Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sáng kiển kinh nghiệm ngữ văn THCS (phương pháp dạy học tích cực)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.71 KB, 26 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, nhà giáo mẫu mực Chu Văn An đã từng nói: "Ta chưa từng nghe
nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được". Tư tưởng của Chu Văn An đã thể hiện
rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự thịnh suy, hưng vong của mỗi quốc gia.
Câu nói ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị bởi đất nước có tồn tại hay khơng, phát
triển hay khơng đều rất cần đến “sự học” của mỗi cá nhân.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân.Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị
quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hợi
khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hợi khóa XIV
và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; các Nghị quyết của Đảng, Quốc
hợi, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là năm học mà
ngành giáo dục thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm
chất của học sinh.
Môn học Ngữ văn trước hết là một môn học như tất cả các môn khoa học
khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành, phát
triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Những tác phẩm
trong chương trình đó là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho
tàng văn hố dân tợc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến mợt tác
phẩm “nghệ thuật bằng ngơn từ ”, đó là đặc trưng của văn học nghệ thuật.
Trong nhà trường Trung hoc cơ sở (THCS), môn Ngữ văn là mơn học chiếm
vị trí quan trọng, có tác đợng tích cực đến hoạt đợng của các mơn học khác và
ngược lại. Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS đã nêu rõ
“ Môn Ngữ văn góp phần hình thành những con người có trình đợ học vấn phổ


thơng cơ sở, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quí trọng gia đình bè bạn, có
lịng u nước, u chủ nghĩa xã hợi, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao
đẹp. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo,
bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong nghệ thuật, trước
hết là trong văn học. Có năng lực thực hành, năng lực sử dụng tiếng Việt như mợt
cơng cụ để tưduy giao tiếp. Đó cũng là những con người có mong muốn đem tài trí
của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
1


Đại văn hào Nga Mác-Xim Goocki đã nói: “ Học văn là học làm người.” Văn
học là phương tiện giáo dục con người nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Ở đâu có con
người và có giáo dục thì ở đó không thể thiếu văn học. Mỗi tác phẩm văn học vừa
mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Học sinh học tốt mơn Ngữ văn sẽ
tác đợng tích cực đến việc học tập các môn học khác.
Trong những năm học vừa qua, việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật
vào dạy học Ngữ văn đã và đang được triển khai rộng rãi trong các nhà trường
THCS và thu được những kết quả đáng kể. Đây khơng cịn là việc làm mới mẻ vì
thực tế ngành giáo dục đã tiến hành vận dụng qua nhiều năm nhưng trong quá trình
thực hiện nhiều giáo viên còn lúng túng, tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.Giáo viên
mặc dù đã có ý thức vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học nhưng việc thực
hiện đơi khi cịn mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả
như mong muốn. Và một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ thói
quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học
sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại những điều giáo viên đã truyền đạt. Từ đó vơ
tình biến học sinh thành "bình chứa", thiếu sự chủ động, học theo lối "học vẹt",
khơng phát huy vai trị cá nhân. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu
hút đượcsự chú ý của người học.
Từ thực tế trên, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học
trong giảng dạy là cách thức giúp học sinh bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý

nghĩa của một văn bản văn học hay một đơn vị ngôn ngữ; là biện pháp tích cực để
khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương, giúp học sinh cảm,
hiểu sâu sắc, thấu đáo giá trị tác phẩm, có cách tiếp cận độc lập sáng tạo, đảm bảo
mỗi học sinh đều được đối thoại, được tôn trọng, được bình đẳng trước tác phẩm,
đơn vị ngôn ngữ.
Bản thân tôi là một giáo viên đã nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp
bộ môn Ngữ văn. Đáp ứng yêu cầu thay đổi và phát triển của giáo dục hiện đại, tôi
rất quan tâm đến việc đổi mới, áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học
trong giảng dạy. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin phép
được chia sẻ một vài suy nghĩ về vấn đề“Sử dụngmột số kĩ thuật dạy học tích cực
trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu
-Vận dụng kỹ thuật dạy học để phát huy tính chủ đợng, tích cực, tự giác, tự học
tập của học sinh.

2


-Trong quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh,
giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập
hợp tác, làm việc theo nhóm, hoặc hoạt động cả lớp.
- Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến
thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
-Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các
hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với
đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Học sinh tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám
phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành viđúng đắn.
- Học sinh mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực

thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt
động học tập của bản thân và bạn bè.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng hợp lí,
hiệu quả cáckĩ thuật dạy học,các kĩ thuật dạy học sẽ là phương tiện để thực hiện
các thao tác của quá trình dạy học,là phương tiện được dùng để khai thác kiến thức
mợt cách tích cực và hiệu quả nhất.
Vì vậy mục đíchnghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là vận dụng một
sốkỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn Trung học cơ sở.
3.Thời gian, địa điểm
Thời gian: lớp 7B (năm học 2015 - 2016); lớp 6B (năm học 2016 - 2017);
lớp 6E (năm học 2017 - 2018) và lớp 7D năm học 2018 - 2019.
Địa điểm: trường …..
4.Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Đề tài của tôi hướng vào việc giới thiệu và vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học
tích cực trong dạy học Ngữ văn THCS hiện nay.
Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực là hệ thống những con
đường, cách thức dạy và học của thày và trò.Cùng với những phương tiện dạy học
hiện đại sẽ nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, quan
điểm cơ bản nhất của phương pháp dạy học tích cực là học sinh được xem là các
chủ thể của hoạt đợng học do đó các em sẽ đóng vai trị tích cực, chủ đợng trong
q trình học tập và lĩnh hội tri thức..
Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy sẽ là phương tiện hỗ trợ cho
mỗi giáo viên giảng dạy và phát huy được tính tích cực, chủ đợng trong học tập
3


của học sinh. Người thày có nhiều cách thức thực hiện tích cực hơn để cho học
sinh tiếp cận với nội dung của bài học, nắm bắt được những điều cần và muốn của
các em trong bài học để mang lại chất lượng cao nhất cho tiết học. Các em sẽ được

