Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu thu nhập của giảng viên trường đại học kiến trúc hà nội trong điều kiện tự chủ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.46 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ THU NHẬP CỦA GIẢNG
VIÊN.............................................................................................................................Erro
r! Bookmark not defined.
1.1 Một số vấn đề về trƣờng công lập ......................................................................7
1.1.1 Khái niệm về trường công lập .....................................................................7
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của trường công lập .................................................7
1.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các trƣờng đại học công lập .........................10
1.2.1 Tự chủ trong các trường đại học công lập...................................................10
1.2.2 Tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học công lập..............................13
1.3 Thu nhập của ngƣời lao động .............................................................................15
1.3.1 Quan niệm về thu nhập................................................................................15
1.3.2 Các yếu tố cấu thành thu nhập.....................................................................16
1.3.3 Thu nhập của Giảng viên đại học ................................................................21
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của Giảng viên đại học......................24
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ..............................................................................29
2.1 Khái quát về Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội...............................................29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...............................................................29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường................................................30
2.2 Một số đặc điểm ảnh hƣởng đến thu nhập của giảng viên nhà Trƣờng.....38
2.2.1 Nhân sự........................................................................................................38
2.2.2 Công tác đào tạo ..........................................................................................41


2.2.3 Công tác Nghiên cứu khoa học....................................................................45
2.2.4 Tổ chức tài chính .........................................................................................47
2.2.5 Cơ sở vật chất ..............................................................................................54
2.3 Tình hình thu nhập của giảng viên tại Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội ....57
2.3.1 Tiền lương và các khoản phụ cấp của giảng viên........................................57
2.3.2 Thu nhập tăng thêm .....................................................................................59


2.3.3 Thu nhập từ Nghiên cứu khoa học ..............................................................62
2.3.4 Thu nhập khác..............................................................................................63
2.3.5 Tổng hợp thu nhập của giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.......66
2.4 Đánh giá mức độ hài lòng về thu nhập của giảng viên Trƣờng Đại học
Kiến trúc Hà Nội .........................................................................................................67
2.5 Đánh giá về thu nhập của giảng viên Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội........70
2.5.1 Thành công ..................................................................................................70
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................71
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP CHO GIẢNG VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ ....75
3.1 Quan điểm phát triển của Nhà trƣờng ..............................................................75
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thu nhập cho giảng viên của
trƣờng........76
3.2.1 Giải pháp đối với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội..................................76
3.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước..............................................87
KẾT LUẬN ..................................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 NSNN Ngân sách Nhà nước

2 NCKH Nghiên cứu khoa học
3 NLĐ Người lao động
4 GV Giảng viên
5 ĐH KTHN Đại học Kiến trúc Hà Nội

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu theo trình độ chun mơn của Giảng viên Trường ĐH
KTHN giai đoạn 2012- 2017 .......................................................38
Bảng 2.2 Cơ cấu theo độ tuổi của Giảng viên Trường ĐH KTHN giai đoạn
2012- 2017 ...................................................................................39
Bảng 2.3 Cơ cấu theo giới tính của Giảng viên Trường ĐH KTHN giai
đoạn 2012- 2017...........................................................................40
Bảng 2.4 Số lượng giảng viên và sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội giai đoạn 2012 đến năm 2017 ...............................................41
Bảng 2.5 Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của trường ĐH KTHN giai
đoạn năm 2012 đến năm 2016 .....................................................46


Bảng 2.6 Mức độ tự chủ tài chính của Trường ĐH KTHN giai đoạn 2012- 2016 ..48
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn thu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội giai đoạn
2012-2016 ....................................................................................51
Bảng 2.8. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên Trường Đại học Kiến trúc Hà
nội giai đoạn 2012-2016 ..............................................................53
Bảng 2.9. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập Trường
ĐH KTHN ...................................................................................54
Bảng 2.10 Đơn giá giờ giảng vượt định mức ................................................58
Bảng 2.11 Khối lượng vượt giờ của Giảng viên Trường ĐHKTHN giai đoạn
2012-2016 ....................................................................................59
Bảng 2.12 Tổng thu nhập tăng thêm của Giảng viên Trường ĐHKTHN giai

