Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về PHƯƠNG PHÁP, tác PHONG CÔNG tác ĐẢNG, CÔNG tác CHÍNH TRỊ và sự cần THIẾT PHẢI bồi DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP tác PHONG CÔNG tác ĐẢNG, CÔNG tác CHÍNH TRỊ CHO cán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.67 KB, 29 trang )

1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG
CƠNG TÁC ĐẢNG, CƠNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC PHONG CÔNG TÁC
ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ Ở PHÂN
ĐỘI HIỆN NAY
Phương pháp, tác phong công tác là một trong những yếu tố quan trọng
tạo nên chất lượng người cán bộ. Trong bất kỳ hoạt động nào, để đạt được kết
quả cao nhất theo mục đích đã xác định, địi hỏi con người phải có phương
pháp, tác phong cơng tác phù hợp.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay: Phương pháp, tác phong công tác là
biện pháp, cách thức, lề lối, cung cách để chủ thể tiến hành một cơng việc nào
đó nhằm đạt được kết quả cao nhất theo mục đích đã xác định. Phương pháp,
tác phong công tác bao giờ cũng gắn liền với chủ thể hoạt động, gắn liền với
quá trình hình thành và phát triển của xã hội lồi người, là cơng cụ, phương
tiện để con người nhận thức và cải tạo thế giới. Trước khi hành động con
người đều phải xác định cách thức, biện pháp, lề lối và cung cách tác động
đến đối tượng nhằm đạt được kết quả mong muốn. Mỗi con người, nhóm
người hay tập đồn người đều có những mục đích hoạt động khơng giống
nhau. Mặt khác, phạm vi, tính chất hoạt động của con người vô cùng rộng lớn
và đa dạng nên khơng thể có phương pháp, tác phong cơng tác chung cho mọi
lĩnh vực hoạt động, cho mọi chủ thể hoạt động. ở mỗi lĩnh vực hoạt động đều
có phương pháp, tác phong đặc trưng, trong mỗi hình thức, mỗi lĩnh vực hoạt
động lại có phương pháp, tác phong riêng như: phương pháp, tác phong
ngành, chuyên ngành, chuyên biệt, đặc thù, vv …
Để xác định phương pháp, tác phong cho một hoạt động cụ thể bao giờ
cũng dựa theo những cơ sở phương pháp luận nhất định, dựa trên cơ sở lý


2



luận và thực tiễn về lĩnh vực hoạt động được thể hiện ra bằng những quy
trình, quy phạm, những thao tác theo một trình tự nhất định, phải đảm bảo
tính lơgíc, khoa học và được đo bằng hiệu quả hoạt động thực tế.
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị là một bộ phận của công tác xây dựng
Đảng và công tác vận động quần chúng của Đảng, là sự vận dụng những nội
dung của công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng của Đảng
vào một tổ chức cách mạng đặc thù - tổ chức quân đội và vào một bộ phận
quần chúng đặc thù - bộ phận quần chúng cách mạng cầm súng tiến hành đấu
tranh vũ trang. Thực chất đó là hoạt động đi sâu vào đời sống bộ đội nhằm giữ
vững đường lối chính trị của Đảng, không ngừng phát huy bản chất, truyền
thống qn đội cách mạng của giai cấp vơ sản. Nó là hoạt động đối với con
người, là công tác xây dựng và phát huy sức mạnh của những con người và
sức mạnh của những tập thể trong lực lượng vũ trang. Do vậy, phương pháp,
tác phong công tác đảng, công tác chính trị phải hết sức cách mạng và khoa
học.
Từ quan niệm chung về phương pháp, tác phong công tác, từ bản chất
hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị có thể quan niệm: Phương pháp,
tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị là một hệ thống những cách thức,
biện pháp, lề lối làm việc với tính cách là một hệ thống các quan điểm,
nguyên tắc xuất phát từ bản chất sự lãnh đạo của Đảng, bản chất của hoạt
động cơng tác đảng, cơng tác chính trị và những đặc điểm tác động để xác
định và chỉ đạo hành động, nhận thức của cán bộ, đảng viên, để xây dựng tổ
chức và con người trong quân đội vững mạnh.
Phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị có vị trí, vai
trị hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác
đảng, cơng tác chính trị. Nó gắn bó chặt chẽ với phẩm chất, năng lực của


3


người cán bộ chính trị, bao gồm những yếu tố cơ bản như: phẩm chất chính
trị, đạo đức, kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội về mọi mặt,
trong đó Người rất chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong
công tác cho cán bộ quân đội nói chung, phương pháp, tác phong cơng tác
đảng, cơng tác chính trị cho cán bộ chính trị nói riêng để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ. Theo Hồ Chí Minh, đối với một đảng mácxít thì bản chất cách
mạng, khoa học khơng chỉ thể hiện ở đường lối, mà cịn thể hiện ở phương
pháp, tác phong công tác. Người chỉ rõ: “Cán bộ, đảng viên làm việc khơng
đúng, khơng khéo thì cịn nhiều khuyết điểm, khuyết điểm nhiều thì thành tích
ít, khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên” 1 Người nhấn mạnh:
nếu cán bộ khơng có phương pháp, tác phong cơng tác tốt thì chẳng những
cơng việc khơng hồn thành mà cịn làm nảy sinh khuyết điểm. Tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác
chính trị đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là chuẩn mực để chúng ta học tập,
rèn luyện, phấn đấu.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, tác phong cơng tác
đảng, cơng tác chính trị.
1. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cơng tác đảng, cơng tác
chính trị.
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong qn đội là một bộ phận rất
quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam. Với bản chất là hoạt động lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, phương pháp công tác đảng, công tác chính trị là phương
pháp cơng tác của Đảng. Đội ngũ cán bộ chính trị phải lấy phương pháp cơng
1

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2002. tr. 233.



