Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bieu do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIẢI TOÁN Cể LI VN CHO</b>


<b>HC SINH LP 2</b>



<i><b>Tác giả: PHAN TH HOA </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU</b>



<b>LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.. </b>
<b> I . Lý luận:</b>


<i><b> Như lời Bác Hồ đã nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây</b></i>


<i><b> Vì lợi ích trăm năm trồng người”</b></i>


<i><b> </b></i>Đúng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện ngay
từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính là nhiệm
vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học. Các em học sinh, những mầm non hôm
nay là chủ nhân của thế kỷ XXI- những con người thơng minh, dí dỏm, hoạt bát, có
ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Con người của văn hóa thời
đại tiên tiến văn minh. Vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài việc nắm
vững kiến thức, khắc sâu nội dung mơn học mà mình giảng dạy, người giáo viên
phải có những năng lực sư phạm nhất định. Vậy giáo viên phải làm gì? Làm như
thế nào để tổ chức và điều khiển cả một quá trình học tập của học sinh đạt kết quả
cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập
một cách tự giác, nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Thực hiện điều này, với chương trình
thay sách giáo khoa mới ở cấp Tiểu học. Việc cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu
học là rất cần thiết và cơ bản nhưng việc hướng dẫn học sinh có kiến thức cơ bản
ban đầu về giải tốn có lời văn là rất quan trọng. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng
về việc dạy giải tốn có lời văn ở tiểu học nên cần rèn cho học sinh những kỹ năng,
kỹ xảo giải toán để áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân
cách của các em. Tốn có lời văn xem như cầu nối giữa nhà trường và xã hội. Đó


chính là nơi gặp gỡ hay tổng hợp kiến thức tự nhiên và xã hội, đồng thời rèn luyện
cho học sinh hiểu biết về Tiếng Việt.


<b>1. Thực tiễn :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Dạy cách giải và cách trình bày bài giải các bài tốn đơn về cộng, trừ
trong đó có bài tốn về “ nhiều hơn”, “ ít hơn” một số đơn vị, các bài toán về nhân,
chia (trong phạm vi bảng nhân, chia với 2,3,4,5). Bước đầu làm quen giải bài tốn
có nội dung hình học( tính độ dài, tính chu vi các hình), các bài tốn liên quan đến
phép tính các đơn vị đo đã học( cm, m, km, kg, lít).


- Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt( phân tích đề bài, giải
quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết).


- Nội dung các bài tốn phong phú, gần với thực tiễn xung quanh các
em, bài tốn thường đặt ra dưới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn.
Dạy trình bày bài giải của bài tốn có lời văn gồm câu trả lời kèm theo phép tính
trung gian và đáp số.


Cụ thể: Tốn có lời văn ở lớp 2 có các dạng:
- Bài tốn về nhiều hơn, ít hơn.


- Tìm tích của 2 số:


- Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm.
Giải tốn có lời văn ở lớp 2 yêu cầu học sinh:


- Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn giải bằng 1 bước tính về cộng,
trừ, trong đó có các bài tốn về “ nhiều hơn”, “ ít hơn” một số đơn vị, các bài tốn
có nội dung hình học.



-Biết giải và trình bày lời giải các bài tốn giải bằng một bước tính về nhân,
chia, chủ yếu là các bài tốn tìm tích của 2 số trong phạm vi bảng nhân 2,3,4,5 và
các bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi các bảng
chia 2,3,4,5.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Là một giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2, tôi luôn trăn trở để
tìm ra phương pháp giảng dạy tốt về giải tốn có lời văn cho các em học sinh thuộc
các đối tượng: Giỏi, khá, trung bình, yếu.


<b>A. PHẦN NỘI DUNG.</b>
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.


Nội dung các bài tốn có lời văn ở lớp 2 là những bài toán diễn đạt bằng lời
văn có nội dung gần gũi với thực tế đời sống sinh hoạt của học sinh bằng những
phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản nhưng các em phải sử dụng thường xuyên
trong suốt cuộc đời. Vì vậy giáo viên cần sử dụng những phương pháp dạy học gây
hứng thú để học sinh tự giác chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức. ở lứa tuổi các em
còn nhỏ nên rất hiếu động, năng lực nhận thức, óc tư duy chưa phát triển, không thể
tập trung suy nghĩ trong một thời gian dài.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC.


