Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DAC DIEM SV VIET NAMco hinh minh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.04 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần: 32


Ngày dạy:15 / 4 / 2010
Tiết:43


Bài: 37


<b>I. MỤC TIÊU </b>


<i><b>1. kiến thức HS cần nắm được</b></i>


- Sự đa dạng, phong phú của sinh vật nước ta
- Các nguyên nhân cơ bản của sinhvật nước ta


- Sự suy giảm và biến dạng của các loài và hệ sinh thái tự nhiên, sự phát triển
của hệ sinh thái nhân tạo


- Biết nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng, trong đó có
nhiều lồi động vật và thực vất quý hiếm, song do tác động của con người, nhiều
hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi suy giảm về số lượng chất lượng.


- Biết Nhà nước ta đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
để bảo vệ, phục hồi phát triển rừng nguyên sinh.


<i><b>2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vị trí các vườn quốc gia của Việt Nam.</b></i>


<i><b>3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật, không đồng tình </b></i>
với những việc làm sai trái có ảnh hưởng đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài
động vật quý hiếm.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>



Giáo viên:Bản đồ động thực vật Việt Nam. Trích một đoạn phóng sự của báo
Cơng An TPHCM về tình hình săn bắt động vật hoang dã.


Học sinh:SGK. Tập bản đồ, chuẩn bị bài theo phần hướng dẫn tự học ở nhà.
<b>III. PHƯƠNG PHÁP</b>


Khai thác đồ dùng trực quan. Vấn đáp. Diễn giảng. Thảo luận nhóm
<b>IV. TIẾN TRÌNH</b>


<i><b>1. Ổn định: Kiểm diện, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


<i><b>* Tự luận 7điểm</b></i>


Hỏi: Tây Ninh có mấy nhóm đất chính? Kể tên. Nêu đặc điểm chung của nhóm đất
xám?


Đáp: Tây Ninh có 5 nhóm đất chính. (1đ)


- Nhóm đất xám, nhóm đất phèn, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất phù sa, nhóm đất
than bùn.( 3đ )


- Đặc điểm chung của nhóm đất xám: ( 3đ )
+ Diện tích: 338.833 ha.


+ Phân bố: địa hình cao như: Tân Châu – Tân Biên – Châu Thành.


+ Đặc điểm: thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước - mức độ giữ nước và chất
dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trơi – xói mòn.



<i><b>* Trắc nghiệm 3điểm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cần phải phối kết hợp những việc làm gì để sử dụng đất có hiệu quả tăng năng
suất cây trồng cho tình nhà?


a. Cải tạo đất


b. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp từng loại đất.
c. Cải tạo đất chua phèn


d. tất cả các câu trên đều đúng.
Câu d: 3điểm


<i><b>3. Bài mới:</b></i>


<i>Giới thiệu: Việt Nam là xứ sở của rừng vàng, biển bạc, của mn lồi sinh vật đến</i>
<i>hội tụ, sinh sống và phát triển qua hàng triệu năm trước. Điều đó chứng tỏ nguồn </i>
<i>tài nguyên động thực vật của nước ta vô cùng phong phú. Vậy sự giàu có và đa </i>
<i>dạng của giới sinh vật như thế nào? Có đặc trưng cơ bản gì? Chúng ta cùng tìm </i>
<i>hiểu qua nội dung bài học.</i>


<i><b>Hoạt động của Giáo viên và học sinh</b></i> <i><b>Nội dung</b></i>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung .</b>
Bước 1: GV đặc câu hỏi:


<i><b>Dựa vào kiến thức thực tế em hãy cho biết tên các loại SV</b></i>
<i><b>sống ở những môi trường khác nhau?</b></i>



( Môi trường cạn? MT nước? MT biển?...)


Bước 2: Giáo viên giới thiệu ( hoặc trình chiếu Slide bản đồ “
Động thực vật Việt Nam” Hướng dẫn HS quan sát bản chú
giải,khai thác kiến thức.


