Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.32 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
UBND TỈNH SÓC TRĂNG
<b>SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO</b>
<b>————————————————</b>
Số: 2703 /SGDĐT-GDTrH
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<b>—————————————————————————————————</b>
<i>Sóc Trăng, ngày 16 tháng 9 năm 2010</i>
<b>HƯỚNG DẪN</b>
<b>Thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin</b>
<b>năm học 2010-2011</b>
—————
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị
số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008-2012; Công văn số 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18/8/2010 của
Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011,
Sở GDĐT hướng dẫn và yêu cầu các phòng GDĐT, các trường THPT,
trung tâm GDTX thực hiện các nhiệm vụ CNTT trong năm học 2010-2011 như
sau:
<b>I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM</b>
Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012
và Quyết định số 698/QĐ-TTg, ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020. Từ đó, nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học
2010-2011 như sau:
<b>1. Quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT trong ngành</b>
<b>GDĐT</b>
<b>a. Quán triệt nhiệm vụ công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân</b>
lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, phát huy các
kết quả đạt được trong các năm học, các phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục
trong tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học
2010–2011 nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý của nhà trường.
<b>b. Các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách</b>
nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên, trước hết là lãnh đạo trường học về tinh
thần và nội dung của các văn bản quan trọng sau:
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008-2012;
- Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý
đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng
phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;
- Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về quản lý
game online;
- Thống nhất sử dụng bộ mã tiếng Việt unicode TCVN 6909-2002; Chấm
dứt việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý thi chứa các
phông chữ ABC;
- Công văn số 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18/8/2010 của Bộ GDĐT về việc
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011.
<b>2. Xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT, giai đoạn 2011-2015</b>
Tiếp tục tham mưu trình các cấp có thẩm quyền về biên chế và chuẩn hóa
trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT tại đơn vị.
<b>a. Đối với phịng GDĐT u cầu phải có cán bộ phụ trách về CNTT, từng</b>
bước tiến tới chuẩn hóa cán bộ chuyên trách về CNTT;
<b>b. Đối với các cơ sở giáo dục có một cán bộ hoặc giáo viên kiêm nhiệm</b>
phụ trách về CNTT, có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn
thông trở lên. Những trường chưa có cán bộ đáp ứng yêu cầu này cần có kế hoạch
<b>c. Đối với Sở GDĐT thành lập tổ CNTT có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch</b>
quản lý, dạy và học có ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2011-2015.
<b>3. Hoàn thành kết nối mạng giáo dục</b>
Các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) chưa có mạng
internet cần chủ động liên hệ với công ty viễn thông trên địa bàn để đẩy nhanh
tiến độ thực hiện, đảm bảo đến cuối năm 2010 tất cả các cơ sở giáo dục trong tỉnh
đều được kết nối internet thông qua một số điểm mới về công nghệ như:
- Sử dụng công nghệ 3G đối với các trường chưa thể kéo cáp;
- Kết nối bằng cáp quang FTTH có tốc độ lên đến 32 Mbps với giá ưu đãi
của Viettel đối với các trường có nhu cầu và có điều kiện kinh phí.
<b>4. Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail </b>
Sử dụng e-mail trong trao đổi thông tin trong thời gian qua đã chứng minh
được tính hiệu quả cả về thời gian và kinh phí, vì vậy Sở GDĐT tiếp tục duy trì
và phát huy sử dụng e-mail để trao đổi thông tin với Bộ và chỉ đạo cơng tác đến
các phịng GDĐT, các trường THPT trực thuộc.
Sở để được cấp phát tiếp tục, đảm bảo trong năm học 2010 - 2011 tất cả cán bộ,
giáo viên trong ngành đều có e-mail.
Sở GDĐT khuyến khích các trường THPT tiếp tục tạo địa chỉ e-mail cho
học sinh theo tên miền của trường.
Để việc khai thác và sử dụng e-mail đạt hiệu quả, thủ trưởng các đơn vị
cần có kế hoạch chỉ đạo, đơn đốc cá nhân hình thành thói quen sử dụng e-mail
trong cơng tác.
