Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại thư viện trường đại học thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ AN

PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN
MÃ SỐ: 60.32.20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN VIẾT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Thầy giáo - Tiến sĩ Lê Văn Viết đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm q báu giúp tơi thực hiện và hồn thành luận văn;
- Các giảng viên khoa Thư viện – Thông tin Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm;
- Lãnh đạo Trường và Lãnh đạo Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng
các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi có cơ hội tốt nhất hồn thành luận
văn.

Bình Dương, ngày



tháng

Tác giả
Trần Thị An

năm 2015


Lời cam đoan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa cơng bố ở cơng trình nào
khác.

Tác giả


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

CSDL


Cơ sở dữ liệu

2

ĐH TDM

Đại học Thủ Dầu Một

3

GV

Giảng viên

4

SV

Sinh viên

5

TV

Thư viện

OPAC

Online Public Access Catalog –
Mục lục truy cập công cộng trực tuyến


MARC

Machine – Readable Cataloging –
Biên mục đọc máy

6
7


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan về nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện ...................................................1
1.1.1 Khái niệm ..............................................................................................................1
1.1.2 Các nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện ........................................................2
1.1.3 Đặc điểm nguồn tài nguyên điện tử ......................................................................9
1.2 Xu hướng phát triển nguồn tài nguyên điện tử ..............................................................11
1.3 Công tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện đại học ............................13
1.3.1 Vai trò của nguồn tài nguyên điện tử trong các thư viện đại học .......................13
1.3.2 Yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử
trong thư viện đại học ..................................................................................................16
1.3.3 Các bước xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên điện tử
trong các thư viện đại học ..............................................................................................19
1.3.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử ..................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
2.1 Khát quát về Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một ..................................................34
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại

Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một ..............................................................................35
2.2.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị ...............................................................................36
2.2.2 Kinh phí hoạt động ..............................................................................................37
2.2.3 Nguồn tài ngun thơng tin .................................................................................38
2.2.4 Nguồn nhân lực ...................................................................................................39
2.3 Công tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện
Trường Đại học Thủ Dầu Một .............................................................................................40
2.3.1 Phương thức phát triển nguồn tài nguyên điện tử ...............................................40
2.3.2 Tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên điện tử tại
Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một ......................................................................45
2.3.3 Các hình thức marketing nguồn tài nguyên điện tử ............................................57
2.3.4 Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên điện tử...................................................59


2.3.5 Đánh giá của người dùng về nguồn tài nguyên điện tử.......................................69
2.3 Nhận xét, đánh giá chung về công tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử
tại Thư viện Đại học Thủ Dầu Một ......................................................................................76
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
3.1 Định hướng phát triển của Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một .............................81
3.2 Giải pháp phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện
Trường Đại học Thủ Dầu Một .............................................................................................83
3.2.1 Nhóm giải pháp đẩy mạnh xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên điện tử .................83
3.2.2 Nhóm giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài ngun thơng tin .........................91
3.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức .................................................................................95
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 103
PHỤ LỤC

..................................................................................................................... 108



-i-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với ưu thế là một nguồn tài nguyên được sưu tầm, chọn lọc và hệ thống
hóa, đặc biệt mang tính cập nhật cao, các nguồn tài nguyên thông tin điện tử đang
được các thư viện, nhất là các thư viện đại học, ngày càng quan tâm và mong muốn
phát triển, bổ sung vào nguồn tài ngun thơng tin của cơ quan mình. Người dùng
tin nói chung và những người làm cơng tác nghiên cứu khoa học nói riêng cũng
ngày càng quan tâm và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin điện tử phục vụ cho
mục đích học tập và nghiên cứu của mình.
Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một đang từng bước xây dựng cơ sở dữ
liệu nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu tin của người dùng. Hiện nay, thư viện
đang gặp những khó khăn về diện tích dành cho kho sách, vốn tài liệu cịn q
mỏng so với quy mơ đào tạo của trường, loại hình tài liệu cịn ít, nội dung tài liệu
thơng tin chưa sâu.. Vì vậy, để giải quyết những khó khăn trước mắt, một trong
những chính sách phát triển nguồn tài nguyên thơng tin của thư viện chính là ưu tiên
phát triển nguồn tài nguyên điện tử. Với những nguồn tài nguyên điện tử hiện có
của thư viện, người dùng tin cũng đã có sự quan tâm đến loại hình tài ngun thông
tin mới này. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thư viện cần bổ sung và phát triển thêm
các nguồn tài nguyên điện tử để giải quyết các vấn đề về diện tích kho sách, đồng
thời phục vụ tốt hơn nhu cầu tin của người dùng. Đây cũng chính là lý do tôi chọn
vấn đề: “Phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện Trường Đại học Thủ
Dầu Một” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về luận văn, có các nghiên cứu liên quan đến nguồn tài nguyên thông tin điện
tử như:

- Luận văn: “Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại thư viện
Quân đội” của tác giả Mạc Thùy Dương khảo sát quá trình xây dựng và khai thác


- ii -

nguồn lực thông tin điện tử tại Thư viện Quân đội và một số giải pháp hoàn thiện
việc xây dựng, khai thác thông tin điện tử.
- Luận văn: “Xây dựng vốn tài liệu điện tử tại một số thư viện trường đại học
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thúy Hương. Luận văn
chú trọng nghiên cứu thực trạng xây dựng vốn tài nguyên điện tử dưới dạng cơ sở
dữ liệu toàn văn, tác giả chỉ mới đưa ra các giải pháp về phát triển vốn tài liệu điện
tử, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử cho các thư viện.
- Luận văn: “Tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên điện tử tại các
thư viện thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh
Thanh Xuân nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cải tiến công tác tổ chức, quản lý
và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của các thư viện.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên điện tử đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau, được nghiên cứu ở những thư viện có những thế mạnh nhất định về
nguồn tài nguyên này, các giải pháp đưa ra cũng phần nào giải quyết được những
vấn đề về nguồn tài nguyên điện tử. Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một trong
điều kiện còn thiếu thốn về nhiều mặt, nhưng thư viện ln cố gắng tìm mọi giải
pháp để xây dựng một nguồn lực thông tin đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người sử dụng. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để phát triển nguồn tài
nguyên điện tử tại Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một là một yêu cầu cấp thiết,
phải được nghiên cứu một cách chi tiết và phù hợp với điều kiện thực tế tại thư
viện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu hiện trạng nguồn tài nguyên, nhu cầu sử dụng và các

