Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN: Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 29 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nhiệm vụ của giáo viên công tác chủ nhiệm được xem là nhiệm vụ
nặng nề nhất. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động
liên quan đến lớp và các thành viên trong lớp. Là người xây dựng kế hoạch, tổ chức
cho lớp mình thực hiện các kế hoạch, theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch của
học sinh, theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của các em, giải quyết các vụ việc xảy
ra trong lớp...Một trong những nhiệm vụ mà các thầy cô bận tâm nhất đó là tiết sinh
hoạt cuối tuần của lớp chủ nhiệm. Bởi lẽ trên thực tế, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm cịn
gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Để rõ hơn về
thực trạng của tiết sinh hoạt cuối tuần tôi đã thăm dò ý kiến của học sinh lớp chủ
nhiệm:
Cảm nhận của em về tiết sinh hoạt lớp
Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng số
39
0
5
9
25
Như vậy đa số học sinh khơng thích tiết sinh hoạt lớp. Hay nói một cách khác đi
là các em rất "sợ" khi phải đến tiết sinh hoạt cuối tuần. Tôi luôn băn khoăn là tại sao
tiết sinh hoạt lớp lại khiến các em nhàm chán?
Hơn nữa, trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trị quan trọng.


Đó là một trong những hoạt động giáo dục hữu ích, giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí
lớp học, xây dựng tập thể lớp đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống
cơ bản. Chính thơng qua các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó
với học sinh, biết được những tâm tư nguyện vọng của các em để cùng các em giải
quyết những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống và trong học tập. Để từ đó các em được
trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển theo chiều hướng tích cực.
Thế nhưng, vẫn khơng ít những giờ sinh hoạt lớp diễn ra trong khơng khí nặng
nề, căng thẳng hoặc qua loa đại khái, làm sai lệch mục tiêu và mất đi ý nghĩa của tiết
học này. Bởi vì vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các em học sinh phải ngồi nghe những lời
trách móc, mắng mỏ với nhiều “cung bậc trầm bổng” khác nhau của giáo viên chủ
nhiệm về những “lỗi lầm” mà các em đã gây ra trong tuần. Nếu lớp bị xếp loại thi đua
cuối bảng thì những em vi phạm sẽ phải chịu “hình phạt” như đứng trước lớp, úp mặt
vào tường, lắng nghe bao lời "trách móc" của giáo viên chủ nhiệm, cuối cùng là nêu
tên, khiển trách trước cờ...Và "bài ca muôn thuở" chỉ kết thúc khi giáo viên được “thỏa
mãn” cơn tức. Còn học sinh thì chán nản, mong cho sớm kết thúc tiết học này. Đó cũng
1
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

là điều dễ hiểu là tại sao tiết sinh hoạt lớp đã trở thành "gánh nặng" của cả giáo viên và
học sinh.
Vậy làm thế nào để tiết sinh hoạt lớp trở thành tiết học bổ ích? Làm thế nào để
các em học sinh cảm thấy hứng thú và luôn mong chờ đến tiết sinh hoạt cuối tuần?
Những câu hỏi đó ln nung náu trong tôi và thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Xây dựng một số nội dung, phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm tạo

điều kiện cho ban cán sự phát huy năng lực của mình, rèn luyện tính chủ động sáng
tạo, phát huy tinh thần tự quản. Chất lượng giáo dục học sinh cũng như hiệu quả tiết
sinh hoạt được nâng cao. Tạo khơng khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong giờ sinh
hoạt. Giúp tiết sinh hoạt lớp trở thành một tiết học bổ ích, góp phần rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những phương pháp và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp thành tiết học bổ
ích.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Tiết sinh hoạt lớp của lớp 9A1 trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông
Ana – Tỉnh Đăk Lăk.
- Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2015 – 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế
- Nghiên cứu tài liệu.
- Trải nghiệm cuộc sống cơng việc đã làm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Để nói lên vai trị của giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm, phó giáo sư tiến sĩ
Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý Giáo dục đã khẳng định: "Giáo viên chủ nhiệm lớp
ở trường phổ thông là nhà quản lý khơng có dấu đỏ. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm
trong trường phổ thông, là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm là
người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (giáo viên) hồn thành bản giao
hưởng hình thành nhân cách tồn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự nhận thức về
2
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học: 2015 - 2016

quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò:
người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp
học, người làm công tác tổ chức lớp học, người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học,
người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh,
người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp"…
Như vậy, ngồi tiết dạy trong chương trình đối với một giáo viên bộ mơn thì tiết
sinh hoạt lớp cũng là một tiết dạy không kém phần quan trọng đối với giáo viên chủ
nhiệm lớp nên giáo viên cần có sự nhiệt tình, tận tụy, thường xun đổi mới hình thức,
phương pháp để tiết sinh hoạt lớp trở thành tiết học bổ ích.
Theo thơng tư số 12/TT- BGD&ĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011của Bộ GD&ĐT
ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Theo đó, trong chương
trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp cũng được quy định như một tiết học bắt
buộc, trong đó giáo viên chủ nhiệm cũng được hưởng số tiết kiêm nhiệm theo quy định
(4 tiết/tuần), học sinh cũng thực hiện đủ thời lượng của một tiết học (45 phút/ tiết). Vì
vậy giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng kế hoạch, thực hiện tiết sinh hoạt lớp như
một tiết học, thỏa mãn được mục tiêu về kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành
thái độ cho học sinh.
2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân làm giáo viên chủ nhiệm nhiều năm nên
có kinh nghiệm trong việc quản lí và điều hành lớp. Có kinh nghiệm giáo dục học sinh,
hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần, cũng như
những buổi sinh hoạt ngoại khóa khác của lớp.
+ Bản thân đã đơi lần được cử đi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại Sở GD&ĐT Đăk Lăk để giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.