đoạn 2012-2016............................................................................62
Bảng 2.13 Tình hình kinh phí các cấp dành cho NCKH của giảng viên
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ...............................................63
Bảng 2.14 Mức hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng ngoại ngữ cho Giảng viên giai
đoạn 2012 - 2016..........................................................................64
Bảng 2.15 Tình hình chi hỗ trợ Giảng viên nâng cao trình độ chun mơn và
trình độ ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016......................................64
Bảng 2.16 Khốn cước phí sử dụng điện thoại hàng tháng giai đoạn 2012- 2016.66
Bảng 2.17 Tổng hợp thu nhập bình quân của giảng viên Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội giai đoạn 2012-2016........................................66
Bảng 2.18 Tổng hợp kết quả khảo sát nghiên cứu thu nhập của giảng viên
Trường Đại học Kiến trúc Hà nội trong điều kiện tự chủ............68
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ sinh viên/ Giảng viên giai đoạn 2012 - 2017.......................42
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội 31
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức các Phịng ban .......................................................77
i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
“Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tự chủ tại các đơn vị sự
nghiệp cơng lập nói chung và tự chủ Đại học nói riêng là xu thế tất yếu của xã
hội phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển đổi hiện nay, thu nhập của khu
vực các trường Đại học công lập mà đội ngũ giảng viên là chủ chốt vẫn còn chưa
bắt kịp cơ chế thị trường, phụ thuộc rất lớn vào Nhà nước và chưa tạo được động
lực. Chính vì vậy, việc tăng thu nhập cho giảng viên là một bài toán lớn liên
quan đến khả năng và nguồn lực tài chính của Nhà trường.”


“Tài chính cho giáo dục đại học có thể được hình thành từ nhiều nguồn, gồm

cả ngân sách Nhà nước và tư nhân. Cùng với sự phát triển cả về chất lượng đào
đạo cũng như quy mô đào tạo tại các trường Đại học thì áp lực về tài chính càng
tăng và đòi hỏi hơn nữa về hiệu quả quản lý tài chính. Trong điều kiện tự chủ, các
trường Đại học hồn tồn có thể giải quyết được bài tốn thu nhập cho người lao
động, giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước. Một trong những khía cạnh quan
trọng của quản lý tài chính lúc này là việc xác định thu nhập của giảng viên. Đây
là đối tượng lao động đóng vai trị chủ chốt có quyết định đến chất lượng đào tạo,
do đó, quyết định đến sự phát triển của đơn vị. Việc xây dựng các chỉ số và định
mức tài chính trên nguyên tắc chi trả theo năng lực và hiệu quả công tác trong xác
định thu nhập cho người lao động nói chung và giảng viên nói riêng đóng vai trị
quan trọng nhằm thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao.”
“Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu
đang nằm trong lộ trình tiến tới tự chủ hoàn toàn vào năm 2020. Hiện nay, Nhà
trường đã tiến hành tự chủ một phần, tuy nhiên trong quá trình tiến tới tự chủ
Nhà trường cũng gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định trong vấn đề xác định
và cải thiện thu nhập cho giảng viên- đối tượng lao động chủ chốt. Xuất phát từ
thực tiễn trên, việc nghiên cứu thu nhập của giảng viên tại trường” Đại học Kiến
trúc Hà Nội trong điều kiện tự chủ là một địi hỏi cấp thiết. Đây chính là lý do
ii
tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu thu nhập của giảng viên Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội trong điều kiện tự chủ" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở lý thuyết về thu nhập của
người lao động, những quy định đặc thù trong công tác tiền lương của đối tượng
giảng viên trường đại học và điều kiện tiến tới tự chủ của các trường đại học
hiện nay và phân tích thực trạng thu nhập của giảng viên Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội hiện nay, tác giả xác định thành công, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng thu nhập của đối tượng giảng viên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải
thiện mức thu nhập của giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong điều
kiện tự chủ.
“Để thực hiện mục tiêu trên tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thu

nhập của người lao động nói chung và các quy định đặc thù về tiền lương của
giảng viên các trường đại học cơng lập. Phân tích thực trạng thu nhập của giảng
viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân của thực trạng cũng như những điều kiện và các nhân tố ảnh
hưởng đến mức thu nhập của giảng viên. Tiếp đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
cải thiện mức thu nhập của giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong


điều kiện tự chủ. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thu nhập của giảng
viên dựa trên các yếu tố cấu thành thu nhập, với dữ liệu được thu thập và nghiên
cứu từ năm 2012 đến hết tháng 5 năm 2017 bằng các phương pháp thu thập
thông tin thứ cấp, phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Tất cả các
thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích. Cơng cụ tổng hợp, phân
tích là Microsoft Excel.”
- Ý nghĩa luận văn: Tác giả đã đi sâu phân tích về thực trạng thu nhập giảng
viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trên cơ sở các ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân tác giả mong muốn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp Ban lãnh
đạo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có thể cải thiện mức thu nhập cho giảng
viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong điều kiện tự chủ.
iii
Kế cấu luận văn gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của trường đại học công lập trong điều
kiện tự chủ và thu nhập của giảng viên
Chƣơng 2: Thực trạng thu nhập của giảng viên tại Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp cải thiện thu nhập cho giảng viên Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội trong điều kiện tự chủ.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ THU NHẬP CỦA
GIẢNG VIÊN

“Trường công lập là các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của hệ thống giáo dục
quốc gia, thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do nhà nước thành lập và thực hiện
quản lý vận hành và vì thế có lợi thế về uy tín, quy mơ lớn và tính ổn định cao.
Phần lớn các trường công lập được coi là cơ sở để nhà nước thực hiện các chiến
lược phát triển giáo dục và đào tạo quốc gia, định hướng thay đổi cơ cấu kinh tế
và nghề nghiệp… hơn là vì mục tiêu lợi nhuận.”
“Tùy theo điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, văn hóa và lịch sử mà
mỗi nước có định hướng phát triển loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo khác
nhau. Ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập chiếm tỷ trọng lớn và
có vai trị quyết định đối với nền giáo dục và đào tạo của đất nước.”
“Trường cơng lập có các hoạt động cơ bản sau: Công tác tuyển sinh và
quản lý người học, tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục & đào tạo, xây dựng
và phát triển chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng
tài sản, các nguồn lực tài chính được NSNN cấp.”
Khái niệm “tự chủ” có thể hiểu là tự mình có quyền và có thể kiểm sốt


được mọi hoạt động của mình. “Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước
ta, cũng như mọi doanh nghiệp khác, giáo dục và đào tạo tại các trường đại học
cũng tuân theo cơ chế của các quy luật thị trường, nổi bật như quy luật cung cầu
iv
hay quy luật giá trị... Hoạt động đào tạo của các trường đại học không chỉ nhằm
đáp ứng được nhu cầu nhân lực của khu vực Nhà nước mà còn phải đáp ứng nhu
cầu của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân cũng như đáp ứng
được nhu cầu học tập của người dân. Để thực hiện được mục tiêu đó, các trường
đại học phải được giao quyền tự chủ trong công tác đào tạo.”
“Luật Giáo dục Việt Nam quy định, các trường đại học được giao quyền tự
chủ trong các lĩnh vực sau: Xây dựng chương trình đào tạo, bao gồm: giáo trình
và kế hoạch giảng dạy; Tổ chức tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp; Tổ
chức bộ máy; Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực và Hợp tác trong nước và

