Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Đánh giá chất lượng công tác tự đánh giá trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường trung cấp y tế phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------&&&------------

NGUYỄN THỊ HÒA

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------&&&------------

NGUYỄN THỊ HÒA

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ PHÚ YÊN
-----------------

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM DUNG



Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và
chưa được công bố trong các cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòa


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, Khoa Giáo dục, phòng Đào tạo Sau
đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô đã giảng dạy và hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Cao đẳng Y tế Phú Yên đã
tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, triển khai nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Luận văn này có được cũng nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ quý báu của những
người thân trong gia đình và bè bạn đồng nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến cơ giáo hướng
dẫn TS. Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục Trường

Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tác
giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, dù đã rất cố gắng, nhưng khơng sao tránh khỏi những sai sót,
khiếm khuyết khi nghiên cứu và biên tập. Tác giả kính mong quý Thầy, Cơ và Hội
đồng chấm luận văn góp ý kiến q báu cho những thiếu sót trong luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 10

2.

Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 12

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................. 12

4.

Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 12


5.

Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 13

6.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 13

7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................ 13

8.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14

9.

Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TỰ
ĐÁNH GIÁ TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
…………………………………………………………………………………17
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 17
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 18
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước............................................................. 24
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 30
1.2.1. Chất lượng .......................................................................................... 30
1.2.2. Chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục TCCN ............................ 31
1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục ........................................................... 33

1.2.4. Đánh giá (Evaluation) ......................................................................... 37
1.2.5. Tự đánh giá ......................................................................................... 38
1.2.6. Đánh giá chất lượng công tác TĐG ..................................................... 39
1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp ................. 40
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục trung cấp chuyên nghiệp .................................. 40


2

1.3.2. Cơ sở pháp lý về kiểm định chất lượng giáo dục trường trung cấp
chuyên nghiệp ..................................................................................... 40
1.3.3. Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục ...................................... 42
1.3.4. Các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá CLGD trường TCCN ................ 42
1.3.5. Ý nghĩa, mục đích tự đánh giá và các yêu cầu của công tác TĐG ........ 44
1.3.6. Quy trình tự đánh giá .......................................................................... 46
1.4. Các nguyên tắc đánh giá ............................................................................. 47
1.4.1. Đảm bảo tính qui chuẩn ..................................................................... 47
1.4.2. Đảm bảo tính khách quan .................................................................... 47
1.4.3. Đảm bảo tính xác thực và phát triển .................................................... 47
1.4.4. Đảm bảo tính tồn diện ....................................................................... 47
1.5. Mục đích, nội dung, tiêu chí, phương pháp, các mức độ đánh giá và thang đo
đánh giá chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình KĐCLGD .................... 48
1.5.1. Mục đích đánh giá chất lượng ............................................................. 48
1.5.2. Nội dung đánh giá chất lượng ............................................................. 48
1.5.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng ............................................................... 48
1.5.4. Phương pháp đánh giá......................................................................... 48
1.5.5. Các thang đo trong đánh giá................................................................ 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 51
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC TỰ
ĐÁNH GIÁ TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ PHÚ YÊN ................................................. 52
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - giáo dục của tỉnh Phú Yên ............................. 52
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên ............................................... 52
2.1.2. Tình hình giáo dục TCCN, CĐ, ĐH của tỉnh Phú Yên ........................ 52
2.2. Thông tin chung về trường Trung cấp Y tế Phú Yên. .................................. 53
2.3. Thực trạng công tác TĐG trong quy trình KĐCLGD của trường Trung cấp
Y tế Phú Yên .............................................................................................. 55


