Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Thái Bình có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.73 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH </b> <b>ĐỀ THI HK1 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 11 </b>
<b>NĂM HỌC: 2020 – 2021 </b>
<b>(Thời gian làm bài: 90 phút) </b>


<b>ĐỀ SỐ 1 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


Đọc đoan trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
<i>Nếu Tổ quốc đang bão giơng từ biển </i>


<i>Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa </i>
<i>Ngàn năm trước con theo cha xuống biển </i>


<i>Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa </i>
<i>Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc </i>
<i>Các con nằm thao thức phía Trường Sa </i>


<i>Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả </i>
<i>Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn </i>
<i>Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển </i>


<i>Mẹ Âu Cơ hẳn khơng thể n lịng </i>
<i>Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa </i>
<i>Trong hồn Người có ngọn sóng nào khơng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi …</i>


(Trích "Tổ quốc nhìn từ biển" - Nguyễn Việt Chiến)
<b>Câu 1. </b>Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên? (0.5 điểm)



<b>Câu 2. </b>Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ: "Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn"
(0,5 điểm)


<b>Câu 3.</b> Nêu ý nghĩa của sự kết hợp những từ ngữ "Tổ quốc", "Biển", " Hoàng Sa",
"Trường Sa", "thềm lục địa", "quần đảo", …có trong đoạn thơ? (1.0 điểm).


<b>Câu 4. </b>Từ nội dung đoạn thơ trên, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của mình về chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam? (1.0 điểm)


<b>II. LÀM VĂN (7 điểm) </b>


Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (trong Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao) kể từ khi gặp Thị Nở cho đến khi hắn đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>Câu 1. </b>


- Phương thức biểu đạt: biểu cảm và nghị luận.
<b>Câu 2. </b>


- Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh.
<b>Câu 3. </b>


- Ý nghĩa của sự kết hợp những từ ngữ "Tổ quốc", "Biển", "Hoàng Sa", "Trường Sa", "thềm lục
địa", "quần đảo", trong đoạn thơ: thể hiện ý thức sâu sắc và tình cảm của mỗi người Việt Nam
về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rất thiêng liêng của Tổ quốc mình.



<b>Câu 4. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tình cảm và trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.


<b>II. LÀM VĂN (7 điểm) </b>


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo kể từ khi gặp Thị
Nở cho đến khi hắn đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.


c. Triến khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.


Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các ý chính sau đây:
Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và vấn đề cần nghị luận.


- Về nội dung:


- Đây là thời điểm Chí Phèo đã bị tha hóa, bị tước đoạt quyền làm người lương thiện, bị khinh
bỉ; cô độc,... Chí Phèo gặp Thị Nở một cách tình cờ.


- Sau cuộc đối ẩm ở vườn chuối, đặc biệt là sự chăm sóc ân tình của thị vào ngày hơm sau làm
cho Chí từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ, Chí Phèo đã thay đổi:


+ Chí thức dậy và thấy “bâng khuâng”, lòng “mơ hồ buồn”; âm thanh của buổi sáng mai nhắc
nhớ Chí về quá khứ, về giấc mơ xưa...


+ Trở lại với thực tại, Chí cảm nhận về sự cô độc, về tuổi già...



+ Thị Nở với những cử chỉ ân tình, với bát cháo hành khiến Chí xúc động. Chí thấy mình vẫn là
người, Chí hạnh phúc, muốn “làm hịa với mọi người”, muốn làm lại cuộc đời. Chí khao khát làm
người lương thiện, và hắn tràn ngập niềm hi vọng...


- Nhưng bà cô Thị Nở, Thị Nở, và thực chất là định kiến từ chối, Chí đã:


+ Hốt hoảng, níu kéo Thị Nở, hơi cháo hành - hương vị hạnh phúc ám ảnh, Chí ơm mặt khóc
rưng rức...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nở, nhưng bước chân định mệnh lại đưa Chí đến nhà Bá Kiến, Chí dõng dạc địi làm người
lương thiện, rồi chính Chí lại nhận ra khơng ai cho Chí làm người lương thiện. Hắn đã đâm chết
Bá kiến rồi tự vẫn...


- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí vẫn khơng thay đổi được bi kịch đau đớn của mình.
→ Trái tim Chí lại đã biết rung lên những nhịp đập yêu thương, mong ước. Khao khát được hoàn
lương, sống một cuộc đời bình thường như bao người. Nhưng vừa nhen nhóm đã bị dập tắt. Chí
đã phải chết trên ngưỡng cửa trở về với đời sống con người.


=> Nam Cao đã thể hiện sự bế tắc, khát vọng, nỗi khổ đau tột cùng của người nông dân, đồng
thời khẳng định nét đẹp không thể mất của họ.


- Về nghệ thuật:


+ Lối văn xuôi hiện đại.


+ Diễn biến tâm lí nhân vật lơgic, sắc sảo, gây xúc động...


+ Ngôn ngữ trần thuật sống động, phong phú về điểm nhìn, giọng điệu...
+ Chọn lựa chi tiết đắt giá...



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>ĐỀ SỐ 2 </b>


<b>PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm) </b>


Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


…“Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là
lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý
của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất
nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật
rất cao đối với cá nhân khi thực hiện cơng việc của mình.


Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân
bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, ln miệng cảm ơn từng người
và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu cịn sót
lại của mình để thanh tốn cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.


Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn
trọng như chính hành lý của mình vậy, và ln miệng cảm ơn hành khách chúng tơi.


Tơi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong
công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật khơng bao giờ có thể làm cơng
việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”


(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
<b>Câu 1 (1,0 điểm): </b>Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Chỉ ra một phép liên kết
được sử dụng trong đoạn văn đầu tiên.


<b>Câu 2 (1,0 điểm): </b>Nêu nội dung của đoạn trích.



<b>Câu 3 (1,0 điểm):</b> Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Lí giải ngắn gọn trong 5-7 dịng
<b>PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm): </b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dịng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Phân tích cảnh cho chữ và lời khuyên của nhân vật Huấn Cao đối với viên Quản ngục trong
truyện ngắn “Chữ người tử tù” để cảm nhận quan niệm về cái Đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân.


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 </b>
<b>PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>1. Yêu cầu về kĩ năng: </b>


Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;


Diễn đạt rõ ràng, chính xác, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
<b>2. Yêu cầu về kiến thức: </b>


<b>Câu 1: </b>Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5 điểm)


- Phép liên kết được sử dụng ở đoạn đầu là: phép thế (người phục vụ hành khách/anh) hoặc
phép lặp (lặp từ anh) (0,5 điểm).


<b>Câu 2: </b>Câu chuyện kể một anh lái xe bus người Nhật đã làm tốt cơng việc của mình với thái độ
niềm nở, dễ mến, tác phong chuyên nghiệp và tinh thần kỉ luật cao; để lại sự nể phục ở tác giả.
(1,0 điểm)



<b>Câu 3:</b> Học sinh chỉ ra bài học mình rút ra được (0,25 điểm) và lí giải (0,75 điểm). Giám khảo
căn cứ vào tình hình bài làm của học sinh để cho điểm.


<b>PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>
<b>Câu 1: (2,0 điểm) </b>


a) Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận điểm, diễn
đạt mạch lạc.


- u cầu hình thức:


Khơng tách dịng (Tách dịng: - 0.5đ).


Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Gợi ý: Khẳng định tầm quan trọng của tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con
người. Nhờ có tính kỉ luật mà cá nhân biết tuân thủ những nguyên tắc trong công việc và trong
đời sống. Qua đó giữ được nề nếp kỉ cương và trật tự xã hội. Tính kỉ luật giúp ta hồn thành tốt
công việc được giao không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn. Kỉ luật đi đơi với tinh thần trách
nhiệm và sự say mê sẽ khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Những kẻ khơng khép mình vào
kỉ luật sẽ sống tùy hứng thậm chí tùy tiện, cao hơn nữa dễ bị sa ngã cám dỗ bởi thói xấu. Một xã
hội văn minh phát triển cần có những cá nhân ý thức sâu sắc về tinh thần này nhưng vẫn giữ
được bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo.


b) Biểu điểm:


Điểm 2: Văn viết lưu loát, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các thao tác lập
luận .



Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt có chỗ
chưa thật lưu lốt.


Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề.
<b>Câu 2: (5,0 điểm) </b>


a) Yêu cầu về kĩ năng:


Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học


Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết
phải bảo đảm các ý sau:


Yêu cầu về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài luận cần thể hiện được những ý
cơ bản sau:


Mở bài: (0.5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Thân bài: (4.0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Phân tích cảnh cho chữ: (1,25 điểm) là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
 Thời điểm khác thường.


 Vị thế bị hoán đổi.


 Tư thế cho chữ đặc biệt.



=> Làm nổi bật và hoàn thiện vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật Huấn Cao. Là sự chiến thắng của
ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác…


+ Phân tích lời khuyên: (1,25 điểm) có tác dụng làm bừng sáng mối quan hệ vốn đối nghịch thành
hòa hợp tri âm, tri kỉ, có sức cảm hóa, giúp viên quản ngục thay đổi cả quan niệm, tâm hồn và
quan điểm sống...


+ Quan niệm về cái Đẹp: (0,5 điểm) cái Đẹp có thể sản sinh từ đất chết nhưng khơng thể sống
chung với cái xấu, cái ác. Cái Đẹp phải được trân trọng và gìn giữ. Đồng thời cái Đẹp có sức
mạnh cảm hóa vơ biên, trở thành bất tử. Cái Đẹp cũng phải gắn liền với cái Thiện, cái Tâm, với
ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước.


+ Đánh giá: (0.5 điểm)


Phát huy cao độ thủ pháp lãng mạn trong xây dựng hình ảnh nhân vật và chi tiết truyện.
Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản để đề cao cái Đẹp.


Ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo khơng khí cổ kính, trang
nghiêm.


Khắc họa tâm lý nhân vật sâu sắc.


Có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
Kết bài (0.5 điểm)


<b>ĐỀ SỐ 4 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến </i>
<i>vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức </i>
<i>chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác </i>
<i>cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước.</i>


(Theo Quà tặng cuộc sống)
<b>Câu 1.</b> Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản.


<b>Câu 2.</b> Đặt tiêu đề cho văn bản.


<b>Câu 3.</b> Chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản và nêu ngắn gọn tác dụng.
<b>Câu 4.</b> Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>


Phân tích cảnh <b>đám ma gương mẫu</b> trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích <b>“Số </b>


<b>đỏ”</b> của Vũ Trọng Phụng).


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


<b> Phương pháp:</b> Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – cơng vụ.


<b>Cách giải:</b>


- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.


<b>Câu 2:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào nội dung của văn bản.
<b>Cách giải:</b>


- Học sinh đặt tiêu đề phù hợp với nội dung của văn bản.


- Có thể đặt tiêu đề như sau: Sức mạnh của tình yêu thương, Trao gửi yêu thương,…
<b>Câu 3:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào đặc điểm của câu đặc biệt.
<b>Cách giải:</b>


Các câu đặc biệt:
<i>- Trừ một cậu bé.</i>


=> Tác dụng: Thông báo về sự việc vừa xảy ra.
<i>- Tất cả, không trừ một ai!</i>


=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người viết.
<b>Câu 4:</b>


<b>Phương pháp:</b> Phân tích, tổng hợp, bình luận
<b>Cách giải:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Phương pháp:</b>


- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).



- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị
luận văn học.


