Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá mức độ hài lòng với điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú theo bộ câu hỏi dtsqs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 115 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM THY

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ THEO BỘ CÂU HỎI DTSQs

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM THY


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ THEO BỘ CÂU HỎI DTSQs

Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số: 62 72 20 15

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. Trần Quang Khánh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, chƣa từng công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nguyễn Thị Kim Thy

.


.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTC

Bộ tiêu chí

BTTMCB

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

CLCS

Chất lƣợng cuộc sống

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

NB

Ngƣời bệnh

NC

Nghiên cứu


TBMMN

Tai biến mạch máu não

TCCN

Triệu chứng cơ năng

TCTT

Triệu chứng thực thể

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

.


.

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
ADDQoL

Audit of Diabetes – Dependent
Quatility of Life

Đánh giá chất lƣợng cuộc
sống của NB đái tháo đƣờng


BDI

Beck Depression Inventory

Thang điểm đánh giá sức
khỏe tâm thần

The Diabetes Control and
Complications Trial Research

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm
có kiểm soát và biến chứng

Group

đái tháo đƣờng

DQOL

Diabetes – specific Diabetes
Quality of Life

Chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng

DTSQs

The Diabetes Treatment
Bộ câu hỏi hài lòng với điều

Satisfaction Questionnaire, Status trị đái tháo đƣờng, hiện tại

EQ-5D

EuroQoL 5-Dimension

DCCT

Thang điểm đánh giá tâm lý
của Châu Âu

HADS

Hospital Anxiety and Depression
Scale

Thang điểm lo âu và trầm
cảm khi nhập viện

PAID

Problem Areas in Diabetes

Thang điểm những vấn đề
trong điều trị đái tháo đƣờng

SF-36.

Short form - 36


Thang điểm đánh giá chất
lƣợng cuộc sống

UKPDS

United Kingdom Prospective

Nghiên cứu đái tháo đƣờng ở

Diabetes Study

Vƣơng quốc Anh

W-BQ

Well-Being Questionnaire

Thang điểm tình trạng hạnh
phúc

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

WHOQOL

World Health Organnization
Quality of Life


Đánh giá chất lƣợng cuộc
sống của Tổ chức y tế thế
giới

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG NGƢỜI
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ..................................................................................4
1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ TRÊN NGƢỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG..............................................................................................7
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀI LÒNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG ................................................................................................................12
1.4. ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THANG ĐIỂM DTSQs ...16
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................20
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................................20
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................21
2.3. CỠ MẪU........................................................................................................21
2.4. CHỌN MẪU ..................................................................................................21
2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................23
2.5.1. Chuyển ngữ tiếng Việt bộ câu hỏi DTSQs .............................................23
2.5.2. Tính tin cậy nội bộ của bộ câu hỏi DTSQs ............................................24
2.5.3. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................25
2.5.4. Cơng cụ thu thập số liệu .........................................................................26

2.6. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ ......................................................................26
2.6.1. Biến số độc lập .......................................................................................26
2.6.2 Biến số nghiên cứu ..................................................................................28
2.6.3. Biến số về bộ câu hỏi .............................................................................32
2.7. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................................32
2.8. KHÁM LÂM SÀNG .....................................................................................34
2.9. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..............................................................35
2.10. VẤN ĐỀ Y ĐỨC .........................................................................................36

.


.

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................37
3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ..........................................................37
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học và xã hội học ..................................................37
3.1.2. Đặc điểm kinh tế và chi phí y tế .............................................................38
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.......................................................39
3.1.4. Tình trạng điều trị bệnh ĐTĐ .................................................................40
3.1.5. Tình trạng nằm viện ...............................................................................41
3.1.6. Biến chứng đái tháo đƣờng và bệnh lý đi kèm .......................................42
3.1.7. Nhận thức về điều trị bệnh đái tháo đƣờng ............................................43
3.2. KẾT QUẢ ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH DTSQs ..............................................43
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH DTSQs ........45
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .............................................................................................51
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC .................................................................51
4.2. TÌNH TRẠNG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG .............................54
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ ĐTĐ THƠNG QUA
ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH DTSQs TRÊN NGƢỜI BỆNH ĐTĐ TÍP 2 ĐIỀU TRỊ

NỘI TRÚ ..............................................................................................................58
4.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐIỀU TRỊ ĐTĐ VÀ CÁC
YẾU TỐ ................................................................................................................62
4.4.1. Yếu tố xã hội ..........................................................................................62
4.4.2. Yếu tố về nhận thức điều trị ĐTĐ ..........................................................64
4.4.3. Yếu tố điều trị ĐTĐ................................................................................66
4.4.4. Yếu tố nằm viện điều trị ĐTĐ ................................................................68
4.4.5. Hạn chế của đề tài và DTSQs .................................................................71
KẾT LUẬN ...............................................................................................................73
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phép kiểm Cronbach‘s alpha và tƣơng quan với thang đo .......................25
Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm nghiên cứu ...............................................................37
Bảng 3.2 Tình trạng kinh tế.......................................................................................38
Bảng 3.3: Mức chi phí y tế so với thu nhập ..............................................................38
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .........................................................39
Bảng 3.5: Đặc điểm điều trị ĐTĐ .............................................................................40
Bảng 3.6: Tình trạng nằm viện. .................................................................................41
Bảng 3.7: Biến chứng đái tháo đƣờng và bệnh lý đi kèm. ........................................42
Bảng 3.8: Nhận thức về điều trị bệnh đái tháo đƣờng. .............................................43
Bảng 3.9: Kết quả điểm số hài lòng DTSQs .............................................................44
Bảng 3.10: Đặc điểm nhân khẩu học và DTSQs.......................................................45