Với những đặc điểm nội dung của bài tốn có lời văn ở lớp 2 và tâm lý của học sinh
đã nêu ở phần trên tôi thường sử dụng các phương pháp dạy học và các bước giải
toán như sau:


<b>1. Phương pháp giải.</b>


- Phương pháp áp dụng sơ đồ đoạn thẳng.



- Phương pháp quan sát trên mơ hình, hình vẽ, đồ dùng trực quan, thao tác.
- Phương pháp tính ngược từ dưới lên( sử dụng giải tốn tìm số hạng, số bị trừ,
số bị chia, số chia)


- Phương pháp dựa vào các bảng cộng, trừ, nhân , chia.


<i> * Về phương pháp dạy giải bài tốn có lời văn ở lớp 2, cần lưu ý:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh tự đọc, tri giác, nhận biết đề tốn
rồi nêu( viết) tóm tắt. Có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( nên
dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan khái niệm “ nhiều hơn”, “ ít hơn”).
Phần tóm tắt là cần thiết khi học giải bài tốn có lời văn, tuy nhiên khơng nhất thiết
phải viết vào phần trình bày bài giải( mục đích tóm tắt bài tốn là làm rõ giả thiết,
bài tốn cho gì và kết luận, bài tốn hỏi gì; từ đó thiết lập quan hệ giữa cái đã biết
với cái cần tìm dẫn đến cách giải thích hợp).


- Về trình bày bài giải, học sinh viết được câu lời giải và phép tính tương ứng.
Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó viết câu lời
giải. Lúc đầu học sinh có lúng túng, ta nên chấp nhận các diễn đạt tuy có “ vụng
về” nhưng đúng ý là được( cùng một nội dung có thể có nhiều cách diễn đạt khác
nhau). Cái khó nhất của giải bài tốn có lời văn ở lớp 2 chính là trình bày bài giải,
sau đó giáo viên tập cho học sinh diễn đạt câu lời giải theo nhiều cách khác nhau,
không vội vàng và làm thay học sinh.


- Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giác, hình
tứ giác, các bài tốn dạng đó( bài tốn có nội dung hình học ) được trình bày bài
giải như ở các bài tốn có lời văn đã học. Trong bài giải của bài tốn có nội dung
hình học, phép tính trung gian ứng với câu lời giải có thể có đến 2, 3 dấu phép tính
cộng, học sinh chỉ cần viết dãy phép tính và ghi ngay kết quả bên phải dấu “=”,


không phải ghi kết quả của phép tính trung gian.


Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là:
AB = 4 cm, BC = 5cm, CA = 6 cm,


<i>Bài giải</i>


Chu vi hình tam giác ABC là:
4 + 5 + 6 = 15 (cm)
Đáp số: 15 cm
<b>2. Các bước giải tốn có lời văn:</b>


Bất kể bài tốn nào tơi cũng thường hướng dẫn học sinh giải toán theo các
bước sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài. Cần làm rõ phần đã cho, phần cần tìm của
đề bài bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau với ngôn ngữ ngắn gọn hoặc sơ đồ đoạn
thẳng, mơ hình.


<b>Bước 2: Lập kế hoạch giải</b>


Tìm hướng giải cho bài tốn, xem xét bài tốn thuộc dạng nào từ đó huy động
vốn kiến thức cần thiết để tìm lời giải thường xuất phát từ câu hỏi trong đề toán suy
luận ngược với điều kiện đã cho của bài toán. Bước này giáo viên cần chú ý phối
hợp nhiều phương pháp giải phù hợp với từng bài để học sinh lập kế hoạch giải
đúng.


<b>Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải.</b>


Là bước thực hiện các phép tính theo trình tự mà bước lập kế hoạch giải đã xác


định sau đó viết lời giải. Giáo viên cần chú ý: Học sinh lớp 2 bước đầu giải tốn có
lời văn phải hướng dẫn lới giải đặt trước mỗi phép tính. Trình bày rõ ràng cân đối,
đầu câu trả lời phải viết hoa, đáp số ghi bên phải phép tính.


<b>Bước 4: Nhìn lại bài tốn</b>


Bước này về ngun tắc khơng phải là bước bắt buộc với quy trình giải tốn
nhưng lại là bước khơng thể thiếu trong dạy học tốn với các mục đích:


- Kiểm tra, rà sốt lại cơng việc giải.
- Tìm cách giải khác và so sánh cách giải.
- Suy nghĩ khai thác thêm đề bài.


