật của Mẹ.
Nội tâm của Mẹ, đời sống thiêng liêng của Mẹ, tình yêu thương của Mẹ ngay cả trong những
cơn thử thách, giờ đầy đã được tỏ lộ.


<b>Vấn</b> Trong những tháng gần đây vấn đề “đêm tối tăm” đã được đề cập tới, một thứ đêm
tơí tăm mà Mẹ Têrêsa, như những nhà thần bí, đã trải qua trong những giai đoạn quan trọng
của đời sống Mẹ. Đêm tối tăm này xẩy ra như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

được nỗi khổ đau của Chúa Kitô khi Người kêu lên từ thập giá: “Chúa Trời ơi, Chúa Trời ơi,
sao Chúa lại bỏ rơi tôi?”.


Tuy nhiên, “đêm tối tăm” này, nỗi đau khổ này, cịn được gây
ra bởi việc tơng đồ nữa, bởi tình yêu tha nhân nữa. Vì yêu mến Chúa Kitô, Mẹ cũng hiểu
được nỗi khổ đau của kẻ khác, hiểu được nỗi cơ đơn của họ cũng như tình trạng họ xa cách
Thiên Chúa. Bởi thế, “đêm tối tăm” của Mẹ Têrêsa là vì chiều kích lưỡng diện mà tình yêu
của tu sĩ nam nữ cảm thấy, trước hết là tình yêu “phu thê”, tình yêu của Mẹ với Chúa Kitơ,
tình u dẫn Mẹ đến chỗ liên kết với những khổ đau của Người, và sau đó, là tình u “cứu
chuộc”, tình u dẫn đến chỗ thơng phần vào việc cứu độ, vào việc loan truyền cho kẻ khác
tình yêu của Thiên Chúa, để họ khám phá ra ơn cứu độ nhờ nguyện cầu và hy sinh. Bởi thế,


đêm tối tăm là một cuộc thử thách yêu thương hơn là một cuộc thử thách đức tin. Mẹ không
chịu khổ bởi khơng cảm thấy được tình u Chúa Giêsu cho bằng Mẹ chịu khổ vì lịng Mẹ
mong ước Chúa Giêsu, lòng mẹ khao khát Chúa Giêsu, khao khát yêu thương. Mục đích
của hội dịng này chính là việc làm cho Chúa Giêsu giản cơn khát thập giá bằng tình chúng
ta yêu mến Người và việc chúng ta dấn thân cho các linh hồn. Mẹ không những chia sẻ cảnh
nghèo khổ về thể lý và vật chất với người nghèo, Mẹ còn cảm thấy nỗi khát khao, cảnh bị bỏ
rơi của thành phần này nữa. Thật vậy, cái nghèo khổ lớn nhất không phải là không được yêu
mà là bị loại bỏ.


<b>Vấn </b> Có một số nhật báo hay cơ quan thông tin đã cố gắng phủ nhận đặc tính lạ lùng của
việc chữa lành là việc mở cửa cho tiến trình phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta.
Câu chuyện này thật sự ra sao?


<b>Đáp </b> Đó là trường hợp của một phụ nữ Ấn Độ tên là Monika Besra, người đã được chữa
lành vào ngày 5/9/1998, ngày kỷ niệm đệ nhất chu niên Mẹ Têrêsa qua đời. Một đàng chị
phụ nữ này bị chứng tubercular meningitis. Đàng khác, chị lại có một cái bướu lớn ở bụng
phát xuất từ buồng trứng bên phải. Cái bướu này đã biến mất ngoài mọi giải thích của y
khoa, như ủy ban khoa học đã chứng thực khi khảo sát trường hợp này. Thực sự là chứng
tubercular meningitis có thể chữa được, như một số nhật báo nói, bằng tác dụng của thuốc
men. Tuy nhiên, như thế lại không phải là một phép lạ. Phép lạ ở đây là việc chữa lành này
đột nhiên xẩy ra, trong vòng một đêm, và là một việc chữa lành khỏi chỗ xưng không thể cắt


nghĩa nổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Chân Phước Têrêsa Calcutta thực hiện một phép lạ thứ hai?</b>


Thật vậy, có một vị linh mục Ấn Độ nói rằng nhờ lời chuyển cầu của Mẹ mà chứng bệnh sạn
thận của ngài đã được khỏi cách lạ lùng.


Vị linh mục này là Cha V. M . Thomas ở Guwahati, Assam, vị đã từng biết và làm việc với


Mẹ Têrêsa 10 năm. Theo ngài thì bệnh sạn thận của ngài đã từng làm cho ngài hết sức đớn
đau ở bụng đã biến mất vì lời chuyển cầu của người nữ tu chân phước ấy.


Vị linh mục này tường thuật rằng viên sạn này đã biến mất một cách lạ lùng sau khi ngài
dâng Lễ và cầu cùng Mẹ Têrêsa ngày 5/9, dịp mừng kỷ niệm 10 năm qua đời và vào trước
ngày hẹn mổ xẻ của ngài.


“Cuộc giải phẫu của tôi được ấn định vào ngày 6/9, nếu khơng có gì tình cờ xẩy ra. Bác sĩ giải
phẫu của tôi đã cho phép tôi được rời bệnh viện để cử hành Lễ Shishu Bhav an, một tu viện
của Dòng Thừa Sai Bác Ái. Trong khi cử hàng Thánh Lễ, tôi đã xin tín hữu hãy cầu nguyện
cho tơi đặc biệt qua lời chuyển cầu của Mẹ Têrêsa”.


Ngày hôm sau, khi việc chụp quang tuyến trước khi mổ được thực hiện xong thì bác sĩ
khơng cịn thấy viên sạn đâu nữa.


“Các bác sĩ của tôi đã chứng thực rằng trường hợp của tôi là một phép lạ”.


ĐTGM Thomas Menamparampil ở Guwahati đã đồng ý rằng việc phục hồi của vị linh mục
“là những gì vượt trên và vượt ngồi việc giải thích theo khoa học và lồi người”.


Phép lạ đầu tiên đã giúp Mẹ Têrêsa Calcutta trở thành chân phước là phép lạ Mẹ chuyển cầu
thực hiện xẩy ra vào văn 2002 nơi một người đàn bà bị cuục bướu ở bụng. Nếu những gì
được tả cho biết trong bài này cơng nhận thì phép lạ này đẩy mạnh tiến trình phong hiển
thánh cho mẹ.


<i>Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/10/2007</i>


<b>Tác phẩm mới về Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta và đời sống nội tâm của Mẹ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Sáng Của Cha</i>”, một tác phẩm bao gồm những gì Mẹ Têrêsa đã viết, nhưng lại là những gì chỉ


được biết đến trong tiến trình phong chân phước cho Mẹ, và được vị linh mục Brian
Kolodiejchuk, một trong 3 vị cộng tác viên với Mẹ mở ngành nam cho Dòng Thừa Sai Bác Ái,
cũng là vị linh mục cáo thỉnh viên lo án phong chân phước và phong thánh cho Mẹ, lấy ra từ
tập hồ sơ phong thánh gồm 80 cuốn sách.


Tác phẩm mới này đã được Cha Brian Kolodiejchuk đích thân biếu dâng Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI vào cuối Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 5/9/2007 ở Vatican. Nhân ngày kỷ
niệm 10 năm băng hà này của Chân Phước Têrêsa Calcutta, mạng lưới điện tốn tồn cầu
Zenit đã phỏng vấn cha về tác phẩm mới này và về đời sống nội tâm của Mẹ.


<b>Vấn</b>: <i>Đời sống nội tâm phi thường của Mẹ Têrêsa được khám phá ra sau khi Mẹ qua đời. Không kể</i>
<i>các vị linh hướng của Mẹ, làm thế nào mà không một ai biết Mẹ khơng biết gì về đời sống này, nhất là</i>
<i>về tình trạng khổ đau trước cơn tăm tối thiêng liêng của Mẹ?</i>


<b>Đáp</b>: Khơng ai biết được gì về đời sống nội tâm của Mẹ, vì các v ị linh hướng của Mẹ đã
giữ kín những bức thư đó. Các vị linh hướng Dịng Tên có một số, một số được giữ ở tư dinh
của vị tổng giám mục, và Cha Joseph Neuner, một vị linh hướng khác, cũng có một ít.


Những bức thư này được khám phá ra khi chúng tơi tìm kiếm những văn bản cho án phong
chân phước.


Khi còn sống, Mẹ Têrêsa đã yêu cầu đừng phổ biến những gì về tiểu sử của Mẹ.


Mẹ đã xin ĐTGM Ferdinand Perier ở Calcutta đừng nói với vị giám mục khác về việc những
gì đã được bắt đầu. Mẹ nói: ‘Xin đừng cho ngài biết bất cứ điều gì từ ban đầu, vì một khi
người ta biết đến thuở ban đầu, thì theo như lời Mẹ được Chúa thầm nhủ cho biết, người ta
sẽ chú ý tới con hơn là tới Chúa Giêsu’.


Mẹ vẫn nói rằng: ‘Cơng việc Chúa làm. Đó là việc làm của Thiên Chúa’.



