Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 104 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẠNH



VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC















LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CHÍNH TRỊ












HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẠNH



VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC





CHUYÊN NGÀNH : HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ : 60 31 27























LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHÍNH TRỊ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH



HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 8
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG TRONG
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 8
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam 8
1.1.1. Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào cách mạng Việt
Nam và thế giới 8
1.1.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn từ các phong trào cách mạng Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu XX 8
1.1.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào vô sản thế giới 9
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 11
1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam 12
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân 12
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong
thờ i kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa 19
CHƢƠNG II:

2.1 Thực tiễn xây dƣ̣ ng giai cấ p công nhân ở nƣớc ta tƣ̀ 1996 đn nayError! Bookmark not defined.
2.1.1. Quan điể m chỉ đạ o củ a Đả ng 30
2.1.2. Chính sách của Nhà nước 37


2.1.3. Thự c trạ ng xây dự ng giai cấ p công nhân từ năm 1996 đến nay 46
2.1.3.1. Về số lượ ng 46
2.1.3.2. Về cơ cấ u 47
2.1.3.3. Về mặ t chấ t lượ ng 51
2.2. Một số kin nghị nhằm tip tục vận dụng và phát triển tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 60
2.2.1. Đối với Đảng 60
2.2.2. Đối với Nhà nước 66
2.2.3. Đối với tổ chức Công đoàn 76
2.2.4. Đối với giai cấp công nhân 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC


















1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thit của đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng minh, những người lao động sản xuất trong các
ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân là
những người sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và giữ vai trò quyết định
chính trị xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin là những người đã
phát hiện ra ra chân lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, họ đã đấu tranh
không mệt mỏi để đưa chân lý ấy vào thực tiễn cách mạng châu Âu từ giữa thế kỷ
XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX.
Đối với nước ta, người đầu tiên tiếp thu và đưa chân lý ấy vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam, không ai khác là Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của giai cấp
công nhân Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Người luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến quá trình xây dựng và phát triển giai cấp
công nhân, đặ t niề m tin vữ ng chắ c và o g iai cấ p công nhân , khẳ ng đị nh sự nghiệp
giải phóng dân tộc và việ c từ ng bướ c đưa đấ t nướ c đi lên chủ nghĩ a xã hộ i trướ c hế t
là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trung thành và phát triển tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta qua mọi
giai đoạn lịch sử và mọi thời kỳ cách mạng luôn coi trọng việc xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam. Đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta
đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu,
chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí
thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội

tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Tuy nhiên, trên thực tế sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề


2
nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; các
chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề còn thiếu nghiêm
trọng ; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công
nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Một bộ phận không
nhỏ công nhân chưa thích nghi với cơ chế thị trường. Ðịa vị chính trị của họ chưa
thể hiện đầy đủ để phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp
và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách,
pháp luật còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định: “ xây dựng giai cấp công nhân nước
ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị,
của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu to lớn trên đây, đối với Đảng, Nhà nước và
chính bản thân giai cấp công nhân, kiên trì, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về giai cấp công nhân nói chung, xây dựng giai cấp công nhân nói riêng là
vấn đề có tính nguyên tắc số một.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ Chính trị học chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

2.Tình hình nghiên cứu
Từ lâu, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân đã trở thành một trong
những vấn đề cơ bản được giới sử học cận – hiện đại cũng như các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đã có hàng chục, các cuốn sách, các đề tài
cấp Nhà nước, cấp ngành nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến
một số công trình tiêu biểu sau:
Một trong những các tư liệu nghiên cứu bài bản, công phu và có giá trị về tư
tưởng Hồ Chí Minh là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập; bộ Hồ Chí Minh biên
niên tiểu sử gồm 10 tập, mới đây vừa xuất bản lần 2 đĩa CDRoom Hồ Chí Minh


3
toàn tập, là công cụ tra cứu và hệ thống trích dẫn theo chuyên đề, trong đó có
chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân.
Tài liệu đặc biệt có giá trị do chính tác giả Hồ Chí Minh viết đó là cuốn “ Giai
cấp công nhân và công đoàn” – Nxb Lao động, Hà Nội 1985, gồm những bài và
đoạn trích trong các tác phẩm của Bác về phong trào công nhân và công đoàn từ
những năm 1920 đến 1969; Tuyển tập đề cập đến những tư tưởng lớn của bác về
giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn theo học thuyết Mác – Lênin.
Tác phẩm nghiên cứu chuyên biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công
nhân là “Bác Hồ với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam” do PGS.TS Đỗ
Quang Hưng (chủ biên) – Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 1999 và “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Quang
Hưng – Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội (2008) đã tập hợp nhiều bài viết về Hồ Chí
Minh với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, di sản tư tưởng Hồ
Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; một số bài viết và huấn thị
của Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân - lao động và tổ chức công đoàn Việt
Nam; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước và những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
các quy định mới nhất về hoạt động và tổ chức công đoàn.