điều kiện để tìm ra những giải pháp phát triển nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:


- iii -

+ Nghiên cứu thực trạng và các điều kiện phát triển nguồn tài nguyên điện tử
tại Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một.
+ Nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, xử lý, bảo quản và khai thác nguồn tài
nguyên điện tử hiện có của Thư viện Đại học Thủ Dầu Một và các thư viện có thế
mạnh về nguồn tài nguyên này để hiểu rõ hơn bản chất, sự ảnh hưởng của các
chính sách sử dụng thông tin đến hành vi thông tin của người sử dụng.
+ Nghiên cứu mức độ đáp ứng nhu cầu tin về nguồn tài nguyên điện tử của các
nhóm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một.
+ Đưa ra các giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng và phát triển nguồn tài
nguyên điện tử tại Thư viện Đại học Thủ Dầu Một.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển nguồn tài nguyên điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại Thư viện Trường Đại học
Thủ Dầu Một từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích tài liệu: hệ thống hóa cơ sở lý luận từ sách, các bài tạp
chí và luận văn liên quan đến các nguồn tin điện tử trong các cơ quan thông tin –
thư viện.
- Quan sát thực tế khả năng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử
của các nhóm người dùng tin tại thư viện.
- Điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu đại diện mẫu của từng nhóm
người dùng tin để hiểu rõ hơn về nhu cầu tin cũng như thói quen và khó khăn của
họ trong việc tìm kiếm thơng tin.

- Tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của Tỉnh và của Nhà trường về định hướng
phát triển của Trường cũng như của Thư viện qua từng giai đoạn khác nhau, từ đó
đề ra các chính sách phù hợp và mang tính khả thi.


- iv -

- Tổng hợp số liệu thống kê và theo số liệu điều tra thực tế để đề ra các giải
pháp phát triển nguồn tài nguyên điện tử của thư viện.
6. Hướng tiếp cận tư liệu
- Tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động thư viện thơng tin, về
chính sách phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên điện tử.
- Tài liệu nội bộ của Trường Đại học Thủ Dầu Một và của Thư viện như: Quy
hoạch phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2020; các báo cáo tổng
kết, phương hướng hoạt động của thư viện,...
- Tài liệu chuyên ngành và tham khảo về thư viện thông tin, bao gồm: luận
văn, sách, báo – tạp chí trong và ngồi nước.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên
điện tử trong nguồn tài nguyên thông tin của các cơ quan thông tin – thư viện hiện
nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: giúp thư viện hiểu rõ hơn nhu cầu về nguồn tài nguyên
điện tử của người dùng tin của chính đơn vị mình và đánh giá đúng hiệu quả sử
dụng nguồn tài nguyên điện tử mà mình đang có, từ đó có những giải pháp phát
triển và nâng cao nguồn tài nguyên thông tin này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển nguồn tài nguyên
điện tử trong thư viện

Trình bày tổng quan về nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện. Các ưu,
nhược điểm của nguồn tài nguyên điện tử và thực tiễn của việc phát triển nguồn tài
nguyên điện tử ở các thư viện đại học ở Việt Nam và trên thế giới.


-v-

Chương 2: Thực trạng nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện Đại học Thủ Dầu
Một
Nêu lên cách thức, những thuận lợi, khó khăn của Thư viện trong việc phát
triển nguồn tài nguyên điện tử; Nghiên cứu các điều kiện để phát triển nguồn tài
nguyên điện tử, mức độ đáp ứng nhu cầu tin về tài liệu điện tử của thư viện; Đưa ra
nhận xét, đánh giá về nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện Trường Đại học Thủ
Dầu Một.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Đưa ra các giải pháp phát huy hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên điện
tử tại Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một, dựa trên những điều kiện phát triển
của thư viện.


-1-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan về nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện
1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều có những định nghĩa khác nhau về
nguồn tài nguyên điện tử. Chúng được hiểu theo những cách sau:

Theo trang các thuật ngữ về thư viện của trường Đại học Waikato – New
Zealand thì tài nguyên điện tử là các hình thức khác nhau của cơ sở dữ liệu và các
tập tin máy có thể đọc, bao gồm các tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, các
trang web, và cơ sở dữ liệu trên CD-ROM1.
Tài nguyên điện tử lại được Thư viện Quốc hội Mỹ định nghĩa như sau: Tài
nguyên điện tử là bất cứ tài liệu nào đã được mã hóa và có thể truy cập được thơng
qua máy tính2.
Ngồi ra, cịn có một định nghĩa khác về nguồn tài nguyên điện tử với tên gọi
Digital Information Resources - Nguồn tài nguyên thông tin số. Nguồn tài nguyên
thông tin số bao gồm những tài liệu số nguyên sinh và những tài liệu đã được số
hóa, nó có thể được truy cập từ cơ sở dữ liệu của chính thư viện hoặc từ các trang
web. Các tài liệu số nguyên sinh bao gồm: sách điện tử, tạp chí khoa học điện tử,
báo điện tử, tạp chí điện tử, luận án, luận văn, báo cáo, trang web, các nguồn tài
nguyên trên web và các tài liệu khác có liên quan. Mặt khác, tài liệu được số hóa có
nghĩa là chuyển đổi các tài liệu từ định dạng khác sang định dạng số3.
1

Nguyên văn tiếng Anh: “What is an electronic resource? Any of several different categories of databases and
machine-readable files, including, but not limited to electronic journals, online databases, World Wide Web sites, and
CD-ROM databases” ( />2

Nguyên văn tiếng Anh: “An electronic resource is defined as any work encoded and made available for access
through the use of a computer”.

