Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát wi fi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 94 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát
WiFi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người.
LƯU DANH ANH


Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Mai Hữu Thuấn

Viện:

Vật Lý Kỹ Thuật

HÀ NỘI, 9/2020

Chữ ký của GVHD


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Lưu Danh Anh
Đề tài luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát Wi-Fi và
trạm thu phát sóng lên cơ thể người.
Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã số HV: CA190270
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã
sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 28/8/2020 với các nội
dung sau:
- Chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi Font chữ, việt hóa chú thích các hình vẽ có chú giải
bằng tiếng Anh, bố cục lại trích dẫn tài liệu.
- Trong nội dung đề tài sửa lại một số lỗi hành văn cho mạch lạc, bổ sung thêm danh
mục viết tắt và chú giải thuật ngữ y - sinh ở phần phụ lục.
- Bố cục lại một số phần mục giữa các chương cho hợp lý hơn.
Ngày 04 tháng 9 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

MAI HỮU THUẤN

Tác giả luận văn

LƯU DANH ANH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGUYỄN VĂN HỒNG


Luận văn thạc sĩ


Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Mai Hữu
Thuấn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong
suốt q trình hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ Bộ môn Quang học và Quang điện tử viện
Vật lý Kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện bài luận văn.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới các cơ quan: Tập đồn FPT Telecom, Cơng ty Nissan
Automotive Technology Viet Nam và viện Vật lý Kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, tìm tịi kiến thức cũng như nghiên cứu khoa
học. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp yêu quý của tơi đã quan tâm, khích lệ, động
viên để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình. Gia đình đã dành những
điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này. Đây là động lực rất
lớn giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin cảm ơn
chân thành về sự quan tâm giúp đỡ đó trong suốt thời gian qua.

Xin chân thành cảm ơn!


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề Tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát Wi-Fi và trạm thu


phát sóng lên cơ thể người.

Tác giả luận văn: Lưu Danh Anh

Khóa: 2019A

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Hữu Thuấn.

NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của các thiết bị di động và kết nối Internet
vì vậy, điện thoại di động và các thiết bị phát sóng điện từ như Wi-Fi cũng khơng nằm
ngồi, thậm chí cịn đứng đầu danh sách các thiết bị công nghệ phổ biến nhất của thế
kỷ XXI. Với sự phổ biến đó kéo theo khơng ít những lo ngại về sức khỏe, liệu bức xạ
điện từ phát ra từ những thiết bị đó có thể gây hại như thế nào đối với cơ thể con
người. Cùng với các trang thiết bị hiện có tại phịng thí nghiệm Quang học – Quang điện
tử của viện Vật lý kỹ thuật – Đại Học Bách Khoa Hà Nội kết hợp với kinh nghiệm làm
việc của tơi ở tập đồn FPT Telecom, tập đồn ơ tơ Nissan, tơi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ thiết bị phát WiFi và trạm thu phát
sóng lên cơ thể người”.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hiện đo đạc dựa trên thiết bị đo HI44-16 đã có trong phịng thí
nghiệm. Sử dụng các phần mềm WiFi Analyzer và InSSIder cài đặt trên SmartPhone
để đo công suất của các thiết bị phát Wi-Fi phổ biến. Các kết quả thu được sẽ so sánh
với giá trị WHO khuyến cáo để kết luận có an tồn hay khơng.
3. Nội dung chính của luận văn
- Nghiên cứu ảnh hưởng bức xạ điện từ siêu cao tần lên cơ thể sống.


Luận văn thạc sĩ


Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

- Đo các thông số công suất của thiết bị phát Wi-Fi và tiến hành khảo sát trên 200
khách hàng của FPT Telecom.
- Đo công suất bức xạ điện từ trên 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đo công suất bức xạ điện từ trong một số dịng xe ơ tô và khảo sát ảnh hưởng
bức xạ điện từ trên 80 tài xế ơ tơ.
- Phân tích các kết quả thu được so với chỉ số an toàn mà tổ chức y tế thế giới
khuyến cáo.
- Đưa ra các sử dụng Wi-Fi an tồn trong gia đình.
4. Kỹ thuật sử dụng
- Thiết bị đo công suất bức xạ điện từ, cường độ điện trường HI44-16.
- Phần mềm đo công suất thiết bị Wi-Fi: Wi-Fi Analyzer và inSSIDer.
- Đo cường độ và khảo sát các thông số của bức xạ điện từ, khảo sát người dùng
Wi-Fi.
- Phân tích so sánh kết qủa đo được với các chỉ số an toàn tổ chức y tế thế giới
khuyến cáo.
Hà nội, Ngày 10 tháng 08 năm 2020

HỌC VIÊN

LƯU DANH ANH


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT VẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