3

2.4. Đánh giá chất lượng công tác TĐG trong quy trình KĐCLGD tại trường
Trung cấp Y tế Phú Yên.............................................................................. 59
2.4.1. Về Mục tiêu của Nhà trường ............................................................... 60
2.4.2. Công tác tổ chức và quản lý ................................................................ 63
2.4.3. Về chương trình đào tạo (CTĐT) ........................................................ 66
2.4.4. Hoạt động đào tạo ............................................................................... 69
2.4.5. Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và nhân viên (NV) .. 80
2.4.6. Về người học ...................................................................................... 83
2.4.7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ............................................. 91
2.4.8. Thư viện, cơ sở vật chất và trang thiết bị học ...................................... 94
2.4.9. Tài chính và quản lý tài chính ............................................................. 99
2.4.10.Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.................................................... 100
2.5. Nhận xét đánh giá chất lượng công tác TĐG trong quy trình KĐCLGD tại
trường Trung cấp Y tế Phú Yên. ............................................................... 106
2.5.1. Những nội dung đạt chất lượng cao ................................................... 106
2.5.2. Những nội dung chưa đạt chất lượng ................................................ 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 109
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ PHÚ YÊN
………………………………………………………………………………..110
3.1. Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác
TĐG trong quy trình KĐCLGD tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên ......... 110
3.1.1. Cơ sở pháp lý và lý luận của việc đề xuất biện pháp ......................... 110
3.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất biện pháp........................................ 111
3.2. Nội dung các biện pháp nâng cao chất lượng công tác TĐG trong quy trình
KĐCLGD tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên .......................................... 112


4

3.2.1. Biện pháp1: Chỉnh sửa, bổ sung Quy chế dân chủ nhằm tạo điều kiện để
GV, NV được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của
Nhà trường........................................................................................ 112
3.2.2. Biện pháp 2: Phòng Đào tạo và các khoa/bộ môn cần thông báo kết quả
kiểm tra, đánh giá kịp thời và công khai đến người học..................... 113
3.2.3. Biện pháp 3: Phòng Đảm bảo chất lượng định kỳ thu thập ý kiến phản
hồi từ người học để tiếp tục cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá và tổ
chức để người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của
giáo viên khi kết thúc môn học.......................................................... 114
3.2.4. Biện pháp 4: Phịng Đào tạo và các khoa/bộ mơn cần phải phối hợp chặt
chẽ trong việc phân thời khóa biểu phù hợp với người học................ 115
3.2.5. Biện pháp 5: Nhà trường cần bổ sung có đủ tài liệu, sách báo, tạp chí
trong thư viện để học tập và tham khảo theo yêu cầu của chương trình
đào tạo và để đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB, GV, NV và người học.
......................................................................................................... 116
3.2.6. Biện pháp 6: Lãnh đạo Nhà trường cần phải chấn chỉnh thái độ phục vụ
của nhân viên thư viện kịp thời để phục vụ tốt cho người học. ......... 117
3.2.7. Biện pháp 7: Thực hiện đúng theo quy định việc chăm sóc sức khỏe

định kỳ cho người học. ..................................................................... 117
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................ 118
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. . 118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 123
1.

Kết luận .................................................................................................... 123

2.

Kiến nghị .................................................................................................. 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 127
PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................. 139


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CB

Cán bộ

CBQL


Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CHEA

Council for Higher Education Accreditation
(Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học)

CLGD

Chất lượng giáo dục

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐH

Đại học

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

HSSV

Học sinh- sinh viên

HTQT

Hợp tác quốc tế

ISO

International Organization for Standardization
(Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế)

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

KTKĐCLGD

Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục


NCKH

Nghiên cứu khoa học

NEASC

New England Association of Schools and Colleges
(Hiệp hội các Trường học và các trường Đại học New
England)

NV

Nhân viên

SEAMEO

Southeast Asia Ministers of Education Organization
(Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á)


6

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TĐG

Tự đánh giá


UBND

Ủy Ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc)


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Kết quả TĐG về mức độ đạt được các tiêu chí....................................... 56
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp mức độ đạt được của các tiêu chí ................................... 59
Bảng 2.3: Thống kê số lượng mẫu khảo sát CBQL ................................................ 59
Bảng 2.4: Thống kê số lượng mẫu khảo sát GV ..................................................... 60
Bảng 2.5: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
mục tiêu của Nhà trường ....................................................................... 62
Bảng 2.6: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
công tác tổ chức và quản lý của nhà trường ........................................... 64
Bảng 2.7: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
chương trình đào tạo của Nhà trường ..................................................... 67
Bảng 2.8: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
hoạt động đào tạo của Nhà trường ......................................................... 71
Bảng 2.9: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về hoạt động giảng dạy của giáo viên 75