trực tiếp thực hiện những kĩ thuật học tập tích cực nhất dưới sự hướng dẫn của
người thày để từ đó hình thành và chiếm lĩnh tri thức.Xuất phát từ quan điểm trên,
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên.Vấn đề khơng mới khi đã có rất nhiều thầy,
cô giáo quan tâm thực hiện và đã thành công trong công tác giảng dạy của
mình.Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi hướng tới việc trình bày những kĩ thuật dạy
học tích cực mà bản thân tơi đã thực hiện trong các năm học qua, ứng dụng thực
tiễn trong các tiết dạy và bước đầu đã mang lại thành công.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1.1.Cơ sở lí luận
Hiện nay, giáo dục và đào tạo đã và đang tiếp tục coi trọng đổi mới phương
pháp dạy học, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm
tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Mơn Ngữ văn là mợt mơn
khoa học có tính đặc thù, giàu tính nhân văn sâu sắc.Học văn khơng chỉ để cảm
nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương mà còn học cách làm người. Vì vậy,
người dạy văn, học văn giống như người lao động nghệ thuật, không chỉ tìm hiểu,
khám phá, cảm nhận, mà còn phải nhập thân, biến kiến thức văn chương thành
máu thịt, một phần đời sống không thể thiếu của mình. Muốn vậy người giáo viên
phải tổ chức cho học sinh thực sự được sống, được tham gia, được khám phá và
cảm nhận vẻ đẹp kiến thức văn chương qua mỗi tác phẩm trong nhà trường.
Ở cấp THCS, chương trình Ngữ văn mang tính đồng tâm, lặp lại và tiếp nối
một số kiến thức đã học ở Tiểu học. Bởi vậy trong quá trình dạy học nếu giáo viên
không biết cách khám phá, khai thác kiến thức và những hiểu biết đã có của học
sinh để nâng cao trình độ nhận thức, để áp dụng cách thức tổ chức dạy học đúng
đối tượng sẽ gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo đối với học sinh vì các em nghĩ rằng
mình phải học những điều đã biết rồi. Tuy nhiên, theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
môn học thì yêu cầu của việc tiếp cận và khai thác kiến thức môn Ngữ Văn khác
hẳn với yêu cầu mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Một trong các yêu
cầu phải đặt ra đối với giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học,

vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm xây dựng lớp học thân
thiện,hướng dẫn học sinh tiếp nhận, khai thác kiến thức mợt cách tích cực, hứng
thú và chủ động, sáng tạo, đúng đặc thù của phân mơn Văn nói chung và phân mơn
Tiếng Việt nói riêng. Học sinh từ những văn bản được học sẽ tiến tới tự biết cách
dùng từ đặt câu và cao hơn là có kĩ năng tự tạo lập được văn bản theo yêu cầu, biết
4


nhận biết và bước đầu sử dụng được các biện pháp nghệ thuật trong sáng tạo văn
chương từ đó khơng chỉ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn
chương mà còn tiến tới sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Trên cơ sở
nắm vững đặc trưng bộ môn của từng khối lớp, giáo viên phải là người hướng dẫn,
tổ chức, định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận, đi vào thế giới nghệ thuật
của tác phẩm văn chương một cách tự nhiên, say mê, hứng thú. Bằng nhiều hình
thức khác nhau, người thầy cần tạo cho học sinh những cơ hội để được đọc, được
cảm, được suy ngẫm được vận dụng, được sáng tạo...giáo viên không thể làm hộ,
làm thay cho trò để trò bắt chước theo.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo
viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một
nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Để đáp ứng các kĩ thuật trong dạy học đạt hiệu quả, tích
cực hố học sinh, ngồi việc tn thủ các quy trình mang tính đặc trưng của kĩ
thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của
người giáo viên. Một kỹ thuật dạy học nào đó tự nó khơng tích cực hay tiêu
cực. Đồng thời kỹ thuật nào cũng gắn liền với người sử dụng nó.Cho nên, mợt
kỹ thuật dạy học có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh hay
khơng cịn tuỳ tḥc vào năng lực của người giáo viên sử dụng nó. Tức là, bất
kì cách thức tổ chức dạy học nào được thực hiện tạo nên những "chấn đợng",
khiến các em có những vận đợng trí tuệ, cảm xúc đều là kỹ thuật dạy học tích
cực. Vận dụng các phương pháp dạy học thế nào, phát huy được tính tích cực của
học sinh hay khơng và phát huy đến mức độ nào là tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, vào khả năng tổ chức học sinh hoạt động học tập của giáo
viên nhằm phát triển năng lực sáng tạo và tư duy tích cực cho các em học sinh.
1.2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy trong giờ học, khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ
tác đợng trực tiếp tới việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh,
học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức
trước sự dẫn dắt của người thày mà khơng cịn hình thức học tập thụ động như
trước.
Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của học sinh ngày càng cao và nhanh nhạy,
đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiếtgiảng dạy
một chiều, chỉ phân tích rồi rút ra nợi dung bài học mà cần thơng qua những kĩ
thuật dạy học tích cực gợi mở, giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức. Những hoạt đợng
này sẽ được học sinh thực hiện có hiệu quả khi có người thày dẫn dắt học tập bằng
những kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cao.
Trong những năm học gần đây,bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng
dạy bộ môn Ngữ vănở trường THCS Nguyễn Đức Cảnh.Tôi đã từng bước sử
dụng các kĩ thuật dạy học vào giảng dạy và nhận thấy việc sử dụng các kĩ thuật
5


dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn thực sự có tác đợng tích cực trong việc
hình thành kiến thức cho các em học sinh. Bản thân các em học sinh cũng chủ
đợng, tích cực học tập hơn, tự mình chiếm lĩnh tri thức bài học hiệu quả qua các kĩ
thuật dạy học mà thày, cô giáo hướng dẫn.
Từ những vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy, qua quá trình tích lũy
của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý
kiến nhỏ trong việc“Sử dụngmột số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ
Văn cấp THCS”.Tơi nghĩ đây là vấn đề thiết thực mang tính khả thi đối với bộ
môn, với các tiết dạy và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Tuy nhiên, sử dụng
kĩ thuật dạy học nào, khi nào và sử dụng ra sao để đạt được kết quả cao nhất, đó là

