Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 100 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 1-2-3:
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức về văn bản nhật dụng, nghị luận : “Phong cách Hồ
Chí Minh”, Tuyên bố….trẻ em”, “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình”; “Bàn về
đọc sách”; “Tiếng nói của văn nghệ” .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng, nghị luận.
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình
1. Ổn định : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy
Giáo viên u cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: “Phong cách Hồ Chí Minh”,
+ nhóm 2: Tun bố….trẻ em”,
+ nhóm 3: “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình
+ nhóm 4: Bàn về đọc sách
+ nhóm 5: “Tiếng nói của văn nghệ” .
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến
- Gv nhận xét và chốt kiến thức

1


-



2


3


HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU , NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM
ĐỀ SỐ 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn
hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những
con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi,
châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều
thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói,
ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế
giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn
hóa, nghệ thuậtđến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền
văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu
cực… Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc
văn hóa khơng gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam,
một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới,
rất hiệnđại”.
4


(“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn
hóa Việt Nam” -1990).
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chínhnào? Chỉ ra các
phép liên kết câu được sử dụng trong đoạnvăn?

2. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượt
trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi,
châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết
thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Và người đã làm
nhiềunghề”.
3. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ
nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới
sâu sắc như chủ tịch Hồ ChíMinh”
4. Theoquanđiểmcủatácgiảđoạntrích,nétphongcáchnổibậtcủaHồChíMinhlàgì?
5. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các
nước củaBác?
Hướng dẫn
Câu 1:
- Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn :
+ Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người; tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
+ Phép nối: Có thể nói; Và; Nhưng
+ Phép lặp: Người; Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê
Câu 3: Cụm từ “Có thể nói” là thành phần: biệt lập tình thái .
Câu 4: Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ
Chí Minh là:
“Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương
Đông,nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”
 Đó chính là sự kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đai, giữa tính dân
tọc và nhân loại.
Câu 5: Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác :
- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá
uyênthâm
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực…

ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
5


Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã
được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nơm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, khơng
trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm
biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái
đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mơ-clét, về lí
thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn
hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của mặt trời. Khơng có một ngành khoa học
hay cơng nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành cơng nghiệp
hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, khơng có một đứa con của tài năng con
người lại có một tầm quan trọng quyết định như vậy đối với vận mệnh thế giới.
(Đấu tranh cho một thế giới hồ bình, G.G. Mác-két, Ngữ văn 9, tập 1,)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc loại văn bản gì? Đoạn văn được viết theo phương thức
biểu đạt nào?
Câu 2. Tác giả mở đầu vấn đề bằng cách nào? Cách mở đầu ấy gây được ấn tượng gì
với người đọc?
Câu 3. Thanh gươm Đa-mơ-clét có ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại so sánh
nguy cơ thảm họa hạt nhân với hình ảnh đó?
Câu 4. Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 15 câu) thể hiện quan điểm của mình về
những tác hại của việc chạy đua vũ trang với cuộc sống của con người hiện nay.
Hướng dẫn:
Câu 1.
- Đoạn trích trên thuộc loại văn bản nhật dụng
- Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt :nghị luận
Câu 2. Tác giả mở đầu vấn đề bằng một câu hỏi, và những số liệu, một thời gian cụ
thể. Cách mở đầu ấy cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến

tranh hạt nhân.
Câu 3. Thanh gươm Đa-mô-clét : là một điển tích lấy từ thần thoại hi lạp. Đa-mơ-clét
Treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng một sợi long đi ngựa. việc lấy hình ảnh
này để so sánh tác giả muốn ám chỉ mối nguy cơ đe dọa trực tiếp sự sống của con
người của chiến tranh hạt nhân.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được 3 ý cơ
bản:
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người
- Chi phí cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân vơ cùng tốn kém, tốn kém đến mức cực kì
phi lí.
- Chi phí tốn kém đó đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
6


ĐỀ SỐ3
Hằng ngày, có vơ số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm
họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao
nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân
biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thơn tính của nước
ngồi. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ
bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân
của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.
Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và
khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vơ gia cư, dịch bệnh, mù chữ, mơi trường
xuống cấp.
( Trích Tuyên bố thế giới về sự sống cịn quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em
ngữ văn 9 ..)
1. Câu văn nêu nội dung chính của đoạn trích trên là câu nào? Thái độ của tác giả
thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “.

Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh
và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược,
chiếm đóng và thơn tính của nước ngồi.”
3. Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng ½ trang giấy thi) trình bày nhận thức tình cảm
của em sau khi đọc xong đoạn văn.
Hướng dẫn
Câu 1: Câu văn nêu nội dung chính của đoạn: Hằng ngày, có vơ số trẻ em khắp
nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và
phát triển của các cháu đó.
- Thái độ của tác giả:đồng cảm thương xót trước những thảm họa mà trẻ em trên
thế giới phải gánh chịu.
Câu 2:
Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê, nêu lên rất nhiều những thảm họa mà trẻ em trên
thế giới đang phải trải qua.
Câu 3: học sinh tự bộc lộ xong cần đảm bảo các ý:
- Nhận thức được bản thân mình và trẻ em khác trên thế giới đang phải gánh chịu
và đứng trước nguy cơ của nhiều thảm họa : đói nghèo, bệnh tật, bạo lực, chiến
tranh….
- Đồng cảm trước những trẻ em có hồn cảnh khó khăn, thiệt thòi
7


- Kêu gọi mọi người cùng đứng lên để lên án những hành động, hành vitraf đạp,
tước đi cuộc sống tốt đẹp mà trẻ em đáng được hưởng.
- Liên hệ trách nhiệm và hành động của bản thân.
ĐỀ SỐ 04:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
... Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại
kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn
ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã

khổ cơng tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người
mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát
hiện thế giới mới....
....Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc
10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà
chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần...
(Ngữ văn 9, tập 2- NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 4)
Câu 1. Nêu tên tác giả và tên văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích?
Câu 3. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu sau:
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh
nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn
ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong q khứ đã
khổ cơng tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người
mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát
hiện thế giới mới....
Câu 4. Từ tinh thần của đoạn văn bản trên, với hình thức một đoạn văn ngắn (độ dài
tối đa ½ trang giấy thi) theo kiểu diễn dịch, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về
việc đọc sách.
Hướng dẫn:
Câu 1. Tác phẩm " Bàn về đọc sách " của tác giả Chu Quang Tiềm.
Câu 2. PTBĐ là nghị luận
- Nội dung : nói về giá trị của việc đọc sách và các phương pháp đọc sách sao cho hiệu
quả.
Câu 3. Phép liên kết là phép thế : có được sự chuẩn bị đó.
Câu 4.
8



Cần đảm bảo những ý sau
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.
- Ngày nay sách nhiều phải biết chọn sách mà đọc.
- Đọc sách không cần đọc nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu (đọc kỹ mà chắc còn hơn đọc
nhiều mà rỗng).
- Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thưởng thức với đọc sách
chuyên môn để có kiến thức rộng.
*Học sinh có thể rút ra một số đúc kết riêng về việc đọc sách nhưng đảm
bảo tính hợp lý và thuyết phục…
 DẶN DỊ :
- hồn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn
- chuẩn bị tiết sau : luyện các đề nghị luận xã hội lập dàn ý trước ở nhà
+ nhóm 1 : nghị luận về việc giữ gìn bản sắc văn hóa
+ nhóm 2: suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay.
+ nhóm 3: trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam
+ nhóm 4: trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của con người trong cuộc
sống hôm nay

Ngày soạn:
Ngày dạy :
TIẾT 4-5-6:
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, NHẬT DỤNG
( LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ NLXH )
I.
Mục tiêu
- Tìm hiểu các dạng đề Nghị luận liên qua đến các văn bản : “Phong cách Hồ Chí
Minh”, Tuyên bố….trẻ em”, “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình”; “Bàn về đọc
sách”; “Tiếng nói của văn nghệ” .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng, nghị luận.
9