Bảng 2.10: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về tổ chức, quản lý và phục vụ đào tạo
của Nhà trường ...................................................................................... 78
Bảng 2.11: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
đội ngũ CBQL, GV, NV của Nhà trường ............................................... 81
Bảng 2.12: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15, giáo viên (GV) N=63 và (HS)
N=665 về người học của Nhà trường ..................................................... 84
Bảng 2.13: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về thông tin khóa học....................... 87
Bảng 2.14: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về sinh hoạt và đời sống................... 88
Bảng 2.15: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về đánh giá chung ............................ 89
Bảng 2.16: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL)N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
nghiên cứu khoa học (NCKH) và hợp tác quốc tế (HTQT) của Nhà
trường.................................................................................................... 92
Bảng 2.17: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
thư viện, cơ sở vật chất và trang thiết bị học của Nhà trường ................. 95


8

Bảng 2.18: Ý kiến của học sinh (HS) N=665 về thư viện, cơ sở vật chất và trang
thiết bị của Nhà trường .......................................................................... 98
Bảng 2.19: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
công tác tài chính và quản lý tài chính của Nhà trường .......................... 99
Bảng 2.20: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
Quan hệ giữa Nhà trường và xã hội ..................................................... 101
Bảng 2.21: Ý kiến của cán bộ quản lý (CBQL) N=15 và giáo viên (GV) N=63 về
tác động của công tác TĐG chất lượng đến việc cải tiến văn hoá chất
lượng của Nhà trường .......................................................................... 102
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một
số biện pháp nâng cao chất lượng công tác TĐG tại trường Trung cấp Y
tế Phú Yên (N=15) .............................................................................. 119



9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chất lượng giáo dục của UNESCO [46, tr.56] ............................. 31
Sơ đồ 1.2: Hệ thống giáo dục và đào tạo [41, tr.58] ............................................... 40
Sơ đồ 1.3: Quy trình KĐCLGD với chu kỳ 5 năm [11].......................................... 44
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Nhà trường................................................... 55


10

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ 21, nhân loại đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển
mới trong bối cảnh chung của thế giới và đất nước, giáo dục Việt Nam nói chung và
giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nói riêng cũng đang đứng trước những xu
thế của sự tồn cầu hố, sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức... đang
đặt ra những vận hội và thách thức mới cho nền giáo dục nước ta.
“Giáo dục TCCN đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
là nền tảng quan trọng của lực lượng lao động nước nhà, nhất là khi cả nước đang
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải qua đào tạo” [58,
tr.68]. Do đó, giáo dục TCCN phải được chú trọng hơn cả quy mô lẫn chất lượng
mới đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng là mối quan tâm ln đặt lên

vị trí hàng đầu của mỗi cơ sở giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung,
chất lượng giáo dục TCCN nói riêng là vấn đề bức bách trong giai đoạn hội nhập
hiện nay. Để giáo dục TCCN Việt Nam đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kỳ hội nhập, đồng thời hướng
đến thị trường lao động sang các nước trên thế giới, giáo dục Việt Nam phải hội
nhập mà điểm then chốt là phải phấn đấu vươn đến chuẩn chung, đặc biệt là chuẩn
chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (CLGD).
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) được xem là một giải pháp hữu
hiệu, đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng trong việc đánh giá và tìm ra
các giải pháp phát triển, nâng cao CLGD nói chung và CLGD trường TCCN nói
riêng. Nhận thấy rõ tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của KĐCLGD, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Giáo dục năm 2005,
trong đó ghi rõ ở điều 17 về “Kiểm định chất lượng giáo dục” [55]. Năm 2007, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp và
Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT quy định về quy trình và chu trình kiểm định chất


11

lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và nhiều văn bản
hướng dẫn về tự đánh giá, tìm thơng tin, minh chứng của Cục Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục.
Năm 2012, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT về
sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT và Thơng tư số
62/2012/TT-BGDĐT quy định về quy trình và chu trình kiểm định chất lượng giáo dục
trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và nhiều văn bản hướng dẫn về tự
đánh giá, tìm thơng tin, minh chứng. Điều này cho thấy KĐCLGD nói chung và
KĐCLGD trường TCCN nói riêng là một vấn đề rất mới ở Việt Nam. Lần đầu tiên các
trường tiến hành thực hiện tự đánh giá (TĐG) theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh

giá CLGD của Bộ GD&ĐT ban hành trong kiểm định chất lượng, trong đó có trường
Trung cấp Y tế Phú Yên.
TĐG là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCLGD, giúp Nhà trường đánh
giá thực trạng một cách khách quan về CLGD, qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác. Từ đó tiến
hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn CLGD và có
kế hoạch cải tiến CLGD, tiến tới đăng ký đánh giá ngồi để cơng nhận nhà trường đạt
tiêu chuẩn CLGD.
Trong những năm qua, trường Trung cấp Y tế Phú Yên rất chú trọng đến
công tác đảm bảo chất lượng và ln tìm ra các giải pháp nhằm để đảm bảo và nâng
cao chất lượng. Chính vì vậy, khi có Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TCCN và Quyết định số
76/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về quy trình và chu trình kiểm định chất
lượng giáo dục, Nhà trường đã triển khai công tác TĐG trong KĐCLGD. Qua đó,
Nhà trường đã nhìn nhận lại tồn bộ các hoạt động của Nhà trường, nhận thấy được
những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại, thiếu sót từ đó có biện pháp cụ thể nhằm
phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, lập kế hoạch cải tiến chất
lượng.


12

Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của công tác TĐG theo các tiêu chí của bộ
tiêu chuẩn ĐGCL của Bộ GD&ĐT ban hành, đây là việc làm rất cần thiết, góp phần
tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quan trọng này.
Qua quá trình tham khảo để nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có nhiều cơng
trình nghiên cứu về đánh giá chất lượng, đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên,
đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, cao đẳng và phổ thơng.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về đánh giá chất lượng công tác tự đánh
giá trong KĐCLGD dục nói chung và trường TCCN nói riêng. Xuất phát từ những

tính mới và tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá chất
lượng công tác tự đánh giá trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại
trường Trung cấp Y tế Phú Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng
giáo dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên nhằm đề xuất một số biện pháp nâng
cao chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại
trường Trung cấp Y tế Phú Yên trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường
Trung cấp Y tế Phú Yên theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường
TCCN của Bộ GD& ĐT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại
trường Trung cấp Y tế Phú Yên.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trường Trung cấp Y tế Phú Yên đã triển khai khá hiệu quả công tác TĐG
trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn
đánh giá CLGD trường TCCN của Bộ GD&ĐT ban hành với những lĩnh vực đạt
được như: mục tiêu của nhà trường; tổ chức và quản lý; chương trình đào tạo; hoạt


13

động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; nghiên cứu khoa học
và hợp tác quốc tế; trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất; tài chính và quan hệ giữa
nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt hiệu quả như: kí
túc xá cho học sinh, tài liệu trong thư viện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận về KĐCLGD; đánh giá; và đánh giá chất
lượng cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục.
Khảo sát thực trạng và đánh giá chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình
kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác TĐG trong
quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá chất lượng công tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo
dục tại Trường Trung cấp Y tế Phú Yên theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng của Bộ GD&ĐT, giai đoạn từ năm 2009 – 2013 (5 năm), trước khi
trường chuyển thành trường Cao đẳng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về KĐCLGD; tự đánh giá; đánh giá
chất lượng công tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường
TCCN.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp quản lý của trường Trung cấp Y tế
Phú Yên thấy được chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng
giáo dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên, từ đó có cơ sở thực tiễn để đưa ra các
chủ trương, biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng công tác TĐG của trường
Trung cấp Y tế Phú Yên trong thời gian tới.


14

8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tơi tiến hành tìm hiểu các đề tài, các cơng trình nghiên cứu và các bài
báo, tạp chí khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Đề tài trong và