3

Nguyên văn tiếng Anh: “Digital information resources are those resources whose deal with both born digital and
digitized materials which can be either accessible from library’s in house database or from the World-Wide-Web. The
born digital materials includes: e-books, e-journal, e-news paper, e-magazine, thesis, dissertations, reports, website,
www-resources and other related materials […]. On the other hand, digitized materials means converting the

materials from other format into digital format”.


-2-

Ở Việt Nam cũng có một số quan điểm khác nhau về nguồn tài nguyên điện
tử. Theo tác giả Nguyễn Viết Nghĩa, nguồn tài nguyên điện tử bao gồm các tài liệu
như sách điện tử, báo điện tử, cơ sở dữ liệu và các phần mềm, các chương trình
chạy trên máy tính, các file multimedia, các trang web,… tức là tất cả những cái gì
có thể đọc được, truy cập được thơng qua máy tính hay mạng máy tính điện tử [32,
tr. 2]. Tác giả Nguyễn Hồng Sinh cho rằng tài liệu điện tử có thể là bất kỳ đối tượng
nào đã được số hóa, ví dụ một tệp tin điện tử, một tấm ảnh số. Các thông tin số hóa
này tồn tại trong một dạng thức mà máy tính có thể lưu giữ, tổ chức, chuyển tải, và
hiển thị. [12, tr. 100].
Tóm lại, ban đầu, tài liệu điện tử được hiểu là “những tài liệu đã được mã hóa”
hoặc “những tài liệu chỉ đọc được bằng máy tính”. Cho đến nay, tùy theo góc độ
nghiên cứu, tài liệu điện tử có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, nguồn tài nguyên điện tử được đề cập tới bao gồm
cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn, các bộ sưu tập số và tài liệu đa
phương tiện.
1.1.2 Các nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện
1.1.2.1 Cơ sở dữ liệu thư mục (Bibliographic Databases)
Tài nguyên điện tử đã thay đổi thói quen truy cập nguồn tài nguyên thư viện
của người dùng, bắt đầu từ những cơ sở dữ liệu thư mục. Những tờ phích mục lục
được sử dụng trong gần một thế kỷ gần như bị thay thế bởi những cơ sở dữ liệu thư
mục. Chúng được phát triển qua các giai đoạn khác nhau bằng các dự án và ngày
nay được ứng dụng rộng rãi trong các thư viện, trở thành một tiêu chuẩn chung cho
các thư viện xây dựng và chia sẻ các cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu thư mục gồm
những loại cơ bản sau:
- Khổ mẫu biên mục - MARC (Machine – Readable Cataloging)

Một trong những phát triển quan trọng trong những năm 1960 đó là sự xuất
hiện của khổ mẫu biên mục - MARC. Định dạng MARC đã thay đổi một cách đáng
kể cách các nguồn tài nguyên thư viện được xử lý và truy cập. Các chuyên gia thư
viện tạo ra MARC đã nhận thấy sự cần thiết phải tự động hóa và cung cấp một


-3-

chuẩn dữ liệu trong thời đại phát triển của công nghệ. Sự linh hoạt và phổ biến của
định dạng MARC đã chứng minh được tầm nhìn xa của những chuyên gia đã phát
triển nó.
Năm 1964, dự án thí điểm MARC đã được hình thành tại Thư viện Quốc hội
Mỹ. Các định dạng MARC I đã được tạo ra, mã số nơi xuất bản, ngôn ngữ, nhà xuất
bản đã được xây dựng, phần mềm máy tính đã được thiết kế. Năm 1966, các băng
từ biểu ghi MARC đã được phân phối đến 16 thư viện tham gia vào dự án thí điểm.
Các băng từ có chứa các biểu ghi thư mục của Thư viện Quốc hội Mỹ bằng tiếng
Anh đều được định dạng MARC I, và các thư viện tham gia trong dự án thí điểm có
thể sử dụng các biểu ghi MARC để tự động một số khâu trong hoạt động thư viện
của mình [4, tr.3].
Sự thành cơng của MARC I đã tạo tiền đề cho sự ra đời của MARC II. MARC
II được phát triển dựa trên những phản hồi từ các thư viện tham gia dự án thí điểm.
MARC II được thiết kế để phục vụ như là một phương tiện trung gian truyền đạt
hoặc trao đổi thông tin với người sử dụng. Sự phát triển của định dạng MARC đã
đặt nền tảng cho các thư viện thực hiện việc chia sẻ cơ sở dữ liệu thư mục. Các cơ
sở dữ liệu và các dịch vụ được tạo ra sau này đều hỗ trợ cho việc chia sẻ đó. Ngày
nay, MARC II thực sự trở thành một chuẩn biên mục chung cho hầu hết các thư
viện trong việc xây dựng và chia sẻ CSDL.
- Mục lục truy cập công cộng trực tuyến – OPAC (Online Public Access Catalog)
Từ việc tạo ra các biểu ghi thư mục theo chuẩn MARC, việc ứng dụng nó vào
hoạt động của thư viện đã được tiến hành. Người dùng có thể trực tiếp tìm kiếm

thơng tin trên mục lục truy cập cơng cộng trực tuyến - OPAC mà không cần sự giúp
đỡ trung gian là nhân viên thư viện. Hệ thống điều khiển thư viện (the library
control system) đã trở thành một trong những danh mục trực tuyến sớm nhất. Các
danh mục đã được tìm kiếm bằng tên tác giả (author), nhan đề (title), cả tác giả và
nhan đề (author and title), số định danh (call number), và đề mục chủ đề của Thư
viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress subject headings) [4, tr.3]. Máy tính xuất
dạng vi phim (Computer-output-microform - COM) đã thay thế cho các tờ phích