những vấn đề về nội dung mà tôi muốn trình bày sau đây.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1.Thực trạng
a.Những thuận lợi
- Sự đợng viên, quan tâm của Phịng Giáo dục - Đào tạo thị xã tới giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đổi
mới phương pháp kỹ thuật dạy học.
+ Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc
phục vụ cho đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học: các phịng học bợ mơn, thư
viện, máy tính, ti vi, máy chiếu, mạng Internet…
+ Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, thao giảng đổi mới phương
pháp kĩ thuật dạy học và được đông đảo cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia.
- Được sự ủng hợ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học
những giờ học có đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Trên cơ sở điều tra cơ bản từ đầu năm học, thăm dò phương pháp học tập, tôi thấy
rằng : đối tượng học sinh tôi đang giảng dạy có kiến thức khá chắc về Tiếng Việt
sơ giản, bước đầu đã biết cách khai thác, trình bày, phân tích các tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn 6, 7. Khả năng liên tưởng và tưởng tượng của các em
khá linh hoạt. Khả năng ghi nhớ tái hiện hình tượng văn học đã được hình thành.
Nhìn chung đa số học sinh có khả năng đợc lập, tích cực trong học tập bộ môn,
phát huy tương đối tốt các năng lực cần đạt giành cho học sinh khối 6,7.
b.Những hạn chế:
* Về phía giáo viên:
Hiện nay việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy và học
mơn Ngữ văn vẫn cịn hạn chế, đa số giáo viên giảng dạy trong các trường ít khi
đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học trong các tiết dạy. Những hạn chế này
6


xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả

trong nhận thức lẫn hành động, cả trong khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên
- Mợt số giáo viên vẫn cịn quen với cách dạy cũ .
- Nhiều giáo viên ngại đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học do tốn thời gian,
công sức.
- Một số giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học vào giảng
dạy, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức và mang nặng
tính chất trình diễn.
*Về phía học sinh:
Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có đổi
mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Tôi cũng nhận thấy những khó khăn khi vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực khi giảng dạy là mợt số học sinh vẫn cịn thụ đợng, chưa hịa nhập,
chưa tích cực học tập và hoạt động chưa tốt. Một số học sinh chỉ thực hiệnyêu cầu
khi có sự thúc ép của giáo viên.
- Các em dễ hứng thú, tích cực nhưng cũng dễ chán nản, thiếu kiên trì với cái mới
trong hoạt đợng học, tìm tịi, khám phá tác phẩm, những năng lực và hứng thú cá
nhân chưa bền vững.
- Các em chưa ý thức được vai trò việc vận dụng các kỹ thuật dạy học của giáo
viên nên vẫn cịn mợt số học sinh chưa chủ đợng tự giác, thiếu tự tin. Khi học tập
theo nhóm, và được giao nhiệm vụ cụ thể các em cịn ỷ lại, trơng chờ vào các bạn
trong nhóm khi đưa ra ý kiến cuối cùng; đơi khi các em cịn lợi dụng hoạt đợng
thảo luận để nói chuyện, làm việc riêng…
- Các em chưa tự tìm hiểu để lĩnh hội cảm nhận tác phẩm, còn ngại ngần, e dè khi
bày tỏ quan điểm cá nhân với thầy, với bạn.
Đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc vận dụng các kỹ thuật dạy
học trong giờ dạy.
Từ thực tế đó, bài kiểm tra đầu tiên của học sinh ở cấp THCS cho thấy học
sinh còn hạn chế nhiều về kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu, kĩ năng trình bày một
vấn đề cịn lúng túng, cịn sai nhiều lỗi chính tả, dấu câu....Kết quả đạt được chưa
cao.

TT Lớp
Năm học
Sĩ số
Kết quả
Khá - Giỏi Trung bình
Yêú
HS
SL
%
SL
%
SL
%
1
7B
2015 - 2016
35
20
57,1
10
28,6 05 14,3
2
6B
2016 - 2017
32
15
46,9
10
31,2 07 21,9
3

6E
2017 - 2018
35
12
34,3
20
57,1 03 8.6
4
7D
2018 - 2019
35
25
71,4
08
22,9 02 5,7
7


Trước thực trạng trên, để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ đợng
sáng tạo trong học tập nhằm điều chỉnh kết quả học tập của mình tôi đã chủ động,
linh hoạt trong vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đặc
biệt là việc vận dụng sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy họcvào giảng dạy
các giờ học Ngữ văn. Tôi đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp và đã ít nhiều thành cơng trong việc vận dụng các kỹ thuật
dạy học trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
2.2. Các giải pháp
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy
học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt

trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích
tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Ngữ văn giúp giáo viên hạn
chế bớt phần thuyết giảng, đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh, có
thời gian thảo luận và tăng cường kiểm sốt đối với học sinh...nhờ vậy mà giờ học
trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
Đối với học sinh, việc học tập môn Ngữ văn sẽ hứng thú hơn, các em được tự mình
tiếp cận và nhận thức kiến thức một cách cụ thể và tồn diện. Bài học mơn Ngữ
văn sẽ sống động , gần hơn với các em. Từ đó khơi gợi, kích thích q trình tư duy
của học sinh, nội dung kiến thức môn Ngữ văn được học sinh lĩnh hội đầy đủ và
in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
Giáo dục học sinh hình thành các kĩ năng học tập, kỹ năng sống, những giá trị sống
cần thiết, linh hoạt xử lí các tình huống trong cuộc sống thông qua việc vận dụng
các kỹ thuật dạy học trong tiết dạy. Có rất nhiều các kỹ thuật dạy học khác nhau,
việc vận dụng kỹ thuật dạy học nào để mang lại hiệu quả cao nhất phụ thuộc vào
sự linh hoạt và nghệ thuật sự phạm khéo léo của người giáo viên. Trong khuôn khổ
sáng kiến này, tôi xin được đưa ra một số kỹ thuật dạy học tích cực mà bản thân tơi
đã sử dụng trong giảng dạy và bước đầu mang lại hiệu quả giáo dục trong bộ môn
Ngữ văn.
- Kỹ thuật công não (động não)
- Kỹ thuật chia nhóm
- Kỹ thuật KWL (KWLH)
- Kỹ thuật trình bày 1 phút
- Kỹ thuật 3 lần 3
- Kỹ thuật khăn phủ bàn
8


- Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy)
2.2.1. Kỹ thuật công não (động não)

Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận.Các thành viên được
cổ vũ tham gia mợt cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn
lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một
kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ.
* Ứng dụng
- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
- Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
- Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
* Các bước tiến hành
1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không
đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy đợng nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến.
* Minh họa 1:Dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Ngữ văn 6 (Tập 1)
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, biết được sơ bộ nội dung bài học đề
cập đến.
- Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật:cơng não
* HS thực hiện (Chiếu clip(1’) xem xong, đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp (từ 3
đến 4 bạn HS trả lời)
? Đoạn phim ngắn này cho bạn biết thơng tin gì?Bạn có suy nghĩ như thế
nào sau khi xem xong đoạn phim?
* Định hướng HS trả lời:
- HS1: Đoạn phim về hiện tượng mưa bão, lũ lụt ở Sơn La tháng 8 năm 2017.
- HS 2: Rất sợ hãi trước sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên, mưa, lũ.
- HS3: Cảm thông và chia sẻ với nhân dân ở vùng đất này.

- HS4: Vậy chúng ta sẽ làm thế nào để chế ngự được thiên tai bão lũ?
* HS điều khiển khái quát lại các ý kiến và mời giáo viên giới thiệu bài học.
* Minh họa 2:Dạy bài “Động từ ” - Ngữ văn 6 (Tập 1)
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, biết được sơ bộ nội dung bài học đề
cập đến.
9


- Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật:cơng não
* GVđặt câu hỏi.
? Tìm các từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng chữ “Đ”?
* GV gọi HS trong lớp trả lời (gọi HS có đáp án nhanh nhất, phảihuy đợng nhiều ý
kiến và HS phải trả lời được liên tục, nối tiếp nhau)
- Đáp án: đáp, đi, đợi, đòi, đánh, đấm, đập, đèo, động, đốt, đọc, đội, đuổi, đun, đẽo,
đu, đục, đeo…. GV cùng HS kiểm tra đáp án rồi giới thiệu bài. Đây là những từ
ngữ chỉ hoạt động.Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học các em hãy xác định các từ
trên thuộc từ loại nào?
* HS: Động từ.
* GV: đồng ý với đáp án của học sinh và cùng các em vào bài học “Động từ”.
2.2.2. Kỹ thuật chia nhóm
Trong dạy học hiện đại, để phát huy năng lực học tập sáng tạo của học sinh,
khi tổ chức hoạt đợng theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm
khác nhau để gây hứng thú cho các em, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là mợt số cách chia
nhóm mà tơi đã thực hiện và trước tiết học đều hướng dẫn học sinh thành lập trước
để đảm bảo yêu cầu về thời gian cho tiết học.

* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa
trong năm,…
- GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là
4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc
điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa
(xuân, hạ, thu, đông,...)
- Yêu cầu các HS có cùng mợt số điểm danh hoặc cùng mợt mầu/cùng mợt lồi
hoa/cùng mợt mùa sẽ vào cùng mợt nhóm.
* Chia nhóm theo hình ghép
- GV cắt mợt số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn
có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm.Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm
mà GV muốn có.
- HS bốc ngẫu nhiên mỗi em mợt mảnh cắt.
- HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình
hồn chỉnh.
- Những HS có mảnh cắt của cùng mợt bức hình sẽ tạo thành mợt nhóm.
* Chia nhóm theo sở thích
Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể
cùng thực hiện mợt cơng việc u thích hoặc biểu đạt kết quả cơng việc của nhóm
10


dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm nhà thơ, nhóm
hùng biện, nhóm đọc diễn cảm, nhóm chuyển thể kịch bản, nhóm diễn viên…
* Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành mợt nhóm.
Ngồi ra cịn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình đợ, nhóm hỗn
hợp, nhóm theo giới tính,....giáo viên cần linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện thực tế
bài học và lớp giảng dạy để chia nhóm cho phù hợp.
2.2.3. Kỹ thuật KWL (KWLH)
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy

học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các
em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu
đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết
thêm trong chủ đề này.Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu
đồ.Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi
ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cợt L.
(Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active
reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570).
K : kiến thức / hiểu biết HS đã có;
W : những điều HS muốn biết;
L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ;
Lúc mới xuất hiện, kỹ thuật này dùng để dạy đọc hiểu. Hiện nay được dùng
trong nhiều môn học => Kỹ thuật KWL phát triển thành KWLH (H : cách thức để
HS tìm tịi nghiên cứu mở rợng thêm về chủ đề học)
* Mục đích
- Học sinh xác định động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau
bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức đã có
liên quan đến bài học, xác định nhu cầu về kiến thức mới và đánh giá kết quả học
tập của mình sau bài học. Trên cơ sở kết quả thu được học sinh tự điều chỉnh cách
học của mình.
- Tăng cường tính đợc lập của học sinh.
- Giáo viên có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu
hoạch của học sinh. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù
hợp.
- Tác dụng đối với học sinh: học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, nhu cầu,
mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng qua bài học. Qua việc
nhìn lại những gì đã học được sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những
thông tin mới được hình thành và nhận thức được sự tiến bộ của mình sau bài học.
* Cách tiến hành:
Bước 1:

11


Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, Giáo viên phát phiếu học
tập “KWL” (Kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học sinh).
Bước 2:
Hướng dẫn học sinh điền các thơng tin vào phiếu học tập.
Bước 3:
Học sinh điền các thông tin trên phiếu như sau:
- Tên bài học (hoặc chủ đề):……………………................
- Tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): …………………….
- Lớp:………Trường:……………………….......................
- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc
chủ đề.
- Sau đó viết vào cợt W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ
đề.
Bước 4:
Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì
vừa học được.Lúc này, HS xác nhận về những điều các em đã học được qua bài
học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ
của mình qua giờ học.
* Ứng dụng
- Chọn bài học. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài học mang ý
nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
- Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ mợt bảng lên bảng, ngồi ra, mỗi học sinh cũng có
mợt mẫu bảng của các em.
- Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ
đề.Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này
kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng.Tổ chức cho học sinh thảo luận
về những gì các em đã ghi nhận.