ngoài nước. Ngoài ra, chúng tơi cịn nghiên cứu hồ sơ TĐG của Nhà trường.
Song song đó, chúng tơi cịn chú trọng đến việc nghiên cứu các nguồn tài
liệu khác nhau như các văn bản pháp qui có liên quan như sau: tài liệu, các văn bản
của Bộ GD&ĐT về KĐCLGD, KĐCLGD trường TCCN; Luật giáo dục; các văn
kiện đại hội có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
về đánh giá chất lượng công tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục
trường TCCN (mục 1.3.2).
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng 3 loại bảng hỏi khác nhau nhằm thu thập ý kiến về các vấn đề
có liên quan từ các mẫu khác nhau:
+ Giáo viên (68 phiếu phát ra, thu vào 63 phiếu, tỷ lệ phản hồi là 93%)
+ Cán bộ quản lý (16 phiếu phát ra, thu vào 15, tỷ lệ phản hồi là 94%)
+ Học sinh (700 phiếu phát ra, thu vào 665, tỷ lệ phản hồi là 95%)
Các Bảng khảo sát được thiết kế làm các phần sau:
1) Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV)
+ Thông tin chung: về giới, thâm niên công tác, đơn vị công tác.
+ Nội dung khảo sát: lấy ý kiến đánh giá của CBQL và GV về chất lượng
cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường theo bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng như: mục tiêu của nhà trường; tổ chức và quản lý;
chương trình đào tạo; hoạt động đào tạo; đội ngũ CBQL, GV, NV; người học;
Nghiên cứu khoa học (NCKH) và hợp tác quốc tế (HTQT); thư viện, trang thiết bị
học tập và cơ sở vật chất; tài chính và quản lý tài chính; quan hệ giữa nhà trường và
xã hội.


15

2) Bảng hỏi dành cho học sinh (HS):
+ Thông tin chung (lớp, giới)

+ Nội dung khảo sát: lấy ý kiến của HS về thơng tin khóa học; hoạt động
giảng dạy của GV; tổ chức, quản lý và phục vụ đào tạo; sinh hoạt và đời sống; đánh
giá chung.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng trong 2 giai đoạn nghiên cứu
+ Giai đoạn 1: Sau khi có kết quả sơ bộ từ phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi nhằm tìm hiểu thơng tin để lý giải những vấn đề liên quan.
-

Phỏng vấn cá nhân: lấy ý kiến của 05 CBQL, 05 GV và 05 HS trong Nhà

trường, bằng cách chọn ngẫu nhiên.
-

Nội dung phỏng vấn: về những vấn đề liên quan mà CBQL, GV và HS

cho là không đồng ý hoặc không đồng ý cũng không phản đối về một số nội dung
được thể hiện qua kết quả khảo sát.
+ Giai đoạn 2: Sau khi đề xuất các biện pháp
-

Phỏng vấn cá nhân: 15 CBQL làm công tác TĐG chất lượng của Nhà

trường.
-

Nội dung phỏng vấn: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác TĐG trong quy trình kiểm
định chất lượng giấ dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên.

8.2.3. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát cơng tác TĐG trong quy trình kiểm định chất lượng giáo
dục của Trường theo 10 tiêu chuẩn và 57 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD
trường TCCN của Bộ GĐ&ĐT ban hành.
8.2.4. Các phương pháp khác (so sánh, phân tích, thống kê)
Ngồi các phương pháp kể trên ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác
như so sánh, phân tích kết quả TĐG của Nhà trường với kết quả khảo sát thực trạng
qua các bảng hỏi của CBQL, GV và HS dựa theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn
đánh giá CLGD của Bộ GD&ĐT ban hành.


16

8.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học: phần mềm SPSS.
Sau khi thu thập các bảng hỏi khảo sát ý kiến, dùng phần mềm SPSS để tính:
 Tính phần trăm
 Giá trị trung bình
 Các câu hỏi về nội dung đánh giá chất lượng cơng tác TĐG trong quy trình
kiểm định chất lượng giáo dục theo thang đo 5 mức: 5: Rất đồng ý; 4: Đồng ý; 3:
Không đồng ý cũng không phản đối; 2: Không đồng ý; 1: Rất không đồng ý. Chúng tôi
dùng tỷ lệ % để đánh giá các mức độ này. Sau đó, Chúng tơi dùng giá trị trung bình
(Mean) để đánh giá chất lượng cơng tác TĐG của Trường.
Theo nhóm MBA Bách khoa: Mean - trung bình cộng để đo mức độ đạt
được. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5=0.8. [110]
* Với dữ liệu định tính thu được từ quan sát và phỏng vấn sâu chúng tôi sử
dụng kỹ thuật phân tích nội dung nhằm nhóm các thơng tin thu được vào từng chủ
đề phục vụ cho việc làm sáng tỏ hoặc lý giải các dữ liệu từ phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi.
9. Cấu trúc luận văn

Ngoài tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được cấu trúc theo 3 phần
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng cơng tác tự đánh giá trong quy
trình kiểm định chất lượng giáo dục
Chương 2: Thực trạng và đánh giá chất lượng cơng tác tự đánh giá trong quy
trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Trung cấp Y tế Phú Yên
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tự
đánh giá trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Trung cấp Y tế
Phú Yên
+ Phần kết luận, kiến nghị


17

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC
1.1.

