Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

LÊ XUÂN TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

LÊ XUÂN TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU
CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
Mã số: 8810101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Hồng Long

Hà Nội - 2021




LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô Trường Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết
giúp em hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Phạm Hồng
Long đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình viết luận văn.
Cảm ơn các Sở, Ban, Ngành, tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ
tơi thu thập dữ liệu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả luận văn đã hết sức cố gắng, tham
khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của Q Thầy, Cơ và bạn
bè để hồn thành nghiên cứu. Tuy nhiên, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô và các bạn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày….. tháng .… năm 20....

Học viên thực hiện Luận văn

Lê Xuân Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….. tháng .… năm 20....
Học viên


Lê Xuân Trường


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………….....
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………..
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………...…..
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 6
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM................................7
1.1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm ....................................................................... 7
1.1.1. Thuật ngữ và định nghĩa du lịch mạo hiểm ...................................................... 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch mạo hiểm ................................. 10
1.1.3. Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác ............. 11
1.1.4. Đặc điểm và phân loại du lịch mạo hiểm ....................................................... 15
1.1.5. Các loại hình du lịch mạo hiểm........................................................................17
1.1.6. Thị trường du lịch mạo hiểm và khách du lịch mạo hiểm.............................. 19
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm ......................... 22
1.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch............................................................................ 22
1.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 24

1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................ 24
1.2.4. Các điều kiện khác.......................................................................................... 26
CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU ................................... 27
2.1. Tiềm năng, thực trạng, xu hƣớng phát triển
du lịch mạo hiểm tại Việt Nam................................................................................27
2.1.1. Tiềm năng du lịch mạo hiểm tại Việt Nam......................................................27
2.1.2. Thực trạng khai thác du lịch mạo hiểm tại Việt Nam......................................28
2.1.3. Xu hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.......................................30


2.2. Thực trạng và định hƣớng phát triển du lịch Lai Châu .............................. 30
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2015 - 2019 ...................... 30
2.2.2. Định hướng phát triển loại hình du lịch Lai Châu đến 2030 .......................... 36
2.3. Tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu ............ 37
2.3.1. Hệ thống tài nguyên du lịch mạo hiểm ........................................................... 37
2.3.2. Điều kiện về hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .................... 42
2.3.3. Hệ thống chính sách và nguồn nhân lực ......................................................... 43
2.3.4. Thuận lợi ......................................................................................................... 44
2.3.5. Khó khăn......................................................................................................... 45
2.4. Thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu .................................48
2.4.1. Các nhà cung ứng du lịch mạo hiểm................................................................48
2.4.2. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm.......................................................................51
2.4.3. Khách và thị trường khách du lịch mạo hiểm ................................................ 55
2.4.4. Hiệu quả kinh doanh du lịch mạo hiểm............................................................60
2.4.5. Hoạt động quảng bá du lịch mạo hiểm ........................................................... 65
2.4.6. Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm ........................... 66
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU...............................................................68
3.1. Định hƣớng và phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Lai Châu...........68

3.1.1. Định hướng.......................................................................................................69
3.1.2. Phát triển sản phẩm ....................................................................................... 70
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu..............................72
3.2.1. Nhóm các giải pháp về quy hoạch .................................................................. 72
3.2.2. Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ........................................ 73
3.2.3. Nhóm các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ................ 74
3.2.4. Nhóm các giải pháp về quảng bá và tiếp thị................................................... 75
3.2.5. Nhóm các giải pháp về tăng cường sự liên kết ............................................... 77
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 78
3.3.1. Kiến nghị về cơ chế chính sách ...................................................................... 78
3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ................................. 80
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .................................................... 81
3.3.4. Kiến nghị đối với các công ty kinh doanh du lịch mạo hiểm ......................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLMH

: Du lịch mạo hiểm

KT-XH

: Kinh tế xã hội

UBND

: Uỷ ban nhân dân


VHTTDL

: Văn hoá thể thao và du lịch

NN

: Nhà nước

TN

: Tư nhân

UNWTO

: Tổ chức du lịch thế giới

CP

: Cổ phần

TNHH

: Công ty trách nhiệm hữu hạn

NQ-TU

: Nghị quyết Tỉnh ủy

ATTA


: Tổ chức Thương mại

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

FAMTRIP

: Hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen,
tiếp thị


DANH MỤC CÁC BẢNG
12

Bảng 1.2.

Những hoạt động và khung cảnh có liên quan ……………..
đến mạo hiểm
Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm……………

Bảng 1.3.

Du lịch mạo hiểm phân theo điểm đến và hoạt động ………

17

Bảng 1.4.

Các loại hình du lịch mạo hiểm, xếp loại theo ATTA............


18

Bảng 1.5.

Ƣớc tính thị trƣờng du lịch mạo hiểm quốc tế……………...

19

Bảng 1.6.

Thị trƣờng khách du lịch thiên nhiên và thiên nhiên ……...
hoang dã
Bảng thống kê cơ sở lƣu trú của Lai Châu năm 2019……..

20

32

Bảng 2.4.

Thực trạng phát triển cơ sở lƣu trú ………………………...
của Lai Châu (2015 - 2019)
Cơ sở lƣu trú trên địa bàn Lai Châu, phân theo…………...
chủ sở hữu
Tình hình thu nhập du lịch Lai Châu (2015 - 2019)……….

Bảng 2.5.

GRDP du lịch Lai Châu (2015 - 2019)………………………


33

Bảng 2.6.

Số lƣợng du khách đến Lai Châu (2015 - 2019)

34

Bảng 2.7.

35

Bảng 2.9.

Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch …………….
của Lai Châu
Tỷ lệ phân bố địa hình theo độ dốc trên địa bàn …………..
tỉnh Lai Châu
Điểm du lịch mạo hiểm mà khách tham gia...........................

Bảng 2.10.

Giá các dịch vụ có tại khu, điểm du lịch mạo hiểm..............

