Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII đến XIX.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.98 KB, 195 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HỮU CHẤT

ĐẶC ĐIỂM
CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM
TỰ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 92 201 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Mọi
trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố dưới bất cứ
hình thức nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

Trần Hữu Chất


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá


nhân, tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn,
Phó Viện trưởng Viện Văn học đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành
luận án.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Văn học – Học viện Khoa học xã hội đã
đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tơi trong suốt q
trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Trần Hữu Chất


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

01

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

06


1.1.
06

Khái qt thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nơm

1.2.
09

Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật

1.3.
28

Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án

Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VÀ DIỆN MẠO
LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT

30
32

2.1.
32

Truyện thơ Nôm và loại truyện thơ Nôm tự thuật

2.2.
42


Tác giả và tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật

Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3: HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TÁC
GIẢ TRONG LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT

57
59

3.1.
Hiện thực lịch sử - xã hội trong loại truyện thơ Nôm tự thuật
59
3.2. Phong cảnh đất nước và con người q hương trong loại truyện thơ Nơm
70
tự thuật
3.3.
81

Hình tượng con người tác giả trong loại truyện thơ Nôm tự thuật

Tiểu kết Chương 3
CHƯƠNG 4: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NƠM TỰ

99

THUẬT

101


4.1.
101

Mơ hình kết cấu và đặc tính ký sự trong loại truyện thơ Nôm tự thuật

4.2.
110
4.3.
127

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật

4.4.
136

Yếu tố thần kỳ trong loại truyện thơ Nôm tự thuật

Nghệ thuật trần thuật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật


Tiểu kết Chương 4

144

KẾT LUẬN

146

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


150

TÀI LIỆU THAM KHẢO

151


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đầy biến động do sự
khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến, sự rạn nứt của hệ tư tưởng Nho giáo
và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân cần lao. Song, xét
trong tiến trình lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây lại là giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất. Thành tựu nổi bật, đánh dấu nốt son của văn học giai đoạn
này là sự ra đời và nở rộ thể loại truyện thơ Nôm độc đáo, gắn liền với hàng trăm
tác phẩm lưu truyền qua nhiều thế hệ như Hoa tiên, Phan Trần, Nhị độ mai, Trinh
Thử, Truyện Kiều... và vẫn tràn đầy sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu văn học, văn hóa ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều cơng trình,
bài viết nghiên cứu chuyên sâu về thể loại.
1.2.
Với tinh thần thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, các tác gia trung đại
thường thích mơ phỏng, diễn đạt lại những cái đã có theo khn mẫu định sẵn mà
ngại nghĩ ra đề tài hoặc cốt truyện mới. Tìm hiểu nguồn gốc đề tài truyện thơ Nôm,
giới nghiên cứu nhận thấy hầu hết tác phẩm lấy đề tài từ truyện cổ dân gian như
Trương Chi, Tấm Cám, Chàng Chuối, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ những sự tích,
nhân vật lịch sử có thật ở nước ta như Tống Trân – Cúc Hoa, Tướng quân Phạm
Ngũ Lão, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc như Hoa tiên, Truyện
Kiều, Nhị độ mai...
Trong khi đa số sáng tác dựa trên cơ sở vay mượn cốt truyện, sự xuất hiện một

số ít tác giả bác học viết truyện thơ Nôm bằng chất liệu đời sống dân tộc, thậm chí
bằng chính câu chuyện riêng tư của bản thân đã đem lại một sắc thái mới cho thể
loại. Khởi đầu từ tác phẩm ít nhiều in dấu ấn tự thuật như Lâm tuyền vãn của Phùng
Khắc Khoan thuật lại cảnh sống nơi núi rừng khi bị lưu đày ở Thành Nam (Con
Cuông, Nghệ An); Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ghi lại giấc mơ khi đi
thăm người anh trai đang dạy học ở Nam Đàn (Nghệ An); rồi phát triển đến Phạm
Thái với trang đời dang dở trong Sơ kính tân trang và kết thúc ở Nguyễn Đình
Chiểu với câu chuyện hành đạo trong Lục Vân Tiên truyện, đã hình thành một tiểu
loại mới trong gia đình truyện thơ Nơm - truyện thơ Nôm tự thuật. Với kiểu loại tự
thuật này, chủ nhân sáng tạo ra nó vừa đi trên con đường của truyền thống, vừa đưa
thể loại phát triển theo hướng ly tâm, phi truyền thống. Việc sử dụng dữ kiện thuộc
tiểu sử cá nhân để xây dựng cốt truyện, truyện thơ Nôm tự thuật đã bộc lộ nét cá
biệt trong tư duy sáng tạo, đây là sự tiếp nối, mở rộng đường biên thể loại, phát

1


triển khả năng khai thác yếu tố hiện thực và vị thế con người tác giả trong giai đoạn
lịch sử biến động.
1.3.
Như đã nói, sự thể hiện, hướng tới cuộc sống đương thời, những yếu tố
thuộc tiểu sử cá nhân, chiều kích sâu thẳm bên trong con người trong loại truyện thơ
Nôm tự thuật không chỉ khẳng định tài năng, cá tính tác giả mà cịn nói lên sự phát
triển của một trào lưu nhân văn mới đang hình thành và đánh dấu sự phát triển vượt
lên cung cách lý tưởng hóa về khơng – thời gian trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy
nhiên, đến nay, giới nghiên cứu, phê bình mới chủ yếu đi vào những khái quát riêng
lẻ cho từng tác phẩm mà chưa có cơng trình, chun luận, bài viết đặt vấn đề tìm
hiểu, đánh giá tiểu loại truyện thơ Nơm tự thuật. Từ đó, sự cần thiết phải tìm hiểu,
nghiên cứu loại truyện thơ Nơm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX trong tương quan với
dòng truyện thơ Nôm đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề.

Phác thảo diện mạo và khẳng định đóng góp của loại truyện thơ Nôm tự thuật
– một bông hoa vừa quen vừa lạ - trong thể loại truyện thơ Nôm là u cầu có tính

cấp thiết. Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tơi chọn thực
hiện đề tài luận án Đặc điểm của loại truyện thơ Nơm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.
Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới nhận diện và làm rõ hơn đặc điểm của loại truyện thơ Nơm
tự thuật. Ngồi ra, thơng qua việc nghiên cứu về loại truyện thơ Nôm tự thuật,
chúng tôi sẽ góp phần xác định vai trị, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử
văn học cổ điển Việt Nam nói chung và thể loại truyện thơ Nơm nói riêng.
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quan niệm, khái niệm, hướng phân loại truyện thơ Nôm,
luận án xem xét khái niệm và nhận diện diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật.
Thứ hai, tổng thuật lịch sử tiếp nhận về loại truyện thơ Nôm tự thuật qua
những tác phẩm tiêu biểu; đánh giá sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật của cá
nhân tác giả, dẫn đến sự ra đời tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, một “nguồn riêng
giữa dịng chung” thuộc kho tàng truyện thơ Nơm.
Thứ ba, nghiên cứu và đánh giá vấn đề liên quan đến đặc điểm nội dung và
phương thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật; so sánh sự tương đồng và
khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật và truyện thơ Nơm thuộc dịng cốt
truyện vay mượn.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cơ bản loại truyện thơ Nôm tự
thuật. Chúng tôi tập trung phân tích những biểu hiện, nét đặc trưng về sự hình
thành, nội dung và phương thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật, nhất là
làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện
thơ Nôm bác học khác.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung khảo sát ba tác phẩm
mà chúng tôi xếp vào loại truyện thơ Nơm tự thuật: Sơ kính tân trang (Phạm Thái),
Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) và Lục Vân Tiên truyện (Nguyễn Đình Chiểu).
Bên cạnh đó, chúng tơi tiến hành tìm hiểu một số truyện thơ Nơm khác, nhất là
truyện thơ Nôm bác học để so sánh với loại truyện thơ Nôm tự thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.
Phương pháp nghiên cứu tác giả
Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả nhằm tìm hiểu tác phẩm thơng qua
mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật của nhà văn đó. Qua đó, chỉ ra điểm
giống và khác biệt trong các sự kiện, tình tiết của nhân vật với cuộc đời tác giả, thấy
được khả năng, sức sáng tạo của người nghệ sĩ khi sử dụng chất liệu cá nhân để đưa
vào tác phẩm.
4.2.
Phương pháp lịch sử - xã hội cụ thể
Nghiên cứu truyện thơ Nôm tự thuật khơng thể tách rời mơi trường địa lí, hồn
cảnh lịch sử - xã hội cụ thể mà tác giả đã sống và ký thác dòng tự thuật về cuộc đời
vào truyện. Nhiệm vụ của phương pháp này để thấy cơ sở tiền đề dẫn đến sự xuất
hiện loại truyện thơ Nôm tự thuật và thấy rõ bức tranh hiện thực xã hội đương thời
được tái hiện trong truyện thơ Nơm tự thuật.
4.3.
Phương pháp loại hình
Truyện thơ Nơm tự thuật là bộ phận không tách rời của nền văn học trung đại