Ở bước này hình thành cho học sinh thói quen cẩn thận, tỷ mỉ trong giải
tốn, u thích tìm tịi giải tốn


<b>3. Ví dụ:</b>


<b>3.1. Khi dạy giải tốn có lời văn dạng nhiều hơn , ít hơn .</b>
<i>Bài tập 4( SGK toán 2- trang 83)</i>


Thùng lớn đựng 60lít nước mắm, thùng bé đựng ít hơn thùng lớn 22 lít nước
mắm. Hỏi thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Bước 1: Tìm hiểu bài toán:</b>


Đọc kỹ đầu bài, giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài tốn.


- Bài tốn cho biết gì? ( Thùng lớn đựng 60 lít nước mắm, thùng bé đựng ít
hơn thùng lớn 22 lít nước mắm.)



- Bài toán hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?)


- Hướng dẫn học sinh tóm tắt: Có thể bằng 2 cách: Tóm tắt bằng lời hoặc bằng
sơ đồ đoạn thẳng( nên dùng sơ đồ đoạn thẳng)


60lít
Thùng lớn:


22lít
Thùng bé:


? lít


<b>Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải:</b>
Giáo viên hỏi:


+ Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học? ( Đây là bài tốn thuộc dạng
tốn về ít hơn)


+ Muốn tìm số lít nước mắm ở thùng bé ta phải làm phép tính gì? ( Phép tính
trừ)


+ Lấy bao nhiêu trừ đi bao nhiêu? ( 60 - 22)


Giáo viên lưu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ ( dựa vào bảng trừ)
<b>Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Có thể có 2 cách trình bày về lời giải như</b>
sau:


Cách 1: Bài giải Cách 2: Bài giải



Thùng bé đựng số lít nước mắm là: Số lít nước mắm thùng bé đựng được
là:


60 - 22 = 38( lít) 60 - 22 = 38(lít)
Đáp số: 38 lít. Đáp số: 38 lít.
Bước này chú ý trình bày đẹp, viết đúng đáp số đơn vị .


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nhưng cũng dựa vào bài tập 4 này giáo viên ra đề dành cho học sinh khá giỏi
như sau:


Thùng lớn đựng 60lít nước mắm, thùng lớn đựng nhiều hơn thùng bé 22 lít
nước mắm. Hỏi :


a. Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?
b. Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước mắm?
<b>Bước 1: Tìm hiều bài tốn</b>


Đọc kỹ đề bài, giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài tốn.


- Bài tốn cho biết gì? (Thùng lớn đựng 60 lít nước mắm, thùng lớn đựng
nhiều hơn thùng bé 22 lít nước mắm)


- Bài tốn hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?; Cả hai thùng
đựng bao nhiêu lít nước mắm?).


Hướng dẫn học sinh tóm tắt: Nên gợi ý hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ
đoạn thẳng.


60lít


Thùng lớn:


?lít 22lít
Thùng bé:


<b>Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải.</b>


Nhìn vào sơ đồ ta thấy đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? ( Đây là bài
toán ngược của dạng toán về nhiều hơn). Hay đây là dạng nhiều hơn một số đơn vị.


Giáo viên hỏi:


- Muốn tìm số lít nước mắm của thùng bé ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ).
- Lấy bao nhiêu trừ bao nhiêu? ( 60 - 22)


Gáo viên lưu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ( Dựa vào bảng trừ).
- Muốn tìm số lít nước mắm cả 2 thùng đựng được ta làm phép tính gì? ( Phép
tính cộng).


- Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu? ( 60 + 38)


Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày đáp số của hai phần a, b.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Cách 1: Bài giải


a.Số lít nước mắm thùng bé đựng được là
60 - 22 = 38(lít)


b. Số lít nước mắm cả 2 thùng đựng được



60 + 38 = 98 (lít)
Đáp số: a, 38 lít
b, 98 lít


Cách 2: Bài giải.


a.Thùng bé đựng được số lít nước mắm là
60 - 22 = 38( lít)


b. Cả 2 thùng đựng được số lít nước mắm


60 + 38 = 98( lít)
Đáp số: a, 38 lít


b, 98 lít


<b> Bước 4: Nhìn lại bài tốn: Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, kết quả phép</b>
tính, đáp số.