55

Bảng 2.11. Phân loại khách theo mục đích………………………………

57


Bảng 2.12. Các kênh thông tin về du lịch tại Lai Châu ...........................

57

Bảng 2.13. Thời gian lƣu trú tại Lai Châu và tour du lịch mạo hiểm…

58

Bảng 2.14. Tỷ lệ khách ƣu trú tại Lai Châu.........................................

58

Bảng 2.15. Các thiết bị kỹ thuật cho các hoạt động du lịch mạo hiểm...

62

Bảng 2.16. Tình hình kinh doanh của khu du lịch ...................................
Cầu Kính Rồng Mây
Bảng 2.17. Kết quả kinh doanh các hoạt động du lịch mạo hiểm ..........
tại Công ty CP du lịch quốc tế Hoàng Gia năm 2017-2019
Bảng 2.18. Kết quả kinh doanh các hoạt động du lịch mạo hiểm ……..
tại công ty CP PuSamCap năm 2018- 2019
Bảng 2.19. Đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ, sản phẩm………..
du lịch mạo hiểm

63

Bảng 1.1.


Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Bảng 2.8.

13

31

32
33

39
52

64
65
68


DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1.

Phân loại du lịch mạo hiểm……………………..

16

Sơ đồ 1.2.


Mạo hiểm nhẹ và mạo hiểm nặng ……………..

16


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam thời gian gần đây đã có những thành tựu đáng kể. Số lượng khách
quốc tế và nội địa ngày càng gia tăng, năm 2015 cả nước đã đón hơn 7.94 triệu lượt
khách quốc tế và phục vụ 57 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng số khách quốc tế
đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt (tăng 7,5%% so
với cùng kỳ năm 2018); khách du lịch nội địa ước đạt 45,5 triệu lượt (khách lưu trú đạt
22,9 triệu lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng
kỳ năm 2018). [Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 9/7/2019]. Điều đó chứng tỏ hình ảnh
du lịch Việt Nam được bạn bè quốc tế đón nhận rộng rãi hơn.
Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch, tuy nhiên du lịch
Việt Nam cũng rất cần những loại hình du lịch mới mẻ. Một trong những loại hình du
lịch mới, hiện đang có xu hướng phát triển tại Việt Nam đó là du lịch mạo hiểm
(DLMH), được bắt đầu từ khi công ty Raid Gauloises đã chọn Việt Nam là nơi tổ chức
tour du lịch thể thao – mạo hiểm lần thứ 11. Tour du lịch Raid Gauloises đầu tiên được
tổ chức vào năm 1989 tại Newzealand. Từ thành công của tour du lịch Raid Gauloises,
du khách biết đến Việt Nam là nơi lý tưởng cho loại hình DLMH.
Mặc dù khả năng phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Việt Nam là rất lớn, tuy
nhiên do các yếu tố khách quan và chủ quan, loại hình du lịch mạo hiểm vào Việt Nam
rất muộn và sự phát triển của nó cho đến nay cũng chưa tương xứng với tiềm năng to
lớn của Việt Nam. Điều đó cho thấy cần thiết phải có những nghiên cứu về mặt lý luận
cũng như thực tế để loại hình này trở thành một trong những loại hình hấp dẫn khách
du lịch, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch còn thiếu của Việt Nam.
Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch phục vụ cho loại hình du lịch mạo hiểm và
loại hình này xuất hiện tại Lai Châu từ những năm 2005 và có thể khẳng định rằng Lai

Châu là nơi có hoạt động du lịch mạo hiểm phát triển, tuy nhiên chưa có những nghiên
cứu chính thức về DLMH, nếu có chỉ là nghiên cứu dưới góc độ du lịch mạo hiểm núi.
Việc khai thác và kinh doanh du lịch mạo hiểm từ trước đến nay chưa có sự quan tâm
và đầu tư của các cấp chính quyền cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm,

1


do đó du lịch mạo hiểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nhiều đơn
vị tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm tự phát, thiếu trách nhiệm với điểm đến,
chưa chuyên nghiệp và hiểu biết về loại hình du lịch này cịn hạn chế cho nên chưa tạo
được hiệu quả cao. Du lịch mạo hiểm tại Lai Châu cần được nhìn nhận, tổng hợp, đánh
giá quá trình hình thành và phát triển để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu cần
khắc phục, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển một cách đúng hướng, có tổ chức, có
quy hoạch. Điều đó sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như xây dựng
hình ảnh về loại hình du lịch đã, đang và sẽ phát triển tại Lai Châu.
Từ những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển du
lịch mạo hiểm tại Lai Châu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau đây: Đánh giá thực trạng hoạt
động du lịch mạo hiểm tại Lai Châu. Rút ra những thuận lợi và khó khăn, đánh giá
hoạt động du lịch mạo hiểm tại Lai Châu, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển loại
hình du lịch mạo hiểm phù hợp với địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng cho
tình hình thực tế tại Lai Châu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận văn được xác định là hoạt động và hiện trạng du lịch mạo hiểm.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về DLMH nói chung, luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh
giá, phân tích các hoạt động cụ thể của du lịch mạo hiểm tại Lai Châu, các hình thức tổ
chức khai thác và kinh doanh du lịch mạo hiểm, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch

mạo hiểm, ý kiến của khách du lịch về du lịch mạo hiểm, chính sách phát triển du lịch
mạo hiểm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Lai Châu, tuy
nhiên trên thực tế hoạt động du lịch mạo hiểm của Lai Châu lại chủ yếu diễn ra trên
địa bàn một số huyện và các vùng phụ cận, do vậy tác giả khảo sát những tour điển