Bảng 3.11: Đặc điểm xã hội học và DTSQs .............................................................46
Bảng 3.12: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và DTSQs .........................................46
Bảng 3.13: Tình trạng điều trị ĐTĐ và DTSQs ........................................................47
Bảng 3.14: Biến chứng đái tháo đƣờng và DTSQs ...................................................48
Bảng 3.15: Bệnh lý đi kèm đái tháo đƣờng và DTSQs .............................................48
Bảng 3.16: Nhận thức về điều trị đái tháo đƣờng và DTSQs ...................................49
Bảng 3.17: Tình trạng nằm viện và DTSQs ..............................................................50
Bảng 4.1. So sánh với nghiên cứu của Takahiro .......................................................60
Bảng 4.2. So sánh với nghiên cứu của Mayuko Oita ................................................61
Bảng 4.3. So sánh với nghiên cứu của Biderman A. ................................................63
Bảng 4.4. Saisho Yoshifumi - Các yếu tố LS ảnh hƣởng đến sự hài lòng điều trị. ..68
Bảng 4.5: Aclan Ozder - Mối liên hệ giữa một số đặc điểm và DTSQs ...................70

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bộ câu hỏi DTSQs ....................................................................................10
Hình 1.2. Bộ câu hỏi DTSQ-IP .................................................................................11
Hình 1.3: Chiến lƣợc quản lý ngƣời bệnh đái tháo đƣờng ........................................14
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ điểm số hài lòng DTSQs .........................................................44

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) đƣợc xem là một đại dịch của thế kỷ 21 với sự gia tăng
đáng kể về tỉ lệ lƣu hành trên toàn thế giới, nhất là ở các quốc gia đang phát triển.
Cùng với sự cảnh báo về mức độ gia tăng dân số của bệnh, Liên đoàn Đái tháo
đƣờng Thế giới cảnh báo xu hƣớng trẻ hóa của dân số đái tháo đƣờng mới mắc với
gánh nặng chi phí chủ yếu là các đối tƣợng trong độ tuổi lao động [12].
Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đƣờng là ngăn ngừa sự khởi phát và tiến
triển của các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ cũng nhƣ đạt đƣợc chất
lƣợng cuộc sống và tuổi thọ tƣơng đƣơng với những ngƣời không mắc bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) và DCCT (The
Diabetes Control and Complications Trial Research Group) đã xác định tầm quan
trọng của kiểm soát đƣờng huyết dựa trên mức HbA1c. Hiện nay mức HbA1c <7%
đƣợc khuyến nghị là mục tiêu đƣờng huyết trong hầu hết các hƣớng dẫn [60].
Tuy nhiên, kết quả của điều trị bệnh đái tháo đƣờng không nên chỉ đánh giá
theo mức độ HbA1c vì việc đánh giá các khía cạnh tâm lý của ngƣời bệnh, bao gồm
sự hài lòng về điều trị, phúc lợi và chất lƣợng cuộc sống cũng rất quan trọng, đƣợc
gọi là những kết cục đƣợc báo cáo từ ngƣời bệnh [60]. Ngồi ra, sự hài lịng về điều
trị là một cấu phần quan trọng trong theo dõi và đánh giá chất lƣợng chăm sóc y tế,
đặc biệt trong điều trị bệnh mãn tính nhƣ bệnh ĐTĐ [28].
Theo đó, bộ câu hỏi DTSQs - đã đƣợc thiết kế chuyên biệt dành riêng cho
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng để đo lƣờng sự hài lòng với điều trị, áp dụng cho cả 2
nhóm bệnh đái tháo đƣờng típ 1 và típ 2 [18]. Bộ câu hỏi có độ tin cậy và tính hợp
lệ cao đã đƣợc chứng minh trong Cẩm nang thực hành và nghiên cứu về bệnh đái
tháo đƣờng của giả Bradley,1994 xuất bản bởi Harwood Academic [37]. Đây là một
cơng cụ để đo lƣờng sự hài lịng điều trị của ngƣời bệnh và mối quan hệ của nó với
chăm sóc bệnh đái tháo đƣờng [38].
DTSQs hiện đã đƣợc dịch sang hơn 100 ngôn ngữ và là một trong những bộ
câu hỏi đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực đái tháo đƣờng, đƣợc đánh giá là

.



.