-4-

mục lục, điều này được xem như là một kết quả của việc chia sẻ thư mục trực tuyến.
Với những tiện ích của OPAC mang lại, người dùng đã ưu tiên sử dụng mục lục
truy cập trực tuyến hơn là sử dụng các tờ phích mục lục. Sự ưu tiên sử dụng này đã
dẫn đến sự phát triển hơn nữa mục lục trực tuyến. Việc chuyển tiếp từ những tờ
phích mục lục sang mục lục trực tuyến cũng khá dễ dàng, và nó được thiết kế có
những chức năng giống như các tờ phích mục lục.
1.1.2.2 Cơ sở dữ liệu toàn văn
- CSDL CD-ROM (CD-ROM Databases)
Các nhà cung cấp đã bắt đầu phân phối các cơ sở dữ liệu điện tử trên những
đĩa CD-ROM (compact disc-read only memory) vào giữa những năm 1980. Công
nghệ CD-ROM được chào hàng là một loại “giấy cói mới” (new papyrus). Các nhà
cung cấp cũng đã thiết kế một giao diện dễ dàng cho người sử dụng khi tiếp cận
CD-ROM lần đầu tiên. Sản phẩm CD-ROM thương mại đầu tiên được thiết kế đặc
biệt cho các thư viện là BiblioFile của Library Corporation (BiblioFile chứa đựng
các biểu ghi thư mục MARC của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ) [4, tr.7].
Cơ sở dữ liệu trên CD-ROM nhanh chóng trở nên phổ biến bởi nhiều lý do.
Cơ sở dữ liệu CD-ROM với giao diện thân thiện với người sử dụng, đưa tìm kiếm
trực tuyến tới tay họ. Người dùng tin khơng cịn u cầu sự giúp đỡ từ một cán bộ
thư viện để truy cập vào các nguồn tài nguyên điện tử.

CD-ROM cung cấp mật độ lưu trữ cao so với phương tiện truyền thống khác
có sẵn vào thời điểm đó, chẳng hạn như đĩa mềm và băng từ. Nó cũng bền hơn và
khơng thể bị thay đổi hoặc bị xóa. Khả năng in các trích dẫn từ một máy tính cũng
thuận tiện hơn cho người sử dụng thay vì phải viết bằng tay.
Khi cơ sở dữ liệu toàn văn bắt đầu được cung cấp trên các sản phẩm CDROM, thêm vào đó là các trích dẫn thư mục thì các sản phẩm này càng trở nên phổ
biến hơn. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như là cơ sở dữ liệu CD-ROM
không được cập nhật thường xuyên như cơ sở dữ liệu trực tuyến, vì các CD-ROM
này đã được sản xuất, sao chép và chuyển đến thư viện. Một số cơ sở dữ liệu được
cập nhật hàng tháng, một số hàng quý, và một số khác là hàng năm. Một trong


-5-

những nhược điểm của công nghệ CD-ROM là thư viện phải dành một máy trạm,
thường bao gồm một máy tính, ổ đĩa CD-ROM, và máy in để tạo một bản sao của
một cơ sở dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu trực tuyến (Online Databases)
Cơ sở dữ liệu trực tuyến được sử dụng rất nhiều trong những năm 1980. Các
bài báo toàn văn bắt đầu được thêm vào cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến khiến cho
các cơ sở dữ liệu trở nên hữu ích hơn. Việc tìm kiếm trực tuyến tại thời điểm này
thường được thực hiện thông qua giao thức TELNET và tư nhân, phi lợi nhuận
mạng, không phải là Internet. Một số nhược điểm trong việc sử dụng các cơ sở dữ
liệu trực tuyến trong suốt thời gian cuối của những năm 1980, bao gồm khó khăn
trong việc xác định và định vị các nguồn liên quan, vấn đề của mỗi tài ngun có
một giao diện tìm kiếm khác nhau, và những khó khăn trong việc chuyển kết quả
tìm kiếm từ một hệ thống khác để tổng hợp và phân tích [4, tr.8].
- Cơ sở dữ liệu dựa trên nền Web (Web-based Databases)
Kể từ khi Web trở thành phổ biến, giao diện đã được cải thiện để làm cho việc
tìm kiếm dễ dàng hơn. Tài liệu tồn văn và đa phương tiện ngày càng trở nên phổ
biến. Tuy nhiên, do hầu hết các nguồn tài nguyên đều dựa trên đăng ký và cấp

quyền nên các thư viện phải chịu trách nhiệm kiểm soát quyền truy cập vào các cơ
sở dữ liệu. Ngoài ra, các nguồn tài nguyên cũng là một phần của Web chìm (deep
Web)4, và chúng khó có khả năng bị phát hiện bởi các cơng cụ tìm kiếm Web. Vì
hầu hết người sử dụng bắt đầu tìm kiếm thơng tin với các cơng cụ tìm kiếm, và họ
đã khơng tìm ra những nguồn tài ngun hữu ích và đắt giá, phù hợp với yêu cầu
của mình.
Sự phát triển sớm của cơ sở dữ liệu trên nền Web là việc truy cập vào chúng
được điều khiển thông qua sử dụng thông tin đăng nhập và mật khẩu. Nó nhanh
chóng trở thành một cơng cụ thuận lợi để quản lý quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu
4

Hầu hết các thông tin trên mạng bị chôn sâu dưới đáy, nơi các liên kết từ các trang tìm kiếm khơng
thể liệt kê ra, nơi các cỗ máy tìm kiếm khơng thể với tới. Các cỗ máy tìm kiếm truyền thống khơng thể nhìn
thấy hoặc truy vấn thơng tin trong web chìm-những trang này khơng tồn tại cho đến khi chúng được các cỗ
máy này tạo liên kết động trong kết quả tìm kiếm cụ thể nào đó. ăm 2011, lượng thơng tin trên web chìm đã
vượt hơn hẳn web nổi.