BXĐT

Electromagnetic Radiation

Bức xạ điện từ

Wi-Fi

Wireless Fidelit

Hệ thống mạng không dây

VLF

Very Low Frequency

Tần số rất thấp

LF

Low Frequency

Tần số thấp


MF

Medium Frequency

Tần số trung bình

HF

High Frequency

Tần số cao

VHF

Very High Frequency

Tần số rất cao

UHF

Ultra High Frequency

Tần số cực cao

SHF

Super High Frequency

Tần số siêu cao


SAR

Specific Absorption Rate

Tỷ lệ hấp thụ riêng

AM

Amplitude Modulation

Điều biến biên độ

FM

Frequency Modulation

Điều biến tần số

RFR

Radio Frequency Radiation

Bức xạ tần số vô tuyến

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát sóng di động

GPS

Global Positioning System

Hệ thống Định vị Toàn cầu

LOS

Line Of Sight

Đường truyền thẳng


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BXĐT .........................................................................4
1.1 Khái quát về trường điện từ ........................................................................................4
1.2 Nguồn phát BXĐT .....................................................................................................5
1.2.1 Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp…........................................................................5
1.2.2 Nguồn phát xạ điện từ tần số cao.............................................................................6
1.3 Tương tác giữa BXĐT và cơ thể sống........................................................................8
1.3.1 Tương tác của BXĐT cao tần với cơ thể sống.........................................................8
1.3.2 Hiệu ứng phi nhiệt....................................................................................................9
1.4. Một số ảnh hưởng lên cơ thể sống…........................................................................10
1.4.1 Tác động nhiệt........................................................................................................10
1.4.2 Tác động gây rối loạn thần kinh.............................................................................11
1.4.3 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn..............................................................12
1.4.4 Các tác động khác...................................................................................................12
1.4.5 Một số ảnh hưởng của Wi-Fi lên cơ thể.................................................................12
1.4.6 Một số nghiên cứu về BXĐT trong xe ơ tơ............................................................18
1.5 Tình hình sử dụng các dịch vụ viễn thơng ở Việt Nam.............................................21
1.5.1 Tình hình sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam...................21
1.5.2 Tần suất sử dụng điện thoại di động và thiết bị Internet ở Việt Nam.....................22
1.5.3 Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam..................................................................23
CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM............................................26
2.1 Thiết bị thực nghiệm..................................................................................................26
2.1.1 Hệ đo công suất và cường độ điện trường HI-4416................................................26
2.1.2 Giới thiệu các phần mềm dùng đo công suất..........................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................31
2.2.1. Thiết bị phát Wi-Fi................................................................................................31
2.2.2. Đo công suất bức xạ môi trường tại một số địa điểm tại Hà Nội..........................35
2.2.3. Đo công suất bức xạ trong xe ô tô.........................................................................35
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................37



Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

3.1 Kết quả khảo sát công suất bức xạ thiết bị phát Wi-Fi.............................................37
3.2 Kết quả khảo sát sự phân bố bức xạ sóng điện từ tại một số khu vực trên địa bàn Hà
Nội..................................................................................................................................45
3.3. Khảo sát cơng suất trong và ngồi của một số xe ơ tơ............................................49
3.4 Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe của khách hàng sau 7-15 ngày lắp đặt thiết bị
Wi-Fi FPT......................................................................................................................52
KẾT LUẬN..................................................................................................................56
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................58
PHỤ LỤC.....................................................................................................................65


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sóng điện từ lan truyền trong khơng gian.......................................................4
Hình 1.2 Phổ bức xạ điện từ...........................................................................................5
Hình 1.3 Mơ tả các nguồn bức xạ điện từ......................................................................5
Hình 1.4 Một số sánh định lượng về nhiệt độ trung bình của các vùng bị gia nhiệt được
báo cáo trong thí nghiệm gọi điện thoại lâm sàng........................................................11
Hình 1.5 Mơ phỏng q trình đo cơng suất bức xạ trên xe ơ tơ...................................19
Hình 1.6 Thống kê dân số Việt Nam đầu tháng 1 năm 2020 đạt ngưỡng 96.9 triệu
người..............................................................................................................................21

Hình 1.7 Có hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam....................22
Hình 1.8 Thời gian sử dụng internet tại Việt Nam là 6h30 phút /1 ngày.....................23
Hình 1.9 Tỉ lệ người tương tác trên mạng xã hội tại Việt Nam 2019..........................24
Hình 1.10 Lượng kết nối di động đã chiếm khoảng 150% trên tổng số người Việt
Nam...............................................................................................................................24
Hình 2.1 Hệ đo HI-4416...............................................................................................26
Hình 2.2 Giao diện hiển thị dạng đường của phần mềm InSSIDER...........................29
Hình 2.3 Một giao diện hiển thị của PM WiFi Analyzer.............................................30
Hình 2.4 Card WiFi của máy tính ASUS P550LN-XO165D......................................33
Hình 2.5 Minh họa phép đo và hiển thị kết quả bằng InSSIDer..................................33
Hình 2.6 Minh họa phép đo và hiển thị kết quả bằng WiFi Analyzer..........................34
Hình 2.7 Vị trí đo trong xe............................................................................................36
Hình 2.8 Mơ tả vị trí đo ngồi xe..................................................................................36
Hình 3.1 Cơng suất thu đo được trên Wifi Analyzer theo khoảng cách.......................38
Hình 3.2 Đồ thị cơng suất thu đo được trên Wi-Fi Analyzer theo khoảng cách...........41
Hình 3.3 Đồ thị công suất thu đo được trên Wi-Fi Analyzer theo thời gian tại vị trí
cách Modem Wi-Fi 100 cm. ........................................................................................43
Hình 3.4 Đồ thị cường độ điện trường trong xe ô tơ huyndai I10 khi tắt máy.............50
Hình 3.5 Đồ thị cường độ điện trường trong xe khi nổ máy........................................50
Hình 3.6 Biểu đồ kết quả khảo sát liên tục từ 7h - 20h trên xe Huyndai Grand
i10.................................................................................................................................51


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các dải tần số phân chia trong viễn thông......................................................7
Bảng 1.2 Một số tham số sinh học.................................................................................9

