PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
I - MỤC ĐÍCH:
- Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức năng
nhiệm vu đạt hiệu quả trong công việc.
- Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi.
- Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược
của Công ty.
II – PHẠM VI:
Áp dụng cho Bna Tổng Giám đốc Công ty
III – NỘI DUNG:
1. Sơ đồ tổ chức Công ty:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
1.Tổng Giám Đốc cty
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên
và pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công
ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và trên thế giới.
- Trực tiếp ký các hợp đồng XNK.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong
công ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
2.Phân công nhiệm vụ và quyền hạn Phó Tổng Giám Đốc sx:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp.
- Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty, khai thác nguồn hàng ngoài thị
trường.
Page 1 of 3
- Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty giao
đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận cao
nhất.
- Quản lý, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCNV, xây dựng hệ thống quản lý sản
xuất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi toàn xí nghiệp.
- Thực hiện các nội quy, quy chế về quản lý lao động, quản lý vật tư thiết bị, tài
sản của xí nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo
lợi nhuận và vốn công ty đầu tư.
- Quyền ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự tại xí nghiệp
(trừ Giám đốc Xí nghiệp.
- Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho
Tổng Giám đốc công ty.
- Tự chủ về hoạt động tài chính của Xí nghiệp, ưu tiên nhận kế hoạch sản xuất
từ Công ty, tự chủ động nguồn hàng đối với năng lực sản xuất dư thừa.
3.Phân công nhiệm vụ và quyền hạn Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nội chính:
- Nghiên cứu những quy định về mặt tài chính của nhà nước ban hành và của
Hội đồng thành viên.
- Nghiên cứu luật doanh nghiệp, các nghị định thông tư có liên quan đến
nghành.
- Xây dựng, đề xuất quy chế lương áp dụng trong toàn công ty.
- Nắm vững luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, luật khiến khích đầu tư
trong nước và các văn bản liên quan đến việc quản lý tài chính do nhà nước
ban hành để áp dụng cho công ty.
- Xây dựng và trình Tổng Giám đốc duyệt các thông số tài chính như:
Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của từng ngành hàng ()
Cơ cấu các khoản phí trong tổng phí hoạt động của công ty và từng đơn vị
trực thuộc công ty.
Tỷ lệ tái đầu tư cho năm tài chính tiếp theo.
Dự kiến phân phối lợi nhuận hàng năm cho các cổ đông trong hội đồng
thành viên.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc điều hành vốn trong công ty.
- Nghiên cứu các biện pháp giảm giá thành, giảm chi phí trong công ty.
- Thẩm định các bản quyết toán lãi lỗ hàng quý, hàng năm.
- Kiểm tra bảng cân đối kế toán do Phòng Kế toán lập ra.
- Ký hợp đồng kinh tế nội theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc, phê duyệt một số
văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty theo ủy quyền
của Tổng Giám đốc.
- Giám sát, phê duyệt việc mua bán vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành trong toàn công ty.
- Hàng năm xây dựng phương án tuyển dụng, đào tạo, quản lý nguồn nhân lực
để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Xây dựng và thực hiện các chế độ chính như: lương, chính sách xã hội và
những chính sách khác đối với người lao động.
Page 2 of 3
Page 3 of 3