K
W
L
H
( Điều đã biết)
( Điều muốn biết)
( Điều học được)
(Điều muốn
mở rộng)

* Minh họa 1: Dạy bài “ Ôn tập thơ” - Ngữ văn 9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá tồn diện về nợi
dung tư tưởng, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
Sau khi hệ thống kiến thức, phần bài tập xác định các chủ đề có thể sử dụng
sơ đồ tư duy KWL theo 4 bước đã trình bày ở trên.
12


Từ những bài thơ đã học, học sinh tập hợp thành từng chủ đề cụ thể và tìm
nét tiêu biểu cho từng chủ đề đó.
K ( Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết) L ( Điều học được)
Know
What
Learn
Con cị, Nói với con,
Chủ đề tình cảm gia - Tình cảm gia đình là thiêng
Bếp lửa, Khúc hát ru
đình.

liêng, quý giá.
những em bé lớn trên
- Giọng thơ thiết tha, trìu mến.
lưng mẹ...
Đồng chí, Bài thơ về tiểu Chủ đề về người
- Vẻ đẹp trong tính cách, tâm
đợi xe khơng kính, Ánh
lính.
hồn, lí tưởng của người lính.
trăng
- Ngơn ngữ giản dị, chân chất.
Mùa xuân nho nhỏ,
Chủ đề về quê
- Cảm xúc, niềm vui trước vẻ
Đoàn thuyền đánh cá,
hương đất nước.
đẹp của quê hương đất nước,
Sang thu...
trước cuộc sống mới.
- Hình ảnh đẹp, trong sáng.
Viếng lăng Bác
Chủ đề về lãnh tụ.
- Lòng tự hào, kính trọng và
biết ơn đối với Bác Hồ.
- Nghệ thuật ấn dụ đặc sắc,
giọng thơ thành kính.

2.2.4. Kỹ thuật “khăn phủ bàn”
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt đợng cá
nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính đợc

lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
* Mục tiêu:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.
-Tăng cường tích đợc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mơ hình có sự hợp tác giữa HS và HS.
* Tác dụng đối với HS:
- HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
- Rèn kỹ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
13


- HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hợi nhiều hơn
cho học tập có sự phân hóa.
- Nâng cao mối quan hệ giữa HS, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia
sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Nâng cao hiệu quả học tập.
* Cách tiến hành:
- Chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao.
-Trên giấy Ao chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh.
Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người thì
chia thành 4 phần). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung
quanh.
-Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như
hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý
kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với các
thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu
trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn phủ bàn


* Minh họa 1: Ngữ văn 8- tiết 40 - Tiếng Việt:“Nói giảm, nói tránh”.
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập số 2 trong phần “Luyện tập”, tôi đã sử dụng kỹ
thuật khăn phủ bàn.
14


Trước hết tôi yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tậpsố 2. Tơi tiến hành
chia nhóm học sinh ( 4 học sinh mợt nhóm) và các nhóm thực hiện yêu cầu bài tập
theo hai giai đoạn
Các em hoạt động độc lập, trình bày ý kiến các nhân vào ô quy định
Nhóm trưởng tiến hành tổ chức cho các thành viên thảo luận các câu trả lời và đi
đến thống nhất, sau đó ghi đáp án vào ơ giữa.
Kết quả bài tập được minh họa trong sơ đồ sau
a2, b1,
c1,d1,e2

a2,b2,
c2,d1,e2
Đáp án:
các câu: a2,
b2, c1,d1,e2

a2,b2,
c1,d2,e2

a1,b1,
c1,d1,e2

* Minh họa 2: Dạy tiết 5 - văn bản :“Thánh Gióng” - Ngữ văn 6.

?Chi tiết Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời có ý nghĩa gì ?
1/ Gióng đánh giặc vì muốn giúp nước, không cần danh lợi nên không muốn ở
lại để được vua ban chức tước, bổng lợc.
2/ Gióng được Trời phái xuống, hoàn thành nhiệm vụ rồi nên Trời rút về.
3/ Gióng khơng phải con người bình thường nên khơng ở trần gian được.
4/ Gióng khơng muốn danh lợi
* Ý kiến thống nhất sau khi thảo luận :
- Là người có cơng đánh giặc nhưng Gióng khơng hề màng danh lợi. Người Việt
Nam sẵn sàng cống hiến khi đất nước cần, khơng địi hỏi quyền lợi.
- Việc đánh giặc giữ nước của nhân dân ta được trời đất ủng hộ.
2.2.5. Kỹ thuật “ 3 lần 3”
Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy đợng sự
tham gia tích cực của HS.
* Cách tiến hành
-Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về mợt vấn đề nào đó
-Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt; - 3 điều chưa tốt; - 3 đề nghị cải tiến.
-Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
15


* Minh họa: Vậndụng kĩ thuật “3 lần 3 ” khi dạy tiết 49 bài “ Đoàn thuyền
đánh cá ” - Ngữ văn 9
-Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả Huy Cận, tôi yêu cầu một học sinh
trình bày phần chuẩn bị bài ở nhà của mình. Kết hợp giới thiệu với phần trình
chiếu chân dung tác giả và bìa một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ.
- Tôi yêu cầu học sinh dưới lớp ghi 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải cách ra
giấy
- Sau khi học sinh trình bày, tôi yêu cầu một số học sinh dưới lớp đọc phiếu ghi
nhận xét 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải cách.
3 tốt: Trình bày nội dung tương đối đầy đủ; Cách trình bày khoa học, rõ ràng;

