Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SKKN hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.74 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THPT …

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BỘ MƠN HĨA
HỌC CHO HỌC SINH ĐẠI TRÀ KHỐI 12 TẠI TRƯỜNG THPT

Tác giả: …
Trình độ chun mơn: Cử nhân
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị : Trường THPT …

…, tháng 2 năm 2016


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Hóa học cho
học sinh đại trà khối 12 tại trường THPT ...
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2014 đến ngày 01 tháng 2
năm 2016
4. Tác giả:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:


2


MỤC LỤC


Nội dung

Trang

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

3

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP

4

1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

4

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

5

2.1. Giúp học sinh có thái độ sống và học tập đúng đắn, xác định
được mục đích học tập
2.2. Xây dựng giáo án lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh
2.3. Xây dựng đề cương ôn tập hợp lí trước mỗi kì thi hoặc kiểm tra
quan trọng

6
7
18


2.4. Tạo khơng khí học tập sơi nổi, tích cực trong các giờ học
2.5. Thường xuyên sử dụng các bài kiểm tra với thời gian ngắn vào

29

cuối tiết học và có chấm điểm, nhận xét, rút kinh nghiệm kịp thời.

37

2.6. Quan tâm và thật kiên nhẫn với học sinh nhưng cũng cần nghiêm
khắc và có quan điểm nhất quán.

39

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

39

IV. CAM KẾT

40

3


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
- Trường THPT Thịnh Long là một trường đặt ở thị trấn ven biển, là vùng đất cuối
của huyện Hải Hậu, vừa giáp với biển lại giáp với sông. Chính vì thế mà địa bàn tuyển sinh
của trường khá hẹp. Số lượng học sinh thi vào trường các năm khá thấp, dẫn tới điểm tuyển

đầu vào của trường không cao. Đa phần học sinh có lực học trung bình nên nhận thức chậm.
Không những thế, trong nhiều đợt tuyển sinh, trường luôn tiếp nhận một số lượng học sinh
không nhỏ bị trượt ở các trường khác về. Những học sinh này thường là học sinh của các xã
khác hoặc huyện khác, nhà cách khá xa trường. Đa phần những học sinh này phải trọ học
nên khơng được gia đình giám sát chặt chẽ hoặc các em ln có ý định chuyển về trường
gần nhà nên học tập khá chểnh mảng và có kết quả sa sút rất nhanh so với thời gian đầu vào
trường.
- Do trình độ dân trí chung ở một thị trấn vùng ven biển còn hạn chế. Trong vùng có
nhiều nghề phụ để kiếm sống nên phong trào học tập ở mức thấp. Sự quan tâm của phụ
huynh học sinh với việc học của con em khơng được tốt như các vùng khác. Một mặt khác,
tình hình kinh tế thế giới và trong nước một số năm gần đây gặp khủng hoảng, nhiều sinh
viên ra trường không xin được việc hoặc phải đi làm trái với ngành được đào tạo. Điều này
gây ra tâm lí khơng cần học cao, không cần học giỏi, không cần học đại học, cao đẳng hoặc
nhiều học sinh cũng không thiết tha với việc học để có bằng tốt nghiệp. Nhiều học sinh
khơng xác định được mục đích của việc học hoặc xác định khơng rõ ràng nên chưa có động
lực mạnh mẽ cho việc học.
- Với đặc thù lứa tuổi của các em đang trong giai đoạn thay đổi mạnh mẽ nhất về cơ
thể, tâm lí, sinh lí, tiếp đó là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, xu thế tồn cầu hóa, việc
phát triển nhanh của cơng nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ…Khi bản lĩnh kém, cộng
thêm vốn kiến thức sống cịn ít và gia đình quản lí khơng chặt chẽ thì dẫn tới rất nhiều học
sinh có lối sống bng thả, thích hưởng thụ, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc
phản văn hóa, thậm chí vi phạm pháp luật, có những quan điểm sai lệch về tình bạn, tình
yêu trong lứa tuổi thanh niên. Với đặc thù của một thị trấn làm du lịch thì những vấn đề trên
cịn bị tác động mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là với học sinh lớp 12. Do những vấn đề trên,
học sinh thường không tập trung khi học trên lớp, không làm bài tập hoặc học bài và làm
bài chống đối thậm chí là nghỉ học thường xuyên.

4



- Bộ mơn Hóa học là một mơn khoa học tự nhiên, nhưng bộ mơn này lại có rất nhiều
lí thuyết với những phản ứng hóa học, tên gọi, cơng thức, ứng dụng, trạng thái tự nhiên…
Dạng bài tập rất nhiều và có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Rất nhiều học sinh lúc đầu học
môn này không tốt nên về sau cảm thấy không thể theo kịp được và sinh ra chán học. Cho
rằng mình bị mất gốc với mơn học này nên nhiều em có tâm lí buông xuôi hoặc lo lắng,
nhất là vào giai đoạn cuối cấp.
- Trong một vài năm trở lại đây việc thi tốt nghiệp và đại học đã có sự thay đổi lớn.
Hai kì thi tốt nghiệp và đại học đã được gộp lại thành một kì thi duy nhất là kì thi THPT
quốc gia. Cùng với đó, mơn Hóa học đã trở thành một trong các môn thi tự chọn. Đa phần
với học sinh khối 12 trong trường, việc lựa chọn một mơn thi tự chọn trong số các mơn Hóa
học, Vật lí, Địa lí, Sinh học, Lich sử là một khó khăn. Học sinh khơng biết là chọn mơn nào
để học, để ôn và để thi sao cho đạt kết quả cao nhất để vừa đỗ được tốt nghiệp THPT, vừa
có thể đăng kí xét tuyển vào các trường đại học-cao đẳng. Đề thi mới vừa để xét tốt nghiệp
và đại học nên bố cục đề, mức độ đề và kiến thức trọng tâm đã có sự thay đổi so với đề thi
trước đây dẫn tới việc ôn thi THPT quốc gia cũng cần phải thay đổi theo cho phù hợp.
Với những lí do trên, tơi đã chọn “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng bộ mơn Hóa
học cho học sinh đại trà khối 12 tại trường THPT Thịnh Long” làm sáng kiến kinh
nghiệm với mong muốn là tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất với đối tượng
học sinh đại trà khối 12 của trường để học sinh yêu mến môn học này hơn và có được kết
quả thi THPT quốc gia bộ mơn Hóa học cao giúp tăng tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đại học
và cao đẳng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
- Đặc thù của bộ mơn có nhiều lí thuyết, hơn nữa với kiểu đề thi trắc nghiệm như
hiện nay, lượng thông tin đề cập đến trong đề rất nhiều và rộng ở cả kiến thức trọng tâm và
không trọng tâm. Vì vậy, trong q trình dạy lí thuyết, tơi thường cố gắng cho học sinh ghi
chép lại đầy đủ các thơng tin trong sách giáo khoa và có bổ sung thêm những thơng tin
khác. Điều này có thể giúp cho học sinh có được bộ tài liệu đầy đủ kiến thức để ơn tập.
Nhưng cũng chính vì lượng thơng tin cung cấp trong một tiết nhiều nên dẫn đến học sinh
phải ghi chép liên tục, sinh ra mệt mỏi và chán học. Cung cấp lượng thông tin lớn làm mất

nhiều thời gian và khơng cịn thời gian để củng cố, do đó học sinh nắm kiến thức trọng tâm
khơng chắc chắn.