4

tác của Đảng làm phương cơng tác của mình. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
phương pháp là cái ngồi ta, tác phong là cái bên trong ta. Xuất phát từ
nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội, từ nội dung, nhiệm vụ cơng tác đảng,
cơng tác chính trị mà phương pháp cơng tác đảng, cơng tác chính trị theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng chân lý, lẽ phải.
Đây là phương pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất.
Người chỉ rõ: Đây là phương pháp lấy lẽ phải để thuyết phục, lấy tấm lòng để
cảm hố con người, phải giải quyết thấu tình, đạt lý sẽ mang lại hiệu quả
trong giáo dục, thuyết phục.
Sức mạnh của cơng tác đảng, cơng tác chính trị, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh là sức mạnh của chính nghĩa cách mạng, của chân lý khoa học được
truyền bá bởi chính những con người tiêu biểu cho chính nghĩa và chân lý đó.
Quần chúng nhân dân có vai trị to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần
chúng nhân dân được thức tỉnh, được giác ngộ. Tính tích cực, chủ động, tự
giác, sáng tạo của con người sẽ được phát huy khi nhận thức được quy luật,
nhận thức được chân lý sẽ tạo ra được sức mạnh vô địch. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Đảng tun truyền đường lối thơng qua những cán bộ của mình.
Khi tun truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục,
chứ không được dùng mệnh lệnh”2… “Mỗi người chỉ huy về quân sự cũng
như về chính trị, phải làm kiểu mẫu”3. Sức mạnh giáo dục, cảm hố của Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở chỗ bản thân Người là sự kết tinh và gặp gỡ giữa tinh
thần triệt để cách mạng của giai cấp công nhân với những tinh hoa, truyền
thống tốt đẹp của nhân loại và của dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm dựng
nước và giữ nước. Chính niềm tin cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng,


2
3

Sđd, tập 3, tr. 566.
Sđd, tập 5, tr. 204.


5

tinh thần thắng không kiêu, bại không nản của Người đã giáo dục và nâng cao
ý chí và nghị lực cách mạng cho mỗi chúng ta.
Hồ Chí Minh ln tin vào phẩm chất tốt đẹp, và sức mạnh của nhân dân,
là cơ sở để tạo ra sức mạnh cho cách mạng. Người dạy: chúng ta phải ghi tạc
vào đầu cái chân lý này, “dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ
cũng làm được”4. Đối với cán bộ quân đội, Hồ Chí Minh chí minh chỉ rõ: “Các
chú là tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, đại đội trưởng, các chú chỉ là người
lập kế hoạch, lúc ra trận giật mìn, đặt bộc phá đều do tay anh em đội viên làm.
Nếu anh em tư tưởng vững, chính trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ mạnh
thì nhất định đánh thắng kẻ thù”5. Do đó, phải giáo dục, thuyết phục họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục phải theo phương pháp tự
nguyện, tự giác, giải thích, thuyết phục, bàn bạc, chứ khơng gị bó. Bài nói, bài
tuyên truyền phải ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu đối với quần chúng. Nội dung phải
đảm bảo tính thiết thực, tính cấp bách của vấn đề đặt ra. Nói và viết như thế
nào để những chân lý cách mạng đến với quần chúng dễ dàng nhất, nâng cao ý
thức giác ngộ của họ và cổ vũ họ mạnh mẽ đấu tranh thực hiện cái chân lý đó.
Hồ Chí Minh địi hỏi, bài nói, bài viết phải xuất phát từ đối tượng quần chúng
để quyết định nội dung và hình thức, ngơn từ phải làm cho bài nói, bài viết sát
với đối tượng, đáp ứng những nguyện vọng sâu xa và cấp bách của họ, sát với
trình độ chính trị, văn hoá, sát với những thị hiếu thẩm mỹ của họ, tức là làm
cho cả nội dung và hình thức đi được vào lòng người, thức tỉnh lương tri, trí tuệ

và tâm hồn của con người. Chỉ khi đó, bài nói, bài viết mới có sức thuyết phục
họ, họ mới nghe, mới làm theo. Trước mọi yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra phải phân
tích, giải thích cho quần chúng hiểu tại sao phải làm, làm thế nào cho đúng,
làm đúng sẽ đem lại lợi ích gì cho cách mạng, cho nhân dân, cho đơn vị
mình ..., làm cho quần chúng, cán bộ, chiến sỹ ý thức giác ngộ được việc phải
4
5

Sđd, tập 5, tr. 246.
Sđd, tập 6 tr. 320.


6

làm, từ đó tự nguyện, tự giác và quyết tâm chiến đấu trực diện với kẻ thù, trực
tiếp đối mặt với cái sống, cái chết; phải giáo dục cho họ hiểu chiến đấu vì ai, vì
cái gì, chiến đấu chống ai, ta mạnh yếu thế nào, địch mạnh yếu ra sao, vv…
Xây dựng niềm tin chiến thắng cho họ. Có như vậy, họ mới có động cơ, quyết
tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu cao cả của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn: “Người đi tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi. Viết cho ai
xem? Nói cho ai nghe? Nếu khơng vậy thì cũng như cố ý không muốn cho
người ta nghe, không muốn cho người ta xem”6. Người dùng ví dụ: “Tục ngữ
nói “gẩy đàn tai trâu” là có ý chê người nghe khơng hiểu. Song những người
tuyên truyền mà nói và viết khó hiểu, thì chính người đó là “trâu””7.
Giáo dục, thuyết phục bằng chân lý, lẽ phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là phải kết hợp chặt chẽ giữa “lý” và “tình” để giáo dục thuyết phục quần
chúng, xem xét giải quyết mọi vấn đề phải “có lý, có tình”, người cán bộ,
đảng viên phải gương mẫu, làm gương cho quần chúng. Trong giáo dục
không chỉ dùng lời lẽ, dùng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để
giáo dục, mà cịn phải biết vận dụng quy luật của tình cảm, quy luật của nhận

thức để giáo dục, thuyết phục, phải thực sự là mẫu mực, là tấm gương sáng để
quần chúng học tập.
Là người theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ
phải dùng lý trí, phải có ngun tắc đúng đắn thì mới xây dựng được một Đảng
chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp và dân tộc, mới
xây dựng được kỷ cương của một xã hội mới đi lên từ sản xuất nhỏ. Đối với
quân đội, để chiến thắng kẻ thù, quân đội cần phải được tổ chức chặt chẽ, kỷ
luật nghiêm ngặt. “Lý” ở đây là những nguyên tắc cách mạng, là Điều lệnh,
Điều lệ của quân đội. Tuy nhiên, là một chiến sỹ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khơng chỉ có trí tuệ, mà cịn có trái tim của người cộng sản. Là người con
6
7

Sđd, tập 3, tr. 300.
Sđd, tập 5, tr. 300.


