Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Luyện tập các dạng bài tập Cơ chế di truyền cấp tế bào Sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.93 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP TẾ BÀO </b>


<b>A. Kiến thức trọng tâm </b>


- Chu kỳ tế bào là cuộc đời của mỗi tế bào từ khi nó sinh ra đến khi phân chia xong.


- Chu kỳ tế bào gồm hai thời kỳ xen kẽ nhau đó là kỳ trung gian và nguyên phân.


- Nguyên phânlà cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào.


- Trong giảm phân, nhờ có sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do, sự tiếp hợp trao đổi chéo đã tạo ra vô số các
loại giao tử, từ đó thơng qua q trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các loại hợp tử. Kết quả tạo nên quần thể sinh
vật rất đa dạng, phong phú.


<b>B. Bài tập vận dụng </b>
<b>Câu 1. </b>


a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ tế bào nhân thực.


b. Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại khơng có khả năng phân chia?


c. Mơ tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào? Ý nghĩa của mỗi sự biến đổi đó?


<b>Hướng dẫn giải </b>


a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ TB nhân thực.


+ Pha G1: Tổng hợp và tích luỹ chất hữu cơ giúp tế bào sinh trưởng, hình thành thêm các bào quan.


+ Pha S: Tự nhân đôi của ADN, làm cơ sở cho tự nhân đôi của nhiễm sắc thể, trung thể tự nhân đơi để hình
thành thoi phân bào.



+ Pha G2: Tổng hợp thêm các chất cần thiết như enzim, histôn, trùng hợp tubulin để hình thành thoi phân
bào... để sẵn sàng bước vào pha M.


b.Loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại khơng có khả năng phân chia vì: Điểm giới hạn (R) ở cuối
pha G1 quyết định khả năng phân chia. Nếu vượt qua điểm R thì chuyển sang pha S tiếp tục hồn thành chu


kỳ phân bào. Tế bào biệt hố như tế bào thần kinh thì khơng vượt qua điểm R, tế bào duy trì ở trạng thái
của pha G1.


c.


<b>Các pha </b> <b>Hình thái </b> <b>Ý nghĩa </b>


<b>G1 </b> Thể đơn, sợi mảnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>S </b> Sợi mảnh, NST kép gồm 2 sợi


crơmatit dính nhau ở tâm động. Giúp phân chia đồng đều NST cho 2 tế bào con.


<b>G2 </b> Sợi mảnh, thể kép Thuận lợi cho tổng hợp ARN.


<b>Kì đầu </b> Thể kép, đóng xoắn dần. Thu gon dần các ADN và NST, bảo quản thơng


tin di truyền.


<b>Kì giữa </b> Thể kép, đóng xoắn cực đại


Thu gọn NST, thuận lợi cho hoạt động xếp các
NST thành 1 vịng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi vơ sắc.



<b>Kì sau </b> NST tách nhau ở tâm động, tháo


xoắn dần.


Thuận lợi cho việc phân chia đều vật chất di
truyền.


<b>Kì cuối </b> Sợi mảnh, thể đơn. Có lợi cho sao mã, tổng hợp chất sống.


<b>Câu 2. </b>


a. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của
nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy?


b. Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng ADN là 6,6 x 10-12 gam và có 46 NST. Hãy điền vào
bảng sau về khối lượng ADN và số lượng NST đơn và NST kép ở mỗi giai đoạn trong một chu kì tế bào.


Các giai đoạn Khối lượng (gam)/1tế bào Số lượng NST / 1 tế bào


Pha G1


Pha S


Pha G2


Kì đầu
Kì giữa


Kì sau



Kì cuối


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

a. - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển được dễ dàng, khơng bị rối
loạn do kích thước của NST.


- Ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các NST khơng di chuyển về các tế bào con và
tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi.


b.


<b>Các giai đoạn </b> <b>Khối lượng (gam)/1tế bào </b> <b>Số lượng NST / 1 tế bào </b>


Pha G1 6,6 x 10-12 46 NST đơn


Pha S Tăng dần đến 13,2 x 10-12 <sub>46 NST đơn </sub><sub></sub>


46 NST kép


Pha G2 13,2 x 10-12 46 NST kép


Kì đầu 13,2 x 10-12 46 NST kép
Kì giữa 13,2 x 10-12 46 NST kép


Kì sau 13,2 x 10-12 92 NST đơn


Kì cuối 6,6 x 10-12 46 NST đơn


<b>Câu 3. </b>



a. Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở thời điểm nào trong chu kỳ tế bào.
Vì sao? Nêu các hoạt động chủ yếu xảy ra.


b. Trong các hình thức phân bào sinh vật, người ta dùng các thuật ngữ trực phân, gián phân, phân bào có tơ
khơng sao, phân bào có tơ có sao. Hãy giải thích các thuật ngữ trên. Cho biết tế bào tương ứng với các hình
thức đó.