<i><b>Tìm trên bản đồ các kiểu rừng? các loài động thực vật? ( Hs </b></i>
trình bày – GV rèn kĩ năng cho HS)


- GV giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về sếu đầu đỏ, lan
hài, cây chị nghìn năm tuổi.v..v…


<b>1. Đặc điểm chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Qua phân tích em có kết luận gì về giới SV Việt Nam?</b></i>
- Học sinh khái thác kênh chữ cùng vốn hiểu biết trả lời câu
hỏi:


<i><b>Sự đa dạng của giới sinh vật Việt Nam được thể hiện như </b></i>
<i><b>thế nào?</b></i>


* Giáo viên mở rộng:


+ Nhiều loài ( đa dạng gen di truyền)


+ Nhiều hệ sinh thái( đa dạng về MT sống )
+ Nhiều công dụng ( đang dạng về kinh teá ).


- Sự đa dạng thể hiện từ thời tiền sử và ngày càng phát triển


qua quá trình biến dị của SV tự nhiên và quá trình chọn giống
nhân tạo.


* GV đặt câu hỏi nâng cao: Những điều kiện nào giúp cho hệ
<i><b>sinh vật phát triển phong phú và đa dạng như thế? (Tùy theo</b></i>
câu trả lời của HS GV ghi điểm khuyến khích.)


( Chế độ nhiệt ẩm + giĩ mùa, địa hình đồi núi, sự hình thành
rừng nhiệt đới, gió mùa trên đất liền.Sự hình thành khu hệ
sinh vật biển nhiệt đới)


GV chuyển ý sang hoạt động 2 tìm hiểu sự giàu có về thành
phần lồi sinh vật:


Học sinh khai thác kênh chữ cùng vốn hiểu biết trả lời các câu
hỏi :


<i><b>Nêu những dẫn chứng tiêu biểu chứng tỏ nước ta giàu có về</b></i>
<i><b>thành phần lồi sinh vật? ( HS trình bày – GV bổ sung )</b></i>
- Thực vật:> 14600 loài


+ 9949 loài ở rừng nhiệt đới
+ 4675 loài ở rừng cận nhiệt
- Động vật:> 11200 loài


+ 1000 lồi chim
+ 250 lồi thú
+ 5000 cơn trùng
+ 2000 loài cá biển
+ 500 loại nước ngọt



* Giáo viên mở rộng nội dung: Hiện tại tổng các loài trong
sinh quyển dự đốn khoảng 3 – 11 triệu lồi,nhưng mới biết
tên khoảng 1.7 triệu loài. Ở Việt Nam, về chim trước đây phát
hiện được lồi trĩ, gà lam đi trắng, gà lơi lam màu trắng, về
thú : Sao La, bị sừng xỗng( Tây Ngun). GV trình chiếu
Slide hình ảnh minh họa một số động vật nằm trong “Sách đỏ”
và có nguy cơ tuyệt chủng cao.


- Sinh vật Việt Nam rất
phong phú và đa dạng.
- Đa dạng về:


+ Thành phần loài, gien di
truyền.


+ Kiểu hệ, sinh thái….
+ Công dụng sản phẩm.


<b>2.Sự giàu có về thành</b>
<b>phần loài sinh vật:</b>


-Nước ta gần 30.000 loài
sinh vật, bản địa chiếm
50%.


+TV 14.600 loài ;quý
hiếm 350 loài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

GV chuyển ý sang hoạt động 3 tìm hiểu sự đa dạng về hệ sinh


thái


Bước 1: GV diễn giảng: Trên Trái đất có hai mơi trường sống
chính, khác biệt nhau về các đặc tính vật lí – hóa học và sinh
học. Đó là MT trên cạn và MT dưới nước. Trong MT dưới
nước dựa vào độ muối của nước, người ta lại phân biệt nước
ngọt, nước mặn, nước lợ. Do đó các hệ sinh thái trong sinh
quyển có thể xếp thành 4 nhóm chính: <i>Các hệ sinh thái trên</i>
<i>cạn, Các hệ sinh thái nước mặn, các hệ sinh thái nước ngọt và</i>
<i>các hệ sinh thái cửa sông ( nước lợ</i>)


Bước 2: Chia lớp 4 nhóm – 3 phút.