<b>Cách giải: </b>
<b>Yêu cầu hình thức:</b>


- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.


- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính
liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<b>Yêu cầu nội dung:</b>


<b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm</b>


- Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài, có đóng góp vào sự phát triển của
văn xi Việt Nam hiện đại. Về phong cách nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng là cây bút chuyên chú
phát hiện và phanh phui cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản thành thị với cái nhìn tinh tường cùng
lối thể hiện trực diện đến trần trụi và lạnh lùng gần với bác sĩ ngoại khoa ngành giải phẫu.


-<i> Số đỏ</i> được coi là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và cũng là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam trước


1945, xuất bản dưới dạng đăng nhiều kì trên Hà Nội báo, bắt đầu từ số 40, từ ngày 7 – 10 –
1936, in thành sách vào năm 1938.


- <i>Số đỏ</i> ra đời như một sự thể hiện thái độ của Vũ Trọng Phụng đối với các phong trào rầm rộ


nhưng nông nổi và hời hợt trong xã hội đô thị Việt Nam những năm 30 của thế kỉ trước.
<b>2. Phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”</b>



<b>a. Cảnh cất đám và đưa đám:</b>
- Âm thanh:


+ Tiếng kèn xuân nữ não nùng
+ Tiếng lốc bốc xoảng và bú dích


+ Kèn Ta, kèn Tây, kèn Ta lần lượt thi nhau rộ lên.
=> Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy.


- Hình ảnh: đám tang được tiến hành theo cả lối Ta, lối Tàu, lối Tây (lợn quay đi lọng, ba trăm


câu đối, …) ⟶ To tát, linh đình, hổ lốn.


- Người đi đưa tang: đơng đúc: “vài ba trăm người”


+ Đại diện cho lớp già: đám tai to mặt lớn bạn thân của cụ cố Hồng.
+ Đại diện lớp trẻ: đám giai thanh gái lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ “Đám”: nhìn xa là đám tang nhưng lại gần thì lại là đám rước, đám hội.


+ “Cứ đi”: thản nhiên phơi bày sự vô đạo đức giữa thanh thiên bạch nhật, không che giấu, không
bận tâm, mặc kệ dư luận.


=> Dụng ý tác giả: Đám đơng vơ tình, vơ nghĩa đang dần đi đến sự kết thúc, không thể để tồn tại


những loại người này trong xã hội, làm vấy bẩn xã hội ⟶ Một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội


thượng lưu thành thị.
<b>b. Cảnh hạ huyệt:</b>



- Được đặc tả bằng hai chi tiết:


+ Tạo dáng chụp ảnh: người thân, người bạn cậu Tú Tân đang diễn trên sân khấu đám tang.


+ Đóng kịch khóc thương và kịp thời tiến hành một cuộc hợp tác trao đổi mua bán ⟶ Ông Phán


mọc sừng là diễn viên đại tài.
<b>c. Nghệ thuật</b>


- Nghệ thuật trào phúng


- Giọng điệu châm biếm, mỉa mai
<b>3. Tổng kết</b>


- Khái quát lại vấn đề.
<b> ĐỀ SỐ 5 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội</i>
<i>Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao</i>


<i>Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng</i>
<i>Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mơng.”</i>


(Trích <i>Khát vọng</i> – Phạm Minh Tuấn)


<b>Câu 1.</b> Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?


<b>Câu 2.</b> Nêu chủ đề của đoạn trích trên.


