Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam-Luận văn đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.17 KB, 87 trang )

Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
địn bẩy tài chính tại Cơng ty TNHH Phát triển công nghệ
DTH Việt Nam

Họ và tên sinh viên

: Trương Linh Hương

Mã SV

: 1141270193

Lớp

: Tài chính ngân hàng 3 – K11

Ngành

: Tài chính ngân hàng

Chuyên ngành

: Tài chính doanh nghiệp



HÀ NỘI – 2020

Mục lục
SVTH: Trương Linh Hương

1

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Danh mục bảng

Danh mục hình ảnh

SVTH: Trương Linh Hương

2

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh


Danh mục viết tắt
Từ viết tắt
VCSH
NPT
TS
NV
TNHH
PTNT
CBNV
GTGT
HTX
TSLĐ
ĐTNH
HTK
DTT
LNST
DFL
EPS
EBIT
ROS
ROE
ROA
KQSXKD
CĐKT
TSNH
TSDH

Nghĩa
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả

Tài sản
Nguồn vốn
Trách nhiệm hữu hạn
Phát triển nông thôn
Cán bộ nhân viên
Giá trị gia tăng
Hợp tác xã
Tài sản lưu động
Đầu tư ngắn hạn
Hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Độ bẩy tài chính
Thu nhập trên một cổ phần
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Kết quả sản xuất kinh doanh
Cân đối kế toán
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
SVTH: Trương Linh Hương

3

Luận văn tốt nghiệp



Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ
thuộc vào rất nhiều yết tố như mơi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà
quản trị doanh nghiệp và đặc biệt là trinh độ quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong
doanh nghiệp ln ln giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, nó
quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được vai trị quan trọng của nó.
Một doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ xấu như huy động
vốn khơng phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm
sút đồng nghĩa với việc trình độ quản lý tài chính khơng tốt có thể dẫn đến nguy cơ
phá sản doanh nghiệp.
Hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh
đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Dó đó để tồn tại và phát triển một cách bền vững thì một doanh
nghiệp cần nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính trong quản
lý doanh nghiệp. Đây là một hoạt động tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đổi mới trong quản lý tài chính để phù hợp với
những thay đổi của mơi trường kinh doanh cũng như chính sách mới của Chính phủ và
Nhà Nước. Với tình hình chung như vậy, các công ty ngành công nghiệp sản xuất và
chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam cũng đang dần dần tự hồn thiện để khơng
ngừng ổn định tài chính và đưa công ty phát triển ngày càng bền vững hơn.
Từ thực tế nói trên, tác giả đã hình thành nên ý tưởng về việc nghiên cứu một số
giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý các chi phí hoạt động cố định và các chi
phí tài chính cố định đối với rủi ro và khả năng sinh lời của các công ty trách nhiệm
hữu hạn ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam thơng qua

khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy
tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển công nghệ DTH Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại
Cơng ty TNHH Phát triển Cơng nghệ DTH Việt Nam”, tác giả đặt ra một số mục tiêu
-

như sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về địn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính

-

trong doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ
DTH Việt Nam.
SVTH: Trương Linh Hương

4

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội
-

Khoa Quản lý kinh doanh

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính giúp gia tăng tỷ

suất sinh lời tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam.

2. Đối trượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về địn bẩy tài chính và hiệu quả sử
dụng địn bẩy tài chính tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam trong
giai đoạn 2017 – 2019. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính và đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính tại Cơng ty TNHH
Phát triển cơng nghệ DTH Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Phân loại, tính tốn số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải quyết
-

vấn đề, phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thơng tin: So sánh, phân tích số liệu báo cáo
tài chính qua các năm, tổng hợp và đánh giá ý nghĩa của số liệu, nhận xét và đưa ra

giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.
4. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Nội dung của chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong Cơng
ty TNHH Phát triển Cơng nghệ DTH Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính trong
Cơng ty TNHH Phát triển Cơng nghệ DTH Việt Nam

Chương 1: Cơ sở lý luận về địn bẩy tài chính và hiệu quả tài
chính trong doanh nghiệp
1.1 Cơ sở lý luận về địn bẩy tài chính