Bảng 1.3 Tổng hợp các tác động sức khỏe của sự phơi nhiễm EMF Wi-Fi.................13
Bảng 1.4. Cách thức ảnh hưởng Wi-Fi..........................................................................14
Bảng 3.1 Phân bố công suất thu theo khoảng cách thiết bị phát Wi-Fi FPT G-97RG6M
đơn vị mW/cm2 .............................................................................................................39
Bảng 3.2 Kết quả quá trình khảo sát cơng suất bức xạ của thiết bị phát Wi-Fi FPT
G97RG6M khi đo qua Wi-Fi Analyzer khoảng cách 100 cm đơn vị mW/cm2.............41
Bảng 3.3 Kết quả đo công suất bức xạ của 15 thiết bị phát Wi-Fi phổ biến tại những
khoảng cách khác nhau..................................................................................................43
Bảng 3.4 Công suất bức xạ trung bình của các dịng thiết bị phát Wi-Fi khác nhau....44
Bảng 3.5 Khu vực Bách Khoa ( 15-03-2020 )...............................................................45
Bảng 3.6 Khu vực Kim Ngưu - Thanh Nhàn - Công viên Tuổi Trẻ (18-03-2020)......46
Bảng 3.7 Khu vực Nguyễn Trãi - Lương Thế Vinh - Phùng Khoang (20-03-2020)....47
Bảng 3.8 Khu vực Trần Cung - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng (25-03-2020) ..48
Bảng 3.9 Công suất bức xạ điện từ trong xe ô tô của một số hãng xe. .......................52
Bảng 3.10 Kết quả thống kê biểu hiện lâm sàng người dùng Wi-Fi............................53
Bảng 3.11 Kết quả thống kê biểu hiện lâm sàng và giới tính khi sinh con của các tài xế
được khảo sát.................................................................................................................54


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật
MỞ ĐẦU

Các thiết bị không dây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Các thiết bị này đang được sử dụng cho nhiều mục đích như
giải trí, thơng tin liên lạc, qn sự, y tế, giáo dục.... Do sự phổ biến đó nên ảnh hưởng
của bức xạ điện từ mà các thiết bị ấy phát ra hiện là mối quan tâm sâu rộng của các
nhà khoa học, các cộng đồng dân cư và đông đảo những người hàng ngày sử dụng điện
thoại, Wi-Fi …. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu bước đầu và kinh nghiệm thực tế trong

những năm gần đây, các viện nghiên cứu và các nhóm chuyên gia đang hướng trọng
tâm nghiên cứu ảnh hưởng của sóng Viba đối với sức khoẻ con người vào các vấn đề
cụ thể như: ảnh hưởng của bức xạ Viba lên hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hồn
máu, chuyển hóa, miễn dịch…khả năng kích thích tăng trưởng các khối u và ung thư,
khả năng kích thích đột biến và sai lệch, tăng sinh trưởng tế bào, tổn thương DNA và
sai lệch gen, tổn thương mắt và thính giác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thiết bị này phát ra các bức xạ có hại và
gây ra các bệnh như vô sinh nam, u não, khiếm thính, tác động đến thai nhi, các ảnh
hưởng đến mắt,...[28] Bên cạnh đó, các bức xạ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Nghiên cứu này đã điều tra ba bệnh chính, đó
là u não, vơ sinh nam và khiếm thính. Các kết quả, được thu thập thơng qua các cuộc
phỏng vấn và khảo sát, cho thấy mức độ gây hại của các thiết bị không dây khác nhau,
Điện thoại di động là thiết bị ảnh hưởng nhất với 96%, Thiết bị Bluetooth với 32%,
Laptop với 54%, Máy tính bảng với 14% và Bộ định tuyến không dây với 20% [23,
29, 31]. Thật sự vấn đề này rất đáng được thế giới quan tâm và nghiên cứu sâu hơn.
Tuy nhiên tình hình thực tế là kết quả nghiên cứu khoa học cho đến thời điểm hiện
nay chưa thể giải đáp đầy đủ mối quan tâm của mọi người, chưa minh chứng được là vô
hại, nhưng cũng chưa xác định rõ có hại như thế nào. Việc nghiên cứu một cách cơ bản,
thực tế, liên ngành và toàn diện về ảnh hưởng của Vi ba đối với cơ thể sống chỉ mới
thực sự bắt đầu từ những năm gần đây và chưa đi đến hồi kết thúc. Với các trang thiết bị
hiện có tại phịng thí nghiệm Quang học – Quang điện tử của viện Vật lý kỹ thuật – Đại
Học Bách Khoa Hà Nội kết hợp với kinh nghiệm làm việc của tơi ở tập đồn FPT
Telecom, đã hỗ trợ tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ điện từ từ