-6-

trên nền Web. Xác thực bằng địa chỉ IP (địa chỉ giao thức Internet) trở thành
phương pháp chính được sử dụng bởi thư viện và các nhà cung cấp cơ sở dữ liệu để
cung cấp nguồn tài nguyên cho các máy tính trong các tổ chức, và các thư viện sử
dụng máy chủ ủy nhiệm (proxy servers) để xác thực người dùng từ xa. Thông tin
thư viện đã trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với người dùng bên ngoài thư viện.
Tìm kiếm siêu dữ liệu được phát triển vào cuối những năm 1990, nhưng không
cung cấp kết quả thực sự thỏa đáng. Điều này chủ yếu do mỗi nhà cung cấp cơ sở
dữ liệu có nhãn trường khác nhau và cơ chế tìm kiếm khác nhau. Nhiều thư viện đã
đầu tư trong các cơng cụ tìm kiếm siêu dữ liệu bởi vì nó giúp tiết kiệm thời gian cho
người sử dụng. Trong những năm 2000, Google và Microsoft đã giúp các thư viện

trình bày cơ sở dữ liệu và các bộ sưu tập tạp chí điện tử thơng qua việc sử dụng xử
lý kết nối, OpenURL và các dịch vụ như Google Scholar và Microsoft
LiveAcademic [4, tr.9].
- Tạp chí điện tử (Electronic journals)
Tạp chí điện tử (e-journals) cịn được gọi là xuất bản điện tử định kỳ
(electronic serials), là tạp chí dùng các thuật ngữ khoa học, chun mơn, chuyên
dùng trong giới các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Chúng có thể được truy cập
thơng qua truyền tin điện tử, trong thực tế, điều này có nghĩa là chúng thường được
cơng bố trên trang web. Đây là một hình thức của tài liệu điện tử, được tạo ra nhằm
mục đích cung cấp thơng tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học, được
định dạng trình bày gần giống như các bài báo trên các tạp chí in truyền thống.
Tạp chí điện tử đã được thử nghiệm sớm vào năm 1982 thông qua Hệ thống
trao đổi thông tin điện tử - EIES (Electronic Information Exchange System), được
tài trợ bởi Phịng Khoa học Thơng tin và Cơng nghệ của Quỹ Khoa học Quốc gia
Hoa Kỳ. Có bốn nguyên mẫu của tạp chí điện tử có sẵn trên hệ thống này. Bốn
nguyên mẫu bao gồm một bản tin, một tạp chí chính thức, một tạp chí tương đương
có bình xét và phản biện khoa học các bài tạp chí đã được xuất bản (thường được
gọi là Review Journal), và một tạp chí tương tác bao gồm những thắc mắc, phản
hồi, và tóm tắt [4, tr.9]. Tạp chí điện tử vẫn tiếp tục được tạo ra, chủ yếu trong các


-7-

lĩnh vực khoa học, và được thực hiện thông qua FTP (File Transfer Protocol) và
Gopher (dịch vụ truyền tệp tương tự FTP, hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp
thông tin về tài nguyên).
Một số loại ấn phẩm định kỳ, chẳng hạn như bản tin, đã được phân phối bằng
thư điện tử và fax trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, nhưng điều này
chỉ thực hiện được với những bản tin ngắn có giới hạn về đồ họa. Phương pháp
chính cho các thư viện để truy cập các tạp chí điện tử trong thời gian này đã được

thơng qua cơ sở dữ liệu tổng hợp.
Hầu hết các tạp chí điện tử được cơng bố trong các định dạng PDF và/hoặc
HTML. Một số ít cơng bố trong định dạng DOC, và một số đang bắt đầu để thêm
định dạng âm thanh MP3. Một số tạp chí điện tử đầu tiên đã được công bố bằng
định dạng văn bản ASCII. Web đã trở thành môi trường nơi mà các tạp chí điện tử
phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2004, số lượng các tạp chí điện tử được ước tính
khoảng 30.000 nhan đề. Tốc độ tăng trưởng như vậy đã chứng minh rằng sự phổ
biến và phát triển của tạp chí điện tử.
- Sách điện tử (Electronic Books)
Sách điện tử (Electronic Books - eBooks) là một phương tiện số tương ứng
của các loại sách in thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do dễ dàng
phân phát, chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một
lượng tri thức lớn, sách điện tử là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và
đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính,
máy tính bỏ túi (pocket PC), điện thoại,...
Dự án Gutenberg là dự án đầu tiên về sách điện tử. Dự án tập trung vào các tài
liệu và sách phục vụ cho mục đích cơng cộng. Dự án Gutenberg bắt đầu vào năm
1971 tại phịng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu tại Đại học Illinois, Michaekl Hart đã
bắt đầu dự án e-book để lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi khi khai thác máy tính
trong phịng thí nghiệm. Triết lý đằng sau dự án này là tạo ra các văn bản dễ dàng
sử dụng và không tốn kém về mặt xuất bản, mọi người được tự do sử dụng những