Ngay cả những chị em thân cận nhất cũng chẳng hề biết gì tới đời sống nội tâm của Mẹ.
Nhiều chị nghĩ rằng Mẹ đã sống rất thân mật với Thiên Chúa để giúp Mẹ dấn thân trước
những khó khăn của hội dịng cũng như cảnh nghèo khốn về vật chất Mẹ phải chịu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Đáp</b>: Mẹ Têrêsa đã thực hiện lời khấn này vào năm 1942, đó là khơng từ chối Chúa bất cứ
điều gì.


Sau đó chẳng bao lâu đã có những bức thư cảm hứng của Mẹ xuất phát từ Chúa Giêsu. Ở
một trong hai bức thư, nếu khơng muốn nói là ở cả hai bức, khi thúc đẩy Mẹ tuyên khấn,
Chúa Giêsu đã nói: ‘Chẳng lẽ con từ chối làm việc này với Cha hay sao?’


Bởi thế, lời khấn này là nền tảng cho ơn gọi của Mẹ. Sau đó quí vị thấy ở những bức thư cảm
hứng của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm cho ơn gọi của Mẹ trở nên rõ ràng hơn.


Bởi thế Mẹ đã tiến bước, vì Mẹ đã biết được Chúa Giêsu muốn gì. Mẹ được tác động bởi ý
nghĩ về nỗi khát vọng của Người và nỗi khổ đau của Người vì thành phần nghèo khổ không
biết đến Người, nên họ không mong muốn Người.


Đó là một trong những gì là nồng cốt khiến Mẹ chịu đựng những thử thách của đêm tối tăm.
Vì Mẹ nắm chắc ơn gọi của mình và lời khấn ấy mà ở một trong những bức thư Mẹ đã nói:
‘Tơi đã đi đến chỗ muốn hủy bỏ thì bấy giờ tơi nhớ tới lời khấn này, và nó đã làm tôi vươn
lên’.


<b>Vấn</b>: <i>Vấn đề “đêm tối tăm” của Mẹ Têrêsa được bàn tán rất nhiều. Nó được tác phẩm của Cha diễn</i>
<i>tả như là một “cuộc tử đạo bởi lòng mến”. Yếu tố này, tức lòng Mẹ khát khao Thiên Chúa, phần lớn</i>
<i>đã bị mất mát. Cha có thể diễn tả điều này hay chăng?</i>


<b>Đáp</b>: Có một cuốn sách đáng đọc để hiểu một chút về những điều này đó là cuốn “Ngọn
Lửa Nung Nấu” của Cha Thomas Dubay.



Trong cuốn sách này của Cha Dubay, ngài đã nói đến cái đớn đau thực sự của nỗi mất mát
và một thứ đớn đau của lòng khát vọng, mà cái đớn đau của lòng khát vọng là cái gì đớn
đau hơn.


Như Cha Dubay diễn tả, trên con đường tiến đến mối hiệp nhất chân thực với Thiên Chúa,
có giai đoạn thanh tẩy được gọi là đêm tối tăm, sau đêm tối tăm này, linh hồn tiến tới giai
đoạn thần hiệp và thực sự hiệp nhất với Thiên Chúa.


Giai đoạn thanh tẩy đối với Mẹ Têrêsa dường như xẩy ra trong thời gian Mẹ được đào luyện
ở Loretto.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Cha Celeste Van Exem, vị linh hướng của Mẹ vào lúc ấy, đã nói rằng có thể vào năm 1946
hay 1945 Mẹ đã tiến gần đến chỗ thần hiệp.


Sau đó, có một chi tiết cho thấy thời điểm xẩy ra những điều linh hứng và những lời Chúa
thầm nhủ, thời điểm trăn trở về đức tin ngưng đọng.


Về sau Mẹ đã viết cho Cha Neuner để cho biết rằng: “Bấy giờ cha biết nó xẩy ra như thế nào
rồi. Bấy giờ hầu như Chúa ban mình hồn tồn cho con. Sự ngọt ngào và niềm an ủi cùng với
mối hiệp nhất của 6 tháng ấy trôi qua quá mau”.


Bởi vậy Mẹ Têrêsa đã trải qua 6 tháng sâu xa hiệp nhất, sau những lời Chúa thầm nhủ và
trạng thái thần hiệp. Mẹ đã được ở trong trạng thái hiếp nhất biến đổi thực sự. Tới lúc bấy
giờ đêm tối tăm mới trở lại.


Tuy nhiên, bấy giờ đêm tối tăm Mẹ trải qua là đêm tối tăm trong mối hiệp nhất với Thiên
Chúa – bởi vậy không phải là Mẹ đã được hiệp nhất rồi lại đánh mất nó đi. Mẹ mất đi niềm
an ủi của mối hiệp nhất và cảm thấy trăn trở giữa nỗi khổ đau mất mát và nỗi sâu xa khát
vọng, một nỗi khát khao thực sự.



Như Cha Dubay đã nói: ‘Có những lúc chiêm niệm là một cái gì hoan lạc, song cũng có
những lúc nó là một khát vọng mãnh liệt’. Thế nhưng, nơi trường hợp của Mẹ Têrêsa, ngoại
trừ một tháng vào năm 1958, Mẹ đã khơng có niềm an ủi của mối hiệp nhất này.


Mẹ đã nói trong một bức thư rằng: ‘Không đâu thưa Cha, con không lẻ loi một mình, con có
đêm tối của Người, con có nỗi khổ của Người, con kinh khủng khát khao Thiên Chúa. u và
khơng được u, con biết con có Chúa Giêsu trong mối hiệp nhất liên lỉ, vì tâm trí của con
gắn chặt vào Người và chỉ vào một mình Người mà thôi’.


Cảm nghiệm tối tăm của Mẹ trong mối hiệp nhất là những gì rất họa hiếm nơi các thánh
nhân, vì đối với hầu hết các vị, cuối cùng là mối hiệp nhất khơng cịn bị tăm tối nữa.


Bởi thế, tình trạng khổ đau của Mẹ, theo ngơn từ của thần học gia Đaminh là Cha Reginald
Garrigou-Lagrange, có tính cách đền bồi, chứ khơng phải thanh tẩy về tội lỗi riêng của Mẹ.
Mẹ được hiệp nhất với Chúa Giêsu bằng m ột đức tin và đức mến đủ để, bằng cảm nghiệm
của mình, thơng phần với Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu và trên thập tự giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Vấn đề quan trọng ở đây đó là mối hiệp nhất, và như Carol Zaleski đã vạch ra trong bài viết
của mình ở tờ First Things, loại thử thách này là một thứ thử thách mới. Nó là một thứ cảm
nghiệm tân thời đối với các vị thánh trong vòng 100 năm qua, khi phải trải qua cái cảm giác
là con người khơng cịn tin tưởng gì và tơn giáo khơng phải là những gì chân thực.


<b>Vấn</b>: <i>Tên gọi “Hãy Trở Nên Ánh Sáng Của Cha” của tác phẩm này là lời yêu cầu Chúa Giêsu ngỏ</i>
<i>cùng Mẹ Têrêsa. Tình trạng khổ đau cứu chuộc của Mẹ đối với kẻ khác trong cơn tăm tối cùng tận</i>
<i>như thế có liên hệ như thế nào với đoàn sủng đặc biệt của Mẹ</i>?


<b>Đáp</b>: Trong thập niên 1950, Mẹ đã phó mặc và chấp nhận tình trạng tối tăm này. Cha
Neuner (một trong những vị linh hướng của Mẹ) đã giúp Mẹ hiểu được nó bằng việc liên kết
tình trạng tối tăm này với đồn sủng của Mẹ, đó là việc làm giãn cơn khát của Chúa Giêsu.



Mẹ thường nói rằng cái nghèo khổ nhất đó là cảm thấy khơng được u thương, khơng được
chấp nhận, khơng được chăm sóc, và đó chính là những gì Mẹ đã nếm trải trong mối liên hệ
của Mẹ với Chúa Giêsu.


Tình trạng khổ đau đền bồi của Mẹ, hay khổ đau cho kẻ khác, là yếu tố Mẹ sống đoàn sủng
của Mẹ đối với thành phần nghèo nhất trong các người nghèo.


Bởi vậy, đối với Mẹ, nỗi khổ đau này chẳng những đồng hóa với tình trạng bần cùng về thể
lý và vật chất mà còn cả ở lãnh vực nội tâm nữa, Mẹ đã đồng hóa mình với thành phần
khơng được u thương, thành phần lẻ loi cô độc, thành phần bị bỏ rơi hất hủi.


Mẹ đã từ bỏ tình trạng sáng tỏ nội tâm của mình cho thành phần sống trong tăm tối, khi nói
rằng: “tơi biết rằng đó là những cảm giác duy nhất”.


Trong một bức thư ngỏ cùng Chúa Giêsu, Mẹ đã viết thế này: “Giêsu ơi xin nghe con
nguyện cầu – nếu đẹp lòng Chúa – nếu nổi đớn đau và khổ đau của con – tình trạng tăm tối
và tách biệt của con hiến cho Chúa được một giọt Ủi An – thì Chúa Giêsu của con ơi, xin hãy
làm cho con những gì Chúa muốn nhé – bao lâu Chúa muốn, khơng cần để ý gì tới cảm giác
và nỗi Đớn Đau của con.


“Con là của riêng Chúa. Xin hãy in ấn trên linh hồn con và đời sống con những khổ đau của
tâm can Chúa. Đừng để ý gì tới những cảm giác của con – Thậm chí đừng lưu tâm gì tới nỗi
đớn đau của con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lịng muốn chịu đựng tất cả những gì con đang trải qua – chẳng những hiện nay mà cịn đến
vơ cùng bất tận nữa, nếu có thể được như vậy’.