2


hình thuộc địa phận các huyện phụ cận của một số cơng ty, doanh nghiệp kinh doanh
loại hình du lịch mạo hiểm, các điểm đến tiêu biểu của loại hình du lịch mạo hiểm.
+ Về mặt thời gian: các khảo sát tại điểm đến được tiến hành thành nhiều đợt, đảm bảo
tính đa dạng thời gian có tính đến mùa vụ của loại hình du lịch này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết: phân tích tài liệu nhằm kế thừa nghiên cứu những tri thức đã
có từ đó đánh giá tổng quan, điểm luận các cơng bố về loại hình du lịch mạo hiểm.
Việc kế thừa các nguồn tài liệu thông qua nhiều nguồn như sách, các bài báo trong và
ngồi nước, mạng internet với những thơng tin đã được kiểm nghiệm, các tài liệu liên
quan đến khu vực nghiên cứu và các hoạt động du lịch mạo hiểm tại đây. Thông qua
phương pháp này, tác giả đã đưa ra những đặc điểm du lịch mạo hiểm, đặt nó trong
mối quan hệ với một số loại hình du lịch khác để định vị rõ du lịch mạo hiểm là một
loại hình du lịch.
- Khảo sát thực địa và quan sát tham dự: điều tra điền dã với khách để thấy tình hình
hoạt động du lịch mạo hiểm tại khu vực núi Hồng Liên Sơn, thác Tác Tình và động
Pusamcap…
- Phỏng vấn và khảo sát bảng hỏi các đối tượng: các công ty du lịch cung cấp họat
động du lịch mạo hiểm tại Lai Châu, khách du lịch mạo hiểm, nhà quản lý điểm du
lịch nhằm làm rõ vai trò cũng như thực trạng kinh doanh du lịch mạo hiểm tại địa bàn
tỉnh Lai Châu nói chung và với vùng phụ cận nói riêng, các đối tượng trực tiếp và gián

tiếp tham gia vào hoạt động du lịch mạo hiểm, từ đó làm rõ hơn thực trạng của DLMH
trong bối cảnh du lịch Lai Châu đang thiếu và yếu về loại hình và sản phẩm du lịch.
Thời gian: Thời gian được chia ra làm 2 đợt: đợt một từ tháng 8 năm 2019 đến tháng
10 năm 2019, thời điểm này khách quốc tế giảm và khách nội địa gia tăng, đợt hai từ
cuối tháng 10 đến tháng 12 năm 2019, đây là thời gian khách quốc tế gia tăng, tổng
cộng thu được 150 bảng hỏi, tuy nhiên chỉ có 120 bảng hỏi hợp lệ.
Địa điểm: tiến hành tại các điểm du lịch mạo hiểm của tỉnh Lai Châu, do có sự liên hệ
trước với một số cơng ty du lịch cho nên tác giả và các cộng tác đã tham gia trực tiếp
vào tour du lịch mạo hiểm để gặp gỡ và lấy ý kiến của khách cũng như tìm hiểu mong

3


muốn của họ. Còn lại tác giả phát bảng hỏi thông qua các công ty du lịch và các hướng
dẫn viên khi khách kết thúc tour du lịch mạo hiểm và khách có thể trả lời ngay, sau đó
gửi lại cho các công ty du lịch, gửi cho hướng dẫn viên hoặc gửi tại các khách sạn mà
khách lưu trú, kết hợp với việc khai thác thông tin từ những bảng hỏi ý kiến khách
hàng trong cùng thời gian của cơng ty CP du lịch Hồng Gia Lai Châu.
Bảng hỏi: đề tài xác định các hoạt động du lịch mạo hiểm, các khu vực và điểm du lịch
mạo hiểm có tại Lai Châu, các công ty đang tiến hành khai thác và kinh doanh loại
hình du lịch mạo hiểm, sau đó tiến hành lập bảng hỏi theo các nội dung đó. Có hai loại
bảng hỏi cho khách quốc tế và khách Việt Nam, bảng hỏi của khách Việt Nam gồm 18
câu hỏi, bảng hỏi khách quốc tế gồm 16 câu hỏi, là những câu hỏi về cảm nhận của du
khách, đánh giá và suy nghĩ để phát triển hơn nữa du lịch mạo hiểm tại Lai Châu …
Cả hai bảng hỏi đều được thiết kế đi sâu và tập trung vào những ý kiến du khách về
thực trạng hoạt động du lịch và du lịch mạo hiểm tại Lai Châu và phần thông tin cá
nhân của du khách.
- Phương pháp chun gia: ngồi các phương pháp tự thân thì phương pháp chun gia
cũng đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du
lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp

có cơ sở và mang tính hiệu quả địi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều
lĩnh vực liên quan, cụ thể các đối tượng đó là các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu. Khi
sử dụng phương pháp này, tác giả đã chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn sâu các nhà
quản lý công t, doanh nghiệp du lịch mạo hiểm, các nhà quản lý du lịch của tỉnh Lai
Châu, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về du lịch của Tổng cục du lịch, Viện nghiên
cứu phát triển du lịch.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ 20 và
có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng như điểm
đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực Đông và Nam Á. Các nhà
nghiên cứu về du lịch mạo hiểm tiêu biểu như: Sung, H. Morrison, O’Leary,…Việc
khẳng định nó là một loại hình du lịch hiện vẫn đang cịn có nhiều sự tranh cãi, cũng