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đảm bảo và nâng cao CLGD là vấn đề hiện nay được Đảng và Nhà nước
quan tâm, và ln tìm ra giải pháp để cải tiến chất lượng. KĐCLGD là một trong
những giải pháp để đảm bảo và nâng cao CLGD ở nhiều nước trên thế giới. Hoa Kỳ
là quốc gia có bề dày lịch sử về KĐCLGD lâu đời nhất trên thế giới, trong những
năm đầu của thế kỷ thứ XX [88]. Từ kinh nghiệm của Hoa kỳ, hiện nay hoạt động
KĐCLGD đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [8, tr.2].

Ở nước ta, hệ thống KĐCLGD trong những năm qua đang từng bước được
hình thành. Vào đầu năm 2002, Bộ GD&ĐT đã thành lập phòng Kiểm định chất
lượng đào tạo thuộc Vụ Đại học (nay là Vụ Giáo dục đại học). Đến năm 2003
phòng Kiểm định chất lượng đào tạo được thành lập thành Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục (Cục KTKĐCLGD) theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP
ngày 18/7/2003 của Chính phủ. Việc thành lập Cục KTKĐCLGD đã đánh dấu một
thời kỳ mới của sự phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
Năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định tạm thời về KĐCL cho các trường
đại học, làm công cụ để triển khai hoạt động KĐCL trong cả nước. Năm 2005,
KĐCLGD được đưa vào Luật Giáo dục; năm 2006 được đưa vào Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục. Đến năm 2007, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá CLGD cho các trường đại học, cao đẳng và TCCN và Quyết
định số 76/2007/QĐ-BGDĐT quy định về quy trình và chu trình kiểm định chất
lượng trường đại học, cao đẳng và TCCN, và các văn bản hướng dẫn TĐG. Đến
nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về
KĐCL giáo dục đại học (GDĐH) - TCCN và đang được triển khai thực hiện [8, tr.8].
Nhằm để phát triển hệ thống KĐCL đối với giáo dục. Năm 2010 Bộ
GD&ĐT dựng Đề án: “Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo


18

dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (GDĐH - TCCN) giai
đoạn 2011-2020.” [7, tr.1]. Mục tiêu đề án là “xây dựng và phát triển hệ thống kiểm
định chất lượng giáo dục để triển khai đánh giá các cơ sở giáo dục và chương trình
GDĐH, các trường TCCN đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng GDĐH –TCCN.” [7, tr.1]
“Hiện nay, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đã trở nên khá phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới, trong số 213 nước và lãnh thổ trên thế giới tham gia

Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE),
thì phần lớn đều triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng GDĐH-TCCN nhằm
mục đích quản lý, giám sát và khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.” [8, tr.2]
Đối với Việt Nam, kết quả cho thấy: tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, cả
nước có 40 trường ĐH đã được đánh giá ngoài trong số 194 trường đã hoàn thành
báo cáo tự đánh giá 194/207, CĐ và TCCN chưa trường nào đánh giá ngoài, bước
đầu chỉ hoàn thành TĐG, CĐ hiện có 196/214; TCCN 118/294 trường [26].
TĐG là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động KĐCLGD, việc triển
khai TĐG theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD của Bộ GD&ĐT là một việc làm rất
quan trọng đối với các cơ sở giáo dục hiện nay, với mục đích để đảm bảo và nâng
cao CLGD của Nhà trường, đồng thời công tác này nhằm thúc đẩy các mặt hoạt
động của Nhà trường cải tiến trước mắt cũng như lâu dài.
Qua nghiên cứu tài liệu chúng tơi nhân thấy, có nhiều cơng trình nghiên cứu
liên quan về KĐCLGD ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phần sau sẽ trình bày tổng
quan tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và tác động của
kiểm định
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả về những
khía cạnh khác nhau của KĐCLGD.
Elain El Khawas (2001) trong Kiểm định chất lượng ở Hoa Kỳ: Nguồn gốc,
sự phát triển và triển vọng trong tương lai (Accreditation in the USA: Origin,