<b>Tìm hiểu điểm nổi bật của 4 hệ sinh thái Việt Nam.</b>
Nội dung chung:


<i><b>Nêu tên và sự phân bố đặc điểm nổi bật các kiểu hệ sinh</b></i>
<i><b>thái ở nước ta?</b></i>


Yêu cầu cụ thể:


<i><b>- Nhóm 1: Hệ sinh thái rừng ngập mặn</b></i>


<i><b>- Nhóm2: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa</b></i>
<i><b>- Nhóm3: Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia</b></i>
<i><b>- Nhóm 4: Hệ sinh thái nơng nghiệp. </b></i>


- Sau 3 phút Gv gọi HS lên trình bày vào bảng kẽ phần bảng
động, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV gọi HS lên xác định
trên bản đồ “ Động thực vật Việt Nam” nơi phân bố của một


số hệ sinh thái, GV rèn kĩ năng, chuẩn kiến thức, chốt trọng


<b>3. Sự đa dạng về hệ sinh</b>
<b>thái:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tâm.HS hoàn thành bảng nội dung vào vở.


TÊN HỆ SINH THÁI SỰ PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM


Hệ sinh thái rừng ngập


mặn Dọc bờ biển, ven hải đảo Sống trong bùn lỏng. Sú vẹt đước, hải sản, chim thú
Hệ sinh thái rừng nhiệt


đới gió mùa Đồi núi ¾ diện tích lãnh thổ - Rừng thường xanh- Rừng thưa rụng lá


- Rừng tre nứa, rừng ôn đới
Khu bảo tồn thiên


nhiên Miền Bắc( 5 vườn quốc gia),miền Trung ( 3 VQG), miền
Nam( 3 VQG)


Nơi bảo tồn gen SV, nhân
tạo giống, phịng thí nghiệm.
Hệ sinh thái nơng


nghiệp Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du miền núi. Duy trì cung cấp LT, trồng cây cơng nghiệp.
<i><b>Rừng tự nhiên và rừng trồng có gì khác nhau?</b></i>


(Rừng tự nhiên nhiều chủng loại sống xen kẽ, rừng


trồng thuần chủng theo nhu cầu của con người –
Trình chiếu Slide minh họa )


Bước 3: Giáo viên mở rộng kiến thức giúp tiết học
thêm phần sinh động GV có thể đưa ra một số câu
hỏi trích từ quyển “ Động vật” ( Bộ sách tri thức
tuổi hoa niên của nhà xuất bản VHTT)


1. Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt?


2. Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ mơi trường
của giới tự nhiên?


3.Vì sao cá ngựa con được sinh ra từ bố?
4.Tại sao nói san hơ là động vật?


…..GV đọc trích đoạn giải đáp cho HS nghe.
* GV trình chiếu một số hình ảnh chặt phá rừng,
cháy rừng, tư liệu về săn bắt ĐV quý hiếm chuyên
chở phân phối các nhà hàng lớn ở khắp trong nước
( Báo Công An TPHCM ).Thông qua đó Giáo dục
học sinh ý thức bảo vệ tài ngun sinh vật, khơng
đồng tình với những việc làm sai trái có ảnh hưởng
đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý
hiếm.


<i><b>4. Củng cố và luyện tập</b></i>


- Em hãy chứng minh rằng SV nước ta có sự da dạng phong phú ?
- Nhân dân vào vườn quốc gia cần lưu ý:



a. Đây là nơi chỉ được du lịch sinh thái và đánh bắt chim thù nhỏ.
b. Đây là nơi bảo tồn nguồn gen tự nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

d. Đây là nơi nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác kinh tế, phá hoại để tự nhiên
được phục hồi giữ lại bản chất nguyên thủy.


<i><b>5. Hướng dẫn học sinh tự học</b></i>


Học bài kết hợp đọc sách giáo khoa. Em lại nguyên nhân dẫn đến tính đa dạng của
sinh vật Việt Nam. Hoàn thành bài tập bản đồ.


Chuẩn bị bài 38 “ Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam”
Xem trước nội dung bài học:


- Sự suy giảm tài nguyên rừng


- Cần phải bảo vệ tự nhiên như thế nào?.Trách nhiệm của chúng ta ra sao?
- Sưu tầm tư liệu từ sách báo về tình hình tài nguyên sinh vật hiện nay.
V. RÚT KINH NGHIỆM


</div>

<!--links-->

×