1


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật


thiết bị phát Wi-Fi và trạm thu phát sóng lên cơ thể người” với các mục đích sau:
1) Tìm hiểu bản chất, cơ chế tương tác và ảnh hưởng của bức xạ điện từ (BXĐT)
khơng ion hóa, đặc biệt là lên cơ thể người.
2) Khảo sát công suất BXĐT phát ra bởi các thiết bị phát Wi-Fi phổ biến trên thị
trường và tiến hành đo công suất một số điểm trên địa bàn Hà Nội, cơng suất trong và
bên ngồi một số loại xe ô tô thông dụng . Khảo sát sự phụ thuộc vào thời gian và thiết
bị phát Wi-Fi đối với công suất BXĐT. Bước đầu đưa ra đánh giá về cơng suất của
từng loại thiết bị phát Wi-Fi đang có trên thị trường, bức xạ điện từ trong môi trường
cũng như so sánh với giá trị mà tổ chức y tế thế giới WHO khuyến là an toàn.
3) Khảo sát ảnh hưởng của Wi-Fi đối với 200 hộ gia đình lắp thiết bị Wi-Fi sau 7
đến 15 ngày, khảo sát ảnh hưởng của bức xạ điện từ trong xe ô tô đối với sức khỏe tài
xế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Công suất bức xạ Viba.
+ Công suất bức xạ của một số thiết bị phát Wi-Fi phổ biến.
+ Công suất phơi nhiễm bức xạ Viba tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội.
+ Công suất bức xạ của một số nguồn thu phát sóng trong xe ô tô.
2) Ảnh hưởng của bức xạ Viba trên cơ thể sống.
+ Các biểu hiện lâm sàng trên cơ thể trong môi trường tiếp xúc với bức xạ Viba.
+ Thống kê một số kết quả về ảnh hưởng của bức xạ Viba trên cơ thể sống.
Nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi rộng, có tính thời sự trong cộng đồng dân cư,
trong giáo dục, trong y tế,…Luận văn tập trung vào đo lường công suất bức xạ Viba ở
các thiết bị phát Wi-Fi, bức xạ điện từ ở môi trường cũng như kiểm tra mức phơi
nhiễm trong và ngoài xe ô tô.
3) Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hiện đo đạc dựa trên các thiết bị tiêu chuẩn đã có trong phịng thí
nghiệm với dụng cụ đo HI44-16. Các thiết bị này đã được Viện đo lường Việt Nam
kiểm định, đạt độ chính xác, ổn định cao và được phép sử dụng để đo bức xạ môi


2


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

trường (cường độ điện trường, công suất Viba) và sự phụ thuộc của nó vào thời gian
và khơng gian, để xác định mức độ phơi nhiễm bức xạ từng vùng, từng thời điểm và so
sánh các kết quả nghiên cứu trước đây.
- Sử dụng các phần mềm WiFi Analyzer và InSSIder cài đặt trên Smartphone để
đo công suất của các thiết bị phát Wi-Fi phổ biến.
- Các kết quả thu được sẽ so sánh với giá trị WHO khuyến cáo để kết luận có an
tồn hay khơng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bài luận văn đã đưa ra một số cảnh báo về
mức độ phơi nhiễm môi trường bức xạ điện từ, một số khuyến cáo cho những người
thường xuyên tiếp xúc bức xạ Viba nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng có hại (giảm thiểu
thời gian phơi nhiễm, tần suất tiếp xúc với bức xạ Viba), đóng góp một số kết quả
nghiên cứu cho ứng dụng trong cuộc sống.

3


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BXĐT

1.1 Khái quát về trường điện từ
Trường điện từ là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các
tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của trường điện từ là: tần số,
bước sóng và tốc độ lan truyền. Như đã biết quanh vật dẫn có dịng điện chạy luôn tồn
tại đồng thời một điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các
trường này khơng phụ thuộc vào nhau, cịn đối với dịng điện xoay chiều, thì các
trường này liên quan chặt chẽ với nhau, là sự kết hợp của dao động điện trường và từ
trường vng góc với nhau, lan truyền được trong mơi trường chân khơng. Sóng điện
từ có tính chất hạt và tính chất sóng, khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng
lượng, động lượng và thông tin và tạo thành một trường điện từ thống nhất (Hình 1.1).

Hình 1.1 Sóng điện từ lan truyền trong khơng gian [46]
Từ những luận điểm của Max Planck (1900), Albert Einstein (1905) và De
Broglie (1924). Ứng dụng của bức xạ điện từ cũng như tương tác giữa bức xạ điện từ
với khối chất được giải thích theo bản chất lượng tử “Lưỡng tính Sóng – Hạt”. Tính
“sóng” của bức xạ điện từ đó là sóng điện từ. Tính “hạt” của BXĐT đó là hạt photon hạt cơ bản của BXĐT. Nói cách khác, BXĐT cũng là một chùm hạt photon [52]. Đó là
một chùm tia kết hợp hoặc không kết hợp. Kết hợp nếu là chùm tia BXĐT do phát xạ
cảm ứng của khối chất, không kết hợp nếu là chùm tia BXĐT do phát xạ tự nhiên.
BXĐT được chia theo bước sóng như hình 1.2.

4


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Hình 1.2 Phổ bức xạ điện từ [46]
Bức xạ Viba (300 MHz ÷ 300 GHz) tuy chỉ đại diện cho một phần nhỏ của phổ
bức xạ điện từ trải ra từ các tia vũ trụ cao tần và tia Gamma, qua tia X, ánh sáng cực

tím, bức xạ hồng ngoại và Viba, cho tới các sóng vơ tuyến bước sóng dài, tần số rất
thấp. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu hết các thiết bị ứng dụng tính chất
của sóng điện từ trong sinh hoạt có bước sóng trong vùng Viba như: Truyền hình, điện
thoại di động, điều khiển từ xa... (Hình 1.2).
1.2 Nguồn phát BXĐT
1.2.1 Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp

Hình 1.3 Mơ tả các nguồn bức xạ điện từ [46]
Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0 - 3 kHz) bao gồm các hệ thống sản xuất,
biến đổi và truyền tải điện năng như nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm biến
áp…cũng như các thiết bị điện trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,
du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng, các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử.
Nguồn bức xạ từ trường mà ta tiếp xúc thường xuyên là các thiết bị điện gia dụng
5