1.1.1 Khái niệm địn bẩy tài chính
Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ cụ thể.

Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là:
SVTH: Trương Linh Hương

5

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

- Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá việc cơng ty kinh doanh có lãi hay khơng, việc tối đa giá trị doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận sau thuế thì chưa hẳn đánh giá được giá trị của cổ đông doanh nghiệp, chỉ
tiêu này khơng nói nên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được lợi nhuận
cực đại. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp
rồi dùng số tiền huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia
tăng tuy nhiên lợi nhuận trên vốn cổ phần sẽ giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng.
Do đó, cần bổ sung thêm chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.
- Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần
được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi
là cổ đơng. Cổ đơng có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Của cải của các cổ đông sẽ tạo
nên giá trị của cơng ty vì cổ đơng chính là những người chủ, góp vốn để cơng ty hoạt
động. Chỉ tiêu này có thể bổ sung hạn chế của chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như khơng xét đến yếu tố thời giá tiền tệ
và yếu tố rủi ro.
Để tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều cách để giúp các doanh nghiệp đạt được
mục tiêu này. Một trong những cách được các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp ưa

dùng đó là địn bẩy tài chính.
Địn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp nhằm kỳ
vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần
(EPS).
Như vậy, địn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó nguồn tài
trợ có chi phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong nguồn vốn của cơng
ty với mục đích làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập
trên một cổ phần (EPS) của cơng ty. (Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệpĐHCNHN, trang 237, Nhà xuất bản thống kê)
Doanh nghiệp sử dụng nợ vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong
hoạt động kinh doanh, mặt khác hi vọng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu. Bởi lẽ, khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay – đây là khoản chi
phí tài chính, nếu doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế
SVTH: Trương Linh Hương

6

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

(EBIT) từ vốn vay lớn thì sau khi trả tiền lãi vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận
còn lại dôi ra là thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Phần cổ phiếu ưu đãi có thể khơng có tính chất như một khoản nợ của cơng ty
vì cổ đơng ưu đãi cũng là chủ sở hữu công ty cổ phần. Tuy nhiên, phần cổ tức có tính
chất là khoản chi phí cố định nên cũng tạo tác động như khoản lãi phải trả cho trái chủ.
Nhưng cần lưu ý lãi phải trả cho khoản nợ là chi phí tài chính phải thanh tốn trước
khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi cổ tức ưu đãi được phân chia từ dòng

tiền sau thuế.
Việc sử dụng địn bẩy tài chính cũng có thể gây ra tác động tiêu cực khi doanh
nghiệp sử dụng không hiệu quả số vốn vay, nếu số EBIT được tạo ra từ sử dụng vốn
vay nhỏ hơn số tiền lãi vay phải trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =
Nếu gọi:
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
D: Vốn vay
I: Lãi tiền vay phải trả
i: Lãi suất vay vốn
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
PD: Cổ tức ưu đãi hàng năm phải trả
-

Trường hợp 1: Công ty sử dụng cơ cấu nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ vay
ROE =
ROE =
ROE = [
Qua công thức trên cho thấy, (1-T) là một hằng số, do vậy ROE phụ thuộc vào ,
lãi suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên vốn chủ D/E. Chú ý:

SVTH: Trương Linh Hương

7

Luận văn tốt nghiệp



Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

+ Nếu > i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng được
ROE. Lúc này, đòn bẩy tài chính khuếch đại tăng ROE. Tuy nhiên cũng ẩn chứa rủi ro
tài chính lớn đối với doanh nghiệp.
+ Nếu < i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì ROE càng bị giảm
sút nhanh so với khơng sử dụng vốn vay. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính
khuếch đại giảm ROE và rủi ro tài chính càng lớn.
+ Nếu = i thì ROE trong tất cả các trường hợp: không sử dụng vốn vay, sử
dụng nhiều hay ít vốn vay cũng sẽ đều bằng nhau và chỉ có khác nhau về mức độ rủi
ro.
- Trường hợp 2: Công ty sử dụng cơ cấu: Vốn chủ sở hữu, Nợ, Cổ phiếu ưu đãi

ROE =
Mức độ tác động của địn bẩy tài chính
Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng
địn bẩy tài chính và lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định, khi đó một sự thay
đổi nhỏ của EBIT cũng gây ra tác động làm thay đổi với một tỷ lệ lớn hơn về ROE
(hay thu nhập trên một cổ phần EPS đối với công ty cổ phần). Như vậy, đối với doanh
nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thì ROE nhạy cảm cao hơn trước sự biến động của
EBIT.

1.1.2 Độ bẩy tài chính
1.1.2.1 Khái niệm độ bẩy tài chính
Độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage – DFL) là một chỉ tiêu mang
tính định lượng, dùng để đo lường mức biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Theo
đó, độ địn bẩy tài chính được xác định bởi cơng thức:
Độ bẩy tài chính

Chia tử số và mẫu số cho (1 - t) ta được:

SVTH: Trương Linh Hương

8

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Nếu doanh nghiệp sử dụng phương án tài trợ là nợ vay thì PD = 0. Khi đó, DFL
được tính như sau:

Khi doanh nghiệp có độ bẩy tài chính lớn thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong
EBIT cũng sẽ dẫn tới một sự thay đỏi lớn đến EPS. EPS được xác định bởi cơng thức
sau:

Trong đó:
- EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường
- EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi
- I: Lãi vay phải trả
- T: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp
- PD: Cổ tức ưu đãi
- NS: Số lượng cổ phần thường
Do I và PD là hằng số không đổi nên ∆I và ∆PD bằng ), từ đó ta có:

Hay


Cơng thức trên cho thấy việc xác định EPS được dựa trên mối quan hệ giữa
EBIT và các yếu tố khác. Xác định EPS cũng chính là cơ sở để phối hợp các phương
án tài trợ sao cho lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt được là cao nhất. Lý do là vì mỗi
doanh nghiệp đều chuẩn bị cho mình nhiều phương án tài trợ, khi các phương án tài
trợ này được kết hợp với nhau, nó sẽ tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn. Từ đó
dẫn đến thay đổi lãi vay và số cổ phiếu, EPS kì vọng cũng thay đổi.
1.1.2.2 Cơng thức tính độ bẩy tài chính
- Hệ số nợ/Tổng tài sản
SVTH: Trương Linh Hương

9

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đô lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh
nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại
của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở
hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá
thấp cũng có hàm ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa
khai thác tốt địn bẩy tài chính.
Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh
nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ
số này cao hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Để có thể nhận xét đúng về hệ số nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các
tỷ số khác nhưng nếu hộ số tổng nợ trên tổng tài sản cao thì trong lương lại doanh
nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.
- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mơ tài chính của doanh
nghiệp cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả
cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ địn
bẩy tài chính thơng dụng nhất.
Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện
có, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân
hàng.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm đó là chi phí lãi vay sẽ được
trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, D/E thấp có thể doanh nghiệp chịu độ rủi
ro thấp trong việc trả nợ nhưng cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay
nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay
nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
SVTH: Trương Linh Hương

10

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

- Hệ số chi trả lãi vay:


Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo
khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện một đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả
năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.
Nếu tỷ số trên lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hồn tồn có khả năng trả lãi vay.
Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của
mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.
1.1.2.3 Ngun lý của địn bẩy tài chính
Về tổng quan, có hai cách để sử dụng địn bẩy tài chính:
Cách 1: Sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua nợ vay.
Cách 2: Sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua cổ phiếu ưu đãi.
Việc doanh nghiệp quyết định sử dụng nợ hay cổ phiếu ưu đãi còn phụ thuộc
vào chiến lược cũng như cách nhìn nhận của nhà quản trị về tình hình của doanh
nghiệp tại thời điểm sử dụng địn bẩy tài chính. Bởi nợ và cổ phiếu ưu đãi đều mang
đặc điểm và bản chất khác nhau.
- Sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua phương pháp tài trợ là nợ vay:

Khi sử dụng nợ vay doanh nghiệp luôn ln phải chịu trách nhiệm hồn trả gốc
và lãi vay cho chủ nợ.Đây là điều bắt buộc và được pháp luật quy định.Việc sử dụng
nợ vay sẽ tạo ra một khoản chi phí cố định cho doanh nghiệp.Khoản chi phí cố định
này được gọi là lãi vay phải trả.Đặc điểm của việc sử dụng nợ vay chính là lãi vay phải
trả được tính vào chi phí trước thuế của doanh nghiệp. Chi phí lãi vay sẽ được trừ đi
trước khi doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp và khiến thuế thu nhập
doanh nghiệp giảm bớt. Điều này giúp doanh nghiệp có được một khoản tiết kiệm nhờ
thuế mà người ta thường gọi là “lá chắn thuế”.
SVTH: Trương Linh Hương


11

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Lúc này, chi phí lãi vay sau thuế sẽ chỉ cịn là I * (1 – t), trong đó I là lãi vay và
t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nếu thu nhập trước
thuế và lãi vay (EBIT) tăng lên thì rõ ràng chi phí lãi vay không đổi. Điều này sẽ khiến
cho thu nhập trên mỗi cổ phần thường tăng lên (do số lượng cổ phiếu thường không
đổi trong khi lợi nhuận sau thuế tăng do có lá chắn thuế). Như vậy, doanh nghiệp đã
đạt được mục tiêu khi sử dụng đòn bẩy tài chính là khuếch đại lợi nhuận cho doanh
nghiệp, tạo ra lợi ích cho chủ nguồn vốn.
Tuy nhiên, địn bẩy tài chính sẽ gây ra tác dụng ngược lại trong trường hợp thu
nhập trước thuế và lãi vay giảm. Chi phí lãi vay sau thuế vẫn không đổi mà EBIT
giảm. Lúc này, địn bẩy tài chính lại là cơng cụ làm phóng đại lỗ tiềm ẩn của doanh
nghiệp, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn.
Như vậy, việc sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua phương án nợ vay sẽ đem
lại lợi ích và rủi ro song song với nhau. Nếu muốn địn bẩy tài chính phát huy tác dụng
thì doanh nghiệp là phải tìm cách để thu nhập trước thuế và lãi vay tăng cao.
- Sử dụng đòn bẩy tài chính thơng qua phương pháp là tài trợ bằng cổ phiếu ưu