hữu ích nhất khi đƣợc sử dụng nhƣ một cơng cụ trong số các phƣơng thức đánh giá
hiệu quả, chất lƣợng điều trị, cũng nhƣ giúp đánh giá các thay đổi về chất lƣợng
chăm sóc trên ngƣời trong các thử nghiệm lâm sàng tƣơng lai cũng nhƣ trong quá
trình theo dõi thƣờng quy cho ngƣời bệnh [28].
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chƣa có số liệu thống kê chính xác nào về hài lòng
với điều trị đái tháo đƣờng trong các chƣơng trình quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh
đái tháo đƣờng để giúp cải thiện chất lƣợng điều trị, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho ngƣời bệnh. Thông thƣờng, ngƣời bệnh cảm thấy khơng hài lịng với tình
trạng chăm sóc, điều trị bệnh của họ dƣờng nhƣ phổ biến và đã đƣợc đề cập trƣớc
đây [38]. Điều quan trọng là chúng ta khơng biết sự hài lịng điều trị bệnh đái tháo
đƣờng trong mỗi ngƣời bệnh bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nào, nhƣ là kiểm soát
đƣờng huyết, những hiểu biết về bệnh đái tháo đƣờng, các biến chứng của bệnh,
mức độ thuận tiện và linh hoạt của việc điều trị, hài lòng với cách thức điều trị hiện
tại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tơi thực hiện đề tài:‖ Đánh giá mức
độ hài lịng với điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú theo
bộ câu hỏi DTSQs”- dựa trên bản gốc đã đƣợc dịch ra nhiều ngôn ngữ và áp dụng
rộng rãi trên toàn thế giới, nhằm mục đích cung cấp cơng cụ để từ đó đánh giá chất
lƣợng điều trị trên các đối tƣợng ngƣời bệnh đái tháo đƣờng tại Việt Nam. Qua đó
cung cấp một cái nhìn tổng qt về tình trạng chăm sóc sức khỏe trên nhóm ngƣời
bệnh này và dựa trên đó phần nào đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị hiện
nay để cải tiến.

.


.


Câu hỏi nghiên cứu:
Việc điều trị ĐTĐ hiện nay có đáp ứng đƣợc sự hài lòng của ngƣời bệnh đang điều
trị nội trú tại bệnh viện không?
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá mức độ hài lòng với điều trị ĐTĐ bằng bộ câu hỏi DTSQs trên ngƣời
bệnh ĐTĐ típ 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhân Dân 115.
Mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Đánh giá mức độ hài lịng với điều trị ĐTĐ thơng qua điểm số trung bình của bộ
câu hỏi DTSQs trên ngƣời bệnh ĐTĐ típ 2 điều trị nội trú.
2. Xác định mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với điều trị ĐTĐ và các yếu tố liên
quan.

.


.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG NGƢỜI

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), sức khỏe đƣợc định nghĩa là ―tình trạng
khỏe mạnh hồn tồn về thể chất, tinh thần, và xã hội, chứ khơng chỉ là tình trạng
khơng có bệnh‖ [41]. Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời và toàn xã hội nên
ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi chất lƣợng hệ thống y tế phải đƣợc đặt

lên hàng đầu. Không riêng ở Việt Nam, các nƣớc tiên tiến mặc dù đã có nền kinh tế
phát triển và trình độ y học cao, chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cũng phải đƣợc đo
lƣờng, đánh giá dựa trên một số bộ tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế do các tổ chức,
quốc gia khác nhau xây dựng. Tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lƣợng
bệnh viện và cũng là thƣớc đo phản ánh kết quả đầu ra của các cơ sở y tế chính là sự
hài lịng của ngƣời bệnh.
Sự hài lịng của ngƣời bệnh đã đƣợc định nghĩa khác nhau nhƣ: ―một sự đánh
giá tích cực của một cá nhân về những tiêu chí đặc trƣng cho dịch vụ chăm sóc sức
khỏe‖ (Linder-Pelz, 1982) và là ―một sự đánh giá của NB về dịch vụ nhận đƣợc,
bao hàm cả những phản ứng về nhận thức và tình cảm‖ (Fitpatrick, 1997).
Hiện nay, sự hài lòng của ngƣời bệnh ngày càng đƣợc nhận biết nhƣ một khía
cạnh quan trọng của chất lƣợng chăm sóc sức khỏe [7]. Khái niệm này cho thấy
những kinh nghiệm, trải nghiệm trong vấn đề chăm sóc sức khỏe đóng vai trò rất
lớn trong việc quyết định sự hài lòng của họ.
Những tài liệu nghiên cứu về sự hài lòng của ngƣời bệnh đối với bệnh viện rất
phong phú. Theo Hall và Dornan (1988), sự hài lòng là một cấu trúc nhiều yếu tố NB trải nghiệm những mặt và khía cạnh khác nhau của dịch vụ y tế và họ đƣa ra
những đánh giá đa dạng về quá trình cũng nhƣ kết quả chăm sóc. Những khía cạnh
đƣợc nhận định đó là:

.


.

 Sự tiếp cận dịch vụ.
 Chi phí.
 Chất lƣợng chung.
 Tính quần chúng.
 Năng lực phục vụ.
 Thơng tin đƣợc cung cấp.

 Thủ tục hành chính.
 Cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe.
 Sự chú trọng đến những vấn đề tâm lý xã hội.
 Tính liên tục của dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
 Kết quả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe[3].
Tại Việt Nam, khảo sát hài lòng của ngƣời bệnh đã đƣợc thực hiện từ nhiều
năm nay, nhiều tỉnh, thành phố, bệnh viện đã thực hiện khảo sát nhằm mục tiêu
nâng cao, cải tiến chất lƣợng bệnh viện. Tuy nhiên một số bệnh viện đã thực hiện
hoặc thực hiện chƣa tốt mang tính hình thức, chƣa xác định đƣợc ý nghĩa việc khảo
sát hài lòng ngƣời bệnh, mỗi nơi sử dụng bộ câu hỏi khác nhau, phƣơng pháp đánh
giá phân tích khác nhau. Trƣớc tình hình đó, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số
4858/QĐ- BYT ngày 03/12/2013 về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá
chất lƣợng bệnh viện. Mục tiêu bộ tiêu chí là cung cấp cơng cụ đánh giá thực trạng
chất lƣợng bệnh viện, khuyến khích định hƣớng thúc đẩy các bệnh viện tiến hành
các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lƣợng bệnh viện. Bên cạnh đó, chỉ số hài
lòng NB giúp đo lƣờng sự đáp ứng của các cơ sở y tế đối với những mong đợi của
ngƣời bệnh đối với các dịch vụ y tế, giúp bệnh viện cải tiến chất lƣợng phục vụ và
chất lƣợng chuyên môn. Cải thiện chất lƣợng điều trị phụ thuộc vào hiệu quả của
quản lý chăm sóc y tế [18], [13].
Nhƣ vậy, sự hài lòng của ngƣời bệnh đƣợc xem nhƣ là thƣớc đo để theo dõi
chất lƣợng chăm sóc y tế và các chƣơng trình cải thiện chất lƣợng dịch vụ. Nhân
viên y tế cần phải nhận biết đƣợc sự đánh giá của ngƣời bệnh trong thời gian nằm
viện và sự phản ánh chân thật quan điểm của họ.