+ Đã tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Thông qua hội thi giáo
viên đã có thêm nhiều kĩ năng trong giao tiếp với học sinh, xử lí các tình huống sư
phạm thường gặp, có thêm kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống cho các em khi
đang ngồi trên ghế nhà trường.
3
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Về phía học sinh: Phần lớn các em trong ban cán sự rất hào hứng với cơng việc
được giao, nhiệt tình và có hướng cầu tiến. Đây là lớp đa số học sinh có nề nếp, ý thức
khá tốt, các em khơng quá vất vả trong công việc điều hành, tự quản. Số lượng học
sinh khá giỏi nhiều, một số em tỏ ra rất dạn dĩ trước tập thể. Thậm chí, có những học
sinh vốn rất “sợ đám đông” nhưng dần dần mạnh dạn hơn.
- Về phía nhà trường: Tạo mọi điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt
nhiệm vụ như: Giảm số tiết dạy theo qua định, phân công chun mơn và thời khóa
biểu hợp lý, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên tổ chức tiết sinh hoạt theo
hướng tích cực, bố trí giáo viên tham gia tập huấn giáo dục kĩ năng sống trong dịp hè
tại Sở GD&ĐT để có thêm kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
2. Khó khăn:
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên cịn hơi lúng túng trong việc triển khai
những chủ đề cụ thể của từng tháng. Lựa chọn đội ngũ ban cán sự và hướng dẫn tập
huấn tổ chức để học sinh phụ trách không dễ dàng; chuẩn bị và lồng ghép nhiều nội
dung trong một tiết sinh hoạt đơi lúc cịn bị khống chế về mặt thời gian.
- Về phía học sinh: Vì phải tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp, phải học
nhiều môn và tham gia nhiều hoạt động phong trào khác nên thời gian các em chuẩn bị
nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần chưa nhiều, dẫn đến chất lượng chưa thật

tốt.
+ Vẫn còn nhiều học sinh chưa thực sự dạn dĩ, còn rụt rè, mất tự tin khi đứng
trước tập thể.
b. Thành cơng – hạn chế
* Thành cơng
- Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ
năng tổ chức các hoạt động của ca nhân và tập thể. Nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ
động và mạnh dạn. Để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả
hơn.
- Tạo mơi trường học tập vui nhộn, tích cực, góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình u
q hương, đất nước, người thân, bạn bè, kính trọng biết ơn thầy cơ giáo, có ý thức tơn trọng
và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, có ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện
trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngồi xã hội. Ý thức chấp hành tốt những nội quy,
quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức khi tham gia vào các hoạt động như học tập,
vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. Có ước mơ, hồi bão để từ
đó định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
4
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Thực hiện tốt cơng tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có nề
nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của
học sinh.
- Trên cơ sở đó giáo viên có cơ hội nắm bắt đặc điểm phát triển tâm sinh lý của từng em.
Là điều kiện để giáo viên nhận xét đánh giá và xếp loại đạo đức học sinh cuối năm, tạo uy tín

đối với phụ huynh và học sinh trong công tác chủ nhiệm.
* Hạn chế
- Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao
chất lượng học tập nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các
em nên việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo một tiết học chỉ là giải pháp chủ quan của
giáo viên chủ nhiệm.
- Tiết sinh hoạt được thực hiện đều đặn vào cuối tuần nhưng nội dung và hình
thức tổ chức chưa phù hợp, cịn mang tính đối phó, qua loa.
- Đa số học sinh vẫn cịn bị động, ỉ lại, nhàm chán, chưa có trách nhiệm với bản
thân, chưa tích cực trong các hoạt động tập thể…
c. Mặt mạnh, mặc yếu
* Mặt mạnh
- Học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, biết làm chủ bản thân, tự tin,
quyết đoán ở mọi nơi mọi lúc.
- Giáo viên có cơ hội gần gũi, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó
điều chỉnh thái độ, hành vi của học sinh lớp chủ nhiệm, giúp các em phát triển theo chiều
hướng tích cực.
* Mặt yếu
- Một số tiết sinh hoạt lớp cịn mang tính đối phó, qua loa, chưa đáp ứng yêu cầu.
- Còn mất khá nhiều thời gian chuẩn bị nội dung, các cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ cho việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề như phịng học, máy tính, máy chiếu và một
số phương tiện khác...
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
- Dựa trên thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm tại trường
THCS Lương Thế Vinh và huyện Krông Ana hiện nay.
5
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học: 2015 - 2016

- Thái độ của học sinh khi tham gia các tiết sinh hoạt lớp.
- Yêu cầu đối với tiết sinh hoạt lớp hiện nay địi hỏi phải có sự đổi mới để nâng
cao chất lượng giáo dục.
- Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS hiện nay.
- Các văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch giáo
dục thường xuyên của giáo viên yêu cầu phải đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu
quả giáo dục.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Như chúng ta được biết, một tiết sinh hoạt chủ nhiệm đạt hiệu quả phải là tiết
sinh hoạt với bầu khơng khí vui vẻ, thoải mái, khi mọi người cảm thấy mình là một
phần của tiết sinh hoạt đó, khơng ai cảm thấy lạc lõng, bên ngoài cuộc. Là tiết sinh
hoạt mà các em cảm nhận được giá trị hữu ích từ nội dung và phương pháp tổ chức. Để
đáp ứng được yêu cầu đó, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian đầu tư về nội dung và
xây dựng phương pháp phù hợp nên đơi lúc cịn chưa sẵn sàng đổi mới.
Mặc khác, giáo viên chủ nhiệm cùng lúc cịn phải chịu trách nhiệm nhiều cơng
việc khác nhau như giảng dạy, tham gia phong trào, tham gia các hoạt động của chun
mơn, đồn thể nên khơng cịn nhiều thời gian đầu tư thật kĩ cho các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm. Xác định được điều đó nên giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong việc xây
dựng và đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức để tiết sinh hoạt trở thành một tiết
học thực sự bổ ích.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của những giải pháp biện pháp
Xây dựng nội dung và phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần để khắc
phục những tồn tại và tạo bầu khơng khí vui nhộn, sinh động, hiệu quả. Đồng thời góp
phần giáo dục học sinh kĩ năng sống tích cực.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
Để phát huy hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ

thể theo hàng tuần, hàng tháng:
+ Tuần 1: Triển khai kế hoạch tuần, tháng. Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, cá
nhân thực hiện.
+ Tuần 2: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống (theo chủ đề)
6
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

+ Tuần 3: Tổ chức các cuộc thi: rung chuông vàng, đố vui để học, giải đáp thắc
mắc...
+ Tuần 4: Đánh giá các hoạt động của lớp, xếp thi đua của tổ, cá nhân theo
tháng.
Với những tiết sinh hoạt lớp theo lối truyền thống: tổng kết đánh giá tuần học,
triển khai kế hoạch tuần tới...là những công việc thường làm mà bất cứ giáo viên chủ
nhiệm nào cũng đã biết. Nhưng để tổ chức tiết sinh hoạt theo một tiết học, gắn liền với
việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức học sinh thì có lẽ nhiều giáo viên cịn
bỡ ngỡ. Tơi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:
1. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống
- Trước tiên, để tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống giáo viên cần
xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp theo từng tháng. Một tháng chỉ nên tổ chức một
chủ đề để tránh sự nhàm chán và không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Sau đây tôi
xây dựng một số chủ đề chúng ta có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp:
TT

Chủ đề


1
2
3
4
5
6
7
8
9

Ngơi trường dấu u
Văn hóa giao tiếp: Lịch thiệp trong lời ăn tiếng nói
Em yêu quê hương Việt Nam
Tri ân Thầy cơ
Rèn luyện thói quen làm việc có mục đích
Văn hóa trong giao thơng
Nhận ra dấu hiệu yêu thương và hành động trong
yêu thương
Games online và hậu quả của games online
Ước mơ của em

10

Rèn luyện kĩ năng định hướng nghề nghiệp

Thời gian
thực hiện
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2

Ghi chú

Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5

- Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho
phù hợp với đặc điểm của trường, học sinh lớp chủ nhiệm.
- Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề sẽ
được thực hiện để các em cần chuẩn bị.
- Tiếp theo giáo viên cần chuẩn bị bài giảng, nội dung bám sát chủ đề đã chọn để
thực hiện. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, chủ đề cũng như điều
7
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

kiện của lớp chủ nhiệm. Cùng với học sinh xây dựng kịch bản phù hợp với nội dung
theo chủ đề đã chọn. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề theo kịch bản.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm.
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

+ Tham gia sinh hoạt một cách nghiêm túc, tích cực.
* Một số ví dụ tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo chủ đề
Ví dụ 1:
Chủ đề: TRI ÂN THẦY CƠ

Tiết sinh hoạt cuối tuần - Lớp 9A1 - Trường THCS Lương Thế Vinh
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 11
- Phương pháp áp dụng: Thi âm nhạc, tìm hiểu ca dao tục ngữ, hoạt động sáng
tạo.
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và lớp phó văn thể mĩ.
- Kịch bản chương trình:
+ Giới thiệu (bạn dẫn chương trình thực hiện):
Các bạn thân mến, mỗi học sinh chúng ta muốn trưởng thành và thành công
trong xã hội đều phải nhờ đến công lao của các thầy cô giáo. Tri ân thầy cô là việc
8
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

làm rất có ý nghĩa. Hôm nay lớp ta dành thời gian tiết sinh hoạt lớp để tỏ lòng biết ơn
đến các thầy cơ đã dìu dắt ta nên người.
Hoạt động hơm nay chúng ta sẽ thực hiện gồm 3 phần:
+ Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
+ Phần 2: Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ
+ Phần 3: Thi sáng tạo
* Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
Phần thi này gồm hai lượt:

- Lượt thứ nhất: Cả lớp nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát (điểm tối đa: 5
điểm/ bài).
Bài 1: Khi thầy viết bảng bụi phấn bay bay…
Đáp án: bài hát: Bụi phấn
Bài 2: Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa…
Đáp án: bài hát: Người thầy
Bài 3: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo…
Đáp án: Bài hát: Cô và mẹ
Bài 4: Cô ơi nhớ không cô, bao năm rồi cô nhỉ…
Đáp án: Bài hát: Cô ơi
Bài 5: Thưa thầy em đã thuộc…
Đáp án: Bài hát: Bài học đầu tiên
- Lượt thứ hai: Mỗi nhóm sẽ được quyền bốc thăm và lựa chọn bài hát u
thích về thầy cơ ở trên để trình diễn, có thể đơn ca, tam ca hay tốp ca. (điểm tối da cho
phần này là 10 điểm).
* Phần 2: Thi đố vui về ca dao tục ngữ, tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lượt thứ nhất: Giám khảo cung cấp những câu ca dao tục ngữ nói về thầy cơ
cịn khuyết vài chỗ, các nhóm tìm từ thích hợp để hoàn thiện cho câu ca dao tục ngữ
này (điểm tối đa cho phần này là 5 điểm/câu)
Câu 1: Mười năm rèn luyện….đèn. Công danh gặp bước chớ quên…thầy.
Đáp án: sách – ơn
Câu 2: Mẹ cha…đức sinh thành. Ra trường thầy…học hành cho hay.
Đáp án: công – dạy.
Câu 3: Ơn…không bằng gốc bễ. …thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
Đáp án: thầy – Nghĩa
Câu 4: Ăn quả nhớ… trồng cây. Có danh có…nhớ thầy khi xưa.
9
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