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

nhưng cường độ từ trường của các thiết bị gia dụng giảm nhanh khi ta đứng cách xa
chúng. Ở khoảng cách 30 cm, từ trường thấp hơn 100 lần so với giới hạn cho phép. Ví
dụ, màn hình TV hoặc máy vi tính phát sinh cả tĩnh điện và điện từ trường. Đối với
người thao tác máy tính ngồi cách màn hình từ 30 đến 50 cm thì từ trường tại vị trí đó
nhỏ hơn 7mG cịn cường độ điện trường chỉ từ 1V/m đến 10V/m.Hàng ngày chúng ta
tiếp xúc với mức độ từ trường trung bình từ 1 hoặc 2 milligauss (mG). Trong nhiều
nghiên cứu về ảnh hưởng của điện từ trường đến sức khỏe con người, người ta thường
dùng mức tiếp xúc trung bình 2 - 3mG làm mức tiếp xúc giới hạn. Dưới mức này được
xem như khơng có "tiếp xúc", cịn trên mức này thì xem là có "tiếp xúc". Tuy nhiên
trong thực tế thì mức cho phép trong các tiêu chuẩn lớn hơn nhiều. Trong quá trình

nghiên cứu tác hại của từ trường đến sức khỏe con người, người ta thường quan tâm
nhiều nhất đến hai loại bệnh là bệnh bạch cầu và bệnh u não ở trẻ em. Ví dụ ở Los
Angeles, người ta thực hiện nghiên cứu việc trẻ em xem TV đã cho thấy nguy cơ bệnh
bạch cầu gia tăng khi tăng số giờ xem, trừ khi đảm bảo khoảng cách cho phép giữa trẻ
và TV. Cũng vậy, bệnh u não xảy ra khi người mẹ mang thai thường dùng màn điện
(electrical blanket), giường nước (waterbed) để sưởi ấm hoặc khi phụ nữ mang thai mà
sử dụng máy vi tính thường xun thì có thể làm hư thai hoặc thai có khuyết tật [34,
35, 36, 46].
1.2.2 Nguồn phát xạ điện từ tần số cao
Bức xạ tần số Radio (Radio Frequency Radiation - RF) là dạng bức xạ khơng ion
hố. Dải tần radio (RF) trải rộng từ 3 KHz đến 3000 GHz. Bức xạ RF hiểu theo nghĩa
đơn giản nhất là phát xạ các tín hiệu radio từ nguồn phát. Nguồn phát xạ các bức xạ
nói chung được chia thành hai loại: Phát xạ tự nhiên và nhân tạo. Nguồn phát xạ tự
nhiên tiêu biểu là các vì sao, mặt trời, tầng ion. Nguồn phát xạ nhân tạo chủ yếu là các
hệ thống truyền thông, thiết bị y tế, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học. Trong dải
RF, nguồn phát là các hệ thống phát thanh quảng bá điều chế biên độ (AM) hoặc điều
chế tần số (FM), các hệ thống vơ tuyến truyền hình quảng bá VHF và UHF, hệ thống
điện thoại di động, các hệ thống Ra đa và các hệ thống thông tin vệ tinh…

6


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Bảng 1.1: Các dải tần số phân chia trong viễn thông [31]
Băng tần

Ký hiệu


Đặc tính lan truyền

Ứng dụng tiêu biểu

Sóng mặt đất: Suy hao Rađa
3 - 30 kHz

đường

dài,

Tần số rất thấp ban ngày và ban đêm thông tin dưới nước
thấp. Mức tạp nhiễu khí
(VLF)
quyển cao
Tương tự VLF, kém tin Rađa đường dài, vơ

30 - 200 kHz

Tần số thấp
(LF)

cậy. Hấp thụ vào ban tuyến hàng hải
ngày
Sóng mặt đất và sóng Vơ tuyến và định vị

Tần số trung
0.3 - 3 MHz


bình (MF)

trời. Suy hao ban đêm hang hải, cứu hộ và
thấp, ban ngày cao. Tạp quảng bá AM
nhiễu khí quyển
Phản xạ tầng điện ly, Vơ tuyễn nghiệp dư,
thay đổi theo thời gian phát sóng quốc tế,

3 - 30 MHz

Tần số cao
(HF)

trong ngày, mùa và tần thông tin quân sự
số tạp nhiễu 30MHz

hàng hải, hàng không
điện thoại, điện báo,
FAX

Lan truyền theo tầm Truyền hình VHF,
30 - 300 MHz

Tần số rất cao
(VHF)

nhìn thẳng (LOS), có sự phát

thanh


AM,

tán xạ do sự đảo nhiệt thông tin đạo hàng
độ, tạp nhiễu vũ trụ

AM

Lan truyền theo tầm Truyền hình UHF,
0.3 - 3 GHz

Tần số cực cao nhìn thẳng (LOS),
âm vũ trụ
(UHF)

tạp thông tin đạo hàng,
ra đa, thông tin Vi
ba, y tế.

7


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật
Lan truyền (LOS), Suy Thông tin vệ tinh,

3 - 30 GHz

Tần số siêu cao hạo khí quyển do Ơxy thơng tin Vi ba, y tế
và hơi nước, hấp thụ hơi

(SHF)
nước cao ở 22,2 GHz
Lan truyền (LOS), hấp Thông tin vệ tinh,

30 - 300 GHz

Tần số siêu cao thụ hơi nước tại 183 thông tin Ra đa, thử
GHz, Hấp thụ Ôxy tại nghiệm
60 GHz và 119 GHz