.


.

Ngày nay, đái tháo đƣờng là một vấn đề sức khỏe tồn cầu và nó nằm trong số

10 ngun nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới [39]. Ƣớc tính có khoảng
425 triệu ngƣời trên thế giới mắc bệnh đái tháo đƣờng; chiếm khoảng 8,8% trong độ
tuổi từ 20 đến 79 tuổi và 79% trong số họ ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có
Việt Nam [15].
Đái tháo đƣờng là một bệnh chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, đặc trƣng là
tình trạng tăng đƣờng huyết mạn tính cùng với các rối loạn chuyển hóa đƣờng, đạm
và mỡ do khiếm khuyết tiết insulin hoặc giảm hoạt tính insulin hoặc do cả hai cơ
chế phối hợp. Hậu quả của bệnh đái tháo đƣờng là tổn thƣơng, rối loạn chức năng
và suy chức năng lâu dài các cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch
máu [26]. Ngoài ra, tăng đƣờng huyết cũng gây ra các vấn đề về tâm thần nhƣ lo
lắng, trầm cảm và căng thẳng [46]. Biến chứng đái tháo đƣờng có thể gây ra khuyết
tật nghiêm trọng cho ngƣời bệnh, thậm chí giảm tuổi thọ của họ [53]. Đái tháo
đƣờng là một bệnh khơng lây nhiễm; và ngồi việc ảnh hƣởng đến tuổi thọ, nó cũng
ảnh hƣởng đến các lĩnh vực đời sống thể chất, tinh thần và cảm xúc của con ngƣời.
Yếu tố tâm lý xã hội nhƣ niềm tin về chữa khỏi bệnh, kỳ vọng y tế trƣớc khi đƣợc
điều trị chuyên khoa [80], tình trạng kinh tế và nhận thức về căn bệnh, đóng vai trị
là yếu tố tiên quyết nhất liên quan đến chất lƣợng cuộc sống chung của ngƣời bệnh
đái tháo đƣờng. Chất lƣợng cuộc sống của những ngƣời bệnh đái tháo đƣờng bị ảnh
hƣởng nặng nề [22], vì tâm trạng đối phó với bệnh lý này là một gánh nặng cho
những ngƣời phải chịu đựng nó. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng chất lƣợng
cuộc sống ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nhƣ
giáo dục ngƣời bệnh, quan niệm trƣớc đây của họ và thái độ đối với bệnh và điều trị
cũng nhƣ các bệnh đi kèm [23].
Do đó, vấn đề hài lịng với điều trị và chất lƣợng cuộc sống ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng đã trở thành tâm điểm trong các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe đái
tháo đƣờng nói chung và đặc biệt là trên đối tƣợng ngƣời bệnh đái tháo đƣờng típ 2.
Chăm sóc tối ƣu ngƣời bệnh đái tháo đƣờng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng cấp
và làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng mãn tính của bệnh. Điều này có thể

.



.

đƣợc thực hiện thông qua các công tác giáo dục bệnh tật cho ngƣời bệnh, tiến hành
khám sàng lọc sức khỏe đều đặn, chăm sóc y tế, đánh giá xét nghiệm và hội chẩn
với các bác sĩ chuyên khoa kịp thời [9].
1.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI ĐIỀU TRỊ TRÊN NGƢỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.2.1. Các thang điểm sử dụng trong đánh giá mức độ hài lòng điều trị trên
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
Tác giả Speight [82] báo cáo nghiên cứu tổng hợp các thang điểm đánh giá
điều trị trên ngƣời bệnh đái tháo đƣờng cho thấy có rất nhiều thang điểm đánh giá.
Mỗi thang điểm có những mặt mạnh và hạn chế khi đánh giá mức độ hài lòng điều
trị của ngƣời bệnh. Tác giả báo cáo tổng hợp trên 6850 bài báo về các thang điềm
đánh giá và nhận thấy 10 thang điểm thƣờng sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng
điều trị trên thế giới bao gồm:
03 thang điểm đánh giá tình hình chất lƣợng cuộc sống chung:
- Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của WHO (World Health Organnization
Quality of Life – WHOQOL) [16].
Bộ tiêu chí (BTC) Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng (Audit of Diabetes – Dependent Quatility of Life – ADDQoL) [30].
Bộ tiêu chí (BTC) Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
(diabetes – specific Diabetes Quality of Life – DQOL) [34].
07 thang điểm đánh giá các mục tiêu chuyên biệt trong hài lòng điều trị
và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh đái tháo đƣờng:
- Thang điểm đánh giá chất lƣợng cuộc sống (short form 36 – SF-36) [68].
- Thang điểm đánh giá tâm lý của Châu Âu (EuroQoL 5-Dimension – EQ-5D)
[17].
- Thang điểm đánh giá hài lòng điều trị của ngƣời bệnh đái tháo đƣờng

(Diabetes Treatment Satisfaction Questionnaire – DTSQ) [29].