7

của một dân tộc quen xử sự theo nhân, nghĩa, Người hiểu hơn ai hết rằng, cần
phải kết hợp lý và tình trong quan hệ đồng chí và giữa những người cộng sản
với nhau. Bời vì, nhờ cái “lý” mà hành động của hàng triệu con người mới
thống nhất như một người, tạo nên sức mạnh to lớn. Thế nhưng những con
người phải tuân theo cái chung đó lại là những con người khơng hồn tồn
giống nhau về hồn cảnh xã hội và quá trình giáo dục, về trình độ phát triển
nhân cách, về khả năng nhận thức, và tính cách cá nhân, … Do đó, khi xem xét,
đánh giá con người và trong cách giáo dục, xử sự, bên cạnh những cái lý chung
cịn phải tính đến những yếu tố riêng biệt của cán bộ, chiến sỹ. Quá trình thực
hiện phương châm “có lý, có tình”, địi hỏi người cán bộ phải nắm vững
nguyên tắc tổ chức, giữ nghiêm kỷ luật đồng thời phải sâu sát, biết xử sự với

đồng chí một cách dân chủ, thân ái, thấu tình, đạt lý, xây dựng tập thể quân
nhân đoàn kết gắn bó khơng chỉ bằng lý trí, bằng những ngun tắc cách mạng
mà cịn bằng tình đồng chí, đồng đội, chân thành, thuỷ chung.
Với phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng chân lý, lẽ phải, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cịn u cầu giáo dục theo tinh thần hướng thiện, phát huy mặt
tốt, mặt tích cực trong mỗi con người. Mặc dù luôn tỉnh táo, cảnh giác và
không dung thứ với những thói hư, tật xấu trong mỗi con người cán bộ, đảng
viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng có tình thương yêu vào những cái
tốt đẹp trong mỗi con người. Theo Hồ Chí Minh, cơng tác đảng, cơng tác
chính trị chủ yếu phải hướng tới chỗ thức tỉnh, phát huy mặt tích cực trong
mỗi con người, làm cho những mặt đó ngày càng mở rộng ra, lấn át những
mặt tiêu cực xấu xa, làm cho mỗi con người ngày càng tốt đẹp hơn, tự tin,
hăng hái hơn, chứ không phải ngược lại, chỉ thấy phần tiêu cực, xấu xa trong
con người, thiên về phê phán, truy chụp, đao to búa lớn làm cho con người
mất lòng tự tin, tự trọng vào chính bản thân mình. Đối với cán bộ, đảng viên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng địi hỏi phải có tinh thần phụ trách trước


8

Đảng, trước nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ với cố gắng cao nhất. Người
không bao giờ bỏ qua các khuyết điểm, trong những trường hợp cần thiết,
Người dùng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc với những người làm bậy
để giáo dục chung. Thế nhưng Hồ Chí Minh khơng bao giờ có thái độ định
kiến, trì triết, mạt sát đối với những đồng chí bị vi phạm khuyết điểm làm cho
họ đi đến bi quan, chán nản. Bao giờ Người cũng có lịng thương, cũng thấy
mặt tốt đẹp dù ít ỏi trong mỗi con người và ra sức vun trồng lên, bao giờ cũng
có một thái độ chân tình, khun răn, chỉ bảo hướng phấn đấu cho từng người
và quan trọng hơn là thực sự tin vào khả năng tiến bộ và sửa chữa của họ.
Để nâng cao hiệu quả cơng tác đảng, cơng tác chính trị Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã hết sức coi trọng phương pháp giáo dục thuyết phục bằng
cách nêu gương người tốt, việc tốt.
Đây là phương pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng có hiệu quả
trong việc giáo dục nhân dân, giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sỹ. Phương pháp
này chính là cách lấy người thực, việc thực, những cái tốt ở bản thân quần chúng
và ở thực tiễn đã có để giáo dục, cảm hoá và hướng dẫn người khác làm theo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những gương “người tốt, việc tốt” có vai trị to lớn
trong việc hướng dẫn suy nghĩ và hành động của đông đảo quần chúng, bổ sung
đắc lực cho những lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước. Lấy cái từ trong quần
chúng tổ chức cho quần chúng làm theo, sẽ phù hợp khả năng, trình độ giác ngộ
của quần chúng, vừa dễ làm, vừa có sức thuyết phục cao. Chính vì vậy, Người
u cầu: Nêu gương “người tốt, việc tốt” cần phải được áp dụng rộng rãi, bằng
nhiều con người, nhiều sự việc, cần chú ý đến tính phổ cập, dễ noi gương của
những con người, những sự việc được biểu dương, phải theo nguyên tắc và
phương pháp là vun trồng con người từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ bộ phận đến toàn thể, làm cho những người tốt và việc tốt riêng lẻ sẽ trở thành
những tập thể con người tốt, những tập thể xã hội tốt. Song, Chủ tịch Hồ Chí


9

Minh cũng đòi hỏi gương “người tốt, việc tốt” phải trung thực, khách quan, đúng
đắn, “đúng người, đúng việc” mới có tác dụng và nhân điển hình, tức là “gương
điển hình” phải giúp cho quần chúng học được cái gì qua việc học tập, chứ
khơng được quan liêu, vì động cơ vụ lợi, mọi sự biểu dương sai dẽ dẫn đến tác
hại khôn lường, mà tác hại lớn nhất là mất lịng tin trong quần chúng. Theo Hồ
Chí Minh, cùng với việc biểu dương người tốt, việc tốt, qua đó để giáo dục và
nhân điển hình, phê phán những mặt xấu, mặt yếu kém, khuyết điểm, tiêu cực,
lạc hậu, tạo điều kiện cho cái tốt, cái tích cực phát triển. Phải giành thời gian để
tâm nhiều hơn cho người tốt, việc tốt, tạo điều kiện cho mặt tốt lấn át mặt xấu.