4


có những ý kiến đồng hóa giữa loại hình du lịch mạo hiểm với loại hình du lịch thể
thao – mạo hiểm. Tuy nhiên thuật ngữ du lịch mạo hiểm đã được khách du lịch chấp
nhận và đã trở thành một loại hình du lịch quen thuộc. Việc nghiên cứu để định vị và
làm rõ thêm du lịch mạo hiểm trong hệ thống các loại hình du lịch là rất quan trọng
thơng qua việc hệ thống hóa các đặc điểm chính của du lịch mạo hiểm để phân biệt về
mặt thuật ngữ.
Loại hình du lịch mạo hiểm đã trở thành đề tài nghiên cứu của khơng ít những nhà
khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam. Mỗi nhà khoa học đều thể hiện những quan
điểm riêng, thể hiện sự đào sâu tìm tịi của mình so với những người đi trước, tạo nên
những nấc thang phát triển trong quá trình nghiên cứu về loại hình du lịch mạo hiểm.
Sau đây là những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng về loại hình du lịch mạo hiểm của
một số tác giả trên thế giới: Adventure tourism [John Swarbrooke, 1988], đề cập tới
các lĩnh vực của du lịch mạo hiểm như khách du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch
mạo hiểm, marketing du lịch mạo hiểm, quản lý các yếu tố rủi ro của du lịch mạo

hiểm... Adventure programming [Addison .G, 1999], đề cập đến du lịch mạo hiểm và
du lịch sinh thái. Adventure tourism [Ralf Buckley, 2006], đề cập đến các hoạt động
cụ thể của du lịch mạo hiểm tại các vùng trên thế giới. Những cơng trình nghiên cứu
trên hầu như chưa nhất quán về quan điểm và chỉ tập trung vào một số khía cạnh của
loại hình du lịch mạo hiểm mà tác giả/nhóm tác giả quan tâm.
Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nước như: Du lịch trekking ở Việt
Nam: loại hình và phương thức tổ chức, nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa (Lào Cai)
[Trịnh Lê Anh, 2006], Tìm hiểu tour du lịch thể thao – mạo hiểm Raid Gauloises Việt
Nam 2002 [Giang Xuân Hiếu, 2003], Nghiên cứu xây dựng một số chương trình du
lịch thể thao mạo hiểm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam [Phạm Hồng
Tuấn, 2008], Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở
vùng núi phía Bắc [Phạm Trung Lương, 2007]. Những cơng trình này chủ yếu nghiên
cứu về một loại hình cụ thể thuộc loại hình du lịch mạo hiểm.
Tại Lai Châu thì du lịch mạo hiểm mặc dù xuất hiện sớm so với các nơi khác, tuy
nhiên đề tài nghiên cứu về du lịch mạo hiểm chưa có.

5


6. Đóng góp của luận văn
Đề tài mà tác giả lựa chọn mang tính cổ điển, tuy nhiên tác giả hy vọng rằng kết quả
nghiên cứu và những đóng góp của luận văn sẽ làm sáng tỏ thêm lý luận về loại hình
du lịch mạo hiểm, khi mà hiện nay có sự đồng nhất hoặc lồng ghép giữa loại hình du
lịch mạo hiểm và loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm. Hoạt động du lịch mạo hiểm
tại Lai Châu đã có từ những năm 2005, cũng đã có được những thành công đáng kể và
là một trong những điểm đến nổi tiếng cho loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam,
nhưng trên thực tế tại Lai Châu chưa có đề tài nào đánh giá lại tồn bộ hoạt động du
lịch mạo hiểm từ khi xuất hiện đến nay để đưa ra các giải pháp cho sự tồn tại và phát
triển của loại hình du lịch này.
Tác giả cũng mong rằng đề tài sẽ giúp các nhà quản lý, các đơn vị kinh doanh du lịch

mạo hiểm có cái tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch mạo hiểm cũng như những
đánh giá, kết luận và giải pháp của tác giả với mục đích phát triển loại hình du lịch
mạo hiểm trở thành thế mạnh của du lịch Lai Châu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết
cấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu
Chương 3. Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại Lai Châu

6


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
1.1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm
1.1.1. Thuật ngữ và định nghĩa du lịch mạo hiểm
1.1.1.1.Thuật ngữ du lịch mạo hiểm
Trước hết cần khẳng định rằng, du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch cịn mới do
đó thuật ngữ du lịch mạo hiểm vẫn chưa được thống nhất trong cả tiếng Anh và tiếng
Việt. Vì vậy cần làm rõ nội hàm của thuật ngữ này và từ đó sẽ xác định được bản chất
của loại hình du lịch mạo hiểm cũng như đưa ra được định nghĩa một cách chính xác
nhất về du lịch mạo hiểm.
Theo Tổ chức Thương mại (ATTA), du lịch mạo hiểm là hành trình có chứa ít nhất hai
trong ba yếu tố sau: vận động thể lực, môi trường tự nhiên và trải nghiệm về các nền
văn hóa. ... Loại hình du lịch này rất thích hợp cho những ai đam mê cảm giác mạnh
và muốn chiến thắng bản thân.
Có tác giả cho rằng du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí, vì vậy có nhiều tên để
chỉ loại hình du lịch này: Adventure recreation, High adventure (sự mạo hiểm thú vị),
Natural adventure recreation (hoạt động giải trí mạo hiểm tự nhiên), Outdoor pursuits
(sự theo đuổi những hoạt động ngoài trời), Risk recreation (hoạt động giải trí mạo

hiểm) của Ewert, 1989.
Hoặc các tác giả cũng dùng nhiều từ khác để chỉ du lịch mạo hiểm: Risky tourism,
Adventure tourism, Adventure travel…trong đó thuật ngữ “Ricky tourism” ít được
dùng trong các tài liệu, nghiên cứu hoặc tạp chí chun ngành vì thuật ngữ này chủ
yếu nhấn mạnh đến yếu tố mạo hiểm, trong đó yếu tố mạo hiểm chỉ giữ vai trị trung
bình trong 6 yếu tố chính của loại hình du lịch mạo hiểm: Hoạt động (Activity), Kinh
nghiệm (Experience), Môi trường (Environment), Động lực (Motivation), Mạo hiểm
(Risk), Trình diễn (Performance).1 Vấn đề là cần phân biệt giữa hai thuật ngữ
“Adventure travel” và “Adventure tourism”. Ở nhiều nơi, thậm chí ở Việt Nam đều
đồng nhất giữa thuật ngữ “travel” (lữ hành) và “tourism” (du lịch), tuy nhiên giữa
1