<b>Câu 3.</b> Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
<b>Câu 4.</b> Đoạn trích đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm)</b>


Bằng một đoạn văn (khoảng 100 chữ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm
sống được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu “sống để biết yêu nguồn cội”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ <i>Thương vợ</i> của Tú Xương.
<i>“Quanh năm buôn bán ở mom sông,</i>


<i>Nuôi đủ năm con với một chồng.</i>
<i>Lặn lội thân cò khi quãng vắng,</i>
<i>Eo sèo mặt nước buổi đị đơng.</i>
<i>Một dun hai nợ âu đành phận,</i>
<i>Năm nắng mười mưa dám quản cơng.</i>


<i>Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,</i>
<i>Có chồng hờ hững cũng như khơng”</i>


(<i>Thương vợ</i>, Tú Xương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2007,tr.29,30)


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>



<b>Phương pháp: </b>Căn cứ vào đặc điểm các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật,
báo chí, chính luận, hành chính – cơng vụ.


<b>Cách giải:</b>


- Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
<b>Câu 2:</b>


<b>Phương pháp: </b>Phân tích, tổng hợp.
<b>Cách giải:</b>


- Chủ đề của đoạn trích trên: Khát vọng sống đẹp.
<b>Câu 3:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.
<b>Cách giải:</b>


- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:
+ Điệp cấu trúc “hãy sống như…”


+ Nghệ thuật so sánh
<b>Câu 4:</b>


<b>Phương pháp:</b> Căn cứ vào nội dung văn bản
<b>Cách giải:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>


<b>Phương pháp:</b> Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so


sánh, tổng hợp,…)


<b>Cách giải:</b>


<b>Yêu cầu về hình thức:</b>


- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.


- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.


<b>Yêu cầu về nội dung:</b>
Nêu vấn đề


Giải thích vấn đề


- Nguồn cội: nơi nảy sinh vạn vật.


- Sống để biết yêu nguồn cội nghĩa là sống để biết ý nghĩa của nơi mình sinh ra và được sinh ra.
Phân tích, bàn luận vấn đề


- Tại sao sống để biết yêu nguồn cội?


+ Khi sống ta mới có thể cảm nhận được hết ý nghĩa của cuộc đời này
+ Khi sống cũng là khi ta tiếp nối cho sự phát triển của nguồn cội
- Phê phán những người sống một cách phung phí, vơ tâm
Liên hệ bản thân


<b>Câu 2:</b>



<b>Phương pháp:</b>


- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị
luận văn học.


<b>Cách giải: </b>
<b>Yêu cầu hình thức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính
liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<b>Yêu cầu nội dung:</b>


<b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm</b>


- Trần Tế Xương là cây bút xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Ông là một nhà nho đi thi
chỉ đỗ đến Tú tài, đời sống tương đối khó khăn. Cảnh nghèo là một đề tài dễ gặp trong thơ Tú
Xương. Ông cũng thường xuyên làm thơ tự trào, tức là tự chế giễu, mỉa mai chính mình lầ vì
nhận thấy bản thân là một kiểu “người thừa”.


- <i>Thương vợ</i> là bài thơ trữ tình, thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương.


<b>2. Phân tích</b>


<b>a/ Hai câu đề: Giới thiệu về công việc và công lao của bà Tú.</b>


<i>“Quanh năm buôn bán ở mom sông</i>
<i>Nuôi đủ năm con với một chồng”</i>


- Câu 1: chứa đựng 3 thông tin


+ Bà Tú làm nghề buôn bán (gạo)


+ “Quanh năm” chỉ vịng thời gian tuần hồn, ngày nối ngày, tháng tiếp tháng, năm tiếp theo năm,
dường như không có lúc nghỉ.


+ “Mom sơng” chỉ địa điểm kiếm sống, là phần đất nhơ ra phía lịng sơng, chênh vênh, nguy hiểm.
=> Bà Tú hiện lên trong câu thơ với biết bao khó nhọc, gian trn. Vịng quay vơ kì hạn của thời
gian đã cuốn bà vào cuộc mưu sinh đầy vất vả.


- Câu 2: Vai trị trụ cột gia đình của bà Tú.


+ “ni đủ” tức là đủ về số lượng 6 miệng ăn, chưa kể chính bà; là đủ về thành phần – chồng và
con; là đủ ăn, đủ mặc, đủ cả cho những thú vui của ông Tú.