-8-

cuốn sách có sẵn trên Internet. Điều này đã được thực hiện bởi các tình nguyện
viên, bằng cách tạo ra các tập tin ASCII. Các tình nguyện viên chuyển đổi các tập
tin ASCII ban đầu sang các định dạng khác như HTML và PDF theo yêu cầu của
từng định dạng văn bản [4, tr.11].
Ngày nay, nhiều nhà xuất bản bên cạnh việc phát hành các bản sách giấy còn

phát hành thêm loại hình sách điện tử với giá cả phải chăng hơn cho một bộ phận
người đọc. Chi phí phát hành của sách điện tử rất thấp nên mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho cả nhà xuất bản và người đọc.
Sự bùng nổ của Internet và các thiết bị điện tử thông minh giúp cho sách điện
tử ngày càng được nhiều người quan tâm. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng đã
được chuyển thành sách điện tử để chia sẻ trên mạng thơng tin tồn cầu này. Nhiều
trang web đã được lập ra để bán hoặc chia sẻ sách điện tử, thậm chí cịn có hình
thức cho th sách điện tử với một mức phí rất dễ chịu, cho người đọc có nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc quyết định hình thức sở hữu loại hình tài liệu mới này.
* Sách CD-ROM (CD-ROM Books)
Các gói thương mại đầu tiên của sách điện tử là các sản phẩm CD-ROM. “The
Library of the Future” là một trong những sản phẩm CD-ROM đầu tiên, chứa
khoảng 300 tác phẩm văn học phục vụ cho cộng đồng ở định dạng ASCII. Một cuốn
sách điện tử phổ biến khác được sưu tập trên CD-ROM bao gồm các tài liệu tra cứu
như Từ điển quốc tế toàn tập (International Dictionary Unabridged) được xuất bản
bởi Merriam-Webster Inc vào năm 2000 [4, tr.11]. Nó bao gồm một từ điển đồng
nghĩa và hình ảnh minh họa cũng như các chức năng đa phương tiện như âm thanh
phát âm và các tính năng tương tác như đánh dấu (bookmark) và trợ giúp về chính
tả. Mặc dù có những thành công ban đầu nhưng những cuốn sách điện tử đã khơng
làm cho q trình chuyển đổi từ in ấn sang điện tử được diễn ra nhanh chóng vào
cuối những năm 1990. Có nhiều lý do để lý giải cho điều này, nhưng lý do thường
được đưa ra nhất đó là đọc sách trên một màn hình gây nên cảm giác khó chịu cho
nhiều người.


-9-

Lịch sử về các nguồn tài nguyên điện tử thư viện cho thấy rằng việc thư viện
cung cấp truy cập tài nguyên điện tử như một cách để chứng minh giá trị cốt lõi của
thư viện trong việc cung cấp các nguồn lực tốt nhất có thể để đáp ứng nhu cầu tin

của người dùng. Trong khi một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong suốt sự phát triển
của các nguồn tài ngun, như khơng có khả năng tìm kiếm đầy đủ trên nhiều tài
nguyên, nhưng hy vọng rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết với thời gian và
công sức từ cán bộ thư viện và các nhà cung cấp.
1.1.3 Đặc điểm nguồn tài nguyên điện tử
Tài ngun điện tử có những lợi ích cho cả nhà xuất bản lẫn người dùng. Vào
những năm 1990, hầu hết các sách đều phải được định dạng trên máy tính trước khi
in, điều này đã tốn một chi phí đáng kể. Ngồi ra, nó cũng gây ra một sự lãng phí để
in ra một bản để xem trước (in thử). Với tài liệu điện tử, chi phí dành cho việc in ấn
một số nhan đề sách cụ thể sẽ giảm đi một cách nhanh chóng bởi vì chỉ cần một số
ít bản sao được in ra. Vì vậy, một trong những lợi ích tiềm năng của tài liệu điện tử
là nhà xuất bản khơng phải ước tính số lượng bản sao của một cuốn sách cụ thể sẽ
được bán đi. Một lợi thế tiềm năng của sách điện tử dành cho người đọc nữa là họ
có thể lưu giữ nhiều nhan đề sách cùng một lúc trong một khoảng không gian nhỏ,
thực tế là sách điện tử cần ít hoặc không cần một không gian trên kệ, điều này mang
lại nhiều thuận lợi cho sinh viên và những người hay di chuyển.
So với nguồn tài nguyên truyền thống thì nguồn tài nguyên điện tử có những
đặc điểm đồng thời cũng là những thuận lợi mang tính vượt trội như về hệ thống đa
truy, tốc độ, chức năng, nội dung, khả năng quản lý và lưu giữ.
Hệ thống đa truy: tài nguyên điện tử có thể được truy cập mọi lúc, mọi nơi và
cho nhiều người trong cùng một thời điểm mà không phụ thuộc vào không gian và
thời gian, số lượng tài liệu còn khả năng cho phép mượn hay không.
Tốc độ: tài nguyên điện tử thường được xem là nhanh hơn nhiều để dị tìm và
lấy thơng tin so với các công cụ tra cứu truyền thống. Bên cạnh đó, người dùng có


- 10 -

thể tìm kiếm được nhiều kết quả phù hợp với nhu cầu tin chỉ trong một khoảng thời
gian càng ngày càng được rút ngắn.