Việt Nam nói chung, của thể loại truyện thơ Nơm nói riêng. Thơng qua phương
pháp loại hình để thấy sự vận động và phát triển của truyện thơ Nôm trong tiến trình
phát triển văn học Việt Nam, cũng như thấy được sự đa dạng, phong phú trong nội
dung và phương thức nghệ thuật thể loại.


4.4.
Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để đối sánh trong nội bộ tác phẩm thuộc loại truyện
thơ Nôm tự thuật và giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm khác để
làm nổi bật một số nét đặc trưng mang tính kế thừa và sự khác biệt độc đáo về nội
dung phản ánh và phương thức miêu tả. Kết quả thu được từ sự so sánh là luận cứ
khảo chứng cho các luận điểm mà chúng tơi đề xuất trong đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, kết quả
nghiên cứu của luận án góp phần đặt tiền đề về lý thuyết nghiên cứu loại truyện thơ
Nôm tự thuật, trước hết là trên phương diện xác định khái niệm và diện mạo loại
truyện thơ Nôm tự thuật.
Luận án đánh giá sự chi phối của ngòi bút tự thuật, chỉ ra sự sáng tạo của cá
nhân tác giả trong việc khai thác tiểu sử đời tư để xây dựng cốt truyện. Trên nền
tảng đó, luận án tập trung phân tích đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật của
loại truyện thơ Nôm tự thuật trong tương quan so sánh với loại truyện thơ Nơm bác
học có cốt truyện vay mượn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1.
Ý nghĩa lý luận của luận án
Thực hiện đề tài nghiên cứu Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ
XVIII - XIX góp phần tiếp tục làm rõ sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền văn
học, dẫn đến sự xuất hiện yếu tố tự thuật trong truyện thơ Nôm; khái quát về tác giả,
diện mạo tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật.

Nghiên cứu chuyên sâu về loại truyện thơ Nôm tự thuật, luận án tập trung vào
ba tác phẩm là Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện, từ đó
khái qt đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật; sự tương đồng và
khác biệt của truyện thơ Nơm tự thuật với truyện thơ Nơm có cốt truyện vay mượn.
Cũng từ truyện thơ Nôm tự thuật để hiểu thêm vấn đề về con người cá nhân trong
văn học trung đại Việt Nam, vấn đề phong cách tác giả và phong cách thể loại.
6.2.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng hệ thống luận điểm
đánh giá về tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII – XIX. Những đánh giá
về tác giả, tác phẩm thuộc tiểu loại truyện thơ Nơm tự thuật cũng từ đó góp thêm
một tiếng nói vào trình diễn nghiên cứu truyện thơ Nơm vốn đã, đang và vẫn có sức
hấp dẫn đối với những người quan tâm đến di sản văn học của ông cha.


Ngoài ra, những vấn đề khoa học được nghiên cứu và trình bày trong luận án
về Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện nói riêng, truyện thơ
Nơm nói chung là tư liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nghiên cứu,
học tập, giảng dạy trong nhà trường các cấp.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án
gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Vấn đề phân loại truyện thơ Nôm và diện mạo loại truyện thơ Nơm
tự thuật
Chương 3. Hiện thực xã hội và hình tượng con người tác giả trong loại truyện
thơ Nôm tự thuật
Chương 4. Nghệ thuật tự sự của loại truyện thơ Nôm tự thuật



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Truyện thơ Nơm Việt Nam là một hệ quả tất yếu, là thể loại nội sinh. Trong đó,
sự xuất hiện của loại truyện thơ Nôm tự thuật đánh dấu những sáng tạo cá nhân,
những đổi mới về quan niệm thẩm mỹ của các tác giả nhà nho trong tiến trình phát
triển của tư tưởng nghệ thuật dưới sự ảnh hưởng các yếu tố lịch sử, văn hoá dân tộc
và ý thức cá thể. Để có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học, thấu đáo về
loại truyện thơ Nôm tự thuật, một bộ phận không thể tác rời của thể loại truyện thơ
Nôm, trước tiên cần thấy được thành tựu nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm, nhất
là truyện thơ Nôm bác học.
1.1.
Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm
Ngay từ khi xuất hiện, thể loại truyện thơ Nôm đã được giới hàn lâm, giới tinh
hoa đón nhận dưới dạng sưu tầm, tập hợp, phiên âm và bước đầu đưa ra lời giới
thiệu khái quát, phát biểu ý kiến ngắn gọn dưới dạng bài tựa, đề tựa, đề từ, bài bạt.
Ví dụ, Phạm Q Thích có bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ; Tiên phong Mộng
Liên đường chủ nhân soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1820); Phong Tuyết chủ
nhân Thập thanh nhị soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1828); Vũ Đài Vấn viết Tựa
Hoa tiên ký (1829); Cao Bá Quát viết Tựa truyện Hoa Tiên (1843)... Sang những
năm 20 của thế kỷ XX, truyện thơ Nôm tiếp tục được giới nghiên cứu quan tâm sưu
tầm, giới thiệu, khảo luận với các loại bài được đăng trên Nam phong tạp chí, Đơng
Dương tập chí, Hữu Thanh. Như vậy, truyện thơ Nơm dù được giới hàn lâm quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu, song bình diện lý luận chưa được chú ý nhiều. Những tiếp
nhận bước đầu của họ là tiền đề, đặt nền tảng để đẩy mạnh q trình nghiên cứu
truyện thơ Nơm ở chặng tiếp theo.
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, nhất là sau năm 1954 trở lại đây, nghiên
cứu truyện thơ Nôm gặt hái được nhiều thành tựu cả về mặt số lượng bài viết, cơng
trình nghiên cứu, cả về lực lượng giới chun mơn và người u thích cổ văn tìm
đọc, bày tỏ quan điểm về một tác giả, một truyện thơ Nôm cụ thể, hoặc về những
vấn đề của truyện thơ Nơm nói chung. Nghiên cứu truyện thơ Nơm ở giai đoạn sau

này, ngồi việc vẫn tiếp tục đầu tư tâm sức và đã nâng cao hơn chất lượng khảo sát,
sưu tầm, phiên âm, hiệu đính, dịch chú và giới thiệu, giới nghiên cứu, phê bình văn
học đã chú ý đến việc luận bàn đặc điểm loại hình, những lý thuyết mới về nghiên
cứu tác phẩm văn học được vận dụng vào việc giới thiệu truyện thơ Nôm.