<b>Hướng dẫn giải </b>


a. - Hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện ở kỳ trung gian của chu kỳ tế bào.


- Ở kỳ trung gian: Nhiễm sắc thể tháo xoắn, ở dạng sợi mảnh nên ADN mới ở trạng thái hoạt động thể hiện
hoạt tính di truyền.


- Các hoạt tính chủ yếu là:


+ Tự sao( nhân đơi ADN)


+ Tổng hợp các loại ARN


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Sự tự nhân đôi của ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể đảm bảo duy trì ổn định số lượng
vật chất di truyền cho các tế bào con (trong nguyên phân) và giảm đi một nửa (trong giảm phân).


b. - Trực phân ( cịn gọi là phân đơi) là hình thức phân bào trực tiếp, khơng qua sự hình thành thoi vơ sắc
xảy ra ở tế bào nhân sơ.


- Gián phân là hình thức phân bào gián tiếp, thơng qua sự hình thành thoi vơ sắc, hình thức này xảy ra ở tế
bào nhân thực, bao gồm phân bào nguyên nhiễm và phân bào giảm nhiễm.


- Phân bào có tơ có sao: sự phân chia tế bào thơng qua sự hình thành thoi vơ sắc, thoi vơ sắc được tạo thành từ các


trung tử, xảy ra ở tế bào động vật.


- Phân bào có tơ không sao: sự phân chia tế bào thông qua sự hình thành thoi vơ sắc, thoi vơ sắc được tạo
thành từ các vi ống, xảy ra ở tế bào thực vật khơng có trung thể.


<b>Câu 4. </b>


Nêu vai trị của một số prơtêin chủ yếu đảm bảo q trình phân ly chính xác các nhiễm sắc thể về các tế bào
con trong quá trình phân bào có tơ (thoi vơ sắc) ở sinh vật nhân thực.


- <b>Hướng dẫn giải </b>


- Tubulin là protein cấu trúc lên sợi thoi phân bào, giúp cho sự dịch chuyển của NST trong quá trình phân
bào.


- Protein liên kết với vùng ADN đặc hiệu tạo nên thể động giúp cho NST có thể đính kết vào sợi thoi vơ
sắc và dịch chuyển trong q trình phân bào (CENP-A/CENP-E, ...).


- Protein (phi histon) cohesin tạo sự kết dính giữa các nhiễm sắc tử chị em và các nhiễm sắc thể trong cặp
tương đồng khi tiếp hợp.


- Protein (phi histon) shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân giải sớm của protein kết
dính nhiễm sắc tử ở kỳ sau giảm phân I.


- Các protein phi histon khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc trong phân bào.


- Enzim phân giải cohesin để phân tách các nhiễm sắc tử chị em và nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng ở
kỳ sau của nguyên phân và giảm phân.


- Protein động cơ (môtơ) liên kết enzym phân giải sợi thoi vô sắc (thành đơn phân tubulin) giúp "kéo" các


NST về các cực của tế bào (<i>một cách viết khác:</i> các protein kinesin/dynein di chuyển dọc sợi thoi vô sắc để
kéo các NST về các cực của tế bào).


<b>Câu 5. </b>


Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau ra trong giảm phân II và trong
nguyên phân như thế nào?


<b>Hướng dẫn giải </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- trong giảm phân, ở kì giữa I các NST được giữ với nhau bởi sự gắn kết giữa các vai của nhiễm sắc tử trong
các vùng mà ở đó ADN đã được trao đổi.


+ Trong kì sau I, cohesin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách nhau ra.
+ Trong kì sau II, cohesin được loại bỏ ở tâm động cho phép các nhiễm sắc tử tách nhau.


<b>Câu 6. </b>


a. Nêu các điểm giống và khác nhau giữa NST ở kì giữa của nguyên phân với NST ở kì giữa của giảm phân
II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường.


b. Trong giảm phân, nếu hai NST trong 1 cặp NST tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo
với nhau ở kì đầu GPI thì sự phân li của các NST về các tế bào con sẽ như thế nào ?