1011 - 1014 Hz

UVIS

Lan truyền LOS

Thông tin quang

1.3 Tương tác giữa BXĐT và cơ thể sống
1.3.1 Tương tác của BXĐT cao tần với cơ thể sống
BXĐT cao tần và siêu cao tần được phát ra từ các đài truyền hình và phát thanh,
các trạm cơ sở của mạng điện thoại di động (BTS), Rađa, máy tivi, máy tính, điện
thoại di động và nhiều dụng cụ điện khác.
Bức xạ HF có một đặc điểm y sinh học rất quan trọng mà các dải BXĐT khác
khơng có đó là: Năng lượng photon hν của bức xạ HF nằm xung quanh 10-4 eV, tương
thích với phần lớn những khoảng biến đổi năng lượng riêng E2 - E1 của tâm chức năng
trong cơ thể sống. Chính vì lẽ đó mà cơ thể sống phản ứng rất nhạy và rất tinh tế với
bức xạ HF ngay cả ở những cường độ yếu.
Bức xạ HF cũng gây ra hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng phi nhiệt đối với cơ thể sống.
Ta biết rằng sóng điện từ (gồm điện trường và từ trường) sẽ thay đổi chiều tuần hoàn

theo thời gian khi bị chiếu bức xạ điện từ lên các tổ chức sinh vật, sẽ có nhiệt do dịng
dẫn và dịng xốy sinh ra trong tổ chức, ngoài ra các phân tử chất phân cực (chủ yếu là
nước) trong tổ chức chiụ tác dụng của lực điện trường gây ra lực ma sát liên tục với
các phân tử lân cận sinh ra nhiệt năng.

8


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Bảng 1.2 Một số tham số sinh học [5]


Tỷ phần thể

Hằng số tương

tích của nước

đối vi sóng

Độ dẫn tại 0,1 Độ dẫn của vi
GHz (Sm-1)

được ngoại suy

sóng ngoại
suy (Sm-1)


Não (chất xám)

0.840

44

0.700

1.130

Não (chất trắng)

0.740

34

0.480

0.750

Cơ xương

0.795

47

0.700

2.400


Mỡ

0.090

10

0.005

0.100

Gan

0.795

43

0.670

2.300

Theo tính tốn của Nhiệt động học bức xạ, khi cơng suất Viba tác dụng khoảng
80mW/kg thì hiệu ứng nhiệt sẽ làm nóng mơ cơ thể lên 1 0C. Từ đó liều hấp thụ riêng
(Specific Absorption Rate – SAR) 80 mW/kg thể trọng có thể coi là giới hạn hiệu ứng
nhiệt đối với cơ thể.[5]
1.3.2 Hiệu ứng phi nhiệt
Hiện đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về sức khỏe HF được công bố bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau từ Vật lý Sinh học cho đến Y học dịch tễ. Ở các nước, ngay
cả tổ chức chuyên ngành điện tử viễn thông cũng đã khẳng định bức xạ HF mạnh nhất
trực tiếp tác động lên con người chính là từ các trạm BTS và các máy điện thoại di

động cầm tay, thiết bị Wi-Fi. Tiêu điểm chú ý là nguy cơ bức xạ HF có thể gây các u
não (brain tumors) hoặc thúc đẩy ung thư não (brain cancer) hoặc nhiều hiệu ứng khác
trên hệ thần kinh trung ương, ngay cả với công suất HF phơi nhiễm rất yếu. Đây chắc
chắn không phải do hiệu ứng nhiệt HF, bởi vì liều phơi nhiễm khoảng một vài mW/kg
thể trọng chỉ có thể làm nóng cơ thể lên 0,010C, mà là một hiệu ứng mới khác, phức
tạp hơn nhiều. Đó là hiệu ứng phi nhiệt HF, nó liên quan đến các biến dị cấu trúc phức
tạp xảy ra chủ yếu trên các hệ điện tử phân tử và các tâm chức năng thuộc hệ thần kinh
trung ương và não bộ đã được đề cập nhiều trong các tài liệu nghiên cứu về vật lý y
sinh. Chỉ có bức xạ HF, với lượng tử photon hν của nó cộng hưởng với các mức lượng
9


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

tử kích thích của loại tâm chức năng thần kinh, mới có thể gây ra hiệu ứng phi nhiệt
nói trên. Chẳng hạn, hiệu ứng phi nhiệt do cơ chế phân cực điện tử trong các mao


mạch não bộ và dây thần kinh. Dưới tác dụng cưỡng bức của vectơ E biến thiên tuần
hoàn của BXĐT một số phân tử hay tâm chức năng bị phân cực mạnh mẽ. Khoảng
cách giữa các phân tử tăng lên trở thành những chỗ “phồng” trong mao mạch não hoặc
dây thần kinh. Những biến dị cấu trúc này có thể gây tắc nghẽn tạm thời hoặc chỗ u
(tumors) hoặc ung thư (cancer) và có thể làm hoại tử tế bào [4, 8].
Hàm quan hệ giữa tổn hao nhiệt và hoại tử tế bào [52]:
− ∆E
 C (0) 
 = ∫ Ae KT dt
Ω(t ) = ln

t
C
)
(



(1)

Trong đó: Ω(t) là mức độ tổn thất tế bào.
C(0) là nồng độ tế bào sống tại thời điểm t = 0.
C(t) là nồng độ tế bào sống tại thời điểm t.
A là thừa số “tần số” cho biểu thức động học.
∆Ε là năng lượng hoạt động cho phản ứng nguy hiểm không thuận nghịch.
Hiệu ứng phi nhiệt HF gây bởi chuyển dời lượng tử của các điện tử hoạt tính cịn
phức tạp hơn nhiều. Nói chung, bản chất và cơ chế của các hiệu ứng phi nhiệt HF vẫn
còn rất mới mẻ và đang được các nhà khoa học kiên trì tiếp tục nghiên cứu cặn kẽ.
1.4 Một số ảnh hưởng lên cơ thể sống
1.4.1 Tác động nhiệt
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ chính là sự đốt nóng, mà có
thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống.
Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể thực sự hết sức phức tạp. Hiện tượng tăng lên
nhiệt độ của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của
mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới
tác động của bức xạ điện từ.