Phần trình chiếu và thuyết minh nhịp nhàng; Phong cách trình bày tự tin…
3 chưa tốt: Chưa giới thiệu về năm phát hành các tập thơ; tên một số tác phẩm
thuộc thể loại khác là gì? Phong cách thơ của Huy Cận trước và sau cách mạng
có thay đổi gì khơng?
3 đề nghị: Bổ sung năm phát hành các tập thơ tiêu biểu; tên của một số tác phẩm
khác; sự thay đổi trong phong cách sáng tác của tác giả trong thời điểm trước và
sau cách mạng như thế nào?
-Sau khi giáo viên thu thập các ý kiến cá nhân cảu học sinh, giáo viên yêu cầu học
sinh vừa trình bày ý kiến phản hồi, bổ sung các nội dung chưa tốt. Cuối cùng giáo
viên bổ sung những thơng tin cịn thiếu để hoàn thành phần giới thiệu về tác giả
Huy Cận.
2.2.6. Kỹ thuật trình bày 1 phút
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những
câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và
cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời học sinh đưa ra
sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên thấy được các em đã
hiểu vấn đề như thế nào.
* Ứng dụng
-Trong tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều
quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan
trọng nhất mà chưa được giải đáp?Tóm tắt nợi dung chính của văn bản?
- Học sinh suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của học sinh có thể dưới nhiều
hình thức khác nhau.
- Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em
muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
16


* Minh họạ 1:Dạytiết 98 - văn bản “Lượm” - Tố Hữu - Ngữ Văn 6

* GV yêu cầu HS giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu trong vòng
1 phút.
* HS trình bày 1 phút.
- HS chiếu ảnh chân dung nhà thơ
- HS giới thiệu: Tác giả (1920 - 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành. Quê: Thừa
Thiên - Huế.Trong văn học Việt Nam hiện đại, từ những năm 30 trở lại đây, khi nói
đến thơ ca cách mạng, người ta thường nói đến thơ Bác Hồ và sau đó là thơ Tố
Hữu. Tố Hữu là con chim đầu đàn của làng thơ Việt Nam hiện đại. Với giọng điệu
hào hùng, thiết tha, khi ngợi ca đất nước, con người Việt Nam trung dũng, kiên
cường trong chiến đấu, thể hiện một phong cách trữ tình chính trị đợc đáo, hấp dẫn.
Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc mà cũng rất hiện đại - thơ Tố Hữu là một hiện tượng
đẹp của thơ ca hiện đại Việt Nam. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí chiến đấu, ông đã để
lại một sự nghiệp đồ sộ với các tác phầm chính như: Từ ấy ( 1946), Việt Bắc
( 1954), gió lợng ( 1961), Ra trận ( 1972), Máu và hoa ( 1977) cùng một số tiểu
luận và hồi kí. Tố Hữu đã đạt được các giải thưởng cao quý: giải thưởng văn học
của Hội nhà văn Việt Nam 1954 - 1955, giải thưởng văn học ASEAN 1996, giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
* Minh họạ 2 - Dạy tiết 9 – văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Ngữ văn 6
* GV yêu cầu HS nhìn tranh và tóm tắt truyện trong vòng 1 phút.

.

17


* HS kể tóm tắt trong 1 phút: “Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái Mị
Nương. Có hai chàng trai đến cầu hơn. Mợt người có tài, vẫy tay về phía đơng,
phía đơng nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi,
người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người có tài hơ mưa, gọi gió người ta gọi
chàng là Thủy Tinh. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn đưa ra điều kiện

kén rể. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị
Nương về núi.Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
Thần hơ mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển đất trời. Sơn Tinh không hề
nao núng, bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi, ngăn dòng nước lũ. Cuối cùng, Thủy
Tinh kiệt sức đành rút quân nhưng năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh và đều
thất bại”.
2.2.7. Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy)
Lược đồ tư duy (cịn được gọi là bản đồ khái niệm) là mợt sơ đồ nhằm trình
bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của
cá nhân hay nhóm về mợt chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên
bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
* Ứng dụng
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như
- Tóm tắt nợi dung, ơn tập một chủ đề;
- Trình bày tổng quan một chủ đề;
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
- Ghi chép khi nghe bài giảng.
* Cách thực hiện
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
18


- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết mợt khái
niệm, phản ánh mợt nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ
viết trên đó được vẽ và viết cùng mợt màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề
trung tâm.Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
-Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nợi dung tḥc
nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

* Minh họa 1 - Dạy tiết 49,50 - bài “Đoàn thuyền đánh cá” - Ngữ văn 9
HS trình bày hiểu biết về tác giả Huy Cận (tóm tắt một nội dung trong bài học)
Các em chuẩn bị theo nhóm ở nhà.
HS thể hiện trên sơ đồ tư duy nội dung kiến thức như sau

* Minh họa 2 - Dạy tiết 50 - bài “Số từ, lượng từ” - Ngữ văn 6
Sau khi dạy xong hai đơn vị kiến thức về “Số từ, lượng từ”, tôi yêu cầu HS ghi
lại nôi dung bài bài bằng sơ đồ tư duy và chuyển vào gmail của lớp để GV kiểm tra
HS thực hiện và báo cáo kết quả như sau