đãi:
Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi là khi chia cổ tức cho cổ đông, cổ tức luôn luôn
đượcxác định ở một mức cố định mà không phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng hay giảm. Chính vì cổ tức ưu đãi là cố định nên nếu thu nhập sau thuế của doanh
nghiệp tăng sẽ khiến cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng. Lúc này, địn bẩy tài

chính phát huy tác dụng và khiến doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Trong trường hợp ngược lại, thu nhập trên vốn cổ phần thường sẽ giảm.
Nguyên nhân do cổ tức ưu đãi luôn được chi trả trước cổ tức cho cổ phiếu thường mà
cổ tức ưu đãi lại cố định. Chính vì vậy, nếu thu nhập sau thuế giảm sẽ khiến thu nhập
trên vốn cổ phần thường giảm.
Sử dụng cổ phiếu ưu đãi khác với sử dụng nợ vay đó là cổ phiếu ưu đãi khơng
giúp doanh nghiệp tạo ra lá chắn thuế. Bởi cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi không
được coi là một loại chi phí cố định hợp lý của doanh nghiệp nên sẽ khơng được trừ đi
khi tính tốn thu nhập sau thuế. Tuy nhiên, khi sử dụng cổ phiếu ưu đãi, trong trường
hợp doanh nghiệp có thu nhập sau thuế thấp thì hồn tồn có thể hỗn chi trả cổ tức ưu
đãi. Việc hoãn chi trả cổ tức ưu đãi lại không làm gia tăng gánh nặng nợ cho doanh
nghiệp như trường hợp sử dụng nợ vay. Như vậy, các cổ đơng nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
chính là chủ sở hữu doanh nghiệp chứ khơng cịn là chủ nợ đơn thuần.
SVTH: Trương Linh Hương

12

Luận văn tốt nghiệp


Đại học cơng nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Tóm lại, đặc điểm của hai phương án sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ ra rằng địn
bẩy tài chính được dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và VCSH. Đối với doanh
nghiệp không phát hành cổ phiếu ưu đãi, tức là địn bẩy tài chính sẽ hồn tồn sử dụng
nợ vay.
1.1.2.4 Vai trị địn bẩy tài chính trong doanh nghiệp
Địn bẩy tài chính được ví như con dao hai lưỡi bởi nó vừa khuếch đại thu nhập

trên VCSH vừa làm tăng rủi ro tài chính. Tuy nhiên, địn bẩy tài chính vẫn là một cơng
cụ tài chính được các doanh nghiệp ưu dùng bởi nó có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy lợi nhuận gia tăng cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, địn bẩy tài chính là một công cụ để tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Sử dụng địn bẩy tài chính nghĩa là đồng nghĩa với việc sử dụng các chi phí tài
chính cố định. Hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính với hy vọng
đạt được lợi nhuận cao hơn chi phí cố định của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi
nhuận cho cổ đơng thường.
Như đã phân tích ở trên, khi sử dụng địn bẩy tài chính, doanh nghiệp đã cố
định được chi phí tài chính trong kỳ sản xuất kinh doanh bằng các khoản lãi vay và cổ
tức ưu đãi. Như vậy, sự biến động trong thu nhập trước thuế và lãi vay hồn tồn
khơng ảnh hưởng tới các chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải trả trong kỳ. Nếu thu
nhập trước thuế và lãi vay tăng lên thì thu nhập sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng
lên, do chi phí tài chính đã cố định. Do đó, thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay
thu nhập của cổ đông thưởng (EPS) đối với doanh nghiệp cổ phần sẽ tăng lên.
Dựa trên nguyên tắc này, khi sử dụng địn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ tìm
cách để gia tăng lợi nhuận/vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập của cổ đông thường. Điểm
quan trọng ở đây là doanh nghiệp không cần phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà có
thể tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc quyền của các cổ đông thường hay chủ sở hữu doanh nghiệp
sẽ không bị pha lỗng. Hay nói cách khác, bằng cách sử dụng địn bẩy tài chính, doanh
nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận cho những người nắm giữ công ty bằng nguồn vốn khơng
phải của họ.
Thứ hai, địn bẩy tài chính là một công cụ giúp các nhà quản lý đưa ra các
quyết định tài chính
SVTH: Trương Linh Hương

13


Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Việc nghiên cứ địn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp có thêm cơng cụ và
thơng tin để đưa ra các quyết định tài chính. Trên thực tế, địn bẩy tài chính được các
doanh nghiệp sử dụng với hy vọng làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên,
đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi vì nó làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong
lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn, khi thu nhập trước thuế và lãi vay của
doanh nghiệp ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ tức ưu đãi thì việc sử dụng
địn bẩy tài chính có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường. Hay nói cách
khác, địn bẩy tài chính đã phóng đại lỗ tiềm năng của các cổ đông thường. Đối với
những người ra quyết định tài chính thì việc nghiên cứu địn bẩy tài chính làm sáng tỏ
ngun tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro trong các quyết định tài chính.
Địn bẩy tài chính cũng giúp cho doanh nghiệp có thêm một cơng cụ để tính
tốn thu nhập dự kiến trên cổ phần thường (EPS) có thể đạt được trong kỳ ứng với kết
cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho hiệu quả nhất.