Cơng trình văn học sử có bàn về thể loại truyện thơ Nôm phải kể đến Lược thảo
lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Q Đơn (1957); Sơ thảo lịch sử văn học
Việt Nam của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1959); Lịch sử văn học Việt
Nam của Lê Hồi Nam, Lê Trí Viễn (1965), Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh
(1972), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974),
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc
(1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình
Trị (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nơm của Đặng Thanh Lê (1979), Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm; Lịch sử văn học Việt
Nam của Trường Đại học Tổng hợp; Lịch sử văn học Việt Nam của Ủy ban Khoa
học xã hội Việt Nam (1980)...
Tiếp đến, là những bài nghiên cứu thể loại truyện thơ Nơm nói chung, hoặc
những bài nghiên cứu truyện thơ Nôm cụ thể được đăng tải trên ấn phẩm Tập san
Nghiên cứu Văn Sử Địa, Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn học, Tạp chí Khoa học
xã hội, Tạp chí Văn hóa dân gian... Trên phương diện viết về những vấn đề của
truyện thơ Nôm nói chung, có thể nêu tên những bài như: Truyện Nôm khuyết danh,
một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (1960), Nhân
vật phụ nữ qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1968), Những vấn đề xã
hội trong truyện Nơm bình dân của Nguyễn Lộc (1969), Mối quan hệ giữa truyện
Nơm bình dân và văn học dân gian của Vũ Tố Hảo (1980), Sự tiến triển của truyện
thơ cổ điển Việt Nam và sự vay mượn cốt truyện của N.I.Niculin (1983)... Trên
phương diện viết về truyện thơ Nơm cụ thể, có thể kể đến: Tìm hiểu truyện Quan
Âm thị Kính của Nguyễn Đức Đàn (1956), Xung quanh cuốn Nhị độ mai của Trương
Chính (1956), Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê

Hồi Nam (1960), Một số ý kiến về đánh giá Sơ kính tân trang của Triêu Dương
(1960), Nguyễn Cảnh và truyện Phương Hoa của Ninh Viết Giao (1961), Vài ý kiến
về truyện Phan Trần của Trần Nghĩa (1962), Truyện Tây sương phải chăng là Lý
Văn Phức của Hoa Bằng (1962), Bàn về giá trị truyện Hoàng Trừu của Đặng Thanh
Lê (1965), Tìm hiểu truyện Bạch Viên – Tôn Các của Hoa Bằng (1968), Truyện thơ
Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian của Nguyễn Quang Vinh (1972), Nhớ lại q
trình phát hiện và cơng bố truyện Nôm Song Tinh – Bất Dạ của Mộng Tuyết (1987),
Truyện Mã Phụng – Xuân Hương của Phạm Đình Ân (1984), Bàn về Nguyễn Đình
Chiểu, người nghệ sĩ từ và trong truyện Nơm của Trần Đình Hượu (1988)... Ý kiến
về truyện thơ Nôm rất phong phú và đa dạng. Tựu chung lại phần nào cho thấy sự


hình thành và phát triển của thể loại, góp phần làm sáng tỏ các phương diện nội
dung, ý nghĩa xã hội và hình thức nghệ thuật.
Trên nền tảng những thành tựu đạt được, sau hịa bình lập lại, đặc biệt là sau
đất nước Đổi mới 1986, nghiên cứu truyện thơ Nơm tiếp tục có nhiều chuyển biến
và đóng góp trên phương diện văn bản học và cả giải minh các giá trị thể loại.
Trong đó, phải kể đến đóng góp của Đặng Thanh Lê và Trần Đình Hượu, mà kết
quả nghiên cứu mang tính phát hiện của họ về truyện thơ Nơm như viên đá tảng cho
nhiều cơng trình đến tận ngày nay. Mở đầu là cơng trình nghiên cứu truyện thơ Nơm
từ góc độ thể loại với tiêu đề Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979). Ở đây, qua
nghiên cứu Truyện Kiều dưới tư cách là một tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường
phát triển của thể loại truyện thơ Nơm, Đặng Thanh Lê đã giải thích những nền tảng
chủng loại của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội ngũ, giữa tác
phẩm và thể loại. Đồng khuynh hướng nghiên cứu về thể loại, loại hình truyện thơ
Nơm cịn có cơng trình Truyện Nơm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992) và sau
này là Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của Kiều Thu
Hoạch. Trên cơ sở nhìn lại chặng đường lịch sử tiếp nhận, Kiều Thu Hoạch đi đến
tổng kết trên các phương diện nghiên cứu truyện thơ Nôm, mà cụ thể là cội nguồn
lịch sử, thi pháp thể loại, vấn đề tên gọi và phân loại, chức năng tư tưởng thẩm mỹ...

Tiếp cận truyện thơ Nôm dưới bình diện hình thái học, Nguyễn Phong Nam cho
xuất bản cơng trình tâm huyết Truyện thơ Nơm – những nghiên cứu hình thái học
(2008). Trong mối tương quan loại hình, Nguyễn Phong Nam đưa ra sơ đồ phân loại
và từ đó lí giải các giá trị về cấu trúc của truyện thơ Nơm.
Cùng đối tượng nghiên cứu, Trần Đình Hượu lại chọn một hướng đi khác, đặt
ra vấn đề lý luận quan trọng về nghiên cứu truyện Nôm, mà ông gọi là mẫu hình
“nhà nho tài tử”, “truyện thơ Nôm tài tử giai nhân” được thể hiện trong bài Hoa tiên
và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nơm. Theo ơng, đó là sự gắn kết của mẫu
hình nhà nho tài tử với sức hấp dẫn của ca bản, tiểu thuyết Trung Hoa mà Nguyễn
Huy Tự với truyện Hoa tiên là điểm khởi phát, đặt nền tảng cho chủ đề tình yêu tài
tử giai nhân ở truyện thơ Nôm về sau. Hướng tiệm cận này đã trở thành cơng cụ cho
cơng trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học trong Nhà nho tài tử và văn
học Việt Nam (1999) của Trần Ngọc Vượng, về Hình tượng nhân vật phụ nữ trong
truyện Nôm tài tử giai nhân (1993) của Nguyễn Thị Chiến, về Văn học trung đại
Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn. Ở bài viết Bàn về Nguyễn
Đình Chiểu – người nghệ sĩ từ và trong truyện Nơm, Trần Đình Hượu cho rằng


truyện thơ Nơm của Nguyễn Đình Chiểu mà cụ thể là Lục Vân Tiên truyện, Dương
Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp đều khác đến trái ngược với truyện thơ
Nơm tài tử giai nhân trước đó, cái đích hướng đến của của nhân vật, nói đúng hơn là
của Nguyễn Đình Chiểu là chữ Nghĩa và các phạm trù đạo đức chứ khơng phải là
tình u trai gái nên nhân vật trong truyện “không khát khao yêu đương và khơng đi
tìm kiếm tình u”. Có thể nói, truyện thơ Nơm bác học đến trường hợp Nguyễn
Đình Chiểu ở cuối thế kỷ XIX đã có chuyển hướng, từ phạm trù thân, tình, mang
yếu tố cá nhân chuyển sang phạm trù cộng đồng xã hội.
Gần đây, trên những thành tựu, vấn đề giới nghiên cứu đi trước đã đặt ra, gợi ý
và cịn để lại, Nguyễn Thị Nhàn đã tìm đến một cách tiếp cận riêng, chuyên sâu về
một phương diện kết cấu cốt truyện trong cơng trình Thi pháp cốt truyện truyện thơ
Nôm và Truyện Kiều (2009). Với con đường này, tác giả đã tìm hiểu và xác lập bổ