Kết quả bằng điều tra bảng hỏi về định nghĩa DLMH tại hội chợ “DLMH thế giới và trình diễn ngồi trời” từ
16 đến 18/02/1996 tại trung tâm hội thảo Rosemont, Illinois (Mỹ). Đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi chủ yếu
là những nhà tổ chức DLMH, đại diện cho các hãng lữ hành

7


chúng có sự khác biệt. “Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi từ nơi cư trú và làm việc
thường xuyên của con người đến một nơi khác nhằm những mục đích nhất định và
những hoạt động phục vụ cho chuyến đi ấy.” [PGS.TS Đinh Trung Kiên, ThS Nguyễn
Quang Vinh, 2007]. Như vậy, những chuyến đi không nhất thiết nhằm mục đích du
lịch cũng được coi là chuyến lữ hành. Khái niệm “travel” (lữ hành) mở rộng hơn khái
niệm “tourism” (du lịch) cả về nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ.
Như vậy ta có thể thấy rằng “Adventure travel” là một thuật ngữ rộng lớn hơn
“Adventure tourism” vì nó bao gồm những hoạt động, lĩnh vực khác có liên quan, do
đó nội hàm thuật ngữ “Adventure tourism” thể hiện đầy đủ, chính xác và sát nhất bản
chất của loại hình du lịch mạo hiểm.
Trong thực tiễn nghiên cứu, Thuật ngữ “Adventure tourism” được sử dụng phổ biến

nhất và trở thành tên gọi chính thức của loại hình du lịch mạo hiểm trong các nghiên
cứu của các nhà khoa học trên thế giới như Adventure tourism: the new frontier [John
Swarbrooke], Adventure tourism [Ralf Buckley]…
Khi dịch sang tiếng Việt, những thuật ngữ tiếng Việt phổ biến là: du lịch thử thách, du
lịch khám phá, du lịch phiêu lưu, du lịch mạo hiểm..
Sự đa dạng về mặt thuật ngữ tiếng Việt đã khẳng định yêu cầu và xu thế đề xuất thuật
ngữ tiếng Việt cho các loại hình du lịch nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và triển
khai thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam. Các thuật ngữ trên ra đời theo hai cách:
một là đưa ra những thuật ngữ dựa trên một đặc trưng cụ thể của loại hình2, hai là dịch
những thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt3. Theo cách thức thứ hai, thuật ngữ “Du
lịch khám phá”, “Du lịch thử thách” không thể hiện được bao quát nội dung và bản
chất của loại hình. Cách thức thứ nhất có vẻ phù hợp hơn và trong thực tế (các cơng
trình nghiên cứu, các tạp chí chun ngành...) thì thuật ngữ “Du lịch mạo hiểm” được
sử dụng phổ biến nhất. Vì vậy, tác giả sẽ dùng thuật ngữ “Adventure tourism” hay “Du
lịch mạo hiểm” trong nghiên cứu của mình.

2

Từ “khám phá” thể hiện mục đích mà du khách tham gia loại hình hướng tới, từ “thử thách” lại đề cập đến hoạt
động cần có của loại hình.
3
Từ “mạo hiểm” trong tiếng Việt được hiểu như từ “risk” và “adventure” trong tiếng Anh, ngồi ra, từ
“adventure” cịn bao gồm nghĩa “phiêu lưu”.

8


1.1.1.2. Định nghĩa du lịch mạo hiểm
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm, cách hiểu, khái niệm, định nghĩa thể
hiện những quan điểm khác nhau về du lịch mạo hiểm:

Những yếu tố không thể thiếu để tạo nên một chuyến du lịch mạo hiểm là điểm đến.
Đó phải là một nơi xa xơi, thưa thớt dân cư, hạn chế sử dụng phương tiện trong việc đi
lại. [Smith and Jenner, 1999].
Du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí được tổ chức tại một nơi xa nơi cư trú
thường xuyên, mới lạ và hoang sơ, kết hợp với các hoạt động có mức độ vận động cao,
chủ yếu là các hoạt động ngoài trời. Người tham gia loại hình DLMH mong muốn
được trải nghiệm sự mạo hiểm ở nhiều mức độ mạo hiểm khác nhau, cảm nhận sự thú
vị, tận hưởng sự mới lạ và rèn luyện bản thân.[Millington, 2001].
DLMH về cơ bản là sự tham dự vào các hoạt động giải trí, và nó đặt ra yêu cầu “đến
(being), làm (doing), động chạm (touching) và nhìn ngắm (seeing)” hơn là chỉ có nhìn
ngắm mà thơi4. [Cater, 2000]. Theo Canadian Tourism Commission (1995), “du lịch
mạo hiểm là một hoạt động giải trí ngồi trời diễn ra tại một điểm đến đặc sắc, xa xôi,
hoang dã, liên quan đến một số hình thức vận chuyển độc đáo và có xu hướng gắn liền
với các hoạt động hạng nặng hoặc nhẹ”.
Muller và Cleaver (2000) đã đưa ra một định nghĩa dưới góc độ của những người cung
cấp dịch vụ như sau: du lịch mạo hiểm được đặc trưng bằng khả năng cung cấp cho du
khách các mức độ cảm nhận hào hứng thường có được nhờ đưa các thành tố thực
nghiệm có tính chất thách thức về mặt thể chất vào trải nghiệm của du khách (thường
là ngắn). Trong định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh cảm nhận của du khách thông
qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động đòi hỏi nỗ lực về mặt thể chất để vượt
qua một thách thức.
Còn Smith và Jenner (1999) lại định nghĩa du lịch mạo hiểm thông qua việc phân biệt
loại hình này với các loại hình du lịch khác: có thể chìa khố phân biệt đặc điểm của
kỳ nghỉ mạo hiểm là nó phải có chất lượng của một cuộc thám hiểm hoặc viễn chinh

4

Một yêu cầu khác rất quan trọng mà loại hình DLMH đặt ra cho người tham gia là “cảm nhận” (feeling).
Những yêu cầu này cũng chính là những ưu điểm mà du khách tìm thấy khi tham gia loại hình DLMH.


