Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De luyen thi TN DHVan20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> KỲTHI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG </b>
<b> ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i> SỐ 20 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề</i>
<b></b>

<b>---ĐỀ BÀI:</b>



<b>I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5,0 điểm)</b>
<b>Câu 1: (2 điểm) </b>


Trình bày vài nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh
Châu?


<b>Câu 2: (3 điểm) </b>


Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về triết lí mà
nhân vật bà cụ Tứ (trong tác phẩm “<i>Vợ nhặt</i>” của Kim Lân) đã khuyên các con mình: “Mấy
ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời”.


<b>II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)</b>


<i>Học sinh chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a</i>
<i>hoặc 3.b)</i>


<b>Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của em về số phận và tính cách nhân vật Mị trong tác phẩm “<i>Vợ chồng A</i>
<i>Phủ</i>” của nhà văn Tơ Hồi?


<b>Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>



Phân tích và làm rõ khuynh hướng sử thi trong tác phẩm “<i>Rừng xà nu</i>” của nhà văn
Nguyễn Trung Thành?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
<b>I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: (2 điểm) Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu: </b>
<b>a. Yêu cầu về nội dung:</b>


<i>* Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản</i>
<i>sau:</i>


- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường sĩ quan lục
quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đồn
320. Năm 1962, ơng về Phịng Văn nghệ Qn đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ qn
đội.


- Những tác phẩm chính: Cửa sơng (tiểu thuyết, 1967), Dấu chân người lính (tiểu thuyết,
1972), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện, 1983), Bến quê (tập truyện,
1985), Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện, 1987)… Nguyễn Minh Châu được xem là một
trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Sáng tác của Nguyễn
Minh Châu chia thành hai giai đoạn: Trước thập kỉ 80, Nguyễn Minh Châu là cây bút sử thi
có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm
hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Năm 2000, Nguyễn Minh Châu
được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.


<b>b. Cách ghi điểm:</b>



- Điểm 2: Trình bày đầy đủ các nội dung trên, diễn đạt mạch lạc.


- Điểm 1: Trình bày được một nửa ý trên, cịn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Khơng viết được gì hoặc hồn tồn lạc đề.


<b>Câu 2: (3 điểm) </b>


<b>a. Về kĩ năng: Viết một bài văn hoàn chỉnh; đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã</b>
hội; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<b>b. Về nội dung: </b>


+ Đề cập một cách sơ giản đến nội dung của tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân) để làm căn cứ
triển khai vấn đề


+ Ý nghĩa của triết lí mà bà cụ Tứ đã khuyên các con: Con người ta khơng thể cứ ở trong
một hồn cảnh nào đó mãi; nếu con người có khát vọng và biết cách vươn lên, con người sẽ
chiến thắng hoàn cảnh => Niềm tin lạc quan của con người trước hiện thực tăm tối, đói khát.
<b>c. Cách ghi điểm:</b>


- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 2: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.


- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
<b>II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)</b>


Học sinh chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a
hoặc 3.b)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng những kiến thức đã học về tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” để làm bài. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.


<b>b. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ</b>
Hồi, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:


- <i>Số phận</i>:


+ Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ…


+ Cuộc sống cực nhục tăm tối kể từ khi trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra…
- <i>Tính cách</i>:


+ Khát vọng sống tiềm tàng, mãnh liệt


+ Diễn biến tâm trạng và hành động: trong đêm mùa xuân về, kí ức tuổi thanh xuân và niềm
khao khát sống trở lại khi Mị muốn đi chơi, những đêm cô đơn dậy sớm sưởi lửa, khi chứng
kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, hành động cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi
Hồng Ngài …


<b>c. Cách ghi điểm: </b>


- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc; có thể mắc vài
lỗi nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 3 - 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, hướng triển khai ý hợp lí, có thể cịn mắc vài
sai sót nhỏ.


- Điểm 1- 2: Hiểu đề nhưng nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.


- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.


<b>Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận văn học, diễn đạt rõ ràng,</b>
mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu …


<b>b. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn</b>
Trung Thành, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:


- Đề tài của truyện là về số phận và con đường giải phóng của dân làng Xơ Man ở Tây
Ngun, cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân
dân miền Nam, của cả dân tộc.


- Chủ đề của truyện đã được phát biểu trực tiếp qua lời nhân vật cụ Mết. Đó là chân lí về con
đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng.


- Hệ thống nhân vật trong truyện được lựa chọn để đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau
trong cuộc chiến đấu giải phóng của nhân dân.


- Hình tượng cây xà nu vừa hiện thực vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng.


- Nghệ thuật trần thuật của truyện cũng mang đậm chất sử thi và rất thích hợp với nội dung,
với không gian Tây Nguyên trong truyện.


<b>c. Cách ghi điểm: </b>


- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc; có thể mắc vài
lỗi nhỏ về diễn đạt.



- Điểm 3 - 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, hướng triển khai ý hợp lí, có thể cịn mắc vài
sai sót nhỏ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×