Chức năng: một tập dữ liệu cho phép người sử dụng tiến cận ấn bản và phân
tích nội dung của nó bằng các phương thức mới. Các ấn phẩm điện tử thường cho
phép người dùng đọc lướt, và định vị những nội dung quan tâm nhất nhờ vào chức
năng tìm từ khóa xuất hiện trong tồn bộ văn bản. Người dùng cũng có thể tra tìm
tài liệu đồng thời theo nhiều yếu tố mơ tả thư mục với các tốn tử tìm tin, tìm theo
liên kết tới các nguồn tham khảo,… giúp mở rộng, thu hẹp phạm vi tìm kiếm, rút
ngắn thời gian tra tìm và giảm thiểu thời gian tiếp cận đến toàn văn tài liệu (chẳng
hạn khi tra từ điển chúng ta sẽ khơng bị hạn chế về mục từ). Ngồi ra, người dùng
có thể thu thập, hợp nhất thơng tin cần thiết vào các tài liệu khác, bổ sung tìm và
tham khảo chéo giữa các ấn bản khác nhau.
ội dung: tài nguyên điện tử có thể chứa đựng một lượng thơng tin rộng lớn,
nhưng quan trọng hơn là nó có thể chứa đựng những phương tiện truyền đạt hỗn
hợp như hình ảnh động, âm thanh, hoạt động của nhân vật,… mà tài liệu in ấn
không thể làm được.
Quản lý và lưu giữ: nhờ vào các phần mềm, các tài liệu điện tử có thể được tổ
chức, sắp xếp theo ý đồ của người dùng tạo nên sự tiện lợi cho việc sử dụng sau này
bằng cách lưu lại các tài liệu và phiên làm việc ở tài khoản cá nhân. Mật độ lưu
chứa thông tin trên tài liệu điện tử rất cao, do đó, lưu giữ tài liệu điện tử khơng tốn
diện tích [12, tr.101].
Bên cạnh những ưu điểm mang tính vượt trội trên thì tài liệu điện tử cũng có
những bất cập trong việc tổ chức khai thác và sử dụng. Tài liệu điện tử ln địi hỏi
ít nhất một trang thiết bị đi kèm khi sử dụng, một thiết bị hiện đại và phần mềm
tương thích có thể đọc được các định dạng của tài liệu điện tử. Ngoài ra, tính an
tồn thơng tin của tài liệu điện tử dễ bị xâm phạm do sao chép dễ dàng, tính ổn định
thơng tin có thể khơng đồng nhất.


- 11 -

Mặc dù có những bất cập trong quá trình sử dụng nhưng cũng khơng thể phủ

nhận những lợi ích mà tài liệu điện tử mang lại cho người dùng. Và sự phát triển
của tài liệu điện tử trong những năm gần đây đã minh chứng cho sự phát triển tất
yếu của loại hình tài liệu này trong thư viện.
1.2 Xu hướng phát triển nguồn tài nguyên điện tử
Các nguồn tài nguyên điện tử của thư viện là đa dạng và phong phú, và với xu
hướng phát triển chung thì các nguồn tài nguyên điện tử cần phải thay đổi và cải
tiến nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dùng. Có thể khẳng
định một điều rằng, mục lục thư viện phải thay đổi một cách nhanh chóng thì mới
có thể tồn tại là một phần không thể tách rời của nguồn tài nguyên điện tử. Các thay
đổi đó có thể là tạo ra một cổng thông tin thư viện bao gồm các liên kết tìm kiếm,
xếp hạng các kết quả liên quan, và cải thiện khả năng trình duyệt.
Cơ sở dữ liệu sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và loại nội dung, và người dùng
tin sẽ tiếp tục yêu cầu nguồn tài ngun thơng tin tồn văn. Vì vậy, tìm kiếm và liên
kết phải tiếp tục cải thiện, và các thư viện sẽ khuyến khích hơn nữa việc phát triển
những cơng cụ này. Thư viện sẽ tiếp tục làm việc để các nguồn tài nguyên của họ
sẵn sàng phục vụ người dùng tin, và người dùng của họ có thể tìm thấy chúng thơng
qua Google và/hoặc các cơng cụ tìm kiếm web khác.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các yếu tố bên ngoài như thị trường tài liệu điện
tử và các công nghệ đi kèm cũng ảnh hưởng một cách tích cực đến sự phát triển của
các nguồn tài nguyên điện tử trong các thư viện đại học.
Thị trường tài nguyên điện tử phát triển ngày càng đa dạng và phong phú
Thị trường sách điện tử ngày càng phát triển và hoạt động nhộn nhịp.
NetLibrary và Ebrary tham gia thị trường sách điện tử vào cuối năm 1998 và phát
triển một mơ hình kinh doanh tài liệu điện tử. Các thư viện và doanh nghiệp có thể
mua những bộ sưu tập sách điện tử được lưu trữ trên máy chủ của công ty.


- 12 -

Năm 2004, Google tham gia hợp tác với thư viện lớn để số hóa bộ sưu tập

sách in của họ và có thể tìm kiếm thơng qua Google Book Search
. Tuy nhiên, vì các vấn đề về bản quyền, Google chỉ hiển
thị các thông tin thư mục cơ bản, phần tóm tắt nội dung và một vài trang đầu tiên
của cuốn sách.
Ngoài ra, các nhà xuất bản lâu đời và danh tiếng trên thế giới đều phát triển
xuất bản tài liệu điện tử dưới dạng các CSDL tạp chí khoa học tồn văn như
Elsevier (sản phẩm chính là CSDL Science Direct, Scopus), Springer, Blacwell,
John & Sons, Academic Press. Các công ty nổi tiếng như Thomson Gale, Wilson,
EBSCO, MacGrawhill, Macmillan,… đều cung cấp sách điện tử, tạp chí điện tử, các
cơ sở dữ liệu có giá trị khoa học cao đủ các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Số lượng các cơ sở dữ liệu cũng như nội dung, hình thức tài liệu điện tử ngày
càng tăng lên và không ngừng cải tiến về chất lượng, mang đến nhiều tiện ích cho
người dùng, tạo cho họ cảm thấy sự thuận tiện trong việc sử dụng các nguồn tài
nguyên điện tử.
Sự phát triển của các công nghệ đi kèm
Sony phát triển một đầu đọc sách điện tử mới được phát hành năm 2006.
Reader Sony sử dụng cơng nghệ màn hình E-Ink, một công nghệ không phụ thuộc
vào đèn nền và cung cấp một màn hình độ phân giải tương tự như sách in. Người
dùng được hỗ trợ các loại tập tin khác nhau bao gồm .pdf và thậm chí các tài liệu
word. Nó cũng cho phép người dùng nghe các tập tin MP3 cùng một lúc họ đang
đọc một e-book. Chi phí vẫn cịn khá đắt đỏ cho người dùng, nhưng công nghệ EInk dường như đã giải quyết một cản trở lớn đối với sách điện tử, đó là vấn đề dễ
đọc. Do đó, cơng nghệ E-Ink có thể là chìa khóa để phát triển sách điện tử.
Có thể thấy, thị trường tài liệu điện tử cũng như các công nghệ đi kèm phát
triển không ngừng. Những tài liệu, thông tin nói chung sẽ phải ln ln phát triển
để phù hợp hơn với công nghệ. Và công nghệ mới luôn cần một khoảng thời gian