19

developments and future prospect), đã đề cập đến nguồn gốc, sự phát triển và triển
vọng trong tương lai của KĐCL ở Hoa Kỳ. Cơng trình nghiên cứu đã nghiên cứu rất
rõ và chi tiết từ định nghĩa về kiểm định, các tổ chức kiểm định ở Hoa Kỳ trong
những năm đầu thế kỷ 20 và sau những năm 1950, mục đích KĐCL ở Hoa Kỳ. Hơn

nữa, cơng trình cịn nghiên cứu sự phát triển của KĐCL trong những năm đầu và
nghiên cứu sự phát triển tiến trình kiểm định sau những năm 1950, nguồn gốc của
kiểm định chương trình. Bên cạnh đó, cơng trình cịn nghiên cứu để phát triển các
tiêu chuẩn. Đặc biệt, cơng trình nghiên cứu đã nêu lên những thách thức mới cho
KĐCL khi thế kỷ thứ XXI bắt đầu, những tác động của KĐCL, cũng như rút ra
những bài học cho lĩnh vực này, tuy nhiên nội dung cơng trình này phần lớn nói về
KĐCLGD đại học [88].
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội các trường học và các trường Đại học
New England (New England Association of Schools and Colleges) ( NEASC) 2005,
là tổ chức kiểm định chất lượng đầu tiên và lâu đời nhất trong quốc gia của Hoa Kỳ
[92, tr.2] nghiên cứu về: Tác động của kiểm định đến chất lượng giáo dục: kết quả
kiểm định chất lượng vùng và khảo sát chất lượng giáo dục, Hiệp Hội New England
2005 (The Impact of Accreditation on the Quanlity of Education: Results of the
Regional Accreditation and Quality of Education Survey, NEASC 2005) .
Mục đích chính nghiên cứu của NEASC là thu thập, đo lường những hiểu
biết về tác động của công nhận chất lượng giáo dục tại các tổ chức thành viên, bao
gồm các trường tiểu học công lập và độc lập, các trường trung học cơ sở và trung
học; các trường kỹ thuật và dạy nghề; các cơ sở giáo dục ĐH; và các trường quốc tế
thế giới. Để đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những gì tạo nên một nền giáo dục
chất lượng, NEASC trực tiếp truy vấn những nhà giáo dục gần đây tham gia vào
quá trình kiểm định, NEASC đã khảo sát 279 nhà giáo dục đại diện cho NEASC,
chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất với 226 người trả lời, gồm 102 lãnh đạo trường
trung học công lập, 28 lãnh đạo trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, 12 lãnh
đạo trường kỹ thuật và dạy nghề và 84 lãnh đạo trường độc lập. Nhóm thứ hai
những người trả lời là 18 lãnh đạo trường ở các trường quốc tế được công nhận trên