10


Luận văn thạc sĩ


Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Hình 1.4 Một số sánh định lượng về nhiệt độ trung bình của các vùng bị gia nhiệt
được báo cáo trong thí nghiệm gọi điện thoại lâm sàng [32].
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ chính là sự đốt nóng [23], mà
có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mơ của cơ thể
sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể thực sự hết sức phức tạp. Máu được coi là
một chất điện phân, dưới tác động của bức xạ điện từ tần số cao, trong máu sinh ra các
dịng điện ion, gây sự phát nóng các mơ và tế bào. Với một cường độ xác định, bức xạ
điện từ sẽ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người khơng chịu nổi. Sự đốt nóng
đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thơng
máu ít (như mắt, não, dạ dày…). Bộ phận đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là
thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác [18].
1.4.2 Tác động gây rối loạn thần kinh
Cùng với tác động nhiệt, BXĐT còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh.
Sự tác động của bức xạ điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của
hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu,
chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, đổ mồ hơi , khó tập trung, giảm trí nhớ, trầm cảm, mất
ổn định cảm xúc, da liễu, run, ảo giác và mất ngủ [16, 17, 18, 23]. Những người thực
hiện các cuộc gọi điện thoại di động kéo dài thường bị triệu chứng đau đầu một giờ
hoặc hơn sau khi bắt đầu cuộc gọi. Vì những điều này xảy ra trong một phạm vi thời
gian cụ thể sau khi bắt đầu các cuộc gọi dài này, do đó tình trạng đau đầu sẽ chỉ xảy ra
rất khơng thường xuyên trong khung thời gian đó một cách ngẫu nhiên. Do đó chứng
tỏ rằng triệu chứng đau đầu là do ảnh hưởng của BXĐT từ điện thoại trong các cuộc
gọi với thời gian dài.
11


Luận văn thạc sĩ


Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác
động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh bao gồm: vỏ
não, “diencephalon” bao gồm vùng dưới đồi và đồi thị, sợi cảm giác, tuyến yên và bao
gồm cả q trình thần kinh. Trong đó sự gia tăng kích thích của hệ thống thần kinh
trung ương xảy ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản do tác
động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ. Các chuyên gia cho rằng vỏ
não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ [25, 28].
1.4.3 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn
Bức xạ điện từ có thể dẫn đến những thay đổi trong chỉ số sinh lý, hiệu ứng di
truyền và chức năng miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng miễn dịch ở
người. Các tác động bất lợi tăng lên khi thời gian làm việc tăng lên theo số năm. Vì
vậy, điều quan trọng là tăng cường bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp để chống lại ảnh
hưởng không tốt từ bức xạ điện từ. Bức xạ điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống
tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện
tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay
đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu,… Đặc biệt, theo nguyên cứu
thì việc phơi nhiễm kéo dài cịn có tỷ lệ làm cho tế bào lympho tăng và tỷ lệ bạch cầu
trung tính giảm [20, 28, 31].
1.4.4 Các tác động khác
Ngoài những tác động nói trên, điện từ trường sinh ra ở các trạm biến áp, các trạm
phát sóng…thường gây ra chứng đau đầu, mất ngủ, và nhiều tác động phụ trợ khác,
bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạng thái mệt mỏi, chóng mặt.
Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục đục
thủy tinh thể. Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc
tần số dao động, cường độ và thời gian tiếp xúc. Sự thay đổi trong cơ thể người dưới
tác động của trường điện từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi.
1.4.5 Một số ảnh hưởng của Wi-Fi lên cơ thể

Việc sử dụng các thiết bị không dây hoạt động trong các dải tần số sau: điên
thoại đi động 3G hoạt động trong khoảng 1900 - 2200 MHz, Laptop (1000MHz 3600MHz), Wi-Fi (2450MHz - 5000MHz) [30], máy tính bảng (2.4 GHz) và thiết bị
12


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

Bluetooth (2.4 GHz). Tất cả các thiết bị không dây phát ra bức xạ dưới dạng trường
điện từ. Các nghiên cứu hiện tại đang tập trung vào ba bệnh là vô sinh nam, u não và
suy giảm thính lực. Theo khảo sát từ Bệnh viện Thành phố Khairpur Mir, Bệnh viện
Dân sự Khairpur Mir, Đại học Y khoa Ghulam Muhammad Mahar Sukkur và các
trung tâm y tế khác, họ quan sát thấy điện thoại di động nguy hiểm hơn cho sức khỏe
của chúng ta, vì các bác sĩ tin rằng các thiết bị trên là nguyên nhân gây ra bệnh u não,
vô sinh nam, bệnh tim, ảnh hưởng đến thai nhi, khiếm thính, vấn đề về mắt, hệ miễn
dịch, bệnh bạch cầu, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Dưới đây là bảng tổng hợp
một số nghiên cứu chỉ ra tác động của bức xạ cao tần lên cơ thể từ các nghiên cứu
trong một số năm gần đây [31].
Bảng 1.3 Tổng hợp các tác động sức khỏe của sự phơi nhiễm EMF Wi-Fi [4, 11]
Các ảnh hưởng sức khỏe

STT
1

"Oxidative stress" - ứng kích ơxi hóa, mất cân bằng giữa sự sản xuất và
hoạt động của các hình thái ơxi hoạt tính.