Đáp án: kẻ - vọng
Câu 5: Công cha, áo mẹ ….thầy. Gắng công mà…có ngày thành danh.
Đáp án: chữ - học.
* Phần 3: Cuộc thi sáng tạo: Thiết kế tấm thiệp tri ân thầy cơ
Ở phần này mỗi nhóm đã được phân cơng chuẩn bị vật dụng như: bút màu, giấy
màu, keo, kéo cắt. Trong thời gian 10 phút các nhóm thiết kế tấm thiệp với chủ đề Tri
ân thầy cơ. Sau đó trình bày kết quả và diễn giải ngắn gọn ý nghĩa tấm thiệp (điểm số
tối đa cho phần thi này là 40 điểm).
Sản phẩm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

* Kết thúc:
Các bạn thân mến!
Qua nội dung sinh hoạt hôm nay, mỗi học sinh chúng ta đã được nhìn lại và
lắng nghe những tâm tình của học sinh đối với thầy cô thông qua những bài hát,
những câu ca dao tục ngữ và những tấm thiệp xinh xắn, tâm tình đó sẽ càng có ý nghĩa
hơn nếu các bạn nổ lực học tập, cùng nhau xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Cảm ơn
các bạn đã tham gia một cách tích cực. Rất mong các bạn sẽ ln khắc ghi công ơn
của Thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hơm nay!
10
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016


Ví dụ 2
Chủ đề: VĂN HĨA GIAO THƠNG
“An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai”
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 9
- Phương pháp áp dụng: Gameshow, tình huống, thảo luận nhóm.
- Giám khảo: Các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm
- Kịch bản chương trình:
+ Khởi động: Để tạo bầu khơng khí vui nhộn giáo viên chủ nhiệm tổ chức một
trò chơi băng reo:
Người điều khiển hô: Ai vui tươi?
Học sinh đáp: Tôi
Người điều khiển hô: Ai lịch sự?
Học sinh đáp: Tôi
Người điều khiển hô: Ai hăng hái?
Học sinh đáp: Tôi
Người điều khiển hô: Ai kết đồn?
Học sinh đáp: Tơi
Người điều khiển hơ: Ai lịch sự, ai vui tươi, ai hăng hái, ai kết đoàn?
Học sinh đáp: Tất cả chúng ta. AAA
+ Giới thiệu (người dẫn chương trình):
Các bạn thân mến!
Giao thơng ngày nay đang là vấn đề của toàn xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do
sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Nhận thức của thế hệ trẻ hiện nay về
giao thông chưa thật cao. Mỗi ngày ta vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh những cơ cậu học
trị chở năm chở ba, không đội mũ bảo hiểm lạng lách trên đường, rú ga nẹt pô “uy
hiếp” tinh thần các em nhỏ, cụ già và những người đang đi trên đường. Hành động đó
thật đáng trách đúng khơng các bạn?
Hơm nay trong tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 9A1 sẽ tổ chức cuộc thi "văn hóa
giao thơng". Thơng qua cuộc thi ngày hơm nay mỗi chúng ta sẽ có ý thức hơn trong
việc tham gia giao thơng và góp phần xây dựng văn hóa trong giao thơng, đem lại nụ

cười cho người khi tham gia giao thông trên khắp mọi nẻo đường.

11
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

Hình ảnh thi tìm hiểu văn hóa trong giao thơng Lớp 9A1 THCS Lương Thế Vinh
+ Phần 1: Chọn 4 học sinh đại diện cho 4 tổ tham gia trò chơi gamesow:
Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào được xem là “thiếu văn hóa” của người
tham gia giao thơng? Hành vi nào vi phạm luật giao thông và hành vi nào học sinh
không được làm? Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có
đáp án được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung


Thiếu văn
hóa khi tham
gia giao
thông

Học
sinh
không
được
làm

Vi
phạm
luật
giao
thông

Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản trở
giao thông
Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn hàng
ngang
Cọ quẹt, gây tai nạn
Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường
Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngồi
đường
Khơng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thơng
Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu,
đánh võng lạng lách.

Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên
đường
Dừng xe không đúng vạch quy định
12
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

10

Năm học: 2015 - 2016

Học sinh điều khiển xe mơ tơ phân khối lớn
Đáp án.

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung


Thiếu văn
hóa khi tham
gia giao
thông

Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản trở
giao thông
Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn hàng
ngang
Cọ quẹt, gây tai nạn
Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường
x
Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngoài x
đường
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông
Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu,
đánh võng lạng lách.
Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên x
đường
Dừng xe khơng đúng vạch quy định
Học sinh điều khiển xe mô tô phân khối lớn

Học
sinh
không
được
làm


Vi
phạm
luật
giao
thông
x
x
x

x
x

x

x
x

+ Phần 2: Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức an
toàn giao thông (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
Câu 1: Chúng ta cần đảm bảo yếu tố nào sau đây để tham gia giao thơng an
tồn hơn?
A. Ý thức tham gia giao thơng tốt; kiến thức Luật giao thông tốt; kỹ năng lái xe
tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thơng.
B. Tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.
C. Ý thức tham gia giao thông tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao
thơng.
Câu 2. Các hành vi nào sau đây là hành vi không an toàn khi đi xe đạp?
A. Đi xe đạp dàn hàng ngang.
B. Đi xe đạp vào làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.
13

Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

C. Cầm ô khi đi xe đạp.
D. A và C.
Câu 3: Để đi xe đạp an tồn chúng ta cần phải làm gì?
A. Chuẩn bị và kiểm tra xe cẩn thận trước khi đi.
B. Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an tồn giao thơng.
C. Xe đạp là xe thô sơ nên chỉ cần lên xe là đi.
D. A và B.
Câu 4: Khi đã đủ 18 tuổi và có sức khỏe tốt, trước khi lái xe mô tô hai bánh,
người điều khiển xe cần phải trang bị những gì?
A. Học và thơng hiểu Luật giao thơng đường bộ.
B. Tìm hiểu các tính năng an tồn cũng như đặc điểm của xe máy.
C. Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng khi đi xe đạp, xe đạp điện,
hay xe máy có tác dụng như thế nào?
A. Giúp bảo vệ đầu, tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi không may xảy ra tai
nạn.
B. Chỉ có tác dụng làm đẹp.
C. Chỉ có tác dụng tránh mưa, nắng.
Câu 6. Những loại nguy hiểm tiềm ẩn nào mà người điều khiển phương tiện
tham gia giao thơng trên đường có thể hay gặp phải?
A. Nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất.
B. Nguy hiểm do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác cùng tham

gia giao thơng tạo ra.
C. Khơng có nguy hiểm gì.
D. A và B.
Câu 7. Những tình huống nào sau đây có thể gây nguy hiểm cho người tham gia
giao thơng do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác?
A. Khi đi qua các cây xăng, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm đông đúc
bên đường.
B. Gặp hàng rào làm tầm nhìn bị che khuất hoặc khi đi đến khu vực ngã tư.
C. Khi đi gần 1 ô tơ đang dừng đỗ.
D. A và C.
Câu 8. Cách phịng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thơng
đường bộ là gì?
14
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

A. Kiểm soát tốc độ để có thể dừng lại một cách an tồn và sẵn sàng phanh khi
cần thiết.
B. Ln chú ý quan sát khi tham gia giao thông.
C. Giữ khoảng cách an tồn với xe chạy phía trước.
D. Chủ động nhường đường cho người đi bộ và phương tiện khác theo quy định.
E. Ln dự đốn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường.
F. Tất cả các ý trên
Đáp án
Câu
1

2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
D
D
A
D
D
F
+ Phần 3: Xử lí tình huống về an tồn giao thơng (4 nhóm thực hiện phần thi
này). Điểm tối da cho phần thi xử lí tình huống là 30 điểm.
Bạn A 16 tuổi đang trên đường đi học về thi xe bị thủng xăm do đâm phải đinh.
Lúc đó B - bạn cùng lớp với A (16 tuổi) đi xe mô tô đến và đề nghị giúp bạn A. Bạn B
đã chở A ngồi sau xe của mình khi A khơng có mũ bảo hiểm, đồng thời để A kéo theo
chiếc xe hỏng về nhà. Theo các bạn bạn A và B đã mắc những lỗi gi? Nếu gặp trường
hợp tương tự em sẽ giải quyết thế nào?
Đáp án: Hai bạn A và B đã mắc lỗi:
+ Điều khiển xe chưa đủ tuổi
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Bám kéo theo các phương tiện khác, gây cản trở giao thông.
Nếu gặp trường hợp trên em sẽ:
+ Giúp A đưa xe đến tiệm sửa xe gần nhất. Vì chắc chắn rằng em cũng đi xe đạp
do chưa đủ tuổi tham gia giao thông.

+ Nếu tiệm sửa xe quá xa thì sẽ giúp A gửi xe tại nhà gần đó và sẽ gọi người lớn
đến giúp sau.
Kết thúc: Người điều khiển:
Các bạn thân mến! Ý thức vì sự an tồn của bản thân và của mọi người là nghĩa
vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Là học sinh chúng ta phải hưởng ứng và chấp
hành nghiêm túc luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật khi tham gia
giao thông để đem lại tiếng cười cho mọi người hôm nay và cả mai sau.
Ví dụ 3:
CHỦ ĐỀ 3: ƯỚC MƠ CỦA EM
15
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 04
- Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp
- Kịch bản chương trình:
Mỗi người đều có những ước mơ, mỗi ước mơ đều đáng quý, đáng trân trọng.
Nó là động lực để ta phấn đấu, học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, sẽ càng tuyệt vời hơn
nếu những ước mơ đó được hành động để trở thành hiện thực trong cuộc sống. Thông
qua tiết sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ được bày tỏ về những ước mơ của mình.
* Phần 1: Hãy ni dưỡng những ước mơ đẹp
- Phần 1: Ước mơ của em

Hình ảnh minh họa về ước mơ (nguồn Internet)
Mỗi bạn học sinh sẽ được viết về những ước mơ. Thông qua bài viết của mình

để các em thấy được cần phải có những ước mơ, vì ước mơ chính là động lực để phấn
đấu.
+ Ước mơ của bạn Nguyễn Thị Diệu Linh - Lớp 9A1

16
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

+Ước mơ của bạn: Nguyễn Minh Ánh - Chi đội trưởng lớp 9A1
"Tôi muốn làm một người nhỏ bé nhất trong nhân loại có ước mơ và có mong
muốn hồn thành ước mơ chứ khơng muốn làm một người vĩ đại khơng có ước mơ,
khơng có mong muốn".
+ Ước mơ của bạn: Lại Minh Châu - Lớp 9A1
"...Ước mơ của tôi hẵn đã được hình thành từ khi cịn bé, khi phải chứng kiến
cảnh người bà thân yêu hằng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư đáng sợ...và tơi
có ước mơ mình trở thành một bác sĩ để cứu giúp chữa trị cho những mảnh đời bất
hạnh. Có lẽ, nếu tơi kiên trì, nhẫn nại và cố gắng nhiều hơn nữa, ước mơ sẽ trở thành
hiện thực chăng? Tôi tin là thế!
+ Ước mơ của bạn: Trần Thị Tuyết - Lớp 9A1
" ...Là cô bé 15 tuổi tôi ước mơ về một cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc, sung
túc và tràn đầy sức khỏe, ln sống trong tình u thương...Tơi tin rằng bất kì ai khác
cũng đều mơ ước những điều tốt đẹp nhất đến với mình..."
- Phần 2: Hành động cho những ước mơ đẹp: (Thông điệp)
Trong cuộc đời mỗi người, ln có những cơ hội, nếu chúng ta khơng biết tìm
kiếm và nắm bắt, cơ hội sẽ biến mất, nếu chúng ta có lí tưởng và mơ ước nhưng khơng
dám hành động, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Ngược lại, hành động để thực hiện