Đó cũng chính là tư tưởng tiến cơng trong chiến lược con người của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Người thường nhắc nhở trong mỗi con người đều có cái thiện và cái
ác ở trong lòng, phải làm sao cho cái thiện nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu,
cái ác ngày càng mất dần đi.
Để có nhiều “người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi
trọng phong trào thi đua để phát hiện gương “người tốt, việc tốt”, phổ biến
gương đó để cổ vũ phong trào. Người yêu cầu tổ chức phong trào thi đua
thường xuyên và phong trào thi đua đột kích, phải làm tốt từ lễ phát động, ra
lời kêu gọi, kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát sao đến việc phát hiện điển hình,
bồi dưỡng điển hình và nhân điển hình tiên tiến. Người đòi hỏi mỗi cán bộ
phải kịp thời làm tốt công tác sơ kết, tổng kết sau mỗi đợt, mỗi giai đoạn, mỗi
phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động
viên những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, tổ chức cho mọi người học tập,
đồng thời uốn nắn những động cơ lệch lạc, thiếu tích cực trong phong trào thi
đua. Theo Hồ Chí Minh: khen thưởng là một cách giáo dục làm cho con
người ta hăng hái hơn và người chưa có thành tích thì hăng hái phấn đấu vươn
lên.


10

Trong phương pháp cơng tác đảng, cơng tác chính trị, Hồ Chí Minh
đặc biệt coi trọng giáo dục, thuyết phục bằng sự gương mẫu của cán bộ,
của người đi giáo dục.
Đây là biểu hiện điển hình của người cán bộ lãnh đạo của Đảng và
cũng là đặc trưng cơ bản về mặt phương pháp của cơng tác đảng, cơng tác
chính trị của quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là hoạt động thuyết
phục, giác ngộ quần chúng. Đảng đòi hỏi mọi người cán bộ lãnh đạo muốn
lãnh đạo, giáo dục, thuyết phục, giác ngộ quần chúng thì phải bằng mệnh
lệnh, bằng cưỡng chế, bắt buộc mà phải bằng sự kiên trì tuyên truyền, giáo

dục, thuyết phục để cảm hố quần chúng, thế nhưng dù cho ngơn từ có đạt
đến trình độ nào về sự sâu sắc của nội dung cũng như sự hồn hảo về hình
thức thì vẫn khơng thể thay thế được vai trị của hoạt động gương mẫu của
cán bộ, đảng viên trước quần chúng, của cấp trên với cấp dưới trong việc
thuyết phục, giác ngộ cán bộ, chiến sỹ. Hồ Chí Minh viết: “Nói chung thì
các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương
sáng còn giá trị hơn một trăm bài tuyên truyền”

8

và Người chỉ rõ: “Nếu

thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ
nghĩa Mác - Lênin được” 9.
Sức mạnh thuyết phục của cơng tác đảng, cơng tác chính trị theo tư tưởng
đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sức mạnh nhân lên gấp
bội do đã kết hợp nghệ thuật nói chuyện với quần chúng và hành động gương
mẫu của bản thân người nói chuyện, là sức mạnh thống nhất giữa lời nói và việc
làm của người làm cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường xuyên nhắc nhở: “Mỗi người chỉ huy về quân sự cũng như về chính trị
phải kiểu mẫu”10. Lời nói bao giờ cũng phải đi đơi với việc làm. Có thể chỉ làm
8

Sđd, tập 1, tr. 263.
Sđd, tập 12, tr. 554.
10
Sđd, tập 5, tr. 204.
9



11

mà khơng nói, vì trong một số tình huống cơng tác đảng, cơng tác chính trị
khơng nói tốt hơn là nói. Thế nhưng nhất thiết khơng bao giờ chỉ nói mà khơng
làm hoặc nói một đằng, làm một nẻo. Người yêu cầu hành động gương mẫu đối
với người lãnh đạo là tồn diện khơng chỉ về mặt đạo đức, tác phong, mà cả về
mặt trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng
viên ở lĩnh vực nào phải hiểu biết và làm gương cho quần chúng về sự thành
thạo nghề nghiệp ở lĩnh vực đó. Cán bộ, đảng viên trong quân đội phải giỏi kỹ
thuật, chiến thuật, phải làm gương cho quần chúng trong nghệ thuật đánh giặc.
Tuy nhiên, Người đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đạo đức, đòi hỏi người cán
bộ, đảng viên phải làm gương về mặt đạo đức cách mạng cho quần chúng noi
theo. Người nói: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ
“cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm
mực thước cho người ta bắt trước” 11. Yêu cầu về tư cách đạo đức với cán bộ,
đảng viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một u cầu tồn diện, khơng phải
chỉ về nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng như: Lòng trung thành với cách
mạng, thái độ đối với bạn và thù, biết xả thân hy sinh, dũng cảm, ngoan cường
trong chiến đấu…, mà còn cả về những mặt trong sinh hoạt cá nhân. Hồ Chí
Minh căn dặn: người cán bộ chủ trì về chính trị “phải biết rõ và báo cáo cho cấp
trên rõ số lượng và chất lượng của bộ đội mình”, kịp thời “khen thưởng người
tốt, trừng phạt người xấu”, “ln ln săn sóc đến sinh hoạt vật chất” và chăm lo
đến đời sống tinh thần của bộ đội; tỷ mỷ, thận trọng trong công việc, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực hiện cho được sự thống nhất giữa lý luận
với thực tiễn.
Trong cách đánh giá của dư luận xã hội Việt Nam về uy tín của một
con người, khơng có sự tách rời giữa đời sống công tác với đời sống riêng của
cá nhân. Cho đến nay, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội trọng hành vi đạo
11


Sđd, tập 5, tr. 552.


12

đức. Tâm lý dân tộc Việt Nam không thể chấp nhận những cán bộ, đảng viên
thiếu đạo đức, dù là có tài năng. Do đó, uy tín của người cán bộ, đảng viên
hiện nay đang phục thuộc một phần quan trọng ở những hành vi đạo đức cá
nhân của họ. Do vậy, cơng tác đảng, cơng tác chính trị theo tư tưởng, đạo đức,
tác phong Hồ Chí Minh địi hỏi người làm cơng tác đảng, cơng tác chính trị
phải khơng ngừng tu dưỡng đạo đức cá nhân, phải làm mực thước cho quần
chúng noi theo. Sự tu dưỡng phải nhằm đạt tới sự biến đổi thực sự trong bản
chất của mỗi con người, làm cho hành vi đạo đức cá nhân chỉ là cái biểu hiện
bên ngoài của cái bản chất trong sáng đó, khơng phải là giả tạo. Nó hồn tồn
trái với những hành vi đạo đức giả, “đóng kịch”, sẽ khơng có tác dụng thuyết
phục, cảm hố quần chúng. Người chỉ rõ: “chính trị viên lãnh đạo đội vũ trang
hay đội du kích bằng lời nói chưa đủ, phải lãnh đạo bằng hành động nữa.
Mình chủ trương cho đội làm việc gì thì mình phải làm trước, làm đúng, hết
sức làm hơn ai hết. Từ công việc nhỏ đến công việc to đều như thế, gặp lúc
gay go, nguy hiểm chừng nào thì người lãnh đạo càng xơng pha bước trước
chừng ấy mới kéo được người khác theo mình”12.
1. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong công tác.
Cùng với việc bồi dưỡng phương pháp công tác cho cán bộ, đảng viên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng bồi dưỡng, rèn luyện tác phong công tác,
nhất là đối với đội ngũ cán bộ chính trị trong qn đội. Người cho rằng tác
phong cơng tác đó là phương pháp đã được cá nhân hoá, cá thể hoá. Người địi
hỏi cán bộ lãnh đạo phải có tác phong quần chúng, tác phong dân chủ, tập thể,
tác phong khoa học và tác phong nêu gương, nói đi đơi với làm của cán bộ, đảng
viên.
Tác phong quần chúng.