5


- Sau mỗi tiết học buổi sáng tôi thường ra bài tập cho học sinh về nhà làm là tất cả
các bài tập có ở trong sách giáo khoa và sách bài tập. Điều này, chỉ với những học sinh học
khá trở lên và thực sự chăm chỉ mới có tác dụng. Với những học sinh học trung bình trở
xuống thì khơng hồn thành hết phần bài tập mà giáo viên cho về nhà hoặc là làm theo kiểu
chống đối như đi chép bài của bạn hay chép trong sách giải.
- Khi dạy ôn các tiết học phụ đạo:
+ Đa phần học sinh khơng thích học lí thuyết mà chỉ thích làm bài tập tính. Do vậy
trước đây khi soạn nội dung học buổi chiều, tôi chỉ đưa ra hệ thống các dạng bài bài tập tính
tốn. Việc sử dụng bài tập tính trong các tiết buổi chiều có tác dụng làm tăng hào hứng cho
học sinh, thu hút học sinh hơn, nhược điểm của cách dạy này là không rèn được lý thuyết.
Khi gặp các câu hỏi lý thuyết học sinh thường lúng túng khi lựa chọn đáp án trong các bài
thi trắc nghiệm hoặc học sinh làm bài tập tính nhưng khơng hiểu được cặn kẽ vấn đề.
+ Khi xây dựng bài tập cho học sinh, tôi thường sử dụng các kiểu bài ở mức độ vận
dụng thấp và lặp đi lặp lại mà chưa mạnh dạn nâng cao mức độ bài tập hoặc ít sử dụng các
phương pháp giải nhanh. Điều này giúp cho đa phần học sinh có thể làm được bài. Nhưng
cách làm này dễ gây nhàm chán cho học sinh có lực học khá, nhất là những học sinh lựa
chọn mơn Hóa để xét tuyển đại học – cao đẳng.
+ Khi đưa ra các dạng bài tập tôi thường đưa ra phương pháp giải trước. Sau khi có
phương pháp rồi học sinh sẽ sử dụng phương pháp giải đó để làm bài tập. Điều này giúp
cho buổi học không bị mất nhiều thời gian nhưng học sinh áp dụng phương pháp giải khá
thụ động. Hơn nữa, việc đưa ra phương pháp giải cố định khơng phát huy được sự tích cực
của học sinh, cũng khơng đưa ra được nhiều tình huống mà học sinh có thể gặp phải khi làm
bài tập nên có nhiều vấn đề chưa khai thác được sâu và cũng chưa thực sự thỏa đáng.
- Với đề cương ôn tập:

+ Hệ thống các câu hỏi ơn tập cịn dài, chưa gần với cách hỏi trong đề thi trắc
nghiệm nên chưa phát huy được hiệu quả của đề cương ôn tập.
- Chưa áp dụng linh hoạt các biện pháp để làm thay đổi khơng khí lớp học nên nhiều
khi khơng khí lớp học căng thẳng, học sinh trầm và không hào hứng với mơn học.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học và đặc biệt giúp học sinh thực sự
yêu thích bộ mơn này, tơi đã áp dụng một số giải pháp sau đây:

6


* Thứ nhất: Giúp học sinh có thái độ sống và học tập đúng đắn, xác định được mục đích học
tập.
* Thứ hai: Xây dựng giáo án lên lớp phù hợp với học sinh.
* Thứ ba: Xây dựng đề cương ơn tập hợp lí trước mỗi kì thi hoặc kiểm tra.
* Thứ tư: Tạo khơng khí học tập sơi nổi, tích cực trong các giờ học.
* Thứ năm:Thường xuyên sử dụng các bài kiểm tra với thời gian ngắn vào cuối tiết học và
có nhận xét rút kinh nghiệm kịp thời.
* Thứ sáu: Quan tâm và thật kiên nhẫn với học sinh nhưng cũng cần nghiêm khắc và có
quan điểm nhất quán.
2.1. Giúp học sinh có thái độ sống và học tập đúng đắn, xác định được mục đích học
tập.
Thành công của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó. Vì thế,
xác định một thái độ học tập đúng đắn, tích cực sẽ có tác động quan trọng đến kết quả học
tập của mỗi cá nhân học sinh.
Với vai trò là một giáo viên bộ mơn, nhiệm vụ chính là giảng dạy bộ mơn mà mình
được phân cơng. Tuy nhiên, sau nhiều năm cơng tác, tôi nhận ra rằng nếu chỉ dạy cho các
em kiến thức là không đủ. Việc quan trọng đầu tiên là phải dạy cho các em thái độ sống và
học tập đúng đắn và giúp cho các em xác định được mục đích học tập. Vì khơng phải là
giáo viên chủ nhiệm nên khơng thể có các tiết riêng để nói chuyện với học sinh, tôi đã đan

xen vấn đề này vào các tiết dạy, có thể là đầu tiết, giữa tiết hoặc cuối tiết.
Với đặc thù lứa tuổi còn mải chơi và bướng bỉnh nên các em thường không coi trọng
những lời răn dạy của bố mẹ, ông bà, anh chị. Do vậy, để thay đổi thái độ sống và học tập
của học sinh địi hỏi có sự kiên trì, liên tục và phải thực tế. Tôi thường giáo dục học sinh
thông qua những câu chuyện cụ thể về những cá nhân, người thực việc thực; đôi khi là sự
trải nghiệm của chính bản thân; về cuộc sống của những người thành đạt và những người
không thành đạt; những người may mắn và những người gặp bất hạnh trong cuộc sống;
những người có việc làm và khơng có việc làm; những người có gia đình hạnh phúc và
khơng hạnh phúc…Qua những câu chuyện này học sinh phần nào nhận thức được thái độ
đúng- sai. Không những vậy, những câu chuyện này còn cho các em biết trân trọng cơ hội
học tập của bản thân để thay đổi thái độ học tập, từ đó các em có thể xác định được mục
đích học tập.