kế hoạch sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực của bản thân. Có rất nhiều người thành
cơng chỉ vì họ dám nghĩ, dám làm. Ước mơ không hành động là ước mơ huyễn hoặc,
17
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

ai cũng có quyền mơ ước, và ai cũng có quyền hành động cho mơ ước ấy, con người ta
chỉ thất bại thực sự khi khơng tin tưởng rằng mình sẽ thành cơng.
Thơng qua tiết sinh hoạt ngày hôm nay hi vọng chúng ta nhận thức được rằng:
Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực hiện cho
riêng mình, có những hành động thiết thực và cụ thể như: Trau dồi kiến thức, trang bị
thêm những kĩ năng cần thiết. Quan trọng hơn cả là có khát vọng, đeo đuổi khát vọng
để thực hiện ước mơ của riêng mình. Vì "Ước mơ khơng phải là cái gì sẵn có, cũng
khơng phải là cái gì khơng thể có. Nó giống như một con đường chưa có, nhưng con
người sẽ khai phá và vượt qua".
Ví dụ 4:
CHỦ ĐỀ: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 5
- Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp
- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới đưa ra tình huống về vấn đề việc
làm tại chính nơi em sinh sống:
Trong một lần đi học về qua một phiên chợ nhỏ ở địa phương tôi bất chợt để ý
đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi chưa tắm. Em
đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi, đầu tóc bù xù ngồi
bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé đưa chiếc bát nứt hướng về

phía dịng người xi ngược với mong mỏi một chút tiền của người qua đường. Lịng
tơi nghẹn ngào khơng nói nên lời vì tơi khơng thể làm gì giúp cơ. Tơi tự hỏi rằng tại
sao cô ấy lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé gái? Vì sao? Cịn
bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản thân, gia đình trong khi
đất nước chúng ta cịn chưa thực sự phát triển?Và tơi liên tưởng đến bản thân mình
sau này sẽ ra sao, liệu tơi có kiếm được một cơng việc ổn định để lo cho mình và gia
đình khơng? Tơi lo xa q phải không các bạn? Nhưng không! ngay từ bây giờ - khi
đang là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi và cũng như các bạn phải
định hướng cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Đó sẽ là mục tiêu để chúng ta
phấn đấu. Sau đây lớp chúng ta sẽ sinh hoạt với nội dung: Định hướng nghề nghiệp
trong tương lai.
+ Bước 1: Kể chuyện: Học sinh nghe câu chuyện "sự lựa chọn"
Có hai thanh niên nọ rời xa quê hương với mong muốn họ sẽ có cuộc sống hạnh
phúc hơn. Khi đến Hoa Kì, người thanh niên thứ nhất chọn một công việc giúp anh
18
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

kiếm ra tiền ngay. Anh ta xin vào làm cho một công ty gà tây. Công việc đơn giản là
đứng ở khâu sản xuất, khi con gà chạy ngang qua, anh thò tay móc ruột của con gà ra.
Nhờ đó anh ta kiếm được kha khá tiền, có thể mua sắm căn hộ, xe hơi...
Còn người thanh niên thứ hai, khi đến Hoa Kỳ, anh ta tiếp tục xin đi học. Để có
thể đi học, anh xin làm phụ trong một phịng thí nghiệm. Học phí chủ yếu vay từ quỹ
dành cho sinh viên. Số tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cho nhu cầu khiêm tốn. Sau
một thời gian dài phấn đấu, anh đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục đi thẳng vào chương
trình tiến sĩ. Thời gian sau, với nổ lực của bản thân anh được nhận học bổng của quỹ

khoa học quốc gia dành cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng, vì lúc ra trường anh có 16 bài
nghiên cứu. Anh được mời làm giáo sư giảng dạy tại một trường đại học của Hoa Kì.
Sau thời gian anh đến thăm lại người bạn cùng đi khi xưa, người bạn cho anh
biết anh ta phải đổi nghề vì chứng đau nhức xương khớp do làm trong phòng lạnh.
+ Đặt vấn đề và thảo luận nhóm:
- Qua tình huống trên em có suy nghĩ gì về định hướng nghề nghiệp?
Định hướng nghề nghiệp ở đây khơng nói đến việc kiếm nhiều tiền hơn nhờ
nghề nghiệp đó mà lựa chọn đúng là sự hài lịng, u thích, gắn bó với nghề nghiệp và
tìm thấy sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Là học sinh lớp 9 em đã từng định hướng nghề nghiệp cho mình chưa? Em
sẽ làm gì để có nghề nghiệp ổn định cho mình trong tương lai?
Ngay từ bây giờ phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được
những kinh nghiệm nhỏ nhặt, tự tạo được cơ hội cho bản thân phát triển, rèn luyện
toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời, xác định được lí tưởng lao động làm việc
đúng đắn, vạch ra được các kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hành động tích cực hướng
đến cơng việc lao động mơ ước. Tránh việc học vẹt, học đối phó với bố mẹ, thầy
cơ,...Có định hướng nghề nghiệp đúng ta mới khơng phải hối tiếc về tương lai của
mình.
2. Tổ chức thi đố vui để học
Để có khơng khí vui tươi, thân thiện trong giờ sinh hoạt lớp. Hạn chế áp lực,
căng thẳng như trước đây. Giáo viên hướng dẫn học sinh tổ chức cuộc thi "đó vui để
học" với chủ đề:
TƠI TÀI GIỎI – BẠN CŨNG THẾ
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tuần thứ 3 hàng tháng.
- Phương pháp áp dụng: Trả lời các câu hỏi mà ban giám khảo đã chuẩn bị
- Giám khảo: Tổ trực + Giáo viên chủ nhiệm
- Tổ chức thực hiện: Tổ trưởng đưa ra tình huống để dẫn dắt vấn đề:
19
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