Trong một bức thư gửi cho các chị em của mình, Mẹ đã làm tỏ tường hơn đồn sủng của hội
dịng, khi viết: ‘Hỡi các con u q của Mẹ, khơng có khổ đau, cơng việc của chúng ta chỉ là
cơng tác xã hội, rất tốt và hữu ích, nhưng nó khơng phải là cơng việc của Chúa Giêsu Kitô,


không phải là yếu tố cứu chuộc – Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta bằng việc chia sẻ đời sống
của chúng ta, sự cô đơn của chúng ta, cuộc khổ ải và chết chóc của chúng ta.


“Tất cả những cái ấy Người đã ơm lấy vào mình, và đã gánh vác chúng trong đêm tăm tối
nhất. Chỉ nhờ trở nên một với chúng ta mà Người đã cứu chuộc lại.


“Chúng ta cũng được phép làm như thế: Tất cả tình trạng lẻ loi cô độc của thành phần
Nghẻo Khổ, chẳng những cảnh nghèo khổ về Vật Chất của họ, mà còn cả cảnh cơ cực bần
cùng về tinh thần của họ cũng cần phải được cứu vớt nữa, và chúng ta cần phải thơng dự
vào tình cảnh đó, nên hãy nguyện cầu khi các con cảm thấy khó khăn – ‘con muốn sống
trong thế giới xa lìa Thiên Chúa này, thế giới rất lìa xa ánh sáng của Chúa Giêsu đây, để giúp
đỡ họ – để ơm vào mình một điều gì đó từ nỗi khổ đau của họ’”.


Và đó là những gì tóm gọn điều tơi cho là câu tâm niệm của Mẹ: “Nếu tôi đã từng được trở
nên một vị Thánh – thì tơi tin rằng tơi sẽ là một vị thánh của ‘tối tăm’. Tôi sẽ tiếp tục bị thiếu
vắng Thiên Đàng – để chiếu ánh sáng cho những ai đang ở trong tăm tối trên trái đất này…”


Đấy là cách thức Mẹ hiểu về tình trạng tối tăm của Mẹ. Nhiều điều Mẹ nói làm sáng tỏ hơn
và mang một ý nghĩa sâu xa hơn đối với những gì giờ đây chúng ta biết được về những điều
ấy.


<b>Vấn</b>: <i>Vậy Cha nói sao với những ai gọi cảm nghiệm của Mẹ là cuộc khủng hoảng về đức tin, là Mẹ</i>
<i>thực sự chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa, hay tình trạng tối tăm của Mẹ một cách nào đó được hiểu là</i>
<i>dấu hiệu bất ổn về tâm lý</i>?


<b>Đáp</b>: Nó khơng phải là một cuộc khủng hoảng về đức tin, hay Mẹ thiếu đức tin, mà là Mẹ bị
thử thách về đức tin khi Mẹ trải qua cảm nghiệm là Mẹ không tin tưởng vào Thiên Chúa.


Cuộc thử thách này đòi hỏi một mức độ cao về nhân bản, bằng không Mẹ không thể chống
trả nổi. Mẹ sẽ bị nghiêng ngả mất quân bình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Như Carol Zaleski nhận định là có thể có được “niềm vui khách quan Kitơ Giáo”, trong khi
đó lại bị thử thách hay chẳng cảm thấy được đức tin.


Khơng có vấn đề hai con người ở đây, mà là một con người duy nhất với những cảm giác ở
các mức độ khác nhau.


Chúng ta thực sự có thể chịu đựng thánh giá một cách nào đó – nó đớn đau và nhức nhối, và
chỉ vì chúng ta có thể sống đời sống thiêng liêng mà thánh giá vẫn không hết đớn đau, song
người ta vẫn có thể hân hoan vì người ta đang sống với Chúa Giêsu. Đây khơng phải là
những gì giả tạo.


Đó là cách thức và là lý do tại sao Mẹ đã sống một cuộc đời tràn đầy vui tươi.


<b>Vấn</b>: <i>Là vị cáo thỉnh viên cho án phong thánh của Mẹ, Cha n ghĩ khi nào chúng ta có thể gọi Mẹ là</i>
<i>Thánh têrêsa Calcutta</i>?


<b>Đáp</b>: Chúng tôi cần một phép lạ nữa – chúng tơi đã xem xét một số, nhưng chẳng có gì sáng
tỏ cho lắm. Đã có một phép lạ cho việc phong chân phước rồi, song chúng tôi đang đợi chờ
phép lạ thứ hai.


Cò lẽ Thiên Chúa đã đợi chờ cho cuốn sách này xuất hiện trước, vì dân chúng biết rằng Mẹ
Têrêsa thánh thiện nhưng vì tính cách bình thường và giản dị nơi việc bộc lộ của Mẹ, họ đã
không hiểu nổi thánh thiện ra sao?


Tôi đã nghe về hai vị linh mục nói chuyện với nhau vào một ngày kia. Có vị nói ngài khơng
phải là người ái mộ Mẹ Têrêsa cho lắm, vị ngài nghĩ Mẹ chỉ là con người đạo hạnh, sốt sắng,
và thực hiện những việc làm đẹp đẽ, đáng ca ngợi, thế nhưng, khi ngài nghe về đời sống nội
tâm của Mẹ, mọi sự đã thay đổi đối với ngài.



Giờ đây chúng ta đã có được ý nghĩ về cách thức Mẹ tăng trưởng đời sống thiêng liêng, và
đến nay thì những tính chất sâu xa của Mẹ đang được tỏ hiện một cách nào đó.


Một khi phép lạ xẩy ra thì cũng cần phải mất đến mấy năm nữa, cho dù Đức Giáo Hồng có
muốn đẩy mạnh tiến trình chăng nữa.


<b>Vấn</b>: <i>Từ khi Mẹ băng hà thì hội dòng của Mẹ ra sao</i>?


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Việc Thiên Chúa làm vẫn tiếp tục xẩy ra.


<i>Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4+5/9/2007</i>




<b>Cuộc Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta </b>


Nếu chưa có một dịng tu nào trong Giáo Hội phát triển nhanh như Dòng Thừa Sai Bác Ái
của Mẹ Têrêsa Calcutta (trong vòng 50 năm đến 101 nước), thì cũng chưa thấy một cuộc
phong chân phước nào, thậm chí kể cả cuộc phong hiển thánh đi nữa, long trọng và rộng
lớn như của Mẹ Têrêsa vào ngày 19/10/2003, vị nữ tu già nua yếu đuối hoạt động giữa thế
giới Ấn giáo đã được cả thế giới theo dõi đám tang theo lễ nghi quốc táng của Ấn Độ vào
đầu tháng 10/1997. Cuối năm 2003, Giáo Hội phong chân phước cho 6 vị, nhưng 5 vị vào
ngày 9/11, chỉ có riêng Mẹ Têrêsa được phong chân phước vào chính Ngày Chúa Nhật
Truyền Giáo của Giáo Hội cũng trùng vào ngày mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng của Đức
Thánh Cha Gioan Phaolơ II, Vị đã trích dẫn lời của Mẹ một số lần trong vài diễn từ của Ngài
ngay khi Mẹ còn sống.


Thật vậy, theo ĐTGM Tân Đề Li Vincent Concessao cho cơ quan Misna biết có thă là một
cuộc truyền bá phúc âm hóa thuận lợi. Theo ngài thì qua cuộc phong chân phước này, “sứ
điệp thương yêu và thương cảm của Kitô hữu sẽ vươn tới nhiều người không biết đến sứ


điệp này và là thành phần cuối cùng sẽ hiểu được những gì chúng ta làm và tại sao chúng ta
làm. Ngươiụi Ấn Độ hết lòng tơn kính vị nữ tu người Albany lừng danh này và coi bà là một
người mẹ thực sự đối với thành phần người nghèo khổ và người bị tước đoạt quyền lợi. Vị
TGM cũng làm phó chủ tịch HĐGM Ấn Độ này cho biết hầu hết mọi người ở Ấn Độ, một xứ
sở có 83% tín đồ theo Ấn giáo, vui mừng về cuộc phong chân phước ở Rơma ngày
19/10/2003 này. Chỉ có một số nhóm bảo thủ Ấn giáo là hiểu lầm công việc của Mẹ, coi nó
như là một cách ép buộc trở lại Kitô giáo mà thôi. Hiện nay những thành phần cực đoan này
chưa cơng khai tỏ mình ra, theo tơi nghĩ, sẽ khơng có gì lộn xộn xẩy ra ở Ấn Độ trong dịp
phong chân phước.


Trong số những việc được hội đồng giám mục Ấn Độ phác họa liên quan đến việc phong
chân phước là một Thánh Lễ trọng thể ở Tân Đề Li cùng với việc khai trương một con
đường mang tên vị nữ tu này, con đường có một bức tượng tôn vinh Mẹ. Các giáo xứ của
thủ đô này sẽ phát thực phẩm cho các người nghèo khổ nhất. Ngồi ra, ĐTGM Tân Đề Li
cịn xin Thủ Tướng Atal Behari Vajpayee tuần vừa rồi cho phát hình tồn quốc về biến cố
phong chân phước này. ĐTGM cịn yêu cầu Thủ Tướng gửi phái đoàn đại biểu liên tôn đến
Vatican vào ngày 19/10.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

phương. Đây là biến cố đặc biệt mới được truyền hình khắp thế giới như thế, giống như biến
cố mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2000 vào đêm Giáng Sinh năm 1999.