<b> 3.2. Khi dạy giải tốn có lời văn: Tìm tích của 2 số ta nên sử dụng mơ hình,</b>
<b>hình vẽ, đồ dùng trực quan và dựa vào bảng của các bảng nhân để tìm kết</b>
<b>quả.</b>


<i><b> Bài tập 3( SGK tốn 2- trang 98).</b></i>


Mỗi can đựng 3 lít dầu. Hỏi có 5 can như thế đựng bao nhiêu lít dầu?


<b>Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Vì các em mới làm quen với bảng</b>


nhân 3 nên giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng như: Tranh vẽ 5 cái can 3lít hoặc
5 cái can mỗi loại ghi 3 lít thì càng tốt.


- Để hướng dẫn giáo viên có thể hỏi:


+ Mỗi can đựng mấy lít dầu?( Học sinh quan sát và trả lời ngay được: Mỗi
can đựng 3 lít)


+ Bài tốn u cầu ta phải làm gì? ( Tìm số lít dầu 5 can đựng được bao
nhiêu?)


Tóm tắt: 1 can: 3 lít
5 can: ...lít?


<b>Bước 2: Giáo viên có thể chỉ vào đồ dùng dạy học nêu câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b> Bước 3: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trình bày bài với các cách</b>
khác nhau.


<b>Bài giải: Cách 1:</b>


Số lít dầu 5 can như thế đựng là: Hoặc: 5 can như thế đựng số lít dầu
là:


3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15( lít) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15(lít)
Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít


<b>Bài giải: Cách 2</b>


Số lít dầu 5 can như thế đựng là: Hoặc: 5 can như thế đựng số lít dầu


là:


3 x 5 = 15 (lít) 3 x 5 = 15( lít)
Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít


Sau khi học sinh trình bày bài giải giáo viên nên hướng cho học sinh đại trà
nên giải theo cách 2. Bởi vì làm như cách 1 vẫn đúng nhưng ta khơng nên dùng vì
nếu chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân thì sẽ nhanh và gọn hơn.
<i><b> *.Còn đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán trên</b></i>
<i>bằng các cách khác nhau.</i>


<b> 3.3. Khi dạy giải toán có lời văn dạng: Chia thành các phần bằng nhau và</b>
<b>chia theo nhóm ta nên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng chia để tìm kết quả.</b>


Ví dụ: Bài tập 4 ( SGK tốn 2- trang 135).


Cơ giáo chia đề 24 tờ báo cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy tờ báo?
<b>Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi ngắn gọn giúp học sinh tự tóm tắt:</b>
- 4 tổ nhận được mấy tờ báo?( 24 tờ báo)


- Bài toán hỏi gì? (Mỗi tổ được mấy tờ báo?)
Tóm tắt: 4 tổ : 24 tờ báo


1 tổ : ...tờ báo?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Bước 3: Có thể giải bài tốn với nhiều câu trả lời khác nhau.</b>
<b> </b> <b> Bài giải</b>


Mỗi tổ nhận được số tờ báo là: Hoặc: Số tờ báo mỗi tổ nhận được là:
24 : 4 = 6( tờ báo) 24 : 4 = 6( tờ báo)


Đáp số: 6 tờ báo Đáp số: 6 tờ báo
<b> Bước 4:</b>


- Học sinh so sánh tìm câu trả lời hay nhất.


- Học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc bảng chia 4.


Tương tự như vậy đối với bài tập 4( Vở bài tập tốn 2 tập 2- trang 34)


Có 20 tờ báo chia cho các tổ, mỗi tổ được 5 tờ báo. Hỏi có mấy tổ được chia
báo?


Học sinh có thể tóm tắt và giải được bài tốn.
Tóm tắt: 5 tờ báo : 1 tổ


20 tờ báo: ...tổ


<b>Bài giải:</b>


Số tổ được chia báo là: Hoặc: 20 tờ báo chia cho 6 tổ là:
20 : 5 = 4( tổ) 20 : 5 = 4( tổ)
Đáp số: 4 tổ Đáp số: 4 tổ


Với phương pháp dạy tốn có lời văn như trên năm học 2008 -2009 tôi đã thu
được kết quả như sau: ( Là chất lượng các bài tốn có lời văn qua các bài kiểm tra
định kì mơn tốn)


Lớp 2B: Tổng số học sinh: 30 em


Năm học 2008-2009 Giỏi Khá Trung bình



8 tuần kỳ I 17 11 2


Cuối kỳ I 22 7 1


8 tuần kỳ II 25 5 0


Cuối kỳ II 27 3 0


<b> 4. Ph ơng pháp dạy của giáo viên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Giáo viên phải đi sâu nghiên cứu bài trước khi lên lớp, chọn lọc hệ thống câu
hỏi, tìm hiểu phân tích đề để tóm tắt bài tốn một cách ngắn gon dễ hiểu nhất, chính
xác nhất thì học sinh dễ dàng lập được kế hoạch giải đúng.


- Mỗi bài tốn, mỗi tóm tắt của giáo viên bằng lời, sơ đồ hay vật mẫu trên
bảng phải thật chính xác, khoa học. Sử dụng đồ dùng học tập thường xuyên, kết
hợp nhiều phương pháp dạy học.


- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra học sinh các bảng cộng, trừ, nhân,
chia.


- Cần tiến hành kiểm tra chất lượng phân loại học sinh thành các đối tượng:
Giỏi + Khá; Trung bình , ngay từ đầu năm để có phương pháp dạy học cho phù
hợp.


+ Đối với học sinh Khá , Giỏi: Có hướng dẫn thêm các bài tốn nâng cao, có
các cách giải khác nhau để tìm ra cách giải hay nhất.


+ Đối với học sinh Trung bình, : nắm rõ khả năng từng em học yếu do nguyên


nhân nào:


Ví dụ: - Chưa biết đọc, đọc cịn ấp úng nên phân tích đề cịn kém.
- Chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia hay khả năng tính tốn chậm
- Chưa viết thạo nên chưa biết cách trình bày.


Từ đó giáo viên có phương pháp dạy học cho thích hợp.


- Thường xuyên liên lạc giữa gia đình và nhà trường để nắm bắt việc học tập
của các em.


<i> * Ngoài ra giáo viên cần nhiệt tình trong giảng dạy, khơng ngừng nâng cao</i>
<i>trình độ sư phạm, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nghiên cứu tài liệu, học hỏi thêm</i>
<i>kinh nghiệm của đồng nghiệp.</i>


<b>C. PHẦN KẾT LUẬN:</b>
<b>1. Kết luận.</b>


Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu không thể thiếu nhằm đạt
hiệu quả giáo dục cao, đảm bảo được nhu cầu cũng như lợi ích của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực linh hoạt chủ động và sáng tạo.
Đồng thời qua việc giải toán giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm giúp
các em khắc phục và phát huy. Dạy tốn cịn rèn luyện năng lực tư duy, đức tính tốt
đẹp của người lao động mới.


Ở chương trình thay sách lớp 2 các em được tiếp súc với người dạy toán mới
và phức tạp để chuẩn bị kiến thức kỹ năng giải toán các loại toán phức tạp hơn ở
các lớp sau. Vì vậy phương pháp hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng.



<b>2. Kiến nghị:</b>


Những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đã giúp tơi có
được niềm tin váo năng lực nghiên cứu bước đầu của mình. Bên cạnh đó tơi xin có
một số kiến nghị sau:


- Giáo viên cần linh hoạt khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử
dụng các bài tập hợp lý với từng đối tượng học sinh của mình.


- Kỹ năng giải tốn có lời văn còn được rèn luyện thường xuyên, liên tục và
được kết hợp rèn luyện ở các môn học khác và trong giao tiếp hàng ngày.


- Hiệu quả của tiết học giải bài tốn có lời văn phụ thuộc rất nhiều vào tinh
thần, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên và thái độ học tập của mỗi học sinh. Vì
vậy địi hỏi ở mỗi giáo viên lịng nhiệt tình và thái độ học tập không ngừng.


- Hy vọng vấn đề tôi đưa ra góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào phương
pháp giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 2. Rất mong được sự góp ý của các thầy
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để tơi có được phương pháp dạy học tốt hơn mang
lại kết quả giáo dục cao nhất.




Cam lộ : Ngày 27 / 5 /2009
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Đánh giá của hội đồng sư phạm trường tiểu học: HỒ CHƠN NHƠN


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×