sung những mơ hình kết cấu mới tiêu biểu trong truyện thơ Nơm và Truyện Kiều
ngồi mơ hình đã được xác lập từ trước. Luận án Truyện Nôm bác học từ góc nhìn
cổ mẫu (2017) của Nguyễn Quang Huy đặt truyện thơ Nôm bác học trong sự liên hệ
với truyền thống trước đó, trong kiểu tư duy tiền hiện đại, xem xét cổ mẫu như một
mã để đi vào miền mộng tưởng văn chương truyện thơ Nôm bác học, đặc biệt là
chiều sâu tư tưởng, ở các cấu trúc của nó. Nhìn nhận truyện thơ Nơm trong quan hệ
so sánh loại hình – lịch sử với truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng như
truyện thơ khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Hoa cũng được một số tác giả
quan tâm. Tiêu biểu là cơng trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại
(2007) của Kiều Thu Hoạch; Nghiên cứu một số truyện thơ của các dân tộc Thái ở
Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (2013) của Ngô Thị
Phượng; Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại
(2015) của Vũ Anh Tuấn... Đây là khuynh hướng mở rộng phạm vi tiếp cận trong
tính đối sánh đồng hiện để nhìn nhận sâu rộng hơn con đường phát triển cũng như
bản chất và giá trị của truyện thơ Nơm.
1.2.
Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nơm tự thuật
Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ và
Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu được nhận định là ba tác phẩm tiêu
biểu của loại truyện thơ Nôm tự thuật, đã dành được sự quan tâm của giới nghiên
cứu văn học, văn hóa. Tìm hiểu về nghiên cứu loại truyện thơ Nơm tự thuật, ngồi
việc khái qt những cơng trình, bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm, chúng tơi
chú trọng tìm hiểu và nhấn mạnh những nhận định, đánh giá khía cạnh tự thuật của


tác phẩm và sự chi phối của ngòi bút tự thuật trên phương diện nội dung và hình
thức biểu hiện, làm cơ sở để đánh giá đặc điểm loại truyện thơ Nơm tự thuật.
1.2.1. Về truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang
Nhìn từ góc độ chức năng, văn học trung đại Việt Nam có sứ mệnh đặc biệt là
tải đạo, nói chí của người qn tử. Tuy nhiên, khơng phải tất cả thơ văn, nhất là ở

chặng cuối tập trung vào những đề tài lớn của đất nước, nhiều tác phẩm khơng chỉ
để chở đạo mà cịn xuất hiện nhiều tác phẩm diễn tả những cung bậc tình cảm,
những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống đời thường, gắn với cuộc đời cá nhân. Điển
hình là trường hợp Phạm Thái. Ông viết Sơ kính tân trang vào năm đầu thế kỷ XIX.
Là tác phẩm đặc biệt, thiên truyện thơ Nôm này đã được giới học thuật và độc giả
yêu văn thơ chọn làm đối tượng khảo cứu. Đáng chú ý là một số bộ văn học sử, giáo
trình lịch sử văn học ở trường đại học, chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu của Triêu
Dương, Nguyễn Nghiệp, Trần Nghĩa, Tế Hanh, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân,
Phạm Thế Ngũ, Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Nhàn,
Nguyễn Phạm Hùng, Trần Đình Sử, Phạm Nam Trung, Đặng Thị Hảo...
1.2.1.1.
Đọc Sơ kính tân trang, các nhà nghiên cứu ln thống nhất đây “là
một thiên tự truyện” [230, tr.134]. Thanh Lãng khẳng định với Sơ kính tân trang,
“Phạm Thái đã đem hết tâm tư thầm kín của ơng ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốn
truyện tự thuật truyện đời ông và đời của người yêu ông” [109, tr.570]. Nguyễn Lộc
cho rằng tác phẩm “diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [123,
tr.311] với nỗi vui, buồn, được, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp. Hồng Hữu n,
người dày cơng nghiên cứu, hiệu đính, chú giải Sơ kính tân trang khẳng định: “Tính
độc đáo trước tiên của Sơ kính tân trang cần được nhấn mạnh là tính tự truyện của
tác giả. Phạm Thái khơng vay mượn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của
chính bản thân mình” [243, tr.161]. Đồng quan điểm, Kiều Thu Hoạch thấy tính tự
thuật hiện hữu và coi đây là trường hợp thú vị, “là một tác phẩm có tính chất tự
truyện của Phạm Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoa này với
Trương Quỳnh Như. Những nhân vật chính trong tác phẩm như Phạm Kim, Trương
Quỳnh Thư… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật trong hiện thực là
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như” [74, tr.170].
Viết Sơ kính tân trang dù với mục đích “nhằm thuật lại mối tình lỡ dở với
Trương Quỳnh Như nhưng đồng thời tự an ủi mình bằng một giấc mơ” [11, tr.18]
hay “khơng nhằm mục đích giãi bầy bi kịch của đời mình bằng việc tái sinh lại đoạn
đời buồn đau đó qua những trang viết” [149, tr.82] thì cũng khơng thể phủ nhận tính



tự thuật của tác phẩm. Rõ ràng, đây là việc “sử dụng đời tư của bản thân như chất
liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý
và tình cảm của mỗi cá nhân con người” [163, tr.330] như nhận xét của nhóm tác
giả Từ điển thuật ngữ văn học. Vì thế, tính tự thuật của Sơ kính tân trang đưa Phạm
Thái trở thành hiện tượng chưa từng có ở văn học trung đại, “là người duy nhất
trong các nhà văn cổ điển xây dựng truyện thơ bằng chất liệu đời sống dân tộc, và
bằng chính câu chuyện thầm kín của riêng mình” [18, tr.1369], đồng thời, đánh dấu
bước đột phá trong phong cách khai thác đề tài của văn học trung đại Việt Nam.
1.2.1.2.
Nghiên cứu tác phẩm tiêu biểu nhất của Phạm Thái khơng phải lúc
nào cũng có những nhận định thống nhất, thậm chí trái ngược. Áp chiếu lập trường,
tư tưởng Phạm Thái vào văn bản nghệ thuật, Nguyễn Nghiệp chỉ thấy điểm yếu nên
đánh giá thấp: “Xét về tồn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục Sơ kính
tân trang đối với thế hệ chúng ta phỏng được bao nhiêu. Một con người với tư
tưởng căn bản là phản động và tiêu cực như Phạm Thái làm sao có thể tạo ra những
giá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ được” [147, tr.57]. Ý kiến trên không
nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Vẫn biết tác phẩm còn điểm
hạn chế, song họ đều nhận thấy nét khả thủ là dấu ấn mà tác giả để lại. Theo Đặng
Thị Hảo, “Sơ kính tân trang độc đáo và nổi tiếng đến mức về sau hễ cứ nhắc đến tên
Phạm Thái, người ta khơng thể khơng hình dung về ơng – một nhà thơ đầy phong
cách và cá tính” [67, tr.52]. Không chỉ là đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Thái, Hồng
Hữu n coi đó là “hiện tượng văn học hiếm có trong thể loại truyện thơ, một thể
loại lớn, phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật của nền văn học cổ điển rực
rỡ” [11, tr.58]. Ông đánh giá tác phẩm là “bản tình ca độc đáo” [244, tr.16].
Theo Lại Ngọc Cang, bên cạnh những lệch lạc phải vạch rõ, tác phẩm vẫn
xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong văn học nước nhà, nhất là trên phương diện
chủ đề tình u. Ơng viết: “Với Sơ kính tân trang, văn chương cổ điển có thêm một
tiếng nói rất táo bạo về tình yêu. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, có

nhà văn đã cơng khai thuật lại mối tình “ngồi vịng lễ giáo” của chính mình” [11,
tr.18]. Từ đó, ơng nhận định: “Ý định của Phạm Thái đã rõ rệt. Trước sau, Sơ kính
tân trang chỉ là một câu chuyện tình bắt nguồn từ thực tế và đó là một mối tình tự
do, trong trắng, chung thủy, vượt ra ngồi vịng thao túng của lễ giáo phong kiến.
Sơ kính tân trang, vì vậy có thể coi là tác phẩm lãng mạn đầu tiên của văn học Việt
Nam. Nó là kết quả của q trình đấu tranh của văn chương cổ điển chống sự đè nén
của lễ giáo phong kiến và có thể xem như dấu hiệu báo trước sự xuất hiện một sớm