ngoài nước.”
“Khái niệm thu nhập rộng hơn khái niệm tiền lương, cơ cấu của nó bao
gồm: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của người lao
động do tham gia vào kết quả sản xuất kinh doanh hoặc do đầu tư vốn tạo ra”
(Nguyễn Tiệp, Giáo trình Tiền lương- Tiền công, Nhà xuất bản Lao động – Xã
hội, 2010).
Như vậy, tiền lương và thu nhập là hai khái niệm khác nhau, mặc dù
thường bị hiểu nhầm là một. Đây là những khái niệm khác nhau nhưng lại bổ
sung gắn kết cho nhau. Trong thu nhập có một phần là tiền lương, và tiền lương
chính là một phần của thu nhập. Ta có:
Thu nhập = Tiền Lương + M
M có thể hiểu là những loại hình thu nhập khác ngồi lương.
Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau
về thu nhập.
Theo nghĩa rộng: Thu nhập của người lao động là toàn bộ mọi khoản tiền
hoặc hiện vật mà người lao động nhận được, có tồn quyền quyết định chúng.
Theo nghĩa hẹp: Thu nhập của người lao động trong một doanh nghiệp là
toàn bộ những khoản tiền do hoạt động lao động trong doanh nghiệp của người
đó mang lại.
Do vậy, khái niệm thu nhập của giảng viên đại học cơng lập có thể hiểu là
tồn bộ các khoản tiền mà các giảng viên nhận được từ Nhà trường. Đó có thể là
v
các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có nguồn từ NSNN và cả các khoản thu
nhập tăng thêm, thu nhập khác được lấy từ kết quả hoạt động của đơn vị.


“Tác giả chỉ ra các yếu tố cấu thành thu nhập bao gồm tiền lương và các
khoản phụ cấp theo lương, thu nhập khác. Đồng thời cũng chỉ ra được các quy
định đặc thù trong công tác tiền lương của đối tượng giảng viên trường đại học
cơng lập. Ngồi các khoản lương ngạch bậc, thu nhập tăng thêm, thưởng Lễ

Tết… theo quy định của luật viên chức cịn có các khoản như tiền lương vượt
giờ, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp ưu đãi nghề giáo.”
Tác giả cũng đưa ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của
giảng viên đại học trong điều kiện tự chủ, bao gồm:
 Các nhân tố bên ngoài Nhà trường:
- Các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước về lao động tiền lương;
- Thị trường lao động.
 Các nhân tố bên trong Nhà trường:
- Mức độ tự chủ của Nhà trường;
- Quan điểm trả lương của Ban giám hiệu;
- Đặc điểm ngành nghề đào tạo của Nhà trường
- Quy mơ đào tạo, năng lực uy tín của Nhà trường.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA GIẢNG VIÊN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Tác giả đã giới thiệu chung về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhằm
làm rõ thêm về quá trình hình thành và phát triển đơn vị; chỉ ra một số đặc điểm
kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới mức thu nhập của giảng viên Nhà trường như:
Đặc điểm về nhân sự; về công tác đào tạo; về cơng tác NCKH; tổ chức tài chính
và về cơ sở vật chất.
“Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng mức thu nhập của giảng viên
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố cấu
thành thu nhập của giảng viên bao gồm:
 Tiền lương và các khoản phụ cấp của giảng viên:
vi
- Tiền lương và phụ cấp theo lương;”
- Lương vượt giờ.
 Thu nhập tăng thêm
 Thu nhập từ NCKH
 Thu nhập khác
Tác giả đã tổng hợp và đưa ra đánh giá chung về mức thu nhập bình quân đầu

người của giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và đồng thời cũng tiến hành
khảo sát mức độ hài lòng về thu nhập đối với một số giảng viên trong Trường. Từ đó,
tác giả đã chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân.