Thật chưa có một cuộc phong chân phước nào, thậm chí phong thánh, mà lại long trọng và
đại thể khắp thế giới như vậy, cũng như cuộc an táng theo nghi lễ quốc táng của Ấn Độ vị
nữ tu này cũng được truyền hình khắp thế giới.


Theo dự trù, các chương trình khác để mừng cuộc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa
Calcutta ở Rôma được bắt đầu từ Thứ Sáu 17/10, với Thánh Lễ bằng các ngôn ngữ khác
nhau ở Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô (Anh ngữ lúc 9 giờ sáng, Tây Ban Nha 11 giờ và Ý
7 giờ tối). Đề tài cho ngày đầu tiên này là câu thường được Mẹ Têrêsa nhắc nhở là “Thánh
thiện không phải là một cái gì sang trọng của một số ít người; nó là một nhiệm vụ bình


thường đối với mỗi một người trong chúng ta”. Sẽ chầu Thánh Thể hiện lộ cả ngày và ban bí


tích hóa giải bằng các ngơn ngữ khác nhau.


Thứ Bảy 18/10, cũng có các Thánh Lễ tại Đền Thở Đức Bà Cả. Đề tài cho ngày thứ hai này
là câu “Chiếu giãi ánh sáng của Chúa Giêsu với Đức Mẹ”. Vào lúc 5 giờ chiều sẽ có một
buổi cầu nguyện sửa soạn cho Chúa Nhật Truyền Giáo được Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các
Dân Tộc tại Sảnh Đường Phaolô VI.


Tất nhiên, tột đỉnh của cuộc mừng là Thánh Lễ phong chân phước vào lúc 10 giờ sáng ở
Quảng Trường Thánh Phêrô. Vào lúc 5 giờ 30 chiều là buổi trình chiếu cuốn phim “Mẹ
Têrêsa: Một Di Sản”. Muốn có vé vào xem cần phải liên lạc với Các Thừa Sai Bác Ái ở
hay


Thứ Hai 20/10 là ngày tạ ơn để tơn kính Mẹ Chân Phước Têrêsa. Thánh Lễ sẽ được cử
hành ở Quảng Trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng, do ĐHY José Saraiva Martins,Tổng
Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh chủ tế. Sau Thánh Lễ là cuộc triều kiến chung với Đức
Thánh Cha giành cho tất cả mọi người.


Từ 20-22/10, các thánh tích của vị tân chân phước sẽ được trưng bày để tơn kính ở Đền
Thờ Thánh Gioan Latêranơ.


Từ 11-26/10, cũng sẽ có một cuộc triển lãm ở Rôma về đời sống Mẹ Têrêsa, tinh thần và sứ
điệp của Mẹ, ở hầm mộ Antonianum (Via Merulana 124).


Từ ngày Mẹ Têrêsa qua đời năm 1997, dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ vẫn phát triển, vị nữ
tu tổng quyền của dòng này, vị đã thay mẹ cho tới nay là Sơ Nirmala Joshi nói với cơ quan
Thơng Tín UCA rằng, “nhờ ơn Chúa cũng như nhờ lời nguyện cầu của Mẹ Têrêsa ở trên
trời”, dòng Mẹ vẫn đang trên đà phát triển. Vào năm 1997, năm đấng sáng lập qua đời, dịng
này có 456 nhà ở 101 quốc gia, giờ đây, kể cả 10 nhà nguyên trong năm 2003 này, tất cả số


nhà lên đến 710 ở 132 quốc gia. Theo niên giám 2003 của Tòa Thánh dòng này có 4.690 nữ
tu kể cả tập sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

phép của Mẹ mới được sử dụng danh của Mẹ, và sau khi Mẹ qua đời, phải có phép của vị
thừa kế Mẹ”. Sở dĩ Mẹ Têrêsa muốn làm điều này là vì để ngăn ngừa những ai nhân danh
Mẹ quyên tiền cho Mẹ hay cho Dòng của Mẹ trong việc phục vụ thành phần nghèo khổ nhất.
<b>Sách Truyện Ðời Mẹ Têrêsa Calcutta được dịch sang 15 thứ tiếng</b>


Cuốn sách viết về cuộc đời của Mẹ Têrêsa Calcutta giờ đây đã được phát hành cho 33 triệu
độc giả Ấn Độ, vì tác phẩm này đã được dịch sang ngơn ngữ bản xứ của họ bởi bình luận
gia Seshagiri Rao.


Tác giả Navin Chawla đã viết cuốn “Mẹ Têrêsa: Một Truyện Đời Ðược Mẹ Chuẩn Nhận” và
đã được phát hành lần đầu tiên vào năm 1996. Bản bằng tiếng Kannada trên đây do nhà
xuất bản Sapna Book House phổ biến. T.T. Chaturvendi là thống đốc ở tiểu bang Karnata đã
công bố bản dịch và ca ngợi người tác giả Cơng giáo Chawla về “tính cách tế nhị về văn hóa
sâu xa và tinh tường về văn chương” của ông.


Khi ra mắt tác phẩm, tác giả cho biết ông ta đã đưa nó cho Mẹ Têrêsa đọc và Mẹ đã ưng
thuận. Cuốn sách giờ đây đã được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ khác nhau. Tiếng
Kannada, một trong 15 thứ tiếng được Hiến Pháp Aán Độ công nhận, là ngôn ngữ thứ ba,
căn cứ vào số người nói, sau tiếng Telugu và Tamil thuộc các ngôn ngữ Dravidian. Tiếng
Kannada là ngôn ngữ của dân Kanarese thuộc miền nam Aán Độ. Mẫu tự của thứ tiếng này
được căn cứ vào Brahmi và được 33 triệu dân ở Karnataka, Maharahtra và Andra Pradesh
sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Dòng Thừa Sai Truyền Giáo lên tiếng sau sắc lệnh phong chân phước cho Đấng Sáng </b>
<b>Lập Dịng này</b>


Hơm Thứ Sáu 20/12/2002, Nữ Bề Trên Tổng Quyền của nhà dòng và linh mục cáo thỉnh


viên phong thánh cũng là tu sĩ của dòng này đã phổ biến những lời lẽ sau đây:


“Chúng tôi, những tu sĩ Thừa Sai Bác Ái, dâng lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa về việc
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chính thức nhìn nhận sự thánh thiện của người mẹ
chúng tôi là Mẹ Têrêsa, và đã chấp nhận phép lạ do việc mẹ chuyển cầu. Chúng tôi hết sức
vui mừng mong đợi ngày Phong Chân Phước sẽ diễn ra tại Rôma và Ngày Khánh Nhật
Truyền Giáo, 19/10/2003, ngày Chúa Nhật gần nhất với cuộc mừng kỷ niệm 25 năm Giáo
Triều của Đức Thánh Cha cũng là ngày kết thúc Năm Mân Côi.


“Hôm nay, sau 3 năm rưỡi điều tra và tìm hiểu, Giáo Hội xác nhận là Mẹ đã anh hùng sống
đời Kitô hữu và Thiên Chúa đã nâng Mẹ lên để vừa làm gương mẫu thánh thiện vừa làm vị
cầu bầu cho tất cả mọi người.


Mẹ là một biểu hiệu cho tình u thương và lịng cảm thương. Khi Mẹ cịn ở với chúng tơi,
chúng tơi đã chứng kiến thấy mẫu gương sáng ngời của Mẹ về tất cả mọi nhân đức Kitô
giáo. Đời sống yêu thương phục vụ người nghèo đã đánh động nhiều người theo cùng một
con đường của Mẹ. Chứng từ và sứ điệp của Mẹ đã được ưu ái tiếp nhận bởi hết mọi tôn
giáo như một dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ngày nay”. Trong 5
năm sau cái chết của Mẹ, người ta đã cầu xin Mẹ cứu giúp và đã cảm nghiệm được tình yêu
của Thiên Chúa đối với họ qua lời cầu nguyện của Mẹ. Hằng ngày, những người hành
hương từ Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới đã đến cầu xin tại mộ của Mẹ, và nhiều người đã
theo gương Mẹ khiêm tốn phục vụ yêu thương đối với thành phần nghèo khổ nhất, bắt đầu
tại gia đình riêng của họ.


Mẹ thường nói: “Thánh thiện khơng phải là một thứ hào nhống của một ít người, nó chẳng
qua là nhiệm vụ đối với mỗi một người chúng ta”. Chớ gì gương mẫu của Mẹ giúp chúng ta
nỗ lực nên thánh, ở chỗ yêu mến Thiên Chúa, tôn trọng và yêu thương hết mọi người được
Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài và được Ngài ngự trị, cũng như chăm sóc những
người anh em nghèo nàn và đau khổ của chúng ta. Chớ gì tất cả mọi bệnh nhân, khổ nhân
và những ai tìm cầu ơn trợ giúp của Thiên Chúa gặp được nơi Mẹ một người bạn và một vị


cầu bầu.