- Viết đoạn văn nghị luận xã hội
II.
Chuẩn bị
3. Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
4. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình
3. Ổn định : kiểm tra sĩ số
4. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLXH có liên quan
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1 : nghị luận về việc giữ gìn bản sắc văn hóa
+ nhóm 2: suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay.
+ nhóm 3: trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam
+ nhóm 4: trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của con người trong cuộc
sống hơm nay
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Nhóm 1:
- Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội
nhập:
- - Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến
sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
- - Trách nhiệm thế hệ trẻ:
- + Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
- + Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa
tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền
thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

- + Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc
những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- - Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ
cùng đồng lịng, chung tay góp sức.
Nhóm 2:
- Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ
tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng khơng ít. Một trong những vấn đề
10


đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng
suy nghĩ.
- Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của
chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho
hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngơn ngữ học Phạm Văn Tình).
- Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất
để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. + Đọc sách là một trong những cách
thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế
nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ
nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa?
+ Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ
nữa khơng? Đến văn hóa đọc nữa khơng?” Và ơng tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc
trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời
ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ơng khẳng định: “bản thân hình ảnh thì
thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
+ Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi
người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại
tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương
tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc
sách trong thời đại bùng nổ thơng tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách

hiện nay vơ cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười
đọc hay họ không biết chọn sách?
+ Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn
sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có
khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà
kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ
đối với bạn đọc trong nước về xu thế tồn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là
một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là
dù khơng thích, khơng hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách
mà mọi nguời vẫn đọc để mình khơng trở thành người lạc hậu.
+ Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vơ cùng phong phú về nội dung và
hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc
hăng say. Thật đáng lo ngại!
+ Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì
phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai
lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn
11


đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm
nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó khơng?
+ Những năm gần đây, sau mỗi đợt chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học
lại rộ lên nhiều câu chuyện về những bài thi với câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch
sử bị sai lệch... đang gióng lên hồi chng về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
-Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của
mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài
người trên thế giới.
=>Vậy nên mỗi chúng ta nên đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường
hướng đến thành cơng của mình.
Nhóm 3:

- Giải thích: “thói quen tốt”
+ “Thói quen” là những nếp sống, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
cuộc sống hàng ngày.
+ “Thói quen tốt” sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa tích cực, đem lại một hình
ảnh đẹp về một cá nhân, thậm chí là một cộng động, một quốc gia.
- Bàn luận về MỘT “thói quen tốt” của con người Việt Nam: văn hố xếp hàng; lịng
tốt, giúp đỡ, quan tâm đến những người có số phận khơng may; ý chí, nghị lực vượt
qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; lễ phép với người lớn tuổi…
- Ý nghĩa tích cực của “thói quen tốt” đó đối với cá nhân và với xã hội.
- Phê phán một bộ phận thế hệ trẻ có những nhận thức và hành động sai lệch, làm xấu
đi những thói quen tốt đó. Điều đó làm ảnh hưởng đến điều gì?
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt, mà phải trải qua một quá trình nhận
thức – giáo dục – rèn luyện.
+ Là học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần cố gắng phấn đấu
hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức
để trở thành người có ích cho xã hội sau này.
Nhóm 4:
Giải thích khái niệm sống giản dị: sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện,
hồn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, khơng xa hoa, lãng phí; khơng cầu kì, kiểu
cách.
Biểu biện của lối sống giản dị trong cuộc sống hiện nay.
Ý nghĩa của lối sống giản dị? Những người sống giản dị sẽ nhận được điều gì?
Được mọi người yêu quý, kính trọng, tạo nên phẩm chất tốt đẹp, trong sạch, thoải mái
trong tâm hồn.. Lấy ví dụ chứng minh.
12


Nêu những biểu hiện tiêu cực: xa hoa, lãng phí, kiểu cách.. và hậu quả của nó
Lấy ví dụ chứng minh.