.


.

- Thang điểm đánh giá sức khỏe tâm thần (Beck Depression Inventory – BDI)
[24].
- Thang điểm lo âu và trầm cảm khi nhập viện (Hospital Anxiety and
Depression Scale – HADS) [69].
- Thang điểm tình trạng hạnh phúc (Well-Being Questionnaire – W-BQ) [83].
- Thang điểm những vấn đề trong điều trị đái tháo đƣờng (Problem Areas in
Diabetes – PAID) [57].
Các thang điểm có thể dùng phối hợp với nhau trong việc đánh giá tổng qt
tình trạng của ngƣời bệnh hoặc có thể dùng riêng biệt để đánh giá một mặt trong
quá trình điều trị bệnh đái tháo đƣờng cho ngƣời bệnh. Các thang điểm sẽ chỉ ra
những khiếm khuyết trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh đái tháo đƣờng, những
vấn đề cần cải thiện không chỉ trong việc điều trị mà còn trong việc cải thiện chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng.
1.2.2. Thang điểm đánh giá hài lòng với điều trị trên ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng - DTSQs
ịch

th ng đi m

s

Xuất phát từ năm 1990, hai tác giả Bradley C và Lewis KS đã công bố
nghiên cứu về các biện pháp tâm lý khỏe mạnh (well-being) và sự hài lòng điều trị

đƣợc phát triển từ phản hồi của ngƣời bệnh ĐTĐ đƣợc điều trị bằng thuốc viên,
đăng trên tạp chí ―Diabetic Medicine‖ số 7. Đến năm 1994, Tiến sĩ Clare Bradley Giáo sƣ sức khỏe tâm lý, thuộc Royal Holloway - Đại học London – Vƣơng Quốc
Anh, đã biên soạn ― Bộ câu hỏi về sự hài lòng điều trị bệnh ĐTĐ: DTSQ‖ trong
cuốn sách của Bradley C (Ed) (1994): ―Hƣớng dẫn về đo lƣờng tâm lý trong nghiên
cứu và thực hành bệnh đái tháo đƣờng‖. Nhà xuất bản Học thuật Harwood, Chur Thụy Sĩ [37].
DTSQs (Bradley & Lewis 1990, Bradley 1994) là một bộ câu hỏi bao gồm 8
câu đƣợc thiết kế để đánh giá sự hài lòng về điều trị bệnh đái tháo đƣờng của NB,
trong đó có 6 câu hỏi về sự hài lịng, 2 câu về tần suất cảm nhận về sự tăng và hạ
đƣờng huyết quá mức. Mức độ hài lòng đƣợc ghi theo thang điểm từ 0 đến 6. Sáu

.


.

câu hỏi về sự hài lịng (1,4,5,6,7,8) có thể đƣợc tổng kết thành điểm số hài lòng điều
trị [56].
DTSQs đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, vì nó tƣơng đối dễ trả lời và
đƣợc sử dụng cho cả nhóm ngƣời bệnh ĐTĐ có và khơng có điều trị thuốc. Đối với
các chọn lựa mới trong điều trị, nhƣ sử dụng insulin analog, liệu pháp dựa trên
incretin và thuốc ức chế SGLT2, DTSQs đã đƣợc chứng minh là giúp đánh giá sự
cải thiện về mức độ hài lòng với các phƣơng thức điều trị mới này. DTSQs không
chỉ đƣợc sử dụng để so sánh giữa các loại thuốc hoặc các chiến lƣợc điều trị khác
nhau, mà cịn có thể đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng chăm sóc bệnh ĐTĐ
trong thực hành lâm sàng. Điều này rất quan trọng vì việc cải thiện sự hài lịng với
điều trị có thể giúp ngƣời bệnh tăng cƣờng hiệu quả và tuân thủ điều trị, giúp cho
việc kiểm soát đƣờng huyết ổn định lâu dài và giảm nguy cơ biến chứng đái tháo
đƣờng [60].
1.2.2.2. Các phiên bản củ th ng đi m


s

Từ khi ra đời vào những năm 1990, bộ câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng
điều trị đái tháo đƣờng trên ngƣời bệnh ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trên thế
giới và trong các nghiên cứu. Bộ câu hỏi này đã đƣợc phiên dịch ra hơn 100 ngôn
ngữ và sử dụng ở trong việc đánh giá mức độ hài lịng điều trị của ngƣời bệnh nói
chung về bệnh đái tháo đƣờng. Tuy nhiên, để đánh giá sát hơn một khía cạnh trong
vấn đề điều trị, bộ câu hỏi đã đƣợc chỉnh sửa theo từng mục tiêu đánh giá để có
những kết quả chính xác hơn. Hiện nay, có các phiên bản của bộ câu hỏi này nhƣ
sau:
DTSQs [29]: đây là phiên bản gốc, bao gồm một bộ 8 câu hỏi dùng để đánh
giá chung về mức độ hài lòng trong điều trị đái tháo đƣờng của ngƣời bệnh. Bộ câu
hỏi này đánh giá chung về các mặt: hoàn cảnh xã hội, thu nhập, thói quen sinh hoạt,
các liệu pháp điều trị đái tháo đƣờng, sự tự chăm sóc và chăm sóc của nhân viên y
tế trong điều trị đái tháo đƣờng. Ngồi ra, bộ câu hỏi cịn đánh giá đƣợc một phần
về mức độ hiểu biết bệnh và mức độ tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh. Mức độ hài

.