Sơ M. Nirmala, MC, Bề Trên Tổng Quyền
Cha Brian, MC, Cáo Thỉnh Viên


<b>1 ngày 4 biến cố</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

trong chúng ta: ‘Hãy đến làm ánh sáng của Ta’ trong bóng tối tăm bần cùng của nhân loại,
trong một thế giới bị đen tối bởi tội lỗi và khốn cùng”.


Thứ Sáu 17/10 được giành làm Ngày Cầu Nguyện, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Gioan
Lateranô ở Rôma vào ngày. Đền thờ sẽ mở cửa cho việc giải tội và chầu Thánh Thể: “Trước
sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh, chúng ta sẽ cầu nguyện cho và với
những ai, như Mẹ Têresa nói, ‘làm cho Chúa Giêsu hiện diện và sống động trong Bí Tích
Thánh Thể’, đó là các vị linh mục của chúng ta”. Tối hơm đó, từ 7 giờ 30 tới 9 giờ tối, cùng
với các vị linh mục, Các Tu Sĩ Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa sẽ kết thúc ngày cầu nguyện
này bằng việc chầu Thánh Thể trọng thể.


Chúa Nhật 19/10, vào lúc 9 giờ sáng, buổi cầu Kinh Mân Côi được thực hiện ở Quảng
Trường Thánh Phêrô. Nghi thức phong chân phước cho Mẹ Têrêsa được cử hành lúc 10
giờ sáng. Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều sẽ có buổi chiếu cuốn phim “Mẹ Têrêsa: Một Di Sản” của
Ann và Jeannette Petrie.


Thứ Hai 20/10, ĐHY José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, sẽ cử hành
Lễ Tạ Ơn tại Quảng Trường Thánh Phêrơ. Sau đó là cuộc triều kiến với Đức Thánh Cha.
Các hài tích của Mẹ Têrêsa sẽ được trưng bày để tơn kính ở Đền Thờ Thánh Gioan
Lateranô từ ngày 20 đến 22/10.


<b>Thành Lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa Calcutta</b>



Dòng Chư Thừa Sai Bác Ái đã thông báo về việc thiết lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa Calcutta.
Trung Tâm này sẽ được đặt tại Nữu Ước, (như Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolơ II ở
Washington DC trước đây). Một khi được bắt đầu hoạt động, trung tâm được lập nên để cổ
võ việc chân thực mến mộ Mẹ Têrêsa cũng như hiểu biết đời sống, hoạt động, thánh đức, linh
đạo và sứ điệp của Mẹ, này sẽ bảo trì cả các cơ sở khác ở Calcutta Ấn Độ; Tijuana Mễ Tây Cơ;
Rôma Ý quốc, và Hiệp Chủng Quốc.


Trung tâm này là một cơ quan Công giáo bất vụ lợi, được thành lập để trở thành một nơi có
thẩm quyền về những bản viết chân thực của Mẹ Têrêsa và những chi tiết chính xác về đời
sống và hoạt động của Mẹ. Nó cũng có nhiệm vụ đóng vai phát hành và phổ biến các sách vở
và tài liệu bằng nhiều thứ ngơn ngữ khác nhau. Nó cũng thu góp, bảo trì và trưng bày


những di tích thực sự của Mẹ Têrêsa cùng với những vật lịch sử quan trọng.


Cha Brian Kolodiejchuk, vị linh mục dòng của Mẹ sẽ làm giám đốc của trung tâm này và là
cáo thỉnh viên của tiến trình hồ sơ phong thánh cho Mẹ cho biết “Rất cần phải có một trung
tâm như thế này. Ngoài phận sự làm nơi cho việc tìm hiểu, mến mộ và khởi hứng, trung tâm
này cũng bảo tồn những lời nói và hình ảnh của Mẹ cho khỏi việc mạo dụng hay lạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Tư tưởng muốn thành lập một trung tâm như thế này đã bắt đầu từ Văn Phòng Cáo Thỉnh
về Mẹ Têrêsa năm 2002. Văn phòng này đã thực hiện một tập hồ sơ dầy 35 ngàn trang giấy
về chứng từ và văn kiện cần cho việc điều tra phong thánh cho Mẹ để nộp cho Thánh Bộ
Điều Tra Phong Thánh.


Mẹ đã được ĐTC GPII phong chân phước vào Chúa Nhật 19/10/2003, Ngày Khánh Nhật
Truyền Giáo cũng là Ngày Bế Mạc Năm Mân Côi và Mừng 25 Năm Ngân Khánh Giáo
Hồng của Đức Gioan Phaolơ II. Mẹ cần 1 phép lạ nữa để được phong hiển thánh.


Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, vị thay thế Mẹ Sáng Lập viên, là Sợ M. Nirmala, và là chủ tịch của
ban giám đốc trung tâm này, đã cho biết:



“Bằng những hoạt động của mình, trung tâm này có mục đích tạo nên nơi lịng người nỗi đói
khát thánh đức, nhờ đó họ có thể hồn tồn phó mình một cách tin tưởng và hân hoan cho Vị
Thiên Chúa của tình u, cũng như để cho Ngài có thể thực hiện những kỳ công yêu thương
của Ngài nơi họ và qua họ cũng như nơi đời sống của những ai họ giao tiếp, như Ngài đã
làm nơi và qua Chân Phước Têrêsa Calcutta, Người Mẹ của chúng tôi”.


ĐTGM Harry Flynn TGP St. Paul-Minneapolis, vị đã từng giúp vào việc thành lập trung tâm
này cho biết: “Đây là thời điểm đặc biệt để loan báo việc thành lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa,
trong Năm Thánh Thể của Giáo Hội. ĐGH Biển Đức XVI đã nói vừa mới đây một cách hết
sức tuyệt vời khi lập lại những lời của ĐGH Gioan Phaolô II là ‘Thánh Lễ là tâm điểm trên
hết nơi cuộc sống của tôi cũng như nơi ngày sống của tôi’. Điều này cũng đúng với Mẹ
Têrêsa nữa”.


Một trong những mục tiêu đầu tiên của trung tâm này đó là việc xuất bản một tác phẩm tiểu
sử về Mẹ Têrêsa.


Trung tâm này sẽ bắt đầu ngay việc phổ biến các tài liệu về Mẹ nhờ sự hỗ trợ của tổ chức
Hiệp Sĩ Columbus, một tổ chức huynh đệ quốc tế cho nam giới. Tổ chức này đã in ấn gần 2
triệu tờ tài liệu về việc truyền bà Mẹ Chân Phước Têrêsa bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Cả
triệu bản khác đang được soạn thảo bằng 5 thứ tiếng khác nhau để phân phát trong Ngày
Giới Trẻ Thế Giới XX vào tháng 8/2005 tới đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

cũng như cho việc xây dựng một nền văn hóa sự sống cho tất cả mọi anh chị em chúng ta
trên thế giới”.


Mẹ Têrêsa là Gonxha Agnes Bojaxhiu, vào đời ngày 26/8/1910 ở Slopje xứ Macedonia ngày
nay, và đã qua đời ngày 5/9/19976 tại Calcutta Ấn Độ.


Trung tâm Mẹ Têrêsa Calcutta đã bắt đầu phổ biến một mạng điện tốn tồn cầu


www.motherteresa.org


<b>Nhà Thờ Thứ Hai được dâng kính Mẹ Têrêsa Calcutta ở Tamil Nadu</b>


Theo tin của Zenit ngày 8/6/2005, thì giáo phận Sivagangai đã cho biết ngơi nhà thờ thứ hai
trên thế giới được mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta.


Ngôi nhà thờ này được xây cất nhờ những đóng góp của tín hữu của một số tơn giáo và
được mong trở thành một trung tâm hành hương chính của Cơng giáo ở đất nước này.


Nhà Thờ Mẹ Têrêsa này đã được khánh thành ngày 29/5/2005, Lễ Mình Máu Thánh Chúa, ở
làng Malvalayanvayal, tiểu bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ.


Các vị linh mục, nữ tu, và những người thuộc các niềm tin khác cũng đến tham dự lễ khánh
thành này, do ĐGM Edward Francis chủ tế.


Các viên chức của Giáo Hội ghi nhận là ngôi nhà thờ mới này là ngôi nhà thờ thứ hai được
dâng kính Mẹ Têrêsa thứ hai ở Ấn Độ. Nhà thờ đầu tiên được khánh thành tại Venniyode ở
Kerala, ngày Chúa Nhật 19/10/2003, ngày Mẹ được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ở
Rôma.


Cha Arul Singarayar, vị linh mục giáo xứ Nhà Thờ Đức Bà Thương Xót ở Andavoorani, vị đã
điều khiển việc xây cất Nhà Thờ Mẹ Têrêsa tại làng Tamil Nadu ở Malvalayanvayal đã nói
rằng đây là một giấc mơ đã thành hiện thực cho ngôi làng này.


Vị linh mục này cho biết rằng dân làng nghèo túng ấy, hầu hết làm việc như những lao động
chung, hai năm trước đã đến với cha, trao cho cha tiền để xây nhà thờ cho họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Bởi vậy vị linh mục này nẩy ra ý tưởng cung hiến nhà thờ này cho Mẹ Chân Phước Têrêsa.
Theo ngài, “Nó đã có cơng hiệu như chớp. Khi nghe thấy ngơi nhà thờ này được lấy tên Mẹ


Têrêsa thì dân chúng thuộc các tơn giáo mang đến đóng góp cho việc xây cất”.