7


Để tạo động lực cho học sinh và giúp học sinh xây dựng mục tiêu tôi thường sử dụng
một số cách sau đây:
- Tạo niềm tin về cơ hôi việc làm tại địa phương: Với điều kiện thực tế của địa
phương là một vùng ven biển, trong tương lai không xa sẽ trở thành một thị xã của tỉnh
Nam Định. Trong những năm sắp tới có thể có nhiều cơ quan, bệnh viện, cơ sở sản xuất…
mở ra. Khi đó rất cần nguồn nhân lực có trình độ hoặc những lao động được đào tạo có tay
nghề cao. Chính các em có thể trở thành nguồn nhân lực chính trong các cơ quan, xí nghiệp,
nhà máy đó. Khi các em thấy rằng việc học tập hiện tại có thể đem đến cho các em một
công việc ổn định trong tương lai, sẽ giúp các em có động lực tốt và tự giác hơn trong việc
học tập và có thể giúp cho các em xác định được mục tiêu rõ ràng hơn.
- Trong tương lai không xa các em sẽ trở thành những người chủ của gia đình nên
cần có cơng việc để nuôi sống bản thân và chăm lo cho gia đình. Phải chỉ ra cho học sinh
thấy được cơng việc sẽ giúp cho các em khẳng định được giá trị của con người. Tôi thường
đưa ra một số tấm gương tiêu biểu về những học sinh cũ của trường Thịnh Long thành đạt.

So sánh cuộc sống của một người có cơng việc ổn định và khơng ổn định, cho các em thấy
được sự vất vả của bố, mẹ để các em sống có trách nhiệm hơn và biết trân trọng cơ hội hơn.
- Cho các em thấy rằng ngay cả khi chỉ cần đỗ tốt nghiệp thì các em cũng phải học
chăm chỉ và cũng chỉ cho các em thấy một số tấm gương của học sinh những khóa trước bị
trượt tốt nghiệp do lười học.
- Tạo cho học sinh một niềm tin vào sức mạnh của bản thân. Có rất nhiều em trong
hai năm học lớp 10 và 11 đạt kết quả học tập bộ mơn hóa học khơng tốt. Chính vì vậy các
em tự mặc nhiên là mình dốt và khơng tha thiết gì với bộ mơn này. Do vậy, điều đầu tiên
phải làm là ở bên cạnh giúp đỡ các em ở những câu hỏi và bài tập đơn giản nhất. Trong lúc
làm bài tơi có thể gọi những học sinh này lên bảng chữa bài tập nếu thấy học sinh có thể
làm được. Khi các em có thể làm được bài tập thì lúc đó các em mới tin tưởng vào bộ môn,
tin tưởng vào bản thân, tự tin trước giáo viên và các bạn khác trong lớp và khi đó học sinh
mới có thể tự giác học.
2.2. Xây dựng giáo án lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh
2.2.1. Với giáo án buổi sáng:
Đối với học sinh đại trà, sau một tiết lên lớp tôi đặt mục tiêu phải làm được ba điều sau:
Thứ nhất: Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm.
Thứ hai: Học sinh làm được bài tập về nhà.

8


Thứ ba: Tiết học không bị nhàm chán.
Do vậy, soạn một giáo án buổi sáng vừa phải đảm bảo trọng tâm, vừa phải bám sát hệ thống
bài tập sách giáo khoa, sách bài tập vừa phải sử dụng thêm nhiều phương pháp để lôi cuốn
được học sinh.
Sau đây tôi xin trình bày hai cách xây dựng giáo án mà bản thân áp dụng có hiệu quả.
2.2.1.1. Cách xây dựng giáo án thứ nhất:
Áp dụng cho các bài lí thuyết mà có nhiều kiến thức học sinh đã biết trước, học sinh
có thể dễ dàng nắm bắt thơng tin như: bài tính chất hóa học của kim loại, bài kim loại kiềm

và hợp chất của kim loại kiềm, bài kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ, bài
nhôm và hợp chất của nhôm…
Các bước xây dựng giáo án:
Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm.
Bước 2: Rà soát những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Bước 3: Xem qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Bước 4: Thiết kế lược đồ tư duy ngắn gọn (dưới dạng phiếu học tập) cho những nội
dung kiến thức mà học sinh đã biết.
Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập để sử dụng trong tiết học.
Bước 6: Lựa chọn thí nghiệm hợp lí cho tiết học (nếu có)
Bước 7: Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn, câu hỏi vận dụng kiến thức hóa học,
kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề có liên quan.
Ví dụ: Các bước áp dụng cho bài: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm (tiết 41)
* Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm
+ Cấu tạo nguyên tử của kim loại kiềm.
+ Tính chất hóa học của kim loại kiềm.
+ Điều chế kim loại kiềm.
* Bước 2: Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học:
+ Cách viết cấu hình electron, từ cấu hình xác định vị trí, từ cấu hình dự đốn xu
hướng và tính chất.
+ Tính chất hóa học của kim loại nói chung và kim loại kiềm nói riêng (học sinh đã
nắm được tương đối tính chất hóa học của kim loại kiềm).
+ Phương pháp điều chế kim loại kiềm; cách viết sơ đồ và phương trình điện phân
nóng chảy muối halogenua và hiđroxit của kim loại kiềm.

9


* Bước 3: Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sách bài tập
+ Câu hỏi về cấu hình electron của nguyên tử và ion của kim loại kiềm.

+ Bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan kim loại kiềm
vào nước.
+ Bài tập điều chế kim loại kiềm.
+ Bài tập tìm tên nguyên tố thuộc hai chu kì kế tiếp.
+ Bài tập tính phần trăm khối lượng của kim loại trong hỗn hợp.
* Bước 4: Xây dựng lược đồ tư duy ngắn gọn (dưới dạng phiếu học tập).
Số oxi hóa trong hợp chất:
Cấu hình e lớp ngồi cùng
…………………..

………………
Hóa trị của kim loại kiềm
……………..

Kim loại kiềm

Tính chất hóa học đặc trưng:……….
Tác dụng với:……………..
Phương pháp điều chế: …………………

* Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để khai thác kĩ kiến thức trọng tâm hoặc
những bài tập gần với các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập.
Câu 1:
a) So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tử nguyên tố kim loại kiềm và giải thích.
b) Từ Li đến Cs tính khử biến thiên như thế nào? Giải thích.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na lần lượt tác dụng với Cl 2, O2, H2O.
Câu 3:
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi hịa tan K dư vào dd HCl.
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na tác dụng với dd CuSO 4.
Hãy nêu phương pháp tính khối lượng dung dịch sau phản ứng (Trong sách giáo khoa và

sách bài tập có bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phàn ứng nên bài tập này
sẽ giúp học sinh có thể làm được bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập).
* Bước 6: Những thí nghiệm có thể sử dụng trong bài:
+ Thí nghiệm của Na với O2.
+ Thí nghiệm của Na với nước (đã nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein).
+ Thí nghiệm của Na với dung dịch CuSO4.