12

Hồ Chí Minh Về xây dựng LLVTND, Nxb QĐND 1995, tr. 57.


13

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phong quần chúng có ý nghĩa quan
trọng tương đối trong hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, kể cả trong
cơng tác xây dựng Đảng, trong kiểm tra, giám sát, trong tham gia xây dựng
đường lối, chính sách của Đảng. Người yêu cầu mọi hoạt động của đội ngũ
cán bộ, đảng viên phải trên cơ sở lấy dân làm gốc, trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, phải dựa vào dân, vào tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,
vì lợi ích của dân mà đề ra đường lối, chính sách, chủ trương, biện pháp cho
phù hợp với lợi ích của dân, phù hợp với lợi ích của quần chúng ở đơn vị.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước lấy dân làm gốc, nhân dân là nền tảng, là
cha mẹ của bộ đội, cho nên bộ đội phải bảo vệ dân, phải giúp đỡ dân, phải
làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Cũng như cán bộ phải quan tâm chăm sóc
bộ đội, thương yêu, giúp đỡ bộ đội, với quan điểm:
“Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”13
Quan điểm lấy dân làm gốc cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta,
đã được Đại hội VI của Đảng tổng kết thành bài học kinh nghiệm và đến Đại
hội X xác định rất rõ: “phát huy quyền là chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân
để xây dựng Đảng”14. Vì vậy, chúng ta phải quán triệt sâu sắc nội dung này.
Để có tác phong quần chúng tốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng
viên phải sâu sát gần gũi bộ đội, hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, chiến
sỹ, chăm lo mọi mặt đến đời sống bộ đội, thực sự yêu thương và tôn trọng con
người, chú ý lắng nghe và giải quyết thấu đáo những nhu cầu, kiến nghị chính

đáng của bộ đội, nghiêm túc tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa
khuyết điểm của mình. Cán bộ vừa làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo, giáo dục, rèn
luyện, vận động và tổ chức quần chúng, vừa không ngừng học hỏi quần
13

Sđd, tập 5, tr. 410.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, h,
2006. tr. 303.
14


14

chúng, tôn trọng quyền làm chủ tập thể của mọi cán bộ, chiến sỹ; thường
xuyên và nghiêm túc tu dưỡng, rèn luyện để được quần chúng mến phục, tin
yêu. Người địi hỏi: “Muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng, thì ắt phải có nhiệt
thành, có quyết tâm, phải khiêm tốn, phải chịu khó. Nếu khơng vậy, thì dân
cũng khơng tin chúng ta. Biết họ cũng khơng nói. Nói họ cũng khơng nói hết
lời”15.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nghiêm khắc phê phán những cán bộ tự coi
mình là “quan cách mạng”, “quan nhân dân”, “bệnh quan liêu”, xa rời quần
chúng, “ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón”, mệnh lệnh, cửa quyền, không chú ý
lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của quần chúng.
Tác phong dân chủ tập thể.
Đây là tác phong dựa trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ cá nhân với tập thể, con người với tổ chức, nhằm phát huy
cao nhất trí tuệ của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Cơng việc
cách mạng rất phức tạp, không ai thấy hết, hiểu hết, làm hết được mọi việc,
ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy. Người khẳng định: “Đem so với cơng
việc của cả lồi người trong thế giới, thì những đại anh hùng xưa nay cũng

chẳng qua làm trịn bổn phận mà thơi” 16. Cho nên, phải phát huy sức mạnh tập
thể, cái thông minh của tập thể cần có sự thơng minh của người dẫn đầu làm
cho cái thông minh của tập thể tăng lên gấp bội. Người yêu cầu: Công việc dù
to, dù nhỏ đều phải được đem ra bàn bạc để tập thể quyết định. Khi đã quyết
định rồi thì phải giao cho từng người và phát huy trách nhiệm của từng thành
viên trong tổ chức thực hiện. Nếu có bàn bạc là bàn để thực hiện quyết định
của tập thể, chứ khơng được bàn lùi, bàn ngang… Trong q trình thực hiện
phải lắng nghe ý kiến của cán bộ, chiến sỹ, phải tôn trọng ý kiến của cán bộ,
chiến sỹ. Người chỉ rõ: “Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà phải học
15
16

Sđd, tập 5, tr. 293.
Sđd, tập 5, tr. 256.


15

hỏi quần chúng. Câu đó có ý nghĩa là gì? Nghĩa là: Người lãnh đạo không nên
kiêu ngạo, mà nên hiểu thấu, sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa
đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngồi kinh nghiệm của mình, người lãnh
đạo cịn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng để thêm cho
kinh nghiệm của mình. Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt
mối quan hệ giữa ta với dân chúng. Nghĩa là phải lắng nghe ý kiến của đảng
viên, của nhân dân”17. Nhờ đó mà phát huy được trí tuệ sáng tạo của tập thể,
vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm dám chịu
trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
tơn trọng tập thể, ln coi mình là một thành viên của tập thể, gắn bó với tập
thể, tơn trọng tập thể. Người nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý

kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Khơng nên, Bác
nói gì, các chú cứ ghi vào sổ trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không
làm, hay làm một cách qua loa”18. Người căn dặn: “muốn biết rõ ưu điểm,
khuyết điểm của mình, muốn biết cơng tác của mình tốt hay xấu khơng gì bằng
khun cán bộ mình mạnh dạn đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những
khơng phạm đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ, thật thà trong
Đảng. Nếu cán bộ không nói năng, khơng đề ý kiến, khơng phê bình, thậm trí
lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì khơng phải họ khơng có gì
nói, nhưng vì họ khơng dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng.
Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức,
khơng dám nói ra, do uất ức mà hố ra oán ghét, chán nản”19.
Tác phong làm việc khoa học

17
18
19

Sđd, tập 5, tr. 506.
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 10, Nxb CTQG, H. 1996, tr. 199.
Sđd, tập 5, tr. 280.