-

Khẳng định sự cần thiết của lối sống giản dị
Liên hệ bản thân.
HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN

GV: nêu yêu cầu từ nội dung dàn ý các nhóm sẽ viết thành đoạn văn hồn chỉnh sau đó
của đại diện lên đọc trước lớp
- lớp nghe nhận xét bổ sung
- giáo viên nhận xét, sửa lỗi câu, diễn đạt … cho các nhóm

 DẶN DỊ :
- hồn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn
- chuẩn bị tiết sau : sơ đồ tư duy khái quát nội dung các tác phẩm
+ nhóm 1,2 : chuyện người con gái Nam Xương
+ nhóm 3,4: Hồng lê Nhất thống chí

13


Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 7-8-9:
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN TRUNG ĐẠI
( khái quát chung)
I.
Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức về văn truyện trung đại : Chuyện người con gái
Nam Xương, Hồng lê nhất thống chí
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện trung đại

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một
nhân vật, một chi tiết nghệ thuật .
II.
Chuẩn bị
1. Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình
1. Ổn định : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy
Giáo viên u cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ Nhóm 1,2 : Chuyện người con gái Nam Xương
+ Nhóm 3,4: Hồng lê nhất thống chí
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến
14


- Gv nhận xét và chốt kiến thức

15


16


HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU , NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM
Đề số 1:
17



Câu 1:Giải thích ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục” ?
Truyền :lưu truyền , kì (li kì), mạn :tản mạn, lục :ghi chép
 Truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những câu chuyện li kì được lưu
truyền trong dân gian
Câu 2: Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến cái chết bi kịch của Vũ Nương?
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
*Nguyên nhân gián tiếp:
- Do TS:
+ đa nghi, hay ghen- cư xử hồ đồ, phũ phàng, thô bạo.
+ con đẻ của chế độ PK nam quyền: độc đoán-thiếu niềm tin, thiếu tơn trọng phụ nữ.
- Do cuộc hơn nhân khơng bình đẳng: TS “Con nhà hào phú”, Vũ Nương “Con nhà kẻ
khó”, thái độ rẻ rúng của TS với Vũ Nương cũng xuất phát từ quyền uy của kẻ giàu với
người nghèo. -> Cuộc hôn nhân thiếu cơ sở vững chắc là tình yêu và niềm tin.
- Do chế độ phong kiến hà khắc:
+ Người phụ nữ khơng có quyền được bảo vệ mình
+ Đối với người phụ nữ, chữ trinh quan trọng hơn cả mạng sống.
- Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh chia li
-> Qua những nguyên nhân đó, bi kịch của VN là lời tố cáo XH phong kiến sâu sắc,
đồng thời đó là sự trân trọng, cảm thương của tác giả dành cho những người phụ nữ
nết na, đức hạnh nhưng có số phận bi kịch.
Câu 3: Một trong nhưng nét đặc sắc làm nên thành cơng của truyện chính là các
chi tiết kì ảo, em hãy chỉ ra các chi tiết này. Trong truyện các chi tiết đó được sử
dụng như thế nào? Tác dụng của các chi tiết đó?
1) Các chi tiết kì ảo:
- VN tự tử nhưng được tiên nữ cứu và sống dưới thủy cung
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa mai xanh
- Phan Lang bị đuối nước, được Linh Phi cứu, gặp VN, được xứ giả Xích Hỗn rẽ

nước đưa trở về dương thế.
- VN hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ rồi biến mất.
2) Nhận xét về cách đưa các yếu tố kì ảo vào truyện:
- yếu tố kì ảo xen kẽ những yếu tố có thật về địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử ->
tăng tính chân thực, thuyết phục và làm thế giới thực cũng trở nên lung linh hơn.
3) Ý nghĩa các chi tiết kì ảo:
Làm nên đặc trưng của thể lại Truyện truyền kì
18