0.

lòng đƣợc ghi theo thang điểm từ 0 đến 6. Tổng số điểm tối đa cho bộ câu hỏi là 36
điểm và đánh giá cao nhất với mức rất hài lịng về điều trị hiện tại.

Hình 1.1: Bộ câu hỏi DTSQs
DTSQc [36]: DTSQc sử dụng tám câu hỏi tƣơng tự nhƣ DTSQ nhƣng có các
tùy chọn đáp ứng khác nhau. DTSQc hỏi ngƣời trả lời để đánh giá sự thay đổi trong
sự hài lòng với điều trị hiện tại so với điều trị trƣớc đó của họ và do đó vƣợt qua bất
kỳ trần hiệu ứng có thể xảy ra với DTSQs. Mỗi sáu các mục của DTSQc đƣợc tính

điểm từ -3 (ít hài lịng hơn bây giờ) đến +3 (hài lịng hơn bây giờ nhiều). DTSQc
Do đó, điểm thay đổi sự hài lịng có thể dao động từ -18 đến +18. Các mục đo tần
số cảm nhận sự tăng đƣờng huyết và hạ đƣờng huyết đƣợc tính từ -3 (ít hơn nhiều
so với thời gian hiện tại) đến +3 (nhiều hơn nữa so với thời điểm hiện tại), sao cho
điểm cao hơn biểu thị nhiều hơn việc tăng đƣờng huyết hoặc hạ đƣờng huyết.
DTSQc đƣợc khyến cáo sử dụng cho một nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài
khoàng 2 năm với sự thay đổi một phƣơng thức điều trị đái tháo đƣờng.
DTSQ-IP [71]: đây là thang điểm đƣợc cải tiến từ thang điểm DTSQs nhằm
đánh giá mức độ hài lòng điều trị trong thời gian ngƣời bệnh nằm viện điều trị và
việc theo dõi mức đƣờng huyết nội viện. Bộ câu hỏi gồm 12 câu và có mức điểm
cho mỗi câu là từ 1 đến 6 điểm.

.


1.

“Nguồn: Bhattacharryya A, 2002”[71]
Hình 1.2. Bộ câu hỏi DTSQ-IP
3 Hạn chế củ th ng đi m

[32]

Cũng nhƣ các bộ câu hỏi khác, DTSQs cũng có những điểm hạn chế. Nếu
điểm DTSQs ở mức cơ bản đã đủ cao, sẽ khó phát hiện sự cải thiện hơn nữa về sự
hài lòng của điều trị sau can thiệp. Mặt khác, nếu điểm số của câu hỏi 2 (tăng đƣờng
huyết) và câu hỏi 3 (hạ đƣờng huyết) đã đủ thấp ở mức cơ bản, điều đó cũng sẽ khó
khăn để phát hiện sự cải thiện sau can thiệp. Để khắc phục vấn đề này, DTSQs đã
thay đổi phiên bản (DTSQc), trong đó NB đƣợc yêu cầu xem xét sự hài lòng với
điều trị hiện tại so với điều trị trƣớc đó, nhằm đánh giá hiệu quả hơn sự thay đổi sau

khi can thiệp.
Kết quả của DTSQs không chỉ giới hạn ở một loại thuốc hoặc một chiến lƣợc
điều trị cụ thể, mà là sự hài lòng chung với việc điều trị bệnh ĐTĐ. Điểm DTSQs

.


2.

cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm thời gian chờ đợi và sự
hài lòng với sự tƣ vấn với nhân viên y tế. Do đó, điểm DTSQs đƣợc đánh giá ở các
cơ sở khác nhau với các nhân viên y tế khác nhau hoặc trong các điều kiện khác
nhau có thể khơng thể so sánh trực tiếp và do đó, cần thận trọng khi diễn giải kết
quả.
Cuối cùng, DTSQs là một công cụ để đánh giá sự hài lịng của điều trị có
liên quan cụ thể đến bệnh ĐTĐ. Mặc dù sự cải thiện về sự hài lòng với điều trị đƣợc
đánh giá bằng DTSQs dự kiến sẽ cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh,
nhƣng cần nhấn mạnh rằng DTSQs không tự đánh giá chất lƣợng cuộc sống ngƣời
bệnh. Thật vậy, vì chất lƣợng cuộc sống của NB mắc bệnh đái tháo đƣờng đã đƣợc
chứng minh là thấp hơn ngƣời không có ĐTĐ, điểm DTSQs cao hơn khơng nhất
thiết phải chuyển thành chất lƣợng cuộc sống cao hơn [32]. Do đó, việc sử dụng
bảng câu hỏi khác ngoài DTSQs, nhƣ SF-36 và WHOQOL, là cần thiết để đánh giá
sự hài lòng của ngƣời bệnh. Hơn nữa, vì các bệnh đồng mắc có thể ảnh hƣởng đến
kết quả của DTSQs, việc sử dụng nhiều hơn hai biện pháp khác nhau cần đƣợc xem
xét để đánh giá toàn diện các nghiên cứu.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀI LÒNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG
Đái tháo đƣờng là một bệnh mạn tính bắt buộc ngƣời bệnh phải hoàn thành
nhiệm vụ tự quản lý hàng ngày, chẳng hạn nhƣ kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập
thể lực và dùng thuốc. Ở hầu hết các ngƣời bệnh, tự quản lý nhƣ vậy là một gánh