16

Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ một trong những phẩm chất quan trọng của người cán bộ
cách mạng là phải có phương pháp, tác phong làm việc khoa học. Người cán
bộ có phương pháp, tác phong làm việc khoa học mới hoàn thành tốt được các
nhiệm vụ được giao, mới được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Bởi vì người
cán bộ có tri thức khoa, có năng lực cơng tác và luôn tâm huyết với nhiệm vụ,

nhưng lại không có tác phong làm việc khoa học, xa rời thực tiễn, thậm trí,
chun quyền, quan liêu, độc đốn… thì làm việc gì cũng gặp nhiều khó khăn
vướng mắc. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tác phong khoa học.
Người là mẫu mực về tác phong khoa học. Trong nhiều bài nói, bài viết, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phê phán thẳng thắn một số cán bộ thường xuyên mắc
phải “bệnh giáo điều”, chỉ thuộc sách làu làu. Cụ Mác nói thế này, Cụ Lênin
nói thế kia, rồi biến một số câu chữ trong nguyên tắc rồi áp đặt vào cuộc sống.
Người cũng vạch rõ căn nguyên của bệnh kinh nghiệm đó là kém lý luận hoặc
là có thái độ khinh lý luận, mà Người đã ví một cách rất hình ảnh: có kinh
nghiệm mà khơng có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ. Chính
những cán bộ mắc bệnh kinh nghiệm, giáo điều thường trong cơng tác lãnh
đạo, chỉ đạo có những biểu hiện lý luận suông, phương pháp, tác phong làm
việc chủ quan, duy ý chí.
Để khắc phục triệt để các biểu hiện của tác phong thiếu tính khoa học,
thiếu tính thực tiễn vẫn tồn tại trong khơng ít cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ cần phải có những biện pháp cụ thể, mà Người gọi là “cách
lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc về cách lãnh đạo, đó là
nghệ thuật cơng tác lãnh đạo quản lý của người cán bộ cách mạng được biểu
hiện ra bằng tác phong làm việc một cách khoa học. Vì vậy, người cán bộ lãnh
đạo khơng những vừa phải có đức có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhưng
đồng thời phải có “cách lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặt ra yêu cầu


17

rất cao đối với đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội phải thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong mọi hồn cảnh, để khơng ngừng hồn thiện
phương pháp, tác phong làm việc khoa học, đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
Tác phong nêu gương, nói đi đơi với làm của cán bộ, đảng viên
Theo Hồ Chí Minh: “Người chính trị viên khơng phải một ơng quan

suốt ngày ngồi bàn giấy viết thông báo và chỉ thị”, mà phải “nhúng tay vào
mọi việc để do đó dìu dắt người khác”20. Người cán bộ chính trị với hoạt động
chủ yếu là hoạt động lãnh đạo, phương pháp công tác chủ yếu là giáo dục,
thuyết phục thông qua hoạt động trực tiếp hàng ngày mà tác động xây dựng
nhân cách từng con người và tập thể quân nhân, bảo đảm cho mỗi quân nhân
và tập thể quân nhân “đi đúng con đường chính trị”, hăng hái thực hiện mọi
nhiệm vụ. Do đó, tác phong của người cán bộ chính trị phải là người đại diện
cho tinh thần, trí tuệ của Đảng, là tấm gương mẫu mực để cán bộ, chiến sỹ noi
theo. Trong lời nói cũng như trong việc làm không được dùng quyền uy cá
nhân áp đặt cho tập thể hay mượn danh tổ chức để áp đặt mọi người phục
tùng mà phải bằng đạo đức, trí tuệ, phương pháp, tác phong của mình để
thuyết phục; phải biết dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, bằng thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng để
giáo dục, thuyết phục cán bộ, đảng viên và quần chúng. Qua đó, làm cho cán
bộ, đảng viên và quần chúng hăng hái đề xuất ý kiến tham gia xây dựng chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên; quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị.
Đối với hoạt động công tác đảng, công tác chính trị đó là tác phong cơng
tác dựa trên cơ sở tri thức khoa học, nắm vững quy luật khách quan để tiến
hành hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Tác phong khoa học thể hiện
20

Hồ Chí Minh, Về xây dựng LLVTND, Nxb QĐND, tr. 55, 56.


18

ở tính kế hoạch, tác phong điều tra, đi sâu, đi sát cơ sở, dù là việc lớn, việc nhỏ
đều phải được nghiên cứu, xem xét với phương pháp khoa học. Khi tiến hành

cơng tác đảng, cơng tác chính trị phải xác định rõ ràng mục tiêu. Chủ tịch Hồ
Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ: khi làm bất cứ việc gì cũng phải có tác
phong điều tra, nghiên cứu để nắm vững tình hình, trên cơ sở đó để xác định
chủ trương, biện pháp cho đúng. Người chỉ rõ: “Đảng có hiểu rõ tình hình thì
đặt chính sách mới đúng. Bác muốn Đảng hiểu rõ tình hình thì đảng viên và
cán bộ phải điều tra và báo cáo rõ tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh,
từng khu. Nếu khơng biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là “nồi
vng úp vung trịn”, khơng ăn khớp gì hết”21. Người phê phán lối làm việc
“ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón”, “cái lối làm việc như vậy rất có hại. Nó làm
cho chúng ta khơng đi sát phong trào, khơng hiểu rõ được tình hình bên dưới,
cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không được thi hành đến nơi, đến
chốn”22.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp và tác phong cơng tác đảng,
cơng tác chính trị luôn gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau, nó là sự biểu
hiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ, đảng viên trong hoạt động thực
tiễn. Phương pháp là cơ sở để hình thành và xây dựng nên tác phong cơng tác.
Ngược lại, có phương pháp cơng tác tốt mà tác phong công tác không phù hợp
cũng không thể nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đảng, cơng tác chính trị
được. Tác phong cơng tác tốt sẽ giúp cho phương pháp công tác trở nên hiệu
quả, thiết thực trong hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Vì vậy, địi
hỏi người cán bộ chính trị khơng chỉ có năng lực trí tuệ ngang tầm mà cịn
phải có năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn giỏi đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ trong mọi điều kiện, mọi tình huống của sự nghiệp cách mạng.

