Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HD thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.58 KB, 4 trang )

UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: 1834 / SGD&ĐT- GDTrH Vinh, ngày 13 tháng 10 năm 2008
V/v: hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2008-2009
Kính gửi:
- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo,
- Hiệu trưởng các trường THPT.
Để triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2008-2009 của bậc trung học, Sở
GD&ĐT hướng dẫn thêm một số vấn đề cụ thể sau:
I. Về chuyên môn:
1. Phân phối chương trình : PPCT của các lớp THPT, THCS cho tất cả các môn
đã được ban hành, trên cơ sở đó các trường điều tiết và phân phối cho 37 tuần thực
học theo nguyên tắc mỗi tuần không quá 30 tiết đối với các lớp THPT và 28 tiết đối
với THCS. Yêu cầu đảm bảo tiết cuối cùng của Học kì I và cuối năm học đúng với
thời gian qui định của phân phối chương trình.
2. Dạy Tin học trong nhà trường :
+ Cấp THPT: dạy đúng PPCT theo thời lượng, sách giáo khoa đã biên soạn
cho các lớp 10, 11 , 12.
+ Cấp THCS: Khuyến khích các trường đã có giáo viên, cơ sở vật chất, máy
vi tính triển khai dạy theo chương trình, nội dung của bộ sách giáo khoa 1, 2, 3, 4
( cho các lớp 6, 7, 8, 9 tương ứng ).
+ Phát huy hết công suất về sử dụng máy tính, đồng thời tiến hành việc nối
mạng.
3. Dạy ngoại ngữ
+ Cấp THPT: Học ngoại ngữ theo hệ thống 7 năm, một số trường đang học 3
năm theo chương trình cũ, có thể bố trí để học sinh được học ngoại ngữ 2. Học
sinh học ngoại ngữ 1 là tiếng Pháp hoặc tiếng Nga được học ngoại ngữ 2 là tiếng
Anh (nếu có nhu cầu).
+ Cấp THCS: Các phòng GD&ĐT cần bố trí tốt mạng lưới học ngoại ngữ
( tiếng Anh, tiếng Pháp ) để có đủ số lượng học sinh dự thi tuyển vào lớp 10 THPT


cho từng ngoại ngữ Anh hoặc Pháp, tránh tình trạng có giáo viên tiếng Anh ( Pháp )
ở trường THPT mà không có học sinh THCS học tiếng Anh hoặc ( Pháp ).
+ UBND huyện, các phòng GD&ĐT, các trường THPT phối hợp dựa vào kế
hoạch hàng năm đảm bảo học sinh học ngoại ngữ liên thông từ THCS lên THPT
trên địa bàn huyện.
1
4. Dạy tự chọn :
Hiệu trưởng các trưòng cùng với các tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp
có thể chọn: dạy sách tự chọn, hoặc dạy theo chủ đề tự chọn. Tích hợp một số bài
vào một số môn dạy thích hợp.
5. Hoạt động giáo dục nghề, hướng nghiệp:
+ Cấp THPT : Dạy nghề ở lớp 11 theo nguyên tắc tự nguyện gồm: 105 tiết.
Học xong chương trình Sở sẽ tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề. Học sinh được học
hướng nghiệp tại các Trung tâm kĩ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp, hoặc tại các
trường THPT với thời lượng 9 tiết/ năm.
+ Cấp THCS: Được dạy nghề từ lớp 8, 9 theo chương trình dạy nghề Sở đã
qui định, chủ yếu 3 nghề ( Làm vườn, Điện dân dụng, Tin học văn phòng ). Học
sinh lớp 9 chủ yếu học hướng học.
6. Dạy các môn Mỹ thuật, Âm nhạc THCS:
+ Môn Mỹ thuật: Căn cứ các bài học liên quan đến giáo dục địa phương
trong chương trình GDPT để hướng dẫn dạy học. Giáo viên cần chọn đề tài gần gũi
cuộc sống, mô tả danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương.
+ Môn Âm nhạc: Giới thiệu âm nhạc địa phương, truyền thống, làn điệu
dân ca, hát dặm, hát chèo, hát phường vải, cải lương ……
+ Cách đánh giá:
*) Căn cứ vào chuẩn kiến thức của bộ môn, trên cơ sở tinh thần, thái độ
học tập, mức độ đảm bảo tính cơ bản, các giáo viên theo dõi cả quá trình học tập,
đánh giá xếp loại học sinh công bằng, chính xác theo 5 loại ( kém, yếu, trung bình,
khá, giỏi ).
*) Số lần thực hiện xếp loại trong một học kỳ: thường xuyên, định kỳ tối