Các bạn thân mến! Khi nhìn vào bàn tay của mình, có bao giờ bạn thắc mắc
rằng ý nghĩa của nó là gì khơng? Tại sao nó lại có ngón to, ngón nhỏ? Tại sao ngón
này ngắn, ngón kia lại dài? Tại sao ngón tay này nằm ở vị trí đó mà khơng phải là một
vị trí khác? Trong cuộc sống cũng như trong học tập cịn cần được giải đáp. Hơm nay,
lớp chúng ta cũng sẽ đến với cuộc thi: Tôi tài giỏi bạn cũng thế

Hình ảnh cuộc thi Tơi tài giỏi bạn cũng thế - Lớp 9A1 THCS Lương Thế Vinh
* Phần 1: Khởi động : Đố vui: (40 điểm)
Câu 1: Làm thế nào để khơng đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào cái móng
tay?
Đáp án: Cầm búa bằng cả hai tay
Câu 2: Nếu bạn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh
cây mà khơng làm động con chim?
Đáp án: bạn chịu khó ngồi đợi con chim bay đi
Câu 3: Cái đầu giống mèo, chân giống mèo và tai cũng giống mèo, nhưng không
phải con mèo. Vậy là con gì?
Đáp án: Con của con mèo (hay cịn gọi là mèo con).
Câu 4: Khơng bố mẹ nào phản ứng giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp. Tại
sao?
20
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học: 2015 - 2016

Đáp án: Vì đây là lớp học trong trại mồ côi
Câu 5: Cái gì ln ở phía trước bạn mà bạn khơng bao giờ nhìn thấy?
Đáp án: Tương lai
Câu 6: Cái gì bạn khơng mượn mà trả?
Đáp án: Trả ơn
Câu 7: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?
Đáp án: Ngày mai
Câu 8. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà khơng có tên là thứ hai, thứ ba, thứ
tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Đáp án: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
* Phần 2: Ai nhanh hơn?
Các nhóm sẽ trả lời câu hỏi mà nhóm mình đã bốc thăm, thời gian tối đa là 2
phút, nếu nhóm nào trả lời chậm hoặc sai sẽ khơng có điểm và nhường quyền trả lời
cho nhóm khác.
Câu 1. Có 01 cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2
nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 2 quả. Hỏi trên cây có bao nhiêu quả táo?
A. 2
B. 8
C. 16
D. Khơng có quả táo nào.
Đáp án D. Khơng có quả táo nào vì trên cây lê nên khơng có táo
Câu 2. Địa phận tỉnh Phú Yên ở giữa 2 đèo nào?
A. Cù Mông – Hải Vân
B. Đèo cả - Đèo Phượng Hồng
C. Cù Mơng – Đèo cả
D. Đèo cả - Đèo Ngang
Đáp án C. Cù Mông – Đèo cả
Câu 3. Các từ trong ở câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?

“Chúng em đang sống trong bầu khơng khí trong lành”
A. Từ Đồng âm
B. Từ nhiều nghĩa
21
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

C. Vừa đồng âm, vừa đồng nghĩa
D. Không phải là từ đồng âm và không phải là từ nhiều nghĩa
Đáp án A.Từ Đồng âm
Câu 4. “….Mai sau lớn lên người, làm sao có thể nào quên, ngày xưa thầy dạy
dỗ khi em tuổi cịn thơ” Tên của Bài hát này là gì?
A. Khi tóc thầy bạc
B. Người thầy
C. Bục giảng
D. Bụi phấn
Đáp án D. Bụi phấn
Câu 5: Mẹ hơn con 25 tuổi. Hỏi 5 năm nữa mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
A. 25 tuổi
B. 30 tuổi
C. 20 tuổi
D. 35 tuổi
Đáp án A. 25 tuổi
Câu 6. Trong bài thơ “Sắc màu em yêu” của Phạm Đình Ân, tác giả tả mấy sắc
màu?
A. 8 sắc màu

B. 7 sắc màu
C. 6 sắc màu
D. 5 sắc màu
Đáp án B. 7 sắc màu

Phần 3. Trị chơi ơ chữ
Mỗi hàng ngang tương ứng với 01 câu hỏi, nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Đội nào đoán ra từ khoá sẽ được 20 điểm. Các đội lần lượt chọn câu hỏi để trả lời.
Câu 1. Tên của Thủ đô nước Việt Nam là gì?
- Đáp án: Hà Nội
Câu 2. Thuật ngữ chỉ vùng đất thấp, cận kề bờ biển gọi là gì?
- Đáp án: Đồng bằng duyên hải.
Câu 3. Tên gọi thân thương mà nhân dân gọi các chiến sĩ ta.
- Đáp án: Bộ đội cụ Hồ
Câu 4. Khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có tên là gì?
22
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Đáp án: Văn Ba
Câu 5. Đường Trường Sơn còn gọi là đường gì?
- Đáp án: Hồ Chí Minh
Câu 6. Qn đội nhân nhân khi mới thành lập do ai chỉ huy?
- Đáp án: Võ Nguyên Giáp
Từ khóa: Tên tỉnh, nơi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Cao Bằng
* Phần 4. Dành cho cổ động viên