+ “năm con với một chồng: cách đếm con đếm chồng rất đặc biệt. Tú Xương tách mình riêng ra,
đặt mình sau con nghĩa là tự thấy hổ thẹn về cái vô tích sự của mình, ơng tự thấy mình cũng là
thứ con đặc biệt của bà Tú, mà một ông còn nặng gánh hơn cả năm đứa con thơ dại. Câu thơ
thấp thống một nụ cười của ơng chồng “dài lưng tốn vải” - nụ cười méo mó, đáng thương.
=> Tóm lại: 2 câu đề đã khắc họa thành công chân dung bà Tú – người vợ đảm đang, tháo vát,
phải chịu nhiều vất vả, gian truân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Lặn lội thân cò khi quãng vắng</i>
<i>Eo sèo mặt nước buổi đị đơng</i>


- Phép đảo ngữ: đẩy “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu, tô đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú trong
cuộc mưu sinh.


- Hình ảnh bà Tú được miêu tả qua phép ẩn dụ “thân cò” đầy ám ảnh, gợi dáng dấp nhỏ bé, chịu


đựng, bơ vơ, côi cút đến tội nghiệp.


- “Khi qng vắng”, “buổi đị đơng”: bối cảnh làm việc đầy nguy hiểm bởi không người chở che,
lại phải chen lấn, xô đẩy, bon chen nhọc nhằn.


=> Tóm lại: Câu 3,4, với hình ảnh ẩn dụ “thân cị”, phép đảo ngữ, từ tạo hình “lặn lội”, từ tượng
thanh “eo sèo” đã khắc sâu hơn nỗi nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh của bà Tú. Đằng sau đó, ta
cịn thấy tiếng uất nghẹn của một người chồng nhìn thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể đỡ
đần. Và hơn cả là nỗi niềm thương xót, cảm phục và biết ơn vợ sâu sắc của Tú Xương.


<b>c/ Hai câu luận:</b>


<i>“Một duyên hai nợ âu đành phận</i>
<i>Năm nắng mười mưa dám quản công”</i>


- “Duyên”: quan hệ vợ chồng do trời định sẵn. “Nợ” là gánh nặng phải chịu, vợ chồng lấy nhau
tốt đẹp là “duyên”, ngang trái là “nợ”.


- Thành ngữ và cách nói tăng cấp “một duyên hai nợ” “năm nắng mười mưa” đã khắc họa cuộc
đời cơ cực, tủi nhục của bà Tú. Bà với ông Tú, dun thì ít mà nợ thì nhiều. Ơng Tú tự thấy mình
là một gánh nợ trong suốt cuộc đời người vợ. Nhưng người mẹ, người vợ đó khơng hề ý thức
rằng đó là sự hi sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên,
âm thầm, khơng hề địi hỏi, oán trách. Bà Tú coi đó như một lẽ thường tình, nào có kể cơng.
- Cách nói cam chịu “âu đành phận” “dám quản công” là ông Tú ngao ngán về chính mình, xót
xa cho thân phận bà Tú mà thốt lên, mà kể công thay cho bà vậy! Câu thơ như nén một tiếng
thở dài não nề của chính người chồng.


<b>3. Tổng kết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>ĐỀ SỐ 6 </b>



<b>I. Phần đọc – hiểu: (2,0 điểm) </b>


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 2:


Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề
gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng
là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó
trừ mình ra!". Khơng ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã
thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!
Thế có phí rượu khơng? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân
hắn cho hắn khổ đến nông nổi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết
mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ
ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả
làng Vũ Đại cũng khơng ai biết...


(Chí Phèo – Nam Cao)


1. Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn trên?
2. Qua đoạn văn trên, anh (chị) có nhận xét gì về mơi trường xã hội mà Chí Phèo sống?
<b>II. Phần làm văn: (8,0 điểm) </b>


<b>Câu 1 – Nghị luận xã hội: (3,0 điểm) </b>


Viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm sự của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lịng".