19


2.3. Kết quả
Qua thực tế giảng dạy, các giờ học có sử dụng kĩ thuật dạy học tích
cực ở các lớp do bản thân phụ trách, tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài “Sử
dụngmột số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn cấp THCS”đã giúp
cho công tác giảng dạy các tác phẩm văn chương thuận lợi hơn, từ đó dễ dàng dẫn
dắt HS cảm nhận, hiểu văn, học văn tốt hơn. Trước kia, khi việc sử dụng kĩ thuật
dạy học tích cực cịn hạn chế thì học sinh học có phần kém hào hứng sơi nổi, nhiều
em ngại học môn Ngữ văn, thụ động trong lĩnh hội kiến thức, tiết Đọc - Hiểu văn
bản chưa thực sự tạo được sức cuốn hút vào việc tìm hiểu khám phá từng văn bản,
dẫn tới việc dạy - học Văn chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhưng từ khi tôi
thường xuyên sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cùng với những phương pháp
20


dạy học phù hợp, thày trị chúng tơi đã thu được kết quả đáng mừng. Nhiều em từ
chỗ ngại học Văn đã trở nên u thích bợ mơn này; khơng khí giờ Đọc - Hiểu văn
bản sơi nổi hơn; học sinh say mê học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực

tìm hiểu khám phá kiến thức trong văn bản... Chính vì thế tỉ lệ học sinh đạt trung
bình bộ môn Ngữ văn ở các lớp mà tôi đảm nhận giảm nhiều qua các năm học và
tỉ lệ học sinh khá - giỏi được nâng lên rõ rệt.
Trước khi nghiên cứu, thực nghiệm vấn đề trên, tôi đã khảo sát thực tế ở lớp
học được nhà trường phân cơng giảng dạy. Kết quả khảo sát được tơi tích lũy làm
tư liệu cá nhân, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trước và sau khi áp dụng thể hiện
kết quả như sau:
TT Lớp
Năm học
Sĩ số
Kết quả trước khi sử dụng KTDH
Khá - Giỏi Trung bình
Yêú
HS
SL
%
SL
%
SL
%
1
7B
2015 - 2016
35
20
57,1
10
28,6 05 14,3
2
6B

2016 - 2017
32
15
46,9
10
31,2 07 21,9
3
6E
2017 - 2018
35
12
34,3
20
57,1 03 8.6
4
7D
2018 - 2019
35
25
71,4
08
22,9 02 5,7
TT

Lớp

1
2
3
4


7B
6B
6E
7D

Năm học
2015 - 2016
2016 - 2017
2017 - 2018
Giữa kỳ I
2018 - 2019

Sĩ số
HS
35
32
35
35

Kết quả sau khi sử dụng KTDH
Khá - Giỏi Trung bình
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
25

71,4
10
28,6
0
0
24
75
08
25
0
0
30
85,7
05
14,3
0
0
23
65,7
12
34,3
0
0

Như vậy, nhìn vào bảng so sánh quá trình dạy môn Ngữ văn qua các năm học
2015 - 2016 ; 2016 - 2017 ; 2017 - 2018 đến giữa học kỳ I năm học 2018 - 2019 tôi
nhận thấy đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
- Học sinh đã có tinh thần ý thức tham gia vào bài học tốt. Tích cực chủ đợng
trong việc khám phá tìm tịi kiến thức
- Học sinh có được tác phong tự tin, tự chủ hơn trong khi trình bày ý kiến trước

tập thể, giáo viên có cơ hội và điều kiện nhiều hơn trong việc hỗ trợ về kiến thức,
kinh nghiệm, rèn kĩ năng cho học sinh, hiểu, phát hiện những năng khiếu của học
sinh để có hướng bồi dưỡng theo cách riêng phù hợp.

21


- Khơng khí của giờ học sơi nổi, sinh đợng, khơng nặng nề nhàm chán, học sinh có
hứng thú, khơng ngại, không sợ giờ học văn và khoảng cách giữa giáo viên và học
sinh được rút ngắn.
- Số lượng học sinh yếu khơng cịn và số lượng học sinh trung bình cũng đã giảm
rõ rệt, số lượng học sinh khá - giỏi tăng nhanh.
2.4. Bài học kinh nghiệm
Để áp dụng được những giải này địi hỏi giáo viên phải có niềm say mê với nghề
nghiệp, và cả lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Trong quá trình vận dụng các kỹ thuật dạy học cần linh hoạt, lựa chọn kỹ thuật phù
hợp với các đơn vị kiến thức, các phần trong tiến trình bài giảng để phát huy tối đa
hiệu quả của kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực chủ đợng cảu học sinh, rèn kỹ
năng và năng lực học tập cho các em.Khi học sinh tham gia vào nhóm hoạt đợng,
giáo viên cần theo dõi và khơng bỏ sót học sinh nào khi u cầu học sinh trả lời
câu hỏi, chứ không chỉ chú ý đến những học sinh hay giơ tay. Giáo viên cần đảm
bảo tạo cơ hội cho tất cả các học sinh lần lượt được trình bày ý kiến.
Giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng các hoạt động khác để phát triển năng lực của
học sinh.
Thường xun đợng viên, khuyến khích học sinh tham gia học tập tích cực, đồng
thời khuyến khích cha mẹ học sinh giúp con mình phát triển năng lực học tập tại
nhà.
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng đề tài này, tôi đã tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh, kết hợp với những kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy tôi nhận
thấy các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học luôn hỗ trợ với nhau để cùng

hướng tới mục tiêu học của hoạt động của giờ học. Muốn vậy, người giáo viên dạy
Ngữ văn cần cố gắng đáp ứng những yêu cầu sau:
- Trước hết người dạy phải có lịng nhiệt tình tâm huyết yêu nghề, say mê
với bộ môn Ngữ văn.
- Nghiên cứu kĩ nội dung văn bản và các kiến thức liên quan để chuẩn bị
những kĩ thuật dạy học phù hợp, có hiệu quả mợt cách chu đáo cho tiết dạy.
- Giáo viên lên lớp phải có kỹ năng sư phạm tốt để vận dụng kết hợp linh
hoạt nhiều phương pháp, kĩ thuât dạy học, đặc biệt trong giờ Đọc - Hiểu văn bản
nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và để giờ học diễn ra hấp dẫn, sinh động,
lôi cuốn học sinh vào hoạt động học một cách tích cực nhất.
- Lựa chọn những hoạt đợng, nợi dung bài dạy... hợp lí để sử dụng các kĩ
thuật day học, tránh lạm dụng kĩ thuật một cách tùy tiện, không mang lại hiệu quả
cho giờ học.
- Biết lắng nghe thơng tin từ phía học sinh để điều chỉnh cách dạy, đồng thời
để uốn nắn quá trình tiếp nhận, cảm thụ văn học của họcsinh đi đúng hướng...
22