- 13 -

nhất định để thay đổi thói quen của người sử dụng, nhưng xu thế áp dụng công nghệ

mới là không thể đảo ngược.
1.3 Công tác phát triển nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện đại học
1.3.1 Vai trò của nguồn tài nguyên điện tử trong các thư viện đại học
1.3.1.1 Đối với thư viện đại học
Vốn tài liệu là một trong những yếu tố cấu thành thư viện, là cơ sở và điều
kiện để thư viện phát triển. Từ khi được hình thành, vốn tài liệu điện tử là một phần
trong vốn tài liệu chung của thư viện và các thư viện đại học ngày nay đang chú
trọng phát triển nguồn tài nguyên điện tử vào vốn tài liệu của mình. Nguồn tài
nguyên điện tử thật sự giữ một vai trị nhất định trong cơng tác thư viện.
Thứ nhất, nguồn tài nguyên điện tử thay đổi chính sách phát triển vốn tài liệu
thư viện. Chính sách phát triển vốn tài liệu phải điều chỉnh ngân sách cho hình thức
tài liệu điện tử, quyền sở hữu chuyển sang quyền sử dụng hay quyền truy cập.
Thứ hai, việc tổ chức kho và lưu trữ, bảo quản tài liệu có sự thay đổi. Nguồn
tài nguyên điện tử giúp giảm thiểu diện tích lưu trữ, điều này giúp các thư viện giảm
áp lực về diện tích kho, thay vào đó, sự lưu trữ phụ thuộc vào không gian ảo, tức là
máy chủ phải đủ mạnh để chứa dữ liệu phục vụ truy cập trực tuyến. Bên cạnh đó,
cơng tác bảo quản, bảo trì các tài liệu điện tử và máy móc thiết bị địi hỏi tính
chun nghiệp.
Thứ ba, nguồn tài ngun điện tử giúp các thư viện đáp ứng nhanh yêu cầu tin
và đóng vai trị là nhà cung cấp thơng tin đáng tin cậy cho người dùng. Trong thời
đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet, khơng khó để người
dùng tin có thể tìm ra được các thơng tin mà mình cần, nhưng trong số các thơng tin
đó, thơng tin dùng được chỉ chiếm một số ít và người dùng vẫn còn băn khoăn về
chất lượng thơng tin và nguồn cung cấp, độ an tồn của những thơng tin mình tìm
được.
Thứ tư, nguồn tài ngun điện tử giúp các thư viện đại học dễ dàng hơn trong
việc liên thông, liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin trong nước và quốc tế. Việc


- 14 -


chia sẻ này không những làm phong phú và đa dạng thêm nguồn lực thông tin của
mỗi thư viện mà cịn giúp giảm khoảng cách về khơng gian địa lý giữa các thư viện
trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên điện tử cũng đã thay đổi cách nhìn của xã hội
đối với thư viện, làm cho thư viện trở nên năng động và hiện đại hơn với máy tính
và các thiết bị đa phương tiện, sách, báo tạp chí điện tử. Người cán bộ thư viện đang
dần trở thành các chun gia thơng tin, có thể nhìn được bao qt và tồn diện hơn
vốn tài liệu của mình, có các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin theo yêu cầu của
người dùng tin.
1.3.1.2 Đối với người dùng tin
Cũng như nguồn tài liệu truyền thống, các nguồn tài nguyên điện tử cũng
mang lại những thuận lợi cho người dùng tin trong công tác nghiên cứu, học tập và
giải trí.
- Đối với cơng tác nghiên cứu khoa học
Các nguồn tài ngun điện tử ln mang tính cập nhật cao hơn so với loại hình
tài liệu truyền thống. Người dùng có thể tiếp cận một bài báo khoa học cùng một
thời điểm trên toàn thế giới, nghĩa là, tài liệu điện tử tạo nên sự công bằng trong
việc tiếp nhận các thông tin khoa học giữa các quốc gia với nhau và giữa các nhà
khoa học với nhau, khắc phục các trở ngại về khơng gian và thời gian. Nó cũng giúp
các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và giảng viên tiếp cận những thông tin trong
quá khứ một cách dễ dàng hơn khi các tài liệu quý hiếm đã được số hóa và được
đem ra phục vụ cho công tác nghiên cứu. Việc chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh
nghiệm giữa các nhà khoa học cũng thuận tiện hơn khi trong một diễn đàn (forum),
thông qua một trang mạng xã hội (facebook, twitter, instagram, youtube, blog) hay
qua một bức thư điện tử (email), người ta có thể dễ dàng trao đổi các tài liệu, thơng
tin với nhau.
Ngồi ra, trong công tác nghiên cứu khoa học, các nguồn tài nguyên điện tử
cũng đã góp phần làm giảm sự trùng lắp trong nghiên cứu, tiết kiệm thời gian, công
sức và nhanh chóng kế thừa được những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới.



×