2


+ Thay đổi tâm thần kinh bao gồm Điện não.
+ Tác động Wi-Fi trước khi sinh dẫn đến ảnh hưởng phát triển thần kinh
sau sinh, tăng “cholinesterase”.
+ Giảm trí nhớ.
+ Wi-Fi làm khả năng phân biệt đối tượng quen thuộc với mới lạ bị giảm
đáng kể.

3

Apoptosis và dấu hiệu apoptotic tăng cao. Apoptosis có thể hiểu là sự chết
đi của tế bào.

4

Phá hủy DNA tế bào.

5

Thay đổi nội tiết bao gồm: “Catecholamine”, rối loạn chức năng nội tiết
tuyến tụy (pancreatic), “prolactin”, “progesterone” và “estrogen”.

6

Hạ thấp “melatonin”, gián đoạn giấc ngủ (sleep disruption)

7

Biểu hiện ảnh hưởng lên MicroRNA (ở não). MicroRNA (miRNA) là phân

13



Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

tử ARN nhỏ khơng mã hóa, độ dài khoảng 21- 25 nucleotide. miRNA phổ
biến rộng khắp giới thực vật, động vật và được tìm thấy ở một số virus.
Những RNA này được bảo tồn một cách đáng kể ở cả thực vật, động vật và
được cho là thành phần tiến hóa quan trọng của quy luật di truyền.
8

Tâm lý sau sinh bất thường.

9

Gián đoạn sự phát triển của răng.

10

Thay đổi về nhịp tim, rối loạn huyết áp, tổn thương hồng cầu.

11

Kích thích tăng trưởng của tế bào gốc chứa mỡ.
Bảng 1.4. Một số cách thức ảnh hưởng của Wi-Fi [23]

Ảnh hưởng

Các cơ chế khả dĩ


Oxidative

+ Được tạo do các mức "peroxynitrite" tăng cao và các sản phẩm

stress

phân hủy gốc tự do của "peroxynitrite" và đồng sản phẩm CO2 của
nó.
+Nghiên cứu về phơi nhiễm EMF cho thấy sự "oxidative stress" sau
phơi nhiễm có liên quan đến nồng độ cao của “3-nitrotyrosine”, một
dấu hiệu của "peroxynitrite", do đó xác nhận cách giải thích này.
+ Nghiên cứu khác từng tìm thấy sự tăng cao “3-nitrotyrosine”, cả
hai đều theo mức phơi nhiễm 35 GHz.

Giảm khả

+ Sự giảm cả khả năng sinh sản (fertility) của nam giới và của nữ có

năng sinh

liên quan và có lẽ là do sự "oxidative stress" trong cơ quan sinh sản

sản nam/nữ,

nam và nữ.

tăng sự phá

+ Sảy thai tự phát (spontaneous abortion) thường bị gây ra bởi các


thai tự phát,

đột biến nhiễm sắc thể (chromosomal mutations), do đó đột biến

Giảm ham

dịng phơi (germ line mutations) có thể là nguyên nhân.

muốn

+ Giảm ham muốn có thể do nồng độ "estrogen", "progesterone" và
"testosterone" giảm.

14


Luận văn thạc sĩ

Ngành Vật Lý Kỹ Thuật

+ Một cơ chế có thể quan trọng trong sự giảm khả năng sinh sản là
kích hoạt VGCC và do đó mức [Ca2+]i cao được biết là có vai trị
chính trong việc tránh sự "polyspermy" (thụ tinh). Thông thường,
nếu điều này nếu được kích hoạt trước khi bất kỳ sự thụ tinh
(fertilization) nào của trứng xảy ra, nó có thể ngăn chặn bất kỳ tinh
trùng (sperm) nào thụ tinh trứng.
Các ảnh

+ Trong tất cả các tế bào trong cơ thể, các tế bào thần kinh (neurons)


hưởng thần

có mật độ VGCCs cao nhất, một phần do vai trò VGCC và vai trò

kinh/tâm

[Ca2+]i trong việc giải phóng mọi chất dẫn truyền thần kinh

thần

(neurotransmitter) trong hệ thần kinh.
+ Tín hiệu Ca (calcium signaling) điều hịa cấu trúc và chức năng
khớp thần kinh (synaptic) theo 5 cách khác nhau, mỗi cách có thể
liên quan ở đây.
+ Sự "oxidative stress" và "apoptosis" đều được cho là có vai trò
quan trọng. Giảm giấc ngủ (lowered sleep) và tăng sự mệt mỏi
(increased fatigue) có khả năng liên quan đến giảm melatonin về đêm
và tăng norepinephrine về đêm.

“Apoptosis”

+ "Apoptosis" có thể được tạo ra khi nồng độ [Ca2+]i quá mức trong

(chết tế bào) ty thể (mitochondria) và do sự phá vỡ chuỗi kép (double strand)
trong DNA của tế bào; có vẻ như cả hai đều tham gia sau khi phơi
nhiễm EMF.
+ Một cơ chế thứ ba để kích hoạt "apopotosis" là ứng suất mô lưới
nội bào (endoplasmic reticulum stress)
Phá hủy

DNA tế bào

+ Sự phá hủy DNA tế bào được tạo ra bởi các sản phẩm phân hủy
gốc tự do của "peroxynitrite" tấn công trực tiếp DNA

Các thay đổi + Sự giải phóng hormone ngồi “steroid” được tạo ra bởi kích hoạt
trong các
mức

VGCC và tăng [Ca2+]i. Các tác dụng tức thời của phơi nhiễm EMF là
tăng giải phóng hormone và do đó tăng mức hormone.

hormone

15


×