Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017 Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018 </b>
<b> Môn: Ngữ Văn – LỚP 7 </b>


<b> </b><i>Thời gian 90 phút (không kể giao đề) </i>


<b>PHẦN 1. </b><i>(6đ)</i>


Đọc kĩ những câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi:


<i>“Ngửa mặt lên nhìn mặt </i>
<i>có cái gì rưng rưng </i>


<i>như là đồng là bể </i>
<i>như là sông là rừng </i>


<i>Trăng cứ trịn vành vạnh </i>
<i>kể chi người vơ tình </i>
<i>ánh trăng im phăng phắc </i>


<i>đủ cho ta giật mình” </i>


(Ngữ văn lớp 9, tập I, NXB Giáo dục 2016)


<b>1. Bằng một đoạn văn (khoảng 8 câu văn), em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên? </b>


<b>2. Tại sao có thể nói các câu thơ trên có hình thức độc thoại nội tâm? Cho biết vai trị của hình thức đó trong </b>
đoạn trích?


<b>3. Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng những từ láy ấy? </b>
<b>4. Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”? </b>



<b>PHẦN II. </b><i>(4đ)</i>


<b>1. Phần kết của </b><i>“Chuyện người con gái Nam Xương”,</i> Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kì ảo nào?
<b>2. Em hãy cho biết ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó? </b>


<b>3. Từ nhân vật Vũ Nương trong truyện, em suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ phong kiến? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>GỢI Ý ĐÁP ÁN </b>


1. Yêu cầu


– Viết bài nghị luận văn học : giải quyết một vấn đề trong tác phẩm truyện.


– Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.


– Bài viết phải xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ để làm rõ vấn đề : thân phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến.


– Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự với nghị luận.
2. Gợi ý


– Trước khi làm bài cần đọc kĩ, nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm. Đặc biệt là hiểu đúng
về nhân vật Vũ Nương.


– Từ nhân vật trong tác phẩm mà xây dựng hệ thống luận điểm, các chi tiết, sự việc nói về nhân vật. Sau đó
khái quát, nêu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ.


– Trong bài cần làm rõ những nội dung sau :


+ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, oan trái, thân phận của họ vô cùng đau khổ.


+ Cảm thông sâu sắc với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.


+ Lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ.
– Bài viết có thể bố cục theo nhiều cách :


+ Cách 1 : Phân tích nhân vật Vũ Nương, sau đó nêu suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội cũ.


+ Cách 2 : Nêu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, sau đó chứng minh qua thân phận Vũ
Nương.


+ Cách 3 : Phân tích nhân vật Vũ Nương xen lẫn với những nhận định, đánh giá về thân phận người phụ nữ.
3. Lập dàn ý (theo cách 1)


a. Mở bài


– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.


– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho
hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.


b. Thân bài


* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :
– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.


+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.


+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.
+ Là người cố lòng tự trọng.



– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :
+ Một mình ni con, lo lắng thuốc thang, chơn cất mẹ chồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.
* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :
– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.


– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ
đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.


– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất cơng đó có điều kiện phát triển.
– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.


(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)
c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.


<i><b>BÀI VĂN MẪU </b></i>


Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví
như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại
diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều
đau khổ.


Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai
nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự khơng bình đẳng trong quan
hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ
khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng ln giữ gìn khn phép, khơng để vợ
chồng có mối thất hồ. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận,
nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dị đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được
ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều


ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui.
Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc
thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm
động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt,
con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Khơng chỉ vậy nàng cịn
phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng
để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào
cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn
khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trị đùa, một vật vơ tri, vơ giác như cái bóng cũng khiến hạnh
phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng
chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng
nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, khơng cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan
vỡ. Tình yêu, lịng tin khơng cịn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vơ hạn, nàng đã tìm đến cái chết để
thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống
trần gian dù điều kiện có thể.


Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã
được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn khơng trừ một ai, lời “bạc
mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :


<i>Đau đớn thay phậh đàn bà, </i>


<i>Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như
một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi
oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng
không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng khơng bị lương
tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, khơng cịn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng
cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ khơng gì sánh được.



Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :
<i>Thân em như hạt mưa sa </i>


<i>Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. </i>


Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ –
“những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” khơng biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù
đó là đâu, dù muốn hay khơng họ cũng phải chấp nhận.


Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa
đẩy như thế nào. Bà đã viết :


<i>Thân em vừa trắng lại ưừa trịn </i>
<i>Bảy nổi ba chìm với nước non. </i>


Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác
trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ.
Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như
họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất cơng ấy sẽ khơng có
điểu kiện phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một mơi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thông minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I. </b>

<b>Luyện Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây </b>



dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b>

<b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>
<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đôi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III. </b>

<b>Kênh học tập miễn phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các </b>


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn



phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×