nặng và giảm chất lƣợng cuộc sống của họ. Vì mục tiêu điều trị là duy trì chất lƣợng
cuộc sống ngƣời bệnh đái tháo đƣờng ngày càng gần, càng tốt nhƣ đối với chất
lƣợng cuộc sống ngƣời khỏe mạnh. Ngoài các kết quả lâm sàng trong điều trị, việc
đánh giá kết quả điều trị từ những báo cáo của ngƣời bệnh cũng rất quan trọng. Sự
hài lòng với điều trị là một trong những kết quả đƣợc báo cáo của ngƣời bệnh và
thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số về chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ở ngƣời
bệnh đái tháo đƣờng [58].

.


3.

Trong điều trị bệnh lý đái tháo đƣờng, việc sử dụng thuốc chỉ là một phần trong cả
quá trình điều trị. Theo khuyến cáo của hiệp hội Đái tháo đƣờng Hoa kỳ [21] năm
2018, điều trị toàn diện cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng là một quá trình bao gồm
quản lý, giáo dục, thay đổi lối sống, chế độ ăn và sử dụng thuốc. Quản lý và giáo
dục ngƣời bệnh đái tháo đƣờng bao gồm:
-

Giáo dục quản lý lối sống của ngƣời bệnh
Để quản lý tốt bệnh ĐTĐ, ngƣời bệnh và nhân viên y tế nên cùng nhau tập

trung làm thế nào để tối ƣu hóa lối sống từ thời điểm đánh giá sức khỏe toàn diện
ban đầu, trong suốt tất cả các quá trình đánh giá tiếp theo, theo dõi biến chứng và
quản lý các bệnh kèm theo nhằm tăng cƣờng chăm sóc tốt cho ngƣời bệnh ĐTĐ [8].
-

Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đƣờng
Tất cả những ngƣời bệnh ĐTĐ nên tham gia vào chƣơng trình giáo dục và hỗ


trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để
tự quản lý về bệnh ĐTĐ, thực hiện và duy trì các kỹ năng cần thiết cho việc tự quản
lý liên tục ngay từ lúc chẩn đoán và trong một số tình huống khi cần thiết.
Hiệu quả việc tự quản lý và cải thiện tiên lƣợng lâm sàng, tình trạng sức
khoẻ và chất lƣợng cuộc sống là những mục tiêu chính của chƣơng trình giáo dục và
hỗ trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ cần đƣợc đánh giá và theo dõi nhƣ là một phần của
chăm sóc thƣờng quy của bệnh ĐTĐ.
Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh ĐTĐ phải lấy ―ngƣời bệnh làm trung
tâm‖ [43], tơn trọng và đáp ứng đến sở thích, nhu cầu và giá trị của từng ngƣời
bệnh, giúp hƣớng dẫn các quyết định lâm sàng.

.


4.

Hình 1.3: Chiến lƣợc quản lý ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
Chƣơng trình giáo dục và hỗ trợ tự chăm sóc bệnh đái tháo đƣờng rất cần
thiết trong chƣơng trình giảng dạy nhằm trì hỗn hoặc ngăn ngừa sự phát triển bệnh
đái tháo đƣờng típ 2.
Các chƣơng trình hƣớng dẫn dựa trên chứng cứ về lợi ích. Cụ thể, chƣơng
trình giúp NB đái tháo đƣờng xác định và thực hiện các chiến lƣợc tự quản lý có
hiệu quả và đối phó với bệnh đái tháo đƣờng tại bốn thời điểm quan trọng [79]:
1. Thời điểm chẩn đoán đái tháo đƣờng.
2. Hàng năm để đánh giá về giáo dục, dinh dƣỡng và tinh thần.
3. Những vấn đề phức tạp mới phát sinh (điều kiện sức khoẻ, giới hạn về thể
lực, yếu tố cảm xúc, nhu cầu sinh hoạt cơ bản) ảnh hƣởng đến việc tự quản lý.
4. Khi có sự thay đổi trong q trình chăm sóc xảy ra.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận, chƣơng trình đã cải thiện kiến thức và tự kiểm

soát hành vi cá nhân, giảm HbA1c, giảm cân, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, giảm
các nguy cơ gây tử vong, cải thiện sức khỏe và chi phí y tế... Tuy nhiên để thực hiện

.