Hồn thiện nét đẹp vốn có của nhân vật VN- một người phụ nữ nặng tình, nặng
nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự.
Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về
lẽ cơng bằng.
Chi tiết kì ảo kết thúc cũng khơng làm giảm đi tính bi kịch của câu chuyện vì:
+ Vũ Nương trở về nhưng vẫn xa cách ở giữa dòng.
+ Nàng và chồng con giờ đây đã chia lìa đơi ngả, hạnh phúc mà nàng mong muốn đã
mãi mãi rời xa.
+ Đàn cầu siêu của Tôn giáo, sự ân hận muộn màng của người chồng không thể mang
lại số phận tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong XH phong kiến.
ĐỀ SỐ 2:
Chi tiết cuối cùng kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
là một chi tiết kì ảo.
a. Hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn từ 3 – 5 câu văn.
b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện
vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng khơng? Vì
sao?
Gợi ý:
a. Khi Trương Sinh lập dàn giải oan ba ngày ba đêm trên bến Hồng Giang thì Vũ
Nương hiện về trên một chiếc kiệu hoa sau là 50 chiếc thuyền rợp cờ hoa, sau đó nàng

nói lời từ tạ với Trương Sinh và thốt ẩn thốt hiện biến mất.
b. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo vì:
-Dù nàng Vũ Nương có được xây dựng sống ở một thế giới khác với cuộc sống sung
sướng, có người hầu hạ, lung linh sắc màu nhưng nó khơng thể bằng mái nhà có chồng
và con chung sống. Những yêu thương, tôn trọng chỉ là ảo ảnh, nó khơng thể bằng tình
u thương đời thực được. Trở về trong rực rỡ nhưng cũng đành ngậm ngùi để thốt ẩn
thốt hiện biến mất “đa tạ tình trạng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”
- Người chết thì chẳng thể nào sống lại, và hạnh phúc tan vỡ khó có thể hàn gắn được
nữa.
- Điều đó khẳng định niềm thương cảm của tác giả với số phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến.
ĐỀ SỐ 3:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực, để dựng nên cơng lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc
phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta khơng nói trước!”
19


1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác
giảcủa đoạn trích?
2. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì
trong văn học cổ?
3.Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào
của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4. Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
Hướng dẫn :
1.- Nêu được tác phẩm “Hồng Lê nhất thống chí”
- Của nhóm tác giả: Ngơ gia văn phái
- Q: Làng Tả Thanh Oai-Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội. Là dịng họ lớn nổi tiếng đỗ

cao có tài văn học. Một số người trong gia đình đó đã viết chung tác phẩm “Hồng Lê
nhất thống chí.” Tiêu biểu là Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì Du, Ngơ Thì Nhậm.
2.Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung ở trấn Nghệ An
- Đoạn văn trên giống thể loại “Hịch” trong văn học cổ.
3. Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài “Hịch
tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Viết để kêu gọi quân sĩ học tập “Binh thư yếu lược”
chuẩn bị đánh giặc Nguyên-Mông.
4. Nội dung đoạn văn:Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với
vua Quang Trung.
ĐỀ SỐ 4:
Đọc đoạn vă và trả lời các câu hỏi:
"….Lần này ta ra, thân hành cầm qn, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng
qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp 10
nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì
việc binh đao khơng bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.
Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời, lẽ mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngơ Thị Nhậm
thì khơng ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực
lượng, bấy giờ nước giàu, qn mạnh thì ta có sợ gì chúng?"
(Trích “Hồng Lê thống nhất chí”, Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB giáo dục 2005)
Câu 1. Đoạn trích trên nêu lời tâm sự của Quang Trung với ai? Câu nói đó xuất hiện
trong hồn cảnh nào?
Câu 2. Trong câu văn: “ Chờ mười năm nữa cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực
lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì chẳng gì mà sợ chúng”. Tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
20


Câu 3. Hãy kể tên 2 tác phẩm/đoạn văn trung đại trong chương trình Ngữ văn trung
học cơ sở viết về chủ để chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
hướng dẫn

Câu 1: Lời tâm sự của Quang Trung với 2 tướng Sở và Lân. Hoàn cảnh: Đất nước ta bị
quân Thanh sang xâm lược và vua Quang Trung đang triển khai kế hoạch đánh giặc
của mình
Câu 2: Bp tu từ: câu hỏi tu từ => khẳng định ý chí quyết chiến quyết thắng của vua
Quang Trung nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung.
Câu 3: Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt Ta

 DẶN DỊ :
- hồn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn
- chuẩn bị tiết sau : Lập dàn ý cho các đoạn văn
+ nhóm 1: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển
đảo thiêng liêng của dân tộc.
+ nhóm 2: cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương
+ nhóm 3: cảm nhận vẻ đẹp nhân vật vua Quang Trung
+ nhóm 4: phân tích vai trị của chi tiết “chiếc Bóng” trong Chuyện người con gái Nam
Xương.