<b>5. Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GDĐT </b>
Thường xuyên hướng dẫn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, học
sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ tại các địa chỉ
www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn, cụ thể:
- Địa chỉ , là trang văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản điều hành quản lý giáo dục;
- Địa chỉ , là trang thủ tục hành chính ngành giáo
dục;
- Tham gia xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các
thư viện điện tử để chia sẻ dùng chung qua website Bộ qua địa chỉ
- Hướng dẫn các trường tải các phần mềm thơng dụng, miễn phí và các học
liệu về để dùng. Đồng thời huy động các đơn vị và giáo viên đóng góp tài nguyên
giáo dục vào hệ thống dùng chung.
<b>6. Định hướng xây dựng website của Sở, của Phịng và các trường</b>
Tính đến tháng 9/2010 có 12 trường THPT (gồm trường THPT Chuyên
Sở GDĐT biểu dương các đơn vị phòng GD&ĐT huyện Thạnh Trị, trường
THCS Huỳnh Hữu Nghĩa và THCS Lâm Kiết đã có website đưa vào hoạt động
trong năm học 2009-2010.
Trong năm học 2010-2011, Sở GDĐT yêu cầu tất cả các trường THPT và
các trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia phải có website riêng; đồng thời khuyến
khích các phịng GD&ĐT, các trường THCS và các trường tiểu học có kế hoạch
xây dựng website.
<b>7. Công tác thi tốt nghiệp THPT, thi và tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN</b>
- Chỉ đạo và hướng dẫn các trường THPT khai thác cẩm nang điện tử
- Các trường THPT tải phần mềm phân tích kết quả kỳ thi tuyển sinh đại
học 2010 từ địa chỉ Đây là một hệ thống thông tin có đầy
đủ kết quả thống kê, phổ điểm của từng trường THPT, căn cứ vào kết quả đó các
trường có thể rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy học giúp học sinh đạt kết
quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN, đồng
thời làm căn cứ để tổ chức hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh sau trung
học.
<b>8. Khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở</b>
Tiếp tục khai thác và sử dụng các phần mềm có mã nguồn mở trong công
<b>- Sử dụng bộ phần mềm văn phòng Open Office Org đáp ứng đầy đủ nhu</b>
cầu văn phòng và dạy tin học;
- Sử dụng các hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux desktop,
…
- Sử dụng trình duyệt web Google Chrome, Firefox;
- Bộ gõ tiếng Việt unikey phiên bản 4.0 trở lên;
- Sử dụng phần mềm Greenstone trong quản lý thư viện số;
- Phần mềm Moodle quản lý e-Learning;
- Phần mềm quản lý mạng lớp học Mythware, i-Talc của Intel.
Sở GDĐT chỉ đạo các trường đưa các phần mềm mã nguồn mở nói trên
vào chương trình dạy mơn tin học chính khố, tin học văn phịng lớp 11 (hoạt
động giáo dục nghề phổ thông) và cài đặt cho các máy tính sử dụng trong các
trường học và trong các cơ quan quản lý giáo dục.
Riêng về bộ Microsoft Office, các cơ sở giáo dục không phải mua vì hiện
nay Cục CNTT đã được giao làm đầu mối cấp phát bản quyền sử dụng theo hợp
đồng từ Bộ Thơng tin và Truyền thơng. Các đơn vị có thể liên hệ với Sở GDĐT
hoặc Sở Thông tin và Truyền thông để được cung cấp.
<b>9. Đẩy mạnh một cách hợp lý việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương</b>
<b>pháp dạy và học ở từng cấp học</b>
Chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc
để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Cần tránh
nhầm lẫn khái niệm giáo án điện tử với các bài trình chiếu powerpoint.
Tiếp tục khuyến khích giáo viên sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, tuy
nhiên khơng chấp nhận các hình thức sao chép một cách máy móc, thiếu kiểm tra
tính chính xác trong nội dung và tính khả thi đối với từng đối tượng người học.
Cần xác định CNTT là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng dạy
học nên hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách thức sử dụng của giáo viên,
giáo viên cần tránh lạm dụng CNTT, gây phản tác dụng như khơng lựa chọn kỹ
nội dung trình chiếu, thời gian trình chiếu quá nhiều, trình chiếu với âm thanh ồn
ào và với chữ viết có màu sắc loè loẹt, với chữ chạy nhảy nhiều mang tính biểu
diễn kỹ thuật khơng cần thiết, kích thước chữ q nhỏ, ...
<b>10. Triển khai chương trình cơng nghệ giáo dục và e-Learning</b>
Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người
học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai
thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung
vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng.
Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ
<i><b>GDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học</b></i>
<i><b>kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”. </b></i>
Tạo thư viện học liệu mở: Huy động giáo viên tham gia đóng góp các bài
trình chiếu, bài giảng e-Learning về sở GDĐT. Sau đó sở GDĐT đánh giá, tuyển
chọn và gửi về Bộ GDĐT (qua Cục CNTT) để tổ chức đánh giá, trao giải thưởng
toàn quốc và đưa lên mạng chia sẻ. Theo đó, học sinh có thể khai thác thư viện
bài giảng e-Learning để tự học.
Các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học gồm:
- Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử.
- Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo.
Tích cực triển khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm công cụ
e-Learning. Hướng dẫn giáo viên chuyển các bản trình chiếu soạn bằng MS
powerpoint sang bài giảng điện tử e-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM để
chia sẻ dùng chung. Khai thác sử dụng phần mềm quản trị hệ thống học điện tử
e-Learning (LMS: e-Learning Management System) bằng mã nguồn mở Moodle.
<b>11. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục</b>
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành
chính tại Sở GDĐT, các phịng GDĐT và các cơ sở giáo dục trong tỉnh như: thực
hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối thông tin và
điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở và các phòng, trường; giữa Sở và Bộ,
triển khai tin học hoá quản lý trong trường học.
Đối với các đơn vị đã xây dựng website, cần tổ chức thơng báo miễn phí
trên website của trường và qua e-mail kết quả học tập và rèn luyện của học sinh,
kết quả các kỳ thi có liên quan để cho cha mẹ học sinh nắm.
Đối với việc bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường trực thuộc thuộc Sở, Sở
<b>12. Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở</b>
<b>giáo dục</b>
<b>a. Các cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên và</b>
cán bộ quản lý, trong đó có:
- Yêu cầu chuẩn tối thiểu về kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT: các
khái niệm cơ bản về CNTT; sử dụng các phần mềm văn phịng như soạn thảo văn
bản, bảng tính điện tử, trình chiếu; sử dụng phần mềm phịng chống virus; khai
thác và sử dụng internet (khai thác thông tin từ danh mục các website cơ bản, biết
tham gia diễn đàn, có kỹ năng tìm kiếm thơng tin) và có địa chỉ e-mail riêng;
- Tổ chức hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết thực cho giáo viên
như: các phần mềm thí nghiệm ảo, phần mềm soạn đề thi trắc nghiệm, phần mềm
quản lý học sinh của đơn vị mình, …
<b>b. Các trường THPT có kế hoạch yêu cầu giáo viên tự học để có thể sử</b>
dụng tốt máy tính và một số phần mềm thơng dụng để phục vụ cho việc giảng
dạy. Phấn đấu đến hết năm 2010 tất cả giáo viên THPT và đến năm 2011 tất cả
giáo viên THCS đều sử dụng được máy tính. Khuyến khích động viên giáo viên
mầm non và tiểu học tham gia học tin học.
<b>c. Thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT</b>
của cán bộ giáo viên bằng những yêu cầu công việc thực tế, khơng theo hình thức
kiểm tra kiến thức qua chứng chỉ tin học ứng dụng ABC.
<b>d. Trong năm học 2010-2011, Sở GDĐT tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng</b>
kiến thức về mạng máy tính và quản trị mạng cho giáo viên phụ trách phòng máy
tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh.
<b>13. Tiếp tục triển khai dạy môn tin học trong nhà trường</b>
Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học, nâng cao kỹ năng sử dụng
CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học. Cụ thể:
<b>a. Đối với các trường mầm non, tiểu học và trung tâm giáo dục thường</b>
xuyên có điều kiện về máy tính, giáo viên cần triển khai dạy mơn tin học theo
chương trình tự chọn hoặc tổ chức giảng dạy có ứng dụng CNTT theo cách tích
hợp trực tiếp vào trong các môn học một cách linh hoạt.
<b>b. Tiếp tục dạy mơn tin học cho học sinh THPT theo chương trình Tin học</b>
bắt buộc và dạy theo hình thức tự chọn cho học sinh THCS.
<b>c. Cập nhật chương trình, nội dung giảng dạy theo hướng mô đun kiến thức</b>
cứng nhắc. Ưu tiên đảm bảo học sinh sử dụng thạo các phần mềm văn phòng,
e-mail và khai thác Internet phục vụ cho học tập, trước khi học lập trình.