20

tồn thế giới. Nhóm thứ ba gồm 35 người trả lời, đó là Chủ tịch hoặc Hiệu trưởng

các trường cao đẳng và đại học của tổ chức kiểm định của giáo dục ĐH.
Nghiên cứu của NEASC cho biết, đây là lần đầu tiên xem xét tác động của
kiểm định do NEASC thực hiện trên một loạt các tổ chức thành viên của NEASC ở
tất cả các cấp, bậc học. NEASC đánh giá tác động KĐCLGD bằng cách đánh giá sự
đồng ý của các nhà giáo dục thông qua bảng khảo sát, nghiên cứu phân tích rất chi
tiết từng chỉ số đánh giá, kết quả tác động của kiểm định cho thấy: giúp nâng cao
chất lượng tổng thể của giáo dục, cải thiện chất lượng giảng dạy trong lớp học, cải
thiện việc giảng dạy và học tập tại trường, cải thiện nhà trường cả trước mắt và lâu
dài. Kiểm định còn giúp cải thiện việc đào tạo phát triển chuyên môn cho giáo viên, cải
thiện trong môi trường học tập cả trong và ngoài lớp học. Đồng thời, giúp cải thiện môi
trường làm việc cho đội ngũ nhân viên, cải thiện hiệu quả tổ chức và quản lý tại các
trường, cải thiện trong tổ chức lãnh đạo, nguồn lực nhà trường. Ngồi ra, tiến trình
kiểm định cịn tác động đến kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của NV được tốt hơn.
Đây là một cơng trình nghiên cứu với quy mô lớn ở diện rộng của một vùng, với tất
cả các cấp, bậc học, và cơng trình nghiên cứu này đóng vai trị quan trọng giúp cho
nhiều người, và nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá tác động của KĐCL [92].
Tiếp theo là cơng trình nghiên cứu khoa học của Kristina Marić (2008), Luận
văn thạc sỹ: Ảnh hưởng và tác động của tiến trình kiểm định ở những trường sau
trung học nghề ở Serbia (Effects and implications of the accreditation process at
postsecondary vocational schools in Serbia), nghiên cứu này được thực hiện khi
chu kỳ kiểm định đầu tiên vừa được hoàn thành tại các trường sau trung học nghề ở
Serbia. Nghiên cứu của Kristina Marić (2008), về ảnh hưởng và tác động của kiểm
định đến chính sách, tập trung vào các yếu tố quan trọng và những thay đổi có ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách thành cơng, tức là văn hóa tổ chức, thể chế
lãnh đạo, rõ ràng và nhất quán của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kích thước, v.v... Đặc
biệt, trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng bán cấu trúc phỏng vấn như nguồn
thông tin chính, tuy nhiên vẫn được hỗ trợ một số tài liệu và báo cáo có liên quan
đến q trình kiểm định. Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu là để tìm



21

ra những ẩn ý về việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cao ở giáo dục
Serbia, đưa ra những bài học vô giá cho việc kiểm định sắp tới của khoa, các trường
ĐH. Đây là một sáng kiến cơng nhận tiên phong trong Serbia, có thể được xem như
là một bước cần thiết tiến tới hội nhập vào giáo dục vùng ở châu Âu và một bước
nhảy tiến bộ lớn của hệ thống phát triển giáo dục đại học quốc gia [91].
1.1.1.2. Nghiên cứu về tự đánh giá để cải tiến trường
Theo Sổ tay thực hiện hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network Quality Assurance
Guideline – 2009) của Hiệp Hội các nước ASEAN đã trình bày rất rõ về mơ hình
đảm bảo chất lượng bên trong của tất cả các trường ĐH thuộc khối ASEAN cũng
như qui trình, thủ tục các cơng đoạn cần thiết trong quá trình tự đánh giá. Đặc biệt,
nghiên cứu đã nêu rõ mục đích của việc tự đánh giá theo tiêu chí là nhằm giúp Nhà
trường tự cải tiến và hồn thiện hơn. Hơn nữa, nghiên cứu này còn đưa ra 7 mức độ
trong thang đo để đánh giá một tiêu chí. Điều này có nghĩa là khi Nhà trường tự
đánh giá qua các tiêu chí là hết sức thận trọng cho từng mức đạt được, phải giải
trình minh chứng kèm theo rõ ràng, cụ thể [1].
Tiếp theo là nghiên cứu về tự đánh giá để cải thiện trường, nghiên cứu của
Sara Bubb và Peter Earley (2008), Viện Giáo dục đại học London (Institute of
Education, University of London), trong Tự đánh giá để cải thiện trường: tầm quan
trọng của việc phát triển đội ngũ nhân viên hiệu quả (From self – evaluation to
school improvement: the importance of effective staff development). Nghiên cứu này
cho thấy sự ra đời của TĐG đã có một ảnh hưởng đến chất lượng của các trường
TĐG, phương pháp thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm: khuyến khích hồn tồn
và mở rộng phạm vi đánh giá cơng việc của trường; cung cấp sự hiểu biết hơn về
việc TĐG; địi hỏi nhiều người trong trường tham gia vào cơng việc TĐG; chú ý và
cam kết đến các hoạt động của các bên liên quan. Hồn thiện TĐG có thể làm cho
mọi người nhận ra sự cần thiết phải thay đổi các định hướng chiến lược của trường
và suy nghĩ ưu tiên để cải tiến. Cơng trình nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ví dụ về



×