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả tài chính
Bản chất của hiệu quả tài chính chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố của q trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh cịn thể hiện sự vận
dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai
thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, ngun vật liệu,
nhân cơng… để nâng cao lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu kinh tế

tổng hợp nhằm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp
để đạt được hiệu quả cao nhất ( Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB
Đại học kinh tế quốc dân (2013) – Trang 199)
Thực chất của hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà
quản trị kinh doanh. Nếu gọi H là hiệu quả tài chính thì H được tính tốn như sau:

Cơng thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân cơng, ngun
vật liệu, máy móc thiết bị…) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh
SVTH: Trương Linh Hương

14

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

thu, lợi nhuận…trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp càng tốt.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính trong doanh
nghiệp
Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của doanh
nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
- Chỉ tiêu thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity)

Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi
của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời

trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả
hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt
động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh
chr tiêu này với số liệu của năm trước hoặc với mức trung bình ngành. Nếu một doanh
nghiệp mà sử dụng hiệu quả địn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng địn bẩy tài chính
khơng hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so
với năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử
dụng địn bẩy tài chính.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA: Return On Asset)

Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để
thấy được hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như năm
2017 doanh nghiệp có chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản đạt lần lượt là 12%, 10% đến năm 2018 thì các chỉ tiêu này lần lượt là
14%, 10%. Ta có thể thấy sự chênh lệch của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu so với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2017 là 2% nhưng đến
năm 2018 thì nó lại là 4%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng có
hiệu quả những khoản nợ, từ đó mà làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng
SVTH: Trương Linh Hương

15

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh


nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp
đã sử dụng địn bẩy tài chính có hiệu quả, hay địn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã
phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn.
-

Chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL: Degree of Financial Leverage)
Trong đó: DFL: Độ bẩy tài chính
: % thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường
: % thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay
Chỉ tiêu độ bẩy tài chính thể hiện khả năng khuếch đại của địn bẩy tài chính.

Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện sức mạnh của địn bẩy tài chính càng lớn, chỉ cần thu
nhập trước thuế và lãi vay thay đổi một lượng nhỏ thì cũng tạo nên một sự thay đổi lớn
hơn nhiều trong thu nhập trên vốn cổ phần thường. Người ta đánh giá chỉ tiêu này
bằng cách so sánh với các năm trước đó. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này càng cao thì càng
kéo theo sự gia tăng của rủi ro tài chính, nên cần đánh giá chỉ tiêu này một cách linh
động, không quá máy móc về độ lớn. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay đủ lớn để
trang trải những khoản vay và dư ra một lượng thì khi đó độ bẩy càng cao sẽ càng tốt.
Đây chỉ là chỉ tiêu mang tính phụ trợ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy tài
chính và thường được sử dụng khi xem xét tác động của địn bẩy tài chính trong một
doanh nghiệp cụ thể.
- Chỉ tiêu hệ số nợ

Hệ số nợ càng lớn làm cho độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính đề tăng lên. Hệ
số nợ này kết hợp với hai chỉ tiêu chính ở trên để đánh giá hiệu quả sử dụng địn bẩy
tài chính. Nếu hệ số nợ tăng nhanh mà tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thu nhập
trên vốn cổ phần thường tăng chậm so với các năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng
địn bẩy tài chính khơng tốt.
Trong chỉ tiêu hệ số nợ, người ta phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên

tổng tài sản để thấy được cơ cấu nợ của doanh nghiệp.
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tài chính

SVTH: Trương Linh Hương

16

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của chủ sở hữu, nhà đầu tư và các nhà
quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao sẽ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp dó có cơ hội mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó nâng cao hiệu quả tài chính địi hỏi khách quan và cấp thiết đối với tất cả các
doanh nghiệp. Cụ thể nâng cao hiệu quả tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp:
Thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông(chủ sở hữu). Để đạt được mục
tiêu này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực của mình (trong
đó có nguồn vốn chủ sở hữu) nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả tài
chính là làm tăng khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu một cách bền vững, hay nói
cách khác doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường: Trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt và biến động không ngừng, việc nâng cao hiệu quả tài chính là điều
kiện sống cịn, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện vốn
có hạn, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và vốn chủ sở hữu nói