Ngôi nhà thờ mới cung hiến này tọa lạc khoảng 6 cây số cách giáo xứ Andavoorani, một giáo
xứ có khoảng 4 ngàn người Cơng giáo, sống trong 22 hậu khu vực.


Dân làng hân hoan vì giờ đây họ có nhà thờ riêng: “Chúng tơi hoan hỉ vì chúng tơi có nhà
thờ riêng. Chúng tơi cịn may mắn là nhà thờ của chúng tôi mang tên Mẹ Têrêsa. Chúng tôi
vinh dự là thành phần của giáo xứ của Nhà Thờ Mẹ Têrêsa”, một người trong xứ là K.
Arulswamy cho biết như thế.


<b>Têrêsa Calcutta: Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới</b>



<i>Lời mở đầu của người chuyển dịch: Chẳng riêng gì Kitơ hữu mà chung thế giới đều ngưỡng </i>
<i>phục một người phụ nữ, già nua, xấu xí, ít học, nhỏ con, yếu ớt, nhưng lại làm được những </i>
<i>việc phi thường, đến nỗi, khi sống chẳng những đoạt giải Nobel Hịa Bình năm 1979, khi </i>
<i>chết cịn được Ấn Độ chơn cất theo lễ nghi quốc táng, như được truyền hình trình chiếu khắp</i>
<i>thế giới vào đầu tháng 10 năm 1997. Têrêsa Calcutta thực sự là niềm vinh dự cho chung </i>
<i>Kitô Giáo và cho riêng Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội, qua sắc lệnh phong chân phước </i>
<i>ngày 20/12/2002, đã gọi con người hiện tượng thời đại này bằng danh xưng là “một biểu </i>
<i>tượng bác ái Kitô Giáo trên thế giới” (a worldwide emblem of Christian charity). Trong lịch sử </i>
<i>Giáo Hội, chưa có một hội dịng nào phát triển nhanh như Dòng Thừa Sai Bác Ái của người </i>
<i>nữ này, trong vịng gần 50 năm đã có mặt trên 120 quốc gia, kể cả các nước Cộng Sản. Vị </i>
<i>sáng lập chẳng những đã được mời đến cả những nơi Giáo Hoàng đến được, như Liên Hiệp </i>
<i>Quốc, mà cịn được mời đến cả những nơi Giáo Hồng khơng đến được, đó là các nước </i>
<i>Cộng Sản, như Việt Nam. Vị sáng lập này cũng đã được Giáo Hồng đương thời trích dẫn </i>
<i>những lời lẽ của mình ngay khi vị ấy còn đang sống. Như Màn Điện Tốn thoidiemmaria.net </i>
<i>loan báo việc Tịa Thánh loan báo sẽ phong chân phước cho con người được ngoại lệ (dưới </i>
<i>5 năm) trong tiến trình phong thánh này vào ngày 19/10/2003, chúng ta sẽ theo dõi loạt bài </i>
<i>cho thấy cái bí mật nội tâm của con người này, tức lý do tại sao xẩy ra có một con người </i>
<i>hiện tượng này, con người đã thực hiện được những việc làm phục vụ phi thường cả thể. </i>


<i>Sau đây là Tài Liệu Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta của Linh Mục Cáo Thỉnh Viên </i>
<i>Brian Kolodiejchuk, dòng Thừa Sai Bác Ái (MC), do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, </i>
<i>chuyển dịch từ tài liệu được Màn Điện Toán phổ biến vào những ngày 28-29/11 và </i>
<i>19-20/12/2002.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Tâm Hồn của Mẹ Têrêsa: Những Khía Cạnh Thầm Kín nơi Đời Sống Nội Tâm của Mẹ.</b>
“Hãy hăng say yêu Chúa Giêsu. Hãy yêu mến Ngài một cách tin tưởng, đừng rụt rè, sợ sệt.
Hãy hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu… Hãy thiết tha yêu mến thật nhiều và hãy mến
u tình u khơng được u mến” (Mẹ Têrêsa ngày 2/6/1962).


Khi Mẹ Têrêsa chết vào năm 87 tuổi, Mẹ được ca tụng rất nhiều về tình Mẹ thiết tha mến
yêu Thiên Chúa và quảng đại hiến thân phục vụ người nghèo trên khắp thế giới. Tuy nhiên,
vì Mẹ chỉ muốn tỏ cho thấy rất ít về những gì xẩy ra nơi Mẹ mà người ta chỉ có thể phỏng
đốn được tâm hồn Mẹ qua nhiệt tình Mẹ mến yêu Thiên Chúa và các linh hồn mà thôi. Giờ
đây, nhờ những khám phá thấy trong tiến trình phong chân phước và phong thánh cho Mẹ,
chúng ta có được một cái nhìn mới đặc biệt về tâm hồn của Mẹ Têrêsa, về mối hiệp thông
huyền nhiệm với Thiên Chúa là những gì làm nên đời sống, giáo huấn và hoạt động bác ái
của Mẹ.


Có lẽ “cái bí mật” quan trọng và tác động nhất của tâm hồn Mẹ là ba khía cạnh đáng chú ý
nơi mối liên hệ giữa Mẹ với Chúa Giêsu. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến lời khấn tư ngoại
lệ mà Mẹ Têrêsa đã thực hiện vào năm 1942. Khía cạnh thứ hai liên quan đến lý do thúc đẩy
Mẹ Têrêsa phục vụ thành phần nghèo nhất trong những người nghèo. Khía cạnh thứ ba là ở
cảm nghiệm mãnh liệt về đêm tối tăm nội tâm xẩy ra cho Mẹ khi Mẹ bắt đầu hoạt động nơi
thành phần nghèo khổ ở Calcutta. Ba hiện tượng này, nhất là khi nhìn vào mối liên hệ của
chúng, dẫn chúng ta đến chỗ cảm nhận hơn về sự sâu xa nơi đức thánh thiện của Mẹ
Têrêsa, cũng như về tính cách hợp thời của gương mẫu và sứ điệp của Mẹ đối với thời đại
của chúng ta.


Phần thứ nhất của bản văn này sẽ trình bày về lời khấn năm 1942 và ơn gọi năm 1946;


phần thứ hai sẽ bàn đến giai đoạn dài của đêm tối tăm nội tâm.


<b>1) Lời Khấn Năm 1942 – “Một cái gì đó rất đẹp cho Chúa Giêsu”.</b>


Trước hết, Mẹ Têrêsa là một người đàn bà say mê Thiên Chúa. Dường như Mẹ phải lòng
Ngài từ hồi cịn nhỏ và thăng tiến trong tình u này mà không bị một trở ngại trầm trọng
nào. Mẹ lớn khôn với việc giáo dục kỹ lưỡng sống đức tin Công Giáo và đời sống thiêng
liêng. Trong một số thư riêng, Mẹ đã cho thấy rằng Chúa Giêsu là người đầu tiên và là người
duy nhất đã chiếm đoạt con tim của Mẹ: “Mối tình đầu từ hồi cịn nhỏ của tôi là Trái Tim
Chúa Giêsu” (trừ khi được biệt chú, những trích dẫn đều được trích từ các bức thư của Mẹ
Têrêsa, MC, và của ĐTGM Ferdunand Périer, SJ). Cùng với mối mật thiết ban đầu này với
Chúa Giêsu, Mẹ Têrêsa đã nhận được một ơn đặc biệt vào lúc Mẹ Rước Lễ Lần Đầu: “Từ
khi lên 5 tuổi rưỡi, khi tôi mới được rước lấy Người, lịng tơi đã u mến các linh hồn rồi.
Tình yêu này đã cứ theo năm tháng lớn lên trong tôi”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

tháng rồi mà Mẹ vẫn ngập ngụa niềm vui bởi biến cố đó. Mẹ đã viết thư về nhà cho cha linh
hướng của Mẹ là Jambrekovic, dòng Tên ở Skopje rằng: “Con muốn lễ toàn thiêu của con
được thiêu đốt (như một của lễ hy sinh)…. Con chỉ muốn thuộc về một mình Chúa Giêsu mà
thơi… Con muốn dâng cho Người hết mọi sự kể cả mạng sống”.


Cuộc đời làm một nữ tu Loreto là một thời gian Mẹ thiết tha và quảng đại yêu mến Thiên
Chúa. Sau này Mẹ đã viết: “Trong 18 năm ấy tôi đã cố gắng sống hết mình cho tất cả những
gì Người muốn. Tơi đã nung nấu ước vọng mến yêu Người như Người chưa bao giờ được
mến yêu như vậy”.


Để diễn đạt ước vọng táo bạo này, vào năm 1942, năm 36 tuổi, Mẹ Têrêsa đã dấn thân hơn
nữa trong việc thực hiện một lời khấn tư cùng Thiên Chúa. Về sau Mẹ đã bộc lộ cho biết là
Mẹ “muốn hiến cho Chúa Giêsu một điều gì đó rất đẹp”, “một điều gì đó khơng giữ lại”. Thế
là, vào cuối tuần phịng hằng năm năm ấy của mình, với phép của cha linh hướng, Mẹ khấn
buộc mình “hiến dâng cho Thiên Chúa bất cứ điều gì Ngài muốn – ‘khơng từ chối Ngài bất


cứ sự gì’”.