9


trong tồn bộ chuyến đi chứ khơng chỉ là một hay hai ngày. Định nghĩa này hướng đến
du lịch mạo hiểm thuần t. Trong khi đó thì Addison (1999) lại cho rằng “sự kết hợp
giữa ba yếu tố là hoạt động, thiên nhiên và văn hóa khiến du lịch mạo hiểm trở thành
một thách thức hoàn chỉnh”. Như vậy, Addison không phân biệt du lịch mạo hiểm một
cách rõ ràng và dứt khoát như Smith và Jenner mà lại đặt du lịch mạo hiểm vào trong
mối quan hệ giữa du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá cùng với du lịch thể thao.
Từ các định nghĩa, khái niệm, cách hiểu trên, có thể thấy rằng, du lịch mạo hiểm có
những đặc trưng cụ thể sau đây: tác động linh hoạt (Uncertain outcomes), Mạo hiểm
(Danger and risk), Sự thách thức (Challenge), Tính mục đích (Anticipated rewards),
Tính mới lạ (Novelty), Sự kích thích (Stimulation and excitement), Sự độc lập
(Escapism and saparation), Sự thám hiểm và khám phá (Exploration and discovery),
Sự say mê (Absorption and focus), Sự trải nghiệm cảm xúc (Comtrasting emotion)
[John Swarbrooke, Colin Beard, Suzanne Leckie và Gill Pomfret, 2003].
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch mạo hiểm
Lịch sử của du lịch mạo hiểm hiện đại chỉ mới bắt đầu cách đây chừng 35-40 năm với
những chuyến đi bộ dài ngày lần đầu tiên được tổ chức để thám hiểm vùng núi
Himalaya của Nepal và không lâu sau đó là kinh doanh hoạt động đi bè mảng tại Châu
Phi. Nepal vẫn là điểm đến hàng đầu của du lịch mạo hiểm cho đến những năm 1980
khi có cuộc nổi dậy của phiến quân Maoist. Đến giờ thì Nepal chỉ cịn hiện diện trong
rất ít tour du lịch mạo hiểm. Nhờ vậy Bhutan được hưởng lợi. Khách đến Bhutan để đi
bộ và chinh phục các ngọn núi cũng như đắm mình vào văn hóa Phật giáo. Chuyến đi
bè mảng đầu tiên là ở Etiopia dọc theo sông Omo và sông Blue Nile nhưng đến giờ
tuyến này không còn nữa do hạn hán và chiến tranh. Mỗi năm lại có thêm những điểm
đến và những hoạt động mới và cũng mất đi một số khác. Trong những năm 1970, có
những tour đi bộ dài ngày xuyên qua Afghanistan hay các chuyến thám hiểm sa mạc
trên lưng lạc đà ở Algeria hoặc các chuyến vượt sông tại New Guinea. Tất cả các tour
đó hiện nay khơng cịn tồn tại nữa. Trong những năm 1980, các hoạt động mạo hiểm

được ưa chuộng là đi tàu feluc ở khu vực sông Nile tại Ai cập hoặc chinh phục đỉnh
Ararat ở miền Đông Thổ nhĩ kỳ, lặn biển ở Biển Đỏ và lướt sóng tại Bali. Tất cả

10


những tour này hiện nay cũng khơng cịn do du khách sợ khủng bố.
Trong những năm 1990, leo núi tại vùng núi Alpes là rất phổ biến. Và từ đó tới nay,
khu vực Đông Nam Á và Châu Phi trở thành điểm đến mới của du khách mạo hiểm.
Tuy nhiên, những nạn dịch hoành hành rồi các thiên tai đã khiến lượng khách giảm
dần tại các khu vực này. Và vì thế những điểm đến mới lại lên ngơi như Libya,
Mozambique, Nicaragua hay Panama.
Tuy vậy, khơng có nghĩa là khơng có những điểm đến vẫn ln thu hút được du khách
mạo hiểm nhờ sự ổn định về mặt chính trị hay điều kiện khí hậu thuận lợi quanh năm
cũng như sản phẩm phong phú với giá cả phù hợp như ở phía bắc Queensland của Úc
hay Costa Rica. Đây cũng chính là những khu vực rất phát triển về du lịch sinh thái do
có chính sách bảo tồn và phát triển bền vững.
1.1.3. Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác
1.1.3.1. Du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm
Nhiều tác giả tại Việt Nam đã phân loại du lịch thể thao thành hai loại là du lịch
thể thao chủ động khi du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như leo
núi, bơi thuyền, lướt ván, săn bắn, câu cá,…, hay du lịch thể thao bị động bao gồm các
cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc biểu diễn, các thế
vận hội. Ở du lịch thể thao bị động thì khách du lịch thường đi theo các đoàn vận động
viên để cỗ vũ.
Mặc dù bị động nhưng du khách cũng hiểu biết và có niềm đam mê về thể thao.
Du lịch thể thao khơng nhất thiết địi hỏi một khung cảnh thiên nhiên hay yếu tố mạo
hiểm chính vì thế có thể coi du lịch thể thao là một loại hình khác với du lịch mạo
hiểm. Tuy nhiên, du lịch thể thao lại có những yếu tố rất tương đồng với du lịch mạo
hiểm như yếu tố nỗ lực về mặt thể chất, tinh thần.