- Thường xuyên trao đổi với tổ - nhóm chuyên mơn bàn về sử dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực sao cho hiệu quả nhất.
Giáo viên hướng dẫn học học sinh tổ chức thực hiện các kỹ thuật dạy học
tạo sự say mê, sáng tạo cho các em trong các hoạt động. Vận dụng tốt các kỹ thuật
dạy học tốt sẽ là tiền đề để học sinh hứng thú học tốt các tiết học trên lớp và định
hướng cho các em áp dụng vào thực tế cuộc sống.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp, kĩ thuật
dạy học văn nói riêng hiện nay cịn hết sức khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ trong dạy
văn, lựa chọn dạy cái gì đã khó, xác định cách dạy như thế nào cho hiệu quả cho

hay cịn khó hơn nhiều. Làm được điều đó địi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự đầu
tư, tìm tòi, suy nghĩ, tham khảo tài liệu, nắm chắc kiến thức, chủ động trong mọi
tình huống, tạo ra tình huống để kích thích tư duy tích cực, năng lực tưởng tượng
sáng tạo của học sinh. Đặc biệt biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
trong mỗi tiết dạy.
Qua các giờ dạy Ngữ văn, giáo viên với tư cách là người hướng dẫn và tạo sự
tương hỗ giữa các học sinh với nhau, học sinh tự giác, tích cực chuẩn bị bài ở nhà,
có hứng thú với giờ học có nhu cầu muốn bợc lợ kiến thức và khả năng diễn đạt
cũng như phong thái bình tĩnh tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể. Học
sinh biết biến những kiến thức, kĩ năng của sách vở, của thầy cô, bạn bè thành kiến
thức, kĩ năng của riêng mình, qua đó củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức mình
đã lĩnh hội được. Qua việc tham gia vào các kỹ thuật dạy học mà giáo viên lựa
chọn, học sinh thấy rằng muốn học tốt cần phải tích cực chủ đợng tham gia vào các
hoạt động trên lớp trong giờ học cũng như việc chuẩn bị bài học ở nhà. Và điều đó
chứng tỏ rằng người học cần phải được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, liên quan
chặt chẽ đến nhau, đó là các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân trong những năm học qua, tôi nhận thấy
việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những kĩ thuật dạy học trong giảng
dạy thật sự rất cần thiết. Đó là cách mà mỗi giáo viên có thể tiếp cận thật gần với
học sinh, giúp học sinh nắm bắt kiến thức bài học, hướng dãn hoc sinh tự mình học
tập để chiếm lĩnh tri thức. Sử dụng hợp lí, hiệu quả những phương pháp, kĩ thuật
23


dạy học người giáo viên sẽ hướng học sinh đến việc học tập chủ đợng, tích cực và
sáng tạo.

2. Kiến nghị
Khi thực hiện vận dụng các kỹ thuật dạy học, ngồi những ưu việt như đã nói
ở trên, để đạt được kết quả như mong đợi, bản thân tôi nhận thấy:

- Các cấp có thẩm quyền cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng
phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
HS để các giáo viên có nhiều cơ hợi trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
- GV cần phải vận dụng các kỹ thuật dạy học thường xuyên trong các giờ học,
kết hợp vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học cho nhịp nhàng, nhuần
nhuyễn.
- Trong quá trình tổ chức vận dụng các kỹ thuật dạy học, do lớp đông, trong
thời gian một tiết học không phải tất cả học sinh được trình bày ý kiến, vì vậy cịn
mợt số ít học sinh tác phong chưa tự nhiên tự chủ, bạo dạn trước đông người, phản
xạ nắm bắt lĩnh hợi kiến thức cịn chưa nhanh nhạy. Mỗi giáo viên cần chú ý đến
đặc điểm này để tạo cho mình một phong cách giảng dạy, hình thức tổ chức lớp
hợp lí, đảm bảo cho tất cả học sinh được tham gia hoạt đợng tích cực trong tiết học.
- Bản thân mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm trong giảng dạy.
- Tăng cường ý thức tự học, tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, tham gia
tích cực các lớp tập huấn, trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp để nâng cao năng
lực chuyên môn.
Trong những năm học vừa qua, bản thân tơi đã cố gắng khắc phục những khó
khăn trong dạy học để từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đáp ứng được
nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ đợng của học sinh góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, hoà nhập với xu thế phát triển của giáo dục thị xã.
Bên cạnh đó, tơi ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp và sự ủng hợ từ phía học sinh đã giúp đỡ
tơi hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong những năm học qua.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng và ghi lại kinh nghiệm của bản thân trong
bài viết này, tơi khó có thể tránh được những sai sót. Kính mong các đồng chí trong
Hợi đồng khoa học của trường, của Phịng Giáo dục đào tạo thị xã cho ý kiến chỉ
đạo, góp ý để những kinh nghiệm dạy học của bản thân tơi được hồn thiện hơn,
tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể học tập những kinh nghiệm mới trong giảng
dạy, vận dụng trong năm học tới được tốt hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
24


VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để có thể ghi lại những ý kiến của mình trong bài viết này, tôi đã sử dụng
những tài liệu sau đây:
1. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7 tập 1, tập 2 - Nhà XB Giáo dục.
2.Sách “ Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6” “ Các dạng bài
tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8” của tác giả Cao Xuân Bích - Nhà XB Giáo
dục.
3.Sách “ Ngữ văn nâng cao 6” “ Ngữ văn nâng cao 7” của nhóm tác giả
Nguyễn Đăng Điệp - Đỗ Việt Hùng - Vũ Băng Tú - Nhà XB Giáo dục.
4.Sách “ Tư liệu Ngữ văn 6” “ Tư liệu Ngữ văn 7” của nhóm tác giả do Đỗ
Ngọc Thống chủ biên.
5.Sách “ Hướng dẫn Tập làm văn 6”, “ Hướng dẫn Tập làm văn 7”.
6. Tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng môn Ngữ văn
trung học cơ sở, tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn
- Công ty in Cơng đồn-

25


×