Lời khấn ngoại thường này đã được bắt nguồn từ tính cách tinh tế của một tình yêu cao cả,
làm Mẹ cảm thấy đó là một nhu cầu thật sự cần phải hồn tồn hiến mình cho Thiên Chúa.
Là một nhà thần học về tu đức, Jordan Aumann, dòng Đaminh, đã viết: “Tình yêu kết hiệp ý
muốn của người yêu với ý muốn của người tình, và việc trọn hảo phó mình địi phải hồn
tồn từ bỏ ý muốn riêng của chúng ta cho ý muốn của Thiên Chúa…. một việc phó mình cho
ý muốn của Thiên Chúa chỉ được thấy nơi những linh hồn đã tiến xa trên đường nhân đức
trọn lành” (Jordan Aumann, O.P., Spiritual Theology London: Sheed and Ward, 1980,
365-366). Thần học gia Hans Urs von Balthasar nhận định rằng tình yêu được thể hiện qua hình
thức của một lời khấn ấy đã làm sáng tỏ tác động mến yêu của Mẹ Têrêsa thực hiện trong
tuần phịng của Mẹ: “Tình u trọn hảo là ở chỗ tồn hiến bản thân mình một cách vô tư…
Nội dung của mọi thứ yêu thương chân thực đều được thể hiện nơi hành động tự trao phó
bản thân mình ấy tùy Thiên Chúa sử dụng và hiến dâng cho Ngài tất cả mọi sự mình có như
một của lễ hiến dâng qua hình thức của một lời khấn” (Hans Urs von Balthasar, The


Christian State of Life, trans. Sr. Mary Frances McCarthy- Ignatius Press, San Francisco,
1983 59-60). Những năm sau này, Mẹ Têrêsa đã diễn tả lý lưởng được Mẹ sống rất nhiều
năm ấy trong một lần hướng dẫn Chị Em dòng của Mẹ như sau: “Yêu mến thực sự đó là trao
phó bản thân mình. Đối với kẻ nào u mến thì việc thuần phục cịn hơn là một nhiệm vụ
nữa, nó là một ân phúc. Chỉ hồn tồn phó mình mới có thể làm thỏa mãn lịng ước ao nung
nấu của một Nhà Thức Sai Bác Ái chân chính mà thơi”.


Việc Mẹ Têrêsa được vị linh hướng cho phép cho thấy rằng lời khấn này không chỉ dựa vào
một mộng tưởng thuần túy cũng không nhắm đến một lý tưởng nguy hiểm hay bất khả đạt.
Trái lại, thứ ân sủng tác động Mẹ Têrêsa thực hiện lời khấn này đã tạo điều kiện sẵn sàng
cho một lòng tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa, cũng như cho một thói quen tốt lành vốn có
trong việc tìm cách làm những gì đẹp lịng Ngài nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Mẹ trong những năm ấy. Mãi cho tới tháng Tư năm 1959, vào ngày thứ tám của tuần phòng


do Cha L. Picachy, S.J., hướng dẫn Mẹ mới viết về lời khấn này cùng với tác hiệu của nó
như sau: “Đó là tất cả những gì bí mật nơi tơi”.


Sau đó ít lâu, khi Đức Tổng Giám Mục Calcutta là Ferdinand Périer, dòng Tên, dường như
nghĩ rằng Mẹ quá vội vã trong việc thành lập một tổ chức mới, Mẹ Têrêsa mới cảm thấy cần
phải tỏ cho ngài biết lý do thực sự ẩn đằng sau cái vội vàng làm nên tất cả mọi công cuộc
của Mẹ. Trong bức thư đề ngày 1/9/1959, Mẹ nói với ngài về lời khấn của Mẹ và tình yêu đã
thúc đẩy Mẹ phải cấp thời đáp ứng ra sao: “Trong 17 năm qua con đã cố gắng (trung thành
với lời khấn ấy) và đó là lý do tại sao con muốn thực hiện lập tức”.


Lời khấn này, như sẽ thấy ở Phần Hai của tiểu luận này, cũng đã cho thấy là nguồn sức
mạnh trong những năm dài của cuộc thử thách thiêng liêng Mẹ trải qua. Như Mẹ đã viết cho
vị linh hướng của mình, Cha Joseph Neuner, dịng Tên, vào mùa xuân năm 1960, “Từ đó
(1942), con vẫn giữ lời hứa này, và có những lúc khi mà bóng tối trở nên dầy đặc làm cho
con hầu như muốn thưa ‘Khơng’ với Thiên Chúa thì tư tưởng về lời hứa này lại làm con vùng
lên”.


Mẹ Têrêsa coi lời Mẹ khấn hứa năm 1942 như một mối giây thánh hảo thắt chặt Mẹ với Vị
Hôn Phu Thần Linh. Về phần mình, Chúa Giêsu đã nhận lấy Mẹ Têrêsa như lời Mẹ hứa.
Mấy năm sau, tức vào năm 1946, qua một loạt những âm vọng và thị kiến nội tâm, Người đã
yêu cầu Mẹ thành lập một cộng đồng tu trì mới hồn tồn dấn thân phục vụ thành phần bần
cùng nhất trong các người nghèo. Qua những lời nói với Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu đã đề nại
vào lời khấn của Mẹ như sau: “Con đã trở nên hơn thê đối với tình u của Ta. Chẳng lẽ con
lại từ chối không làm điều này cho Ta hay sao? Đừng chối từ Ta nhé”.


Lời kêu gọi này của Chúa Giêsu là điều “bí mật” thứ hai của Mẹ Têrêsa.


<b>2. “Ơn Soi Động” của Mẹ Têrêsa Calcutta</b>
<b>Mẹ Têrêsa ở Calcutta</b>



Từ thời gian khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Mẹ Têrêsa được sai đến cộng đồng Entally của
các nữ tu Loreto ở Calcutta và dạy học cho St. Mary's Bengali Medium School. Trường này
sát liền với tu viện và tiếp nhận những trẻ em mồ côi và nghèo khổ, cả học sinh ngoại trú lẫn
nội trú. Trong các nhiệm vụ được trao phó, người tu sĩ trẻ trung hăng say này còn đảm nhận
một trường học của nữ tu Loretto khác là St. Teresa's Primary Bengali Medium School, tọa
lạc tại Lower Circular Road. Việc di chuyển hằng ngày qua thành phố ấy đã hiến cho chị nữ
tu này cơ hội nhận thấy tình cảnh thiếu thốn và khổ đau của người nghèo. Vào tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Trong lớp học, Mẹ Têrêsa không phải chỉ có mặt vậy thơi. Mẹ cịn quan tâm đến việc chia sẻ
quan niệm siêu nhiên về đời sống với các học sinh của Mẹ để giúp họ sâu xa đức tin hơn.
Mẹ cũng có cơ hội để phục vụ thành phần nghèo khổ ở các y viện do các Nữ Tu Loretto
quản trị. Những cuộc gặp gỡ này đã gây ấn tượng sâu xa nơi Mẹ. Mặc dù khơng hề biết
những gì sẽ xẩy ra sau này, nhưng tất cả những diễn tiến ấy đã cho thấy chúng là những gì
được Thiên Chúa quan phòng trong việc sửa soạn cho sứ vụ tương lai của Mẹ. Qua những
năm tháng Mẹ Têrêsa sống ở Loretto, người ta đã chú ý tới lòng bác ái, quảng đại và can
đảm của Mẹ; khả năng thực hiện cơng việc khó khăn; tài năng tự nhiên trong việc tổ chức;
và một tinh thần vui tươi. Mẹ là một tu sĩ nguyện cầu, thành tín và nhiệt tâm. Dù không một
ai biết tới lời khấn tư của Mẹ năm 1942 nhưng ai cũng thấy rõ lòng yêu thương và quảng đại
của Mẹ. Các nữ tu trong dòng của Mẹ cũng như học sinh ngoại trú hay nội trú ở trường
Thánh Maria đều yêu kính và ca tụng Mẹ.


<b>Ơn Gọi</b>


Mẹ Têrêsa rời tu viện Loretto ở Entally, Calcutta vào tối ngày Thứ Hai 9/9/1946 để nghỉ lễ và
tham dự tuần phòng 8 ngày ở Darjeeling. Vào ngày hơm sau, trên chuyến xe lửa, có một lúc
Mẹ Têrêsa lần đầu tiên đã nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu nói trong tâm hồn Mẹ. Những
tháng sau đó, qua những lần nói trong tâm hồn Mẹ cũng như qua một số thị kiến nội tâm,
Chúa Giêsu đã muốn Mẹ thiết lập một cộng đồng dấn thân phục vụ thành phần nghèo nhất
trong các người nghèo, như Mẹ Têrêsa nói, “để làm giãn cơn khát yêu thương và các linh
hồn của Người”. Cảm nghiệm trên chuyến xe lửa ấy là khúc quanh nơi đời sống của Mẹ


Têrêsa; Mẹ ln ln nói đến cảm nghiệm này như là một “ơn gọi trong ơn gọi”. Ngày 10/9
đã được Dòng Thừa Sai Bác Ái cử hành như là “Ngày Soi Động”.