Cuốn “Giai cấp công nhân Việt Nam: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Tiến sĩ Bùi Đình Bôn – Nxb Lao động, Hà Nội 1999 nêu lên những vấn đề có tính
quy luật của quá trình hình thành phát triển cùng với đặc trưng của giai cấp công
nhân Việt Nam. Một số biện pháp nhằm phát huy sứ mệnh lịch sử giữ vững bản
chất và tăng cường sức mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Cuốn “ Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” do tác giả Hoàng Minh Chúc (chủ biên) – Nxb Lao động,
Hà Nội đã nêu lên những vấn đề vai trò, động lực phát triển, nhiệm vụ của giai cấp
công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Một số vấn đề về
chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân. Vai trò của Công đoàn, Đảng với giai
cấp công nhân trong tình hình mới.


4
Luận án tiến sĩ triết học của nghiên cứu sinh Trần Ngọc Sơn ( Hà Nội,2001)
“Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã phân tích và làm rõ quan niệm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó. Phân tích sự
phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong tiến trình cách
mạng dưới góc độ của chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. Để từ đó làm rõ
những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của giai
cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Luận án tiến sĩ triết học của nghiên cứu sinh Lê Duy Sơn – Hà Nội, 2001 “ Sự
phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam
trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nghiên cứu những quan
điểm cơ bản của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
giai cấp và dân tộc. Lí giải những vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ giữa giai
cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và nêu lên những đề xuất, kiến nghị về việc giải quyết mối

quan hệ đó trong thực tiễn đổi mới.
Luận án Phó Tiến sỹ khoa học triết học của tác giả Trịnh Đức Hồng (Hà
Nội,1996) “Xu hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay” nghiên cứu giai cấp công nhân Việt
Nam trong quá trình cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Biến động
giai cấp công nhân trong thời kỳ hiện đại hóa. Những giải pháp nhằm xây dựng giai
cấp công nhân vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm nghiên cứu về giai cấp công nhân như: “Giai
cấp công nhân Việt Nam từ Đảng cộng sản thành lập đến cách mạng thành công”
của giáo sư Trần Văn Giàu - Nxb Sử học, Hà Nội 1963;“Giai cấp công nhân Việt
Nam : “Sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp "tự mình" đến giai cấp
"cho mình” của giáo sư Trần Văn Giàu – Nxb Sự thật, Hà Nội 1958”; “Giai cấp
công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954” của tác giả Nguyễn Hữu Hợp, Phạm
Quang Toàn- Nxb Khoa học xã hội “Vai trò giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm


5
vụ công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” của đồng chí Lê Duẩn - Nxb Sự
thật, Hà Nội 1975 và 1976; “Vai trò giai cấp công nhân trong công cuộc khôi phục
kinh tế miền Bắc”của tác giả Lê Long – Nxb Sự thật, Hà Nội 1957; “Vai trò, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” của tác giả Hoàng Quốc Việt – Nxb Lao
động, Hà Nội 1976 cùng nhiều bài viết trên các tạp chí Công sản, Triết học, Thông
tin lí luận, nghiên cứu lí luận và một số luận văn, luận án tiến sĩ, về vấn đề giai cấp
công nhân.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ cách mạng xã hội và vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp thu và trân trọng kế thừa, vận dụng và phát triển kết quả của những
công trình nghiên cứu trước vào việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình,

Luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống quá trình vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
1. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Khái quát cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân
Việt Nam.
2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp
công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Khái quát thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến nay


6
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam được hình
thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, hệ thống các quan điểm cơ bản được thể hiện

phong phú qua các bài nói, bài viết của Người. Luận văn chủ yếu phân tích tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trên cơ sở khảo sát từ thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến
nay (2011), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ trong cách mạng giải phóng
dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gích.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn sử dụng những
phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quy nạp,
diễn dịch
6. Đóng góp của luận văn
Một là, khái quát cơ sở hình thành và những quan điểm cơ bản của Hồ Chí


7
Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, đánh giá thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991
đến nay
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
7. Kt cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

Chương I: Cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam
1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam
Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.1. Thực trạng xây dựng giai cấp công nhân từ 1996 đến nay
2.2. Một số kiến nghị nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.









8
CHƢƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG GIAI CẤP
CÔNG TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam
1.1.1. Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào cách mạng Việt Nam

và thế giới
1.1.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn từ các phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu XX
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước ta có nhiều biến động .
Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước âm
mưu xâm lược của bọn tư bản Pháp. Người dân oằn lưng xuống trước những sưu
cao thuế nặng và roi vọt của bọn thực dân; xã hội có những chuyển biến và phân
hóa sâu sắc. Giai cấp công nhân và các giai tầng khác trong xã hội đã được thực
dân Pháp “thai nghén ” và “sản sinh” từ các cơ sở công nghiệp, tạo ra những
tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
Hàng loạt các phong trào yêu nước của các “văn thân”, “sỹ phu” tiêu biểu,
mang những màu sắc tư tưởng chính trị khác nhau liên tiếp diễn ra song đều lần
lượt thất bại. Dõi theo phong trào Cần vương của Phan Đình Phùng, phong trào
Đông du của Phan Bội Châu, phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh…đã khiến
cho Người không tránh khỏi những băn khoăn, suy nghĩ trước những hạn chế của
các sỹ phu đương thời. Người đau nỗi đau mất nước. Bởi thực tiễn hào hùng nhưng
đầy bi tráng đó đã chứng tỏ rằng, nếu chỉ có lòng yêu nước thì không thể đánh bại
được bọn thực dân xâm lược. Trong thời đại mới, vận mệnh của quốc gia dân tộc
đòi hỏi phải có một lực lượng cách mạng mới trên cơ sở một đường lối cách mạng
đúng đắn và khoa học, đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn và phù hợp với quy
luật phát triển của lịch sử.


