I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là
A. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột
B. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo
hướng xác định
C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong
quần thể
D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của
quần thể định hướng quá trình tiến hoá
Câu 2: Để nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen
quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta dùng
công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Nuôi cấy tế bào.
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc
và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
A. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
C. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp
thành nó.
D. F2 có 4 kiểu hình.
Câu 4: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh
A. Sự tiến hóa đồng quy. B. Sự tiến hóa phân li
C. Nguồn gốc chung D. Vai trò của chọn lọc tự nhiên.
Câu 5: Bệnh nào ở người không phải là bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm. B. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen.
C. Bệnh khóc như mèo kêu. D. Bệnh phênilkêtô niệu.
Câu 6: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần
thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là
A. Mất hiệu quả nhóm. B. Sức sinh sản giảm.
C. Không kiếm đủ thức ăn. D. Gen lặn có hại biểu hiện.
Câu 7: Thực chất của hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là
A. Sản phẩm của các gen khác locus tương tác nhau xác định 1 kiểu hình.
B. Nhiều gen cùng locus xác định 1 kiểu hình chung.
C. Các gen khác locus tương tác trực tiếp nhau xác định 1 kiểu hình.
D. Gen này làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng hình thành.
Câu 8: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,32AA +
0,56Aa + 0,12aa sau 4 thế hệ tự thụ rồi tiếp tục ngẫu phối qua 5 thế hệ,
thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là
A. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa
C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa D. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa
Câu 9: Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy
A. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái. B. Chúng có cùng nơi ở và ổ
sinh thái.
C. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở. D. Chúng cùng giới hạn sinh
thái.
Câu 10: Đột biến giả trội là dạng đột biến
A. Chuyển alen lặn trên nhiễm sắc thể X sang nhiễm sắc thể Y nên thể
đột biến chỉ cần một gen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình.
B. Biến cặp gen dị hợp hoặc đồng hợp lặn thành cặp gen đồng hợp trội
nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội.
C. Biến gen lặn thành gen trội nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội.
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể mang gen trội nên alen lặn trên nhiễm sắc thể
tương đồng biểu hiện kiểu hình.
Câu 11: Để phát hiện ra đột biến chuyển đoạn người ta căn cứ vào:
A. Tỷ lệ sống sót của thế hệ con cháu
B. Sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân
C. Tỷ lệ tế bào sinh dục hữu thụ
D. Kiểu hình của con cháu
Câu 12: Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở người như thế nào?
A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau
phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và YY.
B. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ
sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.
C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không
phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.
D. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly
ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.
Câu 13: Triplet mở đầu là:
A. 5’ GUA 3’ B. 5’ XAT 3’ C. 5’ AUG 3’ D. 5’ TAX 3’
Câu 14: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng
thuần chủng có mục đích
A. Tránh hiện tượng thoái hóa giống.
B. Xác định vai trò của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ
hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
D. Phát hiện ra các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để
tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
Câu 15: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
D. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
Câu 16: Vì sao có hiện tượng lá xanh có các đốm trắng ?
A. Do ảnh hưởng của ánh sáng không đều ở môi trường sống.
B. Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và
trắng (do đột biến) có liên quan tới các nhiễm sắc thể qua các lần nguyên
phân.
C. Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và
trắng (do đột biến) qua các lần nguyên phân.
D. Do khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau của các lạp thể.
Câu 17: Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra khi nào?
A. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các
cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản.
Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường.
B. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các
cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản.
Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường.
C. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các
cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản.
Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường.
D. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các
cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản.
Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường.
Câu 18: Điều nào không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật
nhân thật so với sinh vật nhân sơ
A. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và trưởng thành.
B. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polypeptit.
C. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polypeptit.
D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia.
Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN
polimeraza riêng xúc tác.
Câu 19: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực
là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền
của quần thể sẽ đạt được
A. Sau 3 thế hệ ngẫu phối B. Sau 1 thế hệ ngẫu phối
C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối
Câu 20: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen
không vượt quá 50%?
A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.
B. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
C. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu.
D. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit của cặp tương đồng.
Câu 21: Điều nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của giới tính
đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen ở các ví dụ sau đây?
A. Ở dê, thể dị hợp biểu hiện râu xồm ở con đực, không biểu hiện ở con
cái.
B. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu cái và không sừng ở cừu đực.
C. Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam, còn ở nữ thì không
biểu hiện.
D. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái.
Câu 22: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng
được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 đỏ : 1
trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ
F2?
A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2
Câu 23: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên
mỗi mạch khuôn của ADN
A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’
C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia
Câu 24: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến
dị này.
B. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
C. Giải thích được sự hình thành loài mới.
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng:
A. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với
nhau nhờ xúc tác của enzym ADN –ligaza
B. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác
nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo
C. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ
thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại
D. Có hàng trăm loại ADN – restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết
và cắt các phân tử ADN ở các vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được
phân lập từ các tế bào động vật bậc cao
Câu 26: Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ phiên mã thực chất là
A. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. B. Loại bỏ protein chưa cần.
C. Điều hòa thời gian tồn tại của ARN D. Ổn định số lượng gen trong hệ
gen.
Câu 27: Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với
nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn nhau được F2 có
176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Xác suất để ở F2 xuất hiện 3 cây
trên cùng một lô đất có thể gặp ít nhất một cây hoa đỏ là
A. 3/4 B. 6/16 C. 9/16 D. 0,9163
Câu 28: Một hệ thực nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống
trong môi trường vô sinh được xác định là
A. Hệ sinh thái. B. Quần xã sinh vật.
C. Quần thể sinh vật. D. Một tổ hợp sinh vật khác loài.
Câu 29: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì?
A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.
B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
C. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát.
D. Sự xuất hiện quyết trần.
Câu 30: Vì sao trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số
lượng cá thể của mỗi loài giảm đi? Vì