Câu 2 – Nghị luận văn học: (5,0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6 </b>



<b>I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm) </b>


<b>1. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo: (1,0 điểm) </b>


Chí vừa đi vừa chửi: Lạ ở chổ Chí chửi, nhưng khơng ai nghe chửi. Chửi (đời, trời, cả làng Vũ
Đại). Sau khi chửi hết đối tượng này đến đối tượng khác, mà chẳng ai có phản ứng gì, hắn đành
chửi chính đứa nào đẻ ra hắn.


Sự phản ứng của Chí với xã hội, cuộc đời...(tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức
được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt khỏi thế giới lồi người).


Nỗi cơ độc của con người đã bị tha hóa, khơng được làm người trong xã hội cũ.
<b>2. Mơi trường xã hội mà Chí Phèo sống: (1,0 điểm) </b>


Mơi trường sống thiếu tình thương, đầy thành kiến...đã đẩy Chí dấn sâu vào con đường tha hóa,
lưu manh hóa.


Mơi trường (xã hội) có thể cứu vớt con người song cũng có thể vùi lấp con người.
<b>II. Làm văn: (8,0 điểm) </b>


<b>Câu 1: (3,0 điểm) </b>


Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Biết vận dụng các thao
tác lập luận vào bài viết. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả.


Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, nhưng cần đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau đây:


<b>1) Mở bài: (0,5 điểm).</b> Dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận.


<b>2) Thân bài: (2,0 điểm) </b>Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:


a) Giải thích sự cần thiết và giá trị quý báu của một tấm lịng trong cuộc sống (tình cảm con
người: Yêu thương, sự đồng cảm, bao dung, đức hi sinh). (0,5 điểm)


b) Những biểu hiện phong phú của những tấm lòng trong đời sống: (0,75 điểm)


Một trái tim sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, một trái tim yêu thương, đồng
cảm, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn.


Một đôi tay sẵn sàng hành động: Giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn,...xây dựng mái ấm
tình thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Đó là biểu hiện của nhân cách tốt, lối sống cao đẹp, giúp con người tránh xa mọi điều xấu xa, tội
lỗi, tránh sống tàn nhẫn, ích kỉ.


Góp phần tạo dựng một xã hội nhân ái, văn minh.


Bồi đắp tâm hồn tình cảm, giúp ta trở nên đáng yêu, đáng trọng hơn, đem ta đến gần người hơn.
3) Kết bài: (0,5 điểm)


Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.


Liên hệ bản thân và thực tế cuộc sống một cách hợp lí.
<b>Câu 2: (5,0 điểm) </b>


Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt
lưu lốt, văn nhiều cảm xúc, gợi hình; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.


Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt được


những yêu cầu cơ bản sau đây:


1) Mở bài: (0,5 điểm). Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu được vấn đề cần phân tích.
2) Thân bài: (4,0 điểm)


Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài ba, "ngàn năm chưa dễ có một"..., là hiện thân cho niềm khao khát,
say mê sáng tạo cái đẹp.


Là nghệ sĩ có nhân cách lớn, hồi bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên lầm lạc
trong suy nghĩ và hành động,...trả giá bằng cả tính mạng của mình.


Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, nhà văn đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời
sống; giữa khát vọng nghệ thuật mn đời với lợi ích của nhân dân.


Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng
rơi vào bi kịch trong xã hội đương thời.


<b>3) Kết luận: (0,5 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


Luyện Thi Online


Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng


xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.



Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các


trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các
trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày
Nguyễn Đức Tấn.


Khoá Học Nâng Cao và HSG


Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em


HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp


dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá

<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ,
Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


Kênh học tập miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất


cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí,
kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.



HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa


đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin
Học và Tiếng Anh.


</div>

<!--links-->

×