riêng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có lợi
nhuận cao từ đó có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cơng nghệ hiện đại,
rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Nhờ đó làm tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo được lòng tin đối với khách hàng, nhân viên và
các đối tác, khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Nâng cao khả năng tự chủ và hạn chế rủi ro trong kinh doanh: Nâng cao
hiệu quả tài chính nghĩa là hướng đến việc đảm bảo và phát triển nguồn vốn chủ sở
hữu một cách bền vững, điều đó sẽ đảm abro được khả năng tự chủ về tài chính cho
doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp tự chủ về tài chính, doanh nghiệp sẽ có đủ năng
lực để duy trì và kiểm sốt các hoạt động của mình, đảm bảo cho các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng, hạn chế được những khó khăn
và rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho doanh nghiệp: Ngày
nay thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ đã cung cấp cho doanh nghiệp nhiều công
cụ huy động vốn phong phú và đa dạng. Doanh nghiệp đạt hiệu quả tài chính càng cao
SVTH: Trương Linh Hương

17

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

càng có cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn mới với chi phí thấp. Thêm vào đó, nếu
khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao, người chủ sở hữu cũng dễ dàng chấp nhận
để lại phần lợi nhuận vào việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển
doanh nghiệp. Ngoài ra để đạt được hiệu quả tài chính cao thì địi hỏi nhà quản trị phải

làm tốt cơng tác phân tích và hoạch định để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, sao
cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp: Hoạt động tài chính liên
quan và có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao
hiệu quả tài chính là tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một khi hiệu quả tài
chính vững mạnh, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào các nguồn lực khác để mở
rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.4 Mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính
Địn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc
điều hành doanh nghiệp. Khi địn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về
lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn
về lợi nhuận sau thuế so với VCSH, nghĩa là ROE rất nhạy cảm khi EBIT biến đổi.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính với hiệu quả tài chính của cơng ty,
một số nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra hai quan điểm sau:
Thứ nhất, địn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính.
Địn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một công ty.
Các quyết định thông qua địn bẩy tài chính là một quyết định quan trọng vì nó ảnh
hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận của cổ đông và giá trị thị trường của công ty. Một số
nhà nghiên cứu thì cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa địn bẩy tài chính và hoạt
động tài chính, tức là khi nợ vay được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài chính đạt
được càng cao.
Thứ hai, địn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược nhiều với hiệu quả tài chính
của cơng ty, tức là khi địn bẩy tài chính được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài
chính đạt được có xu hướng suy giảm.

SVTH: Trương Linh Hương

18


Luận văn tốt nghiệp


Đại học cơng nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Ngồi ra, thơng qua phương trình Dupont, ta có thể thấy được rõ hơn về tác
động của địn bẩy tài chính lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể:
ROE = ROS x Vòng quay tài sản x Tỷ suất địn bẩy
Qua phương trình Dupont ta thấy, tỷ suất sinh lời sinh vốn chủ sở hữu (ROE) tỷ
lệ thuận với tỷ suất địn bẩy. Hay nói cách khác, nếu tỷ suất địn bẩy càng cao thì tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn và ngược lại nếu tỷ suất địn bẩy
giảm đi thì tỷ suất sinh lời sinh vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống. ROE là một chỉ số
tài chính vơ cùng quan trọng để giúp chủ doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư đánh giá
được tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng
có hiệu quả cơng cụ địn bẩy tài chính thì doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đó là
khuếch đại được lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ. Nhờ vậy, chỉ số ROE sẽ được tăng
lên.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính
Có hai nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính: nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan.
- Nhân tố chủ quan

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định rõ chiến lược kinh doanh là vô cùng
quan trọng. Ở mỗi một thời điểm, chiến lược kinh doanh cũng cần thay đổi linh hoạt
sao cho phù hợp vơi mục tiêu của doanh nghiệp. Rõ ràng, khi một doanh nghiệp muốn
mở mộng quy mơ kinh doanh thì việc huy động vốn chính là mục tiêu cần quan tâm
hàng đầu. Lúc này, việc sử dụng địn bẩy tài chính sẽ được ưu tiên bởi địn bẩy tài
chình lấy tỷ số nợ làm trọng tâm và sẽ đưa lợi nhuận trên cổ phiếu thường đến điểm

cao nhất. Hoặc là, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực
có rủi ro cao hơn thì nợ sẽ được sử dụng ít nhất có thể để giảm rủi ro cho doanh
nghiệp. Khi đó, địn bẩy tài chính sẽ làm giảm độ bẩy của nó. Vì vậy, sử dụng địn bẩy
tài chính có hiệu quả ra sao phụ thuộc một phần lớn vào chiến lược phát triển của
doanh nghiệp.
Trình độ nhà lãnh đạo:

SVTH: Trương Linh Hương

19

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Khả năng lãnh đạo không thể không nhắc đến trong việc sử dụng có hiệu quả
địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Bởi, quyết định của lãnh đạo ảnh hưởng rất to lớn
đến lợi ích của doanh nghiệp. Khi họ là người có trình độ, giàu kinh nghiệm, nhận biết
và quan sát tốt sự biến động của môi trường kinh doanh cũng như hiểu rõ đâu là thế
mạnh của đòn bẩy tài chính, đâu là rủi ro thì họ sẽ dẫn dắt doanh nghiệp ngày càng trở
lên phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngược lại, rất có thể họ sẽ đẩy doanh nghiệp vào
thế khó khăn.
Tâm lý nhà quản trị tài chính
Tính cách và tâm lý con người là một phạm trù khó có thể kiểm sốt, với nhà
quản trị tài chính cũng vậy. Đối với một nhà quản trị thích ưa mạo hiểm, có thể hojk sẽ
sử dụng nhiều nợ vay để đạt được mục tiêu dẫn đến độ bẩy của địn bẩy tài chính sẽ
cao. Ngược lại, nếu một nhà quản trị không ưa mạo hiểm, họ sẽ sử dụng phương án tài

trợ an tồn đó là sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả là, đòn bẩy tài chính sẽ đem lại hiệu
quả thấp hoặc thậm chí là khơng có hiệu quả.
Uy tín của doanh nghiệp
Địn bẩy tài chính là lấy tỷ số nợ làm trọng tâm, vì vậy, nếu muốn sử dụng địn
bẩy tài chính doanh nghiệp phải đi vay. Lượng vốn vay của doanh nghiệp phụ thuộc
đáng kể vào uy tín của chính doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp giống như một tờ
giấy vay nợ vơ hình có tính đảm bảo cao. Dựa vào mức độ uy tín của từng doanh
nghiệp mà các nhà đầu tư sẽ quyết định có nên rót vốn vào tài trợ doanh nghiệp hay
khơng. Cũng chính nhờ uy tín của mình mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoặc gặp khó
khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Điều này
quyết định tới việc doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi khi sử dụng địn bẩy tài
chính hay khơng. Với doanh nghiệp có mức độ uy tín cao, họ sẽ nhanh chóng huy
động được nguồn vốn vay như mong đợi và chi phí cho việc sử dụng nợ vay cũng
được giảm đi đáng kể. Điều này làm giảm rủi ro trong việc thanh toán lãi vay cho
doanh nghiệp nghĩa là hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính được nâng cao tối đa.
Ngược lại nếu doanh nghiệp khơng có uy tín tốt sẽ khó huy động được nguồn vốn vay.
Cho dù huy động được nguồn vốn vay doanh nghiệp cũng sẽ phải bỏ ra chi phí khá
cao để được sử dụng nguồn nợ vay này. Điều này gây lãng phí nguồn lực và làm tăng

SVTH: Trương Linh Hương

20

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh


sự khó khăn trong việc sử dụng địn bẩy tài chính, dẫn tới hiệu quả sử dụng địn bẩy tài
chính giảm sút đáng kể.
- Nhân tố khách quan
Thị trường tài chính
Hoạt động của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn tới phương hướng hoạt
động, lợi ích và hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Những năm gần
đây thị trường tài chính phát triển hết sức mạnh mẽ đặc biệt là hệ thống các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính. Việc doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả địn bẩy
tài chính hay khơng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay huy động được. Chính vì
vậy, sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng địn bẩy
tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến chi phí lãi vay phải bỏ
ra. Nếu chi phí lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ mạnh tay hơn trong việc sử dụng nợ và
có thể nắm bắt nhanh chóng cơ hội trên thị trường, khi đó địn bẩy tài chính sẽ phát
huy hiệu quả tối đa. Điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cân nhắc chính là lượng chi
phí lãi vay phải bỏ ra. Cùng một số tiền vay như nhau, chi phí lãy của nguồn tài trợ
nào thấp hơn sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, dẫn tới thu nhập trước thuế của
doanh nghiệp tăng lên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu khi sử dụng địn bẩy
tài chính là thu nhập trên mỗi cổ phần thường được khuếch đại lớn hơn.
Chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật của Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định
nền kinh tế của đất nước và nó cũng tác động không hề nhỏ tới quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp. Một trong những điều luật được Nhà nước ban hành ảnh hưởng trực
tiếp tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính chính là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao sẽ càng thúc đẩy doanh nghiệp
tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó làm giảm thuế phải nộp. Do chi phí lãi vay
SVTH: Trương Linh Hương


21

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

khi sử dụng địn bẩy tài chính được coi là lá chắn thuế cho doanh nghiệp. Ngược lại,
nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, các doanh nghiệp sẽ ít sử dụng địn bẩy
tài chính dẫn tới hiệu quả của địn bẩy tài chính khơng được phát huy một cách tối đa.

Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính tại
Cơng ty TNHH Phát triển Cơng nghệ DTH Việt Nam
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công
nghệ DTH Việt Nam
Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ DTH VIỆT NAM
Tên cơng ty viết bằng tiếng nước ngồi: DTH VIET NAM TECHNOLOGY
DEVELOPMENT COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 0108802055
Địa chỉ: Tầng 3, số 9, ngõ 9 đường Đồng Bát, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
Đại diện pháp luật: ĐỖ THU CÚC
Ngày cấp giấy phép: 29/11/2006
Ngày hoạt động: 28/11/2006

SVTH: Trương Linh Hương


22

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Mã số thuế: 0108077223
Trạng thái: NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Quy mô hiện tại:
- Phạm vi hoạt động: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ DTH Việt Nam hoạt
động chính trong lĩnh vực chăn ni lợn và sản xuất giống lợn.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu: Hà Nội.
- Số lượng lao động trung bình năm 2019: 30 nhân viên

Hình 2.1: Trụ sở chính của Cơng ty TNHH Phát triển Công nghệ DTH Việt Nam.

(Nguồn: Tác giả tự sưu tập)
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

SVTH: Trương Linh Hương

23

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội


Khoa Quản lý kinh doanh

Công Ty TNHH Phát triển Công nghệ DTH Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện
đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành đã được Sở Kế
hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 0108077223 kể
từ ngày 29/11/2006 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 28/11/2006, tính đến nay Công Ty
TNHH Phát triển Công nghệ DTH Việt Nam đã thành lập được hơn 14 năm.
Thời gian đầu mới thành lập cơng ty hoạt động kinh doanh cịn gặp nhiều khó
khăn bởi nguồn vốn đầu tư cịn hạn hẹp, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng,
cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa được trang bị đầy đủ. Với quyết tâm đưa doanh nghiệp
của mình đi lên và phát triển mạnh mẽ, để doanh nghiệp mình có chỗ đứng trên thị
trường, ban lãnh đạo của công ty đã từng bước cải tiến phương thức quản lý kinh doanh
cho phù hợp với từng bước phát triển của công ty. Với sự nỗ lực không ngừng của bộ máy
lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ, công nhân viên, hiện nay công ty đang dần đi vào hoạt
động kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Tổng số công nhân viên hiện nay của công ty là
hơn 30 người bao gồm cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng.
Năm 2018 là một dấu son đánh dấu sự phát triển của công ty. Với quy mô được
mở rộng, cơng ty đã có những bước tiến phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chăn nuôi.
Công ty đã mở thêm được một trang trại mới ở tổ 28 thị trấn Đông Anh thành phố Hà
Nội.
Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ DTH Việt Nam là doanh nghiệp chuyên về

-

chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.
Nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chính của cơng ty.
Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đảm bảo trang trải và đổi mới tài sản cố


-

định phục vụ cho q trình kinh doanh của cơng ty.
Tn thủ luật đầu tư, luật doanh nghiệp, các chính sách thuế theo luật của Nhà nước.
Thực hiện các cam kết mà công ty đã ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại:
-

Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.
Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi khác.
Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
Hoạt động dịch vụ trồng trọt.
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
Bán buôn nông sản, động vật sống
Bán buôn thực phẩm

SVTH: Trương Linh Hương

24

Luận văn tốt nghiệp


Đại học công nghiệp Hà Nội
-

Khoa Quản lý kinh doanh


Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác
Bán bn tổng hợp
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống lưu động hoặc tại chợ
Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
Kinh doanh, khai thác, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ gia tăng viễn thông
như Internet.

2.1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Phát triển Công nghệ
DTH
Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
DTH Việt Nam
BAN GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

Phịng
hành
chính

Phịng
kế tốn

PHĨ GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

Phịng
kinh

doanh

Phịng
kế
hoạch

Phịng
kỹ
thuật

Trang
trại 1

Trang
trại 2

(Nguồn: Phịng Kinh Doanh)
Đây là sơ đồ mơ hình trực tuyến chức năng, đặc điểm mơ hình trực tuyến chỉ có
một cấp lãnh đạo, đặc điểm chức năng là các bộ phận trợ giúp. Do vậy sơ đồ này kết
hợp được ưu điểm của hai mơ hình trực tuyến và chức năng. Mỗi bộ phận chỉ nhận
một lệnh từ cấp trên, các phòng ban tham mưu cho Giám đốc về các nghiệp vụ chức
năng của mình. Giám đốc vào đó ra các quyết định, các phịng ban có chức năng thực
hiện, theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thi hành các quyết định đó. Cơ cấu đơn giản, dễ
vận hành.
SVTH: Trương Linh Hương

25

Luận văn tốt nghiệp



×