9
Vì vậy, không đi theo lối mòn của các bậc tiền bối, Người đã sang phương
Tây tìm “ẩn số mới” để giải bài toán cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Đây
cũng chính là thời điểm lịch sử đánh dấu bước khởi đầu về sự gắn bó giữa Hồ Chí
Minh với giai cấp công nhân và quá trình nhận thức của Người về vai trò, sứ mệnh
lịch sử của họ.
1.1.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào vô sản thế giới

Trải qua những năm tháng đầy gian khổ, bôn ba khảo sát tình hình các nước
tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa ở nhiều châu lục như châu Âu, châu Á, châu
Phi và châu Mỹ. Trong cuộc hành trình dài hàng vạn dặm đó, Người đã sống và làm
việc trong thân phận người làm thuê tại Mỹ, Anh, và Pháp nhiều năm, đã sống cuộc
đời người thợ: Làm phụ bếp dưới tàu buôn Đô đốc Latusơ Tơ-rê-vin, làm vườn ở
Xanhtơ A-đơ-Rexơ ( nước Pháp); quét tuyết cho một trường học, đốt lò và phục vụ
khách sạn ở Luân đôn ( nước Anh) nhờ đó anh công nhân Nguyễn Tất Thành đã có
điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật phương Tây và những người công nhân tiến hành
những kỹ thuật đó. Anh đã thấu hiểu được rằng, ẩn sau những khái niệm “Tự do”,
“Bình đẳng” , “Bác ái”, “Nhân quyền” là cả một niềm đau nỗi khổ của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột.
Khoảng đầu năm 1913 Người sang Anh, tại đây Người gia nhập công đoàn
thủy thủ với giai cấp công nhân Anh, tiến hành các cuộc biểu tình, đình công bên bờ
sông Thêmdơ và tham gia tổ chức Nghiệp đoàn ở nước Anh với tên là Lao động hải
ngoại (1914-1916).
Cuối năm 1917, khi chiến tranh thế giới thư nhất đang diễn ra ác liệt, tình hình
Đông Dương cũng có những biến đông. Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp để
vừa có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công
nhân Pháp. Tại đây, Người vừa hoạt động chính trị, vừa làm thuê, khi rửa ảnh, khi
vẽ thuê cho xưởng đồ mỹ nghệ, tiếp tục sống cuộc sống của những người lao động.
Cũng trong thời gian này, Người đã tham gia hoạt động Công đoàn tại xí nghiệp
quân khí, quận17 Paris,tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp, những nhận
thức của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân càng được khẳng định và sáng tỏ.


10
Năm 1919 khi gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vécxay, Nguyễn Ái
Quốc đã đòi thành lập nghiệp đoàn ở Việt Nam. Từ 1921-1923 Người tham gia
tuyên truyền cách mạng trong số hàng vạn công nhân và thủy thủ Việt Nam ở cảng
Mác xây và Lơ Havơrơ. Năm 1924, tại Đại hội III Quốc tế công hội đỏ, ở

Mátxcơva, Người đã đi sâu về những vấn đề lí luận và thực tiễn của phong trào
công nhân Việt Nam, nêu lên thực trạng bị áp bức, không có lối thoát của giai cấp
thợ thuyền dưới tác động của chính sách khai thác, bóc lột của chủ nghĩa thực dân
Pháp, đồng thời kêu gọi các tổ chức công nhân Pháp tích cực giúp đỡ họ cuộc đấu
tranh đòi lại quyền lợi cho chính mình.
Từ tháng 7-1923 đến tháng 5-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết 8 bài báo về
phong trào công nhân Đahomây, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, một mặt
nhằm ca ngợi tinh thần mạng triệt để của họ, mặt khác nhằm góp phần giải quyết
vấn đề dân tộc và giai cấp, liên hệ đấu tranh và phương pháp đấu tranh cách mạng.
Hành trình đi vòng quanh thế giới, tận mắt chứng kiến nổi khổ nhục của
những người công nhân và tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc
địa, nhất là những kiểu “khai hóa giết người” của chúng đã sớm cho Ngườ i những
cảm nhận tinh tế và sâu sắc: ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác, vô nhân đạo, ở
đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng là thù. Người nhận xét “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ
có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ
có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản” [1; tr.212].
Người cũng nhận rõ: giai cấp công nhân kể cả thuộc địa và chính quốc phải
đoàn kết để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản.
Trên đây là những khám phá mới về số phận của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, những “giống người bị bóc lột”. Nhưng điều đáng trân trọng hơn
anh Nguyễ n đã sớm phát hiện ra rằng: Họ sẽ không giải phóng được chính mình
nếu chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Bởi yếu tố bên
ngoài chỉ là chất xúc tác, còn yếu tố nội lực mới là yếu tố quyết định. Giai cấp
công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể tìm lại được địa vị thực sự của mình
khi họ biết “trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.