10


Khi giáo viên biểu diễn những thí nghiệm này (hoặc học sinh tự làm thí nghiệm), các
em sẽ nắm thêm được các thông tin như: Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm
trong dầu hỏa; màu sắc của kim loại kiềm; kim loại kiềm rất mềm(dễ cắt); kim loại kiềm có
khối lượng riêng nhỏ (nhẹ và nổi trên mặt nước). Mặt khác, học sinh có thể nêu được hiện
tượng của thí nghiệm và kiểm chứng với bài tập đã làm ở trên.
Bước 7: Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tế, câu hỏi vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.
+ Tại sao Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện?
+ Tại sao hợp kim Li-Al được dùng để chế tạo vỏ máy bay?
2.2.1.2. Cách xây dựng giáo án thứ 2:
Áp dụng cho các bài có nhiều lí thuyết hoặc có nhiều kiến thức khó hiểu, các bài dễ
gây nhàm chán như bài peptit và protein, polime và vật liệu polime, sự ăn mòn kim loại…
Với những tiết này, tôi thường xây dựng hệ thống câu hỏi dưới dạng bài tự luận. Với mỗi
một nội dung trong sách giáo khoa, tôi đưa ra một hoặc nhiều bài tập. Học sinh trong lớp
được chia thành nhiều nhóm. Các nhóm sẽ tìm hiểu thơng tin trong sách giáo khoa để hồn
thành bài tập đó. Căn cứ vào mức độ hồn thành của các nhóm mà cho điểm phù hợp. Sau
khi các bài tập được hồn thành thì học sinh có thể tự làm được các bài tập trong sách giáo
khoa (hoặc sách bài tập).
Các bước xây dựng giáo án như sau:
Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Rà soát những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Bước 3: Xem qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập để sử dụng trong tiết học.
Bước 5: Lựa chọn thí nghiệm hợp lí cho tiết học (nếu có)
Bước 6: Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn, câu hỏi vận dụng kiến thức hóa học,
kiến thức liên mơn để giải quyết các vấn đề có liên quan.
Ví dụ: Xây dựng giáo án cho bài đại cương về polime (tiết 19,20).
* Bước 1: Xác định kiến thức trọng tâm:
+ Đặc điểm cấu tạo và một số tính chất vật lí chung.
+ Phương pháp điều chế polime: phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
* Bước 2: Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học:
+ Cách viết phương trình phản ứng trùng hợp, trùng ngưng.

11


+ Một số hợp chất polime như tinh bột, xenlulozơ, protein.
* Bước 3: Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sách bài tập:
+ Phân loại polime (tổng hợp, bán tổng hợp, nhân tạo).
+ Viết phương trình tổng hợp polime.
+ Xác định monome tương ứng của polime.
+ Tính hệ số polime hóa.
+ Tìm cơng thức của polime ứng với tên gọi.
* Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập để sử dụng trong tiết học.
Phần khái niệm polime sử dụng bài tập số 1:
Câu 1: Cho các chất sau: poli etilen (-CH 2-CH2-)n ; Tinh bột;

xenlulozơ (C6H10O5)n;

polibutađien (CH2-CH=CH-CH2-)n; Nilon-6 (-NH-[CH2]4-CO-)n; Xenlulozơ trinitrat

(C6H7O2(ONO2)3)n; Tri stearin (C17H35COO)3C3H5. Hãy cho biết:
a) Chất nào là hợp chất polime?
b) Chất nào là polime thiên nhiên ?
c) Chất nào là polime tổng hợp ?
d) Chất nào là polime bán tổng hợp (nhân tạo) ?
Phần điều chế polime có thể sử dụng các câu hỏi số 2,3,4.
Câu 2 : Cho các polime sau : poli etilen (-CH2-CH2-)n ; polibutađien (CH2-CH=CH-CH2-)n;
Nilon-6 (-NH-[CH2]4-CO-)n
a) Các chất được dùng để điều chế polime được gọi là monome. Vậy hãy cho biết
monome tương ứng của các polime trên.
b) Viết phương trình điều chế các polime trên và cho biết phản ứng đó được gọi là
phản ứng gì?
c) Cho biết điều kiện để một chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
d) Cho biết điều kiện để một chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
Câu 3: Cho các chất sau đây: propen; axit axetic; axit 7- amino heptanoic; stiren;
isopren(CH2=C(CH3)-CH=CH2); etilenglicol (HO-CH2-CH2-OH); toluen (C6H5-CH3). Hãy
cho biết chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng?
Phần cấu trúc của polime sử dụng bài tập số 5
Câu 5: Cho các polime sau: caosu buna, nilon-6; poli (vinyl clorua) ; amilozơ; amilopectin;
xenlulozơ. Hãy cho biết chất nào có mạch có nhánh, chất nào có mạch khơng nhánh?
* Bước 5: Bài này khơng sử dụng thí nghiệm.

12


* Bước 6: Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn, câu hỏi vận dụng kiến thức hóa học, kiến
thức liên mơn để giải quyết các vấn đề có liên quan.
Mở đầu bài polime tôi đặt ra cho học sinh các câu hỏi như: Trong đời sống hàng ngày chúng
ta sử dụng cụm từ polime hoặc vật liệu polime rất nhiều vậy:
+ Em hiểu như thế nào là hợp chất polime

+ Hãy kể tên một số loại vật liệu được làm từ hợp chất polime mà em biết.
+ Tiền polime được sản xuất như thế nào?
+ Bút, thước nhựa, rổ, rá, xô, chậu nhựa được sản xuất như thế nào?
+ Túi bóng, áo mưa được sản xuất như thế nào?
+ Các loại túi bóng, áo mưa hoặc đồ nhựa nói chung được phân hủy như thế nào
ngoài tự nhiên? (giáo dục bảo vệ môi trường)
+ Các loại vải để may quần áo…chứa thành phần chính là gì?
+ Đệm cao su cao cấp được sản xuất từ nguyên liệu lấy từ đâu?
Đưa ra các câu hỏi này có thể học sinh trả lời được hoặc không trả lời được. Việc đặt ra các
câu hỏi này nhằm mục đích cho các em thấy hóa học gắn liền với đời sống và cũng là để
thay đổi khơng khí lớp học, khuyến khích cho học sinh tự tìm hiểu thêm.
2.2.2. Với giáo án phụ đạo:
Đề thi THPT quốc gia 2015 có mức độ phân hóa rất cao, phù hợp với từng đối tượng
học sinh. Với học sinh đại trà, đa phần các em có thể làm được 30 câu đầu tiên. Với những
học sinh khá hơn ở lớp đại trà có thể làm thêm được khoảng 5 đến 10 câu nữa. Trong
khoảng 35 câu đầu tiên, nội dung các câu hỏi rơi chủ yếu vào lí thuyết lớp 12. Các bài tập
tính trong 30 câu đầu tiên cũng khá đơn giản. Do vậy, với học sinh đại trà cần khai thác kĩ
phần lí thuyết và dành nhiều thời gian cho phần lí thuyết. Phần bài tập soạn hệ thống bài rất
cơ bản nhưng cũng chú ý thêm một số câu nâng cao hơn cho học sinh khá.
Chính vì tầm quan trọng của lí thuyết nên khi biên soạn nội dung phụ đạo tôi đều phân chia
các bài ôn thành 2 phần là lý thuyết và bài tập.
2.2.2.1. Phần lý thuyết:
Khi soạn các câu hỏi phần lí thuyết, cần phải bám sát câu hỏi trong sách giáo khoa,
sách bài tập và tham khảo cách hỏi cũng như mức độ đề trong đề thi tốt nghiệp, đại học và
đặc biệt là đề thi THPT quốc gia. Không đưa ra các câu hỏi chung chung như là nêu tính
chất, nêu ứng dụng, nêu phương pháp điều chế, nêu phương pháp nhận biết… mà thay bằng
các câu hỏi rất cụ thể.