Có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng của cổ động viên sẽ được tặng 01 phần quà
lưu niệm.
Câu 1: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên
10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn+
hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này?
- Đáp án: Bác tài cứ đi qua cịn xe thì ở lại
Câu 2: Nếu trong một ngày mùa đơng giá rét, bạn bước vào căn phịng có một cây
đèn, một bếp dầu, một que diêm và một bếp củi. bạn thắp gì trước tiên?
- Đáp án: Que diêm
Câu 3: Một kẻ giết người bi kết án tử hình. Câu hỏi hắn ta phải chọn một trong ba căn
phòng: Phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang
dương súng, phòng thứ ba đầy sư tử nhận đói trong ba năm. Phịng nào an tồn nhất?
- Đáp án: Phịng ba vì sư tử chết hết rồi
Câu 4: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest bị
khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
- Đáp án: Đỉnh Everest
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp
- Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan trọng
nhất là giáo viên chủ nhiệm có lịng nhiệt tình, niềm đam mê với nghề nghiệp và có
tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.
- Phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức đồn thể và giáo
viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh phải nhiệt tình, năng nổ, có tinh thần trách nhiệm với những công
việc được giao.
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: máy tính xách tay, máy chiếu,
phòng học để giáo viên chủ nhiệm thực hiện.
23
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Đoàn đội làm công tác cố vấn về nội dung, làm giám khảo hoặc tổ chức trò
chơi cho các em.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình
huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt
nhất.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sau khi thực hiện các tiết sinh hoạt lớp dưới dạng một tiết học gắn liền với kĩ
năng sống tôi đã tham khảo ý kiến học sinh lớp mình chủ nhiệm và kết quả như sau:

Tổng số
39

Cảm nhận của em về tiết sinh hoạt lớp
Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
19
18
2
0

Mặc khác, tôi cho các em viết bài thu hoạch với những nội dung liên quan đến
chủ đề các em đã được học:
+ Phiếu số 1: Em được mời đi dự tiệc của một người bạn, trời hơm đó mưa lớn

nên có những chỗ ngập nước đến ngang bánh xe. Phía trong lề cịn ngập sâu hơn nữa
vì vậy các xe gắn máy tập trung ở giữa đường. Chợt một chiếc xe máy có hai học sinh
rồ ga phóng thật nhanh làm nước bắn lên tất cả mọi người. Em nghĩ gì về hành động
của hai em học sinh này?
+ Phiếu số 2: “Mãi mãi bên con tiếng của thầy vang vọng. Đã xa rồi mà con
ngỡ hôm qua. Bài giảng của thầy như chắp cánh ước mơ, cho con bay khỏi vùng trời
cổ tích. Cảm nghĩ của en nhân về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+Phiếu số 3: "Ước mơ hình thành khi chúng ta cịn bé. Mỗi người đều có ước
mơ cho riêng mình-ước mơ về cuộc sống, về gia đình, về cơng việc và về tương lai".
Hãy nói lên ước mơ của mình khi em cịn là cơ bé, cậu bé 15 tuổi.
- Kết quả: 100% học sinh tham gia viết bài, nhiều bài viết hay, có ý nghĩa thiết
thực đối với bản thân các em.
4. Kết quả
- Sau khi thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp tôi nhận
thấy:
24
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2015 - 2016

- Các tiết sinh hoạt lớp khơng cịn "đối phó", "chiếu lệ", qua qua như trước đây.
mà diễn ra rất sôi nổi. Học sinh nhiệt tình, thích thú, ln mong chờ đến tiết sinh hoạt
cuối tuần.
- Ý thức chấp hành nội quy nâng cao hơn, hạn chế được tối đa tình trạng vi
phạm nội quy trường lớp. Vì mỗi em đều hiểu đúng nhiệm vụ của bản thân.
- Giúp các em rèn luyện khả năng quản lý, khả năng trình bày trước tập thể, bình
tĩnh, tự tin theo đúng tinh thần chỉ đạo của mơ hình giáo dục theo chương trình mới

(VNEN).
- Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Chi đoàn và Liên đội tổ
chức hiệu quả hơn.
- Giáo viên có cơ hội gần gũi học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của
các em để ngăn chặn và xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm nội quy. Xây dựng tập thể
đoàn kết, vững mạnh.
- Kết quả chung về hạnh kiểm và học tập của lớp 9A1:
Hạnh kiểm

Tổng số

39

Tốt
39

Khá
0

Giỏi
25

Khá
14

Trung bình
0
Học tập
Trung bình
0


Yếu
0
Yếu kém
0

PHẦN III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
"Thành cơng khơng phải là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc. Hạnh phúc là
chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, sẽ dẫn tới
thành công". Vậy sự thành công đối với bản thân tôi khi thực hiện đề tài này là tơi đã
có một tình u với nghề, sự nhiệt tình, nỗ lực không ngừng của bản thân khi làm công
tác chủ nhiệm lớp, sự quan tâm, ủng hộ đắc lựa của ban lãnh đạo nhà trường, các tổ
chức đoàn thể và cha mẹ học sinh. Và thành công lớn nhất là giúp các em học sinh có
những tiết học thực sự mới mẻ và ý nghĩa.
Tôi tin tưởng rằng sự giúp đỡ và liên kết chặt chẽ và có hiệu quả sẽ đem lại
thành công rực rỡ trong hoạt động giáo dục của trường THCS Lương Thế Vinh nói
25
Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”


×