Như vậy, có thể thấy rằng có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa du lịch thể thao và du
lịch mạo hiểm. Khi kết hợp giữa du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm, sẽ có những đặc
trưng sau:
- Về phương thức tổ chức: các tour du lịch thể thao – mạo hiểm thường đựơc tổ chức
thành một giải đua, thi đấu của các môn thể thao ngoài trời dựa vào tài nguyên thiên

11


nhiên như nhảy dù, tàu lượn, đi bộ, leo núi, khám phá hang động, đua ngựa, đua xe
đạp địa hình, leo vách đá,…, người tham gia tour cũng chính là vận động viên thi đấu.
- Về mục đích của người tham gia: đó là sự kết hợp giữa thể thao và khám phá. Người
tham gia tour có cơ hội khám phá khơng chỉ khả năng của bản thân mà cịn về thiên
nhiên kỳ bí cũng như những yếu tố văn hóa mới.
- Về ý nghĩa: các tour du lịch mạo hiểm của cùng một hoạt động mạo hiểm có thể
được thiết kế ở nhiều địa hình khác nhau nhằm tăng tính mạo hiểm cũng như mang lại
cho du khách những kinh nghiệm và cảm nhận phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu
chinh phục của những người tham gia. Đây thực sự là hướng phát triển lâu dài của loại
hình du lịch này.
1.1.3.2. Du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm
Du lịch dựa vào mơi trường thiên nhiên có thể nói rất rộng lớn và bao gồm tất cả các
hoạt động du lịch có sử dụng môi trường thiên nhiên như là một tài nguyên du lịch.
Bảng dưới đây sẽ nêu rõ hơn về các hoạt động cũng như khung cảnh nơi diễn ra các
hoạt động mạo hiểm
Bảng 1.1. Những hoạt động và khung cảnh có liên quan đến mạo hiểm
Hoạt động mạo hiểm

Khung cảnh mạo hiểm

Hoạt động cần nỗ lực về thể chất hoặc Ngoài trời, Khu vực hoang dã

động lực về tinh thần

Ngoài trời, Khu vực hoang dã

Tiếp xúc với thiên nhiên

Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở

Tiếp xúc với nhiều nền văn hố khác nhau

nước ngồi

Hành trình dài ngày trên cạn, dưới nước Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở
hoặc trên khơng

nước ngồi

(Nguồn: Adventure tourism, the new frontier, John Swarbrooke)
Như bảng trên có thể thấy rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên là yếu tố quan trọng trong
rất nhiều hoạt động mạo hiểm. Khung cảnh hay khu vực càng hoang dã lại càng có
tính mạo hiểm cao. Nhưng đồng nghĩa với nguy hiểm cũng là sự kích thích, và sự trải

12


nghiệm cao hơn hẳn khi được hồ mình vào cuộc sống hoang dã. Chính vì thế các hoạt
động mạo hiểm dựa vào thiên nhiên có sức hút rất cao.
Du lịch dựa vào thiên nhiên là một thuật ngữ rất rộng bao hàm bên trong nó rất nhiều
loại hình du lịch khách nhau thường diễn ra trong khung cảnh tự nhiên hoang sơ, chưa
bị làm biến đổi.

Du lịch sinh thái và du lịch khám phá cuộc sống hoang dã chính là những hình thức
được biết đến nhiều nhất. Du lịch sinh thái được coi như là loại hình du lịch có tính
bền vững nhất vì nó có tính giáo dục và bảo tồn cao.
Tuy nhiên, càng ngày du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm càng có những điểm tương
đồng, nhất là khi khoa học kỹ thuật phát triển và đưa vào ứng dụng những công nghệ
mới gây tác động tối thiểu đến môi trường. Cũng giống như du lịch mạo hiểm, hiện
cũng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về du lịch sinh thái trên Thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.
Mối liên hệ giữa du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm là rất mạnh và đơi khi rất khó
phân biệt. Có nhiều họat động của du lịch mạo hiểm được thực hiện theo cách tiếp cận
của du lịch sinh thái. Nhiều doanh nghiệp hoặc hãng lữ hành mạo hiểm kết hợp các giá
trị của du lịch sinh thái vào các sản phẩm và họat động của mình và đơi khi đưa ra cả
hai lọai hình sản phẩm.
Bảng 1.2. Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm
Du lịch sinh thái


Du lịch mạo hiểm

Kinh nghiệm hướng vào thiên
nhiên





Kinh nghiệm vận động




Tình huống mạo hiểm



Có tác động lên mơi trường

Khám phá các hệ sinh thái và
cái lịai sinh vật



Tác động tối thiểu



Thiên về kỹ năng, kỹ thuật



Thiên về giáo dục



Tiếp cận khó và có nhiều đe



Tiếp cận dễ dàng và an tịan

dọa




Tiện nghi



Tiện nghi tương đối



Quan tâm đến các cộng đồng



Quan tâm đến các nền văn

13


địa phương


hóa nhỏ

Hướng vào các giá trị nội tại



của thiên nhiên


Kết hợp giữa công nghệ và

thiên nhiên (trang thiết bị tinh vi)
(Nguồn: Trương Thị Lan Hương, 2007)

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, du lịch mạo hiểm không phải lúc nào cũng tơn trọng mơi
trường của khu vực tham quan, nó hướng vào sử dụng khoảng không nhưng không
phải lúc nào cũng bảo vệ chúng.
Hiện nay, với trào lưu phát triển bền vững, du lịch mạo hiểm cũng hướng đến bảo vệ
mơi trường và vì thế khó có thể phân biệt rạch rịi hai loại hình du lịch này. Nhưng có
một điều có thể khẳng định rằng du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái liên quan chủ
yếu đến môi trường tự nhiên và chính vì thế chúng là những phân đoạn nhỏ của du lịch
dựa vào thiên nhiên.
Du lịch mạo hiểm nhắm vào các thách thức trong thể thao, thực hành một họat động,
vượt qua kỷ lục của bản thân chứ ít chú ý đến khám phá và tìm hiểu mơi trường xung
quanh. Ngồi ra, có một điều khác nhau đáng chú ý nữa, đó là cách ứng xử khác nhau
của các đối tượng du khách. Ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt này trong bảng so sánh
sau đây:
1.1.3.3. Du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch mạo hiểm
Theo Luật Du lịch (năm 2017), khoản 17, điều 3, chương 1, “Du lịch văn hóa là loại
hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”. Du
lịch văn hóa là một trong những loại hình có tính hấp dẫn cao vì nó sử dụng những giá
trị văn hóa đậm đà bản sắc của địa phương thơng qua các vật dẫn hoặc phương thức
biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ. Việc
hình thành văn hóa của từng dân tộc đều bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, xã hội
của dân tộc đó nên có bản sắc rất riêng biệt.
Chính vì thế, khi đến một vùng đất nào đó, du khách thường chú ý khám phá những
điều mới mẻ, khác biệt về văn hóa, và du lịch văn hóa cũng mang trong mình yếu tố