11
Như vậy, nhờ được rèn luyện trực tiếp trong phong trào công nhân và sự dìu

dắt của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ.Với trí tuệ sắc bén, Hồ Chí Minh đã
học hỏi và thâu hái được một cơ sở tri thức phong phú về giai cấp công nhân và
những kinh nghiệm quý báu từ phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc bị
áp bức trên toàn thế giới.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Vốn tri thức ban đầu về giai cấp công nhân mà Hồ Chí Minh đã tích lũy được
từ thực tiễn các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới thật sự là quý giá, song
đó chưa phải là điểm hẹn trong cuộc hành trành đi tìm chân lý của Hồ Chí Minh.
Phải đến khi Ngườ i bắt gặp bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lênin mớ i thự c sự tạ o ra sự chuyể n biế n về chấ t trong
nhận thức của Người về giai cấp công nhân. Từ Sơ thảo đã giúp Nguyễn Ái Quốc
phân tích một cách sâu sắc các giai cấp, lự c lượ ng cá ch mạ ng dự a trên nguyên tắ c
lịch sử cụ thể. Đặc biệt, từ đây Người đã nhìn thấy vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong sự nghiệp cách mạng. Họ chính là nạn nhân của chủ nghĩa
nghĩa thực dân, đế quốc. Họ có lợi ích đối lập trực tiếp với lợi ích của thực dân
Pháp, và là những người bị bóc lột nặng nề nhất, do vậy họ phải là lực lượng chủ
yếu của cách mạng. Từ đó, Người đã đi đến khẳng định dứt khoát:
“Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất
có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên
minh với giai cấp nông dân” [39; tr.157].
Cũng từ Sơ thảo Người đã tiếp thu quan điểm của Lênin : giai cấp công nhân ở
các nước thuộc địa phải đoàn kết với giai cấp công nhân chính quốc trong cuộc đấu
tranh giả phóng dân tộc mình, phải làm cho những người vô sản và quần chúng cần
lao của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau trong cuộc đấu tranh cách
mạng chung để lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản.
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã tiếp thu được những nội dung



12
hế t sứ c có giá trị, mang tí nh bả n lề : Công nhân là những người lao động không có
tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá
trị thặng dư; “giai cấ p vô sả n ngườ i đà o mồ chôn chủ nghĩ a tư bả n” , là giai cấp xóa
bỏ chế độ người bóc lột người, họ làm cách mạng để tự giải phóng chính mình, giải
phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc
hậu, xây dựng xã hội cộng sản văn minh. Như Ăng ghen đã từ ng nó i: Thực hiện sự
nghiệp giải phóng thế giới ấy đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại.
Tóm lại, Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa và những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với việc hình thành tư
tưởng Hồ Chí nhận Minh về giai cấp công nhân. Nó không chỉ đánh dấu bước
trưởng thành trong nhận thức lí luận cách mạng của Người mà còn tạo ra bước
chuyển mình theo hướng vô sản của cách mạng Việt Nam. Từ đó, bằng sự nổ lực
phi thường của bản thân và những người Việt Nam yêu nước, Người đã bắt tay vào
việc tổ chức, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, đem đến cho cách
mạng nước nhà một luồng sinh khí cách mạng mới theo khuynh hướng cách mạng
vô sản. Phong trào công nhân trong nước đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Đặc
biệt việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) là mốc quan trọng đánh dấu
tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân đã được xác lập trên thực tế, mở ra
một thời đại mới cho cách mạng Việt Nam – Thời đại cách mạng do giai cấp công
nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin lãnh đạo.
1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Giai cấp công nhân là
những người lao động không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho nhà
tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá tri thặng dư. Họ là những người lao động trong
nền sản xuất vật chất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa
ngày càng cao. Họ trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất nhằm tạo

ra của cải vật chất. Mác – Ăng ghen khẳ ng đị nh : “Các giai cấp khác đều suy tàn và


13
tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là
sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [5; tr.610].
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và căn cứ
vào đặc điểm cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan niệm cơ
bản về giai cấp công nhân như sau:
Thứ nhất, công nhân là lực lượng chủ chốt làm việc tại các xí nghiệp
Trung thà nh vớ i quan điể m của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng
cho rằ ng: công nhân là lự c lượ ng chủ chố t là m việ c trong các xí nghiệp, trong lĩ nh
vự c sản xuất công nghiệp , là nhữ ng ngườ i đạ i diệ n cho phương thứ c sả n xuấ t ,
phương thứ c lao độ ng.
Ngườ i viế t: “ Công nhân là lực lượng chủ chốt làm việc tại các xí nghiệp
như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v. Những công nhân thủ công nghệ, những
người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v. cũng thuộc giai cấp công
nhân” [47; tr.211].
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũ ng cho rằ ng : giai cấp công nhân Việ t Nam không
phải là con đẻ củ a nề n “ đại công nghiệp ”. Họ là sản phẩm xã hội trực tiếp của
chương trình khai thác thuộc địa “ công nghiệp cưỡng bức ” của thự c dân Pháp
trong những năm đầu thế kỷ XX. “ Chủ chốt của giai cấp ấy ” là những người bán
sức lao động “ ở các xí nghiệp như : nhà máy, hầm mỏ, xe lửa” [47; tr.211]. Hầu hết
sống tập trung ở các trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Sài Gòn…, làm việc trong một số ngành có lợi nhuận cao nhưng
phương tiện kỹ thuật lại thô sơ, lạc hậu như ngành khai thác mỏ (than, quặng…),
đồn điền cao su, cà phê và một số ngành phục vụ trực tiếp cho lợi ích của thực dân
Pháp ở Đông Dương và Việt Nam như: điện, nước, rượu bia, xay xát, dệt. Cơ sở vật
chất ấy là nền tảng để tạo nên sự gắn kết đông đảo công nhân thành một giai cấp.
Chính nó đã rèn luyện, đoàn kết và tổ chức những công nhân trong các nhà máy,