21
22

Sđd, tập 4, tr. 484 - 485.
Sđd, tập 5, tr. 73.



19

2. Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác đảng, cơng tác chính
trị cho cán bộ chính trị ở phân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. 1. Sự cần thiết phải bồi dưỡng phương pháp, tác phong cơng tác
đảng, cơng tác chính trị cho cán bộ phân đội.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln là tấm gương sáng về phương pháp, tác phong công tác. Người
thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác
phong công tác của đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước nói chung và quân
đội nói riêng, Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 23. “Công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 24. Đội ngũ cán bộ chính
trị nói chung, cán bộ chính trị trong quân đội mà đặc biệt là cán bộ chính trị
cấp phân đội nói riêng, có vị trí, vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chính trị viên là linh hồn của đội” 25. “Tư cách của chính trị viên
có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy
tốt, người chính trị viên khơng hồn thành nhiệm vụ thì bộ đội ấy khơng
tốt”26.
Vai trị to lớn ấy của cán bộ chính trị nói chung, cán bộ chính trị cấp
phân đội nói riêng đã được cả lý luận và thực tiễn khẳng định. Nét đặc thù ở
đây là cán bộ chính trị ở phân đội là người chủ trì cơng tác đảng, cơng tác
chính trị ở phân đội, là người trực tiếp sống, ăn, ở, làm việc, sinh hoạt, hoạt
động cùng bộ đội, trực tiếp tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị, đưa
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến cán bộ, chiến sỹ, làm cho
đơn vị luôn “đi đúng con đường chính trị vơ sản”. Do đó, phương pháp, tác
phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị của cán bộ chính trị ở phân đội có ảnh
23
24

25
26

Sđd,
Sđd,
Sđd,
Sđd,

tập
tập
tập
tập

5,
5,
4,
5,

tr.
tr.
tr.
tr.

269.
273.
222.
392.


20


hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác đảng, cơng tác chính trị ở
cơ sở.
Mặt khác, hầu hết cán bộ chính trị ở phân đội là những cán bộ tuổi đời
cịn trẻ, kinh nghiệm tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị tích luỹ được
chưa nhiều, nên việc bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác
cho họ là hết sức cần thiết.
Hơn 60 năm qua, quán triệt phương pháp, tác phong công tác đảng,
công tác chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm
chất, năng lực, phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chính trị ngày
càng được quan tâm và tiến hành tốt hơn. Nhờ đó, phương pháp, tác phong
cơng tác đảng, cơng tác chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong qn
đội, trong đó có cán bộ chính trị ở phân đội không ngừng được bổ sung, phát
triển và hoàn thiện, trực tiếp quyết định tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả
cơng tác đảng, cơng tác chính trị, góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, xây
dựng và phát huy bản chất truyền thống của một quân đội cách mạng, mang
bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Thực tiễn,
qúa trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta, cả
trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, cả
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay đã
chứng minh điều đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, tác phong cơng
tác đảng, cơng tác chính trị đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chỉ đạo, định hướng cho quá trình giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phương
pháp, tác phong công tác đảng, cơng tác chính trị cho cán bộ, đảng viên của
Đảng nói chung, cán bộ chính trị ở phân đội nói riêng.


21


Trong những năm gần đây, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời kỳ mới, trong quá trình
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc bồi dưỡng, rèn luyện phương
pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị cấp phân đội có nhiều chuyển biến
tích cực, góp phần quan trọng vào việc giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở
đơn vị cơ sở, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao và xây dựng đơn vị
vững mạnh tồn diện. Phần đơng cán bộ chính trị ở phân đội có phương pháp,
tác phong cơng tác tốt, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách, làm việc có kế hoạch, khoa học, bám sát thực tiễn đơn vị, bộ
đội để tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị phát huy được vai trò tiền
phong, gương mẫu, tận tuỵ với công việc được quần chúng tin yêu, mến phục.
Tuy nhiên, phương pháp, tác phong của cán bộ chính trị ở phân đội vẫn
còn bộc lộ một số yếu kém, khuyết điểm như:
Một số cán bộ chính trị phân đội vẫn còn những biểu hiện của phương
pháp, tác phong “mệnh lệnh”, “áp đặt”, tác phong quan liêu, nắm và quản lý
bộ đội không chắc, thiếu sâu sát, gần gũi bộ đội, phát hiện và xử lý các vấn đề
nảy sinh chưa nhạy bén, linh hoạt, kịp thời. Trong công tác có lúc cịn tuỳ tiện,
thiếu kế hoạch hoặc kế hoạch khơng cụ thể và mang tính khả thi cao, có đồng
chí cịn trọng hình thức hơn là chất lượng, hiệu quả, nội dung của hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị cịn thiếu trung thực, “che dấu khuyết điểm”,
sợ phê bình… Một số đồng chí cịn thiếu gương mẫu, lười học tập, rèn luyện,
nói chưa đi đơi với làm. Việc quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác
phong cơng tác cho cán bộ chính trị của cấp uỷ, cơ quan chính trị, cán bộ cấp
trên đối với cấp dưới có lúc, có nơi chưa đúng mức, chưa thường xuyên…
Những hạn chế, khuyết điểm trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả
công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở, cần phải được khắc phục.


