Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài giảng huygia văn 6 tuần 24 CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 7 trang )

Ngày soạn:
27/12/2010
Ngày dạy: 30/12/2010
Tiết 75 Tiếng việt PHÓ TỪ
I. Mức độ cần đạt:
- Nắm được đặc điểm của phó từ .
- Nắm được các loại phó từ .
II Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khi quátcủa phó từ .
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ) .
- Các loại phó từ .
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản .
- Phân biệt các loại phó từ .
- Sử dụng phó từ để đặt câu .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III.Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu , bài giảng...
2 Học sinh: Bảng nhóm. Bài soạn....
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ :Không kiểm tra.
3 Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Phó từ là gì ?
GV cho HS đọc ví dụ SGK.
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
* Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
- Tính từ và động từ


*Xác định cụm tính từ và cụm động từ trong 2 ví dụ
trên ?
* Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
* Đứng trước hoặc sau từ trung tâm trong cụm từ
GV: những từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ,
gọi là phó từ. Vậy em hiểu phó từ là gì ?
Hoạt động 2: Các loại phó từ.
* Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động
từ, tính từ?
GV cho HS điền các phó từ đã tìm được ở mục I, II
vào bảng phân loại.
* Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại
nói trên ?
- Phó từ quan hệ thời gian : đã , đang, từng, mới,
sắp , sẽ.
- Mức độ : rất , lắm , quá, cực kỳ, hơi.
- Tiếp diễn : cũng, đều , vẫn , cứ,còn , nữa.
- Phủ định , khẳng định : không , chẳng , chưa, có
- Cầu khiến : hãy , đừng, chớ.
- Kết quả và hướng :mất, được, ra, đi…
- Tần số : thường, ít, hiếm , luôn…
- Tình thái đánh giá : vụt , bỗng, chợt…
GV cho HS đặt câu có phó từ đứng trước động từ,
I. Phó từ là gì ?
1.Ví dụ
a. Đã => đi ; cũng => ra ; vẫn chưa =>thấy ;
thật =>lỗi lạc…
b. Được => soi; ra -=> to…., rất =>bướng
- đi, ra, thấy, soi;=> Động từ
- lỗi lạc, to, bướng =>Tính từ

*Ghi nhớ (SGK)

II. Các loại phó từ.
a. chóng ( lắm)
b.trêu (đừng, vào)
c. trông thấy ( không) ; Trông thấy( đã); loay
hoay ( đang)
- Các phó từ : lắm ,đừng, không,đã,đang.
Bảng phân loại phó từ
Ý nghĩa PT trước PT sau
q hệ thời gian.
chỉ mức độ
tiếp diễn tương tự.
sự phủ định.
sự cầu khiến.
kết quả , hướng.
Đã , đang
thật, rất
cũng , vẫn
khôn chưa
đừng
lắm
ra, vào
tính từ và chỉ ra phó từ đó là phó từ gì?
*Phó từ gồm có mấy loại lớn? nêu đặc điểm từng
lọai?
Hoạt động 3: Luyện tập:
Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho
động từ, tính từ ý nghĩa gì ?
-Cho HS đọc lại đoạn trích việc Dé Mèn trêu chị

Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và thuật lại bằng
một đoạn văn từ ba đến năm câu ( chú ý có sử dụng
phó từ ).
chỉ khả năng được
 Phó từ gồm có 2 loại:
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ
sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp
diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ
sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và
hướng.
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: các phó từ
a. - Đã : chỉ thời gian
- Không : chỉ sự phủ định.
- Còn : Tiếp diễn tương tự
- Đều : tiếp diễn tương tự
- Đương, Sắp: Thời gian
- Lại : chỉ sự tiếp diễn tương tự
-Ra : chỉ kết quả và hướng
-Cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Sắp : chỉ quan hệ thời gian
b. - Đã : thời gian.
- Được : kết quả.
Bài tập 2: Ví dụ : Một hôm, thấy chị Cốc đang
kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ rồi
chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực , đi tìm kẻ dám
trêu mình . Không thấy Dế Mèn , nhưng chị Cố đã
trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa

hang .Chị Cốc trút cơn giận lên Dế Mèn .
4. Củng cố Phó từ là gì ? Các loại phó từ ?
5 Hướng dẫn học sinh tự học:
+ Nhớ khái niệm phó từ, các loại phó từ.
+ Nhận diện được phó từ trong một đaọn văn cụ thể.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
V.Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*****************************************************
Ngày soạn:
28/12/2010
Ngày dạy: 31/12/2010
Tiết 76 Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả
- Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả
II.Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Mục đích của miêu tả .
- Cách thức miêu tả
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả .
- Bước đầu xác định được nội dung một đoạn văn hay bài văn miêu tả , xác định đặc điểm
nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh dùng từ tạo hình ảnh trong bài văn miêu tả.
- GDBVMT – Liên hệ, ra đề miêu tả liên quan đến môi trường.
III.Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Đồ dùng, bài giảng,......