21


Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 10-11-12:
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN TRUNG ĐẠI
( Luyện đề )
I.
Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức về văn truyện trung đại : Chuyện người con gái
Nam Xương, Hồng lê nhất thống chí
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện trung đại

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một
nhân vật, một chi tiết nghệ thuật .
II.
Chuẩn bị
1. Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình
1. Ổn định : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLXH có liên quan
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo
vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
+ nhóm 2: cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương
+ nhóm 3: cảm nhận vẻ đẹp nhân vật vua Quang Trung
22


+ nhóm 4: phân tích vai trị của chi tiết “chiếc Bóng” trong Chuyện người con
gái Nam Xương.
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Nhóm 1:
- Bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền độc lập dân tộc là trách nhiệm và bổn phận của mỗi
người dân Việt Nam. Nó là biểu hiện hùng hồn cho truyền thông yêu nước của dân tộc
khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- Những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc là nối
tiếp, phát huy truyền thống u nước, bảo vệ non sơng gấm vóc của Tổ quốc.
- Những người lính đang canh giữ biển đảo của đất nước mang trong mình

những vẻ đẹp của người lính trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ. Đó là:
+ Họ mang phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng: sống có lý tưởng, có
“lương tri, lương năng”, vượt mọi khó khăn (xa gia đình, q hương, sống ở nơi có khí
hậu khắc nghiệt, đời sống vật chất thiếu thốn...) nhưng vẫn cầm chắc tay súng bảo vệ
biển đảo của đất nước. Họ không chỉ có tinh thần trách nhiệm cao mà cịn có lịng dũng
cảm, gan dạ. Đặc biệt là sự dũng cảm vượt lên chính mình để ngày đêm ở lại đảo xa
thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Họ là những người lính có tình
đồng đội, biết gắn bó chia sẻ “đồng tâm hiệp lực, để dựng nên cơng lớn”.
+ Họ cịn có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, trẻ trung, lạc quan yêu đời; có
phong cách sống hiện đại; có tri thức khoa học và đặc biệt biết vận dụng sáng tạo
những tri thức đó từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào việc bảo vệ biển đảo của đất
nước.
- Đảng, Nhà nước, mọi người dân đều hướng về họ với tấm lòng mến yêu, biết
ơn, chia sẻ động viên. Nhà nước đã có chính sách đãi ngộ đối với những người lính ở
đảo xa và người thân của họ ở hậu phương. Các ban ngành, đoàn thể trên cả nước đã tổ
chức thăm hỏi, động viên họ, đặc biệt là những ngày lễ, tết...
- Học sinh liên hệ tình cảm và việc làm của em và trường em với các chiến sĩ
đang canh giữ biển đảo cho đất nước.
Nhóm 2:
Vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ trong những hồn cảnh khác nhau:
*)Trong vai trị người vợ:
23


- Ngay từ đầu: nàng được giới thiệu “Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”
-> TS vì mến cái đức hạnh, dung nhan đó nên mới mang trăm lạng vàng đến cưới nàng
về.
- Trong cuộc sống gia đình: Dù Trương Sinh được giới thiệu là người đa nghi, hay
ghen, đối với vợ ln phịng ngừa q mức nhưng Vũ Nương hết sức giữ gìn khn