13



Ví dụ khi soạn nội dung lí thuyết phần este có thể sử dụng hệ thống các câu hỏi sau:
Câu 1 :
a) Viết công thức dãy đồng đẳng của este no, đơn chức, mạch hở.
b) Viết các đồng phân este mạch hở có cơng thức phân tử : C3H6O2, C4H8O2 và gọi
tên.
c) Chất nào có khả năng tráng bạc ?
Câu 2 : Viết các đồng phân đơn chức mạch hở có cơng thức phân tử C3H6O2.
Câu 3 :
a) Cho các este có cơng thức sau :
HCOOC2H5 ;

CH3COOCH3 ;

HCOOCH2CH2CH3 ;

CH2=CH-COOCH3

HCOOC6H5 ;

HCOOCH2C6H5. Hãy gọi tên các este này.
b) Cho các chất có tên gọi sau : vinyl fomat ; iso propyl axetat ; metyl propionat. Hãy
viết công thức cấu tạo của các chất này.
Câu 4 :
Viết phương trình phản ứng thủy phân các chất (ở câu 3) trong dd NaOH và trong môi
trường axit. Hãy cho biết chất nào khi thủy phân tạo ra sản phẩm có khả năng tráng bạc?
Câu 5:
a) Một chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C3H6O2. Khi cho X tác dụng với dd
NaOH vừa đủ thu được chất hữu cơ T có cơng thức phân tử C 3H5O2Na. Xác định công thức
cấu tạo của X.

b) Một chất hữu cơ A có cơng thức phân tử là C 3H6O2. Khi cho A tác dụng với dd
NaOH vừa đủ thu được chất hữu cơ B có công thức phân tử C 2H3O2Na. Xác định công thức
cấu tạo của A.
c) Một chất hữu cơ Y có cơng thức phân tử là C 4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dd
KOH vừa đủ thu được chất hữu cơ M có tỉ khối so với H 2 là 16. Xác định công thức cấu tạo
của Y.
d) Một este E có cơng thức phân tử là C 4H8O2. Khi thủy phân E trong môi trường
axit thu được chất hữu cơ M và N. Từ M có thể điều chế ra N bằng một phản ứng duy nhất.
Viết công thức cấu tạo của E và gọi tên E.
2.2.2.2. Phần bài tập:
Tôi thường sử dụng cách chia dạng bài tập cho học sinh lớp đại trà theo phản ứng
hóa học, điều chế. Mức độ bài tập nâng dần từ dễ đến khó, từ dạng bài tập tính tốn đến lập

14


cơng thức. Trong các bài tập tính có cả bài tập tính theo phương trình phản ứng và bài tập sử
dụng các phương pháp tính nhanh. Đề bài tập được xen kẽ giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu
hỏi tự luận.
Ví dụ: với bài este có thể chia thành các dạng bài tập như sau:
Loại 1 : Bài tập lập công thức phân tử dựa vào phần trăm khối lượng nguyên tố, phân
tử khối.
Câu 1 : Một este X no, đơn chức, mạch hở có phần trăm khối lượng oxi là 36,36%. X có
khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
a) Lập công thức phân tử của X.
b) Hãy cho biết X có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn ?
A. 1

B. 2


C. 3

D. 4

Câu 2 : Một este X đơn chức có tỉ khối so với H2 là 43.
a) Lập công thức phân tử của X.
b) Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Từ Y có
thể điều chế Z bằng 1 phản ứng. Tìm cơng thức cấu tạo của X và gọi tên X.
Loại 2 : Bài tập về phản ứng cháy của este.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam metyl propionat cần dùng vừa đủ a mol oxi. Sản phẩm
cháy thu được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa và khối lượng
dd nước vôi trong thay đổi b gam. Tính a, b, m.
Câu 2: A là este no, đơn chức mạch hở. Khi đốt cháy A thấy thể tích khí CO 2 thu được bằng
thể tích lượng oxi cần dùng cho phản ứng.
a) Lập công thức phân tử của A.

b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên A.(biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất).
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 1 este đơn chức cần 10,08 lit O 2 (đktc) thu được 17,6 gam CO2
và 5,4 gam nước. Số CTCT có thể có là bao nhiêu?
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở thu được 9 gam
nước và V lít khí CO2 ở đktc. Tính V.
Loại 3: Bài tập thủy phân este.
Dạng 1: Thủy phân một este đơn chức.
Câu 1:

15


a) Xà phịng hóa 8,8 gam este X có tên gọi là etyl axetat trong 300 ml dd NaOH 1M.

Sau khi phản ứng hồn tồn tiến hành cơ cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
muối. Tính m.
b) Xà phịng hóa hồn tồn m gam este có cơng thức phân tử C 4H8O2 bằng 50 gam
dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được ancol etylic và a gam muối. Tính a.
c) Xà phịng hóa 7,4 gam este X có tên gọi metyl axetat trong 50 ml dd NaOH 1M.
Sau khi phản ứng hồn tồn cơ cạn dd sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Tính m.
d) Trộn 13,6 gam phenyl axetat với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng
xảy ra hồn tồn cơ cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của
m là
A. 8,2

B. 10,2

C. 19,8

D. 21,8

Câu 2: Một este X đơn chức. Xà phịng hóa hồn tồn m gam X cần dùng vừa đủ 100 ml dd
NaOH 1M thu được 8,2 gam muối và 3,2 gam ancol. Hãy tìm cơng thức cấu tạo và gọi tên
X.
Câu 3: Một este X đơn chức có tỉ khối so với H 2 là 44. Khi cho 4,4 gam X tác dụng với 100
ml dd NaOH 1M, sau khi phản ứng hồn tồn cơ cạn dd sau phản ứng thu được 6,1 gam
chất rắn khan. Hãy tìm cơng thức cấu tạo của X thỏa mãn và gọi tên.
Câu 4: Một este X đơn chức. Lấy m gam X đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 0,45
mol CO2 và 0,45 mol nước. Mặt khác xà phịng hóa hồn tồn m gam X cần dùng vừa đủ
150 ml dd NaOH 1M. X có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
Câu 5 : X là một este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 12,9 gam X thu được 13,44 lít khí CO 2
ở đktc và 8,1 gam nước.
a) Lập công thức phân tử của X
b) Khi cho X tác dụng với dd NaOH đun nóng thu được anđehit. Hãy viết các cơng

thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện.
c) Khi cho 12,9 gam X tác dụng với dd NaOH vừa đủ thu được 4,8 gam một ancol A.
Hãy viết cơng thức cấu tạo chính xác của X và gọi tên.
Dạng 2: Thủy phân hỗn hợp este là đồng phân.
Câu 1 :
a) Đun nóng a gam hh gồm metylaxetat, etylfomat, axit propionic cần dùng 100 ml
dd NaOH 1M. Tính a.