2 Học sinh: bài soạn......
IV. Tiến trình lên lớp:
.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra miệng: Không
3 Giảng bài mới: Ở HK I, các em đã được học văn tự sự (gọi là kể chuyện) gồm có kể chuyện đời thường,
kể chuyện sáng tạo. Qua HK II, các em sẽ học một phương thức biểu đạt mới, đó là văn miêu tả.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Thế nào là văn miêu tả ?
GV cho HS đọc ví dụ SGK.
* Ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao ?
* Trong văn bản bài học đường đời đầu tiên có 2 đoạn văn
miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt em hãy chỉ ra 2 đoạn văn
đó ?
a. Đoạn tả Dế Mèn: Bởi tôi …vuốt râu
b. Đoạn tả Dế Choắt: Cái anh chàng..... ….nhiều nghách
như hang tôi.
* Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi
bật của 2 chú Dế ? Những chi tiết , hình ảnh nào giúp em
hình dung được điều đó?
* Qua phân tích tìm hiểu , theo em thế nào gọi là văn
miêu tả?
* Để viết tốt bài văn miêu tả đòi hỏi năng lực gì ở người
viết?
Hoạt động 2: Luyện tập:
GV tổ chức cho HS thảo luận bài tập 1 SGK
Mỗi đoạn miêu tả trên tái hiện lại điều gì ?
Hãy chỉ ra những đặc điểm nỗi bật của sự vật con người
và phong cảnh trong 2 đoạn văn , thơ trên?
I. Thế nào là văn miêu tả ?
1. Ví dụ : (SGK)

- Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu
tả, giúp người nghe hình dung những đặc
điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc.
- Vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao
tiếp.
a. Đoạn tả Dế Mèn: Bởi tôi …vuốt râu
=>Dế Mèn : càng , chân , vuốt, đầu cánh ,
răng, râu và những động tác ra oai khoe sức
khoẻ -> cường tráng, đẹp, khoẻ mạnh.
b. Đoạn tả Dế Choắt: Cái anh chàng.....
….nhiều nghách như hang tôi.
=>Dế Choắt: dáng ngưòi gầy gò, dài lêu
nghêu… những so sánh : gã nghiện thuốc
phiện, như người mặc áo ghi lê  gầy gò,
ốm yếu, thiếu sức khoẻ.
*Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
bài tập 1
* Đoạn 1: Đặc tả chú Dế Mèn vào độ tuổi
"thanh niên cường tráng"
- Đặc điểm nỗi bật: to khoẻ và mạnh mẽ.
* Đoạn 2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé
Lượm .
- Đặc điểm nỗi bật: một chú bé nhanh nhẹn,
vui vẻ, hồn nhiên, yêu đời.
* Đoạn 3 : Miêu tả một vùng ven ao hồ ngập
nước sau cơn mưa.
- Đặc điểm nổi bật : 1 thế giới động vật sinh
động, ồn ào , huyên náo.
Bài 2:

a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông
đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự
thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất,
vườn, gió mưa, không khí, con người...
4. Củng cố Thế nào gọi là văn miêu tả?
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật
của sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người
nghe.
Một trong những năng lực cần thiết cho việc làm văn miêu tả là quan sát.
5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Viết một đoạn văn miêu tả khuôn mặt mẹ em và chỉ ra đặc điểm nổi bật.
+ Nhớ được khái niệm văn miêu tả.
+ Tìm và phân tìch một đoạn văn miêu tả tự chọn.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : “Sông nước Cà Mau.” Theo câu hỏi SGK
V.Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
***************************************************
Ngày soạn:....................
Ngày dạy:.......................
Tuần 21 :Tiết 77:Văn bản SÔNG NƯỚC CÀ MAU
( Trích: "Đất rừng phương Nam " – Đoàn Giỏi)
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại
- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy
được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.

II.Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Sơ giảng về tác giả và tác phẩm “Đất rừng phương Nam” .
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người của vùng đất phương Nam .
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích .
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản .
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi miêu tả
cảnh thiên nhiên.
3. Thái độ: GDBVMT – Liên hệ. Môi trường tự nhiên, hoang dã.
III.Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Đồ dùng , bài giảng, tài liêu tham khảo.....
2 Học sinh: soạn bài .
IV. Tiến trình lên lớp:
.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
.2.Kiểm tra bài cũ :
Bài học đường đời đầu tiên của Mèn là gì?
- Bàng hoàng , hối hận vì hậu quả do chính mình gây ra → ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
→ Qua lời khuyên của Dế Choắt: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ…..”
- Tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ.
- Hống hách với kẻ yếu, hèn nhát trước kẻ mạnh. Nói và làm chỉ vì mình chứ không nghĩ đến người khác.
→ Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
3 Giảng bài mới: Vào bài. “ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi … !”
Thật vậy đất nước ta đâu đâu cũng đẹp, cũng xinh. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta. Có không biết bao
nhiêu nhà văn, nhà thơ viết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài …
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vùng cực nam của đất nước qua ngòi bút của Đoàn Giỏi trong đoạn
trích “ Sông nước Cà Mau”.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: – Tìm hiểu chung

HS đọc chú thích.
* Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm của
Đoàn Giỏi?
* Nêu xuất xứ đoạn trích?
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc to rõ ràng , nhần mạnh
ở từ miêu tả., vui vẻ linh hoạt.
-GV giải thích một số từ khó.
*Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang, là
nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người
Nam Bộ.
2. Tác phẩm:
“ Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm “ Đất
rừng Phương Nam – một tác phẩm thành công
của nhà văn viết về vùng đất phương Nam của Tổ
quốc.
3. Đọc
4. Giải nghĩa từ khó:
5. bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đơn điệu: ấn tượng ban đầu

×