phép nên vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu nói những lời tình nghĩa: khơng
mong chức tước, chiến cơng, chỉ mong cho chàng được bình n, nàng thấu hiểu, cảm
thơng cho nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải trải qua; bày tỏ nỗi nhớ mong, khắc
khoải của mình. -> Câu văn biền ngẫu như nhịp đập trái tim thổn thức của người vợ
trẻ, gây bao xúc động.
- Khi chồng đi lính, xa chồng: ngày qua tháng lại, nàng vò võ trong nỗi nhớ chồng tha
thiết “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,.... không thể nào ngưng được.
-> Vũ Nương là người vợ hiền, hết mực yêu chồng
*) Trong vai trò người con dâu, người mẹ:
-Với mẹ chồng:
+ Khi bà ốm, nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo
khuyên lơn.
+ Khi bà mất: nàng lo ma chay chu đáo như mẹ đẻ của mình.
->Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo-> khiến bà cảm động mà rằng: “Xanh kia
quyết chẳng phụ con, cũng như con đã không phụ mẹ”
-Với con:
- Tối đến nàng chỉ bóng mình trên vách nói với con đó là cha Đản -> Vũ Nương tự
mình xây dựng cảnh gia đình đồn viên vì nàng muốn con được sống trong tình yêu
thương của cả cha và mẹ
-> Nàng là người mẹ hết mực yêu thương con.
*) Trong hoàn cảnh bị nghi oan:
- Nàng tìm mọi cách để xóa bỏ ngờ vực trong lòng Trương Sinh để cứu hạnh phúc gia
đình.
- Khi chồng vẫn nhất mực nghi oan, khơng cách gì cứu vãn, trong sự đau đớn, thất
vọng đến tột cùng, Vũ Nương đã tắm gội trai sạch rồi trầm mình xuống dịng sơng
Hồng Giang tự vẫn. Đây là hành động quyết liệt cùng với lời than không chỉ là cách
duy nhất rửa nỗi oan cho nàng mà nó còn là sự phản kháng quyết liệt của người phụ nữ
trước xã hội nam quyền bất công.
- Khi sống dưới thủy cung:

24


+ Khi Linh Phi và các tiên nữ cứu, nàng sống dưới thủy cung một cuộc sống đầy đủ,
sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về quê hương bản quán, về phần mộ tổ
tiên->nặng tình, nặng nghĩa.
+ Nàng vẫn khao khát được giải oan
-> nàng là người rất trọng danh dự.
c) Kết luận:
->Một người vợ yêu chồng, thủy chung, một người con dâu hiếu thảo->nàng là khuôn
vàng thước ngọc, là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Nhóm 3:
a) Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
- Hành động quyết đoán:
+ Nghe tin giặc chiếm Thăng Long- không nao núng -"thân chinh cầm quân đi
ngay".
+ Hơn một tháng, quyết định nhiều việc lớn: lên ngôi, xuất binh ra Bắc...
b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
* Sáng suốt trong quyết định lên ngôi:
+ Quân giặc mạnh, vận nước "ngàn cân treo sợi tóc".
+ Nguyễn Huệ đã sáng suốt lên ngơi để “chính danh vị”, “n kẻ phản trắc và
giữ lấy lòng người".
- Sáng suốt trong nhận định tình hình địch -ta:
+ Địch:qua lời dụ ở Nghệ An, Quang Trung đã vạch rõ tội ác giặc:"Từ đời nhà
Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”
+ Dân: Và nhận định về lịng dân: “người mình khơng thể chịu nổi, ai cũng
muốn đuổi chúng đi".
+ Dự kiến được việc Lê Chiếu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù
Lê "thay lịng đổi dạ" với mình nên ơng đã có lời dụ vừa chí tình, vừa nghiêm khắc:
"các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để

dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lịng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị
giết chết ngay tức khắc, không tha một ai".
* Sáng suốt trong việc xét công- tội:
- Xét hành động bỏ thành Thăng Long, rút lui về Tam Điệp của hai tướng Sở và
Lân, Quang Trung xử trí sáng suốt: đúng ra thì "qn thua chém tướng" nhưng ơng
hiểu việc rút qn là vì sức không địch nổi quân Thanh nên đành bỏ thành Thăng Long
- về Tam Điệp để bảo toàn lực lượng. Sở và Lân khơng bị trừng phạt mà cịn được ngợi
khen.
25


×