16


b) Xà phịng hóa hồn tồn 4,4 gam hỗn hợp gồm axit butiric; metyl propionat; etyl
axetat cần dùng vừa đủ m gam dd KOH 10 %. Tính m.
Câu 2: Hóa hơi 2,64 gam hỗn hợp hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau thu
được thể tích hơi bằng thể tích của 0,84 gam khí N2 được đo trong cùng điều kiện.
a) Tìm cơng thức phân tử của X và Y.
b) Đun 2,64 gam hỗn hợp X và Y với một lượng dung dịch NaOH dư đến khi phản
ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp hai muối của hai axit đồng đẳng kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng. Tìm cơng thức cấu tạo của X và Y.
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 15,4 gam hh X gồm 2 este là đồng phân của nhau bằng lượng
dung dịch NaOH vừa đủ thu được 14,84 gam hh 2 muối của axit cacboxylic đơn chức là
đồng đẳng kế tiếp và 7,56 gam ancol đơn chức. Xác định công thức cấu tạo của este trong
X.
Dạng 3: Thủy phân hỗn hợp este là đồng đẳng
Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn tồn một lượng X
cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc) thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác X tác dụng với
dung dịch NaOH thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng liên tiếp nhau. Tìm công
thức phân tử của hai este trong X
Câu 2: Thủy phân hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng đẳng của nhau bằng 100 ml dd NaOH
vừa đủ thu được 8,2 gam một muối duy nhất và 3,9 gam hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế

tiếp. Tìm CTCT và % khối lượng của từng este.
Câu 3: Để xà phòng hố hồn tồn 19,4g hỗn hợp 2 este đơn chức X, Y cần 200 ml dung
dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng hồn tồn, cơ cạn dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol
đồng đẳng kế tiếp nhau và m g một muối khan duy nhất Z. Tìm CTCT, % khối lượng của X
trong hỗn hợp ban đầu và giá trị m.
Loại 4 : Bài tập este hóa.
Câu 1.
a) Cho 0,1 mol CH3COOH phản ứng với 0,1 mol C2H5OH tạo ra este với hiệu suất 80
%. Tính khối lượng este thu được.
b) Cho 0,2 mol CH3COOH phản ứng với 0,1 mol C 2H5OH tạo ra este với hiệu suất
60 %. Tính khối lượng este thu được.
c) Cho 0,2 mol CH3COOH phản ứng với 0,3 mol CH 3OH tạo ra este với hiệu suất 70
%. Tính khối lượng este thu được.

17


d) Cho m gam axit CH 3COOH phản ứng với m’ gam CH 3OH tạo ra 0,1 mol este với
hiệu suất 70 %. Tính m , m’
e) Cho m gam axit HCOOH phản ứng với m’ gam C 2H5OH tạo ra 0,2 mol este với
hiệu suất 60 %. Tính m và m’.
f) Đốt cháy hoàn toàn a gam axit CH 3COOH thu được 0,2 mol CO2. Nếu đốt cháy
hoàn toàn b gam ancol C 2H5OH thu được 0,4 mol CO 2. Tiến hành phản ứng este hóa với
hiệu suất 60% thu được m gam este. Tính m.
Câu 2.
a) Cho 0,1 mol CH3COOH phản ứng với 0,1 mol C2H5OH (có H2SO4 đặc xúc tác) tạo
ra 0,08 mol este. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa.
b) Cho 0,15 mol CH3COOH phản ứng với 0,2 mol C2H5OH (có H2SO4 đặc xúc tác)
tạo ra 0,07 mol este. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa.
c) Cho 0,5 mol HCOOH phản ứng với 0,4 mol CH 3OH (có H2SO4 đặc xúc tác ) tạo ra

0,2 mol este. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa.
Câu 3:
a) Cho 6 gam axit axetic tác dụng với một ancol no, đơn chức mạch hở (có H 2SO4
đặc xúc tác) thu được 7,04 gam một este với hiệu suất phản ứng là 80%. Tìm cơng thức
phân tử và công thức cấu tạo của este.
b) Cho 9,2 gam ancol etylic phản ứng với 0,3 mol một axit hữu cơ no, đơn chức,
mạch hở (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được 15,3 gam este với hiệu suất phản ứng là 75%.
Tìm cơng thức phân tử và cơng thức cấu tạo của este.
Để có thể củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh sau mỗi tiết học buổi sáng hay
buổi chiều đều cần có một hệ thống các câu hỏi hay bài tập hợp lí để về nhà học sinh tự làm.
Với tiết học buổi sáng, bài tập về nhà cho học sinh đại trà tôi chỉ ra các dạng bài tập trong
sách giáo khoa và có sự chọn lọc kĩ.
Với học buổi chiều thì phần bài tập cho học sinh về nhà hồn thành tơi chỉ ra cho học
sinh 2 bài tập.
Ra số lượng bài tập ít cho học sinh, với u cầu các em phải tự mình hồn thành ở
nhà với chất lượng tốt nhất. Đồng thời giáo viên sẽ dành một ít thời gian để kiểm tra vào
đầu tiết học kế tiếp hôm sau. Việc kiểm tra bài tập về nhà của học sinh có thể mất thời gian
nhưng cũng chỉ mất thời gian ở những buổi đầu tiên khi áp dụng. Khi việc làm bài tập về
nhà của học sinh đã đi vào nền nếp thì những lần sau có thể giao cho cán bộ lớp kiểm tra

18


vào các giờ truy bài, sau đó vào đầu tiết học giáo viên có thể yêu cầu cán bộ lớp báo cáo
tình hình chuẩn bị bài tập về nhà đối với môn học của các học sinh trong lớp. Giáo viên
cũng có thể kiểm tra xác suất ngẫu nhiên một vài học sinh.
2.3. Xây dựng đề cương ôn tập hợp lí trước mỗi kì thi hoặc kiểm tra quan trọng
Trước mỗi kì thi hoặc kiểm tra quan trọng, tơi đều soạn cho học sinh một đề cương
chi tiết. Đề cương này được chia thành 2 phần là phần lí thuyết và phần bài tập. Mỗi học
sinh đều có một quyển vở đề cương riêng. Đề cương này được phát cho học sinh trước mỗi