22


Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay, trước những diễn biến phức tạp
của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trước sự chống phá ngày càng
tăng của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hồ bình”, “phi chính
trị hố” qn đội, đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ đội, xây dựng tổ chức Đảng
trong sạch vững mạnh, cũng như bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác
đảng, công tác chính trị cho cán bộ chính trị ở cấp phân đội.
Mặt khác, cơ chế thị trường, chính sách “mở cửa”, bên cạnh những kết
quả tích cực đưa lại cho đời sống kinh tế xã hội của đất nước, cịn có những
mặt trái của nó đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến đời sống của bộ đội.
Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta trong
giai đoạn hiện nay, đang đặt ra những yêu cầu, nội dung mới. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X khẳng định: “ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân vững mạnh; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, …, giữ vững ổng định
chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt
động chống phá, thù địch, khơng để bị động, bất ngờ” 27. Để hồn thành nhiệm
vụ đó, quân đội phải được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, bảo đảm cho
quân đội không chỉ là công cụ bạo lực sắc bén, mà cịn là lực lượng chính trị
đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có đầy đủ khả năng tiến
công địch trên cả mặt trận đấu tranh vũ trang và phi vũ trang. Do vậy, đòi hỏi
tất yếu phải giữ vững và tăng cường hiệu lực cơng tác đảng, cơng tác chính
trị, đội ngũ cán bộ chính trị phân đội phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức, năng lực, phương pháp, tác
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H,
2006, tr. 108 - 109.
27



23

phong công tác khoa học, dân chủ, sâu sát, gần gũi bộ đội, biết lắng nghe ý
kiến, tâm tư, nguyện vọng của mọi người, hết lòng quan tâm chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần của bộ đội, tạo sự đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị.
Do vậy, để đáp ứng sự phát triển của tình hình và nhiệm vụ trong thời
kỳ mới thì bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng
tác chính trị cho cán bộ chính trị phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây
vừa là yêu cầu cơ bản, thường xuyên, vừa là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2. 2. Nội dung, yêu cầu và giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp,
tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị cho cán bộ chính trị ở phân đội
theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
Xuất phát từ đặc điểm của cán bộ chính trị ở phân đội, nội dung bồi
dưỡng phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị tập trung chủ
yếu vào một số nội dung sau.
Tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị cho cán bộ
chính trị cấp phân đội làm cho người cán bộ chính có sự giác ngộ sâu sắc lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn kiên định với
mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng,
với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhanh nhạy, tỉnh táo, sáng suốt trước những diễn
biến phức tạp của tình hình, khơng dao động, mơ hồ, thoả hiệp trước những
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của người cán bộ chính trị trong quân
đội.
Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người cán bộ chính trị trong

qn đội. Vì vậy, Hồ Chí Minh ln u cầu người cán bộ chính trị phải biết


24

đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lên trên lợi ích của cá
nhân; sống có hồi bão, có lý tưởng; có niềm tin yêu mãnh liệt đối với bộ đội,
đối với nhân dân; lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng; sống trong sạch,
lành mạnh, chân thành, thẳng thắn, trung thực với mọi người; đi đầu trong
gian khổ, sung sướng hưởng sau, “giầu sang không thể quyến rũ, nghèo khó
khơng thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”; kiên quyết đấu tranh
khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, luôn xứng đáng với lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc”.
Bồi dưỡng kinh nghiệm, cách thức tiến hành cơng tác đảng, cơng tác
chính trị, cách thức vận dụng kiến thức xây dựng Đảng, tiến hành cơng tác
đảng, cơng tác chính trị vào thực tiễn hoạt động công tác tư tưởng, công tác
tổ chức, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành công tác đảng, công tác chính trị.
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị là một trong những hoạt động lãnh
đạo của Đảng, thường xuyên đòi hỏi phải gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn.
Là người chủ trì cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các phân đội, có vị trí,
vai trị quan trọng trong giải quyết các mối quan hệ chính trị - xã hội. Do đó,
người cán bộ chính trị ở phân đội khơng những cần có năng lực trí tuệ ngang
tầm mà địi hỏi phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn giỏi. Hồ Chí
Minh đã chỉ ra: “Người chính trị viên phải có nhiều năng lực lãnh đạo, năng
lực này phải đủ mọi mặt quân sự lẫn chính trị, năng lực về tuyên truyền, tổ
chức, xếp đặt kế hoạch, năng lực giải quyết vấn đề cấp bách cũng như vấn đề
sinh hoạt hàng ngày về chính trị hay vật chất” 28. Là người đảm nhiệm công
tác tư tưởng và cơng tác tổ chức người cán bộ chính trị ở phân đội phải chủ
động, sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy, tập thể
với cá nhân, phát huy tính tích cực của mỗi thành viên tạo nên sự vững vàng

của mỗi thành viên, tạo nên sự vững vàng thường xuyên của tổ chức, của đơn
28

Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, (Biên niên những sự kiện và tư
liệu) Nxb QĐND. H. 1995, tr. 55.


25

vị cả trước mắt và lâu dài, cả trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, gian
khổ.
Bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học và tác phong quần chúng,
dân chủ tập thể.
Người cán bộ chính trị với hoạt động chủ yếu là hoạt động lãnh đạo,
phương pháp công tác chủ yếu là giáo dục thuyết phục, thông qua hoạt động
trực tiếp hàng ngày mà tác động và xây dựng nhân cách từng con người và tập
thể quân nhân, bảo đảm cho mọi quân nhân và tập thể quân nhân “đi đúng con
đường chính trị” hăng hái thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Do đó, phong
cách, tác phong của người cán bộ chính trị có ảnh hưởng rất quan trọng đến
bộ đội và tác động rất lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Theo
Hồ Chí Minh, người cán bộ chính trị trong bất kỳ hồn cảnh nào cũng phải
nắm vững nguyên tắc, giữ nghiêm kỷ luật, dân chủ bàn bạc trong tập thể, xây
dựng bầu khơng khí dân chủ, tin tưởng và đồn kết, tạo ra được sự giao hoà,
đồng cảm giữa cán bộ và chiến sỹ. Hồ Chí Minh căn dặn: cán bộ chính trị
phải “ln săn sóc đến sinh hoạt vật chất” và chăm lo đến đời sống tinh thần
của bộ đội. Phải làm kiểu mẫu trong mọi việc, thực sự là đầu tàu gương mẫu
để mọi người học tập, noi theo.
Hình thức, biện pháp bồi dưỡng chủ yếu là thông qua tổ chức các hoạt
động thực tiễn, tập huấn, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên và tự rèn
luyện của cán bộ chính trị.

Yêu cầu bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị
cho cán bộ chính trị phải trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng phương pháp, tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị
phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng, nhiệm vụ quân đội, đơn vị, nhiệm vụ,
u cầu cơng tác đảng, cơng tác chính trị.


×