đồn điền, hầm mỏ thành một lực lượng xã hội hùng mạnh, quyết định trong lực
lượng sản xuất, có sứ mệnh lịch sử lật đổ bọn thực dân và phong kiến tay sai, xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.


14
Độc đáo hơn, Hồ Chí Minh còn xem: “Những người làm thuê ở các cửa hàng
và kể cả là những “cố nông” cũng thuộc giai cấp công nhân” [47; tr.211].
Cũng dễ lí giải, bởi và o nhữ ng năm 20 của thập kỷ XX , tuyệt đại đa số giai
cấp công nhân nướ c ta đều thoát thai từ đồ ng ruộ ng , từ nhữ ng nông dân bị phá sản
do hậu quả áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Đây
là đặc điểm khách quan để thấy rõ giai cấp công nhân Việt Nam từ cội nguồn đã có
quan hệ gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân và các giai cấp khác trong xã hội.
Tuy nhiên, Người chỉ rõ trong số đó chỉ có “ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại
biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân” [47; tr.212].
Thứ hai, công nhân là nhữ ng ngườ i lao độ ng không có tư liệ u sản xuất, phải bán
sứ c lao độ ng mà kiế m số ng
Theo Hồ Chí Minh : “ Tất cả nhữ ng người lao động không có tư liệu sản xuất,
phải bán sức lao động mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ
hay trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công
nhân”[47; tr.211- 212].
Với chính sách vơ vét tài nguyên ở thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho
giai cấp công nhân nước ta ngày càng cực khổ. Người công nhân Việt Nam vừa là
nô lệ làm thuê, vừa là người dân mất nước. Một ngày họ phải làm việc từ 12-14 giờ,
có khi làm tới 15-16 giờ và được trả lương với giá rẻ mạt. Những năm 1925- 1927,
trong tác phẩm Đường Kách mệnh và các bài báo in trên tờ báo Thanh niên Người
đã chỉ rõ: Giai cấp vô sản ở Đông Dương bị hai lần bóc lột, họ “tay không chân rồi”
đúng theo nghĩa vô sản. Bởi vậy, nếu họ có thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu
được thì được cả thế giới.
Thứ ba, đặc tính cách mạng giai cấp công nhân là kiên quyết, triệt để, tập thể,

có tổ chức, có kỷ luật
Tháng 2 năm 1960, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, nhìn lại
chặng đường lịch sử đã qua, Hồ Chí Minh viết “ Vì sao công nhân là giai cấp lãnh
đạo cách mạng ”, Người khẳng định: “ đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân
là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật ” [47; tr.212].


15
Bởi vì, họ là “ giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh vác trách nhiệm
to lớn là đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng xã hội mới, giai cấp công
nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác –
Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp
khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân
đều giữ vai trò lãnh đạo” [10; tr.9].
Đánh giá trên của Hồ Chủ Tịch không phải là sự tổng kết lí luận mà là sự tổng
kết thực tiễn lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất nhưng đầy vẻ vang của giai cấp
công nhân Việt Nam.
Người quan niệm rằng: Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ tạo điều
kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân mang đặc tính cách mạng: kiên quyết, triệt để,
tập thể, có tổ chức, có kỷ luật mà còn tạo khả năng cho họ làm việc đó. Những
phẩm chất ấy chỉ có giá trị đích thực, thành nhân cách và bản lĩnh của giai cấp công
nhân thông qua quá trình đấu tranh cách mạng.
Người còn khẳng định: Việc lãnh đạo được cách mạng hay không, không
phụ thuộc vào số lượng giai cấp công nhân nhiều hay ít, mà do đặc tính cách
mạng. Người chỉ rõ: “ Có người nói: Giai cấp công nhân Việt Nam số người còn
ít, không lãnh đạo được cách mạng. Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được cách
mạng hay không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số lượng nhiều
hay ít của giai cấp” [47; tr.212].
Bởi theo Người: “Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác – Lênin”. Chính
C.Mác, Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin là những nhà khoa học và cách mạng

thiên tài đã tìm ra và cung cấp lý luận khoa học ấy cho giai cấp công nhân, biến giai
cấp công nhân từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó”, mà cái mốc đánh dấu là sự
ra đời của Đảng Cộng sản “trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng của theo
chủ nghĩa Mác – Lênin là Đảng Lao động Việt Nam” [47; tr.212].
Như vậy, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên khẳng định chỉ có giai cấp
công nhân là giai cấp dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn gan góc, đương đầu với
bọn đế quốc, thực dân. Công lao to lớn của Người là ở chỗ: Đã đưa giai cấp công