<b>Hướng dẫn giải </b>


a. Hai trường hợp trên giống nhau là mỗi NST đều gồm hai nhiễm sắc tử chị em và đều xếp thành một hàng
trên mặt phẳng phân bào. Tuy vậy, NST đang phân chia nguyên phân có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau;
trong khi đó, NST đang phân chia giảm phân II thường chứa 2 nhiễm sắc tử khác biệt nhau về mặt di truyền
do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.



- Tại vị trí tâm động của NST ở kì giữa của ngun phân thì protein thể động liên kết cả ở 2 phía của tâm
động, do vậy thoi phân bào liên kết với tâm động ở cả hai phía của NST thông qua protein thể động.
b. Nếu tiếp hợp ko xuất hiện cà các thể vắt chéo khơng hình thành giữa hai NST trong cặp NST tương đồng
thì chúng sẽ sắp xếp sai (không thành 2 hàng) trên mặt phẳng phân bào, dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên
(thường không đúng) về các tế bào con trong giảm phân I. Kết quả của hiện tượng này là các giao tử hình
thành thường mang số lượng NST bất thường.


<b>Câu 7. </b>


Hãy giải thích tại sao trong nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng cịn trong
giảm phân thì có sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng.


<b>Hướng dẫn giải </b>


- Trong ngun phân khơng có sự phân li của các cặp NST kép tương đồng, chỉ có sự phân li của các NST đơn
được sinh ra từ mỗi NST kép để duy trì bộ NST của các tế bào sinh ra, giống nhau và giống bộ NST của tế bào
sinh ra nó.


- Giảm phân cần có bắt cặp, tiếp hợp của các cặp NST tương đồng để các cặp NST tương đồng được phân
li đồng đều về 2 cực của tế bào giúp các tế bào sinh ra có bộ NST giảm đi chỉ bằng một nửa tế bào sinh ra
nó.


<b>Câu 8.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Hướng dẫn giải </b>
- Đây là kỳ giữa của giảm phân I.


- Đây là phân bào giảm phân, vì nếu là nguyên phân thì 4 nhiễm sắc thể kép (NST) phải cùng nằm trên



một tấm trung kỳ (mặt phẳng phân bào); trong khi ở đây, 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.


- Một bằng chứng khác cho thấy đây là giảm phân vì có trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (crômatit)
trong các cặp NST kép tương đồng.


- Đây là kỳ giữa giảm phân I, không phải kỳ giữa giảm phân 2. Bởi vì ở kỳ giữa giảm phân 2 sẽ khơng có


cấu trúc “tứ tử” hay cịn gọi là thể “lưỡng trị” gồm 4 nhiễm sắc tử thuộc về hai NST trong cặp NST tương
đồng như được vẽ trên hình.


<b>Câu 9.</b>


Vì sao một sơ thể lưỡng bội giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử có nhiễm sắc thể và tổ hợp
gen khác nhau?


<b>Hướng dẫn giải </b>


Trong giảm phân diễn ra các hoạt động sau:


- Sự trao đổi chéo của các crơmatit trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến hình thành các NST
có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.


- Ở kì sau giảm phân I, sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp NST tương đồng dẫn đến sự tổ hợp
tự do của các NST kép có nguồn gốc từ mẹ và bố.


- Ở kì sau giảm phân II, sự phân li của các NST chị em khác nhau do có sự trao đổi chéo và sự tổ hợp ngẫu
nhiên của các NST đơn khác nhau ở cực tế bào.


Như vậy sau giảm phân các tế bào con được tạo ra có bộ NST đơn bội nhưng nguồn gốc và cấu trúc của các
NST trong các tế bào con khác nhau, trên các NST chứa tổ hợp gen khác nhau. Do đó, khi các tế bào con


được biệt hóa tạo giao tử thì các giao tử có tổ hợp gen khác nhau.




</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi </b>


<b>về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh


tiếng.


<b>I.</b> <b>Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các
trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường
Chuyên khác cùng <i>TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày Nguyễn Đức </i>


<i>Tấn.</i>


<b>II.</b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành


cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, </i>
<i>TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ, Thày Võ Quốc Bá Cẩn</i>


cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b> <b>Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng
Anh.


<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>


<i>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </i>


</div>

<!--links-->

×