5.

tốt điều này, việc giáo dục ngƣời bệnh đái tháo đƣờng cần đƣợc thực hiện bởi một
nhóm các chuyên gia về đái tháo đƣờng và các chuyên gia có kinh nghiệm về dinh
dƣỡng, hoạt động thể lực, tâm lý xã hội. ngƣời bệnh với vai trị là ngƣời tham gia
chính trong nhóm huấn luyện phải nhận thức đƣợc bệnh cảnh hiện tại của mình để
từ đó có cách ứng xử hợp lý [79].
Một số nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến sự hài lòng điều trị của
ngƣời bệnh ĐTĐ típ 2 cho thấy nồng độ HbA1c [43], cân nặng [31] và các biến
chứng ĐTĐ [77] đã đƣợc báo cáo là có liên quan với sự kém hài lòng điều trị. Một
số yếu tố khác, chẳng hạn nhƣ số lần đến khám tại bệnh viện chuyên khoa chứ
không phải là đến trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu [25], khó khăn trong việc
tái khám tại các phịng khám theo dõi định kỳ [21], và điều trị bằng insulin [77]
cũng tƣơng quan với sự kém hài lòng với điều trị. Ở những ngƣời bệnh đƣợc điều trị
bằng insulin, tự theo dõi đƣờng huyết và tự quản lý liều insulin có liên quan đến sự
hài lịng điều trị cao hơn [63].
Một nghiên cứu cắt ngang ở tám nƣớc châu Âu [73], sử dụng bộ câu hỏi
DTSQs khảo sát trên 7597 ngƣời bệnh mắc bệnh ĐTĐ típ 2 từ Bỉ, Pháp, Đức,
Ireland, Ý, Thụy Điển, Hà Lan và Vƣơng quốc Anh cho thấy ngƣời bệnh mắc bệnh
ĐTĐ típ 2 khi điều trị bằng insulin ít hài lịng với việc điều trị hơn so với những
ngƣời chỉ điều trị thuốc hạ đƣờng huyết bằng đƣờng uống hoặc chỉ tƣ vấn lối sống.
Điểm DTSQs cao hơn có liên quan đến việc ngƣời bệnh đƣợc giáo dục về bệnh
ĐTĐ, sự hiện diện của các biến chứng mạch máu lớn và tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Điểm DTSQs thấp hơn có liên quan đến việc tăng ĐH thƣờng xuyên hơn và mức

Hba1c cao hơn.
Nghiên cứu TRIGGER [72] cho thấy hiệu quả của việc giáo dục tự quản lý
bệnh ĐTĐ với một ứng dụng điện thoại thơng minh ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng
típ 2 đƣợc điều trị bằng insulin thông qua mức HbA1c và sự hài lịng về điều trị
bệnh ĐTĐ (DTSQ), tình trạng sức khỏe (SF-36), chất lƣợng cuộc sống phụ thuộc
vào bệnh ĐTĐ (ADDQoL), sự hài lòng với ứng dụng, hiệu quả chi phí của can

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

16

thiệp điều trị này. Vì vậy, cần có các can thiệp sáng tạo và hiệu quả về chi phí để
thúc đẩy tự quản lý ĐTĐ.
Nghiên cứu về hiệu quả và sự hài lòng của ngƣời bệnh đối với thuốc ức chế
Dipeptidyl Peptidase-4 (DPP-4) sau khi chuyển từ thuốc ức chế DPP-4 dạng uống
mỗi ngày một lần (D) sang chế độ uống mỗi tuần một lần (W) tại Nhật [64]. Nghiên
cứu này cho thấy sự hài lòng và tuân thủ của ngƣời bệnh đƣợc cải thiện sau khi
chuyển sang W với tổng số 90% ngƣời bệnh dùng D đƣợc chọn chuyển sang W.
Hơn nữa, sự hài lòng tăng lên liên quan đến việc kiểm soát đƣờng huyết đƣợc cải
thiện, nhƣng không liên quan đến việc tuân thủ điều trị. Chuyển từ D sang W không
ảnh hƣởng đến mức HbA1c nhƣng cải thiện sự tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh. Vì
vậy, tuân thủ điều trị cũng là một yếu tố quan trọng trong hài lòng điều trị ĐTĐ.
Nghiên cứu của Bradley [29] cho rằng những ngƣời có trình độ học vấn thấp
hơn ít hài lịng với việc điều trị. Phụ nữ bệnh ĐTĐ ít hài lịng hơn nam giới. Trong
phân tích nhận thấy rằng sự hài lịng có liên quan tích cực với thu nhập và việc làm
cao hơn, sự hài lòng thấp hơn ở những ngƣời bệnh ĐTĐ thất nghiệp. Chất lƣợng
của mối quan hệ hôn nhân càng tốt thì sự hài lịng về điều trị càng cao. Khơng có

mối liên hệ nào giữa các bệnh đồng mắc và sự hài lịng đƣợc tìm thấy, mặc dù tỷ lệ
mắc bệnh kèm theo cao.
1.4. ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THANG ĐIỂM DTSQs
Ban đầu, DTSQs đƣợc phát triển ở Anh vào đầu những năm 1990, đã đƣợc
dịch ra hơn 100 phiên bản ngôn ngữ (bao gồm một số bản chỉnh sửa tiếng Anh) và
đƣợc sử dụng rộng rãi và áp dụng cho đến hiện nay trong các thử nghiệm lâm sàng
cũng nhƣ các đánh giá lâm sàng thƣờng quy nhƣ sau [56]:
Bradley C và Lewis KS (1990) [48] Đo lƣờng sức khoẻ tâm lý và sự hài
lòng điều trị từ phản hồi của những ngƣời bệnh ĐTĐ đƣợc điều trị bằng thuốc viên.
Bệnh đái tháo đƣờng, 7, 445-451.
St. Vincent (1994) [63] Ứng dụng DTSQs trong Chƣơng trình hành động
tuyên truyền về bệnh đái tháo đƣờng của WHO/IDF tại khu vực Châu Âu.

.


×