16
nhân từ chỗ không được ghi tên trong danh sách “ mười hạng người đồng tâm cứu
nước ”, đã trở thành một lực lượng cơ bản, lãnh đạo cách mạng, cùng với giai cấp
nông dân trở thành đội quân chủ lực của cách mạng. Người đã nỗ lực hết mình để
sớm trao vũ khí sắc bén nhất của thời đại là tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
giúp giai cấp công nhân đảm đương được sứ mệnh lịch sử to lớn của mình.
Thứ tư, giai cấp công nhân là động lực của cách mạng
Cùng với giai cấp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản, Hồ Chí Minh xem giai
cấp công nhân như là động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh
hướng tiến bộ, có gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân, chịu áp bức bởi thực
dân Pháp và tư sản, chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản đang
phát triển. Theo Người: “Cách mạng tức là giai cấp tiến bộ đánh đổ giai cấp
phản tiến bộ. Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là động lực cách
mạng. Theo tính chất cách mạng của mỗi nước mà quyết định động lực cách
mạng bao gồm những giai cấp nào. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân
chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm những giai cấp: công nhân, nông dân,
tiểu tư sản” [47; tr.211].
Hồ Chí Minh đã luận giải rằng: Vì bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột
tàn tệ, cho nên giai cấp công, nông, tiểu tư sản nhiệt liệt mong muốn đánh đổ
chúng. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã gọi chung
“công – nông là chủ, là gốc của cách mạng”, họ cùng với nông dân trở thành

“đội quân chủ lực” của cách mạng. Hay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, Người tiếp tục khẳng định: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô
sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản cầm quyền lãnh
đạo thì cách mạng mới lãnh đạo được” [44; tr.68].
Thứ năm, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đến thắng lợi cuối cng
Đây không chỉ là khát vọng, là hoài bão lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh, là
trách nhiệm của mỗi người Việt Nam mà còn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
giai cấp vô sản và cũng chỉ có giai cấp vô sản mới có đủ khả năng hoàn thành sự
nghiệp vẻ vang đó. Ngay từ buổi đầu đầu tiếp thu học thuyết Mác - Lênin, Người đã


17
nêu rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời phê phán
những quan điểm sai trái như không thấy rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Người khẳng định dứt khoát rằng:
“ Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất
có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên
minh với giai cấp nông dân” [41; tr.157].
Từ đầ u nhữ ng năm 20 của thế kỷ XX , khi biế t tin 600 thợ nhuộ m Chợ Lớ n
quyế t đị nh bã i công, Ngườ i đã coi đó là dấu hiệu chứng tỏ ở nước ta “ giai cấ p công
nhân bắ t đầ u giá c ngộ về lự c lượ ng và giá trị củ a mì nh” [42; tr.114]. Nguyễ n Á i
Quố c xem đây là “dấ u hiệ u củ a thờ i đạ i” . Ngườ i tin tưở ng rằ ng cù ng vớ i toà n thể
dân tộ c ta , giai cấ p công nhân Việ t Nam sẽ hoàn thà nh sứ mệ nh đà o mồ chôn chủ
nghĩa đế quốc - thự c dân tại Việt Nam . Nguyễn Ái Quốc đã dự bá o và luậ n giả i
chính xác rằ ng: “Việ c đã tạ o ra mộ t giai cấ p vô sả n và dạ y cho ngườ i An Nam biế t
sử dụ ng súng ống là một bằn g cớ chứ ng tỏ chủ nghĩ a đế quố c tự đà o hố để chôn
mình” [42; tr.361].
Năm 1921 Ngườ i đã phân tí ch rằ ng : sự á p bứ c củ a bọ n đế quố c , thự c dân sẽ
thúc đẩy và buộc nhân dân các thuộc địa và nhân dân Việt Nam , trong đó có g iai

cấ p công nhân nổ i dậ y già nh quyề n số ng. Sự bó c lộ t tà n bạ o ấ y không thể là m tê liệ t
sứ c số ng củ a giai cấ p công nhân, trái lại càng nhân lên gấ p bộ i khá t vọ ng đấ u tranh ,
khát vọng giải phóng của họ . Ngườ i cò n nhậ n thấ y đằng sau thân hì nh gầ y cò m xơ
xác của những ngườ i thợ cò n chấ t chứ a, ẩn náu cả một sức mạnh lấp biển vá trời và
mộ t trí tuệ lớ n lao . Ngườ i viế t : “ Đằ ng sau sự phụ c tù ng tiêu cự c , ngườ i Đông
Dương giấ u mộ t cá i gì đang sụ c sôi, đang gà o thé t và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm
khi thờ i cơ đế n” [41; tr.28].
Như vậy, thiên tài của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ: Người đã phân tích đúng tình
hình cách mạng và sự tương quan lực lượng trong xã hội Việt Nam những năm đầu
thế kỷ XX. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến, hơn 90% dân số là nông dân, số
lượng giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, lại chưa phải là sản phẩm trực
tiếp của nền đại công nghiệp nhưng xét trong toàn bộ cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước


18
ta lúc bấy giờ thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có đủ những tiêu chí lãnh đạo
cách mạng, là giai cấp nòng cốt (cùng với anh em của mình là nông dân) luôn luôn đi
đầu trong đấu tranh thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Thứ sáu, để hoàn thành sứ mệnh sử của mình, giai cấp công nhân phải có
Đảng cách mạng chân chính dẫn đường
Ngọn lửa cách mạng vô sản đã được nhen nhóm, nhưng để ngọn lửa ấy đủ
sức thiêu cháy cả chế độ thuộc địa nửa phong kiến tàn bạo thì giai cấp công nhân
phải được Đảng tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục giác ngộ,
giáo dục, rèn luyện và tổ chức. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam vào đầu năm 1930 (3/2/1930). Đây là cái mốc đánh dấu bước phát triển của
giai cấp công nhân Việt Nam, nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đồng thời đã mở đầu cho một thời đại mới, thời
đại cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng
Mác- Lênin lãnh đạo.

Hồ Chí Minh quan niệm rằng: Sứ mệnh lớn lao của Đảng cũng chính là sứ
mệnh của giai cấp vô sản Việt Nam. Lập trường của giai cấp công nhân cũng chính
là lập trường của Đảng. Thông qua chính Đảng của mình, giai cấp công nhân đề ra
đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp và hình thức cách mạng đúng đắn, từ
đó lôi cuốn, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động (nòng cốt là liên
minh công nhân - nông dân- trí thức) cùng làm cách mạng.
Trong Chương trình tóm tắt của Đảng, Người chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong
của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ
năng lực lãnh đạo quần chúng”. và “không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của
giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác” [43; tr. 4].
Sách lược cách mạng của Đảng, Người tiếp tục nhấn mạnh: “ Đảng là đội tiên
phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng” [43; tr. 3].



19
Thứ bảy, giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với giai cấp
công nhân quốc tế
Hồ Chí Minh cho rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ có mối quan
hệ mật thiết với giai cấp nông dân và các giai tầng khác trong xã hội mà còn có mối
quan hệ khăng khít với giai cấp công nhân quốc tế, đặc biệt là công nhân Pháp,
Trung Quốc, Ấn Độ. Người đã phân tích rằng: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế
giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa
gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa” [41;tr.273-274].
Giai cấp công nhân phải tự mình dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết
nhân dân trong nước, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc thống trị đất nước mình và “trong
khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ
giải phóng hoàn toàn” [41; tr.36]. Trên tinh thần đó thắng lợi của cách mạng giải

phóng dân tộc Việt Nam là điều kiện giải phóng giai cấp vô sản Việt Nam, đồng
thời cũng góp phần vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng vô sản thế giới.
Tóm lại, quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân là kết quả tác
động sự tổng hợp, hòa quyện bởi nhiều yếu tố: vai trò,vị trí, sứ mệnh lịch sử,đặc
tính cách mạng và mối quan hệ mật thiết giữa giai cấp công nhân với các giai tầng
khác trong xã hội, cũng như giai cấp vô sản quốc tế. Người đã vậ n dụ ng sá ng tạ o
nhữ ng quan điể m cơ bả n củ a chủ nghĩ a Má c –Lênin vàò điều kiện cụ thể của nước
ta, đồ ng thờ i góp phần bổ sung và phát triển lí luận Mác – Lênin về giai cấp công
nhân ở một nước thuộc địa đang đấu tranh giành độc lập như Việt Nam.
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thờ i kỳ
cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đi lên chủ nghĩ a xã hội là một tất yếu lịch sử. Đưa đấ t nướ c tiế n dầ n lên theo
con đườ ng xã hộ i chủ nghĩ a cũng là mục đích và lý tưởng cao đẹp của Hồ Chủ tịch .
Song trên con đườ ng tiế n tớ i mụ c tiêu , Ngườ i đã chỉ rõ : “Cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa là mộ t cuộ c biế n đổ i khó khăn nhấ t và sâu sắ c nhấ t . Chúng ta phải xây
dự ng mộ t xã hộ i hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc . Chúng


20
ta phả i thay đổ i triệ t để nhữ ng nế p số ng, thói quen ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ
sâu xa hàng nghìn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ , xóa bỏ giai cấp
bóc lột, xây dự ng quan hệ sả n xuấ t mớ i không có bó c lộ t , áp bức. Muố n thế chú ng
ta phả i dầ n dầ n biế n nướ c ta từ mộ t nướ c nông nghiệ p lạ c hậ u thà nh mộ t nướ c công
nghiệ p” [47; tr.784].
Người nêu câu hỏ i : “Ai là người xây dựng chủ nghĩa xã hội?” “Nói
chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí
thức cách mạng Nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là
công nhân” [52; tr.565].
Vì vậy, từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đến khi cả nước tiến hành xây dựng chế độ mới

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác giáo dục, xây dựng và phát triển giai
cấp công nhân. Có thể khái quát một số quan điể m cơ bản của Người về xây
dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa như sau:
Mộ t là , công nhân phải đi tiên phong trên mặt trận kinh tế
Hồ Chí Minh cho rằ ng: Vớ i tư cá ch là giai cấ p lã nh đạ o đấ t nướ c, là người làm
chủ đất nước, làm chủ xã hội và cuộc sống, giai cấ p công nhân phải thể hiện vai trò,
sứ mệ nh củ a mì nh bằ ng sứ c mạ nh kinh tế , bằ ng nhữ ng hoạt độ ng kinh tế có hiệ u
quả. Muố n vậ y, giai cấ p công nhân phải đi đầu trong phong trào thi đua sả n xuấ t và
thự c hà nh tiế t kiệ m để xây dựng cuộc sống ấm no , hạnh phúc và góp phần đắc lực
vào cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Bác xuống thăm anh em cá n bộ , công nhân ở
vùng Mỏ Quảng Ninh và nhắ c nhở : “ Còn nhiều anh chị em chưa hiểu mình là chủ
nên chưa biế t tiế c củ a mì nh, không biế t tôn trọ ng củ a Nhà nướ c tứ c là củ a mì nh. Tôi
chỉ nêu một vài ví dụ: Ngay số xe do công nhân cá c nướ c hi sinh phấ n đấ u là m ra để
cho anh em chú ng ta dù ng nhưng giao cho cá c ông chủ , bà chủ quản lý các xe đó thì
hỏng đến 80, 90 % các cô chú có đau lòng không ? Còn các lãng phí khác như than
vương vãi và đất đá lẫn nhiều .Về kỷ luậ t lao độ ng thì lỏ ng lẻ o , không có mộ t nướ c
nào mà 15% công nhân vắ ng mặ t trong cá c buổ i là m . Hay có ngườ i đang là m thì bỏ


21
đi ngủ , thái độ như thế không p hải là người làm chủ , công nhân và cá n bộ ta phả i
biế t đấ u tranh chố ng thó i xấ u ấ y ” [48; tr.510].
Cuộc đời của Bác Hồ không chỉ dành riêng tâm trí cho những chiến lược to
lớn của đất nước mà Người luôn quan tâm đến việc sản xuất, đến cuộc sống thường
ngày của công nhân lao động. Đến đâu Bác cũng quan tâm đến phong trào thi đua,
tám giờ vàng ngọc, quan tâm đến kết quả sản xuất.
Đến thăm Nhà máy Dệt Nam Định ngày 24/4/1957, Bác nói: “ Bác phê
bình thêm một điểm nữa: Nhà máy đang có hiện tượng tham ô lãng phí, mà
nhất là lãng phí. Như vậy thiệt cho ai? Thiệt cho công nhân, thiệt cho Nhà

nước, thiệt cho nhân dân. Nếu chỉ giám đốc và cán bộ chống tham ô lãng phí,
có làm nổi không? Phải có công nhân cùng làm. Các cô, các chú phải khắc
phục, vì tham ô, lãng phí là có tội với nhân dân, với Nhà nước. Tất cả cùng
chống tham ô, lãng phí thì sẽ hết được”. [48; tr.339].
Trong những lần đi thăm vùng mỏ Bác Hồ cũng nhắc nhở: “ Than và điện rất
cần cho công nghiệp và nông nghiệp. Thiết kế phải làm cho chắc cho kỹ. Tránh làm
ẩu rồi chữa đi chữa lại, vừa lãng phí sức người sức của, vừa không tốt cho sản xuất.
Phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu. Phải giữ gìn tốt máy móc vì đó là mồ hôi, máu
mủ của nhân dân ta mà ra”. [48; tr.511].
Ngày 15 tháng 9 năm 1958, khi lên thăm hỏ i và nó i chuyệ n thân mậ t vớ i cá n
bộ , công nhân mỏ thiế c Tĩ nh Tú c (Cao Bằ ng), Bác đã đặt câu hỏi:“ Là giai cấ p công
nhân, là giai cấp lãnh đạo thì phải làm gì ?”. Bác nhấn mạnh :“ Lã nh đạ o phả i đi
trướ c, phải gương mẫ u sả n xuấ t và tiế t kiệ m mớ i là lã nh đạ o” “ là công nhân là m
chủ xí nghiệp, muố n là m chủ phả i là m thế nà o ? Làm chủ là phải cố gắng làm việc
chứ không phả i là m chủ chỉ ăn no ngủ say” [39; tr.40]. Vì thế, Ngườ i cho rằ ng giai
cấ p công nhân cầ n phả i tự kiể m điể m và tự thứ c tỉ nh chí nh bả n thân mì nh , tự “phủ
đị nh” mì nh để “hồ i sinh” trở lạ i . Có như vậy mới có thể phát huy hết sức mạnh
trong lự c lượ ng to lớ n nà y trong buổ i đầ u xây dựng chế độ mới.
Ngày 24 tháng 2 năm 1959, Ngườ i đế n thăm công trườ ng xây dự ng nhà
máy xà phòng – cao su – thuố c lá tạ i Hà Nộ i , Bác ân cần nhắc nhở anh em cán

×