Từ năm 1946 cho tới khi qua đời, Mẹ Têrêsa đã dứt khốt khơng tiết lộ một chi tiết nào về
ơn soi động để bắt đầu Hợi Dòng Thừa Sai Bác Ái này, hay về tiến trình nhận thức dẫn tới
việc chính thức thiết lập hội dòng mới này vào ngày 7/10/1950. Việc Mẹ Têrêsa giữ kín như
thế cho thấy Mẹ muốn tơn trọng tính cách linh thiêng của tặng ân Mẹ nhận được tận thâm
tâm linh hồn của Mẹ. Mẹ đã viết cho các Nữ Tu dòng của Mẹ vào năm 1993 như thế này:
“Đối với mẹ, cơn khát của Chúa Giêsu là một cái gì thân mật đến nỗi cho tới nay mẹ vẫn
cảm thấy xấu hổ khi nói với các con về ngày 10/9. Mẹ muốn làm như Đức Mẹ đã làm trong
việc ‘giữ tất cả những điều ấy trong lịng mình’”. Thật vậy, được thúc đẩy bởi một tấm lòng
khiêm nhượng sâu xa, Mẹ Têrêsa cứ muốn hủy đi các thứ văn kiện này. Mẹ đã cắt nghĩa
cho Đức TGM Ferdinand Périer, SJ, trong bức thư ngày 30/3/1957 rằng “Con muốn cơng
việc này chỉ một mình Người biết mà thơi. Một khi lúc ban đầu được tỏ ra thì người ta sẽ
nghĩ về con hơn là về Chúa Giêsu”. Tuy nhiên, ĐTGM Périer không nghe lời Mẹ Têrêsa yêu
cầu. Những văn kiện này là những gì thuộc về những hồ sơ thu góp cần thiết cho vấn đề
phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Mẹ. Nhờ những văn kiện này giờ đây mới có nhiều
ánh sáng cho thấy về lịch sử của việc thành lập Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái.


<b>Phản Ứng của Mẹ Têrêsa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

như trong tuần phòng, và “cho ngài thấy một ít ghi chú con đã viết trong cuộc cấm phịng”.
Vào những tuần sau đó, cha Van Exem đã cố gắng để nhận thức tính chất chuyên chính của
ơn soi động Mẹ Têrêsa lãnh nhận. Trong khi đó, Mẹ “tiếp tục nói với ngài về bất cứ những gì
xt hiện trong tâm hồn của con, trong tư tưởng cũng như trong lòng muốn”, và Mẹ đã được
ngài bảo “hãy cầu nguyện và giữ kín”. Khi viết thư cho Bề Trên Tổng Quyền của Mẹ vào
tháng Giêng năm 1948, Mẹ đã thuật lại rằng sau khi Mẹ đã trình bày cho cha Van Exem về
cảm nghiệm của Mẹ, thì ngài đã “dẹp chuyện của con sang một bên. Mặc dù ngài đã thấy
được rằng việc này từ Chúa mà đến, ngài vẫn cấm con ngay cả nghĩ đến việc ấy. Trong
vòng 4 tháng trời, con thường, rất thường xin ngài cho con được trình với Đùc Giám Mục,


những lần nào ngài cũng từ chối hết…” Cho đến tháng Giêng năm 1947 cha Van Exem mới
hồn tồn xác tín rằng cảm nghiệm của Mẹ Têrêsa phát xuất “từ Chúa và từ Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”, và đã để cho Mẹ trình bày vùi Đức TGM về ơn soi động của
Mẹ.


<b>Bức Thư ngày 13/1/1947.</b>


Mẹ Têrêsa đã tiết lộ ơn gọi của mình cho ĐTGM Périer trong bức thư đề ngày 13/1/1947. Mẹ
bắt đầu bằng việc cho ngài biết rằng Mẹ viết với phép của cha Van Exem và tuyên xưng
“rằng Đức TGM có thể phán một tiếng là con sẵn lịng sẽ khơng bao giờ nghĩ tới bất cứ
những ý nghĩ lạ cứ tiếp tục đến với con ấy nữa”. Bức thư gửi cho ĐTGM Périer này cho thấy
một khái lược về ơn soi động Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, về “những gì xẩy ra giữa Người
và con trong những ngày chuyên chú nguyện cầu”. Bức thư nguyên văn như sau:


+


Nữ Tu Viện Thánh Maria
Ngày 13/1/1947


Trọng Kính Đức Tổng Giám Mục,


Từ Tháng 9 năm ngối lịng con tràn đầy những tư tưởng và ước muốn lạ lùng. Chúng càng
ngày càng mãnh liệt hơn và rõ ràng hơn suốt 8 ngày tĩnh tâm của con ở Darjeeling. Trở về
đây con đã nói với cha Van Exem mọi sự. Con cho ngài thấy một ít ghi chú của con đã viết
trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngài bảo con là ngài nghĩ đó là ơn soi động của Thiên Chúa nhưng
cứ cầu nguyện và giữ kín đáo. Con tiếp tục cho ngài biết những tư tưởng và ước muốn hiện
lên trong tâm hồn con. Để rồi hôm qua ngài đã viết thế này: “cha khơng thể ngăn cản con
việc con muốn nói với hay viết cho Đức TGM. Con hãy viết cho ĐTGM như một người con
gái viết cho cha của mình, hồn tồn tin tưởng và thành thật, khơng sợ hãi hay lo âu, nói cho
ngài biết sự việc đã xẩy ra như thế nào, trình cho ngài biết rằng con đã nói chuyện với cha


và giờ đây cha nghĩ rằng theo lương tâm cha không thể ngăn cản con bày tỏ hết mọi sự cho
ngài”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Người, mong đồng hóa mình với những đứa con gái Ấn Độ một cách hoàn toàn để yêu mến
Người như Người chưa bao giờ được mến yêu trước đây. Tôi nghĩ rằng đây là một trong
những ước muốn điên khùng của con. Tôi đã đọc truyền đời của Thánh M. Cabrini. Nữ
Thánh này đã làm nhiều thứ cho người Hoa Kỳ vì ngài đã trở nên một người trong họ. Tại
sao con không thể làm ở Ấn Độ những gì ngài đã làm cho Hoa Kỳ? Ngài đã không chờ cho
các linh hồn đến với ngài. Ngài đã đến với họ cùng với các cộng tác viên nhiệt thành của
ngài. Tại sao con không thể làm như thế cho Người ở nơi đây chứ? Có rất nhiều linh hồn –
tinh tuyền, thánh hảo – đang mong hiến mình cho một mình Thiên Chúa. Các hội dịng Âu
Châu q giầu có đối với họ; họ chiếm hữu nhiều thứ hơn là cho đi.


“Con có muốn giúp chăng” Con làm sao được chứ? Con đã và đang sống hạnh phúc như
một nữ tu dịng Loreto. Bỏ đi những gì con u thích để lao mình vào các thứ vất vả khó
nhọc và khốn khó mới to lớn, trở thành trị cười cho nhiều người, nhất là cho tu sĩ, gắn bó và
tự ý chọn sống những điều khó khăn của dân Ấn Độ, cô đơn và hèn hạ, bất định


"- tất cả vì Chúa Giêsu muốn thế, vì một điều gì ấy đang kêu gọi con từ bỏ tất cả mọi sự và
qui tụ một ít người sống sự sống của Người, thực hiện công việc của Người ở Ấn Độ.
Những tư tưởng này gây cho con nhiều đau khổ, thế nhưng tiếng nói vẫn cứ đặt vấn đề
“Chẳng lẽ con chối từ hay sao?”


Một hôm, vào lúc Hiệp Lễ, con đã nghe thấy cùng một giọng nói rất rõ ràng như sau:


“Cha nuốn có những nữ đan sĩ Ấn Độ, những mồi ngon cho tình yêu của Cha, thành phần sẽ
là những Maria và Matta, những linh hồn hết sức gắn bó với Cha để chiếu tỏa tình yêu của
Cha trên các linh hồn. Cha muốn có những nữ đan sĩ tự nguyện mặc lấy đức khó nghèo
Thập Giá của Cha. Cha muốn có những nữ đan sĩ mặc lấy đức tuân phục Thập Giá của
Cha. Cha muốn có những nữ đan sĩ đầy lòng yêu thương mặc lấy đức bác ái Thập Giá của


Cha. Chẳng lẽ con từ chối làm điều này cho Cha hay sao?”


Vào một ngày khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Con đã cố gắng thuyết phục Chúa là con sẽ nỗ lực trở thành một Nữ Đan Sĩ dòng Loreto rất
nhiệt thành thánh đức, một Nạn Nhân thực sự theo ơn gọi ấy, thế nhưng câu trả lời vẫn cứ
tái xuất hết sức rõ ràng: “Cha muốn có những Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái, những linh hồn sẽ trở
thành ngọn lửa tình yêu của Cha giữa thành phần thật nghèo khổ, thành phần bệnh nhân
đau yếu, thành phần hấp hối lâm chung, thành phần những trẻ nhỏ sống ngoài hè phố.
Thành phần nghèo khổ là thành phần Cha muốn con mang lại cho Cha, và các nữ tu sẽ hiến
đời mình làm thí vật của tình yêu Cha sẽ đem những linh hốn ấy về cho Cha. Cha biết rằng
con là một con người bất lực nhất, yếu hèn và tội lỗi, thế nhưng chính vì con như thế mà
Cha lại muốn dùng con cho vinh hiển Cha! Chẳng lẽ con lại chối từ ư!


</div>

<!--links-->
bai kt let''s go bai kt let''s go
  • 2
  • 1
  • 18
  • let''s go let''s go
    • 6
    • 713
    • 2
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×