thiểu là 4.
*) Kết quả xếp loại học kì, xếp loại cuối năm là kết quả xếp loại tại thời
điểm học sinh được đánh giá (các lần kiểm tra khác mang tính chất tham khảo).
7. Dạy môn Thể dục ( THCS, THPT )
Có thể lồng ghép với một số môn thể thao địa phương, môn có thế mạnh như :
bóng đá, cầu mây, …., nhưng vừa sức, không yêu cầu học sinh thực hành quá mức.
8. Dạy môn Công nghệ :
a. Cấp THCS
+ Lớp 6: Thực hiện qui định của chương trình
+ Lớp 7: Nông nghiệp:
- Vùng nông thôn : chọn trồng trọt hoặc chăn nuôi, lâm nghiệp,
lâm sinh, thuỷ sản tuỳ điều kiện của địa phương.
2
- Vùng đô thị: Nuôi vật cảnh, cây cảnh, thuỷ canh rau sạch, các
giải pháp sinh học bảo vệ môi trường.
+ Lớp 8: Thực hiện như chương trình
+ Lớp 9: Chọn 1 trong 18 module ( Chương trình 35 tiết / module ) của Bộ
GD&ĐT.
b. Cấp THPT
+ Lớp 10:
- Nông, lâm, ngư, tuỳ điều kiện địa phương chọn lĩnh vực dạy cho phù
hợp. Chương 3 – Bài 40 : bắt buộc, các Bài 41 đến 48 chọn lĩnh vực phù hợp với
Chương I hoặc Chương II trước đó, hoặc thay thế tài liệu tự biên soạn phù hợp điều
kiện giống cây trồng của địa phương
- Phần tạo lập doanh nghiêp: Giáo viên tham khảo sách giáo dục hướng
nghiệp hướng dẫn tích hợp nhu cầu thị trường lao động của địa phương ( giáo viên
môn Công nghệ giảng dạy )
+ Lớp 11 : Chọn bài phù hợp trên địa bàn:
- Vùng đô thị: Chọn Bài 33, 34, 37 ( động cơ đốt trong dùng cho ô tô,
xe máy, máy phát điện)

- Vùng nông thôn chọn bài: 34, 36, 37 ( động cơ xe máy, máy nông
nghiệp, máy phát điện )
- Vùng ven sông, ven biển: chọn bài 33, 35, 37 ( động cơ đốt trong ô tô,
tàu thuỷ, máy phát điện )
+ Lớp 12: thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT.
9. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ( GDBVMT) vào các môn
học ở THCS, THPT:
+ GDBVMT được dạy học tích hợp vào vào các môn:
- THCS : Ngữ văn, Địa lý, Sử, GDCD, Vật lý, Sinh, Công nghệ.
- THPT: Ngữ văn, Địa lý, Hoá, GDCD, Vật lý, Sinh, Công nghệ.
+ Nguyên tắc tích hợp là chuyển tải nội dung bảo vệ môi trường vào bài học
của 7 môn trên một cách tự nhiên. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động hơn,
thực tế hơn, gây hứng thú cho học sinh học nhiều hơn. Nội dung, địa chỉ tích hợp
GDBVMT chủ yếu được nêu trong tài liệu của Bộ GD&ĐT.
+ Kiểm tra đánh giá GDBVMT được lồng ghép trong quá trình đánh giá
của các môn học.
3
10. Giáo dục địa phương: Các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. GDCD ( THCS ,
THPT )
a. Đối với các môn môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (THCS) : Thời lượng đã
được qui định trong chương trình giáo dục môn học. Các trường cần triển khai dạy
nghiêm túc các nội dung, và đúng thời lượng cho các lớp 6, 7, 8, 9.
b. Giáo dục công dân:
Các bài thực hành, ngoại khoá THCS : 3 tiết/ năm, THPT : 2 tiết/ năm.
11. Giáo dục Quốc phòng- An ninh.
+ Các khối lớp đều dạy đúng PPCT các tiết lí thuyết.
+ Các tiết thực hành , mỗi lớp đựơc tập riêng theo buổi ( 4 tiết /1 buổi ) ,
không ghép lớp, do hiệu trưởng phân công.
+ Các trường chưa có đủ giáo viên, cơ sở vật chất, khối 12 riêng năm học
này tạm thời dạy tập trung đầu năm hoặc cuối năm.

II. Một số lưu ý về việc đánh giá, xếp loại các đơn vị:
+ Để nâng cao chất lượng các môn văn hoá, giúp giáo viên ngày càng thân
thiện hơn với học sinh, và có đánh giá tổng kết công bằng chính xác, ngay vào đầu
năm học, các đơn vị cần khảo sát, phân loại trình độ học sinh theo môn và giao
khoán tỉ lệ chất lượng tương ứng ở cuối học kỳ, cuối năm cho giáo viên dạy bộ
môn ở các lớp đó ( Ví dụ: GV giảng dạy môn X tại lớp 10 Y - lớp được nhà trường
xếp loại khá có số học sinh là 45 em thì: số em đạt điểm giỏi môn X có từ 4 đến 5
em trở lên- Mục 5.8 trong tiêu chí).
+ Từ năm học 2008-2009, Sở GD& ĐT sẽ tiến hành đánh giá, xếp loại các
đơn vị theo tiêu chí (dự thảo) gửi kèm Công văn này. Các đơn vị cần nghiên cứu kỹ
nội dung, nếu có ý kiến đóng góp, xin vui lòmg gửi về phòng GDTrH trước ngày
25 tháng 10 năm 2008.
KT GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như trên
- GĐ, các PGĐ ( để b/c)
- Lưu VT, GDTrH
Đinh Thị Lệ Thanh
4

×