<b>e. Chỉ đạo giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong và</b>
ngoài các giờ học tin học.
<b>14. Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và các sở</b>
<b>GDĐT</b>
Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT và
công tác dạy tin học, ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT cho các trường ở vùng
khó khăn để giáo viên có điều kiện tiếp cận với CNTT và internet, cụ thể là:
<b>a. Trong năm học 2010-2011, Sở GDĐT sẽ đầu tư thêm phịng vi tính cho</b>
các trường THCS còn lại đảm bảo cho tất cả học sinh THCS đều có thể học tin
học theo chương trình tự chọn.
<b>b. Để phục vụ công tác quản lý giáo dục, mỗi trường phải được trang bị ít</b>
nhất có hai máy tính, có máy in, webcam và một điện thoại đàm thoại; ở những
nơi có điều kiện thuận lợi, khuyến khích mỗi tổ bộ mơn trong trường có máy tính
dùng riêng. Tất cả các máy tính phải được kết nối internet để truy cập thông tin
phục vụ công tác quản lý và chuyên môn.
<b>c. Tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì định kỳ hệ thống máy tính và</b>
thiết bị điện tử, tối thiểu là một lần/học kỳ.
<b>d. Với giáo dục mầm non, tập trung đầu tư máy tính và kết nối Internet với</b>
mục tiêu chính yếu là phục vụ công tác quản lý, đảm bảo thông tin liên lạc và
giúp giáo viên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn; xây dựng mơ hình
thơng tin giáo dục tập trung, trực tuyến để cung cấp cho các trường mầm non
<b>e. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị, máy tính kết nối mạng cho</b>
các trường ở vùng khó khăn hoặc các trường chưa có thiết bị kết nối (bao gồm cả
các trường mẫu giáo, mầm non); quan tâm việc đầu tư và kêu gọi hỗ trợ cho các
huyện nghèo và khó khăn.
<b>15. Tổ chức hội thảo và tập huấn ứng dụng CNTT</b>
Sở GDĐT tiếp tục phối hợp với Cục CNTT của Bộ GDĐT trong việc tổ
chức tập huấn các nội dung có liên quan đến công tác quản lý và dạy học với sự
hỗ trợ tích cực của CNTT, cụ thể là:
<b>a. Cơng nghệ bài giảng điện tử e-Learning;</b>
<b>b. Xây dựng kho học liệu mở phục vụ các hoạt động mang tính giáo dục</b>
thường xuyên, học tập suốt đời;
<b>c. Khai thác và sử dụng Edublog cho giáo viên;</b>
<b>d. Giới thiệu trang thiết bị CNTT mới, tiết kiệm, hiệu quả như bảng tương</b>
tác thông minh, máy tính cầm tay, màn hình cỡ lớn, mạng lớp học và các phần
mềm dạy học, phần mềm mã nguồn mở…;
<b>g. Chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý</b>
giáo dục. Định hướng chương trình cho sinh viên sư phạm.
<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
Phòng GDĐT các huyện, thành phố và các trường THPT trực thuộc cần
xây dựng kế hoạch triển khai sâu rộng đến tất cả cán bộ, giáo viên trong ngành về
nhiệm vụ CNTT trong năm học 2010-2011.
Tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên và nghiêm túc chấp hành chế độ
báo cáo với Sở về nhiệm vụ CNTT vào cuối học kỳ và cuối năm học.
Nhận được văn bản hướng dẫn này, đề nghị các phòng GDĐT và các
trường THPT khẩn trương tổ chức triển khai, trong q trình thực hiện có vấn
đề nảy sinh, vướng mắc cần phản ánh hoặc báo cáo kịp thời về Sở GDĐT để
được giải quyết./.
<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- Cục CNTT Bộ GDĐT (để báo cáo);
- Các Phó Giám đốc (để thực hiện);
- Phòng GDĐT các huyện, thành phố (để thực hiện);
- Các trường THPT trực thuộc (để thực hiện);
- Trung tâm GDTX tỉnh (để thực hiện);
- BTVH Pali TC Nam bộ (để thực hiện);
- Các Phòng, ban Sở (để thực hiện);
- Website Sở GDĐT (để thông báo);
- Lưu: VT, GDTrH.