kì thi khoảng hai tuần. Học sinh có khoảng một tuần để hồn thành đề cương này. Sau khi
học sinh hồn thành đề cương, tơi sẽ thu lại và xem phần làm của học sinh đề điều chỉnh kịp
thời kiến thức cho các em. Một tuần còn lại trước khi thi, tôi tiến hành giải đáp thắc mắc
của học sinh hoặc chữa cụ thể một số câu. Trong khoảng thời gian một tuần này, tôi cho các
em về nhà làm thử một số đề thi để làm quen với cách hỏi trong đề trắc nghiệm.
2.3.1. Soạn đề cương phần lí thuyết
Tất cả câu hỏi lí thuyết trong đề cương đều được biên soạn theo đề tự luận. Mỗi câu
được chia thành nhiều ý nhỏ. Một câu tự luận đó có thể tương ứng với nhiều câu hỏi trắc
nghiệm trong đề thi. Các câu hỏi trong đề cương ôn tập phải bao gồm các câu hỏi cho từng
bài hoặc tổng hợp cho nhiều bài. Nội dung của các câu lí thuyết đó phải cụ thể và gần với
cách hỏi trong đề trắc nghiệm. Kiến thức trong đề cương phải tương ứng với những mục
kiến thức có trong sách giáo khoa như có cả phần tính chất vật lí, tính chất hóa học và điều
chế, ứng dụng... Tuy nhiên nội dung vẫn phải tập trung vào trọng tâm. Mức độ câu hỏi tăng
dần từ dễ đến khó. Trong đề cương tôi thường chia thành 2 mảng là câu hỏi bắt buộc và câu
hỏi nâng cao làm tự nguyện.
Sau đây, tơi xin trình bày nội dung phần lí thuyết đề cương ôn tập chương 1 và
chương 2 (este, lipit, cacbohiđrat) và bài amin.
Các câu hỏi cơ bản : (Làm bắt buộc)
Câu 1:
a) Viết công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở.
b) Có bao nhiêu đồng phân este ứng với CTPT C 3H6O2, C4H8O2 Viết CTCT và gọi
tên các đồng phân đó.
c) Có bao nhiêu đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với CTPT C3H6O2?
+ Đồng phân nào tác dụng với Na?
+ Đồng phân nào tác dụng với dd NaOH, Đồng phân nào tác dụng với NaHCO3?

19


+ Đồng phân nào có phản ứng tráng bạc?

Câu 2:
a) Viết công thức của axit oleic, axit panmitic, axit stearic.
b) Viết cơng thức của triolein, tripanmitin, tristearin.
c) Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit béo là axit panmitic, axit stearic có
mặt xúc tác H2SO4 đặc thu được tất cả bao nhiêu loại chất béo?
d) Thủy phân một chất béo X thu được glixerol và 2 axit béo là axit panmitic và axit
oleic. Hãy cho biết X có tất cả bao nhiêu công thức cấu tạo?
Câu 3: Viết phương trình thủy phân các este sau đây trong mơi trường axit và trong môi
trường kiềm (bằng NaOH)

a) HCOOCH2CH3
b) CH3COOCH=CH2
c) CH2=CHCOOCH=CH-CH3
d) C2H5COOC(CH3)=CH2
e) C2H5COOC6H5
f) CH3COOCH2-C6H5
g) (C17H33COO)3C3H5
Chất nào thủy phân tạo ancol, chất nào thủy phân tạo anđehit, chất nào thủy phân tạo xeton?
Chất nào khi xà phịng hóa trong dung dịch kiềm dư tạo ra 2 muối?
Câu 4:
a) Một este A được điều chế từ ancol metylic và axit propionic. Viết công thức cấu
tạo của A và gọi tên A.
b) Một este B khi thủy phân trong dd NaOH thu được muối có tên gọi là natri axetat
và ancol etylic. Viết cơng thức cấu tạo và gọi tên B.
c) Một este C có cơng thức phân tử C 4H8O2 khi thủy phân trong môi trường axit tạo
ra ancol propylic. Viết công thức cấu tạo và gọi tên C.
d) Một este D có cơng thức phân tử là C 3H6O2. Khi xà phịng hóa bằng dd NaOH thu
được muối có cơng thức là C2H3O2Na. Viết công thức cấu tạo và gọi tên D.
e) Một este E có cơng thức phân tử là C3H6O2 khi thủy phân bằng dd NaOH thu được
chất hữu cơ có tỉ khối so với H2 là 23. Tìm cơng thức cấu tạo của E và gọi tên E.


20


f) Một este F có cơng thức phân tử C 4H8O2 khi thủy phân trong môi trường axit tạo ra
2 chất hữu cơ A và B. Từ A có thể điều chế trực tiếp B bằng 1 phản ứng. Viết công thức cấu
tạo của F và gọi tên F.
Câu 5:
a) Chất béo có tan trong nước khơng? nặng hay nhẹ hơn nước?
b) So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: metyl fomat, ancol etylic, axit axetic, etyl
axetat và giải thích?
c) Chất béo lỏng và chất béo rắn có đặc điểm cấu tạo khác nhau như thế nào?
d) Viết phương trình khi cho triolein tác dụng với H 2 dư (Ni, t0C)( đây là phương
pháp chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn).
Câu 6: Viết phương trình điều chế các este sau từ axit và ancol tương ứng
a) metyl axetat.
b) etyl fomat.
c) triolein.
d) este no, đơn chức, mạch hở.
Câu 7: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
a) Viết công thức phân tử của các chất trên. (Xenlulozơ có thể viết theo 2 cách)
b) Viết cơng thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.
c) Nêu các thí nghiệm để tìm ra cơng thức cấu tạo của glucozơ.
d) Chất nào là monosacarit, đisacarit, polisacarit? Chất nào là đồng phân của nhau?
c) Trình bày trạng thái, màu, tính tan trong nước của glucozơ, fructozơ, saccarozơ,
tinh bột, xenlulozơ. Trong tự nhiên những chất này có nhiều trong đâu? Nêu tên gọi khác
nếu có.
Câu 8 : Cho các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit fomic, anđehit
axetic, glixerol.
a) Những chất nào tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

b) Những chất nào tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch có
màu xanh lam?
c) Những chất nào tác dụng được với dung dịch brom?
d) Những chất nào có phản ứng thủy phân trong mơi trường axit? Viết phương trình
phản ứng.
e) Những chất nào có phản ứng tráng bạc?

21


f) Những chất nào tác dụng với H2(Ni, t0)?
g) Viết phương trình phản ứng lên men glucozơ.
h) Viết phương trình phản ứng của xenlulozơ với axit HNO 3 đặc( có H2SO4 làm chất
xúc tác).
i)Viết phương trình phản ứng của glucozơ và fructozơ với H 2(Ni, to). Gọi tên sản
phẩm.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
a) Tinh bột  X Y axit axetic.
b) Xenlulozơ A  B  C axit axetic.
Xác định các chất X, Y, A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 10:
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch sau:
a) fructozơ, glixerol.
b) glucozơ, fructozơ.
c) saccarozơ, fructozơ.
d) glucozơ, hồ tinh bột.
e) glucozơ; axit fomic.
f) glucozơ, sacarozơ, fructozơ.
Mỗi trường hợp hãy trình bày các phương án khác nhau để phân biệt.
Câu 11:

a) Viết công thức dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở.
b) Viết tất cả các đồng phân cấu tạo của amin có thức phân tử C 3H9N, amin thơm có cơng
thức phân tử C7H9N.
c) Viết các đồng phân amin bậc 1 có cơng thức phân tử C4H11N.
d) Viết các đồng phân amin bậc 2 có cơng thức C5H13N, bậc 3 có cơng thức C6H15N.
Câu 12: Gọi tên các amin sau đây
a) CH3CH2CH2NH2
b) CH3CH(CH3)NH2
c) (CH3)3N
d) C6H5CH2NH2
e) C6H5NH2
f) C2H5NHCH2CH2CH3

