Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De kiem tra Ngu van 11 HK I 20092010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.45 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
<b> TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I</b>


<b>MƠN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 – NĂM HỌC: 2009 – 2010</b>
<b>THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)</b>


<b>Câu 1 (2điểm): Nêu vắn tắt những giá trị nổi bật ở mỗi mảng đề tài trong sáng tác của Nam Cao </b>
trước Cách mạng tháng Tám.


<i><b>Câu 2 (2 điểm): Hãy xác định nghĩa của từ “tay” trong những lần dùng dưới đây? Cho biết đó là</b></i>
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?


<i>a. “Bàn tay em ngón chẳng thon dài</i>
Vệt chai cũ đường gân vất vả”


<i> (Xuân Quỳnh)</i>
<i>b. “Một tay lái chiếc đị ngang</i>


Bến sơng Nhật Lệ quân sang đêm ngày”
<i> (Tố Hữu)</i>


<b>Câu 3 (6 điểm): Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm</b>
“Chữ người tủ tù” của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao hãy làm rõ quan niệm của Nguyễn
Tuân về cái đẹp?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
<b> TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>KIỂM TRA HỌC KÌ I</b>


<b>MƠN: NGỮ VĂN 11 – NĂM HỌC: 2009 – 2010</b>
<b>Câu 1: Cần trình bày được các ý chính sau: (Đúng mỗi ý được 1 điểm)</b>


<i>- Ở mảng đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã phản ánh một cách chân thực tấn bi kịch</i>
tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn
nghèo, những viên chức nhỏ .Qua đó Nam Cao kết tội xã hội vơ nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn
phá tâm hồn con người, đồng thời, thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc
sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa.


<i>- Ở mảng đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống tăm tối,</i>
cực nhục bi thảm của người nông dân sau luỹ tre, những con người thấp cổ bé họng bị đè nén, áp
bức, bị đẩy vào con đường cùng, bị tha hố ,lưu manh hố. Qua đó Nam Cao đã kết án đanh thép
xã hội tàn bạo đã huỷ diệt nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành, đồng thời nhà
văn phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ ngay cả khi bị xã hội vùi dập, cướp mất cả
nhân hình nhân tính.


<b>Câu 2:</b>


<i>- Nghĩa của từ “tay” ở câu (a) là chỉ bàn tay (một bộ phận trên của cơ thể người). Từ “tay” ở đây</i>
được dùng với nghĩa gốc.


<i>- Nghĩa của từ “tay” ở câu (b) là chỉ một con người (mẹ Suốt - nhân vật người mẹ anh hùng trong</i>
thơ Tố Hữu)


<i>Từ “tay” ở đây được dùng với nghĩa chuyển.</i>
<b>Câu 3: </b>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để</b>


phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Huấn Cao xuất hiện gián tiếp qua lời bàn luận của viên quản ngục và thầy thơ lại ở đầu truyện,
qua cuộc gặp gỡ trực tiếp với viên quản ngục ở giữa truyện và tỏa sáng hơn ở cảnh cho chữ cuối
truyện. Qua những lần xuất hiện đó, nhân vật Huấn Cao bộc lộ một vẻ đẹp hết sức độc đáo:


+ Là người tài hoa, nghệ sĩ.


>. Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, chữ Huấn Cao được xem là báu vật ở đời.
>. Những nét chữ vuông, tươi tắn nói lên cái hồi bão tung hồnh của một đời con
người


→ Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Đó là cái đẹp kết tinh bởi tài năng và
nhân cách.


+ Là người có khí phách hiên ngang, bất khuất.
>. Hành động rỗ gông.


>. Thản nhiên nhận rượu thịt.


>. Thái độ khinh bạc, miệt thị viên quản ngục.


→ Là hiện thân sinh động của một bậc đại trượng phu “uy vũ bất năng khuất”.
+ Là người có thiên lương trong sáng.


>. Khơng vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình viết câu đối, chỉ cho chữ những chỗ tri
âm, tri kỉ.


>. Xúc động khi hiểu ra tấm lòng và sở thích của viên quản ngục.
>. Cho chữ và khuyên bảo chân thành đối với viên quản ngục.



- Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm tiến bộ về cái Đẹp, đó là cái tài
phải đi đôi với cái tâm, cái Đẹp không thể chung sống cái cái xấu, cái ác, cái Đẹp và cái thiện
không thể tách rời.


<b>*Huấn Cao là một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua</b>
đây tác giả đã thể hiện quan niệm về cái Đẹp, khẳng định sự bất tử của cái Đẹp và bộc lộ thầm kín
lịng u nước.


<b>c. Cách cho điểm:</b>


- Điểm 5 – 6: đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 3 – 4: trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.


</div>

<!--links-->

×