khám phá. Cịn du lịch dựa vào cộng đồng là một xu hướng mới xuất hiện, khuyến

14


khích sự tham gia của người dân vào du lịch vì họ chính là một phần của sản phẩm du
lịch của điểm đến. Du lịch dựa vào cộng đồng còn có ý nghĩa bảo tồn và chia sẻ lợi ích
là những điều mấu chốt của phát triển bền vững. Không có cộng đồng thì sẽ khơng có
văn hố. Do đó du lịch dựa vào cộng đồng gắn liền với du lịch văn hóa. Có thể nói du
lịch dựa vào cộng đồng chính là sự thể hiện một cách chân thực và chính thống nhất
của văn hóa địa phương. Đồng thời, nó hướng đến phát triển bền vững nhờ vào sự
tham gia tích cực của các cộng đồng dân cư địa phương vào cơng tác bảo tồn. Du lịch
mạo hiểm, ngồi ý nghĩa khám phá về mơi trường thì cịn có ý nghĩa khám phá về con
người, về vùng đất nơi mình đến thăm. Khi khám phá về văn hóa cũng nảy sinh rất
nhiều yếu tố mạo hiểm. Có thể kể đến sốc văn hóa của người vùng này khi sang một
vùng khác. Đó cũng là một thách thức có thật cần chinh phục.
Tóm lại, DLMH khơng thể tách biệt rạch rịi và đứng riêng biệt mà nó nằm trong một
mối quan hệ mật thiết giữa du lịch thể thao, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa được
diễn ra trong một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với sự tổ chức chuyên nghiệp để
mang lại cho du khách những cảm nhận của sự chinh phục các thách thức cả về mặt
thể chất lẫn tinh thần và những kỹ năng, bản lĩnh cũng như kinh nghiệm phong phú.
1.1.3.4. Du lịch mạo hiểm và du lịch khám phá
Du lịch khám phá là loại hình du lịch có liên quan mật thiết đến việc tìm hiểu những
điểm đến cũng như những nền văn hóa mới lạ. Du lịch khám phá chú trọng tạo nên sự
kích thích tâm lý, sự trải nghiệm kiến thức và có ít những vận động thể lực cũng như
các nhiệm vụ khó khăn dành cho du khách. Loại hình du lịch mạo hiểm lại chủ yếu tạo
ra những tác động tâm lý linh hoạt với những hoạt động có mức độ mạo hiểm cao. Đó
chính là sự khác nhau căn bản giữa 2 loại hình này.
1.1.4. Đặc điểm và phân loại du lịch mạo hiểm
Có nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại du lịch mạo hiểm. Addison (1999) đã phân loại

du lịch mạo hiểm dựa theo mức độ thử thách và mức độ độc lập về mặt tổ chức và
được thể hiện ở trong sơ đồ 1.1.
Qua sơ đồ sau có thể thấy rằng vai trị của người tổ chức trong du lịch mạo hiểm theo
cách phân loại của Addison (1999) là không nhiều, chỉ dừng lại ở mức tổ chức sự kiện

15


hoặc xây dựng và kinh doanh chuyên về các hoạt động mạo hiểm nhẹ. Hoạt động du
lịch mạo hiểm nặng khơng có sự hỗ trợ từ các nhà tổ chức hay hướng dẫn, thường đòi
hỏi kỹ năng ở mức độ cao và sự độc lập để vượt qua hiểm nguy.
Sơ đồ 1.1. Phân loại du lịch mạo hiểm
Thi đấu mạo hiểm

Mạo hiểm mức độ cao

Là một sự kiện được tổ
chức có những yếu tố nguy
hiểm nhất định và địi hỏi
những kỹ năng ở mức độ cao
(đua xe mạo hiểm, các sự
kiện thi đấu ngồi thiên
nhiên)
Giải trí

Là một hoạt động khơng có sự
hỗ trợ từ các nhà tổ chức hay hướng
dẫn, thường đòi hỏi kỹ năng ở mức
độ cao và sự độc lập để vượt qua
hiểm nguy (các cuộc thám hiểm độc

lập trong khung cảnh khơng có sự trợ
giúp)
Nghỉ ngơi

Là một trải nghiệm an
toàn, một sự sắp đặt trước
dựa trên kinh nghiệm và
khơng địi hỏi những kỹ năng
chun biệt (các cơng viên
chuyên đề mạo hiểm)

Là một hoạt động tự bản thân
điều khiển, tham gia trực tiếp các hoạt
động nhưng không nhất thiết có
những nguy hiểm thực sự đặc biệt và
cũng khơng nhất thiết đòi hỏi những
kỹ năng chuyên biệt (đi bộ lên đồi
hay đi ca nơ giải trí)

(Nguồn: Addison, 1999)
Cũng có cách phân loại khác là phân loại theo mức độ khó và nguy hiểm, thời gian,
cường độ cảm xúc của hoạt động. Từ đó có mạo hiểm nặng (hard adventure) và nhẹ
(soft adventure) (Hill, 1995).
Sơ đồ 1.2. Mạo hiểm nhẹ và mạo hiểm nặng

(Nguồn: Hill, 1995)
16



×