22


Câu 13 :
a) Viết phương trình phản ứng khi cho etyl amin lần lượt tác dụng với dd HCl, H 2SO4
(theo tỉ lệ 2 :1 và 1 :1)
b) Viết phương trình phản ứng khi cho anilin lần lượt tác dụng với dd HCl, dd brom.
c) Viết phương trình phản ứng khi cho muối phenyl amino clorua tác dụng với dd
NaOH.
Câu 14 : So sánh lực bazơ của các chất sau :
a) CH3NH2 ; C2H5NH2 ; (CH3)2NH ; C6H5NH2 ; (C6H5)2NH; NH3; NaOH
b) C2H5NH2; NaOH; C6H5CH2NH2; CH3-C6H4NH2; O2N-C6H4NH2; C6H5NH2
Câu 15: nêu phương pháp hóa học để phân biệt
a) các chất khí C2H2, C2H4, CH3NH2, CH4.
b) các chất lỏng
+) benzen, anilin, stiren
+) benzen, anilin, phenol

Câu 16: Nêu phương pháp hóa học để
a) tách các chất khí ra khỏi hỗn hợp gồm metyl amin và metan
b) tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp gồm
+) benzen và anilin
+) benzen, anilin, phenol.
* Các câu hỏi nâng cao (làm tự nguyện):
Câu 1:
a)Viết các đồng phân este có cơng thức phân tử C4H6O2
b) Viết các đồng phân đơn chức có cơng thức phân tử C4H6O2.
c) Có bao nhiêu đồng phân mạch hở có CTPT C2H4O2?
Đồng phân nào tác dụng với dd NaOH, đồng phân nào tác dụng với Na, đồng phân nào có
phản ứng tráng bạc? Đồng phân nào tác dụng với ancol etylic?
Câu 2:
a) Có tất cả bao nhiêu đồng phân este chứa vòng benzen có cơng thức phân tử
C8H8O2.(trong số các este này có bao nhiêu chất thủy phân trong dd NaOH dư thu được 2
muối?)
b) Một este X hai chức (chỉ có nhóm chức este) khi đốt cháy thu được CO 2 có thể
tích gấp 4 lần thể tích của X. X có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

23


Câu 3: Khi đun nóng glixerol với 3 axit béo là axit oleic, axit panmitic, axit stearic thì thu
được tất cả bao nhiêu loại chất béo?
Câu 4: Este X có công thức phân tử C 5H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu sản phẩm
gồm
a) Một muối và một anđehit. Hãy viết công thức cấu tạo tất cả các đồng phân thỏa
mãn.
b) Một muối và một xeton. Hãy viết công thức cấu tạo tất cả các đồng phân thỏa
mãn.

Câu 5: Một este có cơng thức phân tử C9H10O2.
a) Khi thủy phân este này trong dd NaOH thu được một muối và một ancol thơm.
Xác định công thức cấu tạo thỏa mãn.
b) Khi thủy phân este này trong dd NaOH thu được 2 muối. Xác định công thức cấu
tạo thỏa mãn.
c) Khi thủy phân este trong dd NaOH thu được 2 muối đều có phân tử khối lớn hơn
70. Xác định công thức cấu tạo thỏa mãn.
Câu 6:
a) X là muối có CTPT C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với dd KOH thu được một
amin bậc 3 và các chất vô cơ. Viết công thức cấu tạo của X và viết phương trình phản ứng.
b) 2 chất A và B cùng có CTPT C2H7NO2. A và B khi tác dụng với dd NaOH cho 2
khí X và Y đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Viết cơng thức cấu tạo của A và B và viết
phương trình phản ứng.
c) Chất X có cơng thức phân tử C3H9NO2. khi cho X tác dụng với dd kiềm thu được
chất khí Y làm quỳ tím hóa xanh. X có tất cả bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?
2.3.2. Soạn đề cương phần bài tập.
Nếu như ở phần ôn buổi chiều, khi ôn tập cho từng bài cụ thể tôi chia các bài tập
thành các dạng rất chi tiết thì khi ra đề cương ôn tập tôi chia thành một số kiểu đề chung
cho tất cả các chương. Ví dụ khi soạn đề cương ôn tập cho chương 1, chương 2, chương 3 ,
chương 4 (este, lipit, cacbohiđrat, amin, amino axit, peptit, protein, polime ), tôi chia thành
bốn loại cơ bản. Loại thứ nhất là các bài tập tính theo phương trình phản ứng. Loại thứ hai
là bài tập tính nhanh. Loại thứ ba là bài tập lập công thức phân tử và tìm cơng thức cấu tạo.
Loại thứ tư là một số bài tập khác (như tính số mắt xích của tinh bột, hệ số polime hóa...)
*CÁC LOẠI BÀI TẬP CƠ BẢN

24


Loại 1: Bài tập tính theo phương trình phản ứng.
Câu 1:

a) Xà phịng hóa 4,4 gam etylaxetat bằng 200 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m.
b) Xà phịng hóa 7,4 gam metylaxetat bằng 50 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng
xảy ra hồn tồn cơ cạn dd sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Tính m.
Câu 2:
a) Cho 0,2 mol CH3COOH phản ứng với 0,1 mol C2H5OH tạo ra este với hiệu suất 60
%. Tính khối lượng este thu được.
b) Cho 0,5 mol HCOOH phản ứng với 0,4 mol CH3OH tạo ra 0,2 mol este. Tính hiệu
suất của phản ứng este hóa.
Câu 3:
a) Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO 3 trong dung dịch amoniac
thấy bạc kim tách ra. Tính khối lượng bạc kim lọai thu được và khối lượng bạc nitrat cần
dùng. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Thủy phân hoàn tồn 34,2 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc
với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa.
Câu 4:
a) Cho glucozơ lên men thành rượu etylic. Dẫn khí cacbonic sinh ra vào nước vơi
trong có dư, thu được 50 gam chất kết tủa.Tính khối lượng rượu thu được. Tính khối lượng
glucozơ đã cho lên men, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
b) Cho 2,5 kg mùn cưa chứa 50% xenlulozơ lên men thành rượu etylic. Trong quá
trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.Tính khối lượng rượu thu được.
Nếu pha lỗng rượu đó thành rượu 40o thì sẽ được bao nhiêu lit, biết rượu nguyên chất
có khối lượng riêng là 0,8 g/ml.
Câu 5:
a) Tính khối lượng xenlulozơ và khối lượng axit nitric cần để sản xuất ra 1 tấn
xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong sản xuất là 12%.
b) Tính thể tích axit nitric 99,67% (d=1,52) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ
trinitrat, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 90%.
Câu 6:


25


×