Thành công:
Với quan điểm luôn mong muốn cải thiện, nâng cao thu nhập cho người
lao động cũng như giảng viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đạt được
một số thành tựu sau:
Một là:Tổng thu nhập của giảng viên qua các năm đều tăng
Mặc dù mức lương cơ sở của Nhà nước quy định có sự điều chỉnh tăng lên là
một khó khăn, thách thức lớn cho Nhà trường trong cân đối quỹ lương. Tuy nhiên,
Lãnh đạo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã luôn quan tâm và chú trọng cải thiện
thu nhập cho giảng viên không chỉ ở mức theo quy định mà các khoản ngoài lương
như thu nhập tăng thêm, thưởng các dịp lễ tết, … cũng liên tục được tăng qua các năm.
Hai là, Nhà trường đã bắt đầu có cơ chế đánh giá thu nhập theo hiệu quả
công việc
Việc ban hành quy chế lao động, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc
hàng tháng và bình xét thi đua hàng quý đã được Nhà trường áp dụng bắt đầu từ
năm 2015. Mặc dù chỉ mới dừng lại ở cách tính thu nhập tăng thêm song đây
cũng là một cố gắng đáng ghi nhận trong công cuộc nỗ lực cải thiện thu nhập
cho cán bộ giảng viên của Lãnh đạo Trường.
Hạn chế và nguyên nhân
“Mặc dù Ban Giám hiệu Nhà trường đã luôn quan tâm và đề cao công tác
cải thiện thu nhập cho người lao động nói chung và giảng viên nói riêng; và cũng
vii
đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại
một số hạn chế sau:
Một là, Thu nhập của giảng viên vẫn chưa bắt kịp mức thu nhập của khối các
trường ngồi cơng lập cũng như lao động trên thị trường. Một trong những nguyên

nhân chủ yếu của hạn chế này là do năng lực tài chính của đơn vị cịn nhiều khó khăn.”
Hai là, vấn đề phân phối thu nhập của Nhà Trường cịn mang tính chất
cào bằng.
Ba là, Nhà trường vẫn chưa có cơ chế trả lương theo năng lực.
Bốn là, số lượng lao động gián tiếp tại các phòng ban chiếm tỷ lệ lớn, cơ
cấu bộ máy quản lý tại các phòng ban cồng kềnh nhiều chức danh.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP CHO GIẢNG
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN
TỰ CHỦ
“Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những thành cơng, hạn chế tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thu nhập cho giảng viên Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội như sau:


 Giải pháp đối với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội:
Một là, Thực hiện tinh giản biên chế và hồn thiện cơ cấu tổ chức các
Phịng ban nghiệp vụ: Hiện nay Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang có tỷ lệ
lao động gián tiếp cao, số lượng lao động gián tiếp nhiều. Đây là một trở ngại
lớn đối với việc nâng cao tiền lương thu nhập cho đội ngũ giảng viên, lực lượng
lao động chính trong Nhà trường. Cùng với sự phát triển và hỗ trợ của khoa học
kỹ thuật, một số phịng ban, bộ phận có thể thực hiện giản biên chế; Cơ cấu tổ
chức của các phòng ban còn rườm rà, nhiều chức danh, tỷ lệ cán bộ quản lý/
nhân viên cao. Do đó, Nhà trường cần đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của các bộ
phận, có quy định rõ ràng đối với tỷ lệ cán bộ quản lý/ nhân viên, xét từng vị trí
có thể bố trí cán bộ quản lý ngồi cơng tác quản lý có thể trực tiếp tham gia thực
hiện chuyên môn.”
viii
Hai là, Thực hiện các biện pháp nhằm đa dạng nguồn thu:
- Tăng cường công tác tuyển sinh;
- Tăng nguồn thu từ NCKH;

- Tăng nguồn thu từ các lớp đào tạo chứng chỉ ngắn hạn;
- Tăng cường hoạt động liên kết đào;
- Tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung cứng dịch vụ;
- Gắn hoạt động giảng dạy của Nhà trường với hoạt động chuyên môn ở
doanh nghiệp;
- Nâng cấp phần mềm hỗ trợ đào tạo;
Ba là, Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý.
Bốn là, Đưa yếu tố đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của giảng viên
vào việc chi trả thu nhập tăng thêm.
 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Một là, Giao quyền tự chủ thực sự cho các trường đại học công lập;
Hai là, Nhà nước cần sớm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây
dựng đội ngũ cán bộ giảng viên.



×