một chiều của Đoạn trường tân thanh. Vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử văn học
nước ta là ở chỗ đó” [11, tr.27].
Nhiều nhà nghiên cứu chung nhận định đây là truyện ngợi ca tình u tự do,
phóng túng, vượt ra ngồi khn khổ của ln lý, lễ giáo phong kiến. Trong Việt
Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ chú ý phân tích mối tình Phạm Quỳnh với lời nhận xét đó là “một giấc mơ trong phịng văn của một nghệ sĩ thất
tình... trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm”. Cuối cùng, ông
không quên đánh giá “người trai thời loạn ấy đã đeo gương tráng sĩ, đã khốc áo
thiền sư, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đương tuổi thanh xuân, đeo nặng
cuộc đời như một cùm xích, con người ấy quả cũng đã hội họp được tất cả những gì
là lãng mạn trong quan niệm con người chúng ta ngày nay” [144, tr.316]. Bàn về
phương diện này, Nguyễn Lộc có phát hiện thú vị là tình u khơng phải độc quyền
của giai nhân tài tử Phạm Kim, Quỳnh Thư, Thụy Châu mà “những người thuộc
tầng lớp dưới, những người ở, người hầu như Hồng nương, Yến đồng cũng biết yêu
và tình yêu của họ cũng tế nhị, trong sáng khơng kém gì tình u của các bậc giai
nhân tài tử” [123, tr.240]. Các nhân vật “đã chứng tỏ một quan niệm yêu đương tự
do, bạo dạn đến mức thật hiện đại” [19, tr.326]. Đặng Thị Hảo nhận thấy Phạm Thái
là người tài hoa nhưng bi kịch, điều này thể hiện rất rõ trong “Sơ kính tân trang câu chuyện của tình u. Gặp và yêu Trương Quỳnh Như, Phạm Thái bước vào mối
tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và như một “tiếng sét”, đến khi tình u thì
cịn mà người tình thì mất Phạm Thái đành ký thác nỗi hận tình quá lớn ấy vào trang
thơ, cơng khai kể lại mối tình ngồi vịng lễ giáo đẹp đẽ và oan nghiệt của mình
cùng nhân thế” [67, tr.52].

Đánh giá đóng góp của Sơ kính tân trang, ngồi mục đích tìm hiểu giá trị bản
tình ca lãng mạn, một số nghiên cứu bước đầu quan tâm đến tính dân tộc đậm đà,
tính hiện thực sâu sắc được thi sĩ họ Phạm khéo léo phản ánh thơng qua câu chuyện
cá nhân. Tính dân tộc được thể hiện không chỉ qua nội dung cốt truyện độc đáo xuất
phát từ bản thân người nghệ sĩ mà còn biểu lộ qua phong cảnh đất nước và con
người trong tác phẩm. Hoàng Hữu Yên viết: “Đây là một cuốn truyện về người
thực, cảnh thực diễn ra trên đất Việt vào một thời điểm cụ thể: cuối thế kỷ XVIII,
đầu thế kỷ XIX” [244, tr.36-37]. Ngồi tìm hiểu thiên nhiên, con người Việt Nam
trong tác phẩm, Hồng Hữu n khơng quên tìm hiểu Phạm Thái tái hiện bức tranh
hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thời đó. Ơng thấy Phạm Thái dù khoác áo
thiền sư nhưng vẫn “phơi bày bộ mặt ghê tởm của bọn thống trị ác bá thường tác oai


tác quái ghê gớm” [243, tr.29]. Tính chất và mức độ hiện thực được Lại Ngọc Cang
đánh giá cao thông qua hành động Phạm Thái “phản ánh rất đúng tình trạng suy sụp
của Phật giáo nước ta đã bắt đầu từ lâu... Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Sư mô
không cịn hiểu “giáo lý” đạo Phật là gì nữa mà chỉ biết “giữ chùa, ăn oản” lấy chùa
chiền làm nơi buôn thần, bán thánh, lừa dối nhân dân” [11, tr.35-36].
1.2.1.3.
Kết cấu Sơ kính tân trang là vấn đề thú vị, tồn tại những đánh giá đối
lập. Lại Ngọc Cang đánh giá thấp nghệ thuật kết cấu: “Kết cấu Sơ kính tân trang rất
lỏng lẻo. Có nhiều đoạn rời rạc đến mức có thể nói là chắp vá. Phạm Thái khơng
xây dựng tác phẩm của mình theo sự phát triển hợp lý của sự việc, theo sự diễn biến
hợp tình của tâm lý nhân vật. Có nhiều đoạn cần tả kỹ thì chỉ nói gọn trong vài câu.
Ngược lại có những chi tiết phụ lại được diễn tả dài dòng” [11, tr.15]. Cùng quan
điểm, Nguyễn Lộc cho rằng điểm hạn chế là chưa tạo dựng thành cơng một kết cấu
hồn chỉnh, nhiều chỗ xộc xệch, lỏng lẻo. Theo ông, hạn chế xuất phát “một phần vì
cảm hứng của nhà thơ khơng liền mạch, mà có tính chất chắp nối. Một phần khác có
lẽ quan trọng hơn là tác giả viết rất tùy tiện. Dường như Phạm Thái gặp đâu viết đó,
khơng cân nhắc bố cục, không chọn lọc chi tiết” [123, tr.233]. Nguyễn Văn Xung

phê bình lối kết cấu có phần ước lệ, thiếu chặt chẽ. Tác giả chỉ “ước lệ ở thể thức
đính ước lược gương và những sáo ảnh trích tiên lưu luyến hồng trần, ở chi tiết hậu
thân tái hợp; thiếu chặt chẽ và vá víu vì một mối tình mà chia làm hai đoạn với hai
nhân vật khác nhau và cùng đều là họ Trương; cuối cùng khơng vẹn tồn vì câu
chuyện gần như khơng có đoạn kết” [242, tr.54]. Ngồi việc cho “kết cấu khơng
được chặt chẽ, phân minh” với “bao nhiêu chi tiết không cần thiết tác giả khơng biết
loại đi” [230, tr.136], Lê Trí Viễn thấy “cuốn truyện như cắt làm đôi, mất nhất trí
trong động tác” [229, tr.397] khi chủ thể hư cấu thêm phần hoàn duyên.
Ngược lại, Nguyễn Thị Nhàn một lần nữa coi điểm hạn chế mà người trước
chỉ ra là điểm mạnh trong sáng tạo mà Phạm Thái có được: “Sơ kính tân trang
khơng theo cốt truyện trải qua một diễn biến thường lệ: Hội ngộ, tai biến, tái hợp,
mà chỉ để lại những ấn tượng đẹp, những xúc động thẩm mĩ làm sao xuyến lịng
người, chính đó là nét mới của nghệ thuật tả tình ít thấy trong truyện thơ tình yêu”
[149, tr.79]. Đặng Thị Hảo cho đây là điểm độc đáo khi có sự hịa quyện giữa thực
và ảo: “Đó là một kết cấu hồn tồn mới so với kết cấu truyền thống của truyện
Nơm: cũng có ba phần là gặp gỡ - tai biến và đại đoàn viên nhưng kết thúc đại đồn
viên của Sơ kính tân trang chính là phần ảo - phần hư cấu của tác giả... Như vậy,
truyện vừa có kết cấu mới mẻ, lại vẫn giữ được mơ hình của kết cấu truyền thống”


[67, tr.53]. Từ đó, bà đánh giá đó là“một kết cấu lạ và phá cách như thế dự báo rằng
hình thức quy phạm của kết cấu cốt truyện thơ lục bát đang chuyển động theo
hướng rạn vỡ và sẽ đến thời điểm tự nó sẽ mở ra một chiều hướng kết cấu mới làm
phong phú thêm cho mơ hình kết cấu của thể loại” [67, tr.65]. Triêu Dương cũng
tâm đắc màn kết thúc. Người viết cho rằng, giấc mơ tương phùng không phải do
Phạm Thái bịa ra để câu chuyện có hậu mà “đây quả là một cuộc tái sinh duyên có
nhiều ý vị bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của tác giả cũng như của ngay nhân vật
Quỳnh Thư” [36, tr.48].
1.2.1.4.
Một số nghiên cứu cũng đánh giá Phạm Thái còn hạn chế trong xây

dựng nhân vật. Nguyễn Văn Xung nhận xét “tâm lí nhân vật cũng khơng được nhất
trí... Phạm Kim được giới thiệu như một thanh niên kiêu dũng ở phần đầu truyện, đã
thấy tinh lực của mình lụi tàn trong những bước phiêu du ngoạn cảnh rồi chết đuối
trong hai mối tình, một ngang trái và một đoàn viên; Quỳnh Thư và Thụy Châu đều
chưa biểu hiện một cá tính nào rõ rệt. Quỳnh thư mới vừa xuất hiện đã bị nhấn chìm
ngay trong một biến cố đau thương, và Thụy Châu chỉ là một đạo sĩ chưa cho ta biết
được gì nhiều về cái nữ tính của mình. Cịn các nhân vật khác đều là những cái
bóng mờ lướt qua”. Từ đó, nhân vật “chưa có được cái kích thước, cái chiều sâu tâm
lý đáng kể trong những tiểu thuyết lớn” [242, tr.54-55]. Đồng tình, Nguyễn Lộc
thấy nhân vật “cịn nghèo nàn, sơ lược, khơng có bản sắc riêng” [123, tr.233]. Theo
Lại Ngọc Cang, nhân vật “chưa có bản sắc cá nhân” là bởi “Trương Công, Thụy
Châu, Quỳnh Thư, Phạm Kim đều mang hoặc nhiều hoặc ít tư tưởng và tình cảm
của chính Phạm Thái. Ơng chưa thốt được ra ngồi cái tâm sự của riêng mình để
sáng tạo nên những nhân vật có cá tính rõ ràng, có sức sống độc lập” [11, tr.46].
Tuy nhiên, Nguyễn Thị Nhàn khơng coi đó là hạn chế mà là đóng góp của tác
giả. Bà phát hiện đặc điểm loại nhân vật thể hiện tính tự thuật sâu sắc nhất. Theo bà,
Phạm Thái “muốn khám phá ra chính mình thơng qua việc xây dựng hệ thống nhân
vật. Đặc biệt là bộ ba Phạm Kim, Thụy Châu, người khách giang hồ. Một nhân vật
ở giữ cõi nhân gian, một nhân vật trong cõi mộng, một nhân vật thoáng lướt qua
trong đời. Bộ ba này là bóng hình, là máu thịt do nhà thơ sinh ra. Họ là nơi nương
náu phần hồn của Phạm Thái” [149, tr.82]. Như vậy, nhân vật trong tác phẩm là có
thật, khơng thay đổi nhiều như Thanh Lãng từng nhận xét trước đó: “Tên của ông
và của người yêu được dùng hầu như nguyên vẹn trong tác phẩm. Nếu ở ngồi xã
hội tên ơng là Phạm Thái và tên người yêu là Trương Quỳnh Như thì ở trong truyện,
ơng lấy tên là Phạm Kim và người yêu lấy tên là Trương Quỳnh Thư” [109, tr.570].


Ngoài ra, một số bài bước đầu chú ý đến tuyến nhân vật phản diện. Đó là đám đơng
tu hành với lối sống trụy lạc, bọn sinh đồ ba quan dốt nát lại hay khoe chữ, bọn học
đòi theo lối tu tiên, đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của tên Đơ đốc, hình ảnh đại

diện cho giai cấp thống trị. Họ tuy là “cái bóng mờ lướt qua câu chuyện” [242,
tr.55] nhưng là một thành công khác của Phạm Thái không chỉ trên phương diện bút
pháp mà hơn thế nữa là tái hiện rõ nét hiện thực xã hội đương thời.
1.2.1.5.
Yếu tố thần kỳ trong Sơ kính tân trang được đề cập song chưa trở
thành đối tượng nghiên cứu chính. Phân tích đặc điểm chung về vấn đề kết thúc có
hậu của truyện thơ Nơm, Kiều Thu Hoạch đưa dẫn chứng việc Phạm Thái sử dụng
yếu tố thần kỳ và cả những mơtíp dân gian. Một số chi tiết thần kỳ được ông chỉ ra
như “Thụy Châu mà có chữ “Quỳnh” trong lịng bàn tay chứng tỏ Thụy Châu chính
là Quỳnh Thư tái sinh, đó là một chuyện lạ kỳ. Tình tiết Trương Cơng đã ngồi sáu
mươi tuổi lại sinh con, đó cũng là chuyện khác thường. Cịn tình tiết viết chữ trong
lịng bàn tay trước khi chết và khi tái sinh vẫn còn dấu chữ trong lòng bàn tay là
mơtíp thần kỳ khá phổ biến trong các truyện cổ dân gian” [75, tr.171]. Cũng trên
bình diện này, thưởng thức khúc vĩ thanh Sơ kính tân trang, Nguyễn Thị Nhàn đặt
ra câu hỏi “tái thế tương phùng – kết thúc có hậu hay giấc mộng tơn giáo?” [149,
tr.81]. Lí giải, bà thấy cái kỳ được Phạm Thái sử dụng một cách có ý thức như một
thủ pháp nghệ thuật, như một hạt nhân tự sự quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm.
Theo bà, “sự hòa trộn phức tạp giữa tín ngưỡng dân gian, kiếp luân hồi của nhà
Phật, cộng với cuộc đời từng trải đầy bi kịch, trong đó có bi kịch tình u của Phạm
Thái đã đem đến cho tác phẩm của ông nét độc đáo” [149, tr.81-82].
Ở khía cạnh khác, Nguyễn Nghiệp nhận xét Sơ kính tân trang có đóng góp rất
đáng chú ý, “một nghệ thuật khá độc đáo từ cách sử dụng các thể tài thơ rất phong
phú và mạnh dạn” [147, tr.47]. Sự đa dạng thể tài đem lại hiệu quả nghệ thuật cao,
đến Nguyễn Văn Xung, người luôn phủ định giá trị tác phẩm cũng thừa nhận: “Nhịp
thơ đi như triều lên gió loạn, bẻ gãy mọi tiết tấu hiền hịa êm dịu của thể thơ lục bát
vốn mềm mại để tạo ra một nhịp điệu mới, hỗn độn và ngang tàn” [242, tr.63]. Về
sau, khi hiệu đính, Hồng Hữu n đánh giá sự đa dạng của thể tài văn thơ, “lúc cần
thì tác giả sử dụng thể song thất lục bát, thể thất ngôn luật Đường, thể từ khúc và cả
đối liên nữa. Sự xuất hiện của những thể như vậy điểm xuyến tác phẩm, phần nào
góp phần hạn chế sự đơn điệu của một thể thơ, dù thể đó đã đạt đến trình độ thuần

thục” [244, tr.33]. Đồng tình với người đi trước, Đặng Thị Hảo nhận định: “Ngòi
bút của ông luôn chịu sự chi phối sâu sắc bởi một tư duy nghệ thuật hết sức


nhậy cảm. Dòng cảm súc, ý tưởng thơ đưa nhà thơ đến đâu thì ngịi bút của ơng
theo đến đấy. Khi cần vận dụng thể tài nào là nhà thơ đưa ngay vào trang thơ, do đó
Sơ kính tân trang của ông bao gồm rất nhiều thể tài, là một tác phẩm “hỗn dung thể
loại”: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn luật, từ...” [67, tr.64-65].
1.2.2. Về truyện thơ Nơm Mai đình mộng ký
1.2.2.1.
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số bộ
sách văn học sử xuất bản từ những năm 1943 trở về trước như của Dương Quảng
Hàm với Quốc văn trích diễm, Văn học Việt Nam và Việt Nam văn học sử yếu, của
Kiều Thanh Quế với Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam... đều có bàn về truyện thơ
Nơm nhưng khơng thấy nói đến Nguyễn Huy Hổ và truyện Mai đình mộng ký.
Người đọc chỉ biết đến Mai đình mộng ký xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Thanh
Nghị, số Xuân năm 1943 qua sự giới thiệu của Tiến sĩ văn khoa Pháp Hoàng Xuân
Hãn trong loạt bài viết “Nguồn gốc văn Kiều” in trên tờ báo do Vũ Đình Hịe chủ
nhiệm. Thời gian Mai đình mộng ký “ở ẩn” lên đến “gần trăm rưởi năm”. Người có
cơng đưa câu chuyện gói gọn chưa đầy 300 câu thơ lục bát, kèm theo hai bài thơ
ngũ ngôn Đường luật của Nguyễn Huy Hổ đến gần hơn với độc giả cũng thấy lạ về
sự mai một của áng văn chương tuyệt diệu, không lời nào non, vần nào ép: “Ai cũng
biết Truyện Kiều, nhiều người biết Hoa tiên. Đến như Mai đình mộng ký thì khơng
mấy ai được đọc trừ một số ít người ở La Sơn và Can Lộc” [64, tr.28]. Và ngay cả
sau này, khi Mai đình mộng ký đã được một số nhà nghiên cứu hiệu đính, chú thích
và xuất bản rộng rãi thì sự quan tâm dành cho tác phẩm vẫn chưa thật tương xứng.
Xét thấy là một trong “ba tác phẩm hay nhất trong văn học quốc âm, và Kiều
chỉ là giai đoạn cuối cùng của trong văn phái” [63, tr.5], năm 1951, Mai đình mộng
ký đã được Hồng Xuân Hãn lựa chọn in thành sách, Nghiêm Toản chú thích, nhà
xuất bản Sơng Nhị, Hà Nội ấn hành. Trong lần giới thiệu này, ơng có cơ hội tu chỉnh

lại một số phần phiên âm trên cơ sở các bản mà bản thân sưu tầm được. Ấn phẩm
của Hoàng Xuân Hãn là cơ sở để Vũ Bằng hiệu đính, chú thích thêm và Nhà xuất
bản Phạm Văn Tươi (Sài Gịn) phát hành năm 1956 [10]. Tiếp đó, đến năm 1997,
Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp xuất bản cuốn sách Nguyễn Huy
Hổ với Mai đình mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú và giới thiệu [83].
Sau đó, năm 1998, Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền đã tập hợp và in lại toàn bộ bản
Mai đình mộng ký trong cơng trình La Sơn n Hồ Hồng Xn Hãn [141].
1.2.2.2.
Như vậy, Hồng Xn Hãn có lẽ là người đầu tiên “hiến độc giả” và
cũng là người đầu tiên có những nhận xét, đánh giá xung quanh tác giả và tác phẩm


Mai đình mộng ký mà ơng cho rằng chẳng kém Hoa tiên và Kiều. Cụ thể, trong bài
viết “Nguồn gốc văn Kiều (văn phái Hồng Sơn)”, Hoàng Xuân Hãn đặt vấn đề xem
xét mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Du, dẫn đến sự
liên lạc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa ba tác phẩm truyện thơ Nơm từ Hoa tiên đến Mai
đình mộng ký và sau là Đoạn trường tân thanh. Ơng cho rằng ngơn ngữ trong ba
áng văn ấy, từ cách dùng chữ đến cách đặt câu có nhiều điểm giống nhau, xuất phát
từ sự giao lưu giữa văn sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền với văn sĩ Nguyễn Huy ở Trường
Lưu. Ông viết: “Từ Hoa tiên đến Đoạn trường tân thanh cịn có bài Mai đình mộng
ký cũng theo lối văn Hoa tiên và có nhiều câu giống văn Hoa tiên. Bài ký ấy lại làm
vào năm 1809, trước Đoạn trường tân thanh. Văn lại y như văn Hoa tiên và văn
Kiều. Vậy thì ta thấy sự liên lạc của ba tập văn ấy. Ông Nguyễn Huy Hổ tác giả Mai
đình mộng ký chắc đã thuộc lòng Hoa tiên trước lúc làm bài ký ấy, và cụ Nguyễn
Du cũng đã thuộc lòng Hoa tiên và Mai đình mộng ký trước lúc làm tập Đoạn
trường tân thanh [63, tr.54]. Từ lập luận hồn tồn có cơ sở khoa học về mối liên hệ
giữa sáng tác của các danh sĩ ở một vùng đất Trường Lưu - Tiên Điền, Hoàng Xuân
Hãn khẳng định sự tồn tại một văn phái Hồng Sơn trong nền văn học dân tộc.
Năm 1967, khi tạo dựng bản lược đồ văn học Việt Nam làm tư liệu học tập
cho học sinh văn khoa, Thanh Lãng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Nguyễn Huy Hổ và

trích tuyển Mai đình mộng ký với tư cách là một tác phẩm tiêu biểu cho chặng
đường văn học mà ơng gọi đó là “văn học thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820 – 1892)”.
Là bản lược đồ nên Thanh Lãng chỉ vắn tắt nội dung cốt truyện, từ đó rút ra ý nghĩa
cốt lõi của Mai đình mộng ký mà tác giả muốn gửi gắm qua hoạt động tự thuật một
giấc mơ. Ông viết: “Mang nặng tư tưởng của nhà Phật, Nguyễn Huy Hổ vẫn là một
nhà nho theo truyền thống cũ, sống với dĩ vãng nhiều hơn là với hiện tại. Xem ra
ông chưa muốn chấp nhận cái hiện tại của triều Nguyễn, hay ít ra ơng mong muốn
có những ơng vua nhà Nguyễn hành động theo ý ông. Đối với người xưa, mộng
người đẹp là mộng thánh đế. Bởi vậy, người đẹp của ông là vị vua thánh. Tiếc thay,
trong giấc mơ, cũng như trong thực tế, người đẹp hay thánh đế chỉ là một hình bóng
chập chờn, hiện rồi mất, mà mất để chẳng bao giờ trở lại. Mai đình mộng ký nói lên
tâm thức buồn mơ của Nguyễn Huy Hổ” [109, tr.795-796]. Đồng quan điểm với
Thanh Lãng, Nguyễn Lộc ở mục từ Mai đình mộng ký trong Từ điển văn học có
nhắc đến giá trị của tác phẩm là “thể hiện tâm sự hoài Lê của tác giả. Khuynh
hướng hoài Lê hay hoài cổ nói chung trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế
kỷ XIX, một phần thể hiện quan niệm nhân sinh của những tác giả này, nhưng một


phần cũng thể hiện sự bất mãn kín đáo của họ đối với triều đại nhà Nguyễn” [122,
tr.946]. Ông ca ngợi hết mực lối sử dụng câu chữ, mạch văn của Nguyễn Huy Hổ:
“Mai đình mộng ký sử dụng nhiều từ Hán và điển cố. Nói chung, lời thơ rất điêu
luyện, trau chuốt, bóng bảy, có nhiều đoạn tả thiên nhiên rất đẹp” [122, tr.946]. Như
vậy, Nguyễn Lộc đã phác thảo giá trị cốt yếu của Mai đình mộng ký ở khía cạnh nội
dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, trong phạm vi của cuốn từ điển, tác giả khơng có
điều kiện để khai thác và trình bày sâu hơn giá trị tác phẩm.
Từ gợi mở của nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn về những áng văn của người
một nhà, Nguyễn Hữu Sơn đã có một bài viết trình bày sự tiếp nối trong sự thể hiện
môtip tài tử giai nhân kỳ ngộ từ truyện thơ Nôm của người cha Nguyễn Huy Tự là
Hoa tiên đến truyện thơ Nôm của người con thứ Nguyễn Huy Hổ là Mai đình mộng
ký, được in trong sách Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên năm 1997 [177] và sau

lần lượt được tuyển in trong Điểm tựa phê bình văn học năm 2000 [178], Văn học
trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển năm 2005 [180].
Từ sự phân tích, lập luận khoa học, Nguyễn Hữu Sơn chỉ rõ tác giả Mai đình mộng
ký đã tiếp thu một số thao tác nghệ thuật từ truyện Hoa tiên và thể hiện môtip tài tử
giai nhân kỳ ngộ theo lối đi riêng, thể hiện căn bản như một chủ thể sáng tạo chứ
khơng phải chuyển dịch một tác phẩm nước ngồi.
Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện một số cơng trình luận bàn về dịng
văn Nguyễn Huy, trong đó nói đến trường hợp Nguyễn Huy Hổ và Mai đình mộng
ký. Cơng trình Dịng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu của Lại Văn Hùng giới thiệu
chung về văn nghiệp dòng họ và tập trung đánh giá tác giả, tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ [84]. Trong đó, Nguyễn Huy
Hổ thuộc thế hệ cuối của dịng văn Nguyễn Huy nên tác giả cơng trình này đã dành
cơng sức phân tích một số nét đặc sắc của Mai đình mộng ký, nhất là trên phương
diện sử dụng ngơn từ, bút pháp tả cảnh... Cơng trình Tìm hiểu quan niệm và sự hình
thành dịng văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Thị Băng
Thanh, Lại Văn Hùng (chủ biên) đề cập về dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu cũng
như tác giả Nguyễn Huy Hổ và tác phẩm Mai đình mộng ký [194]. Cơng trình Các
tác giả dịng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, ngoài lựa chọn, cung cấp cho độc giả
một số bài nghiên cứu trước đó, những tư liệu lịch sử của dịng họ, Nguyễn Huy Mỹ
(chủ biên) cùng nhóm tác giả còn tập trung khảo luận tiểu sử, sự nghiệp văn học,
giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của dòng văn, mà Nguyễn Huy Hổ, chủ nhân của Mai
đình mộng ký là trường hợp không thể không quan tâm [135].


Gần đây nhất, trong chuyên luận Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và
Truyện Kiều, Nguyễn Thị Nhàn khảo sát, phân định Mai đình mộng ký cùng với
Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai và Từ Thức thuộc tiểu loại kết cấu cốt truyện bắt
nguồn từ giả tưởng siêu thoát thế tục. Theo bà, cốt truyện Nguyễn Huy Hổ xây
dựng khá đơn giản, “tác giả thuật lại câu chuyện trong chiêm mộng, nhưng đó là
giấc mộng về q khứ. Mai đình mộng ký không miêu tả trọn vẹn cuộc đời nhân vật.

Sắc thái thẩm mỹ trong Mai đình mộng ký nảy sinh từ một thế giới ảo chập chờn.
Cái hư ảo này (giấc mơ) lồng ghép, chồng lên cái hư ảo, xa mờ kia (chiêm mộng).
Chiêm mộng có thể là sự kiện xảy ra thật đối với nhân vật, song truyện trong mộng
được kể khơng có đầu cuối” [151, tr.144]. Và ý nghĩa của hướng khai thác cốt
truyện này, theo bà là “lấy quá khứ làm điểm tựa, mượn mộng ảo và cõi tiên để né
tránh thực tại, ở Mai đình mộng ký, nghệ sĩ đã phơi trải dịng hồi niệm q khứ, bi
quan về một hiện tại phù du, không hi vọng về ngày mai tốt đẹp” [151, tr.144].
Quá trình tiếp nhận Mai đình mộng ký chưa thật phong phú, thiếu hẳn những
cơng trình hệ thống giá trị tác phẩm. Và, chúng tơi cũng thấy thiếu hẳn những
chun luận tìm hiểu sự tương tác của Mai đình mộng ký trong dịng truyện thơ
Nơm bác học nói chung, trong loại truyện thơ Nơm tự thuật nói riêng. Ở phương
diện này, duy nhất có Nguyễn Hữu Sơn đề cập đến hành động khai thác cốt truyện
của Nguyễn Huy Hổ, đặt tiền đề, mở đường cho loạt tác phẩm tự thuật về sau. Ông
viết: “Trong dịng lịch sử văn học, Mai đình mộng ký có ý nghĩa kích thích cho sự
sáng tạo những tác phẩm văn học giàu tính tự thuật như Sơ kính tân trang của Phạm
Thái, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ… Ngồi ra, Mai
đình mộng ký cịn thể hiện một phương diện quan trọng của quy luật tiếp nhận văn
hóa: sự khúc xạ cả về nội dung tác phẩm, cách thức tư duy, hình thức thể loại của
văn học chữ Hán qua khâu chuyển dịch ở văn bản Nôm rồi mới đến quá trình học
tập, sáng tạo theo lối riêng mà chính Nguyễn Huy Hổ cũng là một người góp phần
vào cơng cuộc thử nghiệm, mở đường” [180, tr.344]. Dù mới dừng ở đánh giá bước
đầu, được rút ra trong bài viết hướng đến mục đích nghiên cứu khác, song ý kiến
này đặt vấn đề cho một việc làm khoa học cần thiết, từ đó khẳng định giá trị, xác
định vị trí Mai đình mộng ký trong kho tàng văn học dân tộc, và qua đó thấy được
sự phong phú, đặc sắc của một thể loại văn học như truyện thơ Nôm.
1.2.3. Về truyện thơ Nơm Lục Vân Tiên
Truyện Sơ kính tân trang và Lục Vân Tiên truyện ra đời trong hoàn cảnh xã
hội - lịch sử khác nhau, môi trường địa lý khác nhau, nhưng lại chung một nguồn



mạch được làm nên bởi tính tự thuật thấm đẫm. Nếu Sơ kính tân trang cịn tồn tại
những ý kiến khác nhau, thì những ý kiến về Lục Vân Tiên truyện lại luôn thống
nhất. Giá trị của truyện Lục Vân Tiên được nhìn nhận một cách rộng rãi. Trong đó,
phải kể đến một loạt thế hệ nối tiếp nhau đã có những đóng góp nổi bật trên chặng
đường nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên truyện: Vũ
Đình Liên, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khánh Tồn, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần
Văn Giàu, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Khiêu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại,
Nguyễn Đình Chú, Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Trần Nghĩa, Nguyễn Văn
Hoàn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thạch Giang, Thanh Lãng, Nguyễn Bá Thế, Bùi Đức
Tịnh, Hoàng Giật Cầu (Trung Quốc), Niculin (Nga)...
1.2.3.1.
Lục Vân Tiên truyện được xây dựng trên cơ sở truyện Tây Minh? Đó
là câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xuất phát từ câu thơ mở đầu “Trước đèn
xem truyện Tây Minh”. Lí giải điều này, xuất hiện hai dòng ý kiến. Thanh Lãng
nhận định: “Trong lúc mù, nghĩa là qng 1848, ơng thường bảo học trị đọc cho
nghe quyển tiểu thuyết Tàu nhan đề là Tây Minh. Nhận thấy vai truyện là chàng Lục
Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thương tựa thân thế mình, ơng bèn theo đấy mà
soạn ra bản truyện Nôm Lục Vân Tiên” [109, tr.819]. Tương tự, Dương Quảng Hàm
cho rằng Nguyễn Đình Chiểu “nhân đọc cuốn tiểu thuyết Tàu nhan là Tây Minh
thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thương tựa
thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra truyện Nôm” [201, tr.359-360].
Không thỏa mãn với nhận định trên, nhóm tác giả Hồng Ngọc Phách, Lê Trí
Viễn, Vũ Đình Liên đã dụng cơng truy tìm và xác định khơng tồn tại truyện Tây
Minh trong văn học Trung Hoa: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên
nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là Truyện Tây Minh…
Nhưng Truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay khơng vì những bảng
kê tác phẩm trong văn học sử Trung Quốc khơng thấy đâu nói đến. Cũng có thể là
chẳng có cuốn Tây Minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào
thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nơm của tác giả và các tiểu
thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra” [160, tr.10]. Với nỗ lực tìm kiếm, các nhà

nghiên cứu chỉ tìm thấy hai chữ Tây Minh với lời chú thích là cuốn sách do người
đời Tống tên là Trương Tái soạn với nội dung thuộc phạm trù đạo đức, triết học.
Trần Nghĩa khẳng định khơng hề có truyện Tây Minh - truyện hiểu theo nghĩa là
một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự để Nguyễn Đình Chiểu dựa vào mà sáng
tác: “Chúng ta có thể chắc chắn rằng mấy